You are on page 1of 2

NỘI DUNG MỞ RỘNG

Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người


Bài 10. Các thuộc tính tâm lý – NĂNG LỰC

I. Khái niệm chung


1. Định nghĩa
Năng lực là tổ hợp các đặc điểm độc đáo của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm bảo đảo
cho hoạt động đó có kết quả cao
2. Đặc điểm
a. Tổ hợp các đặc điểm của cá nhân:
Từng đặc điểm riêng lẻ của cá nhân không phải là năng lực; năng
lực phải là sự tổng hợp những đặc điểm độc đáo của cá nhân, trong
đó có thuộc tính chủ đạo, thuộc tính làm nền, thuộc tính làm chỗ dựa.
b. Tổ hợp đó phải phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một
hoạt động nhất định

3. Các mức độ của năng lực


a. Năng khiếu
- Là một loạt các năng lực qui định sự thành công đặc biệt ở hoạt
động nào đó, làm cho người này khác với người kia cùng hoạt động
trong những điều kiện như vậy
- Thường được biểu hiện rất sớm trong giai đoạn đầu của hoạt động
b. Năng lực
- Là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng
hoàn thành có kết quả cao một hoạt động nào đó.
c. Tài năng
- Là mức độ cao hơn, biểu thị sự đạt được thành tích cao, hoàn thành
một cách sáng tạo trong một hoạt động nào đó.
d. Thiên tài
- Là mức độ cao nhất của năng lực, là biểu hiện mức độ cao của
năng khiếu và tài năng.
- Thường gắn với sự sáng tạo vĩ đại, có tầm cỡ xã hội và ý nghĩa lịch
sử.
II. Phân loại năng lực
1. Theo mức độ phát triển
- Năng lực tái tạo: Đạt kết quả khi làm theo mẫu có sẵn; thể hiện ở
những người thông thạo trong lĩnh vực mình hoạt động.
- Năng lực sáng tạo: Tiến hành hoạt động theo một cách thức mới,
độc đáo; biểu hiện ở những người đem lại những giá trị quí giá cho
bản thân và xã hội.
2. Theo sự chuyên môn hóa
- Năng lực chung: Là thuộc tính trí tuệ cơ bản, cần thiết cho nhiều
lĩnh vực, hoạt động khác nhau.
- Năng lực riêng: Là năng lực đặc trưng cho một lĩnh vực nhất định
của hoạt động xã hội.
III. Điều kiện của sự phát triển năng lực
1. Điều kiện tự nhiên – Tư chất
- “Tư chất”: Là những đặc điểm riêng của cá nhân về mặt giải phẫu
sinh lý và những chức năng của chúng được biểu hiện trong những
hoạt động đầu tiên của con người.
- Quan trọng nhất là hệ thần kinh và các giác quan  Qui định
“Kiểu thần kinh” của cá nhân
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 24
- Nhưng “tư chất” không trực tiếp làm nên thiên tài.
- “Tư chất” còn bao gồm yếu tố tự tạo, biến đổi
 Tư chất = tiền đề tự nhiên
2. Điều kiện xã hội
- Năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình sống, hoạt
động của cá nhân.
- Chịu chi phối bởi trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật.
- Phụ thuộc vào chết độ xã hội (giai cấp, địa vị)
- Giáo dục là yếu tố tác động tích cực nhất.
- Được quyết định bởi ý chí của cá nhân

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 25

You might also like