You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

BỘ CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


TÂM LÝ Y HỌC – ĐẠO ĐỨC Y HỌC
(4 câu/ đề thi, 90 phút)
Mạc. Quanh

1.Trình bày khái niệm tâm lý, tâm lý học và tâm lý học y học.
2.Trình bày bản chất tâm lý người.
3.Trình bày các phương pháp nghiên cứu tâm lý người.
4.Vẽ sơ đồ và trình bày phân loại các hiện tượng tâm lý. (Câu 3)
5.Trình bày những đặc điểm chung của nhận thức cảm tính. (Câu 4)
6.Trình bày yếu tố quyết định đối với sự hình thành nhân cách. (Câu 5)
7.Nêu các phân kỳ lứa tuổi và trình bày đặc điểm tâm lý học tuổi vị thành niên và thanh niên. (Câu 8, thiếu
thanh niên)
8.Trình bày các hoạt động chăm sóc tại phòng khám tác động về tâm lý tới người bệnh và những điều cán bộ
y tế cần tránh.
9.Trình bày những diễn biến tâm lý của bệnh nhân khi nằm điều trị. (Câu 10)
10.Trình bày các hoạt động chăm sóc tác động tới tâm lý người bệnh và khi cho bệnh nhân xuất viện.
11.Trình bày tâm lý bệnh học bệnh nhân nội khoa và bệnh nhân cao tuổi. (11)
12.Trình bày tâm lý bệnh học bệnh nhân ngoại khoa và trẻ em bị bệnh.
13.Trình bày khái niệm stress; tính chất và phương thức gây bệnh của các stress
14.Trình bày các dấu hiệu và triệu chứng của stress.
15.Trình bày liệu pháp tâm lý trực tiếp.
16.Trình bày liệu pháp tâm lý gián tiếp.
17.Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giao tiếp giữa thầy thuốc, nhân viên y tế với bệnh nhân.
(Câu 16)
18.Trình bày quy tắc giao tiếp giữa thầy thuốc, nhân viên y tế với bệnh nhân. (Câu 17)
19.Trình bày các yêu cầu về đạo đức cá nhân của cán bộ y tế. (Câu 18)
20.Trình bày nghĩa vụ nghề nghiệp của người cán bộ y tế.
Câu 1: Trình bày khái niệm tâm lý, tâm lý học, tâm lý học y học
*Tâm lý: Ý nghĩ tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong con người.
Nói khái quát, tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng xuất hiện trong đầu óc con người, gắn liền và điều
hành mọi hành động, hoạt động của con người

*Tâm lý học: Là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý do thế giới khách quan tác động vào não con
người sinh ra, tức là nghiên cứu quá trình hình thành hay nảy sinh (quá trình tâm lý), sự diễn biến phát triển
của chúng (trạng thái tâm lý) và sự tồn tại hay thời gian tồn tại của hiện tượng tâm lý đó (thuộc tính tâm lý)
- Quá trình tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn
biến và kết thúc tương đối rõ ràng nhằm biến tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý.
(Ví dụ: + Quá trình nhận thức: gồm quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng
+ Quá trình cảm xúc: vui mừng, buồn bã, khó chịu, ...
+ Quá trình ý chí: ham muốn, tham vọng, đặt muc đích phấn đấu, đấu tranh tư tưởng.)
- Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và
kết thúc không rõ ràng, thường ít biến động nhưng chi phối một cách căn bản các quá trình tâm lý đi kèm với
nó. (Ví dụ: sự ganh đua, sự chú ý, tâm trạng,...)
- Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi
(hình thành lâu dài và kéo dài rất lâu) có khi kéo dài suốt cả đời người, tạo thành những nét riêng của người
đó (nhân cách), chi phối các quá trình và trạng thái tâm lý của người đó (Ví dụ: xu hướng, tính cách, khí chất,
năng lực, ...)

*Tâm lý học y học: Khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của người bệnh, của cán bộ y tế trong hoàn
cảnh và điều kiện khác nhau. Hay, tâm lý y học là khoa học nghiên cứu không chỉ quá trình phát sinh bệnh,
quá trình phát triển, tiên lượng và kết quả điều trị bệnh của người bệnh mà còn là khoa học nghiên cứu tác
động của cán bộ y tế đối với người bệnh để điều trị hay phòng ngừa bệnh làm thay đổi một cách tích cực
hoặc tiêu cực căn bệnh đó.

Câu 2: Trình bày bản chất tâm lý người


* Tâm lý người mang tính chủ thể:
Cùng nhận một hiện thực khách quan tác động nhưng ở những chủ thể (con người) khác nhau cho ta những
hình ảnh tâm lý với những mức độ và sắc thái khác nhau
- Hoặc, cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những hoàn cảnh, thời
điểm, trạng thái cơ thể và tinh thần khác nhau có thể cho ta thấy hình ảnh tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.
-Ví dụ: Cùng ngắm một bông hoa, người bảo đẹp, người khác bảo không đẹp. Hoặc người ngắm bông hoa ở
trạng thái vui thì bảo thấy đẹp, người ngắm bông hoa ở trạng thái thường hay cáu giận thì thấy bông hoa xấu
hoặc không có ý nghĩa
 Sự phản ánh thế giới khách quan của mỗi người khác nhau là do nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố (đặc điểm
về cơ chế, giác quan, hệ thần kinh và não bộ: hoàn cảnh sống, trình độ văn hóa và điều kiện giáo dục). Con
người đã phản ánh thế giới khách quan bằng hình ảnh tâm lý thông qua lăng kính chủ quan của mình.
* Tâm lý người mang bản chất xã hội:
“Bản chất con người tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người sống và tồn tại không thể thoát ly khỏi các
mối quan hệ giữa người- người, người- thế giới tự nhiên nên tâm lý người mang bản chất xã hội- lịch sử.
Tâm lý người được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp, là kết quả của quá trình
tiếp thu vốn kinh nghiệm và nền văn hóa xã hội, tâm lý đó lại tác động trở lại hiện thực khách quan theo
chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
 lưu ý trong thực tiễn y học:
-Tâm lý có nguồn gốc thế giới khách quan nên khi điều trị, chăm sóc người bệnh cần chú ý đến hoàn cảnh
sống và hoạt động của họ.
- Tâm lý người mang bản tính chủ thể, nên khi điều trị, chăm sóc người bệnh cần chú ý đến cái riêng trong
tâm lý mỗi người.
- Tâm lý người có nguồn gốc xã hội nên trong điều trị, chăm sóc người bệnh cần chú ý đến môi trường xã
hội, nền văn hóa xã hội và các mối quan hệ mà họ sống và làm việc.
 Ý nghĩa: Thúc đẩy quá trình chuẩn đoán, chăm sóc và điều trị tiên lượng bệnh; khích lệ, động viên người
bệnh tin tưởng, yên tâm điều trị, có nghị lực vượt qua khó khăn, thách thức nhằm chống lại căn bệnh của
mình.
 Tâm lý người mang tính chủ thể và mang tính bản chất xã hội. Tâm lý người có chức năng định hướng,
điều khiển hoạt động, điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mọi hoàn cảnh, phù hợp với bản thân nhằm đem
lại hiệu quả cao nhất.

