You are on page 1of 6

Tại sao ta lại mơ?

Đề tài giấc mơ đã thu hút biết bao triết gia trong hàng ngàn năm qua, nhưng giấc mơ mới chỉ
được nghiên cứu thực chứng và tập trung trong một vài năm trở lại đây. Bạn có thể vẫn thường
bị bối rối vì những điều bí ẩn trong giấc mơ của mình, hoặc có thể bạn đã từng tự hỏi tại sao lại
xuất hiện những giấc mơ như vậy.

Dreams have fascinated philosophers for thousands of years, but only recently have dreams
been subjected to empirical research and concentrated scientific study. Chances are that you’ve
often found yourself puzzling over the mysterious content of a dream, or perhaps you’ve
wondered why you dream at all.
Hãy khởi động bằng việc trả lời một số câu hỏi cơ bản.

First, let’s start by answering a basic question.

Giấc mơ là gì? What is a Dream?


Một giấc mơ có thể bao gồm bất cứ hình
ảnh, ý nghĩ và cảm xúc nào được trải
nghiệm trong lúc ngủ.

A dream can include any of the images,


thoughts, and emotions that are
experienced during sleep.
Giấc mơ có thể cực kỳ sống động hoặc
rất mơ hồ, nó có thể được lấp đầy bởi cảm xúc vui sướng hoặc những hình ảnh đáng sợ, nó có
thể rất tập trung, dễ hiểu nhưng cũng có thể khá rối rắm và khó hiểu.

Dreams can be extraordinarily vivid or very vague; filled with joyful emotions or frightening
imagery; focused and understandable or unclear and confusing.
Vậy tất cả chúng ta đều mơ, nhưng lý do tại sao ta lại mơ, theo góc nhìn tâm lý? Mục đích của
giấc mơ là gì?

So while we all dream, what do psychologists have to say about why we dream? What purpose
do dreams really serve?
Mục đích của giấc mơ? What Purpose Do Dreams Serve?
Dù đã có nhiều học thuyết đưa ra nhưng vẫn chưa có một học thuyết nhất quán nào trả lời được
câu hỏi này. Cứ nghĩ đến việc con người dành một khoảng lớn thời gian cho những giấc mơ thì
việc các nhà nghiên cứu chưa hiểu hết được mục đích nó xuất hiện đúng là một trở ngại rất lớn.
Tuy nhiên, ta cần biết rằng khoa học vẫn đang dần làm sáng tỏ chức năng và mục đích chính xác
của bản thân giấc ngủ.

While many theories have been proposed, no single consensus has emerged. Considering the
enormous amount of time we spend in a dreaming state, the fact that researchers do not yet
understand the purpose of dreams may seem baffling. However, it is important to consider that
science is still unraveling the exact purpose and function of sleep itself.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng giấc mơ xuất hiện không nhằm mục đích gì cả, một số người
khác lại tin rằng giấc mơ cực kỳ quan trọng quyết định sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Ernest Hoffman, giám đốc Trung tâm Điều trị Rối loạn giấc ngủ tại Bệnh viện Newton-
Wellesley, Boston, Massachusetts, phát biểu trên Tạp chí Khoa học Hoa Kỳ (2006) rằng “…
giấc mơ có thể có một chức năng (mặc dù chưa được kiểm chứng) là giúp thêu dệt thêm thông
tin mới vào trí nhớ theo cách vừa giảm kích thích cảm xúc, vừa giúp ta thích nghi để đối phó với
sự kiện gây căng thẳng hoặc chấn thương sau này.”

Some researchers suggest that dreams serve no real purpose while others believe that dreaming
is essential to mental, emotional and physical well-being. Ernest Hoffman, director of the Sleep
Disorders Center at Newton-Wellesley Hospital in Boston, Mass., suggested in Scientific
American (2006) that “…a possible (though certainly not proven) function of a dream to be
weaving new material into the memory system in a way that both reduces emotional arousal and
is adaptive in helping us cope with further trauma or stressful events.”
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về một số học thuyết lớn về giấc mơ.

