You are on page 1of 28

BIỂU MÔ

Câu 1: Cấu trúc và phân loại biểu mô phủ


* Để phân loại biểu mô phủ người ta dựa vào 2 tiểu chuẩn: hình dáng và số lớp tế bào của biểu mô
- Dựa vào hình dáng tế bào: biểu mô lát, biểu mô vuông, biểu mô trụ
- Dựa vào số lớp tế bào: biểu mô đơn, biểu mô tầng
- 1 số biểu mô ko thuộc các loại biểu mô trên được gọi là biểu mô giả tầng hoặc biểu mô chuyển
tiếp
(1) Biểu mô đơn: chỉ có 1 hàng tế bào
- Biểu mô lát đơn:
+ Gồm 1 hàng tb dẹt tựa trên màng đáy, nhân hình đĩa nằm giữa tế bào
+ Có ở màng tim, màng phổi hoặc lót mặt trong hệ thống tuần hoàn
- Biểu mô vuông đơn:
+ Gồm 1 lớp tb hình vuông tựa trên màng đáy, nhân hình tròn nằm giữa tế bào
+ Có ở lòng nang tuyến giáp, thành các ống bài xuất của 1 số tuyến ngoại tiết
- Biểu mô trụ đơn:
+ Gồm 1 hàng tế bào hình trụ tựa trên màng đáy, nhân hình bầu dục nằm lệch về cực đáy tb
+ Có ở mặt trong ống tiêu hóa từ dạ dày đến trực tràng và nhiều cơ quan khác
(2) Biểu mô tầng: có nhiều hàng tế bào, tùy thuộc hình dáng lớp tế bào trên cùng mà có các loại:
- Biểu mô lát tầng sừng hóa: cấu tạo gồm 5 lớp tế bào:
+ Lớp đáy: gồm 1 hàng tế bào hình vuông hoặc trụ thấp, là lớp tế bào còn non có khả năng sinh
sản mạnh, nhân tb bắt màu base đậm
+ Lớp sợi: gồm nhiều hàng tế bào đa diện liên kết với nhau bằng thể liên kết, bào tương có
nhiều siêu sợi trung gian
+ Lớp hạt: gồm 2-4 hàng tế bào hình thoi dẹt, bào tương có nhiều hạt Keratohyalin bắt màu
base, sự xuất hiện của những hạt này báo hiệu sự sừng hóa của tế bào
+ Lớp bóng: tb thoái hóa ko còn nhân, bào tương chứa chất eleidin bắt màu acid
+ Lớp sừng: tb thoái hóa hoàn toàn, bào tương tạo thành những lá sừng xếp sát nhau, chất sừng
Keratin ko thấm nước, bền với hóa chất có tính acid và base yếu
- Biểu mô lát tầng ko sừng hóa: lợp ở những nơi thường xuyên có sự cọ sát gây thương tổn đến
mô dưới như: khoang miệng, thực quản… cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp đáy, lớp gai: cấu trúc tế bào giống biểu mô lát tầng sừng hóa
+ Lớp bề mặt: bào tương ko có các hạt Keratohyalin nên ko có lớp bóng và lớp sừng
- Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển: phủ bề mặt đường hô hấp và 1 số nơi khác
+ Cấu tạo gồm 3 loại tế bào: tb trụ có lông chuyển, tb đài, tb đáy
+ Dưới KHVQH: thấy nhân các tb xếp lệch nhau giống như biểu mô tầng
+ Dưới KHVĐT: thấy các tb đều tựa trên màng đáy biểu mô
- Biểu mô đa dạng giả tầng: lợp bề mặt bàng quang và niệu quản, cấu tạo gồm 3 loại tb:
+ Tế bào đáy nhỏ hình vuông hoặc trụ tạo nên lớp đáy
+ Tế bào hình vợt tạo nên lớp giữa
+ Tế bào lớn tạo nên lớp trên cùng
=> 3 loại tb này đều tựa trên màng đáy nhưng sắp xếp thành nhiều lớp khác nhau. Khi bàng
quang đầy thì biểu mô căng ra -> các tb trở nên dẹt giống biểu mô lát tầng ko sừng hóa, khi bàng
quang rỗng -> các tb cao lên giống biểu mô trụ tầng
MÔ LIÊN KẾT
Câu 2: Cấu tạo và chức năng của các tế bào trong mô liên kết chính thức
(1) Tế bào sợi:
Là tế bào phổ biến nhất trong mô liên kết chính thức, chia làm 2 loại:
- Nguyên bào sợi:
+ Là tế bào non ít biệt hóa có hình thoi, hình sao hoặc ít nhánh bào tương ngắn
+ Nhân sáng màu hình cầu hay bầu dục
+ Bào tương có đủ bào quan
=> Chức năng:
+ Tổng hợp 1 số chất trong chất căn bản liên kết như: glycosaminoglycan, proteoglycan
+ Tổng hợp collagen, elastin tạo ra các sợi keo, sợi chun
+ Tham gia tái tạo làm liền vết thương
+ Biệt hóa thành 1 số tế bào: tb mỡ, tb sợi, tb xương
- Tế bào sợi trưởng thành:
+ Đã biệt hóa
+ Nhân đậm màu hình thoi dẹt
+ Bào tương nghèo nàn bào quan
=> Chức năng: ít tham gia tổng hợp mà chủ yếu là tạo sẹo vết thương
(2) Đại thực bào:
Thường có nhiều trong cơ quan miễn dịch, nơi có nhiều mạch máu, đặc biệt là vùng viêm, có khả
năng di động mạnh và luôn thay đổi về hình dáng lẫn số lượng
- Cấu tạo:
+ Tb có hình cầu, bầu dục or amip, kích thước khoảng 15-20 µm
+ Nhân đậm màu hình cầu or bầu dục và thường nằm lệch tâm
+ Trên màng tế bào có nhiều thụ thể với 1 số tb (ung thư, hồng cầu, lympho B và T) và với 1 số
chất trong hệ thống miễn dịch (Imunoglobin, protein của bổ thể)
+ Bào tương có đủ bào quan, giàu lysosome, các ko bào nhỏ, mảnh vụn tb và dị vật
- Nguồn gốc: mono bào
- Chức năng:
+ Bảo vệ cơ thể bằng quá trình miễn dịch
+ Tiêu hủy hồng cầu già, tb già, các dị vật
+ Tổng hợp 1 số chất tham gia trong phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm
- Đại thực bào xuất hiện ở mọi nơi trong cơ thể nhưng trong mỗi cơ quan lại có đặc điểm riêng về
hình dáng, chúng được xếp vào hệ thống thực bào đơn nhân, gồm:
+ Mono bào trong máu
+ Đại thực bào trong mô liên kết
+ Tế bào Kupffer ở gan
+ Đại thực bào trong cơ quan tạo huyết
+ Đại thực bào phế nang
+ Vi bào đệm trong mô thần kinh
+ Hủy cốt bào
(3) Tương bào:
Có rất ít trong mô liên kết, có nhiều trong cơ quan miễn dịch đặc biệt là vùng viêm, có khả năng di
động mạnh
- Cấu tạo:
+ Tb có hình cầu, kích thước khoảng 10-15 µm
+ Nhân hình cầu hoặc bầu dục và nằm lệch 1 phía
+ Chất nhiễm sắc trong nhân phân bố theo kiểu hình nan hoa bánh xe
+ Bào tương bắt màu base đậm
- Nguồn gốc: tb lympho B
- Chức năng: tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể
(4) Masto bào (dưỡng bào):
Có mặt dọc theo những mạch máu nhỏ trong mô liên kết thưa, có khả năng di động
- Cấu tạo:
+ Tế bào có hình cầu hoặc bầu dục, kích thước khoảng 12-20 µm
+ Bào tương có nhiều hạt bắt màu base hoặc dị sắc
+ Trong các hạt chứa chủ yếu 2 chất quan trọng:
+) Heparin: chất chống đông máu
+) Histamin: chất làm giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch làm thoát huyết tương ra ngoài
mao mạch
+ Sự giải phóng các chất ra khỏi các hạt nhờ: tác nhân vật lý, hóa học, đặc biệt là sự kết hợp
giữa IgE với receptor trên màng tb
- Nguồn gốc: được cho rằng biệt hóa từ bạch cầu ưa base đi từ tủy xương ra
- Chức năng: điều hòa nội mô tại chỗ, kiểm soát độ hydrat của mô liên kết
(5) Tế bào nội mạc:
Là những tb lợp mặt trong thành mạch
- Cấu tạo:
+ Tế bào dẹt, kích thước lớn khoảng 75-150 µm
+ Bào tương mỏng trải rộng, nghèo nàn bào quan
+ Giữa các tế bào thường ko có thể liên kết mà chúng chồm lên nhau
- Nguồn gốc: tb trung mô
- Chức năng:
+ Tạo hàng rào bảo vệ máu và bạch huyết
+ TĐC giữa máu và mô
+ 1 số có khả năng thực bào
(6) Chu bào:
Nằm bao quanh mao mạch
- Cấu tạo:
+ Những tb có nhánh bào tương, dạng hình sao, có nhiều chân
+ Trên bề mặt tb có thể tiếp xúc với 1 số tận cùng thần kinh
- Nguồn gốc: tb trung mô
- Chức năng:
+ Điều chỉnh lòng mao mạch
+ Tạo tb sợi, tb cơ trơn
+ Tham gia tái tạo mao mạch và tiểu động mạch
(7) Tế bào mỡ:
- Cấu tạo:
+ Thường tập trung thành từng đám đứng sát nhau tạo nên những tiểu thùy mỡ, kích thước tế
bào lớn 40-150 µm
+ Bào tương chứa hạt mỡ lớn chiếm gần hết tb, nghèo nàn bào quan
+ Nhân nhỏ nằm sát màng bào tương
- Nguồn gốc: từ tb sợi, 1 số ít từ chu bào
- Chức năng:
+ Nơi dự trữ mỡ, nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể
+ Tạo hình dáng và chống đỡ cho 1 số cơ quan và mô của cơ thể
(8) Tế bào sắc tố:
- Cấu tạo:
+ Thân tb nằm dưới biểu bì
+ Các nhánh bào tương vươn dài lên lớp đáy hoặc lớp gai biểu bì
- Nguồn gốc: tb mào thần kinh
- Chức năng: tổng hợp sắc tố melanin
(9) Bạch cầu:
Là những bạch cầu xâm nhập từ máu vào mô liên kết để thực hiện chức năng của mình
( trong 9 tế bào trên có 4 loại tế bào có nguồn gốc từ máu là: Đại thực bào, tương bào, masto bào và bạch
cầu)
MÔ XƯƠNG
Câu 3: Cấu trúc các loại xương
Căn cứ vào nguồn gốc, người ta phân làm 2 loại:
+ Xương cốt mạc: do màng xương tạo nên
+ Xương Haver: do tủy tạo cốt tạo nên
(1) Xương cốt mạc:
- Là loại xương đặc được tạo ra từ lớp trong của màng xương, chúng tạo nên những lá xương
xếp đồng tâm với ống tủy
- Trong chất căn bản xương có những sợi Sharpay làm cho xương cứng và chắc
(2) Xương Haver:
Là xương được cấu tạo bởi những hệ thống Haver hoàn chỉnh và ko hoàn chỉnh, có 2 loại:
- Xương Haver đặc: rất cứng, được cấu tạo bởi những hệ thống Haver hoàn chỉnh và ko hoàn
chỉnh
+ Hệ thống Haver hoàn chỉnh là 1 khối hình trụ gồm nhiều lá xương xếp đồng tâm với nhau, ở
giữa có ống Haver chứa mô liên kết, mạch máu và dây thần kinh. Các ống Haver thông với nhau
qua đường hầm Howship-đây là đường đi của mạch máu trong xương
+ Hệ thống Haver ko hoàn chỉnh: gồm những lá xương xếp đồng tâm và song song với nhau, ko
có ống Haver
- Xương Haver xốp:
+ Có ở đầu xương dài, xương dẹt và xương ngắn
+ Được cấu tạo bởi các bè xương nối với nhau nhiều hướng tạo nên những hốc tủy lớn nối
thông với nhau
Câu 4: Cấu tạo mô học các loại xương (phân loại mô xương)
(1) Xương dài: cấu tạo đầu xương và thân xương khác nhau
- Thân xương: được cấu tạo bởi xương đặc, từ ngoài vào trong là: màng xương, lớp xương đặc,
ống tủy; lớp xương đặc gồm 3 lớp từ ngoài vào trong:
+ Lớp ngoài (hệ thống cơ bản ngoài): mỏng, là xương cốt mạc
+ Lớp giữa: dày nhất, là xương Haver đặc
+ Lớp trong (hệ thống cơ bản trong): mỏng, gồm những lá xương đồng tâm với ống tủy, được
tạo ra từ tủy tạo cốt khi ống tủy ko lớn lên nữa ở người trưởng thành
- Đầu xương: gồm:
+ Màng xương bọc phía ngoài trừ diện khớp
+ Trung tâm đầu xương là xương Haver xốp
