You are on page 1of 8

TỰ LUẬN DÀI

45.Trình bày cấu tạo mô học và liên hệ với chức năng sinh lý của tuyến nước bọt?
* Cấu tạo mô học:
-Phần chế tiết: hình cầu, lòng hẹp, được tạo thành bởi những tế bào chế tiết, những tế bào
này xếp thành 1 hàng xung quanh lòng tuyến, mặt đáy tiếp xúc với màng đáy hay với tế bào
cơ- biểu mô
Có 3 loại nang tuyến nước bọt:
 Nang nước: có hình bầu dục ngắn, lòng hẹp, thành dày gồm 2 loại tế bào:
+tế bào cơ- biểu mô: là những tế bào dẹp hình sao, có những nhánh bào tương tiếp
xúc với nhau tạo thành 1 cái giỏ (Giỏ Boll)
+tế bào tiết nước: có hình tháp, nhân hình cầu, nằm gần cực đáy. Trong bào tương, ở
cực ngọn tế bào có chứa nhiều hạt sinh men và bộ Golgi, ở cực đáy có nhiều ti thể và
lưới nội bào có hạt
sản phẩm chế tiết của nang là dịch nước
 Nang nhầy: là loại nang tiết ra hoàn toàn chất nhầy, tế bào có hình tháp hay khối
vuông Nhân tế bào dẹt, nằm sát cực đáy. Bào tương sáng màu vì chứa nhiều hạt sinh
nhầy
 Nang pha: vửa tiết nước vừa tiết nhầy. Tế bào tiết nước (sẫm màu), tế bào tiết nhầy
(sáng màu)
2 hàng tế bào:
 Hàng tế bào chế tiết (Tb nước, Tb tiết nhầy)
 Hàng tế bào cơ biểu mô
-Phần bài xuất:
Ống Boll (ống trung gian)Ống Pfluger  ống gian tiểu thuỳống bài xuất cái
+ống Boll thành ống được lợp lớp biểu mô vuông đơn nằm trên màng đáy hoặc trên tế bào
cơ biểu mô
+Ống Pfluger (ống có vạch): bài xuất trong tiểu thuỳ và gian tiểu thuỳ. Thành ống lợp với
BM vuông đơn
+ Ống gian tiểu thuỳ: Được lợp với BM trụ tầng và dần dần biến đổi thành biểu mô niêm
mạc miệng
+Ống bài xuất cái: Được lợp với BM lát tầng không sừng hoá
* chức năng sinh lý của tuyến nước bọt:
-Nước bọt làm ẩm, làm trơn niêm mạc miệng
-Tiết men Amylase có tác dụng phân huỷ Carbonhydrat
-Tiết lactoferin và lysozym chống khuẩn, bảo vệ khoang miệng
-Tái hấp thu Na+ và K+
Câu 46: So sánh cấu trúc của phế quản và tiểu phế quản chính thức:
Phế quản Tiểu phế quản chính thức
- Được cấu tạo từ 4 lớp: - Được cấu tạo từ 3 lớp:
+ Lớp niêm mạc: là lớp biểu mô trụ giả + Lớp niêm mạc: biểu mô trụ đơn có lông
tầng có lông chuyển, có tế bào Clara chuyển
 Lớp đệm: mô liên kết thưa + Lớp dưới niêm mạc: mô liên kết có
+ Lớp cơ: cơ trơn nhiều sợi chun, không có sụn
+ Lớp dưới niêm mạc: là mô liên kết có + Lớp cơ: cơ trơn xếp theo hướng vồng
chứa những mảnh sụn trong rời rạc và các tạo thành cơ Reissessen.
tuyến vừa tiết dịch nhầy và loãng ( tiết - Không có sụn, không có tuyến.
nhầy và tuyến pha).
56. (3 points) Trình bày cấu tạo mô học của tử cung. Liên hệ giữa những biến đổi của
niêm mạc thân tử cung với những biến đổi của buồng trứng dưới tác dụng của hormon
sinh dục nữ.
Thành tử cung chia làm 3 lớp là lớp thanh mạc, tầng cơ và lớp nội mạc tử cung.
- Lớp thanh mạc Là một tổ chức liên kết nằm ở ngoài.
- Tầng cơ là lớp dày nhất của tử cung, gồm những bó sợi cơ trơn nằm giữa mô liên kết, cơ
có thể chia thành 4 lớp nhưng không rõ ràng. Lớp thứ nhất và lớp thứ tư chạy theo chiều
dọc, lớp giữa chứa những mạch máu lớn nhất. Trong thời kỳ thai ghén, cơ tử cung rất
phát triển do sự tăng sợi cơ bằng cách phân bào và sợi cơ phình lớn. Ngoài ra sợi cơ còn
gia tăng tổng hợp thành phần sợi collagen cho mô liên kết.
- Nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung được phủ bởi biểu mô trụ đơn, gồm 2 loại tế bào là tế
bào chế tiết và tế bào có lông chuyển.
Lớp đệm chứa các tuyến ống đơn giản, đôi lúc phân nhánh ở phần sâu.
Biểu mô tuyến tử cung chiếm bởi các tế trụ chế tiết.
Mô liên kết của lớp đệm chứa nhiều nguyên bào sợi, nhiều sợi võng.
Nội mạc của tử cung có thể chia làm 2 vùng:
Liên hệ giữa những biến đổi của niêm mạc thân tử cung vs những biến đổi của buồng trứng
dưới tác dụng của hormon sd nữ:
- Sau hành kinh, hormon estrogen do tế bào nang của buồng trứng tiết ra tác động vào nội
mạc tử cung, làm nội mạc tử cung tăng sinh nhờ lớp đáy (lớp sinh trưởng). sau đó, trứng
phát triển đến lúc chín, dưới kích thích của hormon LH ( do thuỳ trước tuyến yên tiết ra)
trứng phóng noãn, bề mặt buồng chứng tồn tại lại lớp vỏ và tế bào nang, và phát triển
thành hoàng thể. Hoàng thể tiết ra hormon estrogen và progesterone tác động đến nội
mạc tử cùng làm nội mạc tử cung tăng sinh
- + nếu ko có quá trình thụ tinh: hoàng thể tồn tại 14-15 ngày, ko tiết hormon nữa và thoái
hoá thành thể trắng, ko tiết hormon cung cấp dinh dưỡng cho nội mạc tử cung, các tuyến
bị phân huỷ, lớp nội mạc bong ra, tạo ra hành kinh.
- + nếu có thụ tinh: hoàng thể tiếp tục phát triển trứng, tuyến nội mạc ko bị bong ra ko có
hành kinh.

