You are on page 1of 64

Bài 6:

NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH


THÀNH, PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH
6.1. Khái niệm về nhân cách
6.1.1. Con người

• Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa


là thực thể xã hội.
• Con người là một thực thể sinh vật ở bậc
thang cao nhất của sự tiến hóa vật chất, là
động vật có tổ chức cao, có cơ cấu đặc
biệt về mặt cơ thể.
6.1.2. Cá nhân
• Cá nhân là một thuật ngữ chỉ một con
người với tư cách đại diện loài người.
• Cá nhân là con người cụ thể, xét riêng biệt,
tách khỏi những người xung quanh.
• Nói đến cá nhân là nói đến một con người
cụ thể của một cộng đồng, của một xã hội.
• Khi nói đến cá nhân thì thường bao gồm cả
mặt sinh học, mặt xã hội, và tâm lý của cá
nhân đó.
6.1.3. Nhân cách
• Theo Covaliov: Nhân cách là một cá nhân
có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong
xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội
nhất định.
• Sorokhova cho rằng: Nhân cách là con
người với tư cách là kẻ mang toàn bộ
thuộc tính và phẩm chất tâm lý, quy định
hình thức của hoạt động và hành vi có ý
nghĩa xã hội.
6.1.3. Nhân cách (tt)
• Nhân cách được hình thành và phát triển
nhờ những quan hệ xã hội mà trong đó cá
nhân bắt đầu quá trình hoạt động sống
của mình.
• Như vậy, nhân cách là tổ hợp những đặc
điểm, những thuộc tính tâm lý của cá
nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã
hội của cá nhân đó.
Động đất ở Nepal
6.2. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách

6.2.1. Tính ổn định của nhân cách


• Nhân cách là những nét tâm lý điển hình,
ổn định và bền vững chứ không thể là
những hiện tượng ngẫu nhiên, nhất thời.
• Nhân cách có tính ổn định nên không được
vội vàng khi đánh giá nhân cách con người
mà cần thời gian để tìm hiểu đúng bản chất
của con người đó.
6.2.1. Tính ổn định của nhân cách (tt)

• Phẩm chất của nhân cách không dễ hình


thành và cũng không dễ mất đi nên giáo
dục nhân cách cần kiên trì.
• Nhân cách mang tính ổn định tương đối,
các nét, các đặc điểm của nhân cách vẫn
biến đổi, do vậy không nên định kiến khi
đánh giá con người.
• Phải rèn luyện nhân cách suốt đời.
6.2.2. Tính hệ thống của nhân cách

• Nhân cách của mỗi người được tập hợp


bởi nhiều nét nhân cách khác nhau,
nhưng luôn luôn liên hệ mật thiết với nhau
thành từng nhóm, từng phần rất khăng
khít.
• Muốn đánh giá đúng đắn một nét nhân
cách nào đó, ta cần phải xem xét nó trong
sự kết hợp, trong mối liên hệ với những
nét nhân cách khác ở con người đó.
6.2.3. Tính tích cực của nhân cách

• Nhân cách vừa là khách thể từ sự tác


động của xã hội, vừa là chủ thể tác động
vào các mối quan hệ đó.
• Nhân cách con người thể hiện qua các
hoạt động sống với mục đích cải thế giới
và cải tạo bản thân.
• Tính tích cực của nhân cách thể hiện
trong quá trình thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
6.2.4. Tính giao lưu của nhân cách

• Nhân cách chỉ có thể tồn lại trong sự giao


lưu với những nhân cách khác.
• Chỉ có giao lưu thì cá nhân mới có thể lĩnh
hội được các chuẩn mực đạo đức và hệ
thống giá trị của xã hội.
• Trên cơ sở giao lưu, giao tiếp, mỗi cá
nhân tự điều khiển, điều chỉnh bản thân
theo các chuẩn mực của xã hội.
6.3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách

• Quan niệm coi nhân cách gồm ba lĩnh vực


cơ bản:

Nhân cách

Nhận Tình
cảm Ý chí
thức
6.3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt)

• Quan niệm coi nhân cách gồm bốn kiểu


cấu trúc:

Nhân cách

Các thuộc
Kinh Các đặc
Xu hướng tính sinh
nghiệm điểm tâm lý
học
6.3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt)