+ Phần ngoại vi mỏng là xương cốt mạc
+ Phía mặt khớp được cấu tạo bởi sụn trong
(2) Xương ngắn: được cấu tạo giống đầu xương dài
(3) Xương dẹt: lớp ngoài và trong là xương cốt mạc, lớp giữa là xương Haver xốp
MÔ CƠ
Câu 5: Cấu tạo vi thể, siêu vi, phân tử cơ vân
(1) Cấu tạo của các vi sợi cơ (cấu tạo vi thể):
- 1 sợi cơ có rất nhiều vi sợi cơ, các vân sáng và tối của các vi sợi cơ xếp song song và thẳng
hàng tạo nên các vân ngang của sợi cơ
- Chiều dài vi sợi cơ gần bằng chiều dài sợi cơ nên vân có suốt chiều dọc sợi cơ
- Cấu tạo của các vân:
+ Vân tối (Băng A – Đĩa A): dị hướng với AS phân cực, màu đậm dài 1-1.5 μm
+ Vân sáng (Băng I – Đĩa I): đẳng hướng với AS phân cực, màu sáng dài 0.8 μm
+ Giữa băng A có 1 vạch H ít nhuộm màu hơn, giữa vạch H lại có 1 vạch M mảnh và sẫm
màu
+ Giữa băng I có 1 vạch mảnh gọi là vạch Z
+ Khoảng cách giữa 2 vạch Z gần nhau của vi sợi cơ là 1 sarcomer (1 đơn vị co cơ)
(2) Cấu tạo của sarcomer (cấu tạo siêu vi):
Mỗi vi sợi cơ được cấu tạo từ 2 loại siêu sợi actin và myosin nằm song song theo chiều dọc sợi cơ:
- Siêu sợi actin:
+ Là sợi mảnh, ngắn, ít bắt màu
+ Dài 0.8 μm, đường kính 5-7 nm
+ Có ở đĩa A và I trừ vạch H
- Siêu sợi myosin:
+ Là sợi dày, bắt màu đậm
+ Dài 1.5 μm, đường kính 10-15 nm
+ Chỉ có trong đĩa A
* Trên chiều dọc sợi cơ, các siêu sợi actin và myosin xếp theo 1 trật tự nhất định:
+ Các siêu sợi actin gắn với nhau ở vạch Z và lồng sâu vào siêu sợi myosin theo kiểu cài răng
lược, 2 đầu mút của siêu sợi actin cách nhau 1 khoảng = vạch H
+ Các siêu sợi myosin lồg vào giữa các siêu sợi actin và có chiều dài vừa bằng chiều dài băng A
+ Đoạn chỉ có các siêu sợi actin tạo nên vân sáng (băng I) và ở giữa có 1 vạch Z
+ Vân tối (băng A): do 1 phần của siêu sợi actin và chủ yếu là siêu sợi myosin tạo nên, phần
nằm giữa băng A do ko có actin nên nhạt màu hơn tạo nên vạch H, giữa vạch H là protein dạng
sợi nối các siêu sợi myosin với nhau tạo thành vạch M
* Trên thiết đồ cắt ngang vi sợi cơ: các siêu sợi actin xếp theo hình lục giác xoay quanh siêu sợi
myosin (đỉnh là actin, tâm là myosin), các siêu sợi myosin xếp theo hình tam giác đều xoay quanh
siêu sợi acin (đỉnh là myosin, tâm là actin)
(3) Cấu tạo phân tử của các siêu sợi cơ:
- Actin: được cấu tạo từ 3 loại protein: G.actin, tropomyosin, troponin
+ G.actin: là những pro hình cầu tạo thành 2 chuỗi xoắn kép với nhau
+ Tropomyosin: là pro dạng sợi nằm giữa 2 chuỗi xoắn kép G.actin
+ Troponin: gồm 3 loại pro kết hợp với nhau:
+) Tr-T: gắn troponin với tropomyosin
+)Tr-C: gắn với Ca2+
+)Tr-I: gắn toàn bộ troponin - tropomyosin với G.actin, khi gắn kết chúng làm ức chế điểm
hoạt động của G.actin
- Myosin: là pro dạng sợi gấp khúc có các đầu phình nhô ra ngoài tạo thành cầu nối với actin, còn
phần sợi tạo thành bó dài
Câu 6: Cơ chế co cơ vân
(1) Thay đổi chiều dài sarcomer:
- Khi co cơ: các siêu sợi actin lồng sâu vào siêu sợi myosin làm cho đĩa I và vạch H ngắn lại
trong khi chiều dài đĩa A ko đổi
- Khi duỗi cơ: các siêu sợi actin trượt ra ngoài làm cho đĩa I và vạch H dài ra trong khi chiều dài
đĩa A cũng ko đổi
=> Trong cả khi co và duỗi cơ, chiều dài các siêu sợi actin và myosin ko thay đổi
(2) Cơ chế phân tử:
- Trạng thái nghỉ:
+ Troponin kết hợp với tropomyosin tạo nên phức hợp troponin-tropomyosin
+ Phức hợp này kết hợp với G.actin làm ức chế tất cả các điểm hoạt động của G.actin
+ Kết quả là các đầu phình của myosin ko kết hợp được với actin
- Khi co cơ: do kích thích tạo nên khử cực ở một điểm của màng sợi cơ, khử cực lan theo hệ thống
T đến lưới nội bào làm giải phóng Ca2+ trong lưới nội bào ra ngoài tế bào
+ Ca2+ kết hợp với troponin-tropomyosin làm giải phóng các điểm hoạt động của G.actin => các
đầu phình của myosin kết hợp với actin làm cơ bắt đầu co
+ Khi tất cả các phức hợp troponin-tropomyosin của actin kết hợp với các đầu phình của myosin
tạo nên lực hút actin trượt trên myosin => kết quả là siêu sợi actin lồng sâu vào siêu sợi myosin
+ Khi ko còn kích thích, Ca2+ nhả phức hợp troponin-tropomyosin và khuếch tán trở lại lưới nội
bào, phức hợp troponin-tropomyosin kìm hãm điểm hoạt động của G.actin trên cơ duỗi. Năng
lượng co cơ chủ yếu là ATP, được bổ sung = phosphoryl hóa glycogen trong cơ tương. Nếu co
cơ nhanh, mạnh và kéo dài, phosphoryl hóa glycogen xảy ra trong điều kiện yếm khí làm tăng
acid lactic gây mỏi cơ
Câu 7: Giải thích hiện tượng hạ canxi, chuột rút
Cơ vân là các cơ bám xương, cơ bám da đầu, cơ mặt, cơ lưỡi, cơ ở 1/4 trên thực quản, cơ thắt hậu
môn, cơ vận nhãn
(1) Hạ canxi:
Ở những người ăn thức ăn thiếu canxi kéo dài, thiếu vitamin D, bị cắt 1 đoạn ruột, giảm albumin
huyết thanh và tăng phosphat máu, các bệnh lý về thận, các rối loạn nội tiết… thì nồng độ canxi
trong máu giảm => ko đủ để kết hợp với phức hợp troponin-tropomyosin => các điểm hoạt động
của G.actin ko được giải phóng => các đầu phình của myosin ko kết hợp được với G.actin => cơ
ko co được mà ở trạng thái duỗi cứng, xuất hiện các dấu hiệu:
- Tê bì đầu chi, lưỡi
- Khó thở, suy hô hấp
- Có thể gây đục thủy tinh thể…
(2) Chuột rút:
Ở những người thường xuyên làm việc với cường độ cao, hoạt động cơ bắp nhiều… thì cần sử
dụng nhiều năng lượng (ATP trong cơ tương), nếu co cơ nhanh, mạnh và kéo dài thì glycogen sẽ
thoái hóa theo con đường yếm khí tạo acid lactic => làm giảm ATP trong cơ tương => ko đủ ATP
để giải phóng Ca2+ ra khỏi phức hợp troponin-tropomyosin => cơ ko duỗi được mà ở trạng thái co
cứng gọi là chuột rút
MÔ THẦN KINH
Câu 8: Cấu tạo, chức năng của các tế bào thần kinh
(1) Nơron: là những tb đã biệt hóa cao, có 2 đặc tính cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền
- Thân nơron nằm trong chất xám của thần kinh TW hoặc các hạch TK và nhân TK
+ Hình dáng-kích thước: có thể hình cầu, hình sao hoặc hình thoi, kích thước có thể rất nhỏ (tb
hạt tiểu não) hoặc rất lớn (tb tháp)
+ Nhân: mỗi nơron có 1 nhân hình cầu nằm giữa thân
+ Bào tương: có đầy đủ các bào quan nhưng có 1 số đặc điểm riêng biệt như sau:
+) Bào tâm thường chỉ có ở nơron phôi thai, ít khi xuất hiện ở nơron người trưởng thành
+) Ty thể và lưới nội bào hạt rất phát triển
(+) Ty thể có nhiều trong nhân, các nhánh và các cúc tận cùng TK
(+) Lưới nội bào hạt: tạo thành những túi lưới xếp song song với nhau có nhiều ribosom và
bắt màu base gọi là thể niss
(+) Siêu sợi trung gian (tơ thần kinh): đan xen chéo nhau theo nhiều hướng, giữ cho tb thần
kinh có hình dạng nhất định
(+) Ống siêu vi: vận chuyển các chất trong nơron
(+) 1 số chất vùi trong thân nơron: glycogen, lipid, sắc tố melanin
- Nhánh nơron: là nhánh bào tương kéo dài từ thân nơron ra, căn cứ vào hướng dẫn truyền TK
chia làm 2 loại:
+ Sợi nhánh: dẫn luồng thần kinh vào thân nơron. Bào tương có ty thể, Lưới nội bào ko hạt,
siêu ống, siêu sợi, tơ thần kinh, 1 ít thể niss ở gốc
Mỗi tb thần kinh có thể ko có sợi nhánh hoặc có 1 hay nhiều sợi nhánh, dựa vào số lượng sợi
nhánh trên 1 tb thần kinh để phân loại tb thần kinh:
(+) Nơron đa cực: có 1 sợi trục và nhiều sợi nhánh
(+) Nơron 2 cực: có 1 sợi trục và 1 sợi nhánh (tb que, tb nón ở võng mạc)
(+) Nơron 1 cực: chỉ có ở thời kì phôi thai
(+) Nơron 1 cực giả (nơron chữ T): có 1 sợi chung giữa sợi nhánh và sợi trục (có ở các hạch
gai)
+ Sợi trục: dẫn luồng thần kinh từ thân nơron ra khỏi tb, thường là nhánh dài nhất và bao giờ
cũng có 1 sợi trục trên tb thần kinh. Bào tương có ty thể, lưới nội bào không hạt, ống siêu vi, xơ
thần kinh nhưng ko có thể niss
+ Phân loại: Dựa vào cấu tạo sợi thần kinh, phân làm 3 loại:
(+) Sợi thần kinh trần: là sợi nhánh or sợi trục và chỉ được bao bởi màng bào tương của tb, có
trong chất xám của trung tâm thần kinh hoặc tận cùng thần kinh
(+) Sợi thần kinh ko myelin: thường có trong các dây thần kinh thực vật, hình thành do sợi
nhánh or sợi trục ấn lõm vào màng bào tương của tb Schwann
(+) Sợi thần kinh có myelin: thường có trong chất trắng của hệ TK TW và các dây TK ngoại
biên, hình thành do màng tb Schwann cuộn chặt nhiều lượt tạo thành bao myelin bao quanh
sợi trục, mỗi tb Schwann chỉ tạo được bao myelin cho 1 đoạn sợi trục gọi là quãng Ranvier,
giữa 2 quãng Ranvier là điểm thắt Ranvier, nơi đây sợi trục TK có thể trao đổi trực tiếp với
môi trường xung quanh và tạo nên hiện tượng khử cực từng bước nhảy => tốc độ dẫn truyền
của sợi TK có myelin là nhanh nhất
- Synap: giúp tb thần kinh truyền xung động từ tb này sang tb khác, cấu tạo gồm 3 phần:
+ Tiền synap: thường là cúc tận cùng sợi trục. Bào tương có ty thể, lưới nội bào, ống siêu vi, tơ
thần kinh và các túi synap chứa chất trung gian dẫn truyền thần kinh
+ Hậu synap: có thể là cúc tận cùng sợi nhánh hoặc thân sợi nhánh, thân nơron, thân sợi trục
hoặc màng tb thuộc cơ quan đáp ứng, bào quan giống tiền synap nhưng ko có túi synap
+ Khe synap: khoảng cách giữa tiền synap và hậu synap, rộng 30 nm, có màng tiền synap và
màng hậu synap
- Cơ chế truyền xung động thần kinh: theo cơ chế khử cực trên màng tb thần kinh
(2) Tế bào thần kinh đệm:
Ko có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh nhưng luôn quan hệ chặt chẽ với nơron
