You are on page 1of 53

HỆ NIỆU DỤC

Nhóm III
Hệ niệu dục

01 Thận 02 Tinh hoàn

03 Cổ tử cung 04 Buồng trứng


01 Thận
Thận
- Nhu mô thận gồm hai phần: vùng
vỏ có màu hồng ở bên ngoài và vùng
tủy ở trong có màu vàng.
- Vùng tủy: Tháp tủy ( tháp
Malpighi), đài thận, trụ Bertin, tháp
Ferrein ( tháp hình tia tủy).
- Đơn vị cấu tạo thận là nephron
( ống sinh niệu) gồm: Tiểu cầu thận,
ống lượn gần, quai Henle, ống lượn
xa. Ống góp, ống nhú là phần tiếp nối
ống lượn xa.
- Ngoài nephron, ống góp nhu thận
còn mô liên kết nhiều tế bào lưới tạo
thành mô kẽ thận.
1 => Chùm mao mạch malpighi ở
trung tâm tiểu cầu thận
2 => Tia tuỷ nằm xen vào vùng vỏ
3 => Ống lượn bào tương bắt màu
hồng
4 => Khoang bowman : là khe
sáng hẹp bao quanh chùm mao
mạch malpighi , lá ngoài của bao
là biểu mô lát đơn
5 => Tiểu cầu thận
Nephron
 Mỗi thận có khoảng 1
triệu nephron
 Chiều dài trung bình của
một nephron từ tiểu cầu
thận đến ống góp khoảng
50 mm
 Tổng chiều dài của toàn
bộ nephron của hai thận
có thể lên tới 70-100 km.
 Có hai thành phần chính:
tiểu cầu thận và ống thận
Nephron
 Tiểu cầu thận
Tiểu cầu thận
 Bao Bowman có hình chén với hai lớp biểu mô:
+Lớp trong (lớp tạng) gồm những tế bào có chân (podocyte) ôm lấy các mao mạch của
chum mao mạch tiểu cầu thận
+Lớp ngoài (lớp thành) được lót bởi lớp biểu mô lát đơn
 Giữa hai lớp biểu mô là khoảng trống thong với ống lượn gần gọi là khoang Bowman
 Có 2 cực: cực niệu nơi nối với ống lượn gần, cực mạch nơi tiểu động mạch vào và ra
 Tiểu động mạch và tiểu cầu tại cực mạch chia thành 5 nhánh chính, mỗi nhánh lại phân
chia thành 2-6 mao mạch tạo mạng lưới cùm mao mạch tiểu cầu
Tiểu cầu thận
 Mao mạch tiểu cầu thận:
+Tế bào nội mô có nhiều lỗ thủng
lớn, đường kính 70-90 nm, bào
tương trải rộng.
+Màng đáy dày 0,1μm do hòa nhập
bào tương tế bào nội mô và tế bào có
chân.
+Các mao mạch tiểu cầu bao giờ
cũng được các tế bào có chân ôm
xung quanh.
+Tế bào có chân (podocyte) kích
thước 30μm, chứa một than chứa
nhân và một số nhánh chính.
Tiểu cầu thận
 Hàng rào lọc nước tiểu tiên phát:
+Gồm: Tế bào nội mô, màng đáy, các tế bào có chân và tế bào gian mao
mạch
+Màng đáy chia làm ba lớp: Lớp trong suốt ở ngoài và trong chứa sulfat
heparin, lớp đặc ở giữa có nhiều collagen
+Phức hợp cận tiểu cầu bao gồm:
-Tế bào cận tiểu cầu: Tế bào cơ trơn của lớp áo giữa tiểu động mạch biệt
hóa thành tế bào dạng biểu mô, trong chứa nhiều hạy tiết rein
-Vết đặc nằm giữa hai động mạch vào và ra ( tế bào biểu mô cao hơn có rất
nhiều nhân nằm sát nhau tạo thành 1 vết đặc)
-Tế bào cận mạch tạo thành đám nằm giữa vết đặc và chùm mao mạch tiểu
cầu
Ống lượn gần (Biểu mô trụ đơn)
 Đường kính 60μm, bào tương ưa
acid do chứa nhiều ti thể
 Cực đỉnh tế bào có nhiều vi nhung
mao cao 1μm, dày đều đặn tạo nên
bờ bàn chải rất đặc trưng cho tế
bào hấp thu, có nhìu siêu ống phân
bố ở đỉnh các vi nhung mao, không
bào ẩm bào khá phổ biến
 Cực đáy tế bào chứa nhiều ti thể
cao, xếp vuông góc với màng đáy,
còn bản than màng tế bào tạo thành
các nếp gấp
Quai Henlé
 Nằm trong vùng tủy- tia tủy hoặc tháp tủy
 Là phần tiếp theo của ống lượn gần, nằm hoàn toàn trong phần tủy có hình
chữ U gồm
 Cành xuống dày có cấu trúc giống ống lượn gần, lòng ống có đường kính
60μm
 Cành xuống mảnh bà cành lên mảnh, lòng ống hẹp 12μm, kém bắt màu, chứa
ít bào quan, thường có ti thể tròn nhỏ, màng đáy gấp nếp ở đoạn gần ống thu
thập, vi nhung mao ngắn và thưa
 Tế bào đậm màu có số lượng ít hơn. Tế bào có nhiều bào tương và bào quan,
nhiều ti thể hoạt động, bề mặt hệ thống vi nhung mao phát triển, có những túi
trong bào tương, màng đáy không gấp nếp
Ống lượn xa
 Nằm trong vùng vỏ, có đường kính 30-
40μm
 Biểu mô vuông cao, cực đỉnh tế bào
không có bờ bàn chải, chỉ có vi nhung
mao không đều, cực đáy có nhiều nếp
gấp
 Trên đường đi tại đoạn tiếp xúc với cực
mạch, ở đó phần hướng về các tiểu động
mạch tế bào dầy đặc hơn và bắt màu
đậm dưới kính hiển vi tạo thành vết đặc
Ống góp
 Càng đến tháp tủy ống góp
càng to dần
 Phần trên ống góp biểu mô
vuông đơn biến đổi dần
thành trụ đơn
 Có 2 loại tế bào: tế bào sáng
(số lượng nhiều) và tế bào
đậm màu
Đài, bể thận

• Biểu mô đa dạng tầng, biểu mô chuyển


tiếp
• Có ba lớp: niêm mạc, cơ và vỏ ngoài
- Niêm mạc: biểu mô đa dạng tầng, bề dày
thay đổi từ trên xuống dưới. Lớp đệm có
nhiều phần chun
- Tầng cơ trong dọc, ngoài vòng
- Vỏ ngoài là màng xơ liên tục với vỏ xơ của
thận
Tuần hoàn trong thận
Tuần hoàn trong thận

 Động mạch thận → động mạch gian thùy→ động mạch cung → động mạch
gian tiểu thùy→ tiểu động mạch vào tiểu cầu thận→ lưới mao mạch trong
tiểu cầu→ tiểu động mạch ra
 Tiểu động mạch ra chia nhánh tạo thành lưới mao mạch thứ phát chạy sát
trên các nephron
 Những tiểu động mạch ra nằm gần đáy tháp tủy chạy song song ống góp tạo
thành động mạch thẳng. Tiếp đó, chúng chia nhánh nuôi ống góp, quai
Henle
 Đi kèm động mạch là tĩnh mạch và hạch bạch huyết
Tuần hoàn trong thận
Chức năng của thận
 Thận có chức năng chính là lọc máu, loại bỏ cặn bã ra
bên ngoài cơ thể thông qua đường tiểu.
 Bên cạnh đó, thận cũng có chức năng quan trọng trong
việc bài tiết nước tiểu, chức năng nội tiết và điều hòa
thể tích máu

Chức
Điều hòa Chức
năng lọc Chức năng Bài tiết
thể tích năng nội
máu và nội tiết nước tiểu
máu tiết
chất thải
Chức năng ống thận
- Ống lượn gần sẽ nhận dịch lọc từ nang đổ sang, dẫn đến quai Henle, chuyển đến ống lượn
xa của quai Henle rồi đổ vào ống góp.
- Ống góp không thuộc đơn vị thận mà chỉ có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron,
sau đó đổ vào bể thận.

Chức năng của đơn vị thận hay nephron


- Chức năng chính của nó là điều chỉnh nồng độ nước và các chất hòa tan như muối bằng
cách lọc máu, tái hấp thu những thứ cần thiết và thải ra những thứ còn lại trong dịch lọc,
đây chính là nước tiểu.
- Đơn vị thận loại các chất thải khỏi cơ thể, điều chỉnh thể tích máu và huyết áp, quản lý
các mức của các chất điện giải và các chất chuyển hóa, và điều chỉnh pH máu.
- Chức năng của nó có tầm quan trọng sống còn và được điều chỉnh bởi hệ nội tiết qua các
hoócmôn như hoócmôn chống bài niệu (ADH), aldosterone, và hoócmôn tuyến cận giáp.
02 Tinh hoàn
 Thành là lớp vỏ chung và biểu mô tinh.
Ống sinh tinh  Lớp vỏ chung : lớp đáy , lớp dạng cơ và lớp sợi
 Biểu mô tinh : Tế bào Sertoli và tế bào dòng tinh
 Tế bào dòng tinh
 Xếp 4 - 8 lớp
 Vừa sinh sản vừa biệt hóa thành tinh trùng
 Gồm: Tinh nguyên bào, tinh bào, tinh tử (tiền tinh trùng) và tinh trùng
 Tế bào Sertoli
 Lớn hình tháp kéo dài, đáy tựa trên
màng đáy, ngọn hướng vào lòng ống
 Vai trò:
+Tạo nên khung chống đỡ và bảo vệ
các dòng tinh.
+Cung cấp dinh dưỡng của các tb dòng
tinh thông qua sự trao đổi ion bằng 1 số
liên kết khe.
+Chức năng ngoại tiết: Chế tiết dịch để
chuyển tinh trùng vào lòng ống sinh
tinh.
+Chức năng nội tiết: Chế tiết estradiol
là nguồn gốc của testosterone.
+Thực bào.
Mô kẽ
 Mô liên kết thưa, giàu mạch máu chứa nhiều tế bào sợi, tế bào mast và các tế
bào liên kết khác
 Tế bào Leydig nằm trong mô kẽ của tinh hoàn.
 Tế bào có hình đa diện.
 Vai trò tế bào Leydig:
Tổng hợp testosterone. Tuy
nhiên nồng độ testosterone
tiết ra từ tế bào Leydig không
đủ để duy trì quá trình tạo
tinh trùng
Ống mào tinh
 Là ống đơn cuộn lại
 Ống mào tinh được lót bởi biểu mô trụ giả tầng có lông giả
 Vai trò mào tinh
 Mào tinh là nơi dự trữ tạm thời tinh trùng, tiết chất hỗ trợ tinh trùng phát triển cũng như
hoàn thiện khả năng di động, trưởng thành thể cực đầu và bất hoạt tạm thời khả năng thụ
tinh. Mào tinh còn hấp thu nước và tiêu hóa những chất dư thừa còn sót lại trong quá trình
tạo tinh trùng
03 Cổ tử cung
Cấu tạo
Cấu tạo

 Cổ ngoài là phần nhô vào trong âm


đạo, được bao phủ bởi biểu mô lát
tầng không sừng hóa.

Biểu mô lát tầng không sừng hóa ở vật


kính 40: Lớp đáy (lớp sinh sản): mũi tên
xanh dương. Vùng màu đỏ là lớp trung
gian gồm các tế bào đa diện (khá giống
với lớp gai của biểu mô lát tầng có
sừng) Vùng màu vàng: lớp bề mặt với
các tế bào dẹt nằm lát lên nhau, các tế
bào này còn nhân.
Cấu tạo
 Cổ trong là ống hình trụ nối cổ ngoài
với buồng tử cung, được bao phủ bởi
biểu mô trụ đơn.
 Biểu mô này gấp nếp sâu vào trong mô
đệm bên dưới tạo thành các khe tuyến,
không hoạt động chế tiết trước tuổi dậy
thì.
 Trong độ tuổi hoạt động sinh dục, nội
mạc ít thay đổi theo chu kì kinh nguyệt,
cấu tạo gồm biểu mô trụ lông, tiết nhày,
ống tuyến phân nhánh tiết nhày. Sau
mãn kinh, biểu mô teo đi, hoạt động
chế tiết giảm
Cấu tạo
 Đường tiếp hợp gai - trụ là nơi nối tiếp giữa biểu mô trụ đơn của cổ trong với biểu
mô lát tầng không sừng hóa của cổ ngoài.

Vùng tiếp giáp lát trụ của cổ tử cung: Lỗ ngoài ống cổ tử cung (biểu mô lát tầng) ở bên trái. Lỗ
trong ống cổ tử cung (biểu mô trụ đơn) ở bên phải. Mô liên kết ở dưới biểu mô.
Chức năng Cổ tử cung

 Chức năng chính của cổ tử cung là đưa máu ra ngoài, cản trở các vi khuẩn xâm nhập
vào tử cung, giúp trứng gặp tinh trùng.
 Đảm nhiệm chức năng sản xuất dịch nhầy để tạo cơ hội thuận lợi cho giai đoạn kết hợp,
giúp tinh trùng có thể dễ dàng vận động vào sâu bên trong tử cung để tới ống dẫn trứng
cũng như thụ thai.
 Cổ tử cung kết nối tử cung với âm đạo. Một phần của niêm mạc cổ tử cung chứa các
tuyến tiết ra chất nhầy. Trong hầu hết các chu kỳ kinh nguyệt và trong khi mang thai,
chất nhầy tiết có dạng đặc dính. Chất này còn gọi là nút nhầy cổ tử cung. Nút nhầy có
tác dụng ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào tử cung. Nút nhầy cũng giúp bảo vệ
tử cung và cơ quan sinh sản bên trong khỏi vi khuẩn có hại.
Chức năng cổ tử cung

 Hằng tháng, ngoại trừ khi mang thai hoặc mãn kinh, niêm mạc tử cung (nội mạc
tử cung) rụng đi và đổ qua cổ tử cung vào âm đạo. Quá trình này được gọi là hành
kinh.
 Khi trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng mỗi tháng (gọi là rụng
trứng), chất nhầy sẽ thay đổi và trở nên mỏng hơn. Chúng lỏng ra và mỏng hơn,
cho phép tinh trùng đi qua cổ tử cung vào tử cung.
 Ngoài ra, bộ phận này còn có vai trò bảo vệ sự phát triển thông thường của thai
nhi trong bụng mẹ, ngăn chặn tạp khuẩn có hại gây tác động tới thai nhi.
 Trong quá trình sinh nở, kênh cổ tử cung sẽ mỏng dần và mở rộng ra. Điều này
tạo điều kiện cho em bé chào đời.
04 Buồng trứng
Cấu trúc của buồng trứng
 Buồng trứng là cơ quan sinh dục của nữ, gồm hai buồng trứng: một bên
phải và một bên trái.
•Buồng trứng nằm trên thành chậu hông bé, hai bên tử cung, phía sau vòi tử
cung, dưới eo chậu trên khoảng 10mm.
•Vị trí buồng trứng sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lần sinh nở của người phụ
nữ.
- Với người phụ nữ chưa sinh nở thì buồng trứng ở tư thế đứng, trục dọc
của buồng trứng nằm thẳng đứng. Buồng trứng có màu hồng nhạt và thường
nhẵn nhụi cho đến tuổi dậy thì.
-Sau tuổi dậy thì mặt buồng trứng sẽ bị sần sùi vì việc rụng trứng hàng
tháng ở nữ giới làm rách vỏ buồng trứng, để lại sẹo trên mặt buồng trứng.
- Sau thời kỳ mãn kinh, bề mặt buồng trứng sẽ nhẵn nhụi lại.
Cấu trúc của buồng trứng
 Cấu tạo buồng trứng bao gồm:
 Hai mặt: mặt trong và mặt ngoài
 Hai bờ: bờ tự do và bờ mạc treo
 Hai đầu: đầu vòi và đầu tử cung.
 Buồng trứng được bao bọc bởi lớp áo
trắng, dưới lớp áo trắng là vỏ buồng
trứng. Bên dưới lớp vỏ, thuộc phần
trung tâm là tuỷ buồng trứng. Lớp áo
trắng là lớp tế bào phủ ngoài buồng
trứng và thường thấy rõ ở buồng trứng
của phụ nữ trẻ. Lớp tế bào này sẽ dẹt
theo tuổi và làm cho buồng trứng có
màu xám đục.
Buồng trứng
 Hình hạt đậu
 Gồm 2 phần: vỏ và tủy, ranh giới không rõ ràng
 Vỏ: Nằm ngay dưới lớp áo trắng, chứa các nang
buồng trứng và thể vàng. Trong lớp mô đệm của vỏ
buồng trứng có các sợi mô liên kết lưới và tế bào
hình thoi cùng các tế bào cơ trơn.
 Tủy: Tập trung ở trung tâm buồng trứng, bao gồm mô
đệm được cấu tạo bởi mô liên kết có nhiều sợi chun,
tế bào cơ trơn cùng các mạch máu, đặc biệt là tĩnh
mạch. Tuỷ buồng trứng có nhiều mạch máu hơn ở lớp
vỏ buồng trứng.
 Biểu mô vuông đơn: biểu mô mầm
 Dưới biểu mô mầm là mô LK mỏng: màng trắng
Buồng trứng

 Gồm 2 buồng trứng:


 Hình hạt đậu, 3cm x 1,5cm.
 Treo vào thành sau bụng bởi các dây chằng
 Nang trứng
+Có 400000 nang trứng phôi thai
+Mỗi chu kỳ: 500 trứng huy động, 1 trứng trưởng thành
+Có 400-500 nang trứng trưởng thành/đời người
 Hoàng thể:
+Hình thành từ túi nang trứng
+Tồn tại trong chu kỳ kinh (<15 ngày)
+Nếu thụ tinh→ kéo dài hoàng thể→ hoàng thể thai nghén (khoảng 2-3 tháng
Nang trứng
o Nằm vùng trong lớp đệm vỏ, dưới màng trắng
o Hình cầu: 1 noãm bào + nhiều tế bào nang
o Phụ nữ trẻ có khoảng 400000 nang trứng. Chỉ có
400-500 nang trứng phát triển đến chin
o Thoái hóa nang trứng phần lớn xảy ra trước lúc
sinh
o Nang trứng tiến triển qua các giai đoạn: nang
trứng nguyên thủy, nang trứng sơ cấp, nang
trứng thứ cấp, nang trứng có hốc và nang trứng
chín
Nang trứng nguyên thủy
o Ở vùng ngoại vi
buồng trứng
(400000)
o Noãn và 1 hàng tế
bào nang dẹt
o Noãn bào là tế bào
lớn hình cầu,
đường kính 25μm
o Nhân ít nhuộm
màu có 1 hạt nhân
lớn
Nang trứng sơ cấp
o Giai đoạn tiếp theo của nang trứng
nguyên thủy
o Noãn và 1 hàng tế bào nang vuông
o Các tế bào nang gián phân, tạo
thành 1 lớp gọi là lớp hạt
o Giữa lớp hạt và tế bào trứng bắt đầu
hình thành nang trong suốt (zona
pellucida)
Nang trứng thứ cấp (đặc)
o Nhiều tế bào nang
o Màng trong suốt rõ hơn
o Tế bào nang phát triển có cấu trúc đa diện và
tạo thành nhiều lớp (tế bào hạt)
o Tế bào nang phát triển và chế tiết, làm
xuất hiện những hốc chứa dịch nang Nang trứng có hốc
trứng
o Các hốc nang lớn dần và kết hợp với
nhau
o Những tế bào liên kết bao quanh nang
trứng biệt hóa để tạo thành lớp vỏ nang
trứng
Nang trứng chín
o Lớn, đường kính 2,5cm, đội bề mặt
buồng trứng nhô lên
o Chứa nhiều nước, trương to, lớp hạt
mỏng dần, đẩy khối tế bào nang
bọc noãn bào về 1 phía (gò noãn)
o Tế bào nang sát màng trong suốt
cao hơn→ vòng tia (vẫn tồn tại sau
khi rụng trứng)
Sự rụng trứng

o Vỡ nang trứng chín →


nước nang trứng, noãn
bào, vòng tia thoát ra
ngoài
o Thường xảy ra vào
khoảng giữa của chu kì
kinh (ngày thứ 14/chu
kì 28 ngày)
Các nang trứng thoái triển
o Hầu hết nang trứng thoái hóa ở các giai đoạn khác nhau
o Các thực bào ăn và xử lý
o Nang trứng nguyên thủy: không để lại vết tích
o Nang trứng sơ cấp và có hốc: còn màng trong suốt
o Tế bào lớp vỏ của các noãn bào thứ cấp, có hốc trở thành Tế bào
kẽ → tuyến kẽ tiết androgen buồng trứng
Hoàng thể
o Là tế bào nang và tế bào lớp vỏ trong
không phân chia nữa (sau khi thoát noãn)
o Tuyến nội tiết kiểu lưới tạm thời
o Tế bào hoàng thể hạt (từ TB nang) chế
tiết progesterone
o Tế bào hoàng thể từ lớp vỏ tổng hợp và
chế tiết estrogen
o Không có thai: tồn tại khoảng 15 ngày
(hoàng thể chu kỳ)
o Có thai: tiếp tục hoạt động→ hoàng thể
thai nghén (khoảng 3 tháng)
Chức năng của buồng trứng

 Chức năng ngoại tiết:  Chức năng nội tiết


 Từ sau tuổi dậy thì, trung  Buồng trứng là một
bình mỗi tháng 1 lần, tuyến nội tiết của cơ
buồng trứng sẽ phóng thể,
thích ra một trứng, dẫn  Tiết 2 hormone sinh
đến quá trình hành kinh dục quan trọng là:
và thụ thai nếu gặp tinh estrogen và
trùng. Đây là chức năng progesteron
ngoại tiết của buồng
trứng.
Thank you

You might also like