You are on page 1of 8

Lương tâm

Lời mở đầu: Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tựxem xét, đánh
giá các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, vớixã hội. Trên
cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điều chỉnh hànhvi cho phù hợp
với các chuẩn mực đạo đức… Đó là lương tâm.
Xu hướng tiêu biểu của con người là hành động hướng thiện,mong muốn làm điều
thiện và tự đ1nh giá, phán xử hành vi của mình. Có được nhữngđiều đó là nhờ có
lương tâm. Lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong,nó có tác dụng điều
chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm màđạo đức xã hội mới bảo
tồn và phát triển. lương tâm giúp con người hối cải vàđiều chỉnh lỗi lầm. Người có
lương tâm dù bất kỳ ở đâu và trong bất kỳ hoàncảnh nào cũng giữ được nhân cách
tốt đẹp của mình. Do đó lương tâm hướng conngười đến những điều tốt đẹp và đấu
tranh chống lại cái ác. Nếu người không cólương tâm thì họ không thể thực hiện
tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẳnsàng làm điều ác, tàn bạo.
Vậy lương tâm là gì?
“Lương” là tốt lành.
“Tâm” là lòng.
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điềuchỉnh hành vi đạo đức của bản thân
trong mối quan hệ với người khác và với xãhội

- Quan niệm của các cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và
với người khác là tiền đề của hành vi đạo đức của mình. ở đây còn
chịu sự phán xử của lương tâm. Vậy lương tâm là gì?
- Lương là tốt lành. Tâm là lòng. Xu hướng tiêu biểu của con người là
hành động hướng thiện, mong muốn làm điều thiện và tự đ1nh giá,
phán xử hành vi của mình. Có được những điều đó là nhờ có lương
tâm. lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong, nó có tác dụng
điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm mà đạo
đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. lương tâm giúp con người hối
cải và điều chỉnh lỗi lầm. Người có lương tâm dù bất kỳ ở đâu và
trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng giữ được nhân cách tốt đẹp của
mình. Do đó lương tâm hướng con người đến những điều tốt đẹp và
đấu tranh chống lại cái ác. Nếu người không có lương tâm thì họ
không thể thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẳn sàng làm
điều ác, tàn bạo.
( Chọn 1 trong 2 câu dẫn)
1. Quan niệm ngoài Mác xít
a. Quan niệm duy tâm:

 Platon cho rằng lương tâm là sự mách bảo của thượng đế, nó tồn tại vĩnh
cửu.
 Kant cho rằng lương tâm là sự “thao thức của tinh thần” nó gắn liền với con
người như bẩm sinh. Ông viết: “Cảm giác lương tâm ở mỗi cá nhân không
phụ thuộc vào điều kiện họ sống. Lương tâm không phải là cái gì có thể tìm
kiếm được. Một con người mang trong mình cảm giác lương tâm từ lúc mới
sinh ra. Lương tâm như là người làm chứng của chúa trời để phán xử chúng
ta”. Như vậy, theo Kant cảm giác lương tâm là tiên nghiệm, bẩm sinh.
 Hêghen cho rằng lương tâm là sản phẩm của tinh thần khách quan. Ông là
người đầu tiên đặt vấn đề về nội dung khách quan của lương tâm. Theo
Hegel, tiêu chuẩn của lương tâm phụ thuộc vào đạo đức của những xã hội
khác nhau, còn hình thức của nó phụ thuộc vào các cá nhân khác nhau. Hai
cái đó có thể ăn khớp hoặc mâu thuẫn với.
b. Quan niệm duy vật:

 Các nhà duy vật thế kỷ 17-18 khẳng định lương tâm là một phạm trù đạo đức
học, là yếu tố quan trọng cấu thành đạo đức và chú ý đến vai trò của lương
tâm trong đời sống đạo đức. Đặc biệt Spinoza và Lock và nhấn mạnh cần
phải giáo dục lương tâm. Tuy nhiên chưa có quan niệm nào lý giải đúng bản
chất của lương tâm. Locko: lương tâm là khả năng khống chế những dục
vọng của mình, và tuân theo sự hướng dẫn tuyệt đối của lý trí. Ông rất coi
trọng giáo dục lương tâm “khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự phá
hoại tâm hồn”.

Nhìn chung, các nhà đạo đức học trước Mác đều khẳng định lương tâm là một
phạm trù của đạo đức học, là yếu tố cấu thành đạo đức nhưng lý giải về lương tâm
chưa khoa học.
2. Quan niệm của Mác xít

a. Bản chất của lương tâm

Lương tâm là sự tự đánh giá, sự tự phán xử và giải quyết đúng đắn các hành vi của
chính mình trong toàn bộ các quan hệ xã hội.