- Tế bào ít nhánh:
+ Nằm trong chất xám và chất trắng của thần kinh TW
+ Số lượng nhiều nhất, phân bố gần thân nơron hoặc dọc theo nhánh nơron
+ Có nhánh bào tương bọc quanh sợi nhánh hoặc sợi trục để tạo bao myelin cho sợi thần kinh có
myelin, 1 tb ít nhánh có thể tạo bao myelin cho nhiều sợi thần kinh
- Tế bào sao:
+ Nằm trong chất xám và chất trắng của thần kinh TW
+ Có nhiều nhánh bào tương, các nhánh có thể tiếp xúc với các nơron hoặc bao quanh mạch máu
não, tạo thành 1 hàng rào sinh học máu-não ngăn cản nơron tiếp xúc với mạch máu và mô liên
kết
- Vi bào đệm:
+ Nằm trong chất xám và chất trắng của thần kinh TW
+ Có nhiều nhánh bào tương
+ Bào tương có nhiều lysosome và ko bào, chúng có khả năng di động và thực bào => bảo vệ
mô thần kinh
+ Nguồn gốc: có thể từ mono bào hoặc từ tb thuộc ngoại bì thần kinh
- Tế bào đệm biểu mô:
+ Lợp mặt trong ống nội tủy và các não thất hoặc bề mặt các nhung mao của đám rối màng
mạch
+ Cực ngọn tb có ít vi nhung mao hoặc lông
+ Ở đám rối màng mạch, có chức năng tái hấp thu và chế tiết dịch não tủy
- Tế bào Schwann:
+ Bao quanh sợi thần kinh để tạo nên các sợi TK ko myelin và có myelin
+ Bao myelin của các sợi TK thuộc dây TK ngoại biên là do tb Schwann tạo nên
THẦN KINH TW
Câu 9: Cấu tạo của tủy sống
Trên mặt cắt ngang, ta dễ dàng phân biệt được 2 phần cấu tạo của tủy sống: chất xám và chất trắng
(1) Chất xám:
Nằm phía trong có hình chữ H, giữa cành ngang chữ H là ống nội tủy
- Về cấu tạo hình thái học, ta có thể phân biệt:
+ 2 sừng trước có kích thước ngắn và rộng
+ 2 sừng sau có kích thước hẹp và dài
+ 2 sừng bên có kích thước nhỏ, nằm giữa sừng trước và sừng sau
- Cấu tạo mô học của chất xám tủy sống có 3 loại nơron:
+ Nơron rễ: sợi trục đi ra khỏi tủy sống tạo thành rễ của dây thần kinh tủy sống, nơron vận
động là loại nơron rễ lớn nhất và tập trung ở sừng trước tủy sống
+ Nơron liên hệ (nơron trung gian): sợi trục tiếp xúc với các nơron khác trong chất xám tủy
sống; cả thân, sợi nhánh, sợi trục đều nằm trong chất xám và chia làm 3 loại:
(+) Nơron nối: liên hệ giữa các nơron cùng bên của đốt tủy
(+) Nơron mép: có sợi trục bắt chéo sang bên đối diện của đốt tủy để liên hệ với các nơron
cùng or khác đốt tủy
(+) Nơron liên hiệp: liên hệ với các nơron ở các tầng tủy khác nhau
+ Nơron bó: sợi trục đi từ chất xám ra chất trắng cùng bên hoặc bắt chéo sang bên đối diện để
hợp với các nơron cùng loại tạo nên các bó thần kinh trong tủy sống
+ Trong chất xám tủy sống, thân nơron phân bố như sau:
(+) Sừng trước có các nơron rễ vận động và các nơron trung gian
(+) Sừng sau có các nơron trung gian và các nơron bó
(+) Sừng bên có các nơron rễ của hệ thần kinh thực vật
(2) Chất trắng:
- Là phần bao quanh chất xám, tp cấu tạo chính là những sợi thần kinh có myelin xuất phát từ
chất xám tủy sống hoặc ở trên não tạo thành từng bó, xen giữa các bó là mô thần kinh đệm
- Dựa theo chức năng, có 3 loại bó sợi thần kinh tủy sống:
+ Bó sợi vận động (bó ly tâm): đi từ não xuống
+ Bó sợi cảm giác (bó hướng tâm): đi từ tủy sống lên não
+ Bó sợi liên hiệp: nối các tầng tủy với nhau
- Về cấu tạo hình thái, giữa các bó ko có ranh giới rõ rệt
HỆ TUẦN HOÀN
Câu 10: Cấu tạo động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
(1) Động mạch:
Là hệ thống dẫn máu từ tim đến các mao mạch, từ trong ra ngoài thành ĐM có 3 lớp áo:
- Lớp áo trong: gồm 3 lớp:
+ Lớp nội mô: gồm các tb nội mô nằm trong cùng, bào tương mỏng trải rộng
+ Lớp dưới nội mô: là mô liên kết thưa có những tb ít biệt hóa, sợi tạo keo mảnh và có ít sợi
chun
+ Màng ngăn chun trong: là 1 lá chun gần như liên tục ngăn cách áo trong với áo giữa, trên
màng có những lỗ thủng nhỏ (cửa sổ) cho các chất qua lại để nuôi dưỡng thành mạch
- Lớp áo giữa:
+ Là lớp dày nhất của thành ĐM
+ Gồm nhiều sợi cơ trơn xếp hướng vòng, xen giữa các sợi cơ trơn là tb liên kết, sợi tạo keo
+ Đặc biệt có nhiều lá chun và sợi chun
+ Phía ngoài có màng ngăn chun ngoài: ngăn cách áo giữa với áo ngoài
- Lớp áo ngoài:
+ Có nhiều sợi tạo keo
+ Ở các ĐM lớn còn có những mạch nhỏ đến nuôi dưỡng thành mạch (mạch của mạch)
+ Ngoài ra còn có mạch bạch huyết và dây thần kinh
(2) Tĩnh mạch:
Là hệ thống dẫn máu từ mao mạch về tim, thành có 3 lớp áo như ĐM nhưng có 1 số điểm khác
biệt:
- Thành TM mỏng hơn và lòng rộng hơn ĐM cùng cỡ
- Các lá chun kém phát triển, ko thấy màng ngăn chun trong và màng ngăn chun ngoài
- Áo giữa mỏng, cơ trơn ít hơn ĐM và xếp thành từng bó nhỏ, xen giữa các bó cơ là tb liên kết,
sợi tạo keo phát triển hơn thành ĐM
- Áo ngoài dày, có nhiều sợi tạo keo, mạch của mạch phát triển hơn thành ĐM
Ở 1 số TM trung bình nằm dưới tim còn có các val được cấu tạo từ lớp áo trong: có tác dụng ngăn
cản dòng máu chảy ngược lại theo trọng lực cơ thể
(3) Mao mạch:
Là hệ thống mạch nhỏ nối tiếp với ĐM và TM, phân thành lưới mạch phong phú, thành mao mạch
rất mỏng-nơi diễn ra sự trao đổi chất, khí và tb giữa máu và mô, thành mao mạch gồm 3 lớp:
- Lớp nội mô:
+ Gồm 1 hàng tb nội mô lát trong cùng, giữa các tb là những liên kết mộng, vòng bịt hoặc chúng
chờm lên nhau tạo nên khe gian mạch
+ Bào tương mỏng trải rộng, có thể có lỗ thủng nội mô
- Màng đáy:
+ Có thể ko có hoặc nằm ngay dưới lớp nội mô
+ Trên màng đáy có thể có các lỗ thủng
- Chu bào: tùy từng loại mao mạch, có thể ko có lớp chu bào hoặc có những tb có chân nằm ôm
phía ngoài màng đáy
HỆ TẠO HUYẾT VÀ MIỄN DỊCH
Câu 11: Tạo huyết ở giai đoạn trước sinh và sau sinh
(1) KN Hệ tạo huyết:
Là cơ quan tạo ra các tb máu bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng miễn dịch, bảo vệ môi trường bên
trong, chống sự xâm nhập của virus và chất lạ
(2) Có thể phân biệt 2 hệ tạo huyết:
- Hệ tạo huyết TW: gồm tủy xương, tuyến ức, sự tạo huyết ko phụ thuộc sự kích thích của kháng
nguyên
- Hệ tạo huyết ngoại vi: gồm hạch bạch huyết, lách, các nang lympho nằm dọc đường tiêu hóa
và hô hấp, sự tạo huyết phụ thuộc nhiều vào sự kích thích của kháng nguyên
(3) Quá trình tạo huyết ở phôi thai:
- Bắt đầu từ tuần thứ 2, ở thành túi noãn hoàng có 1 nhóm tb biệt hóa tạo nên tiểu đảo máu (gồm
những tb máu đầu dòng), sau đó chúng di cư đến gan, lách, tủy xương và tạo thành những tb
máu đầu dòng ở các cơ quan này
- Cuối tháng thứ 4, lách bắt đầu tạo huyết
- Tháng thứ 5, gan bắt đầu tạo huyết
- Tủy xương được tạo ra từ tháng thứ 2 nhưng tới tháng thứ 4 mới tạo huyết
=> Trong thời kì phôi thai: tất cả các cơ quan trên đều là cơ quan tạo huyết toàn năng
=> Khi trẻ ra đời: chỉ còn tủy xương là cơ quan tạo huyết toàn năng, còn lại hạch và lách chỉ tạo
ra lympho bào, gan ko còn là cơ quan tạo huyết
Câu 12: Quá trình đáp ứng miễn dịch lympho (B và T)
Lympho bào: khu trú nhiều ở cơ quan tạo huyết ngoại vi, ngoài ra còn lưu hành trong máu, trong
mô liên kết có nhiều ở niêm mạc đường tiêu hóa, đường hô hấp, hệ tiết niệu. Có đặc điểm chung là
hình cầu, nhân lớn, bào tương ngoài các bào quan còn có các hạt đặc hiệu
(1) Lympho B:
- Sinh ra ở tủy xương rồi theo tuần hoàn máu đến các cơ quan bạch huyết
- Dưới kích thích của kháng nguyên, Lympho B biệt hóa thành lympho Blas rồi thành tương bào
sản xuất kháng thể
(2) Lympho T:
Sinh ra từ tủy xương đến cư trú và biệt hóa ở tuyến ức tạo thành LT (có khả năng miễn dịch), theo
tuần hoàn máu đến các cơ quan bạch huyết tạo nên vùng phụ thuộc tuyến ức ở đó, dưới kích thích
của kháng nguyên, LT biệt hóa thành 4 loại tb:
- Tế bào T hỗ trợ: hỗ trợ LB trong quá trình tạo tương bào sản xuất kháng thể
- Tế bào T ức chế: điều hòa và ức chế hoạt động của tb T hỗ trợ
- Tế bào T gây độc tb: tấn công và gây độc tb mang kháng nguyên đặc hiệu
- Tế bào T lymphokin: tiết ra lymphokin hòa tan dịch mô và có tác dụng hoạt hóa các tb miễn
dịch khác (đại thực bào, bạch cầu trung tính)
* Ngoài ra lympho B và T sau khi tiếp xúc kháng nguyên còn sinh ra tb B nhớ và T nhớ, lưu thông
theo tuần hoàn máu và bạch huyết, khi cơ thể gặp kháng nguyên thì đáp ứng miễn dịch nhanh-
mạnh hơn, các tb này có đời sống 1-2 năm
Câu 13: Cấu tạo và chức năng của hạch
Hạch bạch huyết là cơ quan nhỏ nằm chặn trên đường đi của mạch bạch huyết
(1) Cấu tạo:
Có hình trứng hoặc hình hạt đậu, nơi lõm vào gọi là rốn hạch có ĐM, TM, TK, bạch huyết ra khỏi
hạch, mỗi hạch gồm 3 thành phần cấu tạo:
- Mô xơ:
+ Là mô liên kết có nhiều sợi tạo keo tạo nên vỏ xơ bọc ngoài hạch
+ Từ vỏ xơ có các dải xơ tiến vào trong hạch
+ Mô xơ có tác dụng làm khung chống đỡ cho hạch
- Nhu mô hạch: nằm trong vỏ xơ, cấu tạo bởi mô bạch huyết, các tb trong mô bạch huyết nằm tựa
trên khung tb lưới và sợi lưới, ngoài ra còn có tương bào, bạch cầu. Lympho bào trong nhu mô
hạch sắp xếp tạo nên 3 vùng:
+ Vùng vỏ: tập trung nhiều LB tạo nên các nang bạch huyết thứ phát và nguyên phát
Vùng trung tâm sinh sản của nang thứ phát thay đổi rõ rệt khi có kích thích kháng nguyên, đại
thực bào ở trung tâm sinh sản có khả năng thực bào mạnh
+ Vùng cận vỏ: tập trung nhiều LT, ĐTB vùng này ko có khả năng thực bào mà tiết ra yếu tố
điều hòa sản sinh LT
Tb lưới ở đây là những tb dạng xòe ngón, bề mặt có những chỗ lồi lõm hình ngón tay ôm lấy
các LT => để trình diện kháng nguyên
