You are on page 1of 3

Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về tâm lý học quản lý

1. Khái quát về tâm lý học quản lý


1.1 Các khái niệm
1.1.1 Hiện tượng tâm lý
- Nói đến tâm lý là nói đến hiện tượng tâm lý
- Là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người, gắn liền
và điều hành mọi hoạt động của con người
a. Khái niệm
- Là tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc của con người, do thế
giới khách quan tác động vào não sinh ra, gọi chung là hoạt động tâm lý
Vd: - Vui, buồn là hiện tượng tâm lý
- Khóc ko là hiện tượng tâm lý mà là biểu hiện của tâm lý (biểu hiện của tâm lý
buồn/vui)
- Đỏ mặt là biểu hiện của tâm lý, ko là hiện tượng tâm lý
b. Đặc điểm
- Các hiện tượng tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú
+ Tồn tại dưới dạng 1 quá trình: quá trình tư duy/tưởng tượng/ngôn
ngữ,...
+ Tồn tại dưới dạng trạng thái tâm lý: trạng thái chú ý, lưỡng lự,...
+ Tồn tại dưới dạng thuộc tính tâm lý: tình cảm, xu hướng, năng lực, khí
chất, thế giới quan, khuynh hướng,...
+ Tồn tại dưới dạng hiện tượng tâm lý cá nhân hoặc xh
+ Tồn tại dưới dạng hiện tượng tâm lý vô thức/bản năng: giận quá mất
khôn
+ Tồn tại dưới dạng hiện tượng tâm lý có ý thức/tiềm thức,...: ngủ mơ,
mộng du, thôi miên
+ Một hiện tượng tâm lý có thể là cơ sở để hình thành nhiều hiện tượng
tâm lý khác/ý chí/niềm tin/...: vd: nhận thức ng khác tốt thì có tình cảm với
người đó
+ Từ nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau tập hợp lại thành một hiện tượng
tâm lý mới
- Các hiện tượng tâm lý của con người là những hiện tượng tinh thần, tồn tại
một cách chủ quan trong đầu óc con người, định hướng, điều khiển, điều chỉnh
hoạt động, ko thể cân đo đong đếm,...nhưng vẫn có thể nghiên cứu đc thông qua
sự biểu hiện ra ngoài của chúng một cách thường xuyên
- Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn luôn có sự tương tác lẫn
nhau
- Các hiện tượng tâm lý của con người có sức mạnh vô cùng to lớn chi phối hoạt
động của con người
c. Phân loại hiện tượng tâm lý
- Cách phân loại dựa vào sự hình thành và quá trình phát triển của các hiện
tượng tâm lý
+ Quá trình tâm lý: là hiện tượng tâm lý có mở đầu, diễn biến, kết thúc rõ
ràng
Vd: quá trình đưa ra quyết định trong hoạt động quản lý
+ Trạng thái tâm lý: làm nền trong các quá trình tâm lý. Tùy thuộc vào
nền này mà quá trình tâm lý diễn ra ở các mức độ khác nhau
Vd: quá trình đưa ra quyết định trên trạng thái tâm lý của con người gọi
là do dự, lưỡng lự
+ Thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý tương đối bền vững, ổn
định.
Vd: Phong cách quản lý của một ai đó (những thao tác, hành vi, suy
nghĩ,...) hình thành nên nét đặc trưng của người đó
- Cách phân loại dựa vào chủ thể mang hiện tượng tâm lý
+ Hiện tượng tâm lý cá nhân: do 1 cá nhân tạo ra
+ Hiện tượng tâm lý xh: do nhiều cá nhân tạo ra
- Cách phân loại dựa trên mức độ tham gia của ý thức, có 4 loại hiện tượng tâm
lý xếp theo thứ tự từ thấp đến cao:
+ Hiện tượng tâm lý vô thức
+ Hiện tượng tâm lý tiềm thức
+ Hiện tượng tâm lý có ý thức
+ Siêu thức
1.1.2 Tâm lý học
- Tâm lý học khác tâm lý
- Là một khoa học nghiên cứu các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc
con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người
- Có thể nói ngắn gọn: tâm lý học là khoa học chuyên nghiên cứu về các hiện
tượng tâm lý của con người
1.1.3 Tâm lý quản lý
a. Quản lý
- Chủ thể: tác động
- Đối tượng: thay đổi, giữ nguyên
- Hoàn thiện: thêm vào, bớt đi, duy trì
b. Khái niệm
- Là một chuyên ngành của Tâm lý học xh, nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, đặc
điểm, tính quy luật của các hiện tượng tâm lý con người và các nhóm xh trong
hoạt động lãnh đạo quản lý, đồng thời nghiên cứu ứng dụng những đặc điểm,
những quy luật tâm lý của nó vào việc lãnh đạo quản lý cac quá trình lao động
sx, kinh tế - xh và đời sống hằng ngày của con người
1.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu

2. Đối tượng, nhiệm vụ, pp nghiên cứu trong tâm lý học quản lý

You might also like