You are on page 1of 4

Bản năng (Id) theo góc nhìn phân tâm học

Theo thuyết phân tâm học về tính cách của Freud, bản năng là thành tố tính cách tạo nên nguồn
năn lượng tâm lý vô thức, làm thỏa mãn những thôi thúc, nhu cầu và ham muốn cơ bản nhất.
Bản năng vận hạnh dựa trên nguyên tắc thỏa mãn, tức đòi hỏi chủ thể phải đáp ứng ngay các
nhu cầu của mình. Bản năng là một trong 3 thành tố chính tạo nên tính cách theo quan điểm của
Freud, đó là: bản năng, bản ngã và siêu ngã.

According to Sigmund Freud’s psychoanalytic theory of personality, the id is the personality


component made up of unconscious psychic energy that works to satisfy basic urges, needs, and
desires. The id operates based on the pleasure principle, which demands immediate
gratification of needs. The id is one of the three major components of personality postulated by
Freud, the id, ego, and superego.

Hiểu được góc nhìn tâm động học của Freud là


vô cùng quan trọng trong quá trình tìm hiểu về
lịch sử ngành tâm lý học. Bạn sẽ thường thấy
người ta trích dẫn các nguồn tham khảo liên quan
đến bản năng, bản ngã và siêu ngã trong triết học
và nền văn hóa đại chúng.

An understanding of Freud’s psychodynamic perspective is important in learning about the


history of psychology. You will often see references to the id, ego, and superego in popular
culture and philosophy.
Bản năng xuất hiện khi nào? When Does the Id Emerge?
Freud ví tính cách như một tảng băng vậy. Phần chóp của tảng băng ở trên mặt nước đại diện
cho ý thức. Phần băng lớn hơn chìm dưới mặt dưới tượng trưng cho trạng thái vô thức, nơi tất cả
những ham muốn, suy nghĩ và ký ức ẩn giấu tồn tại. Đây cũng là nơi cư ngụ của bản năng.

Freud compared personality to an iceberg. The tip of the iceberg above the water represents
conscious awareness. The bulk of the iceberg below the water symbolizes the unconscious mind
where all of the hidden desires, thoughts, and memories exist. It is there that the id resides.
Bản năng là cấu phần duy nhất của tính cách xuất hiện từ khi mới sinh ra, Freud phát biểu. Ông
cũng cho rằng thành tố nguyên thủy này của tính cách tồn tại hoàn toàn trong vô thức. Bản năng
hoạt động như một nguồn sức mạnh dẫn dắt tính cách. Nó không chỉ ra sức lấp đầy những ham
muốn cơ bản nhất của chúng ta – trong đó, nhiều ham muốn còn liên hệ mật thiết đến sự sinh
tồn, mà nó còn mang đến nguồn năng lượng cần thiết để điều khiển tính cách.

The id is the only part of the personality that is present at birth, according to Freud. He also
suggested that this primitive component of personality existed wholly within the unconscious.
The id acts as the driving force of personality. It not only strives to fulfill our most basic urges,
many of which are tied directly to survival, it also provides all of the energy necessary to drive
personality.
Từ khi mới sinh ra, trước khi những thành tố khác của tính cách bắt đầu thành hình thì trẻ đã bị
thống trị bởi bản năng. Thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất như đồ ăn, thức uống, trạng thái
thoải mái là những nhiệm vụ tối quan trọng nhất.

During infancy, before the other components of personality begin to form, children are ruled
entirely by the id. Satisfying basic needs for food, drink, and comfort is of the utmost
importance.
Khi con người lớn lên, rõ ràng vấn đề ít nhiều sẽ xuất hiện nếu ta hành xử tùy ý để thỏa mãn
nhu cầu của bản năng bất cứ khi nào ta cảm thấy bị thôi thúc, có nhu cầu và ham muốn. Cũng
may là những thành tố khác của tính cách dần hình thành khi ta lớn lên, cho phép ta kiểm soát
những đòi hỏi của bản năng và hành xử theo cách được xã hội chấp nhận.