Câu 3: Trình bày các phương pháp nghiên cứu tâm lý người.
+ Có các phương pháp cơ bản sau:
- Quan sát
- Đàm thoại ( trò chuyện, trao đổi nghiên cứu, bệnh sử)
- Phân tích sản phẩm
- Trắc nghiệm (Test)
- Thực nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
+Một số phương pháp thường được áp dụng là:
*Phương pháp quan sát: là phương pháp sử dụng loại tri giác có chủ định để xác định những biểu hiện bên
ngoài của bệnh lý như cử chỉ, cách nói năng, cảm xúc, các mối quan hệ, ...
- Hình thức quan sát: quan sát toàn diện hoặc quan sát bộ phận, có trọng điểm, quan sát trực tiếp hoặc gián
tiếp.
-Muốn quan sát kết quả cao cần chú ý:
+Xác định mục đích, nội dung, bộ phận thực thể cần quan sát để chuẩn đoán bệnh hoặc lập kế hoạch
quan sát cụ thể trong hoạt động của người bệnh
+Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống theo loại bệnh đang tiên lượng.
+Ghi chép thu thập thông tin quan sát1 cách khách quan, trung thực để xác định thực thể loại bệnh
* Phương pháp đàm thoại, nghiên cứu tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân: là phương pháp nghiên cứu trực tiếp
thông qua ngôn ngữ nhằm thu thập những thông tin có liên quan đến bản thân người bênh: tuổi, giới tinh, văn
hóa, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống hay liên quan đến loại bệnh như tình trạng biến đổi trong cơ thể hiện nay
(ngủ, những cơn đau đớn...) thời điểm xuất hiện, sự bắt đầu, nguyên nhân, diễn biến của bệnh
- Nhờ vậy, mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh thêm sâu sắc, họ hiểu người bệnh hơn về tâm lý,
bệnh tật người bênh và từ đó có thể xác định loại bệnh và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho người bệnh
- Muốn đàm thoại đạt kết quả cao, cần lưu ý:
+ Gần gũi, thông cảm, chấp nhận và tôn trọng người bệnh cũng như người thân của người bệnh nhằm tạo
cho họ có niềm tin và cởi mở với cán bộ y tế
+ Trao đổi tập trung và có mục đích vào những vấn đề cần quan tâm để chẩn đoán và xác định liệu pháp
hay phác đồ điều trị phù hợp
+ Sử dụng liệu pháp tâm lý
+ Cán bộ y tế cần cân nhắc lời nói, câu hỏi phù hợp để hiệu quả cao
* Phương pháp phân tích sản phẩm
- Là phương pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm (vật chất, tinh thần) của hoạt động do người bệnh làm ra
hoặc các bệnh phẩm để nghiên cứu chức năng tâm lý, bệnh lý. Vì trong mỗi sản phẩm, vật phẩm đó có chứa
đựng “dấu vết” tâm lý của con người – với tư cách là chủ thể hoạt động. Thông qua sản phẩm hoạt động
chúng ta tìm hiểu được tính cách, năng lực, tình cảm của người bệnh.
- Các kết quả, sản phẩm của hoạt động phải được xem xét trong mối liên hệ với những điều kiện hoạt
động.
* Phương pháp thực nghiệm
- Là quá trình tạo ra những tình huống tác động vào người bệnh một cách chủ động, cho điều kiện được
xác định để người bệnh bộc lộ những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của bệnh,
qua đó thu thập thông tin định tính hay định lượng một cách khách quan để khẳng định hay phủ định với tiên
lượng ban đầu.
- Có 2 loại thực nghiệm cơ bản
+ Thực nghiệm tự nhiên: tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc sống và hoạt động
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm (hay thực nghiệm trong điều kiện, hoàn cảnh được sắp đặt trước
có chủ định)
* Phương pháp trắc nghiệm
- Là một phép thử để đo lường tâm lý đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội dung và quy
trinh thực hiện nhằm đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người hoặc một nhóm người
- Trong y học, phương pháp này được áp dụng để xác định phản ứng của người bệnh hay nhóm người
bệnh trước căn bệnh, cách điều trị; nó giữ vai trò chủ yếu để giải quyết các nhiệm vụ của chẩn đoán lâm sàng.

Câu 4: Vẽ sơ đồ và trình bày phân loại các hiện tượng tâm lý

Hiện tượng tâm lý

Trạng thái tâm lý Thuộc tính tâm lý

Xu hướng
Tính cách
Sự chú ý
Khí chất
Tâm trạng
Năng lực

* Phân loại các hiện tượng tâm lý


- Quá trình tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn
biến và kết thúc tương đối rõ ràng nhằm biến tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý.

(Ví dụ: + Quá trình nhận thức: gồm quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng
+ Quá trình cảm xúc: biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ,
yêu thương hay căm ghét, ...
+ Quá trình ý chí: thể hiện sự ham muốn, tham vọng, đặt mục đích phấn đấu về vấn đề đó hay quá
trình đấu tranh tư tưởng.)
- Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và
kết thức không rõ ràng, thường ít biến động nhưng chi phối một cách căn bản các quá trình tâm lý đi kèm với
nó. (Ví dụ: sự ganh đua, sự chú ý, tâm trạng,...)
- Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi
(hình thành lâu dài và kéo dài rất lâu) có khi kéo dài suốt cả đời người, tạo thành những nét riêng của người
đó (nhân cách), chi phối các quá trình và trạng thái tâm lý của người đó (Ví dụ: xu hướng, tính cách, khí chất,
năng lực, ...)

