You are on page 1of 8

QUÁ TRÌNH TÂM LÝ VÀ TỔ CHỨC NÃO CỦA NGÔN NGỮ

1. Góp vào lịch sử của vấn đề:


Nếu các sự kiện đối với vấn đề về tổ chức não bộ của trí nhớ đã bắt đầu được tích lũy chỉ mới
15-20 năm gần đây, thì vấn đề tổ chức não của các quá trình ngôn ngữ được dựa trên thí
nghiệm đã lâu đến một trăm năm rồi.
Bước đi quan trọng đầu tiên theo hướng này được thực hiện vào năm 1861, khi Brôca đã biểu
đạt luận điểm cho rằng, ngôn ngữ vận động được “khu trú” ở các phần sau của hồi trán thứ ba
của bán cầu trái. Tiếp theo ông, vào năm 1873 Vécnike đã gắn một phần ba hồi thái dương
phía trên của bán cầu trái với chức năng của ngôn ngữ giác quan. Những phát hiện này đã kéo
theo một số lượng đáng kể các thử nghiệm nghiên cứu tiếp theo xem, những vùng nào của vỏ
não tham gia vào tổ chức của ngôn ngữ và các hình thức rối loạn nào của hoạt động ngôn ngữ
sẽ nảy sinh khi có những tổn thương khác nhau về khu trú của não.
Ở những giai đoạn đầu tiên của việc xây dựng lý luận về tổ chức não của ngôn ngữ và các rối
loạn ngôn ngữ thì các sự kiện lâm sàng đều được mô tả trong các thuật ngữ hợp thời thượng
của nửa sau thế kỷ XIX của chủ nghĩa liên tưởng. Hệ thống các khái niệm tâm lý học này đã
buộc ta phải tìm kiếm một bản thể não bộ đặc biệt cho “ngôn ngữ giác quan”, “ngôn ngữ vận
động” vì các mối liên hệ khác nhau của chúng.
Đã định hướng một cách sai lầm cho các tìm kiếm về cơ sở não bộ của ngôn ngữ và đã không
hướng một chút nào sự mô tả bệnh lý học của hoạt động ngôn ngữ vào việc phân tích các cơ
chế sinh lý học của các rối loạn ngôn ngữ. Kết quả là, ngay từ đầu thế kỷ XX các sơ đồ liên
tưởng kinh điển về tổ chức não bộ của ngôn ngữ và của những rối loạn ngôn ngữ đã ở trong
tình trạng khủng hoảng sâu sắc, làm nảy sinh các lý thuyết khác, bắt nguồn từ những quan
niệm hoàn toàn mới, nhưng đáng tiếc, cũng không có kết quả hơn.
Các nhà thần kinh học, cố gắng đi đến bệnh lý học về ngôn ngữ với những quan niệm đó, đã
nhìn thấy trong chứng mất ngôn ngữ chỉ có sự rối loạn của các “sơ đồ trí tuệ” (Van Verơcôm,
1925) hoặc của “các tâm thế trừu tượng” (Gônđơstêin, 1925, 1948) và, sau khi ngừng mọi ý đồ
“khu trú” những rối loạn này trong những vùng xác định của não, đã giới hạn tất cả các tương
quan có điều kiện của những rối loạn này với “toàn bộ não bộ nói chung”, trong trường hợp tốt
nhất là đặt sự rối loạn của những hình thức tinh thần cao cấp này của hoạt động ngôn ngữ
trong sự tương quan với “khối lượng” của chất não bị thương tổn.
Những lý thuyết này, sau khi trao “của quý” cho triết học duy tâm thế kỷ XIX, đã không nhận
được sự đáp lại trong thực tiễn lâm sàng và đã nhanh chóng được thay thế bằng những lý
thuyết khác, ở đó các hình thức rối loạn ngôn ngữ nảy sinh trong các tổn thương của não có
tương quan không phải với các tài liệu tâm lý học, mà là với các tài liệu ngôn ngữ học. Vị tất ý
đồ của nhà thần kinh học vĩ đại Anh Hétđơ (1926) nhằm xây dựng một học thuyết về chứng
mất ngôn ngữ từ lập trường phân tích ngôn ngữ học các rối loạn của ngôn ngữ được nảy sinh
trong các tổn thương thành ổ của não bộ, đã không phải là sự thể hiện rõ ràng nhất của xu
hướng này
Kết quả là Hétđơ, mặc dù có uy tín rất lớn và có những mỏ tả sáng chói về các sự việc đã xảy
ra, cũng đã không đem lại được gì nhiều cho lý thuyết về chứng mất ngôn ngữ thực tế đã
không có ảnh hưởng gì đáng kể đối với học thuyết về các hình thức và cơ chế của sự rối loạn
các quá trình ngôn ngữ trong các tổn thương cục bộ của não.
2. Cấu trúc tâm lý của hoạt động ngôn ngữ:
Như thế, sự đối chiếu trực tiếp các sơ đồ tâm lý học được đơn giản hóa và các cấu tạo ngôn
ngữ học phức tạp với những phần này hay phần kia của vỏ não đã không biện minh được cho
mình cả về lý luận, lẫn cả về thực tế. Lối thoát ra khỏi ngõ cụt đã xác định được gắn với sự thu