• Quan niệm coi nhân cách gồm hai tầng:

Nhân cách

Tầng nổi Tầng sâu


6.3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt)

• Quan niệm coi nhân cách gồm hai mặt:

• Phẩm chất xã hội


Đức • Phẩm chất cá nhân
(Phẩm chất) • Phẩm chất ý chí
• Cung cách ứng xử

• Năng lực xã hội hóa


Tài • Năng lực chủ thể hóa
(Năng lực) • Năng lực hành động
• Năng lực giao lưu
6.4. Những thuộc tính tâm lý của
nhân cách
6.4.1. Xu hướng
6.4.1.1. Khái niệm xu hướng
• Trong cuộc sống và hoạt động, con người
luôn hướng tới những mục tiêu nào đó được
xem là có ý nghĩa đối với bản thân mình.
• Xu hướng là một thuộc tính phức hợp của cá
nhân, bao gồm một hệ thống các động cơ,
mục đích… qui định tính lựa chọn của các
thái độ và tính tích cực của con người đối với
cái mà con người muốn đạt tới.
6.4.1.2. Những mặt biểu hiện của xu hướng

a. Nhu cầu:
• Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con
người; là những đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển.
• Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì
đó mà con người cảm nhận được.
• Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt
động.
a. Nhu cầu (tt)
• Nhu cầu càng cấp bách
thì khả năng chi phối con
người càng cao.
• Nhu cầu của một cá
nhân, đa dạng và vô tận,
khi thỏa mãn được nhu
cầu này thì con người lại
nảy sinh nhu cầu khác.
Video Clip: Tình yêu cần có không gian tự do
b. Hứng thú
• Hứng thú là thái độ thích thú của cá nhân đối với
đối tượng nào đó mà nó vừa có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống, vừa có khả năng đem lại
cho cá nhân một sự hấp dẫn về tình cảm.
• Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận
thức.
• Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và
hành động sáng tạo.
• Hứng thú là một trong những cơ sở dễ dẫn đến
tài năng.
b. Hứng thú (tt)
Sự hình thành hứng thú:
- Sự đa dạng trong các hoạt động
- Khi con người trực tiếp tham gia các hoạt động
- Sách vở
- Sự tác động của những người xung quanh
c. Lí tưởng
• Lí tưởng là một mục tiêu cao đẹp được phản
ánh vào đầu óc con người dưới hình thức
một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh có tác
dụng lôi cuốn toàn bộ cuộc sống của cá nhân
và hoạt động để vươn tới mục tiêu đó.
• Khi con người có lí tưởng về cái gì đó, thì
người ta yêu mến thiết tha với nó.
• Lí tưởng là một trong những động lực mạnh
mẽ nhất thúc đẩy con người hoạt động.
Tính chất của lý tưởng

• Lí tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có


lính lãng mạn.
• Tính hiện thực và lãng mạn của lí tưởng
phải được gắn chặt vào nhau.
• Lí tưởng luôn mang tính chất xã hội lịch
sử và tính giai cấp.
Chức năng của lí tưởng

• Lí tưởng giúp xác đinh mục tiêu và chiều


hướng phát triển của cá nhân.
• Lí tưởng là động lực thúc đẩy, điều khiển
toàn hộ hoạt động của con người.
• Lí tưởng trực tiếp chi phối sự hình thành
và phát triển nhân cách.
6.4.1. Xu hướng (tt)
• Xu hướng của cá nhân không tách khỏi hoạt
động nhằm đạt tới mục tiêu cá nhân đang
hướng tới.
• Xu hướng làm nhiệm vụ định hướng, điều
khiển và điều hành sự hình thành và phát
triển toàn toàn bộ các thuộc tính của nhân
cách
• Xu hướng chiếm vị trí trung tâm trong cấu
trúc nhân cách, quyết định sự hình thành và
phát triển toàn bộ cấu trúc nhân cách.
6.4.2. Khí Chất
6.4.2.1. Khái niệm về khí chất

• Khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc


độ và nhịp độ của hoạt động tâm lý trong những
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.

• Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp


của cá nhân, mang tính ổn định và độc
đáo.
6.4.2.2. Phân loại khí chất

a. Khí chất hăng hái


Đây là loại khí chất
tương ứng với kiểu
thần kinh mạnh mẽ,
cân bằng, linh hoạt.
a. Khí chất hăng hái (tt)
Ưu điểm
• Loại người này hoạt động mạnh mẽ, rất dễ
thành lập phản xạ có điều kiện.
• Họ nhận thức nhanh, nhớ nhanh, phản ứng
cũng nhanh.
• Tính tình lạc quan, vui vẻ, cởi mở
• Dễ dàng thiết lập các mối quan hệ xã hội và
giao tiếp rộng rãi.
• Hăng hái, tích cực, nhiệt tình trong công việc.
a. Khí chất hăng hái (tt)

Nhược điểm:

• Họ nhận thức nhanh nhưng chưa sâu, tình


cảm dễ bị thay đổi.

• Họ dễ hời hợt bề ngoài, hành động


thường thiếu kiên trì, nhẫn nại, hay bỏ dở.
b. Khí chất bình thản
• Loại khí chất này tương ứng với kiểu thần
kinh mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt.
b. Khí chất bình thản
Ưu điểm:
• Loại người này khó thành lập phản xạ có
điều kiện, nhưng khi đã thành lập thì khó
phá vỡ.
• Họ có khả năng tự kiềm chế và tự chủ
cao.
• Họ làm việc một cách đều đặn, có mức
độ, có phương pháp, không tiêu phí sức
lực vô ích.
b. Khí chất bình thản (tt)

Nhược điểm:
• Thường chậm chạp, ít biểu lộ sự hăng hái.
• Họ thường do dự nên bỏ lỡ thời cơ, ít tháo
vát, nhìn bề ngoài tỏ ra thiếu nhiệt tình,
linh hoạt.
• Họ không linh hoạt nên chậm thích nghi
với môi trường mới
c. Khí chất nóng nảy
• Loại khí chất này thường tương ứng với
kiểu thần kinh mạnh và không cân bằng.
c. Khí chất nóng nảy (tt)
Ưu điểm:

• Họ rất thẳng thắn, trung thực, quả quyết


trong mọi vấn đề của cuộc sống.
• Họ can đảm, hăng say trong công việc và
sẵn sàng hiến thân với tất cả lòng nhiệt
tình.
• Trong việc làm họ thường tỏ ra quả quyết
c. Khí chất nóng nảy (tt)
Nhược điểm:
• Họ vội vàng, hấp tấp, nóng vội khi đánh giá
sự việc.
• Họ thiếu khả năng kiềm chế cảm xúc, dễ bị
xúc động thất thường, và thiếu tế nhị.
• Họ dễ sinh nóng nảy, bộp chộp, phung phí
nhiều sức lực mà rất dễ bị kiệt sức.
• Họ dễ đi đến chỗ liều mạng trong công việc.
Clip: Trong cơn nóng giân
d. Khí chất ưu tư
• Loại người khí chất ưu tư thường có kiểu
thần kinh yếu.
d. Khí chất ưu tư (tt)
Ưu điểm:
• Họ suy nghĩ sâu sắc, chín chắn, năng lực
tưởng tượng dồi dào, phong phú.
• Họ trọng tình cảm và thường dịu hiền, dễ
thông cảm với mọi người.
• Có tinh thần trách nhiệm cao đối với
những công việc được giao, có ý thức tổ
chức kỷ luật tốt.
d. Khí chất ưu tư (tt)
Nhược điểm:
• Thường có biểu hiện hay lo lắng, thiếu tự
tin.
• Thiếu tinh thần vươn lên, không dám nghĩ,
dám làm.
• Họ kém khả năng làm quen với người
xung quanh.
Tóm tắt về khí chất
4 kiểu thần kinh cơ bản 4 kiểu khí chất tương ứng
– Kiểu mạnh mẽ, cân bằng,
– Sôi nổi
linh hoạt
– Kiểu mạnh mẽ, cân bằng,
– Bình thản
không linh hoạt
– Kiểu mạnh mẽ, không cân
– Nóng nảy
bằng
– Kiểu yếu – Ưu tư
Một số lưu ý về khí chất
• Mỗi loại khí chất đều có ưu điểm và
nhược điểm riêng.
• Khí chất ở mỗi người thường là sự pha
trộn của một số loại khí chất.
• Khí chất con người có thể biến đổi dưới
tác động của hoàn cảnh sống, rèn luyện
và giáo dục và đặc biệt là tự giáo dục.
6.4.3. Tính cách
6.4.3.1. Khái niệm về tính cách
• Tính cách là sự tổng hợp các thuộc tính
tâm lý của cá nhân, thể hiện thái độ đối
với hiện thực, biểu hiện qua hệ thống
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của mỗi
người.
• Tính cách là thái độ của con người đối với
người khác, là cư xử của con người đối
với xã hội.
6.4.3.1. Khái niệm về tính cách (tt)

