You are on page 1of 6

#Sharing08 - Công trình thanh niên “Sharing and Learning” - Y2019

MẤT BAO LÂU ĐỂ LIỀN XƯƠNG?

I. SINH LÝ LIỀN XƯƠNG


Có hai cơ thế giúp liền lại các xương gãy, các xương sẽ được liền lại theo cách nào tùy thuộc vào
vị trí và tính ổn định (strability) tại nơi diễn ra gãy xương.

Hình 1: Sự liền xương


https://vnexpress.net/qua-trinh-lien-xuong-khi-bi-ran-nut-hoac-gay-3864463.html

Hai cơ chế đó bao gồm:


1. Liền xương gián tiếp (liền xương thứ phát):
Thường xảy ra khi gãy những xương lớn, nội môi thiết hụt oxy và xương vỡ thành nhiều
mảnh (interfragmentary strains).
Quá trình liền xương gián tiếp trải qua 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Viêm


Xảy ra trong vài giờ sau khi bị chấn thương. Đây được xem như là giai đoạn quan trọng
nhất được đặc trưng bởi quá trình viêm lành tính và khối máu tụ xung quanh vị trí gãy
xương, giai đoạn này được xem là cần thiết vì sự có mặt của các chất hóa hướng động
(chemotaxis) và các cytokines trong quá trình viêm sẽ giúp thu hút các loại tế bào khác đến
để khởi đầu cho quá trình liền xương.
Giai đoạn 2: Hình thành mô hạt (granulation tissue) hay mô sẹo mềm (soft callus tissue).
Trong 4-21 ngày đầu, có sự gia tăng sản xuất collagen và tạo mạng lưới thay thế những cục
máu đông tại vị trí tổn thương, hình thành nên các mô sẹo mềm xung quanh vị trí xương
gãy.

Hình 2 : Hình thành mô sẹo mềm


https://www.webmd.com/first-aid/ss/slideshow-break-bone-what-happens

Giai đoạn 3: Hình thành mô sẹo cứng (hard callus), bao gồm tạo nên xương non (woven
bone).
Khoảng 2 tuần sau đó, có sự tham gia của của tế bào tạo xương (osteoblasts) và tế bào tạo
sụn (chondroblasts), giúp hình thành thêm những cầu nối giữa những mảnh xương vỡ, tạo
xương mới, khoáng hóa xương (mineralizes). Quá trình này thường sẽ diễn ra trong khoảng
4-12 tuần.

Hình 3 : Hình thành mô sẹo cứng


https://www.webmd.com/first-aid/ss/slideshow-break-bone-what-happens
Giai đoạn 4: Tổ chức lại xương (remodeling), bao gồm hình thành xương cứng (lamellar
bone).
Tại đây có sự tham gia của hủy cốt bào (osteoclasts), giúp “gọt/sửa” những phần xương
mới bất thường, đưa xương trở về hình dáng tự nhiên.
Giai đoạn này có thể kéo rất dài kể từ lúc bạn có thể thực hiện bình thường các vận động tại
vị trí gãy xương, đôi lúc có thể kéo dài đến 9 năm.

Hình 4: Tổ chức lại xương


https://www.webmd.com/first-aid/ss/slideshow-break-bone-what-happens

Hình 5: Sự liền xương theo con đường trực tiếp (trên) và con đường gián tiếp (dưới)
https://www.mdpi.com/1422-0067/20/20/5231/htm
2. Liền xương trực tiếp (liền xương nguyên phát):
Xảy ra với những xương gãy mà vị trí của nó dường như không di lệch, không tổn hại
nhiều đến mạch máu xung quanh.

Quá trình viêm sẽ ngay sau đó kích thích tạo xương cứng thay vì đi qua nhiều bước.

Đây là hiện tượng cấu trúc lại sự liên tục của vỏ xương cứng. Kiểu liền xương này yêu cầu
sự cố định ổ gãy phải vững chắc nên thường gặp trong các trường hợp liền xương sau kết
hợp xương. Tại khu vực hai đầu xương gãy, các mạch máu nhỏ sẽ hình thành và các tế bào
có nguồn gốc trung mô xuất hiện sẽ biệt hóa thành các tạo cốt bào.

Tại vị trí đầu các xương gãy sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu xương sinh lý và sau đó là hình
thành cầu xương trực tiếp qua khoảng trống giữa hai đầu xương. Sự liền xương này còn gọi
là hiện tượng “lấp khoảng trống” (gap healing). Khi quá trình liền xương hình thành, sự
hình thành can xương bên ngoài xảy ra rất ít và ổ gãy hầu như bị thay thế bởi cầu can trực
tiếp mới.

II. THỜI GIAN LIỀN XƯƠNG


Liền xương là một quá trình phức tạp. Tốc độ và mức độ hồi phục diễn ra rất khác nhau ở mỗi
bệnh nhân. Thời gian cần thiết để xương phục hồi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm
loại xương bị gãy, tuổi của bệnh nhân, điều kiện y tế và tình trạng dinh dưỡng.

Hình 6: Phục hồi xương qua cố định


https://www.webmd.com/first-aid/ss/slideshow-break-bone-what-happens

Thông thường, sự liền xương trung bình sẽ mất từ 6-8 tuần. Xương của trẻ em lành nhanh hơn
xương của người lớn. Tùy theo mỗi loại xương mà thời gian liền xương cũng sẽ có sự khác nhau,
cụ thể:
- Xương đòn (clavicle): Gãy xương đòn không kèm biến biến chứng khác cần ít nhất 6
tuần để liền xương. Nhưng trong trường hợp gãy xương ở mức độ cần phải can thiệp
phẫu thuật, có thể mất từ 4-6 tháng để bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

- Xương đùi (thigh bone): Điều trị gãy xương đùi thường phải bắt đầu bằng can thiệp phẫu
thuật, sau đó trải qua 1-2 tuần chăm sóc tại bệnh viện và vài tuần đến vài tháng tham gia
điều trị bằng với phương pháp vật lý trị liệu. Tổng thời gian phục hồi đối với gãy xương
đùi là rất đáng kể, kéo dài từ vài tháng đến hơn một năm tùy thuộc vào tình trạng cụ thể
của từng chấn thương.

- Xương tay (arm bone): được chia làm 2 phần


Xương cẳng tay: Với gãy xương quay hoặc xương trụ, có thể phải cố định bằng “cast”
trong vòng 4 tuần, nhưng nếu mức độ nghiêm trọng cần phải can thiệp phẫu thuật thì mất
khoảng 12 tuần kèm giữ cố định (bất động).

Xương cánh tay: Với gãy xương cánh tay cần mất ít nhất 8 tuần để liền xương và hơn 12
tuần đối với những gãy thương mức độ nghiêm trọng, vật lý trị liệu cần được duy trì
khoảng 6 tháng sau khi liền xương.

- Xương cổ tay (wrist bone): khi bị gãy xương cổ tay, bệnh nhân có thể phải bất động
xương bằng “cast” ít nhất 6 tuần, hoặc lâu hơn nếu cần phẫu thuật hoặc có các biến chứng
như loãng xương. Quá trình hồi phục hoàn toàn có thể mất ít nhất 1 năm kèm theo đó là
tình trạng cứng và đau nhức có thể kéo dài trong 2 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn tùy
từng trường hợp cụ thể

- Mắt cá chân (the ankle joint): Gãy mắt cá chân mà không kèm theo biến chứng thường
mất từ 6-8 tuần để liền xương.

- Xương chày (tibia) và xương mác (fibula): Thời gian liền xương tùy thuộc vào gãy 1
hay kết hợp 2 xương này, mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Thông thường, với loại
gãy xương này thì quá trình liền xương diễn ra ít nhất từ 6-8 tuần.

III. YẾU TỐ TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH LIỀN XƯƠNG


- Tuân thủ những lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn và dùng những thực phẩm chức năng cần
thiết cho sự liền xương.
- Không hút thuốc lá, vì thuốc lá gây co mạch máu và giảm lượng máu tuần hoàn đến vết
xương gãy.
- Theo dõi và điều chỉnh lượng đường huyết là điều cần thiết ở những bệnh nhân có tiền sử
đái tháo đường.
- Tiền sử bệnh lý về tim mạch ở bệnh nhân gãy xương cũng cần được bác sĩ điều trị lưu ý
và theo dõi để đưa ra phương pháp điều trị, lời khuyên tốt nhất cho bệnh nhân.
- Ở những bệnh nhân gãy xương, việc bất động xương gãy là yếu tố quan trọng nhất trong
quá trình điều trị nhằm liền xương, bởi vì bất cứ sự di chuyển nào của xương gãy đều làm
chậm dần tiến trình liền xương (tăng thời gian cho sự liền xương). Phụ thuộc vào loại gãy
xương hoặc thủ thuật phẫu thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng những dạng cố định khác nhau
(đinh ốc, plates, wires ) trong gãy xương, hoặc “cast” để giữ xương gãy không di chuyển.
- Khi sự liền xương đã hoàn thành, vật lý trị liệu là yếu tố quan trọng trong việc giúp
xương đã gãy phục hồi chức năng.
- Những loại thuốc (corticosteroids, thuốc ức chế miễn dịch) cần được cân nhắc sử dụng
trên những bệnh nhân đang trong thời gian liền xương, vì chúng làm chậm quá trình liền
xương.

Tài liệu tham khảo:


1. Bone healing. (2010). Retrieved 11 2, 2021 from
https://affc.com/wp-content/uploads/2019/06/Bone_Healing.pdf
2. How long does it take bones to heal? . (2020). Retrieved 11 2, 2021, from
https://sobolaw.com/personal-injury/how-long-does-it-take-bones-to-heal/?fbclid=IwAR3vi
Wo_
3. Minesh Khatri, MD (2021). What happens when you break a bone?. Retrieves 11 2,2021
from https://www.webmd.com/first-aid/ss/slideshow-break-bone-what-happens
4. Richard Buckley & Jessica L Page (2020). General principles of fracture care. Retrieved 11
2,2021, from https://emedicine.medscape.com/article/1270717-overview#a8
5. Int. J. Mol. Sci. (2019),Hydrogen Sulfide in Bone Tissue Regeneration and Repair: State of
the Art and New Perspectives. Retrieved 11 2,2021 from
https://doi.org/10.3390/ijms20205231

You might also like