nhận những khái niệm đủ chính xác về cấu tạo tâm lý của các quá trình ngôn ngữ và các khâu
riêng lẻ của chúng, một mặt, và với việc tìm ra được các điều kiện sinh lý cần cho việc tổ chức
bình thường các cấu trúc ngôn ngữ phức tạp, - mặt khác.
Tâm lý học hiện đại xem ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp, nghĩa là như một hình
thức phức tạp, có tổ chức đặc trưng của hoạt động có ý thức mà chủ thể tham gia vào đó là
người biểu đạt ý kiến bằng ngôn ngữ, một mặt, và là người lĩnh hội nó, mặt khác. Một mặt, đó
là ngôn ngữ của biểu cảm, được bắt đầu từ động cơ của sự phát biểu, ý nghĩa chung mà nó
được mã hoá để rồi nhờ ngôn ngữ bên trong thành các sơ đồ ngôn ngữ, được chuyển hoá
thành ngôn ngữ đầy đủ trên cơ sở của ngữ pháp “sản sinh”, hay “phát sinh". Mặt khác, đó là
ngôn ngữ ấn tượng, thực hiện một con đường ngược lại - từ sự tri giác dòng ngôn ngữ xa lạ và
giải mã nó thông qua việc phân tích, tách ra các thành tố bản chất và rút ngắn câu phát biểu
bằng ngôn ngữ đã tiếp nhận được đến một sơ đồ ngôn ngữ nào đó, được chuyển hoá tiếp tục
bằng ngôn ngữ bên trong thành ý kiến phát biểu, thành ý nghĩa chung, với ẩn ý tiềm tàng trong
nó. Con đường phức tạp đó được kết thúc bằng sự giải mã động cơ đặt ra cho câu phát biểu.
Rõ ràng là, một hoạt động ngôn ngữ như vậy (cả ngôn ngữ biểu cảm lẫn ngôn ngữ ấn tượng) là
một cấu tạo tâm lý phức tạp nhất. Đặc tính của hoạt động ngôn ngữ như là một hình thức giao
tiếp đặc biệt mới chỉ chỉ ra một mặt của quá trình này. Thông qua đó ngôn ngữ là công cụ của
tư duy và, cuối cùng, công cụ của sự điều chỉnh (tổ chức) các quá trình tâm lý riêng của con
người. Bằng các từ và mệnh đề (các đoạn ngữ, các kết hợp từ) trong ngôn ngữ mà sự phân
tích và khái quát hoá các thông tin đi đến được thực hiện, một mặt, và những phán đoán và kết
luận được biểu đạt - mặt khác. Bởi vậy ngôn ngữ, trong khi là công cụ của giao tiếp, đồng thời
trở thành một cơ chế của hoạt động trí tuệ, cho phép thực hiện các thao tác trừu xuất và khái
quát, và tạo thành cơ sở của tư duy phạm trù.
-> Đặc tính chung của hoạt động ngôn ngữ và chức năng cơ bản
Khâu thứ nhất trong tổ chức thao tác hay thừa hành của ngôn ngữ có liên quan với việc bảo
đảm mặt vật lý, hay âm thanh của nó: phân tích âm thanh của ngôn ngữ, chuyển các dòng âm
thanh liên tục thành các đơn vị riêng rẽ - các âm vị, trên cơ sở tách ra các dấu hiệu giữ vai trò
quyết định trong sự phân biệt ý nghĩa của các từ; các âm vị này không giống nhau trong các
thứ tiếng khác nhau.
Khâu tiếp theo của mặt thừa hành trong quá trình ngôn ngữ là tổ chức từ vựng - ngữ nghĩa của
hành động ngôn ngữ, bao gồm việc nắm được mã từ vựng - hình thái học của ngữ ngôn, nó
bảo đảm cho việc chuyển các hình ảnh hay khái niệm thành các cách biểu thị bằng lời. Nói
cách khác, khâu này được gắn chặt với các chức năng của từ như một cách biểu thị gốc (hay
“cách gọi tên”) và một sự khái quát, tức là với việc đưa khái niệm được biểu thị vào một hệ
thống nào đó của các mối liên hệ theo các dấu hiệu hình thái hoặc ngữ nghĩa.
Khâu tiếp theo của tổ chức quá trình ngôn ngữ là mệnh đề hay lời, nó có thể có mức độ phức
tạp lớn hay nhỏ và có thể chuyển thành ngôn ngữ mở rộng, liên tục (tường thuật).
Sự phân tích tổ hợp quá trình ngôn ngữ, khái quát một số lượng lớn các nghiên cứu tâm lý học
và tâm lý học ngôn ngữ, đã được chúng tôi đưa vào một chỗ khác (xem A.R. Luria Các bài
giảng về Tâm lý học đại cương, 1966 - 1970; Những vấn đề cơ bản của Ngôn ngữ học thần
kinh - đang chuẩn bị in) Chỉ có sự đối chiếu một cách cẩn thận các hình thức rối loạn ngôn ngữ
khác nhau với việc xác định tiếp theo sự khu trú của ổ bệnh mới có thể bảo đảm cho con
đường khó khăn, nhưng duy nhất tin cậy được để giải quyết vấn đề về tổ chức não của hoạt
động ngôn ngữ.