• Mỗi thuộc tính tâm lý được xem là một nét


tính cách của con người.
• Thường thường, một người có cả những
nét tính cách tốt và xấu.
• Chúng ta thường đánh giá một người tốt
hay xấu dựa trên tỷ lệ nét tính cách tốt hay
xấu là cao hay thấp.
• Tính cách được hình thành trong hoạt
động và giao lưu của cá nhân.
6.4.3.2. Đặc điểm của tính cách

Tính cách có tính ổn định và linh hoạt

Tính cách có tính độc đáo

Tính cách có tính điển hình


6.4.3.3. Nội dung và hình thức của
tính cách

Nội dung Hình thức

Là hệ thống thái Là hệ thống


độ của cá nhân hành vi, cử chỉ,
đối với hiện thực cách nói năng

Thái độ Thái độ Thái độ


đối với xã đối với đối với
hội lao động bản thân
Các kiểu tính cách của con người

• Kiểu 1: Nội dung tốt, hình thức tốt


Là kiểu toàn diện, có thái độ tốt và hành vi
lời nói cũng tốt, là người đáng tin cậy

• Kiểu 2: Nội dung xấu, hình thức xấu


Là kiểu người xấu toàn diện, có bản chất
xấu và hành vi cư xử cũng xấu.
Các kiểu tính cách của con người

• Kiểu 3: Nội dung xấu, hình thức tốt


Là kiểu người giả dối, thiếu trung thực, là
con người thủ đoạn, nham hiểm.

• Kiểu 4: Nội dung tốt, hình thức chưa tốt


Là loại người có bản chất tốt nhưng chưa
từng trải, chưa biết cách biểu hiện cái tốt
đó trong hành vi của mình.
6.4. Năng lực
6.4.1. Khái niệm về năng lực
• Năng lực là tổng hợp các đặc điểm độc đáo
của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của
một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt
động đó có kết quả.
• Năng lực được hình thành chủ yếu qua quá
trình sống và rèn luyện của cá nhân, trong
hoạt động của cá nhân.
• Năng lực bao giờ cũng gắn liền với hoạt
động cụ thể trong lĩnh vực hoạt động nhất
định.
Các mức độ của năng lực
• Năng lực là một mức độ nhất định của
năng lực con người, biểu thị khả năng
hoàn thành tốt một hoạt động nào đó.
• Tài năng là mức độ năng lực cao hơn,
biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo
một hoạt động nào đó.
• Thiên tài là mức độ cao nhất của năng
lực, biểu thị ở mức hoàn thành kiệt xuất,
hoàn chỉnh nhất trong một hoạt động nào
đó.
Phân biệt năng lực với tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo
• Tri thức là những hiểu biết thu nhận được
từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm
cuộc sống của mình.
• Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những
kiến thức của bản thân vào thức tế để tiến
hành một hoạt động nào đó.
• Kỹ xảo là những kỹ năng được lặp đi lặp
lại nhiều lần đến mức thuần thục, cho
phép con người không phải tập trung
nhiều ý thức vào việc mình đang làm.
6.4.4.3 Điều kiện của sự phát triển năng lực

a. Tiền đề tự nhiên của năng lực


• Tư chất là một trong những yếu tố thuộc
tiền đề tự nhiên để tạo nên năng lực.
• Tư chất là những đặc điểm riêng của cá
nhân về mặt giải phẫu sinh lí và những
chức năng của chúng được biểu hiện
trong những hoạt động đầu tiên của con
người.
a. Tiền đề tự nhiên của năng lực (tt)

