You are on page 1of 2

KHÁI NIỆM Ý THỨC:

Theo tâm lý học: ý thức chính là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất mà chỉ ở con người
mới có. Nó được phản ánh thông qua cử chỉ, lời nói, hành động, suy nghĩ. Đó là những gì
mà con người đã tiếp thu được thông qua quá trình giao tiếp với thế giới khách quan. Về
cơ bản, ý thức là nhận thức của cá nhân về bản thân và thế giới xung quanh.
Theo triết học: Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm
những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí, niềm
tin…của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên
và lịch sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào
trong đầu óc của con người.

Các quan niệm về nguồn gốc ý thức:


Chủ nghĩa duy tâm: ý thức là bản thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh
thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.
Chủ nghĩa duy tâm siêu hình: xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý
thức; coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra.
Chủ nghĩa duy tâm biện chứng: ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài
của thế giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã
hội – lịch sử của con người.
NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC
THẾ GIỚI KHÁCH QUAN
NGUỒN GỐC TỰ
NHIÊN
PHẢN ÁNH

BỘ NÃO NGƯỜI
NGUỒN GỐC
Ý THỨC

LAO ĐỘNG
NGUỒN GỐC
XÃ HỘI

NGÔN NGỮ

Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất khác trong quá trình tác động
qua lại của chúng.
Thế giới khách quan (cái được phản ánh) tác động vào bộ não người (cơ quan phản ánh)
là nguồn gốc tự nhiên của sự xuất hiện ý thức (cái phản ánh) (NGUỒN GỐC TỰ
NHIÊN)
NGUỒN GỐC XÃ HỘI:
Lao động:
+ Hoàn thiện dần chức năng của bộ óc
+ Từ dáng đi khom chuyển thành dáng đi thẳng
+ Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính
+ Hình thành ngôn ngữ
Ngôn ngữ:
+ Chuyền tải tư duy, ý thức
+ Phương tiện tồn tại và phát triển ý thức  “Ngôn ngữ là vỏ vật chất của Tư duy"
Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, nghiên cứu những
thuộc tính, những quy luật vận động của nó, từ đó hình thành dần những tri thức nói riêng
và ý thức nói chung.
Ý thức được biểu hiện thông qua ngôn ngữ.
BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
+ Ý thức là “hình ảnh” về hiện thực khách quan trong bộ óc con người: nội dung
phản ánh là khách quan, hình thức phản ánh là chủ quan.
+ Ý thức là sưj phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội: trao đổi thông
tin giữa chủ thể và đối tượng phản ảnh, xây dựng các học thuyết, lý thuyết khoa học, vận
dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn
Ý thức mang bản chất xã hội
+ Điều kiện lịch sử
+ Quan hệ xã hội
KẾT CẤU Ý THỨC
Các lớp cấu trúc ý thức: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí
Các cấp độ ý thức: tự ý thức, vô thức, tiềm thức
VẤN ĐỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Phân biệt ý thức con người và máy tính điện tử là 2 quá trình khác nhau về bản chất.

You might also like