You are on page 1of 139

CÁC BÀI VIẾT TRONG CÂU LẠC BỘ

CỦA BS MAI VĂN SÂM


BỆNH NHÂN TỰ CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ BỆNH LÝ TUYẾN
GIÁP, LÀM HÀNH TRANG CHO QUÃNG ĐƯỜNG CÒN LẠI!!!
“Bài viết được coppy hoàn toàn, không có chỉnh sửa. Các ACE đọc để
tham khảo. Tôi không có thời gian để sàng lọc theo chủ đề.”
(Xin phép BS Mai Văn Sâm, em đã coppy bài của BS)

1
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
1. MỔ TRỌN GÓI
Sau khi bàn kỹ, thống nhất với BV Hưng Việt và thấy nhiều bệnh nhân muốn Bs Sâm mổ nhưng
điều kiện kinh tế hạn chế, khó khăn thực sự.
Bs Sâm thông báo triển khai 2 gói mổ trọn gói:
1. Mổ u giáp lành tính trọn gói: 25 triệu
2. Mổ ung thư tuyến giáp, Basedow trọn gói: 28 triệu
Từ khi vào viện đến khi ra viện chỉ đóng trọn gói trong số tiền trên. Mọi quyền lợi đầy đủ.
Áp dụng cho tất cả các đối tượng có bảo hiểm và không có bảo hiểm.
Mỗi tuần nhận mổ 1 ca theo trương trình trên, áp dụng hết năm 2020.
Số điện thoại duy nhất để đặt lịch 0976067766
Trân trọng thông báo!
Lưu ý: không nhận phong bì cảm ơn, không cần nhờ vả quen biết ai cả!
Bs Mai Văn Sâm

2. "Trăm sự nhờ vào bác sĩ" câu nói cửa miệng quen thuộc của người bệnh và hậu
quả người bệnh phải chịu.
Câu nói này đã ngấm vào máu của tất cả mọi người khi đi chữa bệnh, khi đi mổ, câu nói này đúng
nhưng chưa đầy đủ
Người bệnh lâu nay chưa chịu tìm hiểu kỹ về bệnh của mình, trước khi giao tính mạng của mình
cho bác sĩ, cho bệnh viện. Người bệnh rất bị động, rất thụ động, không sử dụng quyền của mình
khi đi khám và chữa bệnh, không đặt ra những yêu cầu, những mong muốn của riêng mình đối
với bác sĩ, đối với bệnh viện mà mình sẽ và đang điều trị
" Trăm sự nhờ bác sĩ" , nếu chẳng may bs đó không đủ trình độ thì sao, thì mình sẽ chịu hậu quả
lâu dài. Mình có quyền tìm hiểu kỹ và đi tìm bs khác có trình độ cao để họ chữa bệnh cho mình,
như thế mới an toàn
Trong phẫu thuật tuyến giáp:
Nếu u, nhân kích thước nhỏ lành tính, xét nghiệm máu hóc môn tuyến giáp bình thường thì không
cần mổ, không cần uống thuốc, không cần đốt
Nếu u lành tính nhưng bạn vẫn muốn đi mổ và nói với bs trăm sự nhờ bác sĩ là bạn sẽ có có khả
năng bị cắt toàn bộ tuyến giáp, khi đó sẽ nảy sinh những hệ lụy không thể làm lại được, không thể
cứu vãn
1. Bạn sẽ phải uống hóc môn tuyến giáp thay thế suốt cuộc đời còn lại, bạn đang là người bình
thường thì sau mổ bạn lại là người bị phụ thuộc vào thuốc, khi về già bạn, bạn bị lẫn lúc nhớ lúc
quên, không thể tự uống hóc môn tuyến giáp, bạn phải nhờ người thân đưa thuốc cho bạn uống.
2. Nếu bs mổ cắt toàn bộ tuyến giáp cho bạn mà không đủ trình độ, bạn sẽ nhận 2 tai biến nguy
hiểm là mất tiếng nói và đặc biệt là tê tay chân suốt đời, mất sức lao động, mất niềm vui, mất rất
nhiều thứ không thể lấy lại được
3. Nếu bạn chọn bệnh viện quá đông, quá tải, họ sẽ không thể quan tâm và kiểm soát được chất
lượng cuộc mổ, chất lượng điều trị dẫn đến bạn bị tai biến suốt đời. Sau mổ họ cũng chẳng quan
tâm đến bạn
Thay vì nói" trăm sự nhờ bác sĩ" thì bạn phải có yêu cầu kiêng của mình, trước đó bạn phải tìm
hiểu và yêu cầu bs bảo tồn tối đa nhu mô tuyến giáp của bạn nếu khi mổ là lành tính thì chỉ nên
lấy nhân, lấy u
Nếu bs không đáp ứng được yêu cầu của bạn thì nên nghĩ lại và tìm đến bs khác
Tuy nhiên chính từ sự hiểu biết không đầy đủ, điều kiện kinh tế khó khăn, sợ phải mổ nhiều lần,
sợ ung thư và đặc biệt là luôn nghĩ cơ thể phải sạch sẽ u như vừa mới đẻ ra, dẫn đến người bệnh
cũng đồng ý với bs hoặc yêu cầu bs cắt toàn bộ tuyến giáp ngay ở lần phẫu thuật đầu tiên.
Vì người bệnh lo lắng và muốn cầu toàn, muốn hoàn hảo như thế, nên bs cũng chiều theo người
2
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
bệnh, hoặc sợ sau mổ khi khám lại còn u người bệnh lại thắc mắc, kiện cáo nên bs thường cắt
toàn bộ tuyến giáp cho đỡ phải giải thích, đỡ phải chịu trách nhiệm, đỡ phải mất uy tín vì sao mổ
mà vẫn còn u, còn nhân.
Cả thầy thuốc và người bệnh đều phải bàn bạc với nhau thật kỹ trước khi quyết định như thế nào
là phù hợp nhất. Như thế người bệnh mới là người có lợi, có sức khỏe lâu dài!
Đừng vì thiếu hiểu biết, đừng vì lo lắng thái quá, đừng vì khó khăn mà vội vàng cắt toàn bộ tuyến
giáp
Chỉ khi ung thư tuyến giáp mới phải cắt sạch 1 thùy hoặc cắt sạch toàn bộ tuyến giáp tùy vào
từng người bệnh.
Bs Mai Văn Sâm

Nếu đáp ứng với xạ sẽ bay toàn bộ di căn vì phổi rất nhạy và hấp thu xạ rất tốt.

3. Quảng cáo vẫn chỉ là quảng cáo!


Con số này cho thấy những thay đổi hàng năm về tỷ lệ mắc (tỷ lệ bệnh nhân so với dân số trong
một thời gian nhất định) và tỷ lệ tử vong liên quan đến ung thư tuyến giáp ở Nhật Bản.
Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp đang gia tăng ở cả nam và nữ tại Nhật Bản. Xu hướng ngày càng
tăng đáng chú ý ở nữ giới và tỷ lệ mắc bệnh, khoảng 3 người trên 100.000 người vào năm 1975,
vượt quá 13 người vào năm 2013. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến giáp không cho
thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào và đã giảm nhẹ cả hai cho nam và nữ. Tổng tỷ lệ mắc ung thư
tuyến giáp bao gồm cả nam và nữ trong năm 2010 là xấp xỉ 15 người trên 100.000 người ở Mỹ, là
khoảng 60 người trên 100.000 người Hàn Quốc và khoảng 8 người trên 100.000 người Nhật Bản
Như vậy là chúng ta đã rõ, không có thần dược, không có loại tảo nào, tảo xoắn, tảo xanh, tảo
đỏ... có thể kìm hãm hay điều trị được ung thư tuyến giáp như quảng cáo.
Nếu có tác dụng thì những người Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... đã không bị ung thư tuyến giáp.
Bs Mai Văn Sâm

4. Sự lạc hậu, bảo thủ và hậu quả!


Bn từ năm 14-15 tuổi đã được bố mẹ lạc hậu cho đi đắp lá để chữa bướu cổ và hậu quả đến nay
hơn 30 tuổi muốn sửa lại sẹo cũng không đc và vết sẹo do đắp lá này sẽ theo người bệnh suốt
cuộc đời!
Theo các bạn đây có phải là chữa hay là tàn phá?
Với vết sẹo như thế liệu có nhẹ nhàng hay phải đau đớn?
Đắp lá làm bỏng, loét da, cơ, hoại tử, rất đau đớn và nhận cái kết đắng là sẹo rất xấu!
Bs Mai Văn Sâm

