You are on page 1of 2

NỘI DUNG MỞ RỘNG

Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người


Bài 9. Các thuộc tính tâm lý – TÍNH CÁCH

I. Khái niệm chung


1. Định nghĩa
Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân bao gồm
một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực thể hiện trong hệ thống
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân
2. Đặc điểm của tính cách
a. Tính ổn định và tính linh hoạt
- Tính ổn định: bền vững trong hầu hết mọi hoàn cảnh, mọi tình
huống.
- Tính linh hoạt: Không bẩm sinh - do tác động của xã hội, hoàn cảnh
sống.
 Ổn định tương đối: thay đổi theo thời gian, tuổi tác, phụ thuộc vào
giáo dục và nghị lực, ý chí tự rèn luyện của bản thân.
b. Tính điển hình và tính cá biệt
- Tính điển hình: những đặc điểm chung của xã hội, giai cấp, thời
đại, địa phương mà cá nhân là một thành viên sống và hoạt động.
 Điển hình theo nhóm người, dân tộc, giai cấp
- Tính cá biệt (tính độc đáo): mỗi người thể hiện những nét cá biệt
riêng của mình, là kiểu ứng xử, kiểu sống – do hoàn cảnh sống và
giáo dục riêng của mỗi cá nhân.
 Tính cách của mỗi người có cái chung và cái riêng – không phải 2
thành phần riêng biệt mà là một khối thống nhất.
3. Nội dung và hình thức của tính cách
a. Nội dung của tính cách
Là hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực, gồm:
- Thái độ đối với xã hội
- Thái độ đối với lao động
- Thái độ đối với bản thân
- Thái độ đối với mọi người
b. Hình thức của tính cách
- Là sự biểu hiện ra bên ngoài hệ thống thái độ của cá nhân, sự cư xử
với xã hội, với hiện thực = hệ thống hành vi cử chỉ, cách nói năng
của người đó
- Chỉ những hành vi, cử chỉ trở thành thói quen riêng -> tính cách
Đều được chi phối bởi hệ thống thái độ (nội dung)
4. Mối quan hệ giữa mội dung và hình thức
Đan xen trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp
* Kiểu 1: Nội dung tốt - Hình thức tốt
- Kiểu con người toàn diện, có thái độ tốt, hành vi, cử chỉ và lời
nói cũng tốt  cư xử với xã hội, mọi người tốt
- Có nhiều cơ hội được quần chúng tín nhiệm, đề bạt
* Kiểu 2: Nội dung xấu - Hình thức xấu
- Kiểu con người xấu toàn diện, có bản chất xấu và hành vi
cũng xấu
- Cẩn thận khi sử dụng con người này làm việc
* Kiểu 3: Nội dung xấu - Hình thức có vẻ tốt
- Kiểu người giả dối, thiếu trung thực, có nhiều thủ đoạn, nham
hiểm
- Từng trải, hiểu đời
- Thường tìm mọi cách leo cao để trục lợi cho bản thân
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 22
* Kiểu 4: Nội dung tốt - Hình thức chưa tốt
- Bản chất tốt, trung thực nhưng chưa từng trải
- Chưa được giáo dục hành vi đầy đủ, chưa biết cách biểu hiện
cái tốt trong hành vi, cư xử
- Sẽ trở thành kiểu 1 nếu được giáo dục tốt
TÓM LẠI
- Hai mặt ND và HT của tính cách thống nhất không tách rời
+ ND quyết định hình thức
+ HT ảnh hưởng và làm phong phú cho ND
- Cần chú ý cả 2 trong giáo dục tính cách
- Cần căn cứ cả 2 trong nhận định tính cách
II. Cấu trúc tâm lý của tính cách
1. Xu hướng – mặt chỉ đạo của tính cách
- Ở mỗi cá nhân, nhu cầu nào chiếm ưu thế sẽ chi phối tính cách phát
triển theo chiều hướng đó
- Hứng thú ảnh hưởng đến việc lựa chọn một thái độ
- Thế giới quan, lý tưởng và niềm tin là những thành phần xác định
mặt đạo đức của tính cách – niềm tin là thành phần chủ đạo
2. Tình cảm (TC) trong tính cách – thành phần chủ yếu của tính
cách
- TC qui định và tham gia vào việc hình thành thái độ của cá nhân
đối với xã hội, đối với mọi người
- TC chi phối sự thể hiện những hành vi, cử chỉ, cách nói năng
- TC trong đời sống ảnh hưởng đến tư cách đạo đức và tư thế tác
phong
Tình cảm  Tính cách
3. Ý chí trong tính cách
- YC có khả năng làm nảy sinh hoặc kiềm chế những hành vi, cử chỉ,
cách nói năng
- Những hành vi đạo đức tốt (lòng trung thành, tính tập thể, tính tổ
chức, kỷ luật) thường có YC tham gia
- Những phẩm chất YC tốt (tính kiên trì, dũng cảm, mục đích, độc
lập) hình thành những nét tính cách tốt
- Nhờ có YC mà nội dung của tính cách chuyển thành hành vi (hình
thức)
4. Khí chất trong tính cách
- Biểu hiện sắc thái của hành vi
+ KC góp phần quan trọng tạo nên vẻ độc đáo trong tính cách
mỗi người
+ Cũng ảnh hưởng đến việc hình thành một số nét tính cách
nhất định – nhưng mờ nhạt (nóng nảy -> thô lỗ; hăng hái -> cẩu thả,
thiếu trung thành)
5. Kỹ xảo và thói quen trong tính cách
- Hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân khi đã trở thành kỹ xảo
và thói quen “kiểu ứng xử” của cá nhân = phong cách sống nhất
định
- Có tính cách do tập luyện mà có
- Có tính cách do bắt chước quen mà có

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 23

You might also like