You are on page 1of 18

Bài tập thực hành.

các yếu tố tác động tới ý định sử dụng


hoá đơn điện tử của doanh nghiệp
Cơ sở lý thuyết
1.Hành vi
Cơ sở lý thuyết
1.Hành vi
Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ và chuẩn chủ quan. Sau đó, Davis (1989) đưa ra mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) để giải thích các yếu tố ảnh hưởng sự chấp nhận công nghệ và hành
vi người sử dụng công nghệ trên cơ sở của lý thuyết TRA. Mô hình TAM khảo sát mối liên hệ và ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích đến thái độ, từ đó ảnh hưởng đến ý định và hành vi trong việc chấp
nhận công nghệ thông tin của người sử dụng. Ý định được xem là tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi sử dụng công nghệ trong mô hình TAM. Nghiên cứu của Zhang và ctg (2010) cũng khẳng định ý định sử dụng là một khái niệm rất quan
trọng trong nghiên cứu hành vi tiêu dùng và cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi tiêu dùng thực tế.

1.Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action))
Thuyết hành động hợp lý được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1980) cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố góp phần đến xu hướng dự đoán tốt nhất
về hành vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.

Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA là một mô hình dự báo về ý định hành vi, xem ý định chính là phần tiếp nối giữa thái độ và hành vi. Ý định của cá nhân để thực hiện hành vi bị tác động bởi 2 yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan. Thái
độ đối với một hành động là chúng ta cảm thấy như thế nào khi làm một việc gì đó. Chuẩn chủ quan được xem như là những ảnh hưởng của môi trường xã hội lên hành vi của cá nhân. Ý định là một chỉ số thể hiện sự sẵn sàng của một
người để thực hiện những hành vi nhất định.

Cơ sở lý thuyết
Thuyết TPB được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm biến “Hành vi kiểm soát cảm nhận” vào mô hình TRA. Biến này bị tác động bởi hai
biến số là niềm tin kiểm soát và sự dễ dàng cảm nhận. Niềm tin kiểm soát được định nghĩa là một cá nhân cảm thấy tự tin về khả năng của anh/cô
ta để thực hiện một hành vi, tương tự như sự tự tin. Sự dễ sử dụng được định nghĩa đó là sự đánh giá của một cá nhân về các nguồn lực cần thiết
để đạt được kết quả. Kết quả mô hình TPB thì từ hành vi dự định sẽ hướng đến hành vi thực sự.

Hạn chế của mô hình TPB:

Thứ nhất, TPB như là một sự thay thế cho giới hạn kiểm soát ý chí của TRA và cho thấy rằng hành vi là
có chủ ý và có kế hoạch. Tuy nhiên TPB dựa trên niềm tin rằng mọi người đều có suy nghĩ hợp lý và
đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên thông tin sẵn có, vì thế động cơ vô thức không được đưa vào
xem xét trong mô hình TPB. Nghĩa là, TPB chưa khắc phục được hết những hạn chế của TRA (Godin &
Kok, 1996). TPB đánh giá dựa trên những kỳ vọng, khi một trong số các kỳ vọng thay đổi thì sẽ dẫn đến
sự thay đổi về hành vi.

Thứ hai, thực tế các yếu tố để xác định ý định thì không giới hạn thái độ, ảnh hưởng xã hội và kiểm soát
hành vi (Ajzen, 1991). Vì thế, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng chỉ có 40% biến thiên ý định
của hành vi có thể được giải thích bằng TPB (Ajzen 1991, Werner). Nghĩa là, có thể mở rộng các yếu tố
khác cũng ảnh hưởng đến ý định của hành vi.

1.Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989)


Cơ sở lý thuyết
Davis (1989) đề xuất mô hình chấp nhận công nghệ. “Mục tiêu của TAM là cung cấp một sự giải thích các yếu tố này có khả năng giải thích hành vi người sử dụng
xuyên suốt các loại công nghệ người dùng cuối sử dụng máy tính và cộng đồng sử dụng”.