Next, let’s learn more about some of the most prominent dream theories.
Thuyết phân tâm học về những giấc mơ. Psychoanalytic Theory of Dreams
Theo góc nhìn phân tâm học, học thuyết về những giấc mơ của Sigmund Freud cho rằng giấc
mơ đại diện cho những ham muốn, suy nghĩ và động lực trong trạng thái vô thức của con người.
Theo đó, con người ta bị điều khiển bởi những bản năng mang tính tấn công và bản năng tính
dục bị kìm nén trong trạng thái tỉnh thức.
Consistent with the psychoanalytic perspective, Sigmund Freud’s theory of dreams suggested
that dreams represented unconscious desires, thoughts, and motivations. According to Freud’s
psychoanalytic view of personality, people are driven by aggressive and sexual instincts that are
repressed from conscious awareness.
Mặc dù những suy nghĩ này không thể hiện lúc người ta tỉnh táo nhưng Freud cho rằng chúng sẽ
len lỏi tìm cách xuất hiện trong những giấc mơ.

While these thoughts are not consciously expressed, Freud suggested that they find their way
into our awareness via dreams.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Giải mã giấc mơ” của mình, Freud viết giấc mơ là “… sự hoàn thiện
vô hình của những ước muốn bị đè nén.”

In his famous book “The Interpretation of Dreams,” Freud wrote that dreams are “…disguised
fulfillments of repressed wishes.”
Ông cũng mô tả hai thành tố khác nhau của giấc mơ: Nội dung hiển nhiên và nội dung tiềm ẩn.
Nội dung hiển nhiên được hình thành từ những hình ảnh, suy nghĩ và nội dung có thực được
chứa đựng trong giấc mơ, trong khi nội dung tiểm ẩn lại đại diện cho những hàm ý tâm lý ẩn
giấu trong mỗi giấc mơ.

He also described two different components of dreams: manifest content and latent content.
Manifest content is made up of the actual images, thoughts, and content contained within the
dream while the latent content represents the hidden psychological meaning of the dream.
Học thuyết của Freud đã góp phần làm phổ biến hiện tượng giải mã giấc mơ đến tận ngày nay.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào mổ tả được hiện tượng nội dung hiển nhiên làm che dấu đi ý
nghĩa của một giấc mơ.

Freud’s theory contributed to the popularity of dream interpretation, which remains popular
today. However, research has failed to demonstrate that the manifest content disguises the real
psychological significance of a dream.
Mô hình Kích hoạt-Tổng hợp Giấc
mơ. Activation-Synthesis Model of
Dreaming
Mô hình kích thoạt-tổng hợp giấc mơ được
giới thiệu lần đầu vào năm 1977 bởi J. Allan
Hobson và Robert McClarley. Theo học
thuyết này, các mạch trong não được kích hoạt trong giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt
nhanh), làm kích hoạt những vùng trong hệ viền quy định cảm xúc, giác quan và trí nhớ, gồm
hạch hạnh nhân và vùng hải mã. Não sẽ tổng hợp và giải mã hoạt động này, nỗ lực tìm ra ý
nghĩa của những tín hiệu xuất hiện, kết quả là giấc mơ xuất hiện.

The activation-synthesis model of dreaming was first proposed by J. Allan Hobson and Robert
McClarley in 1977. According to this theory, circuits in the brain become activated during REM
sleep, which causes areas of the limbic system involved in emotions, sensations, and memories,
including the amygdala and hippocampus, to become active. The brain synthesizes and
interprets this internal activity and attempts to find meaning in these signals, which results in
dreaming.
Mô hình này cho rằng giấc mơ là một cách giải mã chủ quan những tín hiệu phát ra bởi não bộ
trong lúc ngủ.

This model suggests that dreams are a subjective interpretation of signals generated by the
brain during sleep.
Mặc dù học thuyết này cho rằng giấc mơ là sản phẩm của quá trình kích hoạt tín hiệu từ bên
trong nhưng Hobson không tin rằng giấc mơ là vô nghĩa. Thay vào đó, ông cho rằng giấc mơ là
“’…trạng thái tỉnh thức sáng tạo nhất của chúng ta, là trạng thái mà sự tái kết hợp tự phát và lộn
xộn những yếu tố nhận thức làm xuất hiện những cấu hình thông tin mới lạ: những ý tưởng mới.
Mặc dù hầu hết những ý tưởng này có thể khá vô nghĩa, nhưng chỉ cần một chút sản phẩm nào
đó thực sự sử dụng được thì cũng đủ để nói rằng thời gian ta mơ là không hề lãng phí.”