- Lương tâm vừa là chức năng của tình cảm đạo đức, vừa là chức năng tự đánh
giá của lý trí đạo đức:

 Lương tâm là một cấu trúc tâm lý, là thể thống nhất giữa tình cảm và lý trí
về cái thiện mà hạt nhân là ý thức nghĩa vụ. Lương tâm là tình cảm tích
cực trước nghĩa vụ đạo đức. Đồng thời lương tâm làm chức năng tự đánh
giá nên nó còn là một hành động trí tuệ, nó chứa đựng yếu tố lý trí. Chức
năng đặc trưng của lương tâm là sự kiểm soát của chủ thể đối với hành vi
của chính mình, là sự tự phê phán, tự lên án, tự trừng phạt của chủ thể đối
với chính mình khi dự định hoặc đã thực hiện một hành vi trái với những
nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức.

 Lương tâm biểu hiện ở 2 trạng thái khẳng định và phủ định. Giá trị của sự
khẳng định được biểu hiện bằng sự thanh thản của lương tâm, còn sự phủ
định được biểu hiện bằng sự cắn rứt của lương tâm. Xấu hổ với bản thân là
biểu hiện ban đầu của lương tâm cắn rứt. Từ cảm giác đó dẫn đến sự phán
xử các suy nghĩ và hành vi của mình. Sự cắn rứt của lương tâm còn có sự
trách móc của lý trí đối với ý chí “Đã biết sai sao vẫn cứ làm”. Đây là sự
trách móc của lương tâm làm cho chủ thể đau khổ.

- Đối tượng của sự tự đánh giá và xét xử của lương tâm:

 Đặc trưng của lương tâm là sự tự đánh giá hành động. Lương tâm lên
tiếng không chỉ khi hành động đã xảy ra mà ngay cả từ trong dụng ý: Con
người cảm thấy sự cắn rứt của lương tâm không những đối với những
hành động tiêu cực mà cả với những dụng ý xấu.

b. Nguồn gốc của lương tâm.


Sự hình thành lương tâm là một quá trình phát triển lâu dài từ ý thức đến tình
cảm đạo đức.

+ Con người ý thức được cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trước người khác và
trước dư luận xã hội.

+ Con người ý thức được cái cần phải làm nếu không làm thì không chỉ sợ
người khác và xã hội chê cười mà cơ bản là tự xấu hổ với chính mình, đạt tới
trình độ tự xấu hổ sẽ làm xuất hiện lương tâm.

+ Lương tâm xuất hiện khi ý thức, tình cảm, trách nhiệm trước điều thiện và lẽ
công bằng. do đó lương tâm có thể xuất hiện từ lúc bắt đầu dự kiến hành vi cho
đến khi kết thúc hành vi. Nhưng sự thức tỉnh của lương tâm tùy thuộc vào điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.

- Sự hình thành cảm xúc lương tâm gắn liền với nhận thức con người về lẽ
sống, lý tưởng, hạnh phúc của con người, đặc biệt là với ý thức nghĩa vụ đạo
đức. nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm trước xã hội và người khác, còn
lương tâm là ý thức trách nhiệm trước bản thân mình. Có thể xem ý thức nghĩa
vụ đạo đức là nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm của con người.

- Lương tâm được biểu hiện ở hai trạng thái khẳng định và phủ định.

+ Trạng thái khẳng định là sự thư thái của lương tâm là cảm giác trong sạch của
lương tâm.

+ Trạng thái phủ định, con người cảm thấy sự cắn rứt, sự không trong sạch của
lương tâm.

- Trạng thái khẳng định của lương tâm có vai trò nâng cao tính tích cực của con
người, giúp con người tin tưởng vào bản thân trong quá trình hoạt động. Đó là
niềm tin bên trong có ý nghĩa thôi thúc con người vươn tới cái thiện, cái tốt đẹp,
đóng gó`p tích cực vào sự phát triển xã hội.

- Đạo đức học Mác xít không đồng nhất sự thư thái của lương tâm với sự yên
tĩnh của tinh thần mang tính thụ động đến mức thờ ơ với mọi giá trị đạo đức,
không quan tâm gì đến cái thiện và ác. Sự thư thái của lương tâm gắn liền với
hoạt động tích cực của con người vì hạnh phúc của xã hội và người khác.

- Trạng thái phủ định của lương tâm gây cho con người cảm giác đau khổ, làm
suy giảm hoạt động tích cực của con người, nhưng trạng thái này cũng có vị trí
quan trọng trong hoạt động của con người. Bằng sự cắn rứt, đau khổ, trạng thái
phủ định của lương tâm nhắc nhở, giúp các chủ thể hành động suy nghĩ lại và
uốn nắn những hành vi sai trái của mình trở lại con đường đúng đắn.

Lương tâm là đặc trưng của cá nhân nên nó có tính chủ quan nghĩa là lương tâm
phụ thuộc bởi năng lực, khả năng, tình cảm và trí tuệ của mỗi con người.
Nhưng lương tâm còn có tính chất giai cấp tức là do lập trường quan điểm giai
cấp chi phối ý thức đạo đức và tình cảm đạo đức đồng thời lương tâm còn có
tính nhân loại phổ biến đó là sự công bằng và các giá trị phổ quát... Do đó, có
những kẻ thuộc giai cấp thống trị vẫn tỏ ra có lương tâm.

c. Tiêu chuẩn khách quan của lương tâm:

- Sự tự đánh giá của lương tâm phải dựa trên tiêu chuẩn khách quan chứ không
thể dựa trên tiêu chuẩn chủ quan. Bởi vì sự vững tâm, sự tin tưởng ở bản thân
mình có thể là đúng và làm cơ sở cho điều thiện. Nhưng sự tự ý thức cũng có
thể sai, trường hợp đó thường người ta làm điều ác mà lương tâm vẫn cứ thanh
thản, giống như kiểu lương tâm trong sạch của bọn phát xít!

- Tiêu chuẩn khách quan của lương tâm là nghĩa vụ và sự công bằng. Chính
nghĩa vụ và sự công bằng là nội dung khách quan làm cơ sở cho tình cảm lương
tâm. Công bằng xã hội là yêu cầu phân phối các giá trị phù hợp với giá trị mà
người ta đã tạo ra, nó đòi hỏi sự tương xứng giữa hành vi với sự đền bù (lao
động và thù lao, công và tội, thưởng và phạt). Nghĩa là mỗi người phải lấy
những điều chính đáng, phù hợp với những lợi ích chân chính của con người
làm tiêu chuẩn của lương tâm

Vì lương tâm là tình cảm trách nhiệm trước nghĩa vụ nên nó cũng có những sắc
thái như nghĩa vụ: Lương tâm khoa học, lương tâm nghệ thuật, lương tâm nghề
nghiệp.v.v…

d. Vai trò của lương tâm trong đời sống đạo đức của con người:
- Lương tâm là ngọn nguồn bên trong của hạnh phúc. Lương tâm trong sạch làm
cho ta ý thức được nhân phẩm của mình, cảm thấy sự khoan khoái của tâm hồn
còn sự vô lương tâm là nguồn của sự bất hạnh. Lương tâm là điều kiện của hạnh
phúc vừa theo chiều khẳng định vừa theo chiều phủ định.
- Lương tâm với chức năng tự đánh giá nên nó là một động lực thúc đẩy chủ thể
làm điều thiện, làm tròn nghĩa vụ của mình, dũng cảm tự thú sai lầm, kiên quyết
sửa chữa sai lầm. Lương tâm là động cơ của mọi điều thiện.
- Lương tâm giám sát hành vi con người xem có hợp đạo lý không. Lương tâm
trừng phạt con người nếu con người có ý nghĩ và hành vi ác. Lương tâm có tác
dụng ngăn ngừa tội ác. Sự hổ thẹn có vai trò uốn nắn định hướng hành vi của
con người.

Những người theo chủ nghĩa Kant mới và những nhà tư tưởng của giai cấp tư sản
hiện đại cho rằng lương tâm chỉ có vai trò tiêu cực. Nếu lương tâm xuất hiện vào
lúc dự kiến hành vi, thì theo họ, chỉ có tác dụng dẫn đến sự thiếu quyết đoán. Nếu
lương tâm xuất hiện vào lúc hành vi đã chấm dứt thì chỉ làm cho con người mất
yên tĩnh mà không có tác dụng gì, vì hành vi đã được thực hiện rồi.

Chính vì vậy, họ đòi vứt bỏ lương tâm.

Đạo đức học Mác – Lênin, ngược lại, nhấn mạnh rằng lương tâm xuất hiện trong
suốt toàn bộ hành vi đạo đức, từ lúc dự định đến lúc kết thúc. Nó xuất hiện cả lúc
con người hành động phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức cũng như xa rời
những tiêu chuẩn đạo đức. Ở đây, cả mặt phủ định- mặt cắn rứt của lương tâm, lẫn
mặt khẳng định – sự thanh thản của lương tâm, đều có vai trò điều chỉnh và nâng
cao tính tích cực của con người. Trong hai mặt đó sự thanh thản của lương tâm góp
phần quan trọng vào đời sống đạo đức của cá nhân và xã hội.

3. Lương tâm trong giáo dục đạo đức


- Lương tâm là hạt nhân đạo đức của nhân cách. Lương tâm không phải do
Thượng đế ban cho mà là sản phẩm của quá trình giáo dục và tự giáo dục.
Nếu không thường xuyên rèn luyện đạo đức thì lương tâm có được ở mỗi
người có thể bị suy thoái, xơ cứng hoặc thậm chí mất đi trở thành kẻ “bất
lương”. Lương tâm được rèn luyện trong lao động của con người.
- Trong công tác giáo dục đạo đức, người ta luôn chú ý đến vai trò của xấu hổ
trong việc uốn nắn, định hướng hành vi suy nghĩ của con người. Nó có tác
dụng hình thành dư luận xã hội, uốn nắn hành vi đạo đức của con người. Tất
nhiên sử dụng vai trò xấu hổ của lương tâm trong giáo dục là một nghệ
thuật, phải biết sử dụng đúng mức và phù hợp với từng đối tượng.
4. Tình trạng lương tâm của ngày nay.
Về cả lý luận và thực tiễn, lương tâm luôn trực tiếp liên quan đạo đức của con
người. Từ sự phổ biến trong cuộc sống mà lương tâm được khái quát với tính
cách một phạm trù Đạo đức học, nhưng lương tâm không tồn tại một cách trừu
tượng, mà tồn tại rất cụ thể, vì luôn được biểu hiện, luôn được đánh giá qua
việc con người thực hành các giá trị chân - thiện - mỹ như thế nào. Hiển nhiên
lương tâm không bao giờ cổ vũ hành vi gây mất ổn định xã hội hoặc ảnh hưởng
tiêu cực tới hình ảnh, uy tín dân tộc, càng không dung nạp, dung thứ những
hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tiếp tay hành vi vi phạm pháp luật. Mạo danh
lương tâm để thực hiện các hành vi như vậy, về bản chất chính là vô lương tâm.

Những ngày này, làn sóng đại dịch Covid-19 thứ tư đang hoành hành dữ dội tại
nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong bối cảnh sức khỏe, tính mạng người
dân bị đe dọa, các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước bị đảo lộn,… cả hệ
thống chính trị và mọi người dân Việt Nam đang nỗ lực, đồng lòng, chung sức
vượt lên khó khăn, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh. Từ khắp mọi miền đất
nước, mọi người cùng hướng về nhau, vừa động viên chấp hành mọi quy định
của chính quyền và cơ quan chức năng, vừa đóng góp, giúp đỡ với mọi khả
năng có thể để vượt qua thách thức to lớn này. Rất nhiều gương sáng từ hoạt
động phòng, chống dịch của các tổ chức, cá nhân đã xuất hiện và nhanh chóng
lan tỏa thành phong trào sôi động trong cả nước. Và những ai đang mạo danh
lương tâm hãy nhìn vào đó để xem xét lại mình rồi làm việc tử tế, bởi đó mới là
lương tâm, ý thức trách nhiệm của con người với con người, với quê hương, đất
nước mình.
Ví dụ: Các tấm lòng hảo thâm giúp đỡ những người khó khăn trong mùa dịch
Các trường đại học giúp đỡ những sinh viên bị kẹt lại ở HN
Bên cạnh đó vẫn còn 1 số người lợi dụng lòng tốt để trục lợi cho mình.
Học sinh Nguyễn Văn Nam đã xả thân cứu người. “Nguyễn Văn Nam,
một sinh lớp 12 Trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) hy sinh khi dũng cảm
cứu 5 em nhỏ thoátchết đuối trên dòng sông Lam vào chiều 30 tháng 4. Cái chết
của Nam như một tấm gương sáng, là biểu tượng đẹp cho cách sống dám xả
thân, hy sinh vì mọi người.” Em đã coi sự sống của bạn là của mình, nên bất
chấp nguy hiểm để hy sinh thay chobạn của mình được sống. Chẳng cần biết
em có bà con họ hàng gì với những em gặpnạn hôm đó không? Chỉ biết rằng
em có trái tim rất đẹp và tình yêu thương vô vị lợi.
5. Các biện pháp để sống có lương tâm.
Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức, lương tâm của con
người,trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái
với nhữngngười xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân
mình. Qua việc kiểm điểm lương tâm một cách thường xuyên, lương tâm của
các bạn sẽ trở nên ngaythẳng và thành thật hơn. Đồng thời, để có một lương
tâm tốt, các bạn trẻ cũng phải biếtđào tạo và vun trồng lương tâm mình, đó là
một tâm hồn cởi mở, khiêm tốn nhận ragiới hạn của chính mình. Vì nếu lương
tâm không được chăm sóc, phán quyết củalương tâm có thể do hấp tấp, do
chểnh mảng không được chăm sóc đào tạo đủ, nêndẫn đến sai lạc: đó là một tai
họa, vì khả năng đó yếu nhược dần, mất minh mẫn tinhtế, trở nên mù tối.

You might also like