Câu 5: Trình bày những đặc điểm chung của nhận thức cảm tính
- Nội dung phản ánh của nhận thức cảm tính là những thuộc tính trực quan cụ thể, bề ngoài của sự vật, chứ
chưa phải là thuộc tính bên trong, bản chất, mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện
tượng trong thế giới
- Phương thức phản ánh của nhận thức cảm tính là phản ứng trực tiếp khi sự vật hiện tượng đang tác động
vào các giác quan
- Tính chất phản ánh của nhận thức cảm tính là tính cụ thể, riêng lẻ, nguyên xi, hiện tại chứ chưa có tính khái
quát chung, chưa có tính sáng tạo. Cảm giác và tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách cụ thể, riêng lẻ
nghĩa là phản ánh từng sự vật hoặc từng thuộc tính cụ thể chứ chưa phải là một lớp, một loại, hay một phạm
trù nhiều sự vật hiện tượng cùng loại.
- Sản phẩm của nhận thức cảm tính là hình ảnh cụ thể trực quan về thế giới chứ chưa phải là những khái
niệm, quy luật chung.

Câu 6: Trình bày yếu tố quyết định đối với sự hình thành nhân cách
- Giáo dục nhân cách:
+ Ảnh hưởng tự giác, chủ động, có mục đích và kế hoạch của xã hội đến thế hệ đang lớn lên được thực
hiện thông qua sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ
+ Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục Mac xít thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển
nhân cách.
- Hoạt động và nhân cách
+ Hoạt động của cá nhân mới là con đường quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách của nó. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực bên trong sự phát
triển hoàn thiện bản thân, thì hoạt động cá nhân sẽ trở thành hoạt động tự giáo dục
- Giao lưu và nhân cách
+ Không thể có xã hội nếu như không có giao lưu. Không có nhu cầu giao lưu, không có sự hoạt động tập
thể với những mục đích nhất định thì sẽ không có ngôn ngữ, không có lao động
+ Đối với cá nhân, giao lưu là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lý, nhân cách của họ
- Tập thể và nhân cách
+ Con người là một thực thể xã hội trong khi thực hiện cái bản chất xã hội đó của mình, cá nhân trong
suốt cuộc đời mình, luôn luôn có sự giao lưu trực tiếp với những người khác. Sự giao lưu này diễn ra trong
các nhóm tiếp xúc

Câu 7: Nêu các phân kỳ lứa tuổi và trình bày đặc điểm tâm lý học tuổi vị thành niên và thanh niên
- Các phân kỳ lứa tuổi:
+ Tuổi bế bổng : 1 - 12 tháng
+ Tuổi em bé: 1 - 4 tuổi
+ Tuối vui chơi: 4 - 6 tuổi
+ Tuổi đến trường: 6 -12 tuổi
+ Tuổi vị thành niên: 12 – 18 tuổi
+ Tuổi thanh niên: 18 – 45 tuổi
+ Tuổi trung niên: 45 – 65 tuổi
+ Tuổi già: 65 – chết

- Đặc điểm tâm lý học tuổi vị thành niên


+ Đây là giai đoạn chứa đầy căng thẳng và mâu thuẫn, là giai đoạn quá độ từ trẻ em lên người lớn
+ Khẳng định cá tính cá nhân là một người trưởng thành
+ Rất nhạy cảm và ít kiềm chế được cảm xúc
+ Ưa thích hoạt động thực nghiệm, ưa tìm kiếm và cũng thích chống đối
+ Không chấp nhận sự không trung thực của người khác (người lớn)
+ Pháp triển nhanh về thể chất và giới tính
+ Sinh hoạt nhóm và được an toàn với bạn trong nhóm là quan trọng nhất đối với lứa tuổi này
+ Các vấn đề lớn được đặt ra: tình yêu, sự lựa chọn nghề nghiệp, suy nghĩ về lối sống và lý tưởng

- Đặc điểm tâm lý học tuổi thanh niên


+ Còn gọi là tuổi trưởng thành. Sigmund Freud cho rằng người trưởng thành lành mạnh phải là người biết
“yêu thương và lao động”
+ Đã phát huy được ý thức xã hội cần thiết
+ Có lòng tin, tính tự chủ, óc sáng kiến và khẳng định cá tính
+ Mong muốn được sống độc lập, có gia đình riêng
+ Có sức mạnh để đối phó với stress
+ Hiểu biết khá sâu rộng về thế giới nhưng kinh nghiệm còn ít. Do vậy dễ nhiệt tình và cũng dễ bi quan,
chán nản. Dễ đi theo 1 lý tưởng cao đẹp và cũng dễ có những hành động phiêu lưu, phạm pháp
+ Có tư cách là bậc cha mẹ, có khả năng cho, yêu thương và cộng tác

Câu 8: Trình bày các hoạt động chăm sóc tại phòng khám tác động về tâm lý tới người bệnh và những
điều cán bộ y tế cần tránh
- Hoạt động chăm sóc tại phòng khám
+ Phòng khám phải được xây dựng sạch sẽ, tiện nghi, yên tĩnh
+ Có bảng hướng dẫn, chỉ đường đầu đủ
+ Có đủ ghế và phương tiện cho người bệnh ngồi chờ đến lượt khám
+ Điều dưỡng tiếp đón phải có mặt trước giờ khám bệnh, đón tiếp người bệnh đúng giờ, hướng dẫn người
bệnh vào khám theo thứ tự
+ Trả lời và giải thích cho người bệnh về những điều cần thiết và trong phạm vi
+ Luôn vui vẻ, ân cần, chu đáo với người bệnh
+ Bác sĩ khám tỉ mỉ, giao tiếp tốt với người bệnh, sẵn sàng giải thích những điều người bệnh chưa rõ, động
viên người bênh yên tâm, tạo không khí dễ chịu
+ Chẩn đoán chính xác
+ Kê đơn phải phù hợp với mức độ bệnh, hướng dẫn chu đáo cách dùng thuốc theo đơn
- Những điều mà cán bộ y tế cần tránh
+ Với điều dưỡng:
* Tránh cáu gắt, lạnh lùng, lời nói thô bạo thiếu tôn trọng, tránh đòi hỏi và sai khiến người bệnh, tránh
thực hiện những điều không được quy chế cho phép, tránh từ chối giúp đỡ của người bệnh
+ Với thầy thuốc:
* Tránh khám bệnh ngay khi chưa hỏi và trò chuyện với người bệnh
* Tránh vừa nghe người bệnh kể vừa làm việc riêng
* Tránh chưa khám mà đã đọc kết quả xét nghiệm
* Không khám qua loa, đại khái
* Tránh không nghiên cứu kỹ hồ sơ của tuyến trước hoặc y bạ của người bệnh
* Không phê phán coi thường đồng nghiệp trước người bệnh
* Kê đơn phải phù hợp với mức độ bệnh
* Tránh bông đùa, xâm phạm đến thân thể người bệnh nhất là phụ nữ và tuổi vị thành niên

