You are on page 1of 22

CƠ SỞ GIẢI PHẪU

HỌC VÀ SINH LÝ HỌC


CỦA HOẠT ĐỘNG
TÂM LÝ
(PHẦN 2)

Ths.Trần Thị Tâm Nhàn


Bộ môn Tâm lý Y học
Email: nhanttt@pnt.edu.vn
DÀN BÀI
I. Cơ sở giải phẫu – sinh lý của hoạt động
tâm lý
II. Sự dẫn truyền thần kinh
III. Một số quy luật hoạt động của hệ
thần kinh cấp cao trong hoạt động tâm

IV. Tiến trình hoạt động sinh học của tâm
lý người
V. Ứng dụng thực tiễn
VI. Kết luận
III. MỘT SỐ QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THẦN KINH CẤP CAO
1. Quy luật từ hưng phấn sang ức chế
2. Quy luật lan tỏa và tập trung
3. Quy luật cảm ứng qua lại
4. Quy luật về tính hệ thống
5. Quy luật tương quan giữa cường độ
kích thích và cường độ phản xạ có điều
kiện
Quy luật từ hưng phấn sang ức chế

 Cácxung năng có xu hướng phân tán hưng


phấn lan tỏa thành nhiểu ổ hưng phấn để
dẫn đến trạng thái cân bằng và sau đó ức
chế hoàn toàn.
Ví dụ: chạy mệt, nghỉ ngơi
bé chơi đùa -> lăn ra ngủ

 Quyluật này có tác dụng bảo vệ các tổ chức


thần kinh của vỏ não & toàn cơ thể.
Quy luật lan tỏa và tập trung

 Quá trình hưng phấn hay ức chế khi đã


xuất hiện ở một điểm nào đó trên vỏ
não => có xu hướng lan tỏa từ điểm
phát sinh lan đến một phạm vi nào đó
rồi đi ngược lại tập trung ở điểm phát
sinh. Phạm vi, tốc độ lan tỏa, tập trung
tùy thuộc: trạng thái cơ thể, kiểu hình
thần kinh…
 Xuất hiện ở dưới vỏ não, rõ ở vỏ não
Quy luật cảm ứng qua lại
Biểu hiện của quy luật:
 Cảm ứng qua lại

Ví dụ: khi tập trung học thì không nghe tiếng ồn


ào xung quanh.
 Cảm ứng qua lại tiếp diễn (trong một trung khu

Ví dụ: học sinh ngồi học, các trung khu hoạt


động ít nhiều giảm bớt hoạt động; khi giải lao, hs
hoạt độngtay chân.
 Cảm ứng dương tính

Ví du: giữ người không cử động, nín thở lắng


nghe cho rõ
 Cảm ứng âm tính

Ví dụ: sợ hãi làm cho líu lưỡi lại không nói được.
Quy luật về tính hệ thống

 Sự liên kết có tính hệ thống của các xung


năng khi HP hoặc UC.
 Biểu hiện quan trọng nhất của hệ thống
hoạt động vỏ não là “định hình động lực”
(động hình)

 Ví dụ: hình thành kỹ năng, kỷ xảo.


Quy luật tương quan giữa cường độ kích
thích và cường độ phản xạ có điều kiện
 Trong cung phản xạ có điều kiện, kích thích
càng mạnh -> phản xạ càng mạnh, kích thích
yếu -> phản xạ yếu. Vd: tiếng động lớn -> giật
mình
 Kích thích quá yếu dưới ngưỡng, phát triển kích
thích dưới ngưỡng => không phản ứng.
Vd: âm thanh quá nhỏ -> không để ý đến
 Kích thích quá mạnh vượt ngưỡng => kích
thích càng tăng, cường độ phản xạ càng giảm
vì xuất hiện ức chế vượt hạn.
Vd: Bị giật đồ -> đứng hình
 Khi tế bào vỏ não chuyển từ hưng phấn -> ức
chế và ngược lại, quy luật tương quan về cường
độ bị đảo lộn.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG SINH
HỌC CỦA TÂM LÝ CON NGƯỜI
1. Hệ thống tín hiệu thứ nhất
2. Hệ thống tín hiệu thứ hai
3. Quá trình sinh học của hoạt động tâm lý
a. Biểu tượng (Symbol) và sự tưởng tượng
(fantasy)
b. Quá trình lưu trữ: bộ nhớ (Memory system)
Sơ đồ tóm tắt
quá trình hình thành các hoạt động tâm lý

