You are on page 1of 20

TỔNG QUAN LIỆU PHÁP TÂM LÝ

TRONG TÂM THẦN HỌC

TS. VŨ THY CẦM


Thể chất Xã hội

Tâm thần
SỨC KHỎE TÂM LÝ
Thuộc lĩnh vực Sức khỏe Tâm thần
nhưng liên quan đến tình trạng tích
SỨC KHỎE TÂM THẦN (WHO)
cực, như hạnh phúc hay toại nguyện.
Là một trạng thái thoải mái, trong (Dienner, 2000)
đó một cá nhân biết được tiềm Đo lường: Carol D.Ryff
năng của mình là gì, có khả năng - Tự chấp nhận bản thân
đương đầu với những yếu tố gây - Làm chủ môi trường
- Các MQH tích cực
căng thẳng thông thường, làm
- Phát triển bản thân
việc/hoạt động tích cực, đóng góp - Có mục đích trong cuộc sống
cho cộng đồng. - Tự chủ
SỬ DỤNG NHẬN THỨC
CHẤT

BẢN NĂNG HÀNH VI


SỐNG

TÌNH DỤC CẢM XÚC

NGỦ LOẠN THẦN

ĂN UỐNG STRESS

Muốn chữa khỏi về mặt cơ thể


Cần chăm sóc tới linh hồn
ĐẠI CƯƠNG
HÓA DƯỢC Chương F4 điều trị bằng liệu pháp tâm lí.
Nhiều trường hợp TLTL phối hợp với dược lí → thay đổi sinh lí ,
thể chất và điều hòa một số CDTTK → cải thiện cảm xúc và các
ĐIỀU TRỊ rối loạn chức năng ở NB.
RỐI LOẠN
BIỆN PHÁP TÂMTHẦN TRỊ LIỆU LPTL giải quyết các vấn đề liên quan đến RL nhân cách,
CAN THIỆP TÂM LÝ tập quán, hành vi, rắc rối, khó khăn, xung đột, khủng hoảng…
•CÁ NHÂN
trong các mối quan hệ cuộc sống của NB.
•NHÓM
•GIA ĐÌNH
•PHCN TÂM LÍ XÃ HỘI.
•…

LPTL với các kĩ thuật điều chỉnh cảm xúc và thư giãn → NB vượt qua căng thẳng tâm thần, chấp nhận và
chuẩn bị thích ứng với những điều kiện mạn tính của bệnh.

Rối loạn loạn thần (F20)… LPTL cần thiết trong quá trình điều trị phối hợp, dược lí giúp giảm nhanh trc
loạn thần, LPTL theo dõi tình trạng bệnh, giáo dục NB và gia đình NB hiểu rõ về bệnh tật, hỗ trợ và giải
quyết một số khó khăn trong cuộc sống thường ngày của NB …
ĐẠI CƯƠNG
Blackburn (1986): so sánh hiệu quả của điều trị dược lí và LPTL với trầm cảm:
-Trong 6 tháng có 30% NB tái phát nếu chỉ điều trị bằng dược lí; 6% NB tái phát nếu chỉ điều trị
bằng
LPTL; 0% tái phát nếu phối hợp điều trị kết hợp dược lí và LPTL.
-Sau 2 năm ổn định, số tái phát là 78% nếu trước đây chỉ điều trị bằng dược lí, 23% bằng LPTL và
21
% nếu điều trị phối hợp dược lí và LPTL.

Nghiên cứu phân tích tổng hợp Smith (1980) trên 475 nghiên cứu thực hiện liên quan đến 3.000 NB
được điều trị bằng các LPTL khác nhau: 66% NB ổn định nếu đã có can thiệp của LPTL.
NICE (2018): NB rối loạn trầm cảm không đáp ứng với thuốc CTC có thể bắt đầu bằng một liệu trình
điều trị tâm lý và các LPTL khác nhau.

Như vậy, cùng với các liệu pháp sinh học (dược lí và các liệu pháp chuyên biệt khác), liệu pháp tâm lí
góp phần không nhỏ vào lĩnh vực điều trị trong chuyên ngành tâm thần.
KHÁI NIỆM LIỆU PHÁP TÂM LÍ
- Liệu pháp tâm lí là liệu pháp mà trong đó nhà trị liệu sử dụng tác động tâm lí một cách tích cực có kế
hoạch, có hệ thống nhằm mục đích phòng và chữa bệnh.

- Cơ sở để xây dựng liệu pháp tâm lí:


Các kích thích của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tâm thần: LPTL nhằm mục đích sử dụng
những tác động tích cực từ môi trường bên ngoài lên trạng thái tâm lí của NB, loại trừ mọi kích thích xấu, âm
tính đối với tâm thần và làm tăng cường các kích thích tốt, dương tính.
Cơ thể và tâm thần là một khối thống nhất, thường xuyên có tác động qua lại lẫn nhau: Những tác động tâm
lí (stress, lo lắng, sợ hãi…) gây những biến đổi về cơ thể và ngược lại những thay đổi về cơ thể gây ra RLTT.
LPTL nhằm loại trừ các hiện tượng lo lắng về bệnh tật, không yên tâm điều trị, thiếu tin tưởng vào chuyên môn
là những hiện tượng làm cho mọi bệnh đều tiến triển xấu.
Lời nói có tác dụng như một kích thích thực sự, có thể gây ra bệnh cũng như chữa được bệnh: LPTL nhằm
khai thác hiệu lực tối đa của lời nói để chữa bệnh: từ cách tiếp xúc với người bệnh cho đến cách giải thích bệnh
cũng như cách hướng dẫn người bệnh thực hành các kĩ thuật, thay đổi nhận thức… để làm mất các triệu chứng
chức năng.
Liệu pháp tâm lí được xây dựng dựa trên một số học thuyết: học thuyết sinh lí thần kinh, học thuyết hành vi,
học thuyết về stress của Seley…
CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA LIỆU PHÁP TÂM LÍ
- LPTL không phải là thuốc (dược lí) có tác động sinh học trực tiếp làm thay đổi nồng độ các CDTTK
theo cơ chế sinh hóa não.

- Tâm lí và sinh lí là hai lĩnh vực luôn tương tác, xảy ra đồng thời nên bất cứ sự thay đổi nào về nhận
thức, cảm xúc và hành vi của NB trong tiến trình trị liệu cũng được xem như là các tác động tạo ra sự
thay đổi về tâm thần nghĩa là cũng có sự thay đổi liên quan đến các CDTTK theo cơ chế sinh hóa não.

- NC Corsini và Rosenberg (1955): khi cá nhân tập trung ngồi thiền → có sự thay đổi các
CDTTK ở
vùng chất xám trước trán. Như vậy, sự vận động tâm thần qua tác động của LPTL ít nhiều cũng
có tác
dụng làm thay đổi các CDTTK trong não tương tự như với thuốc (dược lí).
CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA LIỆU PHÁP TÂM LÍ
Theo Corsini và Rosenberg, 3 yếu tố cơ bản mag LPTL có tác dụng thay đổi tâm thần NB đó là:
- Những yếu tố tri giác
- Những yếu tố cảm xúc
- Những yếu tố hành vi

Mục tiêu của điều trị bằng liệu pháp tâm lí đó là:
– Thuyên giảm triệu chứng bệnh.
– Điều chỉnh, xây dựng lại các mối quan hệ của người bệnh đã bị rối loạn.
– Phát triển các kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề nhằm tạo khả năng thích nghi tốt nhất trong môi
trường mà người bệnh đang sống.
Và việc đánh giá hiệu quả của liệu pháp tâm lí cũng dựa vào những tiêu chuẩn trên.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÍ
Cuối thế kỉ 19 sự ra đời của lí thuyết phân tâm học (Psychoanalysis) - bác sĩ người áo Sigmund Freud, lí
thuyết phân tâm học cho phép con người hiểu biết sâu rộng hơn những sinh hoạt biến chuyển trong đời sống
tinh thần, sinh hoạt tâm lí của một cá thể.

Freud đưa ra quan điểm mới về bản chất sinh động (dynamic) của các hoạt động tâm lí và sử dụng
phương tiện đối thoại (talking cure) như là phương pháp điều trị các rối loạn tâm thần.
Phương pháp điều trị tổng quát của Freud bao gồm các kĩ thuật: phân tích giấc mơ, kỹ thuật tự do liên
tưởng, kĩ thuật hóa giải, hiện tượng chuyển tâm, hiện tượng chống đối, và hiện tượng chuyển tâm đối
nghịch.

Sau Freud lí thuyết phân tích tâm lí (analytical psychology) của Carl Jung, lí thuyết tâm lí cá nhân
(individual psychology) của Alfred, lí thuyết vai trò thực ngã (ego-analysts) của Heinz Hartmann, lí thuyết
tân phân tâm (neo-Freudians) của nhóm Karen Horney – Harry Stack – Heinz Kohut, lí thuyết đối tượng liên
hệ của nhóm Melanie Khein, Ronald Fairbain, Magaret Mahler… đây là các nhóm đại diện cho trường phái
Tâm động (Psychodynamic psychotherapy).
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÍ
Từ 1920, trên cơ sở học thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, Watson xây dựng tâm lí học hành vi
(behaviorism).

Skinner, trường phái hiện sinh/nhân văn (existential/humanistic perspective) của Carl Roger, Abraham
G Maslow; liệu pháp hình thái đồng nhất (gestalt therapy), liệu pháp giao tiếp bất động (nonviolent
communication therapy), liệu pháp phân tích tiến trình giao dịch (transactional analysis)…

Sau 1950, Aron T Beck liệu pháp nhận thức (cognitive therapy), liệu pháp nhóm (group therapy) Alfred
Adler, liệu pháp gia đình (family therapy) Murray Bowen, Jey Haley. Liệu pháp tích cực (positive therapy),
liệu pháp thuật chuyện (narrative therapy), liệu pháp diễn đạt (expressive therapy), liệu pháp nữ giới
(feminist therapy), liệu pháp thực tế (reality therapy), liệu pháp định hướng cơ thể (body oriented
psychotherapy), liệu pháp âm nhạc (music therapy)…
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÍ
Liệu pháp tổng hợp (psychotherapy integration) liệu pháp chiết trung (Eclecticism) năm 1990 được ứng
dụng rộng rãi.

Tâm lý trị liệu trong tương lai: phương pháp trị liệu tổng hợp có hiệu quả hơn trong điều trị các RLTT,
TLTL trong thế kỷ 21 với tính trực tiếp, ngắn gọn, tập trung vào vấn đề, nhấn mạnh các phương pháp hướng
dẫn và giáo dục tâm lí… khác với trị liệu theo lối truyền thống như định hướng vào con người (person –
oriented), nhân vị trọng tâm (client – centered) cần thời gian kéo dài như tâm động học, phân tâm học có xu
hướng ít áp dụng.

Ngoài ra khuynh hướng điều trị phối hợp giữa tâm lí và dược lí các RLTT ngày càng phát triển.
LIỆU PHÁP TÂM LÍ TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN

+ Các liệu pháp tâm lí chuyên biệt

Một số liệu pháp tâm lí cá nhân


- Liệu pháp phân tâm
Phân tâm nhấn mạnh đến vai trò của môi trường bên ngoài, tập trung nhiều đến những vấn đề hiện tại và
nâng cao tính tích cực của NTL.

- Liệu pháp hành vi:


Liệu pháp hành vi cổ điển
Liệu pháp hành vi của Skinner
Giải cảm ứng
Liệu pháp cảm xúc hợp lí của Ellis
LIỆU PHÁP TÂM LÍ TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN

- Liệu pháp nhận thức Beck:


Liệu pháp nhận thức của Beck dựa trên lí thuyết trầm cảm. Nhiệm vụ trọng tâm của liệu pháp nhận
thức của Beck là cung cấp cho NB những kinh nghiệm, hiểu biết, giúp họ điều chỉnh những sai lệch về
nhận thức, theo hướng phù hợp.

- Liệu pháp nhân văn và hiện sinh:


Liệu pháp thân chủ là trung tâm của Carl Rogers:
Liệu pháp hiện sinh:
Tâm lí học hiện sinh nhấn mạnh đến sự phát triển cá nhân. Liệu pháp hiện sinh nhằm giúp NB tạo
dựng mối quan hệ chân thành, tin cậy, tự nhiên đồng thời cũng xác định được về cơ bản con người là độc
lập và phải tự mình tìm sự tồn tại/hiện sinh của chính mình trong thế giới này.
LIỆU PHÁP TÂM LÍ TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN
Liệu pháp tâm lí nhóm
LPTL nhóm NTL sử dụng mối quan hệ thầy thuốc –người bệnh và mối quan hệ giữa NB – NB nhằm mục
đích điều trị. Phần lớn các kĩ thuật của LPTL cá nhân cũng được dùng trong LPTL nhóm.

- Nhóm phân tâm:


Mỗi nhóm có từ 2-7 NB. Thầy thuốc phân tích các liên tưởng, nội dung các giấc mơ, cách cư xử và
những xung đột, hiện tượng "chuyển di" và "phản kháng”... giúp NB.
Trong LPTL nhóm phân tâm mới (Neo-psychoanalysis) các yếu tố văn hoá và xã hội được chú trọng
nhiều hơn.

- Phân tích nhóm hiện sinh:


Nội dung chính trong các buổi thảo luận nhóm hiện sinh là những vấn đề về "thế giới bên trong" của NB,
những khía cạnh giá trị hiện sinh, về tôn giáo...
LIỆU PHÁP TÂM LÍ TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Kịch tâm lí:
5 thành tố chính: NB - diễn viên, NB khác - diễn viên phụ, dàn đồng ca, bác sĩ- đạo chủ và khán giả.
Kịch
tâm lí thực hiện theo một kịch bản chuẩn bị sẵn hoặc do người bệnh sáng tác.

- Liệu pháp tâm lí gia đình:


Gia đình là một liệu pháp tâm lí nhóm đặc biệt do các quan hệ trong gia đình có liên quan đến nguyên
nhân, diễn biến và kết quả điều trị các rối loạn tâm thần của NB.
LIỆU PHÁP TÂM LÍ TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN
Các liệu pháp tâm lí - xã hội
Sau giai đoạn cấp tính, NB tâm thần cần được tăng cường tham gia hoạt động LPTL - xã hội. Các
liệu pháp tâm lí - xã hội góp phần giảm được liều thuốc củng cố, phát huy hiệu quả của các liệu pháp
sinh học, kéo dài thời gian ổn định, hạn chế tái phát bệnh.

- Liệu pháp môi trường:


Các cơ sở điều trị nói chung, cơ sở điều trị tâm thần nói riêng, cần phải được xây dựng nhằm tạo ra
một môi trường tác động tích cực lên tâm lí NB.

- Các liệu pháp lao động:


Bất kì hoạt động nào của con người cũng đều có 2 thành tố chính: thành tố tâm lí bên trong và các
thao tác bên ngoài. Lao động liệu pháp nhằm làm thay đổi, điều chỉnh tâm lí bên trong thông qua việc tổ
chức thực hiện các thao tác bên ngoài.
LIỆU PHÁP TÂM LÍ TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các liệu pháp nghệ thuật:
Sau điều trị việc phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần đóng vai trò quan trọng:
•Phục hồi chức năng tâm thần có ý nghĩa trong việc tái tạo sức khỏe và khả năng làm việc cho NB.
•Phục hồi chức năng để giúp NB tái hòa nhập cộng đồng.

- Các liệu pháp phục hồi, tăng cường kĩ năng xã hội:


Phục hồi kĩ năng giao tiếp:
Xây dựng chương trình phục hồi, tăng cường kĩ năng giao tiếp nhà trị liệu điều chỉnh những lệch lạc và
củng cố những kĩ năng giao tiếp cho NB.

Các kĩ năng cuộc sống:


Chương trình phục hồi kĩ năng cuộc sống được thiết kế theo lí thuyết hành vi nhận thức.
Một số liệu pháp tâm lí cụ thể sử dụng trong điều trị rối
loạn tâm thần
Có thể sử dụng LPTL để điều trị các rối loạn tâm thần bằng đơn trị liệu hoặc phối hợp nhiều liệu pháp với nhau hoặc phối hợp điều trị với dược lí:
Các rối loạn nhận thức:
Liệu pháp kích hoạt nhận thức, Phục hồi chức năng nhận thức, Liệu pháp ánh sáng, Liệu pháp âm nhạc, Liệu pháp hội họa, Giáo dục tâm thần, Liệu pháp
lao động…
Các rối loạn hành vi:
Liệu pháp nhận thức, Liệu pháp hành vi, Phỏng vấn tạo động lực, Liệu pháp tâm động học, Giáo dục quản lí gia đình…
Rối loạn sử dụng chất:
Phỏng vấn tạo động lực, Liệu pháp hành vi, Liệu pháp nhận thức, Tăng cường động lực, Tái thích ứng xã hội, Liệu pháp tâm động học…
Loạn thần:
Trị liệu cá nhân, Liệu pháp tuân thủ, Can thiệp gia đình, Liệu pháp lao động, Tái thích ứng xã hội…
Bản năng sống:
Liệu pháp nhận thức, Liệu pháp hành vi biện chứng…
Rối loạn cảm xúc:
Liệu pháp nhận thức hành vi, Liệu pháp kích hoạt hành vi, Liệu pháp hỗ trợ, Tái thích ứng xã hội, Liệu pháp lao động, Liệu pháp liên cá nhân…
Rối loạn liên quan stress:
Liệu pháp nhận thức hành vi, Liệu pháp tâm động học, Liệu pháp gia đình, Liệu pháp thư giãn , Liệu pháp hành vi, Chánh niệm, Thiền định…
Rối loạn ăn uống:
Can thiệp dựa trên gia đình, Liệu pháp nhận thức hành vi, Liệu pháp tâm lí động, Liệu pháp gia đình…
Rối loạn giấc ngủ:
Liệu pháp thư giãn, Liệu pháp nhận thức hành vi, Liệu pháp thôi mien, Giáo dục tâm thần, vệ sinh giấc ngủ, Liệu pháp ánh sáng…
Rối loạn chức năng tình dục:
Liệu pháp nhận thức hành vi, Liệu pháp cặp đôi, Chánh niệm, Liệu pháp tâm lí nhóm…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blackburn, 1986, A two year naturalistic follow – up of depressed patients treated with cognitive therapy, pharmacotherapy, and a combination
of both. Journal of Affective Disorder, 10, pp: 67-75.

2. Smith, M L, 1980. The Benefits of Psychotherapy. Baltimore, MD. John Hopkins University Press.

3. Ijaz S, Davies P, Williams CJ, Kessler D, Lewis G, Wiles N, 2018. Psychological therapies for treatment-resistant depression in adults.

4. Võ Văn Bản, 2008. Thực hành điều trị tâm lí, Nhà xuất bản Y học, trang 8 – 14.

5. Corsini, Rosenberg, 1955. Mechanisms of group psychotherapy. Journal of abnormal and social psychology, 51, pp: 406-411.

6. Freud, 1963. A General Introduction to Psychoanalysis (J.Riviere, Trans) New York: Liveright).

7. Phạm Toàn, 2018. Tâm lí trị liệu, lí thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 39 - 64.

8. Encyclopedia of Psychotherapy, 2002, Elsevier Science (USA).

You might also like