You are on page 1of 14

BÁO CÁO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ

BÀO GỐC TRONG Y DƯỢC


(TỔ 2)
1. Khái niệm và cơ sở khoa học:
a. Khái niệm:
Tế bào gốc (stem cell) là loại tế bào đặc biệt có khả năng tự đổi
mới, tăng sinh và phát triển biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt
để thực hiện những chức năng khác nhau trong cơ thể.
b. Cơ sở khoa học:
- Tế bào gốc được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau:
+ Tế bào gốc phôi
+ Tế bào gốc trưởng thành
+ Tế bào gốc từ mô dây rốn
+ Tế bào gốc từ máu dây rốn
+ Tế bào gốc tủy xương
*Trong đó nguồn tế bào gốc từ máu và mô dây rốn cung cấp một lượng
tế bào gốc đánh kể và có nhiều ưu điểm vượt trội.
- Qui trình trong việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh: Thu
nhận, lưu trữ các tế bào gốc ở người. Sau đó nuôi cấy và cho các tế bào
gốc này tiến hành biệt hóa. Những tế bào sau khi được biệt hóa sẽ tiêm
vào trong cơ thể của bệnh nhân. Tại đây, chúng sẽ tăng sinh và phát
triển thành các tế bào mới để thay thế các tế bào và mô bị tổn thương.
(Vd: Từ máu dây rốn có thể tách được tế bào gốc tạo máu. Từ mô dây
rốn có thể tách được tế bào gốc trung mô).
2. Ứng dụng:
a. Ứng dụng của tế bào gốc:
- Khi tế bào gốc được đưa vào một cơ quan bị tổn thương, nó sẽ biệt
hóa thành tế bào đặc biệt của cơ quan ấy thay thế cho những tế bào
chết, giúp phục hồi chức năng.
- Có rất nhiều bệnh không thể điều trị hay điều trị ít hiệu quả bằng
các phương pháp hiện hữu sẽ được chữa khỏi bằng tế bào gốc như:
chấn thương tủy sống, xơ gan, bệnh máu, khối u, thiếu máu cơ tim...
-Với phương pháp sử dụng tế bào gốc của chính bệnh nhân, từ nay tế
bào gốc có thể được tách ra từ tủy sống, da, máu, giác mạc mắt, ở
cuống nhau thai, kể cả từ mô mỡ, rồi chuyển đổi thành tế bào máu,
xương hoặc sụn. Tất cả đều có khả năng phân sinh và tạo ra nhiều tế
bào khác hoàn hảo hơn, lành mạnh hơn để phục hồi chức năng cho các
cơ quan,bộ phận suy yếu hay hư hao.
b. Ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong nghiên cứu:
- Thử nghiệm hiệu quả và mức độ an toàn của một số loại thuốc:
+ Để thử nghiệm các thành phần của thuốc có thể gây ra phản ứng
phụ hoặc gây kích ứng trên cơ thể người bệnh hay không, bác sĩ có thể
thử nghiệm thuốc lên tế bào gốc của người bệnh.
+ Việc làm này không chỉ giúp xác định mức độ hiệu quả của thuốc
mà còn giúp bác sĩ tìm thấy những nguy cơ tổn tại trên bệnh nhân
thông qua phản ứng của tế bào. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ cảm thấy an
tâm hơn khi có sự thay đổi thuốc uống trong quá trình điều trị, đặc biệt
ở những bệnh lý liên quan đến thần kinh lại càng cần thiết.
-Tìm hiểu các cơ chế bệnh lý:
Dựa trên những tế bào được tìm thấy trong cơ tim, xương, dây
thần kinh,... bắt nguồn từ sự sản sinh của tế bào gốc trưởng thành, các
bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh cũng như những chuyển
biến của bệnh.
c. Ứng dụng của công nghệ tế bào gốc trong y học tái tạo hỗ trợ điều
trị một số bệnh mãn tính:
* Trong y học tái tạo:
- Tạo ra tế bào khỏe mạnh để thay thế các tế bào bệnh, điều trị
bệnh: Tế bào gốc được sử dụng để bổ sung, thay thế, sửa chữa cho các
tế bào chức năng phát triển lệch lạc gây bệnh hoặc các tế bào đã già
yếu, tổn thương. Do đó, công nghệ sinh học tế bào gốc đang được sử
dụng để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm, bệnh nan y. Trong tương lai,
tế bào gốc còn được kỳ vọng có thể phát triển thành mô mới, sử dụng
trong cấy ghép và y học tái tạo. (4)
- Hiện nay, công nghệ tế bào gốc có thể được ứng dụng để nghiên
cứu và chữa hơn 80 loại bệnh khác nhau, có thể kể đến các bệnh điển
hình như:
 Bệnh tiểu đường
+ Người bệnh tiểu đường ngày nay có thể kiểm soát tốt bệnh lý
nhờ tế bào gốc.