3. Ngôn ngữ ấn tượng:


Sự phân tích tổ chức não của ngôn ngữ được chúng tôi bắt đầu từ các cơ chế sơ đẳng nhất
của ngôn ngữ ấn tượng.
Điều kiện đầu tiên để giải mã ngôn ngữ đã tiếp thu được là sự phân tách chính xác các âm vị
khỏi dòng ngôn ngữ: giữ vai trò quyết định trong quá trình này là phần thứ hai của vỏ não thái
dương (thính giác) của bán cầu trái.
Sự rối loạn thính giác âm vị, kết quả trực tiếp của sự tổn thương “vùng Vécnícke” (hay các
phần trên thái dương của bán cầu trái), là trường hợp điển hình của sự mất đi một trong các
thành phần thao tác cơ bản của ngôn ngữ ấn tượng: nó vẫn còn giữ lại được ý định của bệnh
nhân muốn hiểu rõ ý nghĩa của các từ nghe thấy, không rối loạn những ý đồ tích cực giải mã
ngôn ngữ nghe được, nhưng lại làm cho các ý đồ đó không thành công, do sự rối loạn các điều
kiện cơ bản của việc thực hiện nhiệm vụ này. Trong khi giữ lại được những cơ sở có tính chất
nguyên tắc trong hoạt động trí tuệ của bệnh nhân (điều này được thấy rõ trong việc họ hoàn
toàn có thể tính toán trên chữ viết, trong hoạt động xây dựng trực quan v.v…), nó làm mất khả
năng đối với các hình thức tư duy mà chúng đòi hỏi sự biểu đạt bằng ngôn ngữ và sự duy trì
các thao tác ngôn ngữ trung gian.
Tuy nhiên, sự rối loạn thính giác âm vị chỉ là một hình thức rối loạn sơ đẳng nhất của khâu giải
mã khởi đầu trong quá trình ngôn ngữ. Hình thức thứ hai là sự rối loạn độc đáo của việc hiểu
các từ, nó có thể so sánh với sự “mù tinh thần liên tưởng” của Lítxauerơ ở chỗ, thành phần âm
vị của từ vẫn còn nguyên, nhưng việc nhận ra được ý nghĩa của nó thì bị rối loạn nghiêm trọng.
Giai đoạn tiếp theo của ngôn ngữ ấn tượng là hiểu ý nghĩa của toàn câu hay lời nói trong toàn
cục: tổ chức não của quá trình này là phức tạp hơn nhiều so với tổ chức não của sự giải mã
trực tiếp ý nghĩa của từ.
Điều kiện đầu tiên cần cho sự giải mã lời nói mở rộng là duy trì trong trí nhớ ngôn ngữ tất cả
mọi thành tố (của lời nói) của nó. Nếu điều này không xảy ra thì việc hiểu được một câu dài
hay lời nói mở rộng, đòi hỏi có sự đối chiếu các thành phần của nó sẽ là không thể, bởi vì bệnh
nhân, trong khi duy trì được phần đầu của lời nói, do sự ức chế tăng cao đối với các thành
phần mà quên mất phần cuối của nó, nên đã không thể hiểu được ý nghĩa của toàn bộ câu mở
rộng, mặc dù vẫn còn hiểu được từng từ riêng lẻ.
Điều kiện thứ hai của việc hiểu được ngôn ngữ mở rộng là sự tổng hợp đồng thời các thành tố
của (ngôn ngữ) nó: năng lực không chỉ duy trì trong trí nhớ mọi thành phần của cấu trúc ngôn