 Tiếp nhận
Năng lượng:
HTK lành thông tin
mạnh, các  Cảm xúc
tín hiệu  Vận chuyển  Tư duy
thông tin  Hành vi
Các thụ thể
tiếp nhận
tín hiệu ở  Phân tích
các tbTK thông tin
Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai
 KN Hệ thống các tín hiệu:
là tập hợp các kết nối phản xạ có đk của cơ thể
với môi trường, sau đó làm cơ sở hình thành hoạt
động TK cấp cao hơn. Theo thời gian hình thành
HT TH thứ I và thứ II.

 Hệ thống tín hiệu thứ nhất


Tb thị giác, thính giác,
cơ quan thụ cảm
Kích thích Não
 nhận biết cảm giác và hình ảnh bên ngoài của
kích thích.
Hệ thống tín hiệu thứ nhất

KN: là một phức hợp các phản xạ đối với một kích
thích cụ thể, chẳng hạn như ánh sáng, âm thanh, v.v.
Nó được thực hiện nhờ các cơ quan thụ cảm cụ thể
nhận biết thực tế trong các hình ảnh cụ thể. Trong hệ
thống tín hiệu này, các cơ quan cảm giác đóng vai trò
quan trọng, truyền sự kích thích đến vỏ não, ngoại trừ
phần não của máy phân tích vận động lời nói

 Ví dụ: kim đâm vào tay -> đau -> rụt tay lại
nắng làm chói mắt -> nheo mắt
Hệ thống tín hiệu thứ hai
 KN: Hệ thống tín hiệu thứ hai được hình thành
trên cơ sở hệ thống tín hiệu thứ nhất và là một
hoạt động phản xạ có điều kiện nhằm đáp lại
một kích thích bằng lời nói.
 Hệ thống tín hiệu thứ hai là sự khái quát hóa
đặc tính của sự vật, hiện tượng, kích thích…
được hình thành bởi HTK cấp cao thông qua
quá trình diễn dịch, lưu trữ hình ảnh, cảm xúc.
 Hệ thống tín hiệu thứ hai tạo thành cơ sở sinh
lý của tư duy lời nói trừu tượng, vốn chỉ có ở
con người.
Quá tình sinh học của
hoạt động tâm lý
Biểu tượng (Symbols) & Tưởng tượng (Fantasy)
 Biểu tượng: là quá trình tâm lý nhằm phục hồi các
hiện tượng của sự vật hiện tượng mà con người đã cảm
giác và tri giác được, là những tài liệu cụ thể và sinh
động của các quá trình ký ức, tưởng tượng.
 Ví dụ:
 chim bồ câu được sử dụng để biểu thị hòa bình.
 con chó có thể tượng trưng cho lòng trung thành.
 Con rắn là biểu tượng của cái ác nhưng cung là biểu
tượng của ngành y (theo quan điểm XH)
 Lá cờ là biểu tượng của một quốc gia, chủ nghĩa dân
tộc.
 Nam tính, nữ tính (qua tương tác XH)
Quá tình sinh học của
hoạt động tâm lý
Biểu tượng (Symbols) & Tưởng tượng (Fantasy)
 Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản
ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm
của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh
mới trên cơ sở những biểu tượng đã có (những
hình ảnh cũ trong trí nhớ)
Quá tình sinh học của
hoạt động tâm lý
 Quá trình lưu trữ
 Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã
có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ,
giữ gìn và làm xuất hiện lại những điều mà con người đã trải
qua.
 Sản phẩm tạo ra trong trí nhớ được gọi là biểu tượng
 Ví dụ: dáng đứng Việt Nam: anh bộ đội hiên ngang anh dũng/
cô gái Việt Nam trong bộ áo dài dân tộc (tùy vào ngữ cảnh)
 Cơ sở sinh lý của trí nhớ: quy luật hoạt động của thần kinh
cao cấp, sự hình thành những đường liên hệ thần kinh tạm
thời là cơ chế hình thành những kinh nghiệm của cá nhân. Ở
đó, phản xạ có điều kiện (quá trình hình thành đường liên hệ
thần kinh tạm thời giữa một nội dung mới và một nội dung đã
được củng cố từ trước)
Quá tình sinh học của
hoạt động tâm lý
 Cơsở sinh lý của trí nhớ: quy luật hoạt động
của thần kinh cao cấp, sự hình thành những
đường liên hệ thần kinh tạm thời là cơ chế
hình thành những kinh nghiệm của cá nhân.
Ở đó, phản xạ có điều kiện (quá trình hình
thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa
một nội dung mới và một nội dung đã được
củng cố từ trước).
V. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Các bệnh lý do mất cân bằng chất dẫn truyền TK