Tư chất

Yếu tố Yếu tố di Yếu tố


bẩm sinh truyền tự tạo
a. Tiền đề tự nhiên của năng lực (tt)

• Trong cuộc sống, trong hoạt động, tư chất


luôn biến đổi chứ không cố định.
• Tư chất là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cần
thiết của sự hình thành và phát triển năng
lực.
• Tư chất ảnh hưởng đến chiều hướng và
tốc độ của sự hình thành và phát triển
năng lực.
b. Điều kiện xã hội của năng lực
• Năng lực của con người chỉ được hình thành
và phát triển trong quá trình sống và hoạt
động của con người.
• Năng lực của con người là sản phẩm của sự
phát triển xã hội.
• Xã hội càng phát triển thì năng lực của con
người càng phát triển.
• Năng lực con người phụ thuộc vào chế độ xã
hội.
• Giáo dục là tác động tích cực nhất của xã hội
đối với sự hình thành và phát triển năng lực.
6.5. Sự hình thành
và phát triển nhân cách
Bài Tập
Hãy phân tích vai trò của các yếu tố sau
đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách:
1. Sinh học (bẩm sinh, di truyền)
2. Giáo dục,
3. Hoạt động,
4. Giao tiếp
Đưa ra các ví dụ để minh họa cho những
ý kiến lập luận của bạn.
6.5.1. Vai trò của nhân tố sinh học trong
sự phát triển nhân cách
• Các yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều kiện
cần thiết, là tiền đề vật chất cho sự hình
thành và phát triển nhân cách.
• Bẩm sinh và di truyền sẽ tham gia một phần
nào vào việc qui định những con đường và
phương thức khác nhau của sự phát triển
một số đặc điểm của nhân cách.
• Ở một số trường hợp ngoại lệ, bẩm sinh và
di truyền có thể ảnh hưởng đến mức độ và
đỉnh cao của những thành tựu của con người
trong một lĩnh vực nào đó.
6.5.2. Vai trò của giáo dục trong sự
phát triển nhân cách
• Giáo dục là một hoạt động có mục đích và
phương hướng rõ rệt, có kế hoạch, có nội
dung và phương pháp cụ thể.
• Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình
thành và phát triển nhân cách.
• Giáo dục giúp định hướng, điều chỉnh,
phục hồi nhân cách.
6.5.2. Vai trò của giáo dục trong sự
phát triển nhân cách (tt)
• Giáo dục là điều kiện quyết định sự hình
thành và phát triển nhân cách, nhưng giáo
dục không phải là vô hạn, là vạn năng.
• Con người có khả năng tự giáo dục - có thể
tự mình biến đổi nhân cách của mình một
cách có ý thức.
• Quá trình tự giáo dục chỉ diễn ra khi được
môi trường kích thích và nó chỉ diễn ra trong
quá trình tác động tích cực giữa con người
với môi trường.
6.5.3. Vai trò của hoạt động và sự
hình thành, phát triển nhân cách
• Hoạt động là chìa khóa để tìm hiểu, đánh
giá, hình thành, phát triển và điều chỉnh
tâm lý, ý thức, nhân cách con người.
• Hoạt động giúp con người thỏa mãn
những nhu cầu của mình.
• Hoạt động là yếu tố quyết định trực tiếp
đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.
6.5.4. Vai trò của giao tiếp đối với sự
hình thành, phát triển nhân cách
• Giao tiếp là phương thức tồn tại của con
người đó, là điều kiện của sự hình thành và
phát triển tâm lý, ý thức và nhân cách.
• Thông qua giao tiếp, tâm hồn của con người
trở nên phong phú, tri thức sâu sắc, tình cảm
và thế giới quan được hình thành, củng cố và
phát triển.
• Giao tiếp là điều kiện trực tiếp quyết định thứ
hai trong sự hình thành và phát triển nhân
cách.
Tóm Tắt
• Yếu tố sinh học là điều kiện cần
thiết, là tiền đề vật chất.
• Giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
• Hoạt động là yếu tố quyết định
trực tiếp thứ nhất.
• Giao tiếp là điều kiện trực tiếp
quyết định thứ hai.

You might also like