Câu 9: Trình bày những diễn biến tâm lý của bệnh nhân khi nằm điều trị
- Người bệnh sợ nằm viện do:
+ Xa người thân trong gia đình, sinh hoạt không thuận tiện như ở nhà
+ Phải nằm chung phòng với nhiều người bệnh khác nhau, thậm chí phải nằm ghép
+ Nhiều mùi đặc biệt: thuốc tẩy rửa, thuốc tiêm, thuốc uống, quần áo, chăn màn, đồ dùng của nhiều người
bệnh
+ Tiếp xúc với nhiều người hỏi bệnh, thăm khám: bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế khác, học sinh, sinh
viên...
+ Kinh phí: chi phí nhiều mà bản thân không làm ra tiền
+ Phải làm nhiều các xét nghiệm: x-quang, máu, nước tiểu....
+ Sợ lây nhiễm các bệnh khác
+ Lo lắng về bệnh tật: không biết có chữa khỏi không, có gặp được thầy thuốc tốt, điều dưỡng giỏi điều trị
và chăm sóc cho mình không...
- Phản ứng nhân cách của người bệnh: Tùy từng trạng thái tâm lý và nhân cách của người bệnh mà có
phản ứng nhân cách khác nhau
+ Lo âu, bồn chồn, hoang mang, sợ hãi...
+ Trầm cảm, suy nhược, nhức đầu, mất ngủ
+ Do suy nghĩ nhiều gây rối loạn cảm giác, ăn uống kém, hay xúc cảm
+ Dễ hoài nghi: về bệnh tật, về kết quả điều trị chăm sóc, mất lòng tin với mọi người
+ Đôi khi biểu hiện trạng thái Hysteria: tăng cảm xúc, nhõng nhẽo, cường điệu bệnh tật, tượng tưởng quá
mức, đòi hỏi sự chăm sóc quá mức
+ Phủ định bệnh tật: người bệnh không chú ý đến bệnh của mình, coi thường sức khỏe, không dám,
không chấp nhận sự điều trị, chăm sóc, không chấp nhận chẩn đoán của bác sĩ
- Người bệnh quan tâm đến kết quả chẩn đoán, tiên lượng
+ Người bệnh sợ tiến hành các thủ thuật: chọc dò, thụt tháo, soi ổ bụng, soi đại tràng
+ Người bệnh thường gần gũi làm quen với người bệnh cũ để hỏi han, dò xét xem cán bộ y tế nào có
chuyên môn, ai tốt ai xấu...
+ Người bệnh nào cũng quan tâm đến kết quả chẩn đoán, xét nghiệm nên họ hay tìm mọi cách xem trộm
kết quả chẩn đoán...
+ Đối với bệnh viện có sinh viên học thực hành, người bệnh rất sợ sinh viên làm thủ thuật cho mình

Câu 10: Trình bày các hoạt động chăm sóc tác động tới tâm lý người bệnh và khi cho bệnh nhân xuất
viện.
- Hoạt động chăm sóc tác động về tâm lý của người bệnh
+ Xây dựng, bố trí khoa phòng sạch sẽ, ngăn nắp, tiện nghi, khép kín
+ Khoa phòng được lau chùi sạch sẽ bằng các loại thuốc sát khuẩn, khử khuẩn có mùi dễ chịu
+ Thái độ, cử chỉ, lời nói, của nhân viên y tế phải ôn tồn, hòa nhã với người bệnh và gia đình người bệnh
+ Thực hiện các kỹ thuật khám, điều trị, chăm sóc an toàn, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật
+ Người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo cần có sự quan tâm đặc biệt, giáo duc nhân cách để người bệnh “ dũng
cảm” đương đầu với bệnh tật và đau đớn về thể chất
+ Các giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng trưởng thực hiện thường quy định đi buồng để thu thập thông tin từ phía
người bệnh kịp thời tạo cho người bệnh sự yên tâm, tin tưởng
- Khi cho người bệnh xuất viện
+ Cần có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lý cho người bệnh
+ Cần giải thích và hướng dẫn cho người bệnh những điều cần thiết trước khi người bệnh ra viện: việc sử
dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động và hẹn thời gian đến khám lại
+ Trước khi người bệnh ra về, bác sỹ và điều dưỡng chào tạm biệt người bệnh

