You are on page 1of 4

6.

Nhân cách

I. Khái niệm nhân cách


1. Khái niệm nhân cách

- Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, quy
định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó

NHÂN CÁCH

Bộ mặt xã hội

Hành vi xã hội

Giá trị xã hội

2. Đặc điểm của nhân cách

a) Tính ổn định của nhân cách


b) Tính hệ thống của nhân cách
c) Tính tích cực của nhân cách
d) Tính giao lưu của nhân cách
Nhu cầu

Hứng thú
1. Tính ổn định
2. Tính hệ thống Lý tưởng
3. Tính tích cực
Bẩm sinh Xu hướng
4. Tính giao lưu

Sôi nổi
Giáo dục
Bình thản
NHÂN CÁCH Khí chất
Nóng nảy

Hoạt động Ưu tư
Tốt – tốt
Bộ mặt xã hội Tốt- xấu
Nội dung
Giao tiếp
Tính cách Xấu – tốt
Hình thức
Xấu – xấu
Hành vi xã hội

Chung
Năng lực Năng Tài Thiên
Giá trị xã hội riêng lực năng tài
 Xu hướng

- Cái mà con người hướng tới (mục tiêu). Có ý nghĩa đối với bản thân

- Xu hướng là một thuộc tính của nhân cách, bao gồm hệ thống những thúc đẩy (động
cơ, mục đích), quy định tính lựa chọn của thái độ và tính tích cực hoạt động của cá nhân

- Xu hướng quy định phương hướng, mục tiêu của cuộc sống và quy định sự phát triển
toàn bộ nhân cách nói chung

 Nhu cầu: những đòi hỏi tất yếu mà con người cần được thỏa mãn để tồn tại và
phát triển

 Hứng thú: thái độ đặc biệt của cá nhân đối với những đối tượng nào đó vừa có
ý nghĩa trong đời sống, vừa đem lạ cho cá nhân một sự hấp dẫn về tình cảm

 Lý tưởng: mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh có tác dụng
lôi cuốn toàn bộ cuộc sống của cá nhân và hoạt động để vươn tới mục tiêu đó

 Khí chất

- Là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ của hoạt động tâm lý trong
những hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân

- Mỗi loại khí chất đều có ưu điểm và nhược điểm riêng

- Khí chất ở mỗi người là sự pha trộn của một số loại khí chất

- Khí chất con người có thể biến đổi dưới tác động của hoàn cảnh sống, rèn luyện và giáo
dục và đặc biệt là tự giáo dục

 Sôi nổi
 Bình thản
 Nóng nảy
 Ưu tư

 Tính cách

- Tính cách là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân, quy định phương thức
hành vi đặc thù của người đó tỏng những điều kiện sống và hoàn cảnh sống nhất định,
thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và với bản thân

- ( Tính cách là thái độ của con người đối với người khác, là cư xử của con người đối với
xã hội )
 Nội dung (bên trong) Nội dung tốt – Hình thức tốt
 Hình thức (bên ngoài)

Nội dung tốt – Hình thức xấu

Nội dung xấu – Hình thức tốt

Nội dung xấu – Hình thức xấu

 Năng lực

- Là tổng hợp các đặc điểm độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một
hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả

 Năng lực chung: những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư
duy, tưởng tượng, ngôn ngữ,....)

 Năng lực riêng: các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng
yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt

3.
4.

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách

- Bẩm sinh, di truyền: là tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách

- Giáo dục: giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách (giúp định
hướng, điều chỉnh, phục hồi nhân cách)

- Hoạt động: yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
(là chìa khóa để tìm hiểu, đánh giá, hình thành, phát triển và điều chỉnh tâm lý, ý thức,
nhân cách con người.)

- Giao tiếp: là điều kiện trực tiếp quyết định thứ hai trong sự hình thành và phát triển
nhân cách.

You might also like