ngữ mở rộng mà còn “bao quát” nó một cách đồng thời, đặt nó vào trong những “sơ đồ ngữ
nghĩa” được cảm thụ một cách đồng thời. Điều kiện này không phải là bắt buộc đối với việc
hiểu nhiều hình thức của ngôn ngữ tường thuật đơn giản, mà Xveđeliuxơ (1897) đã gọi là “sự
giao lưu của các sự kiện”, và chúng không chứa đựng các hình thức cộng cách ngữ pháp phức
tạp trong thành phần của mình.
Điều kiện thứ ba của việc hiểu ngôn ngữ mở rộng và của sự giải mã ý nghĩa của nó là sự
phân tích một cách tích cực những thành tố quan trọng nhất trong nội dung (ngôn ngữ) của nó.
Một sự phân tích như vậy là hầu như không cần thiết để giải mã các câu đơn giản và các dạng
ngôn ngữ tường thuật sơ đẳng nhất. Nhưng nó lại hoàn toàn cần thiết để giải mã câu có cấu
tạo phức tạp và hơn nữa, để hiểu được ý nghĩa chung và đặc biệt là ẩn ý của lời nói mở rộng
phức tạp.
Sự giải mã có kế hoạch đối với các cấu trúc ngôn ngữ phức tạp ở những bệnh nhân có “hội
chứng trán” rõ rệt được thay thế hoặc là bằng một dãy những “phỏng đoán”, không bắt nguồn
từ sự phân tích văn bản, hoặc là bằng những định hình ngữ nghĩa thụ động.
4. Ngôn ngữ biểu cảm :
Ngôn ngữ biểu cảm có nội dung mã hoá các ý nghĩ vào lời nói mở rộng và đưa vào thành phần
của mình một loạt các khâu thừa hành. Chúng tôi bắt đầu việc vạch ra tổ chức não của ngôn
ngữ biểu cảm từ việc xem xét các hình thức sơ đẳng nhất của nó và các cơ chế não tương
ứng.
Dạng sơ đẳng nhất của ngôn ngữ biểu cảm là ngôn ngữ lặp lại đơn giản nhất.
Sự lặp lại một âm, một âm tiết hay một từ, tất nhiên, đòi hỏi sự tri giác nghe chính xác; các hệ
thống của vỏ não thái dương (thính giác) tham gia vào hành động lặp lại các thành tố ngôn
ngữ.
Một điều kiện khác của ngôn ngữ lặp lại nguyên vẹn là sự hiện hữu của sơ đồ cấu âm chính
xác, điều này được bảo đảm, như đã chỉ ra ở chương IV, bởi các phần dưới của vỏ não sau
trung tâm (vận động) ở bán cầu trái.
Sự tổn thương các phần này của não sẽ dẫn đến sự phá hoại cấu âm, sự thay thế các cấu âm
gần gũi (đối lập) và sự xuất hiện chứng loạn ngôn ngữ văn học.
Sự phân biệt hình thức mất ngôn ngữ này và hình thức mất ngôn ngữ vận động ly tâm, hay
“thất ngôn Brôca” (A.R. Luria, 1947, 1970), là một trong những sự kiện quan trọng của giai đoạn
phát triển hiện đại của khoa học về các rối loạn ngôn ngữ.

Điều kiện thứ ba của ngôn ngữ lặp lại nguyên vẹn là khả năng di chuyển từ một cấu âm này
sang một cấu âm khác hoặc từ một từ này sang một từ khác.