Câu 11: Trình bày tâm lý bệnh học bệnh nhân nội khoa và bệnh nhân cao tuổi
* Bệnh nhân nội khoa:
- Bệnh nhân tổn thương nội tạng thường biểu hiện trầm lặng, lo lắng, suy nghĩ về các chức năng sinh lý
như: đau đầu, mất ngủ, kém ăn... Bệnh nhân thường lo lắng sức khỏe hiện nay và trước đây của mình và của
người khác
- Bệnh nhân nội khoa có biểu hiện khác nhau với bệnh của mình, có người chịu đựng, có người phản ứng
mãnh liệt, cảm xúc bùng nổ như các bệnh: Hysteria
- Cần theo dõi, điều trị cho bệnh nhân, đừng vội vàng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tâm thần hoặc mời
bác sỹ tâm thần đến hội chẩn làm cho bệnh nhân hoảng hốt, lo sợ và từ đó có thể rơi vào trạng thái tâm thần
thực sự
* Bệnh nhân cao tuổi
- Người cao tuổi có những diễn biến đặc biệt về tính tình, cảm xúc. Trong thời gian mắc bệnh có người
sống trong trạng thái trầm lặng, một số người sợ tuổi cao càng kém tự chủ trong cảm xúc, dễ tự ái, hờn giận,
hung dữ quá mức, quá lo lắng cho cá nhân, đa nghi sợ mất mát, muốn thu vén cho mình, dễ suy diễn, mau
nước mắt, có lúc không cởi mở, âm thầm chịu đựng
- Bệnh nhân cao tuổi thường lo nghĩ tới các diễn biến của bệnh tật, nghĩ tới ngày mai cái gì sẽ chờ đợi
mình, nghĩ đến cái chết làm vĩnh viễn cách biệt người thân, bao việc chưa kịp làm càng nghĩ càng dễ xúc
động, đau đớn âm thầm
* Lưu ý với cán bộ y tế khi chăm sóc người bệnh cao tuổi:
- Tuyệt đối giữ bí mật: bệnh tật, bệnh sử, hoàn cảnh gia đình, đời tư
- Phải đúng hẹn, đúng giờ, chu đáo tỉ mỉ và chính xác
- Tác phong thái độ nhã nhặn, chân thành giản dị không ba hoa, bông đùa vô ý thức
- Chú ý tới đặc điểm người cao tuổi đã có kinh nghiệm, kinh qua, từng trải nên tình cảm rất sâu sắc
- Động viên kịp thời
- Chăm sóc nhiệt tình chu đáo
- Tuân thủ các nguyên tắc phương pháp điều trị

Câu 12: Trình bày tâm lý bệnh học bệnh nhân ngoại khoa và trẻ em bị bệnh
* Bệnh nhân ngoại khoa
- Bệnh ngoại khoa thường gây cho bệnh nhân sự đau đớn, với những bệnh nhân cần phẫu thuật, thầy thuốc
cần chuẩn bị tư tưởng thật chu đáo để họ yên tâm, có thể nhờ những người bệnh đã từng mổ có kết quả tốt để
nói chuyện với bệnh nhân sắp mổ, cũng có thể nhờ người nhà giải thích cho bệnh nhân
- Thời kì hậu phẫu: bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt, chu đáo, thận trọng, luôn động viên bệnh nhân
yên tâm, phấn khởi chờ ngày ra viện
* Trẻ em bị bệnh
- Trẻ em có đặc điểm nổi bật về tâm lý, dễ lo sợ phản ứng, dễ nhảy cảm về cái đau, sợ uống thuốc đắng,
tiêm đau
- Trẻ em cũng dễ có ấn tượng rất tin tưởng với các cô chú thầy thuốc, chú ý nghe sự phân tích: vì sao phải
chữa bệnh, bệnh nguy hiểm như thế nào, không chữa sẽ ra sao, vì sao cần phải uống thuốc
- Thầy thuốc phải luôn chân tình, yêu thương thực sự các cháu, thể hiện tình thương yêu vỗ về, khuyến
khích động viên bằng thái độ thân thương, lời nói nhẹ nhàng tình cảm
- Luôn chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề, đẹp đẽ để các cháu có ấn tượng tốt
- Đặc điểm tâm lý trẻ: đang độ tuổi ăn chơi. Chơi là một nhu cầu không thể thiếu, khi trẻ bệnh không vì
thế mà ta không đáp ứng nhu cầu đồ chơi. Vì vậy cần bố chí các phòng chơi có nhiều đồ chơi (tại khoa, bệnh
viện)
Câu 13: Trình bày khái niệm stress; tính chất và phương thức gây bệnh của các stress
* Khái niệm stress
- Là phản ứng sinh học không đặc thù của cơ thể đối với những thay đổi liên tục và không ngừng của môi
trường sống trong đó tâm lý có vai trò cực kỳ quan trọng
- Hay stress tâm lý là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong những điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên
quan phức tạp giữa người và người, tác động vào tâm thần gây ra các cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực: sợ
hãi, lo âu, buồn rầu, tức giận...
- Stress ảnh hưởng tới con người cả về thực thể lẫn tâm thần
* Tính chất và phương thức gây bệnh
- Phương thức gây bệnh của stress rất đa dạng và phức tạp:
+ Tâm chấn gây bệnh có thể mạnh, cấp diễn hoặc mạnh nhưng trường diễn
+ Bệnh xuất hiện có thể do 1 tâm chấn duy nhất gây ra hoặc do nhiều tâm chấn kết hợp với nhau
+ Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi tâm chấn hoặc sau 1 thời gian ngấm tâm chấn
+ Có thể tâm chấn là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh song cũng có thể tâm chấn là 1 nhân tố thúc đẩy
1 bệnh cơ thể hoặc 1 bệnh loạn tâm thần phát sinh
+ Tính gây bệnh của tâm chấn phần lớn phụ thuộc vào ý nghĩa, thông tin đối với 1 cá thể nhất định. Tin
1 người chồng chết có thể gây bệnh hay không cho người vợ tùy theo mối quan hệ tình cảm giữa 2 người
+ Tính chất gây bệnh của tâm chấn còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của tâm thần và cơ thể trước 1 tâm
chấn. Tâm chấn càng bất ngờ càng dễ gây bệnh
+ Tâm chấn cũng có tính chất gây bệnh nếu người chịu tâm chấn khó tìm được lối thoát trong tương lai
+ Những tâm chấn gây phân vân, dao động hoặc gây xung đột giữa những hướng khó dung hòa là
những tâm chấn dễ gây bệnh
+ Tâm chấn đập vào cả một tập thể, 1 cộng đồng, tính chất gây bệnh của nó ít hơn là tác động vào 1 cá
nhân

Câu 14: Trình bày các dấu hiệu và triệu chứng của stress.
- Stress ảnh hưởng tới con người cả về thực thể lẫn tinh thần
* Những dấu hiệu về tâm lý:
+ Hay cáu giận
+ Lo lắng, chán nản, buồn rầu
+ Nhạy cảm về tin đồn, tới các chi tiết liên quan đến stress
+ Chỉ trích, phê phán mọi người, “giận cá chém thớt”
+ Gây sự, gây gổ, hung hăng
+ Khó tính, không vừa lòng về công việc, gia đình, ở cơ quan
+ Không muốn tiếp xúc với mọi người, không trò chuyện với ai
+ Không ăn, chán ăn, hoặc ăn nhiều
+ Hút thuốc, uống rượu nhiều
+ Bỏ nhà đi lang thang
* Những giấu hiệu thực thể
+ Tim mạch: tăng nhịp, tăng huyết áp
+ Hô hấp: thở nhanh
+ Tiêu hóa: miệng khô, đắng, biếng ăn, buồn nôn, nôn, ăn không ngon, không có cảm giác mùi vị
+ Cơ, khớp: rùng mình, đau ngực, đau mình mẩy, cảm giác rã rời chân tay
+ Tiết niệu: đau buốt, đái dắt
+ Sinh dục: lãnh khí, đau bụng kinh, khả năng sinh dục giảm
+ Nội tiết: tăng tiết adrenalin, serotonin, toát mồ hôi, ra mồ hôi tay
+ Thần kinh: nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, suy nghĩ miên man, giảm nhớ
+ Nếu nặng có thể có các rối loạn tâm thần

Câu 15: Trình bày liệu pháp tâm lý trực tiếp


- Đó là những liệu pháp dùng lời nói trực tiếp tác động vào tâm thần của người bệnh để chữa bệnh
- Những liệu pháp tâm lý trực tiếp thường dùng là giải thích hợp lý, ám thị khi thức, ám thị trong giấc ngủ
thôi miên, tự ám thị
 Giải thích hợp lý:
+ Dùng lời nói trình bày cho người bệnh thấy rõ trạng thái bệnh và gợi ý cho họ thái độ hợp lý đối với
bệnh của mình
+ Hợp lý ở đây thể hiện cho từng đối tượng, từng tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc,
nhân cách...
 Ám thị khi thức
+ Dùng lời nói để giải thích một cách hợp lý đầy khoa học
+ Sử dụng thêm 1 số biện pháp phụ để gây thêm sự tin cậy, lòng tin của người bệnh (thuốc, châm cứu,
điện châm, lý liệu pháp...)
 Ám thị trong giấc ngủ thôi miên
+ Thôi miên là trạng thái ức chế không hoàn toàn của vỏ não, là trạng thái trung gian giữa thức và giấc
ngủ, người bệnh ngủ song trong vỏ não vẫn còn điểm thức gọi là điểm cảnh tỉnh. Qua điểm cảnh tỉnh này
người bệnh tiếp thu được tiếng nói và lời ám thị của thầy thuốc
+ Trong trạng thái thôi miên, tính chịu sự ám thị của người bệnh tăng lên rất cao so với khi thức. Do
đó ám thị trong giấc ngủ thôi miên hiệu lực hơn rất nhiều so với am thị khi thức và dùng để chữa trong những
trường hợp ám thị khi thức có kết quả
+ Có nhiều phương pháp gây ra thôi miên, phương pháp đơn giản thông dụng nhất là trong phòng hơi
tối, im lặng hoàn toàn, dùng lời nói đều ám thị cho người bệnh có trạng thái mệt mỏi, nặng nề, buồn ngủ và
dần dần người bệnh đi vào giấc ngủ thôi miên. Trong giấc ngủ dùng lời nói ám thị người bệnh để làm mất
các triệu chứng, chức năng tê, liệt, mù, câm, run, nấc, nói lắp...
 Tự ám thị
+ Thường thì người bệnh nào cũng ám thị cho mình 1 cách tự phát về kết quả chữa bệnh và tiến triển
của bệnh. Có những người lạc quan, cho rằng bệnh của mình nhẹ không đáng để ý. Ngược lại có những
người quá lo lắng cho rằng bệnh của mình quá nặng không chữa khỏi được. Nhiệm vụ của người thầy thuốc,
cán bộ điều dưỡng là giúp cho người bệnh tự ám thị đúng mức theo hướng có lợi cho sức khỏe nhất.
+ Cho nên sự ám thị là biện pháp chỉ đc thực hiện sau khi dã áp dụng liệu pháp giải thích hợp lý. Hoàn
cảnh tự ám thị tốt nhất là trước khi ngủ khi vỏ não đang gần vào trạng thái thôi miên. Tự ám thị đơn giản nhất
là nhẩm trong óc nhiều lần những công thức về tiến triển tốt của bệnh

Câu 16: Trình bày liệu pháp tâm lý gián tiếp


- Đây là liệu pháp cần áp dụng cho tất cả các loại người bệnh, ở tất cả các chuyên khoa
- Bao gồm toàn bộ các tổ chức và các quy tắc, chế độ trong bệnh viện nhằm mục đích làm cho người bệnh
sinh hoạt vui chơi thoải mái, yên tâm chữa bệnh, tin tưởng vào chuyên môn và từ đó mất những triệu chứng
thứ phát do lo nghĩ, buồn rầu, sợ hãi, hiểu nhầm sinh ra
* Cách xây dựng bệnh viện, buồng bệnh
+ Bệnh viện cần được xây dựng ở nơi yên tĩnh, tránh ồn ào, nhiều tiếng động
+ Rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây cối, vườn hoa để người bệnh có thể dạo chơi, nhất là khi bệnh đã
thuyên giảm
+ Bệnh viện cần có cấu trúc đẹp, hài hòa, sạch sẽ, hợp lý cả cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài
+ Màu sắc hài hòa, tươi mát, dễ chịu, thường dùng màu lạnh (màu mát), tránh dùng màu nóng (đỏ, nâu,
đen...). Các bức tranh dùng trang trí trong bệnh viện màu sắc êm dịu, tránh kích thích, thường là tranh thiên
nhiên dễ gợi cho người bệnh niềm vui, tình yêu thương đất nước, con người
* Các chế độ thủ thuật phải chuẩn xác
+ Trước khi làm thủ thuật cần trao đổi mục đích, ý nghĩa và vai trò của việc làm thủ thuật với người
bệnh và người nhà họ
+ Việc chuẩn bị dụng cụ cần đầy đủ, tránh vừa làm vừa tìm và lấy thêm dụng cụ
+ Tiến hành thủ thuật thật chính xác, tới mức độ kỹ năng, kỹ xảo
+ Tránh làm đi làm lại nhiều lần khiến cho người bệnh càng thêm lo sợ (các loại chọc dò...)
* Cách tiếp xúc với người bệnh
+ Tiếp xúc thân mật, cởi mở, chân thành, dễ gần
+ Lời nói dịu dàng, ôn tồn, hòa nhã, dễ gây thiện cảm với người bệnh
+ Cần duy trì mối liên hệ, tiếp xúc với người bệnh thường xuyên, hàng ngày để có thể nắm được những
diễn biến tâm lý phức tạp trong tâm hồn người bệnh, tránh cho người bệnh cảm giác bị bỏ rơi, nên chỉ 1 cán
bộ điều dưỡng chăm sóc người bệnh, không nên chuyển người bệnh qua tay nhiều bác sỹ, nhiều cán bộ điều
dưỡng.
* Nội dung lời nói của nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý) phải thống nhất với nhau, nói không khớp
sẽ gây cho người bệnh mất tin tưởng