+ Theo nhiều nghiên cứu tại Anh và Mỹ, tế bào gốc thu nhận từ
máu có thể giúp người bệnh tiểu đường tuýp 1 khôi phục khả năng sản
xuất insulin. Cụ thể trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tách
chiết tế bào gốc để sản xuất ra C-peptide - Hợp chất tiền protein của
insulin, có thể thay thế cho tế bào beta tụy đã bị phá hủy. Khi đó, lượng
insulin trong máu của các bệnh nhân sẽ được phục hồi và cân bằng
nồng độ glucose.
 Bệnh tim mạch
+ Bệnh tim gây ra nhiều tổn thương lên mô tim, trong khi đó bản
thân tim lại khó sửa chữa tổn thương này. Vì vậy sử dụng tế bào gốc để
khắc phục tình trạng tổn thương được xem là hy vọng mới có thể giúp
tim người bệnh phục hồi chức năng vốn có.
+ Các nhà nghiên cứu nhận định tế bào gốc có thể làm giảm các biến
cố lớn về tim ở những người bị suy tim. Cụ thể, một nghiên cứu được
thực hiện trên 537 người bị suy tim. Sau 30 tháng, những người được
điều trị bằng tế bào gốc đã giảm 65% cơn đau tim, đồng thời giảm 80%
số ca tử vong ở người bị suy tim độ 2.
 Tạo tế bào gan từ mỡ dưới da
+Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu ung thư và Trung tâm y
học quốc tế của Nhật Bản đã tạo thành công các tế bào gan từ mỡ
dưới da, có thể mở ra một hướng điều trị mới giúp hồi phục gan
người trong tương lai. Các nhà khoa học đã lấy mỡ dưới da của 7
bệnh nhân, mỗi người 5 gram, và từ các mô mỡ này, họ trích ra
một số tế bào mầm mô giữa. Những tế bào mầm này được cho là
có khả năng biến đổi thành các tế bào khác và hình thành các mô
hay cơ quan khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã thêm 3 loại
protein giúp các tế bào mầm này phát triển và ủ chúng trong
khoảng 40 ngày, trước khi tất cả các tế bào trở thành tế bào gan.
Trong thời gian các tế bào được ủ, họ phát hiện có ít nhất 14 loại
protein và enzyme chuyển hóa thuốc - vốn chỉ được tạo ra ở gan
người. Họ đã tiêm khoảng 1 triệu tế bào này vào chuột thí nghiệm
gặp các trục trặc về gan và phát hiện lượng amoniac của chúng trở
lại mức bình thường.
+Phát hiện này có thể mở ra một hướng điều trị mới giúp hồi phục
gan người trong tương lai. Tuy nhiên, để có thể đưa phát hiện này vào
ứng dụng lâm sang các nhà nghiên cứu phải tìm ra cách sản xuất hàng
loạt các tế bào gan này.
 Bệnh viêm khớp gối, bệnh thoái hóa khớp gối
+ Tế bào gốc giúp làm đầy vùng sụn khớp mất đi dưới tác động của
quá trình lão hoá
+ Sau khi được tiêm vào vị trí khớp bị thoái hóa, tế bào gốc sẽ kích
thích cơ chế giảm viêm, đồng thời sửa chữa tế bào và cải thiện tình
trạng lưu thông máu. Lớp sụn bị thoái hóa và mất đi từ đó dần được
thay thế bởi các tế bào sụn mới. Với liệu pháp điều trị này, người bệnh
không cần trải qua phẫu thuật đau đớn hay sử dụng quá nhiều thuốc
giảm đau.