+ Vùng tủy: các tb lympho tạo thành các dây tb kéo dài từ các nang bạch huyết và nối với nhau
dạng lưới (gọi là dây nang or dây tủy). Thành phần tb ở dây tủy gồm: cả 2 loại lympho bào,
ĐTB và tương bào
- Các xoang bạch huyết:
+ Đường bạch huyết vào hạch = những mạch bạch huyết đến nằm ở vỏ xơ rồi đổ vào các xoang
dưới vỏ, đến xoang quanh nang rồi vào xoang tủy, sau đó tập trung ra khỏi hạch = bạch huyết
quản ra ở rốn hạch
+ Cấu tạo của các xoang:
+) Giống các mao mạch kiểu xoang
+) Thành xoang được lợp bởi 1 lớp tb nội mô và được tăng cường bởi các tb lưới có khả năng
thực bào
+) Tb lưới và sợi lưới đan lồng vào nhau trong lòng xoang tạo nên những cấu trúc giống cái
rây, trên các mắt rây có các ĐTB nhô vào lòng xoang
+) Trong hạch: dòng bạch huyết chảy với tốc độ rất chậm, các tb của mô bạch huyết qua lại
dễ dàng
(2) Chức năng:
- Tạo lympho bào: được thực hiện chủ yếu ở vùng vỏ và trung tâm sinh sản của các nang bạch
huyết
- Bảo vệ cơ thể: giữ lại kháng nguyên, làm sạch dòng bạch huyết khi đi qua hạch
Câu 14: Cấu tạo và chức năng của lách, nêu một số bệnh có triệu chứng lách to
Lách là cơ quan tạo lympho lớn nhất cơ thể, nằm trên đường tuần hoàn máu, trọng lượng 150g
(1) Cấu tạo: gồm 2 thành phần:
- Thành phần chống đỡ: được cấu tạo bởi mô xơ tạo nên lớp vỏ xơ và các bè xơ, mặt lõm của lách
là rốn lách có lớp vỏ xơ dày, ĐM lách, TM lách
Mô xơ trong lách: là mô liên kết có nhiều sợi tạo keo, sợi chun, tb sợi, đặc biệt có nhiều tb cơ
trơn nên lách co bóp được. Trong lách, các bè xơ rất dày mang theo mạch máu, mạch bạch huyết
và thần kinh chi phối cho lách
- Nhu mô lách: lách tươi bổ ra quan sát có nền màu đỏ, trên nền ấy có những vệt trắng và chấm
trắng, phần lách có màu đỏ được gọi là tủy đỏ và vệt trắng, chấm trắng là tủy trắng
+ Tủy trắng: chiếm 1/5 P lách, cấu tạo bởi mô bạch huyết và liên hệ mật thiết với ĐM lách
(+) Vệt trắng: là những bao lympho bao quanh ĐM lách
(+) Chấm trắng: là những bao lympho tập trung dày lên ở cuối ĐM lách tạo thành khối gọi là
tiểu thể lách
Tiểu thể lách gồm: các tb lympho, ĐTB, tương bào nằm tựa trên khung tb lưới và sợi lưới,
chúng được phân làm 3 vùng:
1) Vùng quanh ĐM (tương đương vùng cận vỏ của hạch): gồm các LT, các tb lưới dạng
xòe ngón, ĐTB điều hòa sản sinh và biệt hóa LT, các LT sau khi biệt hóa di chuyển đến
vùng rìa và lọt vào các mao mạch kiểu xoang
2) Vùng trung tâm sinh sản (tương đương vùng vỏ của hạch): gồm các LB, ĐTB, tương
bào
3) Vùng rìa: chuyển tiếp giữa tủy trắng và tủy đỏ, gồm các LB, LT, ĐTB, tương bào và
1 ít mao mạch kiểu xoang
+ Tủy đỏ: gồm các dây bilroth, xen vào giữa các dây bilroth là xoang TM
(+) Dây bilroth: được cấu tạo bởi tb lưới làm khung chống đỡ, trên các lỗ lưới có các lympho
bào, ĐTB, tương bào và nhiều tb máu tự do ra ngoài lòng mạch. ĐTB trên dây bilroth có khả
năng ăn hồng cầu mạnh
(+) Xoang TM: cấu tạo như mao mạch kiểu xoang, thành xoang có nhiều lỗ thủng ở màng
đáy và khe hở giữa các tb nội mô, các tb trên dây bilroth qua lại thành của xoang TM dễ dàng
(2) Chức năng:
- Tạo máu: ở thời kì phôi thai, lách tạo tất cả các loại tb máu, khi trẻ ra đời lách chỉ còn tạo
lympho bào ở phần tủy trắng, nhưng trong 1 số bệnh thiếu máu ở người trưởng thành: lách có
thể tạo 1 số tb máu trở lại
- Tiêu hủy hồng cầu già và các tb khác: các tb máu khi qua lách sẽ bị giữ lại những tb già và ko
bình thường, chúng bị thực bào bởi các ĐTB trên dây bilroth của tủy đỏ. Fe trong Hb khi hồng
cầu vỡ được các ĐTB giữ lại và cung cấp cho tủy xương tạo hồng cầu mới
- Bảo vệ: giữ lại kháng nguyên, làm sạch dòng máu khi đi qua lách
- Dự trữ máu: toàn bộ các xoang TM lách lưu trữ lượng máu lớn của cơ thể; khi cần, lách tự có
để tống máu vào tuần hoàn
(3) Một số bệnh có triệu chứng lách to
- Các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và viêm: sốt rét, kala-azar, lao lách, nhiễm khuẩn huyết,
thương hàn
- Các bệnh tự miễn: lupus ban đỏ, hội chứng felty
- Các bệnh máu và cơ quan tạo máu: bạch cầu cấp, thiếu máu huyết tán, cường lách
- Các bệnh của hệ TM cửa: xơ gan, banti
- Các bệnh rối loạn chuyển hóa: gaucher
ỐNG TIÊU HÓA
Câu 15: Cấu tạo chung của thành ống tiêu hóa
Gồm 4 tầng mô:
(1) Tầng niêm mạc: nằm trong cùng và chia thành 3 lớp mô:
- Lớp biểu mô: có cấu trúc thay đổi tùy theo chức năng từng đoạn ống tiêu hóa
- Lớp đệm: là mô liên kết thưa có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và tận cùng thần kinh
+ Đặc biệt mô bạch huyết rất phát triển
+ Các tb lympho có thể đứng rải rác hoặc tập trung thành nang bạch huyết, càng về cuối các
đoạn ruột thì mô bạch huyết và nang bạch huyết càng nhiều
+ Ngoài ra còn có các tuyến: tiết nhầy để bảo vệ niêm mạc or tiết ez tiêu hóa thức ăn
- Lớp cơ niêm:
+ Cấu tạo chủ yếu bởi cơ trơn xếp thành 2 lớp: vòng trong, dọc ngoài
+ Sự co bóp cơ niêm tạo nên chuyển động của niêm mạc giúp các tuyến bài tiết vào lòng ống,
tăng quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn
(2) Tầng dưới niêm:
- Là mô liên kết thưa nằm dưới lớp cơ niêm có tác dụng gắn tầng niêm mạc với tầng cơ
- Ở đây có những mạch máu và mạch bạch huyết tương đối lớn, có đám rối TK Meissner
- Ở 1 số đoạn ống tiêu hóa còn có các tuyến
- Mô bạch huyết ít hơn tầng niêm mạc
(3) Tầng cơ:
- Cấu tạo chủ yếu bởi cơ trơn (trừ 1/4 trên thực quản) xếp thành 2 lớp: vòng trong, dọc ngoài
- Giữa 2 lớp cơ có hạch thần kinh Auerback
- Sự co bóp của tầng cơ tạo nên nhu động ruột để tống thức ăn xuống đoạn dưới
(4) Tầng vỏ ngoài:
- Là mô liên kết thưa có nhiều mạch máu và thần kinh đến chi phối cho thành ống tiêu hóa
- Ở 1 số đoạn ống tiêu hóa còn có phúc mạc tạng bao phủ
Câu 16: Một số đặc điểm biến đổi của các đoạn ống tiêu hóa khác nhau
Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già Ruột thừa
Loại
Lát tầng ko sừng
biểu Trụ đơn Trụ đơn Trụ đơn Trụ đơn
hóa

Thành Gồm 3 loại tb giống
Tb trụ tiết
phần Gồm 3 lớp tb: Tb mâm khía ruột non: tb đài
nhầy Giống ruột
tb ở lớp sinh sản, lớp Tb đài chiếm đa số, tb
Tb nội tiết già
biểu gai, lớp bề mặt Tb ưa bạc mâm khía có số
đường ruột
mô lượng ít
Rất phát triển, nhiều

Phát triển hơn nang bạch huyết Giống ruột
bạch Ít phát triển
dạ dày xâm lấn xuống cả già
huyết
tầng dưới niêm
Tuyến thực quản Tuyến tâm vị: T.lieberkuhn: T.lieberkuhn: ko có T.lieberkuhn
Tuyến
vị: tiết nhầy tiết nhầy tiết chất kháng tb Paneth ngắn và ít
Tuyến thực quản Tuyến môn vị: khuẩn hơn ruột già
chính thức: tiết tiết nhầy Tuyến brunner:
nhầy Tuyến đáy vị: tiết nhầy (có
chế tiết dịch vị tính kiềm)
Câu 17: Cấu tạo dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hóa nối thực quản với ruột non, chứa và nhào trộn thức ăn với
dịch vị đồng thời tiêu hóa 1 phần thức ăn. Cấu tạo mô học các vùng dạ dày cơ bản giống nhau
(1) Tầng niêm mạc:
Có các nếp nhăn dọc khi dạ dày rỗng và mất đi khi dạ dày căng. Bề mặt niêm mạc có những rãnh
nhỏ chia dạ dày thành các tiểu thùy, trên mỗi tiểu thùy có nhiều phểu dạ dày
- Biểu mô:
+ Trụ đơn, gồm 1 hàng tb trụ tiết nhầy, cực ngọn tb có ít vi nhung mao và nhiều hạt sinh nhầy
+ Giữa các tb là những liên kết vòng bịt làm cho các chất trong dịch dạ dày ko lọt vào khoảng
gian bào được
+ Ngoài ra còn có tb nội tiết
- Lớp đệm: là mô liên kết chứa dày đặc các tuyến, mô bạch huyết ở dạ dày ít phát triển
+ Vùng tâm vị: có tuyến tâm vị tiết nhầy, là tuyến ống chia nhánh cong queo, ngoài ra còn có tb
nội tiết
+ Vùng môn vị: có tuyến môn vị tiết nhầy, là tuyến ống chia nhánh cong queo, ngoài ra còn có
tb G chế tiết gastrin và somatostatin
(+) Gastrin: kích thích tb viền tiết HCl để kích thích tb chính chế tiết pepsin
(+) Somatostatin: ức chế giải phóng gastrin
+ Vùng thân vị và đáy vị: có tuyến đáy vị chế tiết ra dịch vị, là tuyến ống chia nhánh thẳng, gồm
3 loại tb:
(+) Tế bào cổ tuyến: nằm ở vùng cổ tuyến, cực ngọn tb có nhiều hạt sinh nhầy, có khả năng
sinh sản để thay thế tb biểu mô và tb tuyến
(+) Tb chính: nằm ở vùng thân tuyến, bào tương chứa nhiều hạt sinh men và bắt màu base
=> CN của tb chính: chế tiết pepsinogen và enzym lipaz
(+) Tb viền: nằm ở vùng thân tuyến, có nhiều tiểu quản nội bào để đưa chất tiết vào lòng
tuyến, bào tương bắt màu acid
=> Chức năng của tb viền: chế tiết HCl và yếu tố nội tại glycoprotein gắn với vitamin B12
giúp hấp thu vitamin B12
(+) Ngoài 3 loại tb kể trên, tuyến đáy vị còn có tb ưa bạc-tb nội tiết nằm ở đáy tuyến, tiết
serotonin -> kích thích chế tiết men tiêu hóa của tb chính
- Cơ niêm: tương đối dày, ngăn cách tầng niêm mạc với tầng dưới niêm
(2) Các tầng khác của dạ dày:
- Tầng dưới niêm là mô liên kết thưa ko có tuyến, đặc biệt có nhiều masto bào
- Tầng cơ dày, ngoài 2 lớp cơ vòng và cơ dọc còn có lớp cơ chéo làm dạ dày chắc bền
- Tầng vỏ ngoài được phủ bởi phúc mạc tạng
Câu 18: Cấu tạo ruột non
Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, tại đây thức ăn được tiêu hóa và hấp thu gần như hoàn
toàn. Được chia làm 3 đoạn: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng có cấu tạo mô học cơ bản giống nhau
(1) Tầng niêm mạc:
- Những cấu tạo làm tăng diện tích bề mặt ruột non:
+ Van ngang: là những nếp gấp ngang do tầng dưới niêm đội tầng niêm mạc lồi vào lòng ruột.