5. Mê cung khi đi khám và chữa bệnh!


Nhân tuyến giáp sau khi đốt 2 lần, hết hơn 30 triệu, nhân chỉ co nhỏ lại.
Nếu nhân chắc chắn lành tính thì không cần mổ, không cần uống thuốc, không cần đốt.
Nếu nhân không chắc chắn lành tính, nghi ngờ ung thư hoặc ung thư thì theo các bạn phải làm gì?
Người bệnh lâu nay bị giằng xé bởi
Bs ngoại thì cứ có nhân, có u là mổ, nhân nhỏ, nguy cơ ung thư rất thấp cũng mổ. Lạm dụng mổ
Bs nội thì giữ bệnh nhân để điều trị không cho đi mổ mặc dù là ung thư. Lạm dụng điều trị nội,
cho uống hóc môn giáp mặc dù bệnh nhân đang đủ hoặc thừa hóc môn tuyến giáp.
3
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Bs nội và bs siêu âm thì lạm dụng chọc hút, lạm dụng đốt
Người bệnh như đi vào mê cung khi đi chữa bệnh, không biết tin ai, không biết phải làm gì.
Gặp Bs nói thật thì không tin, không phải mổ thì không tin, không phải uống thuốc thì không tin,
không phải đốt thì không tin
Cứ muốn có u là phải có thuốc để tiêu u, cứ muốn có u là phải có thuốc kìm hãm u, cứ muốn có u
là phải đốt, cứ muốn cơ thể phải đẹp long lanh. Dẫn đến uống đủ thứ thuốc vào người, dẫn đến
tốn kém rất nhiều tiền mà u vẫn còn nguyên. Nếu có thuốc như thế thì bs chuyên khoa phải biết
chứ?
Bs Mai Văn Sâm

6. Collagen và sắc đẹp!


Phụ nữ thì ai cũng muốn có làn da đẹp, ai cũng muốn níu kéo tuổi thanh xuân, thời hoàng kim
càng lâu càng tốt.
Về tác dụng của collagen, về kỳ vọng cho da đẹp, cho sắc đẹp của phụ nữ thì chắc mọi người đều
biết. Tuy nhiên về tác dụng phụ, tác hại thì hình như chẳng ai quan tâm đến. Hãy tìm hiểu cả tác
dụng và tác hại.
A. Uống collagen có hại không?
Chắc chắn nó sẽ gây hại nếu như bạn uống với liều lượng quá mức chỉ định. Theo các nghiên
cứu, trung bình con người cần 5,000 mg Collagen/ngày. Trong đó, khoảng 1700mg collagen bổ
sung thông qua các bữa ăn, số còn lại được bổ sung qua các nguồn khác. Nếu bổ sung vượt quá
ngưỡng này, collagen sẽ bị tích tụ, lâu ngày sẽ dẫn tới cơ thể mệt mỏi, làm tăng sức ép cho gan,
thận dẫn tới những mối nguy hại cho cơ thể
B.Sử dụng collagen có tác dụng phụ không ? những tác dụng phụ cần lưu ý trước khi sử dụng:
1.Tăng canxi
Các sản phẩm Collagen làm từ da heo, bò, cá có chứa hàm lượng canxi cao so với Collagen thủy
phân.
Mức canxi trung bình nằm trong khoảng 8,5-10,2 ml/dl. Nếu như con số tăng, chị em đang có chỉ
số canxi cao.
Một số biểu hiện dễ nhận biết của lượng canxi tăng trong cơ thể như táo bón, đau xương, cơ thể
mệt mỏi, nhịp tim bất thường…
2. Dị ứng với collagen
Đây cũng là một trong các triệu chứng cho thấy bổ sung Collagen có tác dụng phụ. Cơ địa của
một số chị em có thể bị dị ứng với một số thực phẩm, thuốc… Trong thành phần sản phẩm
Collagen mà bạn đang sử dụng, chứa chất dị ứng với cơ địa bạn. Vì thế, vô tình chị em uống
Collagen gây ra tác dụng phụ.
3. Uống Collagen có tác dụng phụ không:
Khi uống Collagen có nguồn gốc từ cá biển thường có cảm giác khó chịu . Bởi mùi không được
hấp dẫn, vị giác khó uống.
4.Uống Collagen bị mụn
Khi nói đến uống Collagen có tác dụng phụ không thì mọi người sẽ phản hồi là có, bởi một số chị
em bị mọc mụn khi dùng. Trong các sản phẩm Collagen thường có thành phần vitamin C để hỗ
trợ phát huy hiệu quả Collagen. Nếu như chị em dùng trong một thời gian dài, đồng thời kết hợp
chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý thì mụn sẽ bắt đầu xuất hiện.
5.Tăng cân: Collagen thường có vị tanh khó uống nên các nhà sản xuất bổ sung thêm hương liệu,
vị ngọt, vô tình tăng cao lượng calo nạp vào dẫn tới hiện tượng tăng cân ở một số chị em.
4
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
6.Sử dụng collagen có thể gây đau đầu và mất ngủ?
Một số người nhạy cảm với axit glutamic tự do trong protein collagen và có thể thấy họ bị đau
đầu nhẹ hoặc khó ngủ khi tiêu thụ quá nhiều collagen hoặc uống collagen quá gần giờ đi ngủ
7. Uống collagen có hại thận không?
Nếu một người có tiền sử sỏi thận canxi oxalate, thì nên bổ sung collagen vào chế độ ăn, bắt đầu
với không quá 5-6 gram mỗi ngày (khoảng 1 muỗng canh). Một trong những axit amin mà
collagen rất giàu, hydroxyproline, có thể được chuyển đổi thành oxalate và bài tiết qua thận vào
nước tiểu. Trong điều kiện phù hợp, điều này có thể kích hoạt sỏi thận hình thành. Do đó bạn nên
nhớ rằng luôn uống nhiều nước khi sử dụng thuốc collagen vào chế độ ăn của bạn.
8.Tác dụng phụ của Collagen có thể có tác động đến đường ruột.
Mặc dù tác dụng phụ collagen hiện đang rất nhiều, nhưng lợi ích của việc sử dụng chúng vẫn
đang được khoa học nghiên cứu. Trong một số nghiên cứu, tác dụng phụ đường tiêu hóa đã được
ghi nhận khi sử dụng bổ sung collagen: Một số bệnh nhân nhận thấy táo bón khi họ bắt đầu sử
dụng peptide collagen như một phần của chế độ bổ sung. Những người khác nhận thấy, mặc dù
hiếm hơn, đó là giảm thèm ăn
Do đó, nên tham khảo cách uống Collagen hiệu quả nhất
Không nên uống trong thời gian quá dài, không nên quá tin tưởng vào quảng cáo, hàng giả và
hàng nhái quá nhiều.
Cách tốt nhất là tự làm ra collagen từ tự nhiên, tuy nhiên mọi người thường lười hoặc không biết
làm.
Tuy nhiên không phải cứ cung cấp collagen là sẽ có làn da trẻ đẹp lâu dài, không bao giờ giống
như bạn nghĩ đâu.
Phải đẹp và khỏe từ trong ra ngoài, phải đẹp và khỏe từ trên xuống dưới, phải đẹp và khỏe cả thể
xác và tâm hồn thì mới bền vững được!
Chúc các bạn luôn luôn hạnh phúc với những gì mình có.
Bs Mai Văn Sâm

7. Trẻ con thì bị doạ nạt, bắt nạt ở trường học, người mới đi làm thì bị doạ nạt, bắt
nạt ở cơ quan và người bệnh thì bị doạ nạt, bắt nạt khi đi khám chữa bệnh mà người bệnh không
hề biết và không thể làm gì được!
Tất cả các thuốc khi vào cơ thể đều phải qua gan,thận và đi khắp cơ thể.
Trong hộp thuốc hóc môn tuyến giáp, nhà sản xuất đã thử nghiệm và ghi rõ, không hề gây ảnh
hưởng đến chức năng gan và thận. Chính những lúc chúng ta ngừng hóc môn tuyến giáp để chuẩn
bị uống xạ thì men gan mới cao, như vậy hóc môn tuyến giáp vô cùng quan trọng và không phải
là nguyên nhân gây nên tăng men gan. Người ta đánh vào nỗi sợ của người bệnh để bán thuốc hạ
men gan rất đắt.
Các bạn chắc không biết, trong một số trường hợp, thuốc hạ men gan lại là thủ phạm gây tăng
men gan có thể vì thuốc giả, thuốc kém chất lượng, dị ứng, phản ứng với thuốc hạ men gan.
Trong rất nhiều trường hợp tăng men gan, phần đa là chúng ta tự đầu độc cơ thể bằng các loại
thuốc lá, bằng truyền miệng.
Khi đó không nên uống hạ men gan ngay nếu men gan tăng nhẹ mà việc đầu tiên là ngừng ngay
các thuốc vớ vẩn tự sáng tác. Nếu men gan tăng cao thì tốt nhất phải vào viện để điều trị.
Thuốc tăng cường miễn dịch thì sao, lại là một chiêu trò khác để đánh vào nỗi sợ hãi và túi tiền
của người bệnh.
Không phải suy giảm miễn dịch dẫn đến ung thư. Ung thư phần đa là sự đột biến gen dẫn đến
biến đổi tế bào hoặc chúng ta bị những hóa chất khi ăn uống vào hoặc như ung thư tuyến giáp thì
có thể do phóng xạ hạt nhân, tia X làm cho tế bào tuyến giáp phát triển thành ung thư
Những người suy giảm miễn dịch do HIV thường bị lao chứ tỷ lệ ung thư không cao. Người bị
5
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
ung thư tuyến giáp sẽ có thêm các bệnh khác, cũng có người bị suy giảm miễn dịch kèm theo
nhưng không phải là tất cả mọi người, nếu có uống thuốc tăng cường miễn dịch thì cũng chỉ trong
thời gian ngắn, không phải là thần dược, uống lâu dài nhiều khi lại phản tác dụng làm rối loại hệ
miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chưa kể thuốc giả, thuốc nhái, thuốc rất đắt tiền.
Chưa chết vì bệnh thì đã chết vì lo lắng, vì tiền khô cháy túi vì bị doạ nạt