 Bệnh Parkinson
+ Bệnh Parkinson còn gọi là bệnh liệt rung, là một bệnh thoái hóa ở
hệ thần kinh trung ương do sự mất các tế bào thần kinh sinh dopamine
hay neuron sinh dopamine. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi với
triệu chứng cứng cơ, không điều khiển được tay chân theo ý muốn,
chậm vận động, mất các phản xạ tư thế...
+ Bệnh Parkinson tác động lên các tế bào và nó có vai trò quan trọng
trong quá trình kiểm soát cử động. Phương pháp điều trị bệnh
Parkinson hiện nay là dùng các tế bào gốc lấy khỏi da của bệnh nhân
Parkinson, được tái sinh trong phòng thí nghiệm và sau đó được sử
dụng để tạo ra các tế bào thần kinh mới và khỏe mạnh hơn.
 Ung thư máu
+ Đối với người mắc bệnh bạch cầu, khối u thường bắt đầu lây lan
từ những tế bào gốc tạo máu. Khi đó, các tế bào ung thư lấn át dần tế
bào khỏe mạnh, dẫn đến gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
+ Theo giáo sư Alana Biggers (Mỹ), tế bào gốc khi được đưa vào cơ
thể có thể thay thế cho các tế bào máu bị hư hại nhờ cơ chế biệt hóa
thành nhiều loại tế bào khác nhau. Ví dụ, tế bào gốc tủy xương dễ dàng
biến chuyển thành tế bào hồng cầu đưa oxy đi khắp nơi.
+ Bên cạnh đó, khi được cấy ghép tế bào gốc, cơ thể sẽ tạo ra nhiều
tế bào máu mới. Kết hợp cùng hóa trị liều cao và xạ trị, phương pháp tế
bào gốc có thể chữa được bệnh bạch cầu hoặc giúp người bệnh tăng
chất lượng sống trong thời gian dài.
 Điều trị lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, gây tổn thương
nhiều cơ quan trong cơ thể như da, khớp, tim, phổi, thần kinh,…
Có 2 phương pháp ghép tế bào gốc điều trị lupus ban đỏ là ghép
tế bào gốc tạo máu và ghép tế bào gốc trung mô đồng loại. Trong
đó, phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu có tỉ lệ thành công cao
hơn. Kết quả hơn 50% người bệnh được cải thiện và không cần
dùng thêm nhiều liệu pháp điều trị bệnh khác.
d.Ứng dụng của công nghệ tế bào gốc trong trẻ hóa và làm đẹp:
- Có 2 cách để ứng dụng tế bào gốc trong trẻ hóa và làm đẹp: Truyền
tế bào gốc qua đường tĩnh mạch để chống lão hóa và tiêm tế bào gốc
trực tiếp lên da. Tế bào gốc với khả năng giải phóng ra rất nhiều
cytokines và hormone tăng trưởng mang tác dụng phục hồi da bị lão
hóa, tổn thương.
- Cụ thể, khi tia tử ngoại tác động quá nhiều làm đứt gãy collagen dưới
da khiến da chảy xệ, tế bào gốc có thể biệt hóa, tăng sinh thêm collagen
để da căng sáng và trẻ hóa lại. Trong trường hợp thực hiện lăn kim hoặc
laser khiến làn da ít nhiều bị tổn thương, tế bào gốc được bổ sung kịp
thời có thể di chuyển đến vùng đang gặp thương tổn để đẩy nhanh quá
trình lành thương, ngăn hình thành sẹo rỗ.
e. Xu hướng làm đẹp với công nghệ tế bào gốc hiện nay tại Việt Nam
- Tại Việt Nam, những phương pháp làm đẹp từ tế bào gốc đang ngày
càng phổ biến và phát triển. Chúng được quảng cáo như là ‘thần dược’
có thể cải lão hoàn đồng, điều trị các vết mụn, thâm, seo mà không có
bất cứ tác dụng phụ nào…
- Thị trường mỹ phẩm tế bào gốc ở Việt Nam bao gồm 2 loại chính đó là
được chiết xuất từ thực vật và động vật. Thế nhưng cũng chả có nguồn
tin nào có thể xác thực được đó là hàng chuẩn cả. Vậy nên khi lựa chọn
mua thì bạn cần phải tìm hiểu kĩ càng để tránh trường hợp tiền mất tật
mang.