Tá tràng chưa có van ngang, đoạn đầu hỗng tràng xuất hiện van ngang sau đó phát triển cao dần
rồi lại thấp và thưa dần đến hồi tràng thì ko còn
+ Nhung mao: là những cấu trúc hình ngón tay do lớp đệm tầng niêm mạc đội biểu mô lồi vào
lòng ruột, cấu tạo gồm 1 trục liên kết, có ở tất cả các đoạn của ruột non
+ Vi nhung mao: có ở cực ngọn tb mâm khía
- Những cấu tạo chi tiết ở tầng niêm mạc ruột non:
+ Biểu mô: trụ đơn, gồm 3 loại tb:
(+) Tb mâm khía: cực ngọn tb có nhiều vi nhung mao, trên bề mặt vi nhung mao có các ez
phân hủy disaccarid, dipeptid thành monosaccarid và aa
(+) Tb đài: xen vào giữa các tb mâm khía, tiết nhầy để bảo vệ và bôi trơn niêm mạc ruột non
(+) Tb ưa bạc: nằm rải rác và sát màng đáy biểu mô, tiết serotonin vào lớp đệm tầng niêm
mạc gây co rút các tb cơ trơn
(+) Ngoài ra ruột non còn có tb tiết enteroglucagon làm tăng đường huyết or tiết gastrin
+ Lớp đệm: là mô liên kết thưa tạo nên trục liên kết nhung mao, có cấu tạo như sau:
(+) Lưới mao mạch và mạch bạch huyết phong phú, giữa nhung mao có mạch dưỡng chất
trung tâm
(+) Trong trục liên kết nhung mao có các nhánh cơ trơn được phân nhánh từ cơ niêm đến bám
vào màng đáy biểu mô và đáy các tuyến => làm tăng nhu động của nhung mao và bài xuất
chất tiết vào lòng ống
(+) Mô bạch huyết phát triển hơn dạ dày, ở hồi tràng nang bạch huyết tập trung nhiều tạo nên
mảng Payer
- Các tuyến ở ruột non: 2 loại tuyến:
+ Tuyến lieberkuhn: tuyến ống đơn thẳng, hình thành do biểu mô ruột non lõm sâu xuống,
vùng đáy tuyến có các tb Paneth, bào tương có nhiều hạt chế tiết, trong hạt chế tiết có lysosome
hoặc ez có khả năng phân hủy vỏ vi khuẩn => bảo vệ niêm mạc ruột non khi có vk xâm nhập
=> T.Lieberkuhn có ở all đoạn của ruột non và chỉ có trong lớp đệm tầng niêm mạc
+ Tuyến brunner: tuyến túi phức tạp, tiết nhầy vào đáy tuyến lieberkuhn và lòng ruột, chất
nhầy có tính kiềm => bảo vệ niêm mạc ruột non khỏi acid dịch vị và tạo môi trường để hoạt hóa
các men của tụy ngoại
=> T.Brunner chỉ có ở tá tràng, có ở cả lớp đệm tầng niêm mạc và tầng dưới niêm
(2) Các tầng khác của ruột non:
- Tầng dưới niêm: là mô liên kết có nhiều sợi, có tuyến brunner
- Tầng cơ: được cấu tạo bởi 2 lớp cơ dày, giữa 2 lớp cơ có hạch thần kinh auerback
- Tầng vỏ ngoài: ko có gì đặc biệt
TUYẾN TIÊU HÓA
Câu 19: Cấu tạo của gan
Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất, có nguồn gốc từ nội bì phôi, vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức
năng ngoại tiết. Cấu tạo mô học gồm nhiều tiểu thùy gan. Ở góc các tiểu thùy gan, mô liên kết tập
trung thành khoảng cửa chứa: ĐM gan, TM cửa, ống mật
(1) Tiểu thùy gan:
Là những khối lục giác nhỏ, gồm: mao mạch nan hoa, bè Remark, TM trung tâm tiểu thùy
- Mao mạch nan hoa: là những mao mạch kiểu xoang chạy từ ngoài vào TM trung tâm tiểu thùy,
thành mao mạch gồm 2 loại tb:
+ Tb nội mô: giữa các tb có khe gian bào rộng, phía ngoài ko có màng đáy. Các tb nội mô cách
tb gan 1 khoảng hẹp gọi là khoảng Diss
+ Tb Kupffer: có nguồn gốc từ mono bào, có dạng hình sao hoặc có nhánh bào tương, có chức
năng thực bào => tiêu diệt các vi khuẩn từ ruột lên
Ngoài 2 tb trên, thành mao mạch còn có những tb tích mỡ có kích thước nhỏ, bào tương có hạt
mỡ nhỏ, vitamin A, tiền chất Rhodopsin
- Bè Remark: là các dây tb gan có hướng quy tụ về trung tâm tiểu thùy
+ Tb gan có hình đa diện hoặc khối vuông và thường xếp thành 2 hàng
+ Bào tương có: ty thể, LNB, bộ golghi phát triển mạnh
+ Nhân tb gan hình cầu nằm giữa tb và thường chỉ có 1 nhân, đôi khi có thể thấy đa nhân (do tb
gan có khả năng phân chia kiểu trực phân)
+ Màng tb gan ở các mặt khác nhau có cấu tạo khác nhau: mặt trông về khoảng Diss thì cực
ngọn tb có các vi nhung mao, mặt 2 tb gan tiếp xúc với nhau tạo nên vi quản mật, ở 2 đầu vi
quản mật màng tb gan tạo liên kết dải bịt ko cho mật thấm vào máu
- Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy: nhận máu từ các mao mạch nan hoa trong 1 tiểu thùy, ra khỏi
tiểu thùy để đổ vào TM sau tiểu thùy rồi đổ vào TM trên gan. Thành TM gồm 1 lớp tb nội mô tựa
trên màng đáy, ngoài màng đáy là mô liên kết mỏng ko có tb cơ trơn
(2) Khoảng cửa:
Là vùng mô liên kết nằm ở góc các tiểu thùy gan, luôn có 3 thành phần: ĐM gan, TM cửa, ống mật
- ĐM gan: cấp máu cho mao mạch nan hoa, lòng hẹp tròn đều và thành dày
- TM cửa: đổ vào các mao mạch nan hoa, lòng rộng ko đều và thành mỏng
- Ống mật:
+ Mật được tiết ra từ tb gan đổ vào các vi quản mật rồi đổ vào các ống mật Herring
+ Các ống mật Herring tập trung đổ vào ống gian tiểu thùy
+ Các ống gian tiểu thùy tập trung đổ vào ống mật ngoài gan
+ Thành các ống gian tiểu thùy được lợp bởi biểu mô vuông đơn hoặc trụ đơn
+ Thành ống mật ngoài gan được lợp bởi biểu mô trụ đơn
HỆ THỐNG DA
Câu 20: Cấu tạo da
Gồm 3 lớp chính: biểu bì, chân bì, hạ bì
(1) Biểu bì: là biểu mô lát tầng sừng hóa, ngăn cách chân bì bởi màng đáy, gồm:
- Tb sừng: là tb chính của biểu bì, có khả năng sinh sản và biến đổi cấu trúc khi bị đẩy dần lên lớp
trên, thời gian tb sừng di chuyển từ lớp đáy lên bề mặt là 15-30 ngày
+ Lớp đáy: tb có hình vuông hoặc trụ thấp, là những tb còn non có khả năng sinh sản mạnh. Bào
tương có nhiều sợi trung gian, ít melanin
+ Lớp gai: tb có hình đa diện, chúng liên kết với nhau = thể liên kết, càng lên trên thì siêu sợi
càng nhiều, bào tâm mất dần, bào tương chứa nhiều melanin
+ Lớp hạt: tb có hình thoi dẹt, bào tương có nhiều hạt Keratohyalin bắt màu base
+ Lớp bóng: tb thoái hóa ko còn nhân, bào tương chứa chất eleidin bắt màu acid
+ Lớp sừng: tb thoái hóa hoàn toàn, bào tương tạo thành những lá sừng xếp sát nhau, chất sừng
Keratin ko thấm nước, bền với hóa chất có tính acid và base yếu
- Tb sắc tố: nằm ở lớp đáy hoặc trong mô liên kết dưới biểu bì, có nhiều nhánh bào tương vươn dài
lên biểu bì. Các hạt sắc tố được tổng hợp ở thân tb, sau đó theo các nhánh bào tương của tb sắc tố
và xuất hiện trong tb sừng nhờ cơ chế thực bào
- Tb langerhans: nằm ở lớp đáy và lớp gai, có nguồn gốc từ mono bào, có khả năng thực bào.
Ngoài ra còn gặp các LT tương tác với tb langerhans trong phản ứng miễn dịch ở da
- Tb merkel: nằm ở lớp đáy và lớp gai, có nguồn gốc biểu bì nhưng biệt hóa thành tb dẹt, xếp
xung quanh tận cùng TK cảm giác tạo nên phức hợp merkel có chức năng xúc giác
(2) Chân bì: là mô liên kết ngay dưới biểu bì, được phân thành 2 lớp nhưng ranh giới ko rõ ràng:
- Lớp nhú: là mô liên kết thưa nằm ngay dưới biểu bì, chúng đội biểu bì lên thành các nhú có hình
lượn sóng. Lưới mao mạch phong phú tiến sát biểu bì để nuôi dưỡng biểu bì, vùng da có sự cọ sát
và áp suất mạnh thì nhú phát triển
- Lớp dưới (chân bì thực sự): là mô liên kết nhiều sợi, các sợi tạo keo hợp thành bó đan với nhau
tạo thành lưới, mạch máu ở đây ít nhưng lớn hơn, lớp dưới liên kết da với các mô khác đồng thời
làm cho da bền chắc và có tính đàn hồi
(3) Lớp hạ bì:
Là mô liên kết có nhiều tiểu thùy mỡ, tùy vùng mà mô mỡ có nhiều hay ít. Lớp hạ bì làm giảm nhẹ
tác động cơ học lên da, hạn chế thải nhiệt của cơ thể, gắn kết da với các cơ quan bên dưới
Câu 21: Cấu tạo thành phần phụ thuộc da
(1) Tuyến mồ hôi:
Là tuyến ống đơn cong queo, nằm trong chân bì và ở khắp vùng da
* Cấu tạo gồm:
- Phần chế tiết (tiểu cầu mồ hôi): là đoạn ống cuộn lại thành khối nằm ở chân bì và hạ bì, thành
ống gồm 2 loại tb:
+ Tb biểu mô: xếp thành 1 hàng nằm ôm phía ngoài tb chế tiết, có khả năng co rút để đẩy
chất tiết ra ngoài
+ Tb chế tiết: tạo thành 1 lớp nằm tựa trên màng đáy, có 2 loại:
(+) Tb đậm màu: tiết các đại phân tử hữu cơ
(+) Tb sáng màu: tiết ion và nước
- Phần bài tiết: là đoạn ống nối tiếp phần chế tiết đi lên mặt da, gồm 2 đoạn:
+ Đoạn nằm trong chân bì: lòng hẹp, thành ống được lợp bởi 2 hàng tb đậm màu hơn đoạn
chế tiết
+ Đoạn nằm trong biểu bì: ngoằn ngoèo, ko có thành riêng (đường mồ hôi)
* Có 2 loại tuyến mồ hôi:
- Tuyến toàn vẹn: là đa số các tuyến mồ hôi trên cơ thể, chất tiết của tuyến được đổ lên bề mặt
da qua đường mồ hôi
- Tuyến bán hủy: chỉ có ở 1 số nơi (nách, bẹn, hậu môn, vú), chỉ hoạt động chế tiết khi đến tuổi
dậy thì, chất tiết được đổ vào nang lông giống tuyến bã
* Chức năng tuyến mồ hôi: chế tiết mồ hôi => điều hòa thân nhiệt, bình thường tiết 500 ml, khi
trời nóng hoặc bị sốt tiết 3-6 lit/ngày
(2) Tuyến bã:
Là tuyến túi đơn giản, nằm trong chân bì và ở khắp vùng da (trừ lòng bàn tay và bàn chân). Ở phần
da đầu, da mặt, lưng, ngực: mật độ tuyến bã rất dày
- Cấu tạo: tuyến bã có 1 ống bài xuất ngắn mở vào nang lông, những vùng ko có lông (môi, núm
vú, âm hộ, bao quy đầu) thì đường bài xuất đổ trực tiếp lên bề mặt da, thành tuyến gồm 2 loại tb:
+ Tb sinh sản: có khả năng sinh sản, nằm tựa trên màng đáy
+ Tb tuyến bã: có khả năng tích mỡ, bào tương chứa nhiều hạt mỡ và bị đẩy dần vào lòng tuyến
- Chức năng tuyến bã: chất tiết của tuyến bã làm mềm da và lông, giữ độ ẩm cho da và hạn chế sự
phát triển của vi khuẩn, chất bã tiết quá nhiều sẽ làm da nhờn, khi chất bã ứ đọng thì tạo ra mụn
trứng cá hay u nang tuyến bã
(3) Lông:
Là những sợi mảnh sừng hóa được phát triển từ biểu bì, dài từ vài mm đến 1 m, chiều dài và mật
độ lông thay đổi tùy vùng
* Cấu tạo gồm 2 phần:
- Thân lông: là phần thấy được trên bề mặt da
- Chân lông: là phần nằm trong chân bì và hạ bì, lông chính thức được cắm sâu vào nang lông,
phần dưới cùng của chân lông phình ra gọi là hành lông, dưới hành lông có nhú lông
+ Lông chính thức: là bộ phận sừng hóa gồm tủy lông, vỏ lông, áo ngoài của lông, chúng được
tạo nên từ các tb nằm ở nhú lông
+ Nang lông: gồm 2 lớp biểu mô:
(+) Lớp trong: cấu tạo sừng hóa giống lớp sừng ở biểu bì
(+) Lớp ngoài: gồm những tb có nguồn gốc giống tb ở lớp đáy và lớp gai của biểu bì, lớp này
bị thoái hóa thành lớp biểu mô trong của nang lông
* Chức năng của lông: bảo vệ da, chống rét, là cơ quan xúc giác gián tiếp
Câu 22: Phân loại da
* Phân loại da theo cấu trúc
Da dày Da mỏng
- Là vùng da có sự cọ sát và sức ép nhiều như: da - Là vùng da bọc các phần còn lại của cơ thể
lòng bàn tay, lòng bàn chân - Đặc điểm cấu tạo:
- Đặc điểm cấu tạo: + Biểu bì mỏng do lớp sợi và lớp sừng ít phát
+ Biểu bì dày do các lớp tb sừng phát triển, đặc triển
biệt là lớp sừng + Nhú chân bì ít phát triển nên ko tạo được vân
+ Nhú chân bì phát triển mạnh tạo nên các vân da da, lớp dưới và hạ bì rất phát triển
+ Tuyến mồ hôi toàn vẹn nhiều + Tuyến mồ hôi toàn vẹn ít hơn da dày
+ Ko có lông và tuyến bã + Có lông và tuyến bã
* Phân độ tổn thương da theo cấu trúc mô học
- Tổn thương độ 1: chỉ tổn thương lớp biểu bì
- Tổn thương độ 2: tổn thương xuống chân bì
- Tổn thương độ 3: tổn thương xuống hạ bì
- Tổn thương độ 4: tổn thương qua cả lớp hạ bì
HỆ HÔ HẤP
Câu 23: Cấu tạo khí quản và phế quản gốc
Khí quản là 1 ống hình trụ dẹt nằm trước thực quản, phía trên nối với thanh quản và phía dưới phân
thành 2 phế quản gốc đi vào 2 phổi. Cấu tạo mô học ở khí quản và phế quản gốc cơ bản giống
nhau, gồm:
(1) Lớp niêm mạc:
- Biểu mô: trụ giả tầng có lông chuyển, thành phần gồm 6 loại tb:
+ Tb trụ có lông chuyển: là tb chính của biểu mô, cực ngọn tb có nhiều lông chuyển, trong lông
chuyển có Dynein => tạo sự lay chuyển các lông => đẩy các chất dịch từ trong ra ngoài, thiếu
Dynein làm bất hoạt lông chuyển => viêm đường hô hấp
+ Tb đài: tiết nhầy phủ lên bề mặt biểu mô: làm ẩm ko khí, giữ các hạt bụi và vsv trong ko khí.
Càng vào trong phổi thì số lượng càng giảm
+ Tb đáy: nằm sát màng đáy, có khả năng sinh sản và biệt hóa thành tb biểu mô
+ Tb mâm khía: cực ngọn có nhiều vi nhung mao, chức năng chưa rõ
+ Tb chế tiết: tiết ez phân hủy surfactant, càng vào trong phổi thì số lượng càng tăng
+ Tb nội tiết: giống tb ưa bạc ở đường tiêu hóa, tiết serotonin và 1 số chất khác
- Lớp đệm: là mô liên kết thưa nằm dưới biểu mô, có nhiều mạch máu, sợi chun, tb cơ trơn, tb mô
bạch huyết
(2) Lớp dưới niêm: là mô liên kết có nhiều nang tuyến pha, chất tiết của tuyến cùng với tb đài tạo
thành chất nhầy phủ lên bề mặt biểu mô
(3) Lớp sụn xơ: là mô liên kết có những vòng sụn trong:
- Ở khí quản: có 16-20 vòng sụn hình chữ C, khuyết ở sau, 2 đầu vòng sụn nối với nhau bởi mô
liên kết có những bó cơ trơn
- Ở phế quản gốc: các vòng sụn xếp xen kẽ làm cho thành phế quản tròn đều
- Giữa các vòng sụn trên dưới kế nhau là mô liên kết xơ chun, bên ngoài lớp sụn là mô lk xơ
Câu 24: Những đường dẫn khí trong phổi
(1) Phế quản gian tiểu thùy: đi cùng ĐM và TM, nằm trong vách gian tiểu thùy
- Lớp niêm mạc: tạo thành những nếp gấp làm lòng ống nhăn nheo
+ Biểu mô: trụ giả tầng có lông chuyển
+ Lớp đệm: là mô liên kết thưa có nhiều mao mạch, sợi chun và lympho bào
- Lớp cơ: gồm 2 lớp cơ trơn: vòng trong, dọc ngoài và ko tạo thành vòng cơ liên tục
- Lớp dưới niêm: là mô liên kết thưa có những mảnh sụn trong kích thước ko đều bao quanh thành
phế quản, phế quản càng nhỏ thì sụn càng ít đi và mất dần, giữa các mảnh sụn có những tuyến tiết
nhầy và tuyến pha mở vào lòng phế quản
(2) Tiểu phế quản chính: chỉ đi cùng ĐM, là những nhánh phế quản nằm trong tiểu thùy phổi
- Lớp niêm mạc: tạo thành những nếp gấp nhăn cao và sâu vào lòng ống
+ Biểu mô: trụ đơn có ít tb đài
+ Lớp đệm: là mô liên kết xơ chun có ít tb mô bạch huyết
- Lớp cơ: tương đối phát triển, cấu tạo bởi cơ trơn, tạo thành vòng cơ liên tục
(3) Tiểu phế quản tận: là những nhánh phế quản nhỏ nhất
- Lớp niêm mạc: ko còn nếp gấp nên lòng ống ít nhăn nheo, BM trụ đơn có nhiều tb chế tiết
- Lớp cơ: ít phát triển, cấu tạo bởi cơ trơn, ko tạo thành vòng cơ liên tục
HỆ NỘI TIẾT
Câu 25: Cấu tạo và chức năng của tuyến yên
Tuyến yên nằm trong hố yên của xương bướm và dính vào sàn não bởi cuống tuyến yên, điều hòa
hầu hết các tuyến nội tiết trong cơ thể, cấu tạo mô học được chia làm 4 thùy:
(1) Thùy trước tuyến yên:
Có nguồn gốc từ ngoại bì phôi, chiếm 75% trọng lượng của tuyến. Cấu tạo kiểu lưới, các tb chế tiết
nối với nhau thành dây tb xếp theo kiểu mắt lưới, giữa các tb là mao mạch có lỗ thủng và mao
mạch kiểu xoang, dựa vào tính chất bắt màu: có 3 loại tb chế tiết
- Tb ưa acid (chiếm 40%): tập trung nhiều ở ngoại vi thùy trước, kích thước tương đối lớn, bào
tương có nhiều hạt bắt màu acid, có 2 loại tb ưa acid:
+ Tb hướng thân: có hạt chế tiết lớn, chế tiết GH
=> Tác dụng của GH: tăng sự phát triển của sụn và xương dài, kích thích tb sợi tổng hợp
collagen
+ Tb hướng vú: có hạt chế tiết nhỏ, ở phụ nữ có thai thì kích thước tb và các hạt chế tiết tăng
lên, chế tiết prolactin
=> Tác dụng của prolactin: kích thích tb tuyến vú tăng tổng hợp sữa, duy trì hoạt động của
hoàng thể và tuyến kẽ tinh hoàn
- Tb ưa base (chiếm 10%): tập trung nhiều ở trung tâm thùy trước, kích thước lớn hơn tb ưa acid,
bào tương có nhiều hạt bắt màu base, có 3 loại tb ưa base:
+ Tb hướng tuyến sinh dục: có hạt chế tiết lớn, chế tiết FSH và LH
(+) FSH: kích thích quá trình phát triển nang trứng ở nữ và tạo tinh ở nam
(+) LH:
Ở nữ: làm nang trứng chín và vỡ, hình thành hoàng thể
Ở nam: duy trì hoạt động chế tiết của tb leydig ở tuyến kẽ tinh hoàn
+ Tb hướng giáp: có hạt chế tiết nhỏ, chế tiết TSH
=> Tác dụng của TSH: kích thích tb nang tuyến giáp tăng tái hấp thu và chế tiết T3-T4
+ Tb hướng vỏ: có hạt chế tiết nhỏ, bắt màu nhạt, chế tiết ACTH
=> Tác dụng của ACTH: kích thích vỏ thượng thận tăng tiết hormon vùng vỏ
- Tb kị màu (chiếm 50%): tập trung nhiều ở trung tâm thùy trước, kích thước nhỏ, bào tương ko
bắt màu. Có thể tạo thành tb ưa acid hoặc tb ưa base và ngược lại, khi các tb này chế tiết hết các hạt
chế tiết thì lại trở thành tb kị màu
(2) Thùy trung gian tuyến yên:
- Là phần sau của thùy trước, có nguồn gốc và cấu tạo giống thùy trước, thành phần gồm:
+ Các tb ưa base bắt màu nhạt giống tb hướng vỏ, các tb kị màu
+ Trên tiêu bản mô học, do các tb ưa base bắt màu nhạt nên nhìn giống như chỉ có tb kị màu
+ Ngoài ra còn có những túi nhỏ chứa chất keo, thành túi lợp bởi biểu mô vuông đơn
- Hormon thùy trung gian:
+ MSH: kích thích tổng hợp sắc tố melanin ở biểu bì
+ Lipotropin: điều hòa chuyển hóa mỡ
(3) Phần củ tuyến yên: bọc xung quanh cuống tuyến yên, có cấu tạo kiểu lưới giống thùy trước,
thành phần gồm: tb kị màu chiếm đa số, 1 ít tb ưa base loại hướng tuyến sinh dục
(4) Thùy sau tuyến yên (thùy thần kinh):
- Được tạo thành do sàn não lún sâu xuống, thành phần gồm:
+ Tb tuyến yên: giống tb kị màu ở thùy trước
+ Tb thần kinh đệm
+ Các sợi trục của tb thần kinh: thân tb này nằm ở vùng dưới đồi, sợi trục chạy dài xuống
thùy sau, đầu tận cùng của các sợi trục luôn tiếp xúc với các mao mạch ở thùy sau
+ Thể Herring: do đầu tận cùng của các sợi trục tiết ra, tập trung thành từng đám gần các mao
mạch, bắt màu base
- Hormon ở thùy sau:
+ Oxytoxin: có tác dụng co bóp cơ tử cung
+ Vasopressin: tăng tái hấp thu nước ở OLX và ống góp gây giảm niệu, thiếu hormon này gây
bệnh đái tháo nhạt
Câu 26: Cấu tạo và chức năng của tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết gồm 2 phần cấu tạo:
- Vỏ thượng thận: nằm ngoài, có nguồn gốc từ trung bì trung gian
- Tủy thượng thận: nằm giữa, có nguồn gốc từ mào thần kinh
=> Đều được cấu tạo kiểu lưới, bên ngoài nhu mô tuyến là vỏ xơ
(1) Vỏ thượng thận:
- Lớp cung: nằm sát vỏ xơ, các tb xếp thành dây chạy theo hướng cung và quay ra phía ngoài. Bào
tương ưa acid, có nhiều hạt mỡ nhỏ, LNB ko hạt phát triển mạnh
- Lớp bó: dày nhất, các tế bào xếp thành dây chạy song song với nhau và vuông góc với vỏ xơ.
