You are on page 1of 30

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA


KẾ TOÁN
Mục tiêu chương 2:
-Giúp người học hiểu được các đối tượng của kế
toán trong một đơn vị kế toán
-Giúp người học nắm được các phương pháp kế
toán sử dụng trong quá trình thu nhận, xử lý, cung
cấp thông tin kế toán
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN

2.1. Đối tượng của kế toán


2.2. Phương pháp của kế toán
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

2.1.1. Khái quát chung về đối tượng của kế toán

2.1.2. Nội dung cụ thể của đối tượng kế toán trong


doanh nghiệp
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

2.1.1. Khái quát chung về đối tượng của kế toán


- Tài sản và nguồn hình thành tài sản
- Sự vận động tài sản (quá trình sản xuất kinh
doanh)
- Quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản của đơn
vị
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

Tại một thời điểm bất kỳ, tổng giá trị tài sản
bao giờ cũng bằng tổng nguồn hình thành tài sản
(nguồn vốn)
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
2.1.2. Nội dung cụ thể của đối tượng kế toán trong DN
2.1.2.1. Tài sản của đơn vị
- Theo VAS 01: Tài sản là nguồn lực do đơn vị
kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai.
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

2.1.2. Nội dung cụ thể của đối tượng kế toán


trong DN
2.1.2.1. Tài sản của đơn vị
- TS trong đơn vị chia làm 2 loại:
+ Tài sản ngắn hạn
+ Tài sản dài hạn
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN
2.1.2.1. Tài sản của đơn vị
* Tài sản ngắn hạn (TSNH)
a, TSNH là những TS được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn
khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của DN. Hoặc
b, Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc mục đích
ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể
từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Hoặc
c, Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp 1
hạn chế nào.
Short-term Assets

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tài sản Các khoản đầu tư ngắn hạn


Ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN
2.1.2.1. Tài sản của đơn vị
* Tài sản dài hạn (TSDH)
TSDH là những tài sản thuộc quyền sở hữu của
đơn vị, thường có giá trị lớn, có thời gian luân chuyển,
thu hồi, sử dụng trên 1 năm, hoặc trên 1 chu kỳ kinh
doanh
Long-term Assets

Các khoản phải thu dài hạn


Tài sản cố định
Tài sản
Bất động sản đầu tư
dài hạn
Các khoản đầu tư dài hạn
Tài sản dài hạn khác
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN


2.1.2.2. Nguồn hình thành tài sản

- NV trong đơn vị chia làm 2 loại:


+ Nợ phải trả
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN
2.1.2.2. Nguồn hình thành tài sản
* Nợ phải trả (NPT): Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của
đơn vị phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà đơn
vị phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
Nợ phải trả gồm 2 loại:
+ NPT ngắn hạn
+ NPT dài hạn
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN


2.1.2.2. Nguồn hình thành tài sản
* Nợ phải trả ngắn hạn (NPT ngắn hạn)
• Vay ngắn hạn
• Phải trả người bán
• Phải trả người lao động
• Thuế và các khoản phải nộp NN
•.......
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN


2.1.2.2. Nguồn hình thành tài sản
* Nợ phải trả dài hạn (NPT dài hạn)
• Vay dài hạn, nợ dài hạn
• Vay do phát hành trái phiếu
• Nhận kí quỹ kí cược dài hạn.
•.......
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN


2.1.2.2. Nguồn hình thành tài sản
* Nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH)
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu
của DN, DN có quyền sử dụng lâu dài mà không
phải cam kết thanh toán
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN
2.1.2.2. Nguồn hình thành tài sản
* Nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH)
VCSH của DN được phân loại theo mục đích sử dụng, bao
gồm
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
-Nguồn vốn đầu tư XDCB
-Các quỹ của doanh nghiệp
-Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN
2.1.2.3. Sự VĐ của TS trong quá trình HĐSXKD

Sự vận động của tài sản trong các DN sản xuất

-T - H...... SX........ H' - T' -

Quá trình CC Quá trình SX Quá trình TT


(Quá trình mua)
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN


2.1.2.3. Sự VĐ của TS trong quá trình HĐSXKD

Quá trình cung cấp (Quá trình mua): là quá trình


doanh nghiệp bỏ tiền mua các yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất kinh doanh
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN


2.1.2.3. Sự VĐ của TS trong quá trình HĐSXKD

Quá trình sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu
tố đầu vào (nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ,
thiết bị, sức lao động...) để sản xuất ra thành
phẩm
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN


2.1.2.3. Sự VĐ của TS trong quá trình HĐSXKD

Quá trình tiêu thụ: là quá trình doanh nghiệp bán


thành phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra để thu tiền
về
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN
2.1.2.3. Sự VĐ của TS trong quá trình HĐSXKD

Sự vận động của tài sản trong các DN thương mại

-T - H - T‘-

Quá trình mua Quá trình bán


2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN
2.1.2.3. Sự VĐ của TS trong quá trình HĐSXKD

Sự vận động của tài sản trong các DN tín dụng, NH

-T - T‘-
2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
2.1.2. ND cụ thể của đối tượng KT trong DN
2.1.2.4. Các QH kinh tế - pháp lý ngoài TS của đơn vị
- Quan hệ kinh tế - pháp lý, liên quan đến trách nhiệm
của doanh nghiệp đối với tài sản không thuộc quyền sở hữu
của mình
- Quan hệ kinh tế - pháp lý liên quan đến trách nhiệm
của doanh nghiệp đối với xã hội
- .....
2.2. PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN

2.2.1 Các phương pháp của kế toán


2.2.1.1 Khái niệm
Phương pháp kế toán là phương thức, biện pháp mà kế
toán sử dụng để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài
sản, sự biến động của tài sản qua các quá trình sản xuất
kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình quản lý
2.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN

2.2.1.2 Hệ thống các phương pháp của kế toán


• Phương pháp chứng từ kế toán.
• Phương pháp tài khoản kế toán.
• Phương pháp tính giá.
• Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
2.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN

2.2.2 Mối quan hệ giữa các phương pháp của kế toán


• Các phương pháp kế toán sử dụng đều nhằm thu
thập, cung cấp thông tin theo yêu cầu quan lý
nhưng ở mức độ, phạm vi khác nhau.
• Giữa các phương pháp kế toán có mối quan hệ
biện chứng bổ sung cho nhau nhằm cung cấp
thông tin chính xác đầy đủ kịp thời, phục vụ cho
công tác quản lý.
2.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN

2.2.2 Mối quan hệ giữa các phương pháp của kế toán


• Phương pháp chứng từ kế toán thu thập cung cấp thông
tin về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra sự biến
động của tài sản, nguồn vốn của đơn vị.
• Phương pháp tài khoản kế toán phân loại tập hợp, hệ
thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra sự biến
động của tài sản và nguồn vốn đã được phản ánh trên các
chứng từ theo từng đối tượng cung cấp thông tin tập hợp
về từng loại kế toán tổng hợp về từng đối tượng kế toán
tổng hợp.
2.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN

2.2.2 Mối quan hệ giữa các phương pháp của kế toán


• Phương pháp tính giá được sử dụng xác định giá trị của
từng đối tượng theo nguyên tắc nhất định.
• Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán được sử dụng
cung cấp thông tin tổng hợp về toàn bộ tài sản, nguồn vốn
hình thành tài sản và quá trình hoạt động kinh tế tài chính
đơn vị theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính đáp ứng yêu cầu
công tác quản lý.

You might also like