- Trên thực tế đã có rất nhiều người sử dụng những loại mỹ phẩm trên
và họ đều cảm thấy không bằng so với quảng cáo thậm chí là còn kém
xa.
*Công nghệ tế bào gốc có tốt cho sức khỏe không?
Với khả năng tái tạo hay tái sinh mạnh mẽ, tế bào gốc được xem là một
trong những “vị thuốc” chữa lành vết thương hữu hiệu. Ở những người
trẻ, việc chữa lành vết thương sẽ nhanh hơn so với những người lớn
tuổi do tế bào gốc trong cơ thể còn phong phú. Còn, lượng tế bào gốc
trong cơ thể của người lớn tuổi không còn đa dạng nên khả năng tự tái
tạo cũng giảm dần. Do đó, quá trình lành vết thương cũng kéo dài lâu
hơn, thậm chí còn không liền vết thương. Việc sử dụng tế bào gốc giúp
bổ sung nguồn tế bào non trẻ, có thể tạo ra các loại tế bào mới để thay
thế các tế bào đã mất chức năng. Từ đó mà những người lớn tuổi cũng
phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn. Hơn thế nữa, tế bào gốc còn có
khả năng tăng sinh và biệt hóa, từ đó sửa chữa các tế bào tổn thương,
giúp chữa các bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, công nghệ tế bào gốc được
xem là bước tiến mới vượt trội trong y khoa với khả năng chữa hơn 100
căn bệnh mãn tính khác nhau và giúp tuổi thọ của bệnh nhân được kéo
dài lâu hơn.
3.Thành tựu trong tế bào gốc trong y học:
 Một số thành tựu của công nghệ tế bào gốc:
+ Tạo được mô trị liệu từ chính các tế bào người bệnh thông qua tế
bào gốc vạn năng cảm ứng nhằm điều trị nhiều bệnh như bệnh đái tháo
đường type I, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, xương,...
+ Cấy ghép tế bào gốc trưởng thành hoặc tế bào gốc cuống rốn có thể
thay thế các tế bào bị tổn thương do điều trị ung thư hoặc tế bào bị
bệnh được áp dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh ung thư và các
bệnh liên quan đến máu,...
+ Tạo ra bộ kit tách chiết tế bào gốc từ mô mỡ - ADSC Extraction Kit.
Chế phẩm cuối cùng sau khi tách chiết sở hữu nhiều công dụng vượt
trội như điều trị thoái hóa khớp gối, bệnh lý phần mềm quanh khớp,
điều trị sẹo lõm, trẻ hóa da và điều trị các vết thương mãn tính một
cách hiệu quả.
+ Sản xuất các dòng mỹ phẩm tế bào gốc chăm sóc da vượt trội: Tế
bào gốc với khả năng giải phóng ra rất nhiều cytokines và hormone tăng
trưởng mang tác dụng phục hồi da bị lão hóa, tổn thương, tăng sinh tế
bào gốc da, phục hồi hư tổn, làm lành các vết sẹo lâu ngày, tăng sự đàn
hồi.
+ Tế bào gốc trong hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm: Tế bào gốc được
sử dụng trong lĩnh vực này nhằm hỗ trợ việc cải thiện quá trình sinh
tinh ở nam giới cũng như tăng khả năng làm tổ của phôi trong tử cung
người phụ nữ. Qua đó tăng hiệu quả của quá trình hỗ trợ sinh sản ở các
cặp vợ chồng hiếm muộn.
+ Điều trị bệnh nhược cơ nhờ cấy ghép tế bào gốc CD34: Bệnh nhân
được tiến hành diệt hoàn toàn tế bào gốc trong tủy xương để cơ thể
không còn khả năng miễn dịch. Sau đó, các bác sĩ tiến hành đưa tế bào
gốc tinh khiết CD34 vào. Sau đó, các bác sĩ đã sử dụng yếu tố kích thích
dòng bạch cầu hạt để tăng sinh tế bào gốc từ tủy xương ra máu ngoại
vi. Sau đó, bệnh nhân được điều trị với phác đồ và hóa chất để tiến
hành diệt tủy.
