You are on page 1of 4

Chương 1: biểu mô

1) Đại cương
Định nghĩa
- Biểu mô được tạo thành từ những tế bào hình đa giác nằm sát và gắn chặt chẽ với
nhau, rất ít chất gian bào.
- Chức năng: che phủ bề mặt cơ thể, lót các khoang cơ thể hoặc đảm nhiệm chức
phận chế tiết
Nguồn gốc
- Có nguồn gốc từ 3 lá phôi:
+ Ngoại bì bề mặt: nguồn gốc của biểu bì da, giác mạc, biểu mô của các khoang
mũi, miệng, hậu môn.
+ Nội bì: biểu mô hệ hô hấp, ống tiêu hóa, các tuyến tiêu hóa.
+ Trung bì: lớp nội mô lát mạch máu và mạch bạch huyết, biểu mô của thanh mạc.
Chức năng
- Che phủ, giới hạn, tạo hàng rào bảo vệ
- Vận chuyển, hấp thu, bài xuất, chế tiết
- Thu nhận cảm giác
- Bảo vệ: tb biểu bì da
- Hấp thu: tb biểu mô ruột non
- Vận chuyển:
+ Trên bề mặt tế bào: tb biểu mô đường hô hấp có lông chuyển
+ Qua tế bào: tb nội mô mạch máu
- Chế tiết:
+ Tổng hợp protein: tb tuyến tụy ngoại tiết
+ Tổng hợp hormon steroid: tb hạt hoàng thể
2) Tính chất
- Các tb thành biểu mô nằm sát nhau
- Kích thước và hình dáng biểu mô
- Sự phân cực tế bào biểu mô
- Nuôi dưỡng và phân bố thần kinh ở biểu mô
- Màng đáy phân cách biểu mô với mô liên kết
- Những hình thức liên kết và truyền thông tin đặc biệt ở mặt bên của tb biểu mô:
+ Những cái mộng
+ Dải bịt
+ Vòng dính
+ Thể liên kết
+ Liên kết khe
- Những cấu trúc đặc biệt ở mặt tư do và mặt đáy tế bào biểu mô:
+ Mặt tự do tế bào biểu mô: vi nhung mao và lông
+ Mặt đáy tế bào biểu mô: mê đạo đáy, thể bán liên kết.
3) Phân loại
- Chức năng: biểu mô phủ và biểu mô tuyến
- Số hàng tế bảo biểu mô: biểu mô đơn và biểu mô tầng
- Hình dáng: biểu mô lát, biểu mô vuông, biểu mô trụ
Biểu mô phủ
- Phủ bên ngoài cơ thể, mặt trong cơ quan rỗng
 Biểu mô đơn: là những biểu mô được tạo thành bởi 1 hàng tế bào
o Biểu mô lát đơn
- Được tạo thành bởi 1 hàng tế bào đa diện dẹt.
- Thường gặp ở mặt trong thành tai trong màng, mặt trong của màng nhĩ, lá ngoài
của bao Bowman, đoạn lên của ống trung gian.
- Biểu mô lát đơn còn gọi là biểu mô trượt: mặt của biểu mô bao giờ cũng ướt,
nhẵn, bóng, cho phép các tạng chuyển động dễ dàng, không bị cọ xát mạnh vào
nhau và vào thành cơ thể.
o Biểu mô vuông đơn
- Gặp ở trong: biểu mô lợp mặt tự do của buồng trứng, mặt trong của bao nhân mắt,
hoặc ở các ống bài xuất của 1 số tuyến ngoại tiết (ống Boll của tuyến nước bọt).
- Biểu mô sắc tố của võng mạc, biểu mô chế tiết của một số nang tuyến cũng được
xếp loại vào biểu mô vuông đơn.
o Biểu mô trụ đơn
- Được hình thành từ 1 loại tế bào giống nhau ( biểu mô của niêm mạc dạ dày, biểu
mô của ống cổ tử cung)
- Được hình thành bởi nhiều loại tế bào trụ khác nhau:
Bm ruột non: tb mâm khía, tb hình đài, tb ưa chrom ưa bạc
- Biểu mô trụ đơn có lông chuyển ở: vòi trứng, phế quản; biểu mô trụ đơn có lông
bất động ở ống mào tinh, biểu mô ống nội tủy
 Biểu mô tầng
- Được tạo thành bởi 2 hoặc nhiều lớp tế bào chồng lên nhau
- Dựa vào hình dáng tế bào nằm trên cùng: 3 loại và 2 loại đặc biệt
o Biểu mô lát tầng