8. Trong điều trị ung thư tuyến giáp thì


1. Mổ là lựa chọn đầu tiên, mổ càng sớm càng tốt
2. Uống xạ nếu cần
3. Uống thay thế hóc môn tuyến giáp rất rất quan trọng để cơ thể khỏe, chống tái phát bệnh, thuốc
rẻ tiền nhưng hiệu quả.
Suy giáp rất dễ điều trị. Suy gan, suy thận do uống thuốc bắc, thuốc lá, thuốc nam không theo
hướng dẫn rất nguy hiểm, tốn kém.
XN Chức năng gan gồm
- GOT( AST): nhỏ hơn 37 là bình thường
- GPT( ALT): nhỏ hơn 37 là bình thường
- GGT: từ 5 đến 50 là bình thường
Hãy thức tỉnh cơn mê, hãy tỉnh táo!
Bs Mai Văn Sâm

9.* Khi nào thì uống hóc môn tuyến giáp?


Phải hiểu việc uống hóc môn tuyến giáp là thay thế bắt buộc suốt đời , không có thuốc nào có thể
thay thế khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc khi cắt 1 thùy tuyến giáp mà thùy còn lại không tiết
đủ hóc môn tuyến giáp hoặc khi còn tuyến giáp nhưng tuyến giáp không tiết đủ hóc môn tuyến
giáp do lý do nào đó như viêm giáp tự miễn... chứ không phải là hỗ trợ như mọi người vẫn nghĩ
và vẫn nói.
Rất nhiều bạn bán thuốc dọa bệnh nhân hóc môn tuyến giáp là thuốc độc bảng A, là nguy hiểm, là
độc hại. Đấy là do họ không hiểu đúng nhưng lại tỏ ra nguy hiểm. Người ta quy định như thế để
thấy tầm quan trọng của hóc môn tuyến giáp, phải do bs chuyên khoa kê đơn và chỉ có đơn của
bác sĩ thì mới được bán, chứ không được hiểu theo một chiều, không được dọa người bệnh để họ
bỏ thuốc hóc môn, để bán thêm thuốc bổ gan khi chức năng gan bình thường
Theo bạn lá ngón ăn sẽ chết người vậy xếp vào độc loại gì, có cần bán thêm thuốc bổ gan để hết
độc không, để cứu được tính mạng không?
Người ta bị suy giáp vĩnh viễn phải uống bù hóc môn tuyến giáp suốt đời, đi mua hóc môn tuyến
giáp để uống thì lại dọa là đấy là thuốc độc, bệnh nhân thì không tỉnh táo, bỏ hóc môn tuyến giáp.
Kết quả là suy giáp nặng thêm.
Vì bán hóc môn tuyến giáp không lãi nhiều nên họ phải giở chiêu trò dọa người bệnh để bán thêm
thuốc bổ gan. Xét nghiệm men gan không cao thì sao lại phải uống bổ gan.
Các bạn phải ghi nhớ:
1.Sau mổ cắt một thùy tuyến giáp thì chưa cần bổ sung hóc môn tuyến giáp ngay cũng đc, nên để
1 tháng sau mổ đi kiểm tra lại sẽ biết thùy còn lại có tiết đủ hóc môn tuyến giáp hay không, lúc
đó bs sẽ căn cứ vào TSH để điều chỉnh hóc môn tuyến giáp cho phù hợp với từng người bệnh
Hoặc sau mổ cắt 1 thùy tuyến giáp, khi ra viện bs sẽ kê hóc môn tuyến giáp với liều 50 mcg/
ngày. Sau mổ uống hóc môn tuyến giáp 1 tháng sẽ đến khám lại khi đó bs sẽ điều chỉnh hóc môn
tuyến giáp đang uống cho phù hợp
Cả hai cách trên đều được, không nên quá lo lắng, miễn là bs phải biết chỉnh hóc môn tuyến giáp,
không chỉ là thợ mổ
2. Sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp mà lành tính thì ngay khi ra viện bạn sẽ bắt đầu uống 100 mcg
6
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
hóc môn tuyến giáp mỗi ngày, sau đó 1 tháng XN lại thì sẽ điều chỉnh cho phù hợp với từng
người, TSH trong khoảng 0,3 đến 4,2 là được
Ngay sau khi mổ, những ngày nằm viện chưa cần bổ sung hóc môn tuyến giáp vì lượng hóc môn
tuyến giáp vẫn còn trong người. Nếu có bổ sung hóc môn tuyến giáp trong những ngày nằm viện
thì phải liều thấp từ 25 đến 50 mcg hóc môn tuyến giáp mỗi ngày.
3. Sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp mà do ung thư
- Nếu đã có lịch uống xạ trong vòng 1 tháng ngay sau khi mổ thì không uống hóc môn tuyến giáp
ngay sau mổ( ở Việt Nam bắt buộc phải ngừng uống hóc môn tuyến giáp 4 tuần trước khi uống xạ
để TSH tăng trên 30 thì mới đủ điều kiện để uống xạ. Ở nước ngoài không cần phải ngừng hóc
môn tuyến giáp trước khi uống xạ vì có thuốc TSH để tiêm khoảng 30 triệu tiền vn) và sẽ ngừng
từ lúc mổ cho đến uống xạ, sau uống xạ 2 ngày thì bắt đầu uống bổ sung hóc môn tuyến giáp. Sau
xạ 1 tháng sẽ XN để chỉnh liều lượng hóc môn tuyến giáp cho phù hợp với từng người
- Nếu sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp do ung thư mà thời gian đến ngày uống xạ còn xa, hơn 1
tháng trở lên mới có lịch uống xạ thì nên uống bù hóc môn tuyến giáp ngay sau ra viện với liều
tăng dần. Chỉ ngừng hóc môn tuyến giáp trước khi uống xạ 1 tháng.
Mở hộp thuốc hóc môn tuyến giáp ra đọc kỹ hướng dẫn trước khi uống.
Hãy đến gặp bs có kinh nghiệm chỉnh hóc môn tuyến giáp thì mới có sức khỏe và không tái phát
ung thư.
Bs Mai Văn Sâm

10.*Bs cũng nhầm là có thật!


Người bán thuốc nhầm là có thật, chiều nay tôi khám bệnh, có một bệnh nhân đang điều trị
Basedow( đang cường giáp) đáng ra phải bán thuốc kháng giáp thì lại đi bán hóc môn tuyến giáp.
Thật bó chân!
Rất rất nhiều bs không phải chuyên khoa nội tiết nhầm lẫn TSH thấp, nhỏ hơn 0,3 là thiếu hóc
môn tuyến giáp. Đấy là sai. TSH nhỏ hơn 0,3 là thừa hóc môn giáp, cường giáp. TSH lớn hơn 4,2
là suy giáp, thiếu hóc môn giáp
TSH trong khoảng 0,3 đến 4,2 là bình thường
Kể cả những bs đã về hưu, nhưng rất bảo thủ, không chịu học, không chịu cập nhật, không chịu
gọi điện thoại cho bs chuyên khoa để hỏi, họ sĩ diện, xấu hổ, thậm trí còn quát bệnh nhân, tôi là
bs hay anh chị là bs.
Bs bảo thủ thì không thể dạy được nữa, thay vì thế tôi phải vẽ đường cho bệnh nhân chạy cho
đúng đường.
Người bệnh hãy trang bị kiến thức cho mình để biết mà cãi bs, để biết mà tránh xa những bs có
kiến thức sai!
Hãy chủ động với sức khỏe của mình!
Bs Mai Văn Sâm

11*Kinh nghiệm khi đi khám và mổ ở bệnh viện tư nhân ở Hà Nội.