Mô hình TAM dùng để mô hình hóa các nhân tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ mới của người sử dụng. Trong mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) thì yếu
tố “thái độ” được đo lường với 2 biến chấp nhận công nghệ đó là “sự hữu ích cảm nhận” và “sự dễ sử dụng cảm nhận”. Từ ba mô hình nghiên cứu trên thì mô hình
TAM thường được sử dụng cho các nghiên liên quan đến giải thích và dự đoán sự chấp nhận công nghệ. Mô hình TAM nhận dạng các biến này có liên quan đến
thành phần cảm xúc: sự ưa thích (affective) và nhận thức (cognitive) của việc chấp nhận sử dụng máy tính (computer) – thành phần của công nghệ thông tin.

1.Mô hình kết hợp TAM và TPB


Cơ sở lý thuyết
Mô hình TAM quan tâm nhiều đến tác động sự nhận thức đến việc chấp nhận của người sử dụng; các biến về thái độ trong TPB giải thích quan
trọng về sự nhận thức của người sử dụng. Việc kết hợp hai mô hình TAM và TPB trong cùng lĩnh vực (domain) sẽ tạo ra sức mạnh trong việc dự
đoán tốt hơn là sử dụng riêng lẻ mô hình TAM hoặc TPB.

Taylor và Todd (1995) bổ sung vào mô hình TAM hai yếu tố chính là chuẩn chủ quan và nhận
thức kiểm soát hành vi để cung cấp việc kiểm định hoàn chỉnh về các yếu tố quan trọng
trong việc sử dụng công nghệ thông tin, gọi là “mô hình TAM được gia tăng” (Augmented
TAM) hoặc mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB).

Ngoài ra, việc tăng thêm các yếu tố cho TAM (kết hợp thuyết hành vi dự định TPB) sẽ cung
cấp mô hình thích hợp cho việc sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm đối tượng
đã có và chưa có kinh nghiệm sử dụng. Mô hình C-TAM-TPB được dùng để dự đoán xu
hướng sử dụng của đối tượng chưa sử dụng công nghệ trước đây; tương tự như việc dự đoán
thói quen sử dụng của đối tượng đã sử dụng hoặc có quen thuộc với công nghệ.

1.Mô hình lý thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT) Cơ sở lý thuyết


Theo Roger (1995), một sự đổi mới có thể là những ý tưởng, hành động, được nhận thức là mới bởi từng cá nhân hoặc
nhóm người. Nhận thức được các đặc tính của sự đổi mới là cơ sở để giải thích mức độ chấp nhận một sự đổi mới ở từng
cá nhân là khác nhau. Roger đưa ra 5 đặc tính như sau: lợi thế tương đối là mức độ mà một sự đổi mới được xem là tốt
hơn so với ý tưởng mà được nó thay thế, tính tương thích là mức độ mà một sự đổi mới được xem như phù hợp với các
giá trị hiện có, với kinh nghiệm quá khứ và nhu cầu của người sử dụng tiềm năng. Một ý tưởng không tương thích với các
giá trị và chuẩn mực của một hệ thống xã hội sẽ không được chấp nhận một cách nhanh chóng như một sự đổi mới mà có
sự thích ứng, sự phức tạp là mức độ mà một sự đổi mới được cảm nhận là sẽ gặp trở ngại trong quá trình tìm hiểu và sử
dụng, khả năng thử nghiệm là mức độ một sự đổi mới có thể có được thử nghiệm dựa trên một nền tảng có giới hạn, khả
năng quan sát là mức độ mà kết quả của một sự đổi mới có thể được nhìn thấy bởi những người khác. Ngoại trừ sự phức
tạp có mối quan hệ tiêu cực thì những đặc điểm còn lại đều có ảnh hưởng không tốt đến việc chấp nhận đổi mới.

Truyền thông là những người tham gia tạo lập và chia sẻ thông tin với những người khác nhằm đạt đến sự hiểu biết.
Truyền thông có thể được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông đại chúng hoặc truyền thông cá nhân. Roger cho
rằng truyền thông đại chúng có tác dụng tạo ra những người chấp nhận tiềm năng về sự hiện diện của một sự đổi mới thì
truyền thông cá nhân lại có ý nghĩa hơn trong việc thuyết phục khách hàng.

