You are on page 1of 4

Mô xương

 Khái niệm: mô xương là một dạng mô liên kết đặc biệt đã bị canxi hóa có
cấu trúc dạng lá là Sơn là đơn vị cấu tạo cơ bản của mô xương
 Mô xương được cấu tạo gồm 3 thành phần: Chất nền xương
Tế bào xương
Màng xương
Tủy xương
 Mô xương là loại mô liên kết đặc biệt chứa chất nền ngoại bào canxi
( hóa chất nền xương) có đơn vị cấu tạo là lá xương
 Mô xương giữ vai trò chống đỡ và bảo vệ các cơ quan sinh tồn, phối hợp
với gân, cơ tạo ra sự vận động, trong xương có khoảng trượt tủy xương là
nơi tế bào máu được tạo ra, đồng thời xương có vai trò quan trọng trong
chuyển hóa

Chất nền căn bản (chất nền xương, chất gian bào xương)
 Mịn, không có cấu trúc, ưamàu axit
 Gồm các muối vô cơ và chất hữu cơ
 Muối khoáng ( canxi, Kali, Magie, Natri 70%, trọng lượng Xương Khô),
chủ yếu là canxi dưới dạng tinh thể
 Chất hữu cơ ( 30% trọng lượng) phức hợp protein GAG kết hợp protein
 Tạo các lá xương gắn với nhau, có các ổ xương nối với nhau bởi các vi
quản xương
Sợi liên kết : Chủ yếu là các sợi ossein vùi trong chất căn bản, bản chất là sợi
Collagen (90- 95%) chủ yếu là collagen tuýp 1
Tế bào xương: Tạo cốt bào  tế bào xương ( cốt bào) hủy cốt bào
 Vùi trong chất nền xương là các ổ xương chứa tế bào xương
Tạo cốt bào osteoblast:
 Xếp thành một hàng trên bề mặt bè xương đang hình thành, có nhánh nối
với nhau và với tế bào tủy xương
 Tế bào hình vuông, bầu dục, bào tương ưa base
 Sản xuất thành phần hữu cơ của chất nền xương
Tế bào xương ( cốt bào)
 Nằm đơn lẻ trong ổ xương vùi trong chất nền xương, thân hình bầu dục,
nhân hình trứng, có nhánh bào tương ( thân nằm trong ở xương, nhánh
nằm trong vi quản xương)
 Vai trò: duy trì chất nền xương. Không có khả năng sinh sản nhưng đóng
vai trò tích cực trong giải phóng chất canxi của nền xương để đưa vào
máu, chịu sự điều hòa cả hormon cận giáp
Hủy cốt bào:
 Là tế bào lớn, chứa nhiều nhân nằm trên các vách xương. Chứa nhiều tiêu
thể, bào tương nhạt
 Chung nguồn gốc với bạch cầu đơn nhân lớn, đại thực bào. Xuất nguồn
từ GM-CSF trong tủy xương
 Xuất hiện ở vùng xương đang bị phá hủy, trên bề mặt xương trong
khoảng trống Howship
Màng xương
1. Màng ngoài xương: Gồm 2 lớp
 Lớp ngoài: có các bó sợi collagen, ít tế bào chun và tế bào sợi
 Lớp trong ( lớp sinh xương): gồm các sợi collagen hình cung đi
chéo từ màng vào trong xương gọi là sợi Sharpey nhiều tế bào
sợi tiền tạo cốt bào  tạo cốt bào đảm nhiệm việc tạo xương
cốt mạc
2. Màng trong xương
 Lớp bên trong khoang xương, quanh ống tủy, gồm lípw tiền tạo cốt
bào, có các nguyên bào sợi, tế bào trung mô giúp tăng trưởng
xương bằng cách đắp thêm, không có sợi collagen, có tiềm năng
sinh xương
Tủy xương
 Tủy tạo cốt: tiền tạo cốt, tạo cốt bào,hủy cốt bào xây dựng và
phá hủy xương
 Tủy tạo huyéte: mô lưới có nhiều mao mạch kiểu xoang, nằm trong
hốc tủy
 Tủy mỡ: tạo bởi các tế bào mỡ
 Tủy xơ: tế bào sợi và sợi collagen
Phân loại mô xương
Xương đặc Xương xốp
- cấu tạo nên thân xương dài - đầu xương dài, dẹt giữa
- hệ thống Havers: hình trụ, xương ngắn
10-15 lá xương xếp vòng - lá xương xếp vách mỏng,
đồng tâm. Giữa chứa mạch hốc chứa tủy xương
máu, mô liên kết

Tạo xương- Phát triển: Thời kì xây dựng và phát triển xương: giai đoạn cốt
hóa nguyên phát
Phá hủy và sửa sang: giai đoạn cốt hóa thứ phát
Sự tạo xương( cốt hóa): Có 2 cách cốt hóa là cốt háo trong màng và cốt hóa
nội sụn
1. Cốt hóa trong màng: tạo cốt bào sẽ biệt hóa trực tiếp từ trung mô và
chế tiết chất nền xương, tạo ra phần lớn các xương dẹt từ tấm mô liên
kết đặc có nguồn gốc trung mô
2. Cốt hóa nội sụn:
 Chất nền nền hyalin có sẵn bị tạo cốt bào bào mòn, xâm nhập và
sản xuất chất nền xương, tạo ra hầu hết các xương trong cơ thể
 Trung tâm sụn hyalin, màng sụn biến thành màng xương tạo ra
bao xương cốt mạc đầu tiên
 Mạch máu và mô liên kết từ màng xương phá hủy vùng trung
tâm miếng sụn tạo hốc tủy xương
 Các tạo cốt bào từ hốc tủy tạo nên các lá xương trong sụn
sự phát triển xương:
1. Theo chiều dài: Sụn tiếp hợp nằm giữa đầu xương và thân xương có
vai trò chính yếu trong sự phát triển theo chiều dọc
2. Theo chiều ngang: Chu vi xương phát triển bằng cách đắp thêm do
tạo cốt bào ở màng xương hoạt động tạo vành xương cốt mạc, đồng
thời ống tủy cũng rộng ra do hoạt động của hủy cốt bào ở màng trong
xương
Tổng kết:
 Mô liên kết cấu tạo gồm 3 phần: chất căn bản, tế bào liên kết, sợi liên kết
 Dựa vào thành phần cấu tạo của chất căn bản, mô liên kết chia làm 3 loại
chính:
o Mô liên kết chính thức
o Mô sụn
o Mô xương

You might also like