While this theory suggests that dreams are the result of internally generated signals, Hobson
does not believe that dreams are meaningless. Instead, he suggests that dreaming is “…our
most creative conscious state, one in which the chaotic, spontaneous recombination of cognitive
elements produces novel configurations of information: new ideas. While many or even most of
these ideas may be nonsensical, if even a few of its fanciful products are truly useful, our dream
time will not have been wasted.”
Các học thuyết xử lý thông tin. Information-Processing Theories
Một trong những học thuyết lớn giải thích tại sao ta lại ngủ là giấc ngủ cho phép chúng ta hợp
nhất và xử lý tất cả những thông tin thu thập được trong ngày. Một vài chuyên gia về giấc mơ
còn cho rằng mơ đơn giản chỉ là một phụ phẩm hoặc thậm chí là một phần tích cực trong quá
trình xử lý thông tin. Khi ta xử lý vô số thông tin và ký ức về những thứ diễn ra trong ngày, tâm
trí ta tạo ra những hình ảnh, ấn tượng và câu chuyện kể trong lúc ngủ để kiểm soát tất cả hoạt
động tiếp diễn trong đầu khi ngủ.

One of the major theories to explain why we sleep is that sleep allows us to consolidate and
process all of the information that we have collected during the previous day. Some dream
experts suggest that dreaming is simply a by-product or even an active part of this information-
processing. As we deal with the multitude of information and memories from the daytime, our
sleeping minds create images, impressions, and narratives to manage all of the activity going on
inside our heads as we slumber.
Các học thuyết khác về giấc mơ. Other Theories of Dreams
Nhiều học thuyết khác được đưa ra để giải thích cho sự xuất hiện và ý nghĩa của những giấc mơ.
Sau đây là một số ý tưởng được đưa ra:

Many other theories have been suggested to account for the occurrence and meaning of dreams.
The following are just of few of the proposed ideas:
Một học thuyết cho rằng giấc mơ là kết quả của việc não bộ cố gắng giải thích những kích thích
từ bên ngoài trong quá trình ngủ. Ví dụ, âm thanh của radio bên ngoài có thể được tích hợp vào
nội dung của giấc mơ.

One theory suggests that dreams are the result of our brains trying to interpret external stimuli
during sleep. For example, the sound of the radio may be incorporated into the content of a
dream.
Một học thuyết khác lại ẩn dụ giấc mơ với máy tính. Theo đó, giấc mơ đóng vai trò “dọn dẹp”
những mới lộn xộn trong tâm trí, như kiểu dọn dẹp rác trong máy tính, làm mới tâm trí để chuẩn
bị cho ngày tiếp theo.

Another theory uses a computer metaphor to


account for dreams. According to this theory,
dreams serve to ‘clean up’ clutter from the
mind, much like clean-up operations in a
computer, refreshing the mind to prepare for
the next day.

Một mô hình khác lại cho rằng giấc mơ hoạt


động như một hình thức tâm lý trị liệu. Theo
thuyết này, người đang mơ sẽ có thể tạo lập kết nối giữa những suy nghĩ và cảm xúc khác nhau
trong một môi trường an toàn.

Yet another model proposes that dreams function as a form of psychotherapy. In this theory, the
dreamer is able to make connections between different thoughts and emotions in a safe
environment.
Một mô hình lý thuyết đương thời lại kết hợp một số yếu tố từ những học thuyết khác. Kích
hoạt não sẽ gây ra kết nối lỏng lẻo giữa tư duy và ý tưởng, sau đó chúng sẽ bị dẫn dắt bởi cảm
xúc của người đang mơ.

A contemporary model of dreaming combines some elements of various theories. Activating the
brain creates loose connections between thoughts and ideas, which are then guided by the
emotions of the dreamer.

“Giấc mơ là viên “đá thử” nhân cách


sâu trong chúng ta.” – Henry David
Thoreau

Tham khảo: Sources:


Freud, S. The interpretation of dreams.
1900.
Hobson, J. A. Consciousness. New
York: Scientific American Library; 1999.
Antrobus, J. Characteristics of dreams. Encyclopedia of Sleep and Dreaming. Gale Group;
1993.
Evans, C. & Newman, E. Dreaming: An analogy from computers. New Scientist. 1964;419, 577-
579.
Hartmann, E. Making connections in a safe place: Is dreaming psychotherapy? Dreaming.
1995; 5, 213-228.
Hartman, E. Why do we dream? Scientific American. 2006.

You might also like