Thời gian là nhân tố thứ ba trong tiến trình phổ biến sự đổi mới, liên quan đến sự phổ biến đổi mới ở 3 khía cạnh (1) tiến
trình quyết định đổi mới bởi một cá nhân trải qua từ những hiểu biết đầu tiên về sự đổi mới cho đến chấp nhận hoặc từ
chối (2) hướng đến sự đổi mới nhanh hơn so với những thành viên trong cùng hệ thống (3) tỷ lệ chấp nhận sự đổi mới
trong hệ thống. Nhân tố cuối cùng là nhân tố hệ thống xã hội. Nhân tố hệ thống xã hội là tập hợp một nhóm người có liên
quan đến nhau và cùng nhau cam kết thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Thành viên của xã hội có thể là các cá nhân,
những nhóm người, các tổ chức,… Cách cuối cùng mà hệ thống xã hội ảnh hưởng đến sự phổ biến đổi mới là những hệ
quả, những thay đổi phát sinh từ việc chấp nhận hoặc từ chối sự đổi mới.

Cơ sở lý thuyết
1.Giả thuyết nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
- Giả thuyết H1: Sự hữu ích tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Khi doanh nghiệp nhận thức sự hữu ích càng
tăng thì ý định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng và ngược lại.

- Giả thuyết H2: Dễ sử dụng tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Khi người nộp thuế nhận thức tính dễ sử
dụng càng tăng thì ý định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng và ngược lại.

- Giả thuyết H3: Sự tin tưởng tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu chuẩn sự tin tưởng càng tăng thì ý
định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng và ngược lại.

- Giả thuyết H4: Chi phí hóa đơn điện tử tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Khi chi phí cho hóa đơn điện tử
tăng (hay giảm) thì ý định sử dụng hóa đơn điện tử sẽ tăng (hay giảm) theo.

- Giả thuyết H5: Tính tương hỗ tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu Tính tương hỗ càng tăng thì ý định
sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng và ngược lại.

- Giả thuyết H6: Chuẩn chủ quan tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu chuẩn chủ quan càng tăng thì ý
định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng và ngược lại.

Quy trình nghiên cứu


Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức
Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức
Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức
Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức
Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức
Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức
Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức
Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức
Các giả thuyết được phát biểu lại như sau:

- Giả thuyết H1: Nhận thức sự hữu ích tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Khi doanh nghiệp nhận thức
sự hữu ích càng tăng thì ý định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng và ngược lại.

- Giả thuyết H2: Nhận thức dễ sử dụng tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Khi người nộp thuế nhận
thức tính dễ sử dụng càng tăng thì ý định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng và ngược lại.

- Giả thuyết H3: Sự tin tưởng tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu chuẩn sự tin tưởng càng tăng thì
ý định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng và ngược lại.

- Giả thuyết H4: Giá cả hóa đơn điện tử tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Khi chi phí cho hóa đơn
điện tử tăng (hay giảm) thì ý định sử dụng hóa đơn điện tử sẽ tăng (hay giảm) theo.

- Giả thuyết H5: Tính tương hỗ tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu Tính tương hỗ càng tăng thì ý
định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng và ngược lại.

- Giả thuyết H6: Chuẩn chủ quan tương quan dương với ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu chuẩn chủ quan càng tăng thì
ý định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng và ngược lại.

Yêu cầu phân tích


Kiểm định độ tin cậy thang đo lường
Phân tích nhân tố EFA
Kiểm định tương quan giữa các nhân tố độc lập và nhân tố phụ
thuộc
xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính
Kiểm định mô hình hồi quy (5 kiểm định)
Kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu
Kiểm định trung bình các nhân tố
xây dựng phương trình hồi quy chuẩn hoá và chưa chuẩn hoá
Đưa ra các hàm ý và giải pháp để nâng cao ý định sử dụng hoá
đơn điện tử của doanh nghiệp.

You might also like