 Giảm hoạt tính của Gaba -> mất cân bằng đáp
ứng Norepinephrine và 5-HT => lo âu

 Các bất thường trong sự dẫn truyền của hệ


cholinergic, catecholaminergic
(noradrenergic, dopaminergic) và
serotonergic (5-HT) Có thể có sự tham gia
của các hormone và neuropeptides khác (ví
dụ: chất P, dopamine, acetylcholine, GABA)
=> trầm cảm
Các bệnh lý do mất cân bằng chất dẫn
truyền TK

 Lắngđọng beta amyloid ở ngoại bào,


nội bào đám rối thần kinh, các mảng lão
hóa, nhất là hệ viền (ví dụ hải mã),
trong khu vực liên kết của vỏ não và
trong các nơron tổng hợp, sử dụng
acetylcholine (ví dụ nhân Meynert vùng
nền và các đường kết nối của nó tới vỏ
não) => Alzheimer
Dự phòng – rèn luyện

 Luyện sự tập trung chú ý, tri giác, trí


nhớ, tư duy tích cực…
 Phương pháp: thiền, dưỡng sinh, chơi ô
chữ,…
VI. KẾT LUẬN
 Hoạt động tâm lý của người có cơ sở từ hoạt động
sinh lý thần kinh cấp cao mà phần quan trọng là
não bộ của con người kết hợp với các yếu tố xã
hội và môi trường.
 Điều kiện để cơ chế hoạt động tâm lý diễn ra là
năng lượng, các kích thích bên trong và bên ngoài,
các thụ thể chuyên biệtđối với các yếu tố kích
thích và sự trải nghiệm thực tế theo nguyên tắc
thích ứng + học tập + sáng tạo.
 Ứng dụng cơ chế hoạt động sinh lý TK trong ho ạt
động tâm lý, thực hiện lối sống lành mạnh để b ảo
vệ sức khỏe cũng như có được phương pháp điều
trị hiệu quả.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày cấu trúc và chức năng của tế bào thần kinh.
2. Trình bày chức năng tâm lý ở các vùng trên v ỏ não.
3. Trình bày vị trí, chức năng và tên gọi của hai trung
khu liên quan đến điều khiển tiếng nói và chữ viết?
4. Trình bày các vùng vỏ não liên quan đến cảm giác,
vận động
5. Sự dẫ truyền thông tin chỉ diễn ra khi có các điều iện
nào?
6. Trình bày chức năng của một số chất dẫn truyền thần
kinh liên quan đến cảm xúc, tư duy, hành vi.
7. Nêu các quy luật hoạt động của HTK cấp cao của
hoạt động tâm lý’
8. Hệ thống tín hiệu là gì? Tại sao hệ thống tín hiệu thứ
hai chỉ có ở người?

You might also like