Bào tương hơi ưa base, có nhiều hạt mỡ lớn, LNB ko hạt phát triển hơn lớp cung. Giữa các dây tb
là mao mạch có lòng hẹp, giữa vùng cung và vùng bó là đám tb có khả năng sinh sản để tạo lớp
cung và lớp bó
- Lớp dưới: nằm giáp với tủy thận, các tb xếp thành dây chạy theo nhiều hướng. Bào tương hơi ưa
acid, bào quan ít phát triển hơn lớp cung và lớp bó, có ít hạt mỡ và glycogen. Có thể thấy hình ảnh
thoái hóa tb ở lớp dưới
Các hormon được chế tiết ở vùng vỏ là steroid, tan trong lipid nên khuếch tán qua màng tb mà ko
tích lũy ở hạt chế tiết
(2) Tủy thượng thận:
Tế bào có kích thước lớn, bào tương có các hạt ưa crom (hạt sinh adrenalin), LNB hạt, bộ golghi,
ty thể phát triển mạnh
(3) Hormon tuyến thượng thận:
- Hormon vỏ thượng thận: 3 hormon:
+ Corticoid khoáng (aldosteron): được chế tiết ở lớp cung, điều hòa cân bằng nước và điện giải:
tác động OLX và ống góp => tái hấp thu nước và Na+
+ Corticoid đường (cortison, glucorticoid): được chế tiết ở lớp bó, làm biến đổi protein thành
glucose gây tăng đường huyết, làm giảm tb bạch huyết gây ức chế phản ứng miễn dịch
+ Hormon sinh dục nam (androgen): được chế tiết ở lớp dưới, có tác dụng như hormon sinh dục
nam, thừa androgen thì ái nam, ái nữ hoặc dậy thì sớm ở nam
- Hormon tủy thượng thận: Adrenalin và noradrenalin, noradrenalin là tiền chất của adrenalin, có
tác dụng co mạch, tăng HA, giãn cơ phế quản và ruột, kích thích tiết nước bọt, nước mắt, giãn đồng
tử
HỆ TIẾT NIỆU
Câu 27: Cấu tạo mô học của các thành phần thuộc hệ ống sinh niệu
Mỗi ống sinh niệu gồm: tiểu cầu thận, OLG, quai Henle, OLX, ống góp, ống thẳng và ống nhú thận
Trong đó:
- Tiểu cầu thận, OLG, OLX nằm ở vỏ thận
- Quai Henle, ống góp, ống thẳng và ống nhú thận nằm ở tủy thận
- Giữa các ống sinh niệu là mô liên kết có mạch máu, sợi lưới, tb liên kết gọi là mô kẽ thận
(1) Tiểu cầu thận:
Là đoạn đầu của ống sinh niệu, xảy ra quá trình lọc để hình thành nước tiểu nguyên phát. Tiểu cầu
thận là 1 khối hình cầu gồm chùm mao mạch malpighi và bao Bowmann. Mỗi tiểu cầu thận có 2
cực: cực mạch có tiểu ĐM vào và ra, cực niệu thông với OLG
- Bao Bowmann: bao quanh chùm mao mạch malpighi, gồm 2 lớp mô: lớp ngoài là biểu mô lát
đơn, lớp trong là lớp tb có chân của chùm mao mạch malpighi, giữa 2 lớp là khoang Bowmann
thông với OLG ở cực niệu
- Chùm mao mạch malpighi: được tạo thành từ nhánh của tiểu ĐM vào và tập trung thành tiểu
ĐM ra khỏi tiểu cầu thận
+ Tiểu ĐM vào sau khi vào trong tiểu cầu thận thì phân thành 5-6 nhánh, mỗi nhánh lại phân
thành 1 múi mao mạch, 1 múi mao mạch lại hợp thành 1 nhánh và các nhánh tập trung thành 1
tiểu ĐM ra khỏi tiểu cầu thận
+ Thành mao mạch gồm:
(+) Tb nội mô: bào tương mỏng trải rộng, trên màng bào tương có những lỗ thủng với đường
kính 70-90 nm
(+) Màng đáy: bọc toàn bộ phía ngoài các mao mạch chung trong 1 múi mao mạch
(+) Tb có chân: từ thân tb mọc ra các nhánh chính, từ nhánh chính phát triển ra các nhánh phụ
ôm phía ngoài màng đáy, khoảng cách giữa các nhánh phụ rất đều nhau tạo nên những khe
dọc
(+) Tb gian mao mạch: nằm xen giữa các mao mạch chung trong 1 múi mao mạch để chống
đỡ các mao mạch và thực bào các chất ngoại lai từ máu xâm nhập vào tiểu cầu thận
* Hàng rào lọc tiểu cầu thận: gồm các lớp: tb nội mô, màng đáy, tb có chân và tb gian mao mạch
- Trong đó: các lỗ thủng ở tb nội mô có thể cho qua tất cả các chất trong huyết tương (trừ tiểu
cầu và tb máu)
- Màng đáy đóng vai trò như cái rây phân tử: chỉ cho các chất có đường kính < 10 nm hoặc pro
có TLPT < 70000 đv đi qua
* Phức hợp tiểu cầu: là tập hợp các thành phần nằm trong cực mạch của tiểu cầu thận, gồm:
- Tb cận tiểu cầu: là những tb cơ trơn ở lớp áo giữa của tiểu ĐM vào, biệt hóa thành những tb
khối vuông, có khả năng chế tiết Renin
- Vết đặc: là phần OLX tiếp giáp với tiểu cầu thận, nằm kẹp giữa 2 tiểu ĐM vào và ra, những tb
của vết đặc đóng vai trò như 1 thụ thể với nồng độ Na+ trong máu => do đó điều hòa chế tiết
Renin của tb cận tiểu cầu
- Tb cận mạch: tạo thành đám nằm giữa vết đặc và chùm mao mạch malpighi, đóng vai trò như
tb gian mao mạch ngoài tiểu cầu
(2) Ống lượn gần: là đoạn nối liền với khoang Bowmann:
- Thành ống được lợp bởi biểu mô trụ đơn
- Cực ngọn tb có nhiều vi nhung mao cao đều => tạo thành bờ bàn chải
- Cực đáy có nhiều nếp gấp đáy, cạnh nếp gấp đáy là những ty thể hình que tạo nên que
Heidelhen
- Bào tương bắt màu acid
(3) Quai Henle: là đoạn nối giữa OLG và OLX, có hình chữ U, gồm:
- Cành xuống dày: nối với OLG, cấu tạo như OLG
- Cành xuống mảnh và cành lên mảnh tạo nên đáy chữ U: thành ống được lợp bởi biểu mô lát
đơn, cực ngọn tb có ít vi nhung mao thấp và thưa => ko tạo bờ bàn chải
- Cành lên dày: nối với OLX, cấu tạo như OLX
(4) Ống lượn xa: là đoạn ngoằn ngoèo nằm trong vỏ thận:
- Thành ống được lợp bởi biểu mô vuông đơn
- Cực ngọn tb có ít vi nhung mao thấp ko đều => ko tạo bờ bàn chải
- Cực đáy có nhiều nếp gấp đáy
- Phần OLX tiếp giáp với tiểu cầu thận và nằm kẹp giữa 2 tiểu ĐM vào và ra tạo nên vết đặc
(5) Ống góp: là đoạn nối tiếp với OLX:
- Ở ống góp nhỏ: thành ống được lợp bởi biểu mô vuông đơn
- Càng xuống dưới, biểu mô cao dần thành biểu mô trụ
- Ống nhú thận được coi là ống góp lớn nhất
- Thành phần tb ở ống góp gồm:
+ Tb sáng màu: bào tương ít bào quan, có chức năng tái hấp thu nước và điện giải
+ Tb đậm màu: số lượng ít hơn tb sáng màu, chức năng chưa rõ
Câu 28: Quá trình lọc ở cầu thận
- 1 phút có khoảng 1.2-1.3 lit máu qua 2 thận => toàn bộ máu trong cơ thể qua thận trong 4-5 phút
- Máu đi qua các mao mạch trong tiểu cầu thận, ở đó 1 phần huyết tương được lọc vào khoang
Bowmann rồi vào OLG
- Thận lọc 125 ml huyết tương/1 phút => 1 ngày có 180 lit nước tiểu nguyên phát hình thành
- Thành phần các chất trong nước tiểu nguyên phát giống như huyết tương
- Màng đáy giữ lại toàn bộ các chất có đường kính > 10 nm và pro có TLPT > 70000 đv
- Trong bệnh viêm cầu thận, màng đáy bị tổn thương => albumin tăng cao trong nước tiểu, trường
hợp nặng có cả hồng cầu và bạch cầu
HỆ SINH DỤC NỮ
Câu 29: Cấu tạo và chức năng của buồng trứng
Buồng trứng có hình hạt đậu, nằm sau dây chằng rộng và dính vào dây chằng rộng bởi mạc treo
buồng trứng, cấu tạo mô học gồm 2 vùng:
- Vùng tủy: là mô liên kết thưa, chứa các sợi liên kết, tb sợi, tb cơ trơn. ĐM xoắn lò xo, TM và
mạch bạch huyết rộng tạo nên mô cương
- Vùng vỏ: lợp bên ngoài là biểu mô vuông đơn, dưới biểu mô là màng trắng, dưới màng trắng là
mô liên kết đệm có các tb kẽ có khả năng chế tiết hormon và các nang trứng
(1) Các nang trứng:
Mỗi nang trứng là 1 khối hình cầu gồm 1 noãn bào ở giữa và lớp tb nang xung quanh, buồng trứng
trong giai đoạn hoạt động sinh dục luôn có 5 loại nang trứng tiến triển:
- Nang trứng nguyên thủy: là nang trứng nhỏ nhất nằm ngoại vi buồng trứng, lớp tb nang dẹt
+ Noãn bào I đang ở thời kì đầu của giảm phân
+ Noãn bào có hình cầu, bào quan nghèo nàn và ko có tiểu thể trung tâm
- Nang trứng sơ cấp: lớp tb nang hình vuông
+ Noãn bào I tiến triển có kích thước lớn hơn, giữa tb nang và noãn bào hình thành 1 màng trong
suốt, trên màng trong suốt có các vi nhung mao của tb nang xuyên qua
+ Cấu tạo màng trong suốt là các glycopolyprotein, có 3 loại đóng vai trò quan trọng trong việc
kết dính với protein ở tinh trùng khi thụ tinh (mZP3, mZP2, mZP1)
- Nang trứng thứ cấp: là nang trứng tiến triển qua nhiều giai đoạn tiếp theo: nang trứng đặc, nang
trứng có hốc
+ Nang trứng đặc:
(+) Noãn bào I tích lũy d2 và lớn lên nhưng vẫn ở giai đoạn ngừng phân chia
(+) Màng trong suốt hình thành rõ rệt và dày lên
(+) Lớp tb nang sinh sản và phát triển thành nhiều hàng tb
+ Nang trứng có hốc: các tb nang của nang trứng đặc tiếp tục phát triển và chế tiết dịch làm xuất
hiện các hốc chứa dịch nang ở giữa các tb nang. Lúc đầu xuất hiện nhiều hốc nhỏ, sau đó các
hốc lớn dần lên và hợp thành 1 hốc duy nhất làm cho lớp tb nang phân tán thành 2 phần: 1 phần
nằm xung quanh noãn (gò noãn), 1 phần tạo thành lớp mô liên kết xung quanh nang (lớp hạt)
+) Gò noãn: chứa noãn bào I và chưa thực hiện phân chia
+) Lớp mô liên kết xung quanh nang: biệt hóa thành 2 lớp vỏ
(+) Lớp vỏ trong: tb nang biệt hóa thành tb vuông, có khả năng chế tiết hormon
(+) Lớp vỏ ngoài: có lưới mao mạch vào lớp vỏ trong để nuôi tb nang
- Nang trứng chín: nằm sát vỏ buồng trứng, đội buồng trứng lên thành 1 gờ
+ Lớp vỏ trong tăng chế tiết làm hốc nang trứng to lên, gò noãn bị đẩy về 1 phía
+ Ở gò noãn, lớp tb nang phát triển thành vòng tia
+ Lớp vỏ ngoài: các mạch máu tăng sinh làm phù nề và dễ xung huyết
* Sự rụng trứng: là quá trình vỡ nang trứng chín, nước trong nang trứng kéo theo noãn bào và
vòng tia trôi ra ngoài, xảy ra ở khoảng giữa của chu kì kinh nguyệt
* Cơ chế rụng trứng: do 3 hiện tượng
+ Mô liên kết ở lớp vỏ ngoài nang có hiện tượng phù nề và tăng hoạt hóa các men proteaz
làm các tb liên kết dễ tách ra
+ Tua vòi trứng luôn rà quét trên bề mặt buồng trứng gây kích thích dễ vỡ
+ Tăng nồng độ đột ngột của LH (tuyến yên) kích thích noãn bào I giảm phân lần 1 tạo ra
noãn bào II và cực cầu I => quyết định sự vỡ nang và gây rụng trứng
- Nang trứng thoái triển: là nang trứng bị thoái hóa ở các giai đoạn khác nhau
+ Các nang trứng nguyên thủy và sơ cấp khi thoái hóa ko để lại vết tích
+ Các nang trứng thứ cấp và có hốc khi thoái hóa, noãn bào chết đi, màng trong suốt tồn tại khá
lâu
+ Các tb nang và tb vỏ ko bị thoái hóa mà tạo thành các tb chế tiết hormon
(2) Sự hình thành, phát triển và hoạt động chế tiết của hoàng thể:
Sau khi trứng rụng, noãn bào cùng vòng tia trôi ra ngoài, còn lại lớp tb nang và lớp tb vỏ trong của
nang biến đổi thành hoàng thể: có cấu tạo và chức năng như 1 tuyến nội tiết kiểu lưới
- Sự hình thành hoàng thể:
+ Nang trứng vỡ => mao mạch ở lớp vỏ ngoài nang bị đứt ra => 1 ít máu vào hốc nang đông lại
+ Sau đó các tb liên kết ở lớp đệm vỏ tiến vào làm xơ hóa cục máu đông
+ Các tb nang, tb lớp vỏ trong của nang ko phân chia mà trương to và tập trung vây quanh cục
máu đông
+ Các mao mạch từ lớp vỏ ngoài nang tiến vào xẻ khối tb ấy thành các dây tb: tiết hormon vào
mao mạch tạo nên quan hệ mật thiết như 1 tuyến nội tiết kiểu lưới
- Cấu tạo của hoàng thể: gồm 2 loại tb:
+ Tb hạt hoàng thể: có nguồn gốc từ tb nang, tập trung ở trung tâm hoàng thể, kích thước lớn, tb
này tiết Progesteron
+ Tb vỏ hoàng thể: có nguồn gốc từ tb vỏ trong của nang, tập trung ở ngoại vi hoàng thể, kích
thước nhỏ, tb này tiết Estrogen
- Chức năng của hoàng thể: chế tiết Estrogen và Progesteron
+ Estrogen: làm nội mạc tử cung tái tạo và phát triển
+ Progesteron: làm nội mạc tử cung tiếp tục phát triển sau khi chịu tác động của Estrogen và
biến đổi cấu tạo để đón trứng đã thụ tinh tới làm tổ
- Thời gian phát triển và tồn tại của hoàng thể: 10-15 ngày sau khi trứng rụng
+ Nếu ko có trứng thụ tinh, hoàng thể bị thoái hóa và gọi là hoàng thể chu kì
+ Nếu có trứng thụ tinh và làm tổ thì hoàng thể tiếp tục lớn lên và tăng cường chế tiết hormon
gọi là hoàng thể thai nghén, sau 4 tháng thì hoàng thể thoái hóa và nhau thai sẽ thay thế hoàng
thể chế tiết hormon
Câu 30: Cấu tạo của tử cung
Tử cung là 1 cơ quan rỗng hình quả lê, gồm 3 phần:
- Thân tc: là đoạn trên, phình ra đáy tử cung
- Cổ tc: là đoạn dưới hẹp gồm 2 phần:
+ Ống cổ tc: nằm giữa lỗ trong và lỗ ngoài của cổ tc
+ Mặt trông về âm đạo
- Eo tc: là chỗ thắt giữa cổ và thân tc
Cấu tạo mô học của thành tử cung gồm 3 tầng:
(1) Tầng vỏ ngoài: là mô liên kết ở mặt ngoài của đáy, được phủ bởi phúc mạc tạng
(2) Tầng cơ:
- Được cấu tạo bởi khối cơ trơn dày xếp thành 4 lớp ko phân biệt rõ rệt: lớp trong cùng và ngoài
cùng là cơ dọc, 1 lớp đan chéo nhau ở giữa, 1 lớp cơ vòng nằm sát lớp cơ dọc ở trong, giữa các
bó cơ là những mạch máu lớn
- Trong thời kì mang thai, tb cơ tăng lên về số lượng và kích thước, chúng có thể phân nhánh tạo
thành lưới => tử cung nở to mà vẫn chắc
(3) Nội mạc tử cung: là nơi trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành phôi thai
- Cấu tạo gồm:
+ Biểu mô: trụ đơn, gồm 2 loại tb:
(+) Tb có lông: tập trung nhiều quanh miệng tuyến tc
(+) Tb ko có lông: có số lượng nhiều, giống tb chế tiết ở biểu mô vòi trứng
+ Lớp đệm:
(+) Là mô liên kết giàu mạch máu, mạch bạch huyết
(+) Có các tuyến tc do biểu mô lõm xuống tạo thành: là các tuyến ống đơn thẳng hoặc cong
queo tùy theo giai đoạn của chu kì kinh, biểu mô tuyến gồm 2 loại tb giống biểu mô tc
- Ở vùng thân và eo tc: lớp đệm được phân thành 2 lớp:
+ Lớp chức năng: nằm trên, thay đổi và bị bong ra trong chu kì kinh
+ Lớp đáy: nằm dưới, ít thay đổi và ko bị bong ra trong chu kì kinh => đảm bảo cho sự tái tạo
nội mạc tc sau chu kì kinh
- Ở vùng cổ tc:
+ Ống ctc: nội mạc ít thay đổi theo chu kì kinh, trong lớp đệm có các tuyến tiết nhầy
+ Mặt trông về âm đạo: biểu mô lát tầng ko sừng hóa
Câu 31: Sự biến đổi của nội mạc tc và buồng trứng trong chu kì kinh nguyệt
- Chu kì kinh:
Hormon buồng trứng (estrogen và progesteron) kích thích làm nội mạc tc thay đổi theo 1 chu kì
nhất định gọi là chu kì kinh, kéo dài 28-30 ngày, bắt đầu xuất hiện ở tuổi 12-15 và kết thúc ở tuổi
45-50 (kì mãn kinh), các biến đổi ở nội mạc tc và buồng trứng là sự tạo ra trứng chín và đón trứng
đã thụ tinh tới làm tổ, sự thụ tinh chỉ xảy ra trong những năm có chu kì kinh
- Chu kì kinh gồm 3 thời kì:
Tử cung Buồng trứng
- Lớp chức năng của nội mạc tc bị xung huyết tột độ và Hoàng thể từ chu kì
Kì hành kinh bong ra kinh trước bị thoái hóa
3-4 ngày - Mạch máu bị đứt và xuất huyết vào lòng tc, mang theo làm progesteron giảm
các thành phần bị bong và hoại tử ra ngoài đột ngột
- Estrogen tác động làm khôi phục lại nội mạc tc từ phần - Có nhiều nang trứng
Kì sau kinh đáy các tuyến tc và mô liên kết ở lớp đệm còn sót lại tiến triển và có 1 nang
(Kì sinh sản) - Biểu mô lúc đầu là vuông đơn rồi cao dần thành trụ đơn tiến triển đến 9 rồi vỡ
10-12 ngày - Tuyến tc lúc đầu ngắn và thẳng, sau đó kéo dài hơn và - Các nang trứng tiến
bắt đầu chế tiết vào cuối kì này triển chế tiết estrogen
- Progesteron tác động làm nội mạc tc tiếp tục phát triển - Sau khi trứng thoát
dày lên đến cuối kì đạt 6 mm nang, hoàng thể hình
- Tuyến tc phát triển chia nhánh và cong queo thành và chế tiết
- Biểu mô tuyến: các tb có lông ít đi, các tb ko có lông estrogen và progesteron
Kì trước kinh tăng sinh và tăng chế tiết - Cuối kì, nếu ko có
(Kì chế tiết) - Các tb liên kết tích lũy glycogen tạo thành những đám trứng thụ tinh, hoàng
14-15 ngày tb đa diện xếp sát nhau giống tb biểu mô thể bị thoái hóa, các
- Mạch máu ở lớp đệm phát triển thành búi mạch lò xo mạch máu bị xung
- Cuối kì, các mạch máu trương lên, tăng tính thấm thành huyết và hoại tử dần
mạch gây phù nề và xung huyết tột độ dẫn đến xuất đến kì hành kinh của
huyết và hoại tử chu kì kinh sau
HỆ SINH DỤC NAM
Câu 32: Cấu tạo ống sinh tinh
Ống sinh tinh là những ống kín đầu uốn lượn trong mô kẽ tinh hoàn, thành ống gồm 2 lớp:
- Lớp vỏ chung: gồm lớp đáy, lớp cơ và lớp sợi
- Biểu mô tinh: gồm 2 loại tb: tb dòng tinh và tb sertolie
(1) Tb dòng tinh: xếp thành 4-8 lớp từ ngoài vào trong, có khả năng sinh sản và biệt hóa thành
tinh trùng, trong ống sinh tinh của người trưởng thành có 5 loại tb dòng tinh:
- Tinh nguyên bào: là các tb sinh dục nguyên thủy nằm sát màng đáy, kích thước nhỏ, nhân
nhuộm màu đậm, gồm 2 loại:
+ Tinh nguyên bào A: có khả năng phân chia nhiều lần nhưng vẫn giữ đặc điểm giống tb nguồn
+ Tinh nguyên bào B: ko phân chia mà biệt hóa và phát triển để trở thành tinh bào I
- Tinh bào I: kích thước lớn, nhân nhuộm màu đậm và xù xì do NST co ngắn và dày lên, 2n = 46
(44A + XY), ADN là 4n, tinh bào I GP lần 1 cho ra 2 tinh bào II
- Tinh bào II: kích thước nhỏ hơn tinh bào I, nhân mịn hơn, n = 23 (22A + X hoặc Y), ADN là 2n,
tinh bào II GP lần 2 cho ra 2 tinh tử có n = 23 (22A + X hoặc Y)
- Tinh tử: kích thước nhỏ, nhân mịn ít bắt màu, n = 22A + X hoặc Y, ADN = n, chúng không phân
chia mà biệt hóa để tạo thành tinh trùng. Giữa các tinh tử gần nhau luôn có cầu bào tương để thông
tin nhau trong quá trình biệt hóa tạo tinh trùng.
- Tinh trùng: ở người bình thường, 1 lần xuất tinh có 2-3 ml tinh dịch, trong tinh dịch luôn có 2
loại tinh trùng: bình thường và bất thường
+ Tinh trùng bình thường: dài 60 μm, gồm 3 phần:
+) Đầu: hình trứng, chứa nhân, trên nhân có túi cực đầu, túi cực đầu được bọc bởi màng
ngoài và màng trong, màng trong có các pro đặc hiệu chỉ gắn vào màng trong của noãn cùng
loài
+) Cổ: là đoạn ngắn và thắt lại, chứa tiểu thể trung tâm
+) Đuôi: dài 55 μm, gồm 3 đoạn:
(+) Đoạn trung gian: nối liền với cổ, ngắn và hơi phình ra, gồm dây trục, bao ty thể lò
xo xung quanh và màng bào tương bọc ngoài
(+) Đoạn chính: dài nhất, gồm dây trục, bao xơ xung quanh và màng bào tương bọc
ngoài
(+) Đoạn cuối: ngắn và nhỏ, gồm dây trục và màng bào tương bọc ngoài
Dây trục: do trung thể dài ra, gồm 10 cặp ống siêu vi: trong đó có 9 cặp ở ngoại vi và 1
cặp ở trung tâm, giữa các ống có Dynein giúp tinh trùng di chuyển được, thiếu Dynein
thì tinh trùng bất hoạt dẫn đến vô sinh
Đời sống của tinh trùng: 48-72 giờ sau khi được phóng thích vào đường sinh dục nữ
nhưng chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng 24 giờ
+ Tinh trùng bất thường: chiếm 15-20%, nếu > 40% dẫn đến vô sinh, có đặc điểm:
(+) Tinh trùng chưa trưởng thành: bào tương nhiều ở đầu, cổ, đuôi
(+) Tinh trùng có hình dạng bất thường: đầu to or nhỏ dài, có 2 đầu or 2 đuôi
(+) Tinh trùng già: đầu xuất hiện nhiều ko bào
(2) Tb sertolie:
- Kích thước lớn, nằm sát màng đáy, cực ngọn hướng vào lòng ống sinh tinh, có nhánh bào tương
ôm lấy các tb dòng tinh
- Chức năng:
+ Nâng đỡ các tb dòng tinh tạo hàng rào bảo vệ (hàng rào máu-tinh hoàn)
+ Thực bào phần bào tương dư thừa trong quá trình biệt hóa tinh trùng
+ Tiết ra chất dịch lỏng giúp tinh trùng dễ di chuyển về phía ống dẫn tinh, tiết ra 1 số chất
trong quá trình biệt hóa tb dòng tinh

You might also like