+ Thành tựu cấy ghép tế bào gốc ở mô mỡ để chữa trị bại liệt: Tận
dụng việc tế bào gốc có thể sửa chữa các tế bào bị tổn thương và sản
sinh ra tế bào có chức năng chuyên biệt mới các bác sĩ đã thực hiện cấy
ghép tế bào gốc tách chiết từ mô mỡ tự thân.
+ Sử dụng tế bào gốc để chữa bại não do viêm não lần đầu tiên trên
thế giới: Viêm não tự miễn là một căn bệnh hiếm gặp và nguy hiểm. Hệ
miễn dịch của cơ thể khi đó tấn công nhầm tế bào hay mô khỏe mạnh
trong não và tủy sống. Tại Việt Nam, ca chữa bệnh viêm não tự miễn
thành công đầu tiên nhờ tế bào gốc là 1 cháu bé 5 tuổi ở Nam Định. Ca
phẫu thuật diễn ra 3 lần, được thực hiện bởi các bác sĩ tại bệnh viện
Vinmec. Sau khi kết thúc, cháu bé đã dần có dấu hiệu hồi phục tích cực.
Bệnh nhân có thể vận động và nhận thực được như người bình thường.
4.THÁCH THỨC:
 Khó khăn:
-Khó kiểm soát sự biệt hóa của tế bào gốc. (Tế bào gốc có khả năng
biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, tùy thuộc vào môi
trường và các tín hiệu từ cơ thể. Tuy nhiên, việc kiểm soát sự biệt
hóa của tế bào gốc là một thách thức lớn, bởi nếu không được kiểm
soát, tế bào gốc có thể biệt hóa thành các tế bào không mong muốn,
gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.)
VD: Trong một nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng tế bào gốc để
điều trị bệnh Parkinson, các tế bào gốc được cấy ghép vào não của bệnh
nhân đã biệt hóa thành các tế bào thần kinh không bình thường, gây ra
các triệu chứng Parkinson nghiêm trọng hơn.
- Khả năng gây ra phản ứng miễn dịch. (Khi được cấy ghép vào cơ
thể, tế bào gốc có thể bị hệ miễn dịch của cơ thể tấn công. Điều này có
thể dẫn đến các phản ứng viêm, thậm chí là tử vong).
VD: Trong một nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng tế bào gốc để
điều trị bệnh tim, một số bệnh nhân đã bị hệ miễn dịch tấn công các tế
bào gốc được cấy ghép, dẫn đến viêm tim và suy tim.
- Chi phí điều trị còn cao. (Công nghệ tế bào gốc đòi hỏi các kỹ thuật
và trang thiết bị phức tạp, do đó chi phí điều trị bằng tế bào gốc thường
cao hơn so với các phương pháp điều trị truyền thống).
VD: Chi phí điều trị bằng tế bào gốc để điều trị bệnh Parkinson có
thể lên tới hàng triệu đô la Mỹ.
- Chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và an toàn của các
phương pháp điều trị bằng tế bào gốc ( Mặc dù công nghệ tế bào gốc
đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, nhưng vẫn còn thiếu nhiều
nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và an toàn của các phương pháp điều
trị bằng tế bào gốc. Điều này khiến các bác sĩ và bệnh nhân khó đưa ra
quyết định có nên sử dụng phương pháp điều trị này hay không).
- Chưa có các quy định chặt chẽ về việc thu thập, bảo quản và sử
dụng tế bào gốc. (Tế bào gốc có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau,
bao gồm tủy xương, máu, mô mỡ và phôi thai. Việc thu thập, bảo quản
và sử dụng tế bào gốc cần được thực hiện một cách an toàn và hợp
pháp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có các quy định chặt chẽ về vấn đề
này).
 Nhận thức: Nhận thức về ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong y
dược đang dần thay đổi theo hướng tích cực.
- Mọi người nhìn chung đều đánh giá cao tiềm năng ứng dụng của
công nghệ tế bào gốc trong y dược. Họ tin rằng công nghệ này có
thể giúp điều trị hiệu quả và an toàn cho nhiều loại bệnh, bao gồm
các bệnh nan y, hiểm nghèo như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer,
bệnh tim mạch, bệnh ung thư,...
VD: Công nghệ tế bào gốc đã được sử dụng để điều trị thành
công cho một số bệnh nhân Parkinson. Các tế bào gốc được cấy ghép
vào não của bệnh nhân đã giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, bao
gồm run, cứng khớp và khó vận động.
- Ngoài ra, công nghệ tế bào gốc cũng đang được nghiên cứu để
điều trị các bệnh khác như bệnh Alzheimer, bệnh tim mạch và bệnh ung
thư. Các nhà khoa học hy vọng rằng công nghệ này sẽ giúp tìm ra
phương pháp điều trị hiệu quả cho những căn bệnh này trong tương lai.
- Tuy nhiên, mọi người cũng lo ngại về các rủi ro tiềm ẩn của công
nghệ này. Một số người lo ngại rằng công nghệ tế bào gốc có thể bị sử
dụng để tạo ra các vũ khí sinh học hoặc để tạo ra các sinh vật biến đổi
gen. Một số người khác lo ngại rằng công nghệ tế bào gốc có thể dẫn
đến các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là tử vong.
Ví dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tế bào gốc có thể bị biến đổi
gen trong quá trình cấy ghép, dẫn đến các tác dụng phụ không mong
muốn. Ngoài ra, một số bệnh nhân đã bị hệ miễn dịch tấn công các tế
bào gốc được cấy ghép, dẫn đến các phản ứng viêm nghiêm trọng,
thậm chí tử vong.
 Khắc phục:
- Nghiên cứu các yếu tố điều khiển sự biệt hóa của tế bào gốc:
+ Nghiên cứu các yếu tố điều khiển sự biệt hóa của tế bào gốc,
bao gồm các yếu tố gen, môi trường và các tín hiệu từ cơ thể.
+ Sử dụng các phương pháp sinh học tổng hợp để tạo ra các yếu
tố điều khiển sự biệt hóa của tế bào gốc.
+ Sử dụng các phương pháp kỹ thuật số để mô phỏng sự biệt
hóa của tế bào gốc.
- Nghiên cứu các phương pháp giảm thiểu phản ứng miễn dịch:
+ Nghiên cứu các phương pháp giảm thiểu phản ứng miễn dịch,
bao gồm sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thay đổi bề mặt tế bào gốc và
sử dụng các tế bào gốc có nguồn gốc từ chính bệnh nhân.
+ Nghiên cứu các phương pháp tạo ra các tế bào gốc không bị
hệ miễn dịch tấn công.
- Nghiên cứu các phương pháp tăng cường hiệu quả, an toàn của
các phương pháp điều trị bằng tế bào gốc:
+ Mở rộng các nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và an toàn của
các phương pháp điều trị bằng tế bào gốc.
+ Xây dựng các quy định chặt chẽ về việc thực hiện các nghiên
cứu lâm sàng về tế bào gốc.
- Hạn chế chi phí điều trị còn cao:
+ Nghiên cứu các phương pháp sản xuất tế bào gốc với chi phí
thấp hơn.
+ Phát triển các phương pháp điều trị bằng tế bào gốc có hiệu
quả cao hơn, giúp giảm số lượng tế bào gốc cần sử dụng.
- Cải thiện các quy định chặt chẽ về việc thu thập, bảo quản và sử
dụng tế bào gốc:
+ Xây dựng các quy định chặt chẽ về việc thu thập, bảo quản và
sử dụng tế bào gốc.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về công nghệ tế
bào gốc để nâng cao nhận thức của cộng đồng.
- Ngoài ra, còn có một số biện pháp khắc phục mới như sau:
+ Sử dụng tế bào gốc đa năng. Tế bào gốc đa năng có khả năng biệt
hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, bao gồm cả các tế bào thần
kinh, tế bào cơ tim và tế bào gan. Điều này sẽ giúp điều trị nhiều loại
bệnh hơn bằng công nghệ tế bào gốc.
+ Sử dụng công nghệ in 3D. Công nghệ in 3D có thể được sử dụng
để tạo ra các mô và cơ quan từ tế bào gốc. Điều này sẽ có thể tái tạo các
mô và cơ quan bị tổn thương hoặc thiếu hụt, từ đó điều trị các bệnh lý
như đột quỵ, chấn thương tủy sống và suy tim.
+ Sử dụng các tế bào gốc được chỉnh sửa gen. Có thể sử dụng công
nghệ chỉnh sửa gen để sửa chữa các khiếm khuyết di truyền gây ra các
bệnh lý như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch.

You might also like