Các bộ máy của vỏ não trước vận động thuộc bán cầu trái, nhất là các phần dưới của nó, giữ
vai trò cơ bản trong việc bảo đảm tính mềm dẻo cần cho điều trên của các quá trình vận động.

Dạng ngôn ngữ biểu cảm sau đây - gọi tên sự vật bằng từ cần thiết là dạng phức tạp hơn
nhiều.

Điều kiện đầu tiên của việc gọi tên sự vật hay hình ảnh của nó một cách phù hợp là sự tri giác
nhìn đủ rõ ràng đối với nó.
Thứ hai, tính nguyên vẹn của cấu trúc âm học của từ là điều kiện quan trọng và rõ rệt của việc
gọi tên sự vật một cách bình thường, như chúng ta đã biết, nó là chức năng của các hệ thống
ngôn ngữ thính giác của miền thái dương trái.

Điều kiện thứ ba phức tạp hơn nhiều của sự gọi tên sự vật một cách chính xác bao gồm việc
tìm ra cách biểu thị cần thiết và ức chế tất cả các sự lựa chọn phụ.
Dấu hiệu đặc trưng của loại rối loạn ngôn ngữ biểu cảm này là sự kiện mà, khi nhắc một âm
đầu tiên hay một âm tiết đầu tiên của từ phải tìm là giúp ngay cho bệnh nhân tức khắc tìm ra
được từ cần thiết. Điều này đã phân biệt chứng “mất trí nhớ ngôn ngữ” đích thực với chứng
“mất ngôn ngữ trí nhớ nghe”, mà cơ sở của nó là sự sói mòn các cấu trúc âm thanh của từ.
Điều kiện cuối cùng, điều kiện thứ tư cần thiết cho việc gọi tên sự vật một cách bình thường.
Đó chính là tính cơ động của các quá trình thần kinh mà chúng ta đều đã biết.
Điều kiện này không được tuân thủ cả trong những tổn thương của các phần dưới miền trước
vận động của bán cầu trái (vùng Brôca), lẫn trong những tổn thương của miền vỏ não trán - thái
dương trái, trong những trường hợp đó đối với các hiện tượng mà chúng ta đã biết thì tính ỳ
bệnh lý của các dấu vết được gắn kết với hiện tượng “xa lánh ngữ nghĩa của từ” vùng thái
dương khi ấy thái độ phê phán đối với tính ỳ bệnh lý được phát sinh và việc chỉnh sửa các sai
sót đã mắc phải bị rối loạn. Bây giờ, chúng ta cần chuyển sang vấn đề tổ chức não bộ của hoạt
động ngôn ngữ biểu cảm nói chung.
Chúng tôi sẽ không dừng lại nhiều ở những khó khăn của ngôn ngữ biểu cảm mở rộng, chúng
được gắn với những khó khăn của việc phát âm hay của việc tìm ra các từ riêng lẻ, mà đi thẳng
vào những rối loạn nguyên phát của hoạt động ngôn ngữ mở rộng tự phát. Như đã nói ở trên,
ngôn ngữ biểu cảm mở rộng hay lời được bắt đầu từ ý định hay ý nghĩ, mà về sau chúng cần
được giải mã thành hình thức lời nói và cần phải tìm ra được sự hiện thân của mình trong lời
phát biểu.
Cả hai quá trình này đều đòi hỏi sự tham gia của các thuỳ trán của não, chúng là bộ máy làm
nảy sinh những động cơ phức tạp, một mặt, và tạo ra ý định tích cực hay sự biểu đạt ý đồ - mặt
khác.
Chứng “mất tự phát ngôn ngữ”, thường phát sinh trong những tổn thương hoàn toàn của các
thuỳ trán não bộ (kéo theo cả hai bán cầu), còn chưa có thể được đánh giá như là một rối loạn
có tính chất “mất ngôn ngữ”. Đúng hơn, nó là một hình thức cục bộ của chứng mất tính tự phát
chung của bệnh nhân. Thế nhưng hình thức rối loạn ngôn ngữ sau, mà chúng tôi gọi bằng thuật
ngữ “mất động lực ngôn ngữ” và chúng tôi đã chuyển sang mô tả nó, lại chiếm một vị trí rõ rệt
và độc đáo trong các rối loạn mất ngôn ngữ (A.R. Luria, 1947, 1948, 1962, 1963, 1964, 1965,
1966, 1969, 1970; A.R. Luria và Svétcôva, 1968).
Giả thiết cho rằng, nguyên nhân của sự mất khả năng sản sinh lời nói mở rộng đó là sự rối loạn
“câu - sơ đồ tuyến”, có liên quan với thiếu sót trong chức năng vị ngữ của ngôn ngữ, đã được
khẳng định bằng một thí nghiệm đơn giản của L.X. Svétcôva.
Cái sự kiện, mà L.X. Svétcôva đã quan sát được thật là thú vị: nếu như thử nghiệm trực tiếp
việc biểu đạt lời nói mà việc ghi điện cơ đồ của môi và lưỡi không phát hiện được một xung
động đặc biệt nào, thì khi đưa ra sơ đồ câu làm điểm tựa để gợi nhớ đã ghi nhận được các
xung động của môi, của lưỡi và thanh quản trên điện cơ đồ một cách rõ ràng, (hình 104).

Hình 104 - Điện cơ đồ của bộ máy ngôn ngữ ở bệnh nhân


bị “mất động lực ngôn ngữ”.
(tui không thấy hình trong tài liệu nên có gì bà chịu khó tìm giúp tui nha)
(tui hỏng tìm được hình điện cơ đồ :<)

Hiện tượng “mất động lực ngôn ngữ” có thể có những hình thức phức tạp hơn nhiều; ngay ở
những thời kỳ đầu nghiên cứu các hiện tượng tương ứng (A.R. Luria, 1947, 1948, 1963) chúng
tôi đã quan sát thấy trường hợp, khi mà bệnh nhân hoàn toàn giữ được khả năng lặp lại các từ
và câu lại hoàn toàn không có khả năng đối với lời nói mở rộng độc lập.

(Nguồn : Cơ sở tâm lý học thần kinh - A.R.LURIA)

Chương 6. TƯ DUY
1. CẤU TẠO TÂM LÝ
- Biểu tượng về tư duy: là về một hoạt động tâm lý cụ thể và tách ra được các bộ phận
cấu thành của nó, mà trong mức độ như nhau đều được thể hiện cả trong tư duy trực quan
- hành động, lẫn cả trong tư duy từ ngữ - lôgíc, suy lý - lôgíc. Trên cơ sở của những biểu
tượng này, tâm lý học thần kinh cùng tìm kiếm bản thể não bộ của “tư duy nói chung”,
thoạt đầu là tìm kiếm hệ thống các cơ chế não bộ mà chúng bảo đảm cho các khâu và giai
đoạn cấu thành của tư duy.
- Tư duy chỉ nảy sinh trong những trường hợp khi mà ở chủ thể có một động cơ tương
ứng, làm cho nhiệm vụ trở nên cấp thiết và việc giải quyết nhiệm vụ là tất yếu, và khi mà
chủ thể ở trong một tình huống mà ở họ không có sẵn cách giải quyết (do bẩm sinh hay
thói quen) để thoát ra khỏi nó.
- Giai đoạn đầu tiên, tiếp ngay sau sự nảy sinh nhiệm vụ là kiềm chế các phản ứng nảy
sinh một cách có tính chất xung động, định hướng vào các điều kiện của nhiệm vụ, phân
tích các thành tố nằm trong nó, tách nó thành các bộ phận cơ bản nhất và đối chiếu chúng
với nhau. Sự định hướng ban đầu như thế vào các điều kiện của nhiệm vụ là giai đoạn
đầu tiên bắt buộc của mọi quá trình tư duy thực sự, thiếu nó thì không thể có một quá
trình tư duy nào được thực hiện cả.
- Giai đoạn tiếp theo của quá trình tư duy là lựa chọn một trong những con đường giải
quyết có thể có và hình thành một con đường chung (sơ đồ) để giải quyết nhiệm vụ, làm
cho một vài nước đi trở nên chắc chắn hơn và loại bỏ mọi sự lựa chọn không phù hợp.
- Sự có mặt của các mối liên hệ nhiều mức độ được nhắc đến ở trên về ý nghĩa của từ, mà
chúng tham gia vào mọi hình thức tư duy, sẽ quy định cấu trúc xác suất của hành động tư
duy; mỗi một nhiệm vụ nhất thiết đều đề ra một mạng lưới các lựa chọn, mà một trong
chúng sẽ được chủ thể chọn lấy do tính chất của các mối liên hệ ẩn sau ý nghĩa của từ.
- Quá trình phân tích các điều kiện của nhiệm vụ và chọn lấy một lựa chọn nhất định từ
nhiều lựa chọn có thể có ấy đã tạo thành bản chất tâm lý của các quá trình “sáng tạo”
(ơrixtic
- Các thao tác luôn luôn là sự sử dụng các mã có sẵn (ngữ ngôn, lôgíc, con số), được hình
thành trong quá trình lịch sử xã hội và thích hợp để thực hiện cái sơ đồ tư tưởng hay giả
thuyết.
-Quá trình tư duy trải qua một số giai đoạn: nó được bắt đầu từ những hành động bên
ngoài chi tiết (thử và sai), sau đó diễn ra giai đoạn ngôn ngữ bên ngoài mở rộng, mà sự
tìm kiếm cần thiết được thực hiện nhờ nó, quá trình rút ngắn, thu hẹp sự tìm kiếm bên
ngoài được hoàn tất và chuyển sang quá trình bên trong độc đáo, khi đó chủ thể sẽ dựa
vào hệ thống các mã đã có sẵn, được họ lĩnh hội (ngữ ngôn và lôgíc - trong tư duy suy lý
từ ngữ, con số - trong việc giải quyết các nhiệm vụ số học)… Sự có mặt của các mã bên
trong đã được lĩnh hội vững chắc, tạo nên cơ sở thao tác của “hành động trí tuệ”, là cơ sở
của việc thực hiện các thao tác tư duy và trở thành cơ sở vững chắc cho pha thao tác của
tư duy ở chủ thể người lớn, đã nắm chắc các mã này.
- Việc sử dụng các mã đã được mô tả sẽ dẫn chủ thể đến pha tiếp theo của hành động tư
duy, mà trong suốt nhiều thập niên nó được đánh giá là pha cuối cùng, nhưng theo các
quan niệm hiện đại thì nó vẫn chưa hoàn tất hành động trí tuệ. Pha này la sự giải quyết
thực sự đối với nhiệm vụ hay tìm ra lời đáp cho câu hỏi mà nhiệm vụ đã đề ra.
- Sự rối loạn “hành vi có tính chất phạm trù” đúng ra là hậu quả của một chuỗi lớn các
biến đổi diễn ra trong hoạt động trí tuệ của bệnh nhân, hơn là nguyên nhân của chúng; và
sự rối loạn “hành vi có tính chất phạm trù”, theo các tài liệu của chính K. Gônđơstêin, có
thể nảy sinh trong các tổn thương thành ổ của não rất khác nhau về khu trú và, do đó, là
kết quả chung của một quá trình bệnh lý phức tạp.
- Chúng ta có thể gặp sự rối loạn khả năng duy trì nhiệm vụ, ức chế những ý đồ nảy sinh
một cách xung động, ngay tức khắc tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra mà
không cần có sự định hướng sơ bộ vào các điều kiện cơ bản của nó; năng lực xây dựng
giả thuyết, thực hiện việc lựa chọn các bước đi có thể có, sử dụng các thao tác hay mã
phù hợp và, cuối cùng, đối chiếu các kết quả thu được với các điều kiện ban đầu của
nhiệm vụ và đánh giá sự phù hợp của cách giải quyết đã thu được, cũng có thể bị phá
huỷ.
2. TƯ DUY TRỰC QUAN (XÂY DỰNG)
-Hình thức tư duy trực quan - hành động đơn giản nhất và được nghiên cứu kỹ nhất trong
lâm sàng là quá trình giải quyết các nhiệm vụ xây dựng, và những nhiệm vụ kiểu “các
khối Kôôtxơ” hay “khối vuông Link” có thể là mô hình đơn giản nhất của nó.
- Trong những trường hợp này thì nghiệm thể phải bày ra một kết cấu mà sơ đồ của nó
được đưa ra cho họ dưới dạng một bức hình của các khối riêng lẻ. Đặc điểm của kết cấu
này là ở chỗ, các thành phần được tách rời ra từ một mô hình, được tri giác trực tiếp,
không tương ứng với các thành phần, mà từ chúng mô hình này cần phải được tạo thành
kết cấu thực.
- Nhiệm vụ tư duy, được đặt trước nghiệm thể bằng trắc nghiệm này, là ở chỗ: làm sao để
khắc phục được các “véc-tơ" của ấn tượng trực tiếp và chuyển các thành phần của ấn
tượng thành các thành phần của kết cấu.
Các thí nghiệm với các khối Kôốtxơ
-Sự rối loạn các tổng hợp không gian trong các tổn thương của các phần đỉnh - chẩm bên
bán cầu trái sẽ làm xấu đi một cách nghiêm trọng khả năng thực hiện các nhiệm vụ được
mô tả trên đây đối với hoạt động xây dựng. Bệnh nhân thuộc nhóm này phân loại các
khối Kôôtxơ một cách kém cỏi, trong khi không biết nên đặt chúng như thế nào và nên
đặt đường chéo ở vị trí nào để nó trùng với đường viền của mẫu.
Sự rối loạn của việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng với các khối
- Thứ nhất, các quá trình tư duy trực quan (xây dựng) đều có cấu tạo phức tạp, đều được
dựa trên một phức hợp hoàn chỉnh các vùng não bộ hoạt động cùng nhau và,
- Thứ hai, sự phân tích chú tâm vào những biến đổi, được đưa vào hoạt động xây dựng
trực quan trong những tổn thương khác nhau về khu trú của não bộ, đã cho phép vạch ra
các vai trò mà mỗi một vùng não đó đảm nhận trong cấu tạo của các quá trình tư duy trực
quan.
3. TƯ DUY TỪ NGỮ - LÔGÍC (SUY LÝ LÔGÍC)
Sự giải quyết nhiệm vụ
- Bài toán số học luôn luôn chứa đựng trong thành phần của mình mục đích (được biểu
đạt dưới dạng câu hỏi của bài toán) và các điều kiện, mà khi phân tích chúng có thể tạo
được một sơ đồ nào đó về việc giải bài toán hay đi đến một chiến lược nào đó cho phép
tìm ra cách giải cần có. Chiến lược này, được biểu đạt dưới dạng một giả thuyết nhất
định, gợi nên sự tìm kiếm các thao tác riêng lẻ mà việc thực hiện chúng có thể đưa đến
kết quả cần có.
- Quá trình giải bài toán được kết thúc ở sự đối chiếu con đường đã thực hiện và kết quả
thu được với câu hỏi chung, lẫn với cả các điều kiện của bài toán; trong trường hợp có sự
trùng khớp hay sự thống nhất của cách giải đã tìm được với những điều kiện của bài toán
thì hoạt động trí tuệ được chấm dứt. Ngược lại, mọi sự bất đồng của con đường và kết
quả giải quyết đối với những điều kiện ban đầu thì buộc phải quay lại tìm kiếm các
phương thức giải quyết phù hợp.
- Sự phân tích về mặt cấu trúc (trong việc giải quyết bài toán) vừa mới được dẫn ra đối
với các đòi hỏi, mà các bài toán khác nhau về cấu tạo đề ra cho quá trình giải chúng, đã
cho phép đi đến sự phân tích vấn đề: chính quá trình giải toán được biến đổi như thế nào
khi loại bỏ các điều kiện này hay điều kiện kia, có liên quan đến hoạt động của các hệ
thống não bộ xác định, và do đó, tới vấn đề về tổ chức não bộ của quá trình phức tạp này.
- Nét đầu tiên và cơ bản của sự rối loạn hoạt động trí tuệ ở những bệnh nhân bị tổn
thương hoàn toàn các thùy trán của não bộ là ở chỗ, văn bản nhiệm vụ đưa ra không được
họ nhận thức như là nhiệm vụ, nói cách khác, như là một hệ thống các thành tố phụ thuộc
của các điều kiện.
- Sự phân tích về mặt tâm lý học thần kinh đã chỉ ra những khác biệt sâu sắc trong tính
chất của những rối loạn trong việc giải bài toán khi có những tổn thương khác nhau về
khu trú của não bộ và cho phép thấy được rằng, nếu các phần sau của bán cầu đại não
(thuộc thành phần của khối chức năng thứ hai của não) bảo đảm cho các điều kiện thao
tác của việc thực hiện hoạt động trí tuệ, thì các thùy trán của não (thuộc thành phần của
khối chức năng thứ ba) là cần thiết cho việc tổ chức hoạt động trí tuệ nói chung, với sự
chương trình hóa hành động trí tuệ và sự kiểm soát việc thực hiện hành động đó là các
thành phần của nó.

You might also like