- Bm lát tầng sừng hóa: biểu bì da (lớp mô bảo vệ điển hình)
- Gồm 5 lớp:
+ Lớp đáy (lớp sinh sản)
+ Lớp sợi
+ Lớp hạt
+ Lớp bóng
+ Lớp sừng
- Biểu mô lát tầng không sừng hóa
+ Gồm 3 lớp: lớp đáy, lớp sợi (lớp Malpighi), lớp trên mặt
+ Không có lớp hạt và lớp sừng
o Biểu mô vuông tầng
- Tạo bởi 2 hàng tế bào trở lên mà hàng trên cùng là những tế bào hình khối vuông.
- Bm võng mạc thể mi, hàng tế bào vuông ở lớp có khả năng tiết ra thủy dịch, hàng
tb vuông ở lớp ngoài có chứa nhiều hạt sắc tố đen
o Biểu mô trụ tầng
- Gồm nhiều tế bào chồng chất lên nhau mà hàng trên cùng có hình trụ.
- Bm màng tiếp hợp mi mắt, bm của đoạn niệu đạo tiền liệt, bm của 1 số ống bài
xuất lớn của 1 số tuyến.
o Biểu mô trụ giả tầng
- Hàng trên cùng có hình trụ, cực đáy của tế bào đều sát với màng đáy. Hình dáng tế
bào trong biểu mô khác nhau.
- Bm lợp niệu đạo nam, bm lợp những ống bài xuất lớn của tuyến nước bọt mang tai
và 1 số tuyến khác.
o Biểu mô chuyển tiếp
- Bm của niêm mạc bàng quang.
- Bm chuyển tiếp như hình thái trung gian giữa bm trụ tầng và bm lát tầng không
sừng hóa
Biểu mô tuyến
- Là loại mô được tạo thành bởi những tế bào hay tập hợp những tế bào có khả năng
chế tiết
- Phân loại tuyến
Theo số lượng tế bào tạo ra sản phẩm: tuyến đơn bào và tuyến đa bào
Theo vị trí nhận sản phẩm chế tiết đầu tiên: tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết
 Tuyến ngoại tiết
- Gồm 2 phần:
+ Phần chế tiết: tb tạo ra sản phẩm bài tiết
+ Phần bài xuất: những ống dẫn sản phẩm chế tiết đi ra khỏi tuyến
- Chia thành 3 loại: tuyến ống, tuyến túi, tuyến ống – túi
o Tuyến ống
- Phần chế tiết dạng ống, gồm 4 loại:
+ Tuyến ống đơn thẳng: tuyến Liberkuhn ở niêm mạc ruột
+ Tuyến ống đơn cong: tuyến mồ hôi ở da
+ Tuyến ống chia nhánh thẳng: tuyến đáy dạ dày
+ Tuyến ống chia nhánh cong: tuyến môn vị và tuyến tâm vị
o Tuyến túi
- Phần chế tiết có dạng túi hay dạng nang, có 2 kiểu:
+ Tuyến túi: tuyến bã ở da
+ Tuyến túi kiểu chùm nho: tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết
o Tuyến ống – túi
- Phần chế tiết của tuyến tiền liệt có phần hình ống, có phần nở rộng thành túi
- Phần bài xuất có dạng ống
- Thành những ống bài xuất nhỏ là bm vuông, thành những ống bài xuất lớn là bm
tầng
 Tuyến nội tiết
- Tuyến kiểu lưới: thùy trước tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp trạng,
tuyến tụy nội tiết (tiểu đảo Langerhans), hoàng thể,..
- Tuyến kiểu túi: tuyến giáp trạng
- Tuyến tản mát: tuyến kẽ tinh hoàn
4) Biến đổi của tb biểu mô
- TB cơ – biểu mô
- TB thần kinh – nội tiết (tb thần kinh – biểu mô): tb cảm giác
- TB nội tiết ở ruột non biệt hóa thành các tuyến nội tiết đơn bào.
5) Sự tái tạo biểu mô
- Luôn được đổi mới, tỉ lệ khác nhau ở mỗi biểu mô
- Ở biểu bì da: được thay thế bằng sự phân chia của các lớp tb những lớp đáy biểu

- Ở ruột non: được thay thế bởi sự phân chia của các tế bào tuyến Liberkuhn
- Ở biêu mô đường hô hấp: tỉ lệ đổi mới ở đây chậm

You might also like