As we grow older, it would obviously be quite problematic if we acted out to satisfy the needs of
the id whenever we felt an urge, need, or desire. Fortunately, the other components of
personality develop as we age, allowing us to control the demands of the id and behave in
socially acceptable ways.
Bản năng vận hành như thế nào? How the Id Operates
Bản năng hành xử theo nguyên tắc thỏa mãn, tức nhu cầu xuất hiện là phải được đáp ứng ngay.
Khi bạn đói, nguyên tắc thỏa mãn sẽ dẫn dắt bạn thực hiện hành động ăn. Khi bạn khát, nó hói
thúc bạn tìm thức uống. Nhưng dĩ nhiên, ta không thể lúc nào cũng thỏa mãn những ham muốn
của mình ngay lập tức được. Cũng có khi ta cần phải chờ đến đúng lúc hoặc đến khi ta tiếp cận
được thứ giúp ta lấp đầy nhu cầu của mình.
The id acts according to the pleasure principle, which is the idea that needs should be met
immediately. When you are hungry, the pleasure principle directs you to eat. When you are
thirsty, it motivates you to drink. But of course, we can’t always satisfy our urges right away.
Sometimes we need to wait until the right moment or until we have access to the things that will
fulfill our needs.
Khi ta không thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó ngay, căng thẳng sẽ xuất hiện. Bản năng dựa vào
quá trình đáp ứng nhu cầu sơ cấp để tạm thời giải tỏa căng thẳng. Quá trình đáp ứng nhu cầu sơ
cấp ở đây là tạo ra một hình ảnh nào đó trong đầu bằng việc mơ mộng, tưởng tượng, ảo tưởng,
hoặc một số các quá trình tương tự khác. Ví dụ, khi bạn khát, bạn bắt đầu tự vẽ ra trong đầu
mình một ly bự nước đá mát lạnh.

When we are unable to satisfy a need immediately, tension results. The id relies on the primary
process to temporarily relieve the tension. The primary process involves creating a mental
image through daydreaming, fantasizing, hallucinating, or some other process. For example,
when you are thirsty, you might start fantasizing about a tall, cold glass of ice water.
Những ghi nhận, quan sát và câu nói nổi tiếng về Bản năng. Observations and Quotes about
the Id
Trong cuốn “Các bài giảng mới giới thiệu về phân tâm học” xuất bản năm 1933 của mình,
Freud đã mô tả bản năng là một “phần tăm tối, bất khả xâm phạm của tính cách.” Cách khả thi
duy nhất để quan sát bản năng, theo ông, là nghiên cứu nội dung những giấc mơ và những gợi ý
qua hành vi. Theo góc nhìn của Freud về bản năng, ông cho rằng nó là một kho tàng chứa đựng
nguồn năng lượng ban sơ điều khiển bởi nguyên tắc thỏa mãn, là nguyên tắc hoạt động hướng
đến lấp đầy những nhu cầu cơ bản nhất. Freud cũng so sánh nó với một “cái vạc sôi sục những
nguồn kích thích” và mô tả bản năng là không có một cơ cấu tổ chức lớp lang thực sự nào.

In his 1933 book “New Introductory Lectures on Psychoanalysis,” Freud described the id as
the “dark, inaccessible part of our personality.” The only real way to observe the id, he
suggested, was to study the content of dreams and neurotic behavioral clues. Freud’s
conception of the id was that it was a reservoir of instinctual energy driven by the pleasure
principle that works toward fulfilling our most basic needs. Freud also compared it to a
“cauldron of seething excitations” and described the id as having no real organization.
“Nơi nào có bản năng, nơi đó có bản ngã.” (Sigmund Freud, 1933, “Các bài giảng mới giới
thiệu về Phân tâm học.”
“Where id is, there shall ego be.” (Sigmund Freud, 1933, “New Introductory Lectures on
Psychoanalysis”)
Vậy bản năng và bản ngã tương tác với nhau như thế nào? Freud so sánh mối quan hệ của chúng
như một con ngựa và người đang cưỡi nó. Con ngựa mang đến một nguồn năng lượng giúp di
chuyển về phía trước, nhưng người cưỡi mới là người dẫn dắt những chuyển động mạnh mẽ
này, hướng nó theo một hướng nhất định. Tuy nhiên, đôi khi người cưỡi có thể mất kiểm soát và
để kệ ngựa muốn đi đâu thì đi. Nói cách khác, có khi bản ngã đơn giản là cũng phải để bản năng
vận động tùy ý theo hướng nó muốn.

So how do the id and ego interact? Freud compared their relationship to that of a horse and
rider. The horse provides the energy that drives them forward, but it is the rider to guides these
powerful movements to determine direction. However, sometimes the rider may lose control and
find himself simply along for the ride. In other words, sometimes the ego may simply have to
direct the id in the direction it wants to go.

“Con người ta thực sự sống với bản năng phơi bày. Họ không
giỏi trong việc che đậy những thứ đang diễn ra bên trong họ.”
(Philip Seymour Hoffman)

“People actually live with their id exposed. They’re not good


at concealing what’s going on inside. (Philip Seymour
Hoffman)”
Quan điểm của Freud về tính cách vẫn gây nhiều quan điểm
trái chiều, nhưng kiến thức cơ bản về những nội dung này là rất quan trọng khi ta thảo luận về
phân tâm học và tâm lý học thực hành nói chung.

Freud’s views of personality remain controversial, but a basic knowledge of them is important
when discussing psychoanalysis and the practice of psychology.
Tham khảo. Article Sources
Carducci, B. The Psychology of Personality: Viewpoints, Research, and Applications. John
Wiley & Sons; 2009.
Engler, B. Personality Theories. Boston: Houghton Mifflin Harcourt Publishing; 2009.

You might also like