- Bạn hãy cứ coi như, cứ giả vờ như không biết Bs nào giỏi cả. Mặc dù trước đó có thể bạn đã tìm
hiểu hoặc có người giới thiệu 1 vài Bs nào đó.
- Bạn gặp lễ tân hoặc nhân viên tư vấn hỏi xem nếu bệnh của mình phải mổ thì bệnh viện sẽ mời
những Bs nào, ai giỏi nhất, sau khi nhân viên đó kể ra các tên Bs thì trùng với với tên Bs mà mình
đã tìm hiểu thì như vậy bạn đã yên tâm để mổ. Tốt nhất là nên như thế.
- Có rất nhiều bệnh nhân chỉ nghe một người giới thiệu, chỉ gặp một bệnh nhân giới thiệu đã tin
ngay là Bs đó mổ giỏi, nhưng không phải như thế, chưa chắc đã là tốt . Nên giao cho BV tìm Bs
giỏi để mổ cho bạn vì họ có nhiều thông tin về Bs hơn bạn và đặc biệt họ phải chịu trách nhiệm
7
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
về chất lượng của Bs mà họ mời.
- Tuy nhiên, các Bs giỏi thì thường là rất bận, được mời mổ ở nhiều nơi nên bạn nên đặt lịch mổ
trước, không nên đòi mổ sớm, mổ ngay, nếu vội cũng nên chịu khó chờ đến chiều chẳng hạn,
muộn một hôm chẳng hạn. Nếu bạn cố tình muốn mổ ngay thì nhiều khi họ sẽ chuyển một Bs
khác để mổ cho bạn nhưng chắc chắn không bao giờ giỏi bằng. Nhanh một vài tiếng, nhanh 1
buổi mà mang tai biến cả đời.
- Bs mổ giỏi sẽ quyết định 90% thành công của ca mổ.
- Khi đến bệnh viện, trước khi làm thủ tục mổ bạn có thể lên khoa điều trị để xem cơ sở vật chất,
hỏi thăm các bệnh nhân đã mổ có cùng bệnh với mình để họ cho mình các thông tin, góp ý xem
mời ai mổ cho mình thì tốt.
- Hoặc bây giờ thông tin các bệnh viện cũng dễ tìm, bạn có thể ngồi ở nhà, tìm danh sách các
bệnh viện dự kiến sẽ mổ, gọi lần lượt đến các bệnh viện, hỏi xem ví dụ mình muốn mổ bướu cổ
thì bệnh viện sẽ mời Bs nào mổ giỏi, nhẹ nhàng, nhiệt tình. Sau khi gọi cho khoảng 3 bệnh viện
thì bệnh viện nào cũng bảo sẽ mời Bs A , Bs B mổ cho mình và cùng với thông tin bạn bè, bệnh
nhân khác giới thiệu thì mình đã có thông tin trùng khớp với nhau rằng đúng là ở thời điểm hiện
tại chỉ có Bs A và Bs B là tốt nhất.
- Bs mà các BV tư nhân mời, chắc chắn phải giỏi, chắc chắn phải xuất sắc, họ không dại gì mời
người kém cả và sẽ trực tiếp mổ, không có chuyện người này đứng tên nhưng để cho người khác
mổ.
- Không nên quá coi trọng GS, PGS, TS, trưởng, phó khoa... Bây giờ cái gì cũng có thể mua được
bằng tiền để có đc cái đó, không thực chất, họ chỉ đánh bóng là chính.
- Những bệnh nhân chọn BV tư chắc chắn họ đã tìm hiểu nhiều, chắc chắn họ phải có điều kiện,
chắc chắn họ không dại.
- Vì chính tay, vì trực tiếp các Bs mổ giỏi mổ, bệnh viện tư nhân thì không thể có chuyện quá tải
nên mổ nhanh, mổ ẩu nên các ca mổ tỷ lệ thành công rất cao, ít biến chứng, chăm sóc nhẹ nhàng,
chu đáo, nên bệnh nhân hồi phục rất nhanh.
- Thu chị ở các bệnh viện tư rất linh hoạt, không cứng nhắc, nếu bạn không có đủ tiền nhưng vẫn
muốn mổ ở BV tư để có Bs giỏi, hãy mạnh dạn nói với bệnh viện, nói với Bs, chắc chắn họ sẽ tìm
cách miễn giảm một phần cho bạn, quan trọng là bạn phải nói ra
- Vậy mổ BV tư có an toàn không? rất an toàn vì Bs giỏi mổ do BV mời, nếu có sảy ra tai biến,
sự cố y khoa thì BV lo lắng, quan tâm, hỗ trợ tối đa cho người bệnh, vì bệnh viện có quỹ dự
phòng rủi ro, có mua bảo hiểm rủi ro do đó rất nhân văn. Bệnh viện công khi xảy ra tai biến để
chi phí hỗ trợ cho người bệnh rất khó khăn vì các thủ tục hành chính.
- Chi phí ở các bệnh viện tư có cao không? Một ca mổ ung thư tuyến giáp, tối đa chỉ 40 triệu khi
cắt toàn bộ tuyến giáp còn không thì tổng chi phí chỉ khoảng 25 đến hơn 30 triệu là cùng , không
bằng khi mua 1 điện thoại vertu, không bằng khi mua 2 điện thoại iPhone. Được chọn Bs giỏi mổ,
được chăm sóc chu đáo, được theo dõi lâu dài sau mổ, không bị tai biến, sướng cả đời, thế mà
đầu tư mua điện thoại thì không tiếc, trong khi đầu tư cho sức khỏe thì lại đắn đo. Liệu bạn đã là
người thông minh? Liệu bạn đã đầu tư cho sức khỏe hợp lý?
- Bây giờ phong trào đi mổ thẩm mỹ rất cao, mổ một lúc mấy thứ, nào là nâng ngực, hút mỡ
bụng, nâng mũi, thu hẹp âm đạo, thu hẹp quầng vú... Chi 1 lúc hàng trăm triệu không tiếc, toàn
Bs trẻ măng, kinh nghiệm non nớt, chỉ mỗi đẹp trai, khéo mồm, khéo lôi kéo. Trong khi mổ bệnh
toàn các Bs 15 , 20 năm kinh nghiệm mổ mới có được kiến thức và kinh nghiệm mổ tốt. Nhiều
khi thấy bất công, muốn bỏ mổ tuyến giáp, chuyển lại nghề mổ thẩm mỹ.
- Cả đời nhiều khi bạn chỉ mổ một lần, trong khi mua sắm điện thoại, mua các thứ khác không
cần thiết thì rất nhiều lần, rất nhiều tiền thì không tiếc. Có bạn nói mình thấy cũng có lý: mua bảo
hiểm cho ô tô thì sẵn sàng nhưng mua bảo hiểm, đầu tư cho sức khỏe thì lại không. Liệu ô tô,
điện thoại và các thứ khác quan trọng hay sức khỏe quan trọng. Chắc hẳn ai cũng đồng ý là cái
nào cũng quan trọng nhưng sức khỏe thì không thể bàn cãi, luôn luôn quan trọng nhất!.

8
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Chúc các bạn có lựa chọn đúng đắn, sáng suốt, hợp lý với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Nguồn: Bs Mai Văn Sâm