57.Trình bày cấu tạo mô học và liên hệ chức năng sinh lý của thận?
* Cấu tạo mô học của thận gồm: cấu tạo chung và cấu tạo vi thể
Cấu tạo chung:
 Hình thái bên ngoài:
 Thận có hình hạt đậu: 12x6x3
 Có 2 mặt, 2 bờ, 2 cực.
 Được bao bọc bởi 1 lớp vỏ xơ
 Hình thái bên trong:
 nhu mô thận: phần đặc
 xoang thận: phần rỗng,
 gồm 8-18 đài thận nhỏ, hợp lại với nhau tạo thành 2-3 đài thận lớn, các đài thận lớn
hợp lại thành bể thận
 nhu mô thận được chia làm 2 vùng:
 vùng tủy thận: tháp thận (tháp tủy, tháp malpigi, tia tủy)
 vùng vỏ thận gồm 3 phần:
phần giáp vỏ
mê đạo vỏ (nằm giữa các tia tủy)
cột thận (trụ Bertin) nằm giữa tháp thận
Cấu tạo vi thể:
 nhu mô thận là đơn vị chức năng của thận. đơn vị cấu tạo chức năng của nhu mô thận
là ống sinh niệu (nephron)
 các nephron được vùi trong mô liên kết được gọi là mô kẽ
 vùng vỏ: tiểu cầu thận, ống lượn gần, ống lượn xa
 vùng tủy: quay henle và ống góp
a. tiểu cầu thận:
cấu trúc hình cầu, có cực mạnh và cực tiểu
cấu tạo 2 phần chính:
 chùm mao mạch kiểu xong malpigi
 nang bowman: 2 lớp (lá thành: bm lát đơn, lá tạng: tb có chân)
cấu tạo màng lọc ở tiểu cầu thận:
 tế bào nội mô chùm mao mạch
 màng đáy của tế bào nội mô
 nhánh bào tương tế bào có chân
tiểu đm đến -> chùm mao mạch tiểu cầu -> tiểu đm đi
=> chức năng: lóc các chất trong huyết tương để tạo ra nước tiểu đầu tiên -> khoang bowman
b. ống lượn gần:
nối tiếp với cực niệu của tiểu cầu thận, nằm trong cùng vỏ
kích thước: 40-60 um
bm vuông đơn: cực ngọn tb biểu mô có nhiều vi nhung mao -> bờ bàn chải
=> chức năng: tái hấp thu toàn bộ glucose, aa, 70-80% nước, ion Na+, Cl- và gần như toàn bộ
ca++
c. quai henle:
kích thước: 15-16um
hình chữ U gồm:
 nhánh xuống dày, có cấu tạo gần giống ống lượn gần, có bờ bàn chải (bm vuông đơn)
 đáy chữ U: bm lát đơn (p mỏng đi xuống và lên)
 nhánh lên dày: gần giống ống lượn xa (bm vuông đơn, không có bờ bàn chải)
=> chức năng:
tái hấp thu nước => nước tiểu chính thức (nhánh xuống)
hấp thu muối và vận chuyển Na+ (nhánh lên)
chế tiết hoocmon prostagladin cùng với tế bào mô kẽ có tác dụng làm giảm huyết áp.
d. ống lượn xa:
bm vuông đơn, cực ngọn tb bm có một số vi nhung mao không đều, cực đáy có mê đạo đáy
ống lượn xa có tb nhỏ hơn và thấp hơn ống lượn gần, không có bờ bàn chải, lòng ống lượn xa
rộng hơn
ống lượn xa tiếp xúc với đm đi của tiểu cầu thận gọi là vết đặc
=> chức năng:
tái hấp thu ion Na+, K+, nước
duy trì cân bằng axit - bazo của nước tiểu
e. ống góp:
từ OLX, nước tiểu chuyển xuống ống góp càng đến tháp tủy, ống góp càng to dần gọi là ống
nhú.
phần trên ống góp: bm vuông đơn chuyển dần thành bm trụ đơn.
=> chức năng: tái hấp thu nước, ure, vận chuyển Na+, K+ dưới tđ của hocmon aldosteron
f. mô kẽ:
nằm rãi rác, xen kẽ các cấu trúc thận
cấu tạo: mlk có tb sợi, sợi collagen, chất căn bản giàu proteoglycan. ngoài ra còn có 1 số tb
đặc biệt gọi là tế bào kẽ
=> chức năng: tb kẽ tiết ra medullipin I qua gan tạo thành medullipin II => tăng huyết áp
g. phức hợp tiểu cầu thận:
gồm:
vết đặc: OLX nằm giữa 2 tiểu đm đến và đi
tb cận tiểu cầu: chế tiết renin
tb gian mạch ngoài tiểu cầu
tiểu đảo cận cửa: tế bào nằm cạnh cực mạnh của tiểu cầu thận
=> chức năng:
tiết chế renin: tăng huyết áp
tiết erythropoietin: tác động và tủy xương -> tăng sinh hồng cầu-> tăng phóng thích hc từ tủy
xương vào máu
tham gia quá trình chuyển hóa vitamin D, sp chuyển hóa tđ vào tb bm ở ruột => hấp thụ Ca+
+ lại ở mức cần thiết
* chức năng sinh lý
Thận có nhiệm vụ điều hòa các thành phần hóa học của môi trường bằng một quá trình siêu
lọc, tái hấp thu chủ động, hấp thu thụ động và chế tiết.
• Quá trình lọc xảy ra ở tiểu cầu thận.
• Quá trình tái hấp thu và bài tiết xảy ra ở các ống của thận
• Trong 1 phút 2 thận:
- Lọc khoảng 125 ml nước tiểu
- 124 ml được tái hấp thu
- 1 ml được thải ra ngoài.
58. Trình bày cấu tạo mô học của các thành phần thực hiện chức năng hô hấp trong
phổi, liên hệ giữa đặc điểm cấu tạo và chức năng. Nêu các cấu trúc tham gia vào hàng
rào khí – máu ở phổi.
- Phần hô hấp là nơi xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu trong các mao mạch hô hấp với
không khí trong túi phế nang.
- Phần hô hấp của phổi bao gồm: Tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang, túi phế nang, phế
nang.
*Tiểu PQ hô hấp:
- Là cấu trúc chuyển tiếp giữa phần dẫn khí và phần hô hấp
- Có vách thông với một vài phế nang
- Gồm 2 lớp:
+ Lớp niêm mạc: BM vuông đơn có lông chuyển (trừ vùng rìa ngay miệng PN là biểu mô
lát đơn), có tế bào Clara.
+ Lớp cơ: cơ trơn và sợi chun.
*Ống PN:
- Nối tiếp với tiểu PQ hô hấp
- Lớp niêm mạc: BM lát đơn
- Lớp đệm:
+ Sợi chun: giúp giãn rộng khi hít vào và thở ra
+ Sợi lưới: khung nâng đỡ
- Sợi cơ: cơ trơn
*Túi PN:
- Túi phế nang: do 2-4 PN tạo thành
- Nhiều sợi chun và sợi collagen quanh ống PN, túi PN, và PN: giúp thở ra thụ động
- Nhiều sợi lưới: giúp ngăn giãn quá mức
- Mạnh lưới mao mạch quanh PN
 Phế nang PN:
- 2 PN ngăn cách nhau bới vách gian PN thông nhau qua lỗ PN
- Thành phế nang được lợp bởi lớp biểu mô đặc biệt rất mỏng nằm trên một màng đáy
mỏng còn được gọi là biểu mô hô hấp, gồm 2 loại tế bào:
+ Tb PN loại I (phế bào I): tế bào hô hấp.
+ Tb PN loại II (phế bào II): tế bào chế tiết surfactante
+ Ở thành PN còn một loại tế bào nữa được gọi là đại thực bào:
 Hàng rào khí máu:
- Hàng rào khí- máu (còn gọi là màng hô hấp) giúp ngăn cách không khí trong lòng PN và
máu trong mao mạch hô hấp ở vách PN
- Hàng rào khí – máu được cấu tạo từ 3 thành phần:
+ Bào tương phế bào I
+ Màng đáy hợp nhất giữa PN kế cận và tế bào nội mô
+ Bào tương tế bào nội mô mao mạch.
59. Hãy mô tả cấu tạo mô học của tuyến ức. Trình bày thành phần cấu tạo của hàng rào
máu – tuyến ức.
- Tuyến ức nằm sau xương ức, được bao quanh bởi một lớp vỏ xơ. Nhu mô tuyến ức chia
thành nhiều tiểu thùy, các tiểu thùy không hoàn toàn độc lập với nhau và được ngăn cách
với nhau bởi các vách mô liên kết mỏng. tiểu thuỳ được cấu tạo bởi một mạng lưới biểu
mô, chen vào mạng lưới là tế bào tuyến ức ( tế bào lympho T).
Mỗi tiểu thùy gồm có 2 vùng: vùng tủy (ở trung tâm tiểu thuỳ) và vùng vỏ (vùng ngoại vi
tiểu thuỳ). Thành phần tế bào cấu tạo vùng vỏ và vùng tủy đều như nhau nhưng khác
nhau về tỷ lệ và sự phân bố.
- Tế bào lưới biểu mô :
Tế bào lưới biểu mô là những tế bào hình sao, có nhiều nhánh bào tương. Các nhánh bào
tương giữa các tế bào được nối với nhau bằng thể liên kết tạo thành lưới tế bào. Nhân tế
bào sáng màu, bào tương chứa nhiều hạt chế tiết, những hạt này có lẽ chứa các peptide
được gọi là hormone tuyến ức (Thymoprotein, thymosin). Các hormone này tác động lên
quá trình sinh sản và biệt hóa của tế bào lympho T.
Ở vùng vỏ, các tế bào lưới biểu mô bao xung quanh các tế bào lympho đang sinh sản và
biệt hóa thành từng nhóm và bao quanh các mao mạch máu để tạo hàng rào máu - tuyến
ức.
Ở vùng tủy, tế bào lưới biểu mô nhiều hơn và có sự thoái hóa. Sự thoái hóa này tạo nên
các tiểu thể hình cầu – tiểu thể Hassall (tiểu thể tuyến ức). Tiểuthể Hassall có đường kính
khoảng từ 30-150µm, gồm các lớp tế bào lưới biểu mô dẹt, xếp đồng tâm quanh một số
tế bào ở trung tâm đã thoái hóa và chết.
- Tế bào lympho T (tế bào tuyến ức):
Tế bào lympho T nằm trong các lỗ lưới của tế bào lưới biểu mô. Vùng vỏ là nơi tập trung
dày đặc của các lympho bào T (chiếm 95% lympho T trưởng thành (lympho bào chín)).
Vùng vỏ là nơi sinh sản và biệt hóa để tạo các tế bào lympho T trưởng thành, thấy nhiều
hình ảnh phân chia tế bào và cả những vùng lympho bào đang thoái hóa. vùng tủy, mật
độ tế bào lympho T ít hơn vùng vỏ (chỉ chiếm khoảng 5%), và đều là các tế bào lympho
T trưởng thành.

Động mạch đi qua vỏ xơ và phân nhánh trong các vách xơ rồi nhập vào nhu mô tuyến ức
phân thành những lưới mao mạch ở vùng vỏ thuộc loại mao mạch liên tục, có màng đáy dày,
được bao bởi các đại thực bào và tế bào lưới biểu mô hình thành hàng rào máu - tuyến ức.
Hàng rào này gồm các lớp:
- Lớp tế bào nội mô mao mạch
- Màng đáy mao mạch
- Khoảng gian bào quanh mạch chứa các đại thực bào
- Màng đáy tế bào lƣới biểu mô.
60. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại mô sụn. Trình bày cách sinh
sản sụn qua màng sụn.
- Giống nhau:
+ Các mô sụn đều là mô liên kết
+ Đều có cấu tạo: tế bào sụn, sợi liên kết, chất căn bản nhiễm chất cartilagein (chất sụn).
+ Mô sụn không có mạch máu và thần kinh -> nuôi dưỡng nhờ khuếch tán từ màng sụn
+ Thuộc tính keo có vai trò trong dinh dưỡng của tế bào và sự cứng rắn, vững chắc, chun
giãn của mô sụn.
- Khác nhau:
Sụn trong Sụn chun Sụn xơ
Cấu tạo chất căn bản sụn, sợi collagen
chất căn bản là sợi các bó sợi collagene
(type II 40%), màng sụn, tế chun, ít tơ collagene type1 chạy theo các
bào sụn hướng, ít chất căn bản
Tính chất chun giản, màu trắng sữa hơimàu vàng, độ đục và độ thành phần có nhiều
trong chun giãn lớn hơn sụn sợi
trong
Vị trí Phôi thai có nhiều. vành tai, ống tai ngoài, Đĩa gian đốt sống, ở
Người trưởng thành: đầu các cánh mũi, nắp thanh một số sụn khớp, chỗ
xương dài, xương sườn, khí quản nối gân với xương
quản, thanh quản, phế quản,
khớp xương
- Sụn phát triển, nở ra theo chiều dài và chiều rộng bằng 2 cách:
- Đắp thêm: lớp trong của màng sụn, sinh sản, biệt hóa thành tế bào sụn, đắp thêm vào
miếng sụn cũ => miếng sụn to thêm
- Cách gian bào: sinh sản bằng gián phân, theo kiểu trụ hoặc kiểu vòng.
61. So sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại mô cơ.
- Giống nhau: là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một
chức năng chuyên hóa.
- Khác nhau:

Mô cơ vân Mô cơ tim Mô cơ trơn

Đặc điểm cấu Nhiều nhân, và cơ tương 1-2 nhân nằm giữa tế bào Nhân hình trứng ở phần
tạo tế bào (bào tương) phình ra giữa sợi cơ
Có vạch bậc thang
Bọc ngoài bằng màng sợi Có 1-2 nhân

Hình dạng tế Hình trụ, 2 đầu tù hoặc Hình trụ Hình thoi
bào thon gọn

Khả năng co Mạnh, nhanh, k liên tuc, Mạnh, nhanh, liên tục, k Chậm, yếu, k theo ý
cơ và theo ý muộn theo ý muốn muốn

Khả năng tái Được tái tạo từ các tế bào K có kn tái tạo sau tổn Khi tổn thương các tế
tạo cơ vệ tinh thương, mô bị hỏng bị bào cơ phân bào cho các
thay thể bằng mlk (sẹo) tế bào mới, bổ sung tế
bào bị phá hủy

Chức năng Do hệ tk kích thích, các Tham gia cấu tạo tim, Cấu tạo thành mạch máu,
sợi cơ co lại và nở ra, cho hoạt động co bóp của tim các cơ quan nội tạng như
phép cơ thể di chuyển dạ dày, ruột, ..

Vị trí Cơ bám xương, bám da Chỉ phân bố ở tim Tạng rỗng, thành mạch
đầu, bám mặt, bám lưỡi

63. Mô tả cấu tạo của Neuron thần kinh, Trình bày quá trình dẫn truyền xung động
thần kinh qua Synap hoá học?
* Cấu tạo của Neuron thần kinh: 3 phần chính
-Thân neuron: là trung tâm dinh dưỡng, là nơi tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin
-Nhánh Neuron: là phần bào tương kéo dài từ thân neuron đi ra. Vai trò: dẫn truyên xung
động thần kinh
-Đầu tận cùng thần kinh (cúc tận cùng) có thể chứa các chất trung gian hoá học
* quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua Synap hoá học:
1. Xung động thần kinh khử cực màng trước synap: Khi xung động thần kinh lan truyền
đến cúc tận cùng, nó mở các kênh Ca2+
2. Ca2+ vào bào tương cúc tận cùng: Ca2+ gắn với receptor ở màng trong cúc tận cùng,
tăng ái lực và kéo các túi chứa chất truyền đạt thần kinh về màng trước synap
3. Giải phóng chất truyền đạt thần kinh: Các túi chứa chất truyền đạt thần kinh hoà màng
với màng trước synap, giải phóng chất truyền đạt thần kinh
4. Chất truyền đạt thần kinh khuếch tán qua khe synap
5. Tác dụng của chất truyền đạt thần kinh lên nơron sau synap: Chất truyền đạt thần kinh
gắn với receptor ở màng sau synap. Receptor là protein kênh ion. Kích thích sau synap: hoạt
hóa kênh natri, calci, ức chế mở kênh kali và/hoặc kênh clo. Ức chế sau synap: hoạt hóa các
kênh kali và/hoặc kênh clo, ức chế kênh natri
6. Số phận chất truyền đạt thần kinh: Chất truyền đạt thần kinh có thể được tái sử dụng
bằng cách được đưa trở lại cúc tận cùng hoặc bị các enzym đặc hiệu phân hủy.

Câu 62: Phân biệt sợi trục và sợi nhánh. Mô tả quá trình dẫn truyễn xung động thần
kinh qua synap.
* phân loại:
Sợi trục Sợi nhánh
Đặc điểm - dài, nhẵn - ngắn, chồi gai
Hướng dẫn - ly tâm ( đi từ thân tế bào tới cúc - hướng tâm ( đi từ phần đầu sợi
truyền tận cùng). nhánh đến thân nơron ).
Số lượng tế - một sợi - nhiều
bào
Phân nhánh - nhiều - ít phân nhánh
Lưới nội bào - không có - có
có hạt và
riboxom
Vi ống và xơ - có - ít hơn
thần kinh
Cúc tận cùng - nhiều - ít hơn

* Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua Synap:
- Sự dẫn truyền xung động thần kinh phải thông qua một hóa chất trung gian dẫn truyền; các
hóa chất này được chứa trong các túi synap, túi synap được hình thành ở thân nơron.
- khi có sung động thần kinh, ở phần trước synap tạo nên sự khử cực và mở kênh Ca++.
Luồng Ca++ đi vào cúc tận cùng của tiền xinap gây nên hiện tượng suất bào tức là túi xinap
bị phá vỡ -> giải phóng chất trung gian vào khe xinap. Chất trung gian qua khe gắn vào các
thụ thể ở màng hậu xinap làm thay đổi tính thấm và gây ra hiện tượng khử cực của màng ->
sung động thần kinh được truyền tới màng sau.

You might also like