Câu 17: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giao tiếp giữa thầy thuốc, nhân viên y tế
với bệnh nhân
Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng chung của giao tiếp
- Loại hình giao tiếp chủ yếu giữa thầy thuốc và bệnh nhân là giao tiếp chính thức. Về cơ bản, mục đích,
chức năng, phương hướng, nhiệm vụ... của hoạt động giao tiếp được xác định trước và đáp ứng với yêu cầu
của hoạt động khám, chữa bệnh. Cũng có thể nói đây là loại giao tiếp công việc.
Phương tiện giao tiếp chính giữa cán bộ y tế với bệnh nhân và người nhà và lời nói. Khi giao tiếp, rất ít khi
chúng ta không dùng đến lời nói. Vì vậy, lời nói là biểu hiện quan trọng của việc ứng xử. Lời nói có thể làm
cho người khác vui, phấn khích, bớt lo lắng, cũng có thể làm cho người khác bị tổn thương, sợ hãi. Các cụ
xưa đã dặn “ Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Lời nói không chỉ thể hiện qua
nội dung, mà còn thể hiện qua giọng nói (âm lượng, tốc độ) và cách nói. Trong quan hệ xã giao, hoặc với
người mới gặp, chúng ta nên sử dụng câu có chủ ngữ để thể hiện sự tôn trọng. Nếu là quan hệ thân tình, có
thể lược bởi chủ ngữ, nhưng cũng cần hạn chế.
VD: Nên hỏi câu hỏi có chủ ngữ “Bác quê ở đâu?" hoặc " Bác từ đâu đến”. Không nên hỏi. “Quê ở đâu”
hoặc “Tỉnh nào?"
- Chủ thể và khách thể giao tiếp là những cá nhân hoặc nhóm xã hội nhất định. Họ có những vai trò khác
nhau trong quá trình giao tiếp, song phần lớn là quan hệ giữa một bên là nhân viên y tế và một bên là bệnh
nhân.
- Các phương tiện giao tiếp được sử dụng một cách tổng hợp; phương tiện chủ yếu vẫn là ngôn ngữ. Uy
tín, phong cách công tác của thầy thuốc đôi khi đóng vai trò quyết định đến kết quả giao tiếp.
Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp:
- Vốn hiểu biết chung, trình độ hoạt động chuyên môn, năng lực chung của chủ thể và đối tượng giao tiếp
sẽ làm nền cho quá trình giao tiếp
- Sự thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ, giao tiếp của chủ thể và đối tượng nhằm đạt đến một kết quả tối ưu
trong phòng và chữa bệnh thường làm cho sự giao tiếp không chệch hướng, không bị các rối nhiễu chi phối.
- Nhân cách của cá nhân hoặc những đặc trưng về uy tin, về không khí tâm lý trong nhóm... sẽ là những
điều kiện thiết yếu tạo nên hiệu quả của giao tiếp
- Kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sử dụng các phương tiện, hình thức giao tiếp cũng như khả năng duy trì sự
liên tục quá trình giao tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của giao tiếp.
VD: Khi thăm khám: CBYT có thể đứng gần NB để tham khám tốt nhất, nếu cần ngồi, CBYT nên có
một ghế riêng để ngồi cạnh gường bệnh, CBYT không ngồi lên giường NB, không gác chân lên giường NB,
hoặc có những tư thế, cử chỉ không nghiêm túc, làm xấu đi hình ảnh của người thầy thuốc trong khi thăm
khám, chăm sóc người bệnh.
- Sự linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật giao tiếp của cả chủ thể và đối tượng sẽ làm cho quá trình giao tiếp
đạt kết quả tối ưu.
- Những đặc điểm, thể chất của cá nhân ( khuôn mặt, ảnh mất, nụ cười...), những hình thức tổ chức, quy
mô, vị trí trong hệ thống của nhóm...sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh
nhân.
Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp:
- Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, trình độ phát triển y học, tâm lý học nói riêng.
- Sự ảnh hưởng của đặc điểm phong tục, tập quán, dân tộc, tôn giáo..
- Chức năng, nhiệm vụ, chất lượng công việc chuyên môn của nhóm và các thành viên trong nhóm.
- Địa điểm, không gian, thời gian ( như thời tiết, ánh sáng, sự trang trí, tiếng ồn, mùi vị...) khi giao tiếp:
VD: Cảnh quan, môi trường tự nhiên là hình ảnh đầu tiên, bề nổi của cơ quan, góp phần tạo niềm tự hào
cho CB, CC, VC về cơ quan, đồng thời dễ gây ấn tượng tốt hoặc không tốt cho bệnh nhân đến khám và điều
trị. Vì vậy, lãnh đạo các cơ sở y tế cần quan tâm và có sự chỉ đạo, áp dụng nhiều biện pháp để tạo dựng cảnh
quan và môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp.

Câu 18: Trình bày quy tắc giao tiếp giữa thầy thuốc, nhân viên y tế với bệnh nhân
- Một số quy tắc giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân
+ Cần xác định rõ ràng, cụ thể mục đích giao tiếp nhằm phát hiện bệnh tật một cách chính xác, chữa
bệnh một cách có hiệu quả và thầy thuốc luôn chủ động tìm cơ hội để dắt dẫn hoạt động của bệnh nhân
hướng vào thực hiện mục đích này.
+ Bước đầu tiên của giao tiếp là thu thập thông tin: Muốn có nhiều thông tin, cần tiếp xúc với nhiều
người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
+ Cần chuẩn bị kỹ càng thời gian, địa điểm, không khí tâm lý , bối cảnh của cuộc giao tiếp
+ Không nên giao tiếp giống nhau giữa các bệnh nhân. Phải biết đối phương có nhân cách hưởng nội hay
hướng ngoại để có những phương pháp giao tiếp hợp lý.
+ Quan sát kỹ hành động, nét mặt, dáng vẻ...người bệnh để có thể hiểu sâu thêm bản chất bệnh tật của
người bệnh và thấy rõ hơn con người họ.
+ Phong cách ăn mặc là một trong những cách thể hiện mình.
+ Hãy tự giới thiệu mình
+ Cần tạo cho bệnh nhân những ấn tượng tốt đẹp về mình
+ Thói quen nhún nhưởng bệnh nhân khi giao tiếp là rất quan trọng
+ Biết duy trì trạng thái cân bằng tâm lý trong giao tiếp
+ Tự mình đạo diễn cuộc giao tiếp

Câu 19: Trình bày các yêu cầu về đạo đức cá nhân của cán bộ y tế
Điều kiện cần thiết để thực hiện nghĩa vụ nghề nghiệp là phẩm chất cá nhân cao cả của người thầy thuốc, các
phẩm chất cá nhân đó có thể chia làm 3 nhóm cơ bản.
* Các phẩm chất đạo đức được thể hiện bằng:
- Ý thức trách nhiệm cao.
- Lòng trung thực vô hạn.
- Sự ân cần, cảm thông sâu sắc.
- Tính mềm mỏng nhưng có nguyên tắc.
- Có lòng say mê nghề nghiệp.
* Các phẩm chất về mỹ học
- Được thể hiện bằng sự tươm tất, tinh đúng mực, vẻ bề ngoài chỉnh tề, kiêng các tật xấu.
* Các phẩm chất về tri tuệ
- Có khả năng quan sát và đánh giá người bệnh, tình trạng bệnh.
- Có kỹ năng thành thạo.
- Có khả năng nghiên cứu và cải tiến trong công việc.
- Khôn ngoan trong công tác

Câu 20: Trình bày nghĩa vụ nghề nghiệp của người cán bộ y tế
Khi nói về y đức, thực chất là nói về các mối quan hệ giữa thầy thuốc với nghề nghiệp, với bệnh nhân, với
đồng nghiệp và cộng đồng xã hội, cần phải thực hiện tốt các mối quan hệ đó, cụ thể
* Mối quan hệ của người cán bộ y tế với bệnh nhân
- Phải tôn trọng và cảm thông sâu sắc với bệnh nhân, tận tình cứu chữa, coi họ đau đớn cũng như mình
đau đớn. Không phân biệt bệnh nhân giàu hay nghèo, thực hiện chữa theo hành thận trọng trong chẩn đoán,
điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Có Bộ trưởng Bộ y tế Phạm Ngọc Thạch đã nêu 5 yêu cầu ngắn gọn để cán
bộ, nhân viên dễ nhớ, làm tốt với bệnh nhân
+ Đến: tiếp đón niềm nở
+ Ở: chăm sóc tận tình
+ Đi: dặn dò ân cần
- Tóm lại đối với bệnh nhân:
+ Không bao giờ được từ chối giúp đỡ bệnh nhân
+ Giúp bệnh nhân loại trừ đau đớn về thể chất.
+ Hỗ trợ về tinh thần và tôn trọng nhân cách của người bệnh.
* Mối quan hệ giữa cán bộ y tế với người thầy, với đồng nghiệp
- Mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân là mối quan hệ cơ bản nhất, là nơi thể hiện rõ ràng nhất
về y đức “Lương y như từ mẫu – thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Dân tộc Việt у Nam có truyền thống “Tôn sư
trọng đạo”, đã học thầy, phải kính trọng và nhớ ơn thầy, giúp đỡ thầy khi già yếu hoặc gặp khó khăn.
- Đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn, học hỏi, thật thà, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác, tôn
trọng lẫn nhau, phê bình có thiện chí, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, không nói xấu và đổ lỗi cho đồng
nghiệp. Tự giác nhận trách nhiệm về mình khi bản thân có sai sót.
* Đối với khoa học
- Luôn phải tìm tòi nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết, trình độ tay nghề để phục vụ nhân dân được
tốt hơn. Đã làm nghề y, không bao giờ được bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình đã biết.
* Mối quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp
- Khi đã tình nguyện làm nghề y, phải vun đắp cho chính mình lòng yêu nghề, ham mê công việc, cần
cù, học tập vươn lên phấn đấu “vừa hồng vừa chuyên”. Trong đó “hồng” tức là đạo đức là rất quan trọng;
“chuyên” là phải giỏi.
- Về chuyên môn: “Muốn hồng thắm thì phải chuyên sâu" nghĩa là muốn thể hiện y đức cứu chữa
được người thì phải giỏi về chuyên môn. Thực tế, có những thầy thuốc rất nhiệt tình, lo lắng cho bệnh nhân,
nhưng do trình độ chuyên môn yếu nên cũng không thể cứu chữa được bệnh nhân trong tình trạng hiểm
nghèo.
* Mối quan hệ giữa cán bộ y tế với học trò
- Tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, dạy dỗ cho học trò nhằm tạo ra người thầy thuốc có đủ năng lực và phẩm
chất để kế tục, phát huy truyền thống của ngành.
* Mối quan hệ giữa cán bộ y tế với cộng đồng xã hội
- Phải luôn quan tâm tới sức khỏe của cộng đồng kể cả người nhà của bệnh nhân. Gương mẫu thực
hiện và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện sức khỏe và cứu chữa người bị nạn.
Tóm lại: khi các mối quan hệ trên được thực hiện tốt thì khi đó y đức đạt được chuẩn mực của đạo đức
nghề nghiệp và người thầy thuốc thực sự là thầy thuốc của nhân dân, là mẹ hiền của bệnh nhân

You might also like