12*Khối u, sự lo lắng thái quá và cái kết của sự bị lợi dụng, bị doạ nạt
Khi bạn có khối u, ví dụ như u giáp, u vú..... lập tức bạn có suy nghĩ không biết có thuốc gì để
làm chậm sự phát triển của u, thậm chí nhiều người còn muốn có thuốc để tan biến ngay u
Tư tưởng, suy nghĩ và câu hỏi của bạn rất nguy hiểm cho bạn?
Các câu hỏi của bạn rất dễ đưa bạn vào tròng nếu gặp phải bs có tư tưởng dọa người bệnh và tư
tưởng bán thuốc lấy tiền.
Các câu hỏi như sao không có thuốc thế nó to lên thì sao, không có thuốc thì nó thành ung thư thì
sao. Nếu gặp phải những thầy lang băm là các bạn sẽ rơi vào bẫy đang giăng sẵn, các bạn sẽ bị
bắt thóp vì đang quá lo lắng và việc mất tiền oan, tiền mất tật mang thêm là không thể tránh khỏi.
Các khối u sinh ra trong cơ thể, sinh ra trong quá trình chúng ta già đi là điều không thể tránh
được. Cũng giống như cái cây khi còn nhỏ thì làm gì có u sần gì, cùng theo năm tháng sẽ có các
cục, sần...
Trong các khối u không phải tất cả các u đều ác tính. Nhiệm vụ của thầy thuốc là phải khám và
chẩn đoán u nào là nguy cơ ác tính, u nào là ác tính để cắt bỏ đi sớm trước khi u di căn.
Còn lại tất cả các u lành tính, kích thước nhỏ thì chung sống hòa bình với nó cho đến khi sang thế
giới khác. Nếu có thuốc để kìm hãm, tiêu diệt các u lành tính thì sao các bs chân chính họ lại
không biết?
Làm gì có thuốc mà lại chỉ đến đúng u, cục như chúng ta mong muốn để làm tiêu u mà lại không
tiêu diệt cơ thể chúng ta. Có chăng chính là hóa chất mà bs vẫn hay truyền cho bệnh nhân ung
thư, nhưng có phải ai cũng may mắn khỏi bệnh và kéo dài cuộc sống của họ đâu.
Đắp lá để hoại tử các tổ chức, hoại tử da, sau đó u nào ở nông thì lòi ra chứ có phải chưa bệnh
đâu
Tiêm các thuốc không rõ loại, không rõ nguồn gốc vào các khối u để làm teo, dính tạm thời các
khối u, để đánh lừa cảm giác của người bệnh chứ có chữa tận gốc bệnh tật đâu.
Hãy đừng để mình rơi vào các bẫy vô hình, đừng để bị lừa
Hãy đừng để chậm trễ quá trình chữa bệnh nếu khối u đó là ung thư
Hãy chung sống hòa bình với các khối u nếu đã xác định nó là lành tính. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp
ở những người có nhân khoảng 10%, tức là cứ 100 người có nhân tuyến giáp phải mổ thì có
khoảng 10 người bị ung thư tuyến giáp, đại đa số là ung thư thể nhú và thể nang, là 2 loại ung thư
tuyến giáp rất nhẹ, tiến triển rất chậm, tiên lượng rất tốt.
Hãy tỉnh táo!
Bs Mai Văn Sâm

13. *Đánh giá tuyến giáp khi chưa mổ, có 2 phần:


1. Chức năng tuyến giáp xem có bị cường giáp, suy giáp hay bình thường. Sẽ dựa vào xét nghiệm
máu TSH
- TSH nhỏ hơn 0,3 là cường giáp ( rất nhiều bs nhầm là suy giáp). Phải tìm nguyên nhân để điều
trị, như thực hiện chế độ ăn hoặc dùng thuốc kháng giáp tổng hợp
- TSH lớn hơn 4,2 là suy giáp, phải tìm nguyên nhân để điều trị, như thực hiện chế độ ăn hoặc
uống hóc môn tuyến giáp bổ sung
- TSH nằm trong khoảng 0,3 đến 4,2 là bình thường, ăn uống bình thường, không phải kiêng gì
cho tuyến giáp, không phải uống thuốc gì cho tuyến giáp.
2. Siêu âm tuyến giáp xem có nhân hay không
- Nhân lành tính thì để theo dõi, không bao giờ có thuốc để tiêu nhân, đốt cũng không hết đc
nhận, chỉ tốn tiền không có tác dụng gì.
9
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Nhân nghi ngờ ung thư hoặc ung thư thì phải mổ sớm để không bị di căn hạch hoặc di căn xa
như di căn phổi, di căn xương, di căn não...
Bs Mai Văn Sâm

14.*Bs Sâm thông báo


- Khám tại tầng 3, số nhà 40 đại cồ Việt
- Mổ tại 34 đại cồ Việt
- Mọi người có nhu cầu khám, tư vấn kỹ trước mổ, khám lại sau mổ, khám lại sau xạ, xin vui lòng
gọi điện thoại trước hoặc nhắn tin trước vào số điện thoại 0912290206, 0976067766
- Nếu khi đến khám mà nhân viên bệnh viện xếp sai phòng khám, sai Bs khám mọi người hãy gọi
ngay cho Bs Sâm theo số điện thoại ở trên để xác nhận lại để không mất thời gian đi khám mà
không gặp được Bs Sâm
- Hoặc nhắn tin vào Zalo theo số điện thoại 0912290126
- Hoặc nhắn tin vào mesenger
- Buổi sáng 7h bắt đầu làm việc, buổi chiều 13h30 bắt đầu làm việc
Bs Sâm luôn luôn chỉ định các XN hợp lý, không lạm dụng XN
Bs Sâm luôn kê đơn để chữa bệnh, không kê đơn với mục đích bán thuốc
Xin trân trọng cảm ơn!
Bs Mai Văn Sâm
0976067766

15. *Lịch sử và các trường phái mổ tuyến giáp ở Việt Nam


1. Các bệnh viện quân đội là những bệnh viện đầu tiên mổ tuyến giáp ( hay còn gọi là mổ bướu
cổ).
Họ là các bs tim mạch, chuyên sử lý các mạch máu lớn, có rất nhiều kinh nghiệm về tim mạch
nhưng khi sử trí mạch máu nhỏ, tuyến cận giáp và thần kinh quanh tuyến giáp thì lại không giỏi
Họ học kỹ thuật mổ bướu cổ của liên xô là kẹp, buộc bằng chỉ không tiêu dẫn đến khi mổ ung thư
tuyến giáp để lại rất nhiều tổ chức tuyến giáp và dò chỉ, các thế hệ lớn tuổi không thay đổi kỹ
thuật khoảng 50 năm nay. Các Bs trẻ không được phép thay đổi, có thay đổi cũng vẫn chưa tốt
Cũng là nghề tay trái của họ không chuyên khoa, mổ xong vẫn phải chuyển cho bs chuyên về
tuyến giáp theo dõi
2. BV Việt Đức cũng là nơi đầu tiên mổ bướu cổ, cũng là bs tim mạch mổ bướu cổ, có đỡ hơn
BV quân đội, nhưng cũng không có kỹ năng tránh tổn thương tuyến cận giáp và thần kinh.
Khoảng 30 đến 40 năm nay họ cũng hầu như không mổ tuyến giáp nhiều
Cũng là nghề tay trái của họ không chuyên khoa, mổ xong vẫn phải chuyển cho bs chuyên về
tuyến giáp theo dõi
3 . Bs tai mũi họng là bs mổ tuyến giáp tốt thứ hai sau bs mổ chuyên về tuyến giáp, tuy nhiên chỉ
là tay trái của họ, họ bảo tồn thần kinh tốt, tuy nhiên cận giáp thì bình thường, chuyên khoa chính
của họ là mổ các bệnh về tai mũi họng. Sau mổ bạn vẫn phải tìm bs khác để chỉnh hóc môn tuyến
giáp. Điểm không tốt là đường mổ rất dài
4. Bs ung bướu mổ tuyến giáp, cái gì họ cũng mổ, mổ từ đầu đến chân, nhưng không chuyên về
tuyến giáp, nếu ai đi học theo quân đội hoặc Việt Đức thì dập khuôn như thế
Họ có tư tưởng mổ thô bạo, không tinh tế, luôn luôn nghĩ ung thư nên phải cắt rộng, tàn phá các
cơ quan lành bên cạnh
Cũng chỉ là thợ mổ, sau mổ họ cũng không điều chỉnh, theo dõi hóc môn tuyến giáp được cho
người bệnh.

10
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
5. Bs chuyên về tuyến giáp là người có kinh nghiệm điều trị trước, trong và sau mổ, có rất nhiều
ưu điểm.
Tuy nhiên có mấy vấn đề bất cập mà họ không giải quyết được và rất nguy hiểm cho người bệnh
đó là quá tải và không nhìn thấy nhược điểm của họ, họ cứ nghĩ là số 1 rồi thì không cần phải
thay đổi nữa
Vì số lượng mổ quá đông, dẫn đến mổ nhanh, mổ âu
Vì đông nên họ phải mổ nhanh, dùng dao siêu âm để mổ nhanh, cường độ đốt rất cao, tổn thương
rất nặng, không hồi phục, nên tai biến rất nhiều cho tuyến cận giáp và thần kinh thanh quản
Nguy hiểm hơn đây lại là trung tâm đào tạo cho các thế hệ bs trẻ khắp nơi về học
Bs mổ tuyến giáp giỏi, chuyên khoa phải có kiến thức về điều trị các bệnh tuyến giáp, phải nhìn
ra được các nhược điểm và ưu điểm của các trường phái trên, không nên như một người thợ và
muốn không bị tai biến khi mổ tuyến giáp thì phải:
- không được mổ quá tải, mổ nhanh, mổ âu
- không được sử dụng dao siêu âm
- phải tưởng tượng mổ tuyến giáp phải tỉ mỉ như sửa đồng hồ loại nhỏ nhất
- phải tưởng tượng mổ tuyến giáp giống như gỡ cá ra khỏi lưới mà không làm rách lưới, lưới
chính là thần kinh để nói và tuyến cận giáp phải bảo vệ tuyệt đối và cá chính là tuyến giáp cần
phải gỡ ra khỏi lưới, không được để sót đuôi, vây, vẩy cá, chính là không được để sót quá nhiều
tổ chức ung thư tuyến giáp thì điều trị xạ mới hiệu quả
Mổ phải chậm rãi, tỷ mỉ thì mới hạn chế tối đa tai biến cho người bệnh. Phải thay đổi tư duy,
không nên bảo thủ
Tất cả các trường phái trên đều nghĩ mình là số 1, không ai chịu học ai, không ai chịu rút kinh
nghiệm, hậu quả là bệnh nhân bị tai biến mà không biết vì sao, không biết kêu ai!
Bs Mai Văn Sâm

16. *Cách lấy các xét nghiệm máu


A. Các XN máu không cần nhịn ăn
1. TG, anti TG( theo dõi sau mổ ung thư tuyến giáp đã cắt toàn bộ tuyến giáp)
2. T3, FT4, TSH( hóc môn tuyến giáp và tuyến yên)
3. Công thức máu ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu)
4. Ure, creatinin ( đánh giá chức năng thận)
5. Đường máu bất kỳ trong ngày ( nếu hai lần bất kỳ trong ngày mà đường máu trên 11,1 mmol/L
và có triệu chứng của đái đường đường thì chẩn đoán bị đái tháo đường)
6. Đường máu sau ăn 2h cũng có ý nghĩa theo dõi ở bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường. Nếu
lớn hơn 12mmol/L thì cũng không tốt.
7. Xét nghiệm canxi
B. Các xét nghiệm máu phải nhịn ăn 8h trước khi lấy máu
1. GOP, GPT, GGT( chức năng gan)
2. Đường máu lúc đói ( tức là nhịn ăn 8h trước khi lấy máu)
3. XN acid uric ( chẩn đoán, theo dõi điều trị gút)
4. Xét nghiệm mỡ máu
Bs Mai Văn Sâm

17. *Thông báo


Để Bs không bị quá tải, khám kỹ, siêu âm kỹ, tránh bỏ sót tổn thương, bỏ sót hạch mọi người chú
ý giúp cho
1. Nếu bệnh nhân ở tỉnh xa, nên 7h sáng có mặt để khám và làm xét nghiệm
Hoặc bệnh nhân ở tỉnh xa, nếu ra từ chiều hôm trước thì có thể đến khám tuyến giáp, không cần
11
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
nhịn ăn, không cần ngừng hóc môn. Nếu xét nghiệm đường máu hoặc mỡ máu mới phải nhịn ăn.
Sáng hôm sau có thể trốn đi chơi ở đâu đó mà chồng con vẫn nghĩ là đang đi khám bệnh, thế mới
hay.
2. Nếu bệnh nhân ở Hà Nội hoặc ở gần Hà Nội, nên khám buổi chiều bắt đầu từ 13h30 phút. Vì
xét nghiệm hóc môn tuyến giáp không cần nhịn ăn, không cần phải ngừng hóc môn trước khi xét
nghiệm
Buổi chiều thường vắng, trong khi buổi sáng phải khám dồn dập, vội vàng, vất vả. Người bệnh
muốn hỏi nhiều thì ngại, Bs muốn nói nhiều thì không có thời gian.
Vậy để đảm bảo chất lượng khám, tránh dồn vào một buổi, mọi người nên xắp xếp thời gian đi
khám cho hợp lý với công việc của mình và công việc của Bs
Mọi người nên chuẩn bị sẵn đầy đủ các câu hỏi cần hỏi ghi ra giấy để đến khi gặp bs đẹp trai lại
quên béng không biết hỏi gì, về lại ấm ức.
Xin trân trọng cảm ơn!
Pk 40 đại cồ Việt, đt 0912290206
Bs Mai Văn Sâm

18. *U nang giáp móng hay có tên gọi khác là u nang giáp lưỡi
Gọi là u giáp móng vì tuyến giáp khi ở trong thời kỳ phôi thai di chuyển từ trên xuống dưới và
nằm cố định ở cổ, đường di chuyển sẽ đóng lại hoàn toàn. Tuy nhiên khi đường di chuyển không
đóng lại sẽ hình thành nang gọi là nang giáp móng vì nằm trước hay ngay sau xương móng và
dưới gốc lưỡi nên có thể gọi là nang giáp lưỡi
Nang này thường lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ ác tính
Nang này kích thước nhỏ , tuy nhiên có thể to lên nhanh hoặc nhiễm trùng
Nang này có thể phát hiện lúc nhỏ tuổi, tuy nhiên nhiều người lớn vẫn bị viêm, sưng
Không có thuốc chữa nang giáp móng
Khi nang to lên nhanh, sưng đau hoặc nghi ngờ ung thư thì bắt buộc phải phẫu thuật
Nếu phẫu thuật viên chưa hiểu biết đầy đủ về quá trình phôi thai học thì phẫu thuật thường chỉ là
cắt bỏ nang, không thắt tận gốc đường rò, nên tỷ lệ tái phát sau mổ cao chỉ sau 1- 2 tuần.
Hiện nay, phần lớn các bệnh viện dùng phương pháp cắt bỏ u nang giác móng theo phương pháp
Sistrunk. Kỹ thuật Sistrunk mổ dọc theo đường giữa cổ, cắt bỏ khối u và phần giữa của xương
móng, đường rò trên xương móng. Tỷ lệ tái phát sau mổ thấp.
Để giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, Bs Mai Văn Sâm thường áp dụng
phương pháp phẫu thuật này, nhưng lại cải tiến theo đường mổ ngang, đảm bảo tính thẩm mỹ và
dễ dàng mở rộng phẫu trường khi cần thiết.
Bs Mai Văn Sâm
0912290206

19. *Tác dụng phụ, tác hại của tảo Spirulina, tảo xoắn
Tảo Spirulina là gì?
Spirulina là một loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục, sinh trưởng tự nhiên trong đại dương và
các hồ nước mặn ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới. Thực chất loại tảo xoắn này có thể sống ở cả
môi trường nước mặn và nước ngọt
Spirulina từng được phân loại như thực vật vì theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The
Journal Cardiovascular Therapeutics, loại tảo này rất giàu sắc tố thực vật và cũng có khả năng
quang hợp. Sau này những hiểu biết về di truyền, sinh lý học và các đặc tính hóa sinh đã giúp các
nhà khoa học chuyển phân loại tảo Spirulina sang giới vi khuẩn, ngành vi khuẩn lam
(Cyanobacteria)

12
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Các tác hại mọi người lưu ý
1. Làm trầm trọng thêm tình trạng Phenylketonuria
Phenylketonuria là một rối loạn di truyền trong đó bệnh nhân không thể chuyển hóa acid amin
được gọi là phenylalanine do thiếu một enzyme là phenylalanine hydroxylase. Bệnh nhân sẽ bị
chậm phát triển, co giật, hiếu động thái quá và không có khả năng phân tích. Tảo xoắn Spirulina
lại rất giàu phenylalanine.
2. Làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn phát triển khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể, gây tổn
thương cơ quan và viêm. Viêm khớp, hen suyễn, bạch biến, lupus, basedow, viêm giáp tự miễn,
bệnh đa xơ cứng, bệnh vẩy nến... là các bệnh tự miễn.
Khi dùng Spirulina, cơ thể phản ứng quá mức và khuếch đại hoạt động của hệ miễn dịch. Điều
này làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh đã có từ trước hoặc khiến tình trạng viêm thêm
nặng.
3. Tác động với thuốc ức chế miễn dịch
Spirulina giúp kích thích hệ miễn dịch, nó có thể can thiệp vào thuốc đặc biệt là thuốc ức chế
miễn dịch. Người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch không được dùng Spirulina. Ngoài ra, loại
tảo này cũng làm giảm tác dụng của thuốc, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
4. Có thể chứa kim loại nặng
Một số loại tảo Spirulina có thể bị nhiễm kim loại nặng như thủy ngân, cadmium, arsenic và chì
trong quá trình sản xuất. Nhiễm kim loại nặng sẽ gây hại cho thận, gan...
5. Nhiễm độc thận
Cơ thể chúng ta tạo ra một lượng đáng kể amoniac vì nó chuyển hóa protein trong Spirulina, được
chuyển thành ure. Điều này khiến thận phải làm việc quá tải để loại bỏ một lượng lớn ure ra khỏi
máu, có thể dẫn đến suy thận. Một số người còn bị sỏi thận do nồng độ ure cao.
6. Phù, trọng lượng cơ thể biến động
Spirulina chứa nhiều vitamin, protein và khoáng chất. Những người bị suy giảm chức năng thận
sẽ không thể đào thải những dưỡng chất không cần thiết từ máu. Một trong những khoáng chất
được tìm thấy nhiều nhất trong Spirulina là iod. Bổ sung quá nhiều iod có thể ảnh hưởng đến
tuyến giáp và tuyến cận giáp. Những triệu chứng này rõ rệt hơn ở những người bị cường giáp.
7. Buồn nôn, khó tiêu hóa
Các loại tảo bị nhiễm chất gây ô nhiễm, chẳng hạn chất độc được tạo ra từ tảo xanh cũng làm
tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, khó tiêu, buồn nôn, mất nước.
8. Gây lo âu, bệnh thần kinh vận động
Tảo Spirulina có thể chứa chất độc thần kinh như β-methylamino-L-alanine, hoặc BMAA, có thể
gây ra các rối loạn thoái hóa thần kinh nghiêm trọng như bệnh thần kinh vận động (MND),
Alzheimer, Parkinson, mất trí nhớ, lo lắng và mất ngủ kéo dài.
9. Rủi ro cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Tảo Spirulina chưa được chứng minh là có an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú hay
không. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng nên tránh xa Spirulina bởi nó có thể gây dị ứng và tử vong.
10. Gây dị ứng cho da
Tảo xoắn Spirulina là một loại thực vật biển. Do đó, những người bị dị ứng với hải sản nên tránh
dùng nó hơn, để tránh trường hợp da bạn bị nổi đỏ khắp người, gây mệt mỏi dẫn đến mất sức đề
kháng. Trước khi chọn uống tảo xoắn bạn cũng nên kiểm tra xem mình có dị ứng với hải sản
13
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
không nhé.
Vân Anh H+ (Theo stylecraze)
Bất kỳ thuốc, thực phẩm chức năng bạn muốn dùng hãy đọc kỹ cả tác dụng và tác hại trước khi
cân nhắc sử dụng
Bs Mai Văn Sâm

20. Mổ tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh đẻ không?


Khi nghe tới từ hóc môn, mọi người luôn luôn hỏi, liệu sau mổ tuyến giáp tôi có đẻ được nữa
không?
Xin thưa, đẻ hết trứng thì thôi
Cơ thể có rất nhiều hóc môn, mỗi loại hóc môn có tác dụng khác nhau, chứ không phải có mỗi
hóc môn tuyến giáp như mọi người vẫn nghĩ, gọi là hệ thống nội tiết vì nội tiết tức là sản xuất ra
hóc môn và bài tiết vào trong máu còn ngoại tiết tức là sản xuất ra dịch và đổ vào các ống tiêu
hóa như ruột, dạ dày..., từ trên xuống dưới có các tuyến nội tiết như sau
- Tuyến yên ở trên não sản xuất ra các hóc môn của tuyến yên, mỗi hóc môn của tuyến yên chỉ
huy các tuyến khác nhau như tuyến giáp, tuyến thượng thận, vú, buồng trứng, tinh hoàn. Bản thân
tuyến yên và các tuyến điều chỉnh hóc môn theo nhu cầu của cơ thể và theo cơ chế tự động, kiểm
soát lẫn nhau, thiếu thì sản xuất nhiều, thừa thì sản xuất ít lại
-Tuyến giáp ở cổ sản xuất ra hóc môn tuyến giáp ( có người nhầm với tuyến nước bọt sản xuất ra
nước bọt, đổ vào trong miệng). Hóc môn tuyến giáp có rất nhiều tác dụng như chuyển hóa, điều
hòa nhịp tim...hỗ trợ trong quá trình mang thai. Nếu uống hóc môn tuyến giáp đầy đủ theo nhu
cầu của từng cơ thể thì người sẽ khỏe mạnh, ung thư tuyến giáp không tái phát và không ảnh
hưởng đến quá trình mang thai
-Tuyến cận giáp nằm cạnh tuyến giáp sản xuất ra hóc môn tuyến cận giáp có tác dụng điều hòa
lượng canxi trong cơ thể, nếu suy tuyến cận giáp sẽ dẫn đến tê và co quắp tay chân
- Tuyến tụy ở trong ổ bụng sản xuất ra insulin để điều hòa đường máu. Tụy còn là tuyến ngoại
tiết, tiết ra dịch tụy đổ vào ruột để tiêu hóa thức ăn
-Tuyến thượng thận, nằm trên quả thận ở trong ổ bụng, sản xuất ra các hóc môn tuyến thượng
thận, có rất nhiều tác dụng
-Buồng trứng sản xuất ra hóc môn sinh dục nữ và sản xuất trứng hằng tháng
-Tinh hoàn sản xuất ra hóc môn sinh dục nam và tinh trùng
Hóc môn buồng trứng, tinh trùng và tử cung quyết định chính vào quá trình mang thai
Các hóc môn khác giúp cơ thể khỏe và hỗ trợ quá trình mang thai
Ngoài ra còn vài tuyến nội tiết khác nữa
Việc mang thai được hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhiều khi khám cả hai vợ
chồng đều khỏe mạnh bình thường mà vẫn không có thai, chữa chạy khắp nơi, tốn kém rất nhiều
vẫn không có con. Thế mà chỉ cần đổi gió lạ là lại có ngay sòn sòn, tất nhiên không nên khuyến
khích
Bs Mai Văn Sâm

21. I*Tại sao và tại sao?


- Tại sao bệnh viện tư không giữ xét nghiệm của người bệnh, họ không sợ bệnh nhân chạy sao?
- Tại sao khi bệnh nhân vào viện, khi ra viện, bệnh viện tư họ sẽ chủ động phô tô đầy đủ các XN
mà bệnh nhân đã nằm viện để đưa cho bệnh nhân, phải chăng họ không sợ lộ thông tin. Phải
chăng họ minh bạch quá?
Khi bệnh nhân cần, khi đánh mất có thể lấy lại bất kỳ lúc nào muốn, không cần phải làm đơn xin
xỏ, mất tiền
- Sau mổ bệnh nhân đi uống xạ sẽ có đầy đủ các thông tin để gặp bs xạ, từ đó sẽ có cái nhìn tổng
14
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
quát để quyết định phải uống xạ hay không?
- Khi có đầy đủ các XN, khi cần chỉnh hóc môn tuyến giáp, sẽ có mục tiêu rõ ràng cho từng
người bệnh
- Phải chăng bệnh viện tư mở ra không phải là để cứu người? Mà để hại người? phải chăng đến
bv tư thì không an toàn, nguy hiểm?
- Phải chăng những Bs làm việc ở bệnh viện tư không giỏi hơn người?. Không có lương tâm, đạo
đức?
- Phải chăng những ông chủ bỏ tiền ra để mở BV, để mời, thuê các Bs về làm họ lại thiếu lương
tâm, lại đi thuê những người dốt về làm. Phải chăng những ông chủ này ngây thơ?
- Phải chăng những người bệnh đến bệnh viện tư để gặp được bs giỏi, để không bị phiền hà, để
được khám kỹ, để không phải bị săm soi, để không phải bị nhờ vả, ơn huệ, để không bị quá tải thì
những người bệnh đó họ dại, họ không có trình độ, họ không coi trọng tính mạng của họ, họ
không tìm hiểu kỹ để bị lừa, để mất nhiều tiền? Người bệnh đến bv tư toàn người dại, chẳng
thông minh, sáng suốt?
- Phải chăng bệnh viện tư chỉ quan tâm đến tiền, bệnh nhân ra viện họ gọi hỏi thăm xem thái độ
nhân viên thế nào, tình hình bệnh có đỡ không?, Chắc lại hỏi tiền?
- Liệu các trường học tư mở ra thì các thầy cô ở đấy đều dốt, không có người ưu tú, không yêu
học sinh, không quan tâm đến học sinh, chỉ quan tâm đến tiền.
- Liệu những ông chủ của các trường tư mở trường học ra phải làm từ thiện thì mới làm hài lòng
số đông?
- Liệu các học sinh ở trường tư đều học dốt, đều không có thành tích, đều không có ích cho xã
hội?
Các bệnh viện tư và trường học tư trên thế giới chắc là lạc hậu lắm, chắc là không an toàn, chắc là
không có lương tâm và đạo đức, chắc là không có người giỏi, chắc là không có ai sử dụng vì đắt
đỏ, vì chặt chém? Chắc chỉ mục đích là tiền?
Hãy đối sự công bằng, hay suy nghĩ công bằng, hãy sử dụng công bằng, hãy khen chê công bằng,
hãy tung hô công bằng, hãy bao che công bằng, hãy công bằng trước pháp luật.
Mỗi dịch vụ đều có ưu và nhược điểm. Hãy tìm ưu điểm để sử dụng. Không nên cào bằng.
Bs và giáo viên hiện nay là nạn nhân của sự vận hành lệch lạc và sự suy nghĩ lệch lạc.
Rất lạ lùng là, đến bv công, trường công thì cạy cục, nhờ vả, khúm núm đưa phong bì mà vẫn ấm
ức. Đến bv tư, trường tư thì thái độ lại khác hoàn toàn vì cậy có tiền, có điều kiện.
Hãy chân thành thì sẽ nhận lại chân thành!
Bs Mai Văn Sâm

22. *Thông báo triển khai điều trị cách ly sau uống xạ
Triển khai điều trị và theo dõi cho những bệnh nhân ngay sau uống xạ
1.Tiền giường 590 nghìn đồng một người/một ngày. Bao gồm:
- Phòng thường 2 người, yên tĩnh, không ồn ào
- Có một phòng 5 giường
- Bệnh nhân báo với bs Sâm sẽ được xe của bệnh viện đón miễn phí từ chỗ uống xạ về bệnh viện,
không lo ảnh hưởng xạ đến người nhà và những người xung quanh
- Vệ sinh khép kín, ti vi xem cả ngày, điều hòa, tủ lạnh, tắm nóng lạnh
- Tiền ăn(tự túc)
- Bs và y tá trực 24/24 , bệnh nhân và người nhà sẽ yên tâm khi có bệnh viện theo dõi, không như
bạn đi cách ly ở nhà nghỉ
- Thay quần áo hàng ngày
- Vệ sinh buồng bệnh hàng ngày
- Bệnh nhân có bảo hiểm sẽ được thanh toán một phần sau khi ra viện, tùy theo loại thẻ
15
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Xông hơi, phòng tập thể dục, phòng hát ( chưa có, vì mùa cô vít, BV sẽ triển khai trong giờ gian
sớm nhất)
Bạn đi thuê nhà nghỉ, phải tự túc xe, không có bs theo dõi, không ai cho thuốc, truyền dịch khi
cần, cũng hết 350 nghìn đồng 1 ngày, chưa có ăn...
2. Dịch truyền, đạm và thuốc sử dụng trong thời gian nằm viện sẽ tính riêng.
Thuốc và vật tư trong thời gian nằm viện sẽ được hưởng tùy theo có trong danh mục bảo hiểm
hay không, mức độ được hưởng tùy theo loại thuốc và tùy theo loại thẻ bảo hiểm.
Các xét nghiệm như xem có bị thiếu máu không, men gan thế nào, chức năng thận ra sao... trong
thời gian nằm viện sẽ được hưởng tùy theo có trong danh mục bảo hiểm hay không, mức độ được
hưởng tùy theo loại xét nghiệm và tùy theo loại thẻ bảo hiểm.
BV sẽ nhận điều trị tất cả những bệnh nhân sau uống xạ ở BV 108, bv 103, BV K, BV nội tiết
trung ương, BV ung bướu Hà Nội, BV ung bướu quân đội...
Tuy nhiên số lượng giường hiện tại khoảng 15 giường. Nếu người bệnh có nhu cầu vui lòng báo
trước Bs Sâm để đặt chỗ, để bố trí xe đón. Nếu nhu cầu cao lên Bs và BV sẽ triển khai thêm
giường
3. Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ khi ra viện để về thanh toán
Mọi người hãy nhắn tin cho bs Sâm để xác nhận đặt chỗ chính xác ngày vào viện.
Sẽ có nhiều bệnh viện để bạn lựa chọn.
Trân trọng thông báo
Bs Mai Văn Sâm
0912290206
0976067766

23. *Rất xin lỗi mọi người, do bệnh viện không nói rõ là chi phí giá phòng 590 nghìn/
ngày không bao gồm tiền ăn.
Do vậy ai đủ kinh phí và nhu cầu thì đăng ký.
Sau này Bs Sâm sẽ tìm thêm bệnh viện khác mà có chi phí thấp hơn để mọi người có thêm lựa
chọn.
Rất xin lỗi và mong mọi người thông cảm!
Lưu ý: Những người đã nằm viện , Bs Sâm đảm bảo sẽ vẫn giữ nguyên chi phí 590 bao gồm cả
tiền ăn
Xin cảm ơn!
Bs Mai Văn Sâm

24. *Điều chỉnh hóc môn tuyến giáp có thu phí


Khi còn tuyến giáp, khi còn 1 thùy tuyến giáp thì nó sẽ tự điều chỉnh hóc môn tuyến giáp, khi nhu
cầu của cơ thể tăng lên nó sẽ tự động sản xuất tăng lên, khi nhu cầu của cơ thể giảm đi nó sẽ tự
động giảm sản xuất.
Khi bạn đã cắt 1 thùy, đã cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc có những người không mổ nhưng tuyến
giáp không còn chức năng thì bạn sẽ phải uống hóc môn tuyến giáp ở ngoài vào và liều lượng
uống sẽ phụ thuộc vào xét nghiệm TSH và trình độ của Bs
Để điều chỉnh hóc môn tuyến giáp phù hợp với từng người bệnh, khi muốn Bs Sâm chỉnh hóc
môn tuyến giáp bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin như sau
1. Bạn bao nhiêu tuổi
2. Cân nặng bao nhiêu
3. Hiện tại đang uống hóc môn tuyến giáp loại gì, tên là gì?
4. Hiện tại đang uống liều lượng hóc môn tuyến giáp như thế nào?
5. Bạn có bệnh nào kèm theo không? Tim mạch, đái đường chẳng hạn. Đang uống thuốc gì kèm
16
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
theo với hóc môn tuyến giáp.
6. Bạn đang có thai không, thai bao nhiêu tuần tuổi. Đang uống hóc môn tuyến giáp như thế nào,
đang uống những thuốc gì?
7. Đặc biệt là phải nói rõ tình trạng ung thư tuyến giáp của mình như thế nào
- ung thư thể gì
- ung thư 1 thùy hay 2 thùy
- Đã cắt 1 thùy hay 2 thùy, có nạo vét hạch không, hạch có di căn không?
- ung thư có di căn hạch không, di căn phổi không, di căn xương không?
Vì tình trạng bệnh càng nặng thì sẽ uống hóc môn tuyến giáp từ đủ đến hơi thừa hóc môn giáp.
Nhưng lại phải không ảnh hưởng đến tim mạch, không làm nhịp tim nhanh, không làm bệnh nhân
mệt. Có như vậy mới đạt mục tiêu
- Cung cấp đủ hóc môn tuyến giáp cho từng người bệnh
- Tránh tái phát bệnh do thiếu hóc môn tuyến giáp
- Không làm bệnh nhân mệt mỏi do thừa nhiều hóc môn tuyến giáp quá
8. TSH hiện tại của bạn là bao nhiêu?
TSH bình thường là từ 0,3 đến 5,4.
Phí tư vấn và điều chỉnh hóc môn tuyến giáp là 300 nghìn đồng/ lần trả cho bs Sâm. Trong 1
tháng chỉ tính phí 1 lần . Trả phí qua tài khoản Mai Văn Sâm , tài khoản 106006196094, ngân
hàng Vietinbank, chi nhánh Đống đa.
Ai khó khăn về kinh tế báo với Bs, Bs Sâm sẽ miễn phí hoàn toàn.
Lưu ý: mọi người hãy mở hộp thuốc hóc môn tuyến giáp ra đọc kỹ hướng dẫn trước khi uống sẽ
có đầy đủ thông tin mình cần và làm theo.
Bs Mai Văn Sâm

25. *Thông báo tư vấn và điều chỉnh hóc môn tuyến giáp cho các bệnh nhân ở ngoại
thành Hà Nội, tất cả các tỉnh trên toàn quốc và thậm chí trên toàn thế giới có thu phí
Điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm 3 cách( 1. Mổ sạch u, nhưng không được gây tai biến. 2
uống xạ, nếu phải uống. 3. Bù hóc môn giáp để cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt không tái phát
bệnh)
Rất nhiều bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp, khi có thai, khi cần điều chỉnh hóc môn tuyến
giáp không biết hỏi ai, không tìm được bs chuyên khoa.
- Các bệnh nhân ở các tỉnh trên toàn quốc, thậm chí ở trên toàn thế giới, nếu sau mổ cắt toàn bộ
tuyến giáp, sau mổ cắt 1 thùy tuyến giáp mà không có bs chuyên khoa có kinh nghiệm điều chỉnh
hóc môn tuyến giáp
- Các bệnh nhân sau mổ cắt 1 thùy tuyến giáp, sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc không mổ
tuyến giáp nhưng đang điều trị suy giáp mà cần điều chỉnh hóc môn khi có thai
- Các bệnh nhân chưa đến thời kỳ khám lại, hoặc chưa xắp xếp được lịch khám lại mà có biểu
hiện bất thường, khó chịu như mