You are on page 1of 2

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Nộp bài tập Thảo Luận

Họ và tên: Đinh Tiến Hưng

Lớp: 19DDTA1 - MSSV: 1911790085

1/ Theo các bạn, con vật có ý thức không? Chứng minh? Lấy ví dụ và làm rõ vai
trò quyết định của vật chất đối với ý thức và sự tác động trở lại của ý thức đối
với vật chất?
- Theo em , Con vật có ý thức. Vì David Edelman thuộc Viện Khoa học thần
kinh ở La Jolla, California; Philip Low thuộc Đại học Standford và Christof
Koch ở Viện Công nghệ California đã kết luận rằng con vật không phải là
con người đều có ý thức, con người không phải là động vật duy nhất sở hữu
các chất nền tế bào thần kinh tạo ra ý thức.
- Ví dụ : Con lợn đang ăn trong chuồng, bỗng bị thương khi đang ăn trong
máng, con lợn bắt đầu lùi ra xa khỏi máng và trở nên lo lắng căng thẳng.

- Vật chất có vai trò quyết định ý thức: vì vật chất là cái có trước và mang
tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang
tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì
sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất, chịu sự
chi phối, quyết định của vật chất.

- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất: vật chất sinh ra ý thức
nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua các
hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất
gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.
2/ Từ 2 nguyên lý của phép BCDV chúng ta rút ra được những quan điểm nào?
Lấy ví dụ để làm sáng tỏ các quan điểm ấy.
- Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng
vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của Triết học Mác - Lênin
khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật được xây
dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những
quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan.
- Ví dụ: Theo Hồ Chí Minh thì: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, là một
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhờ có tính thống nhất đó,
chúng không thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua
lại chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó triết
học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối liên hệ là phạm trù triết học dùng
để chỉ sự quy định sự tác động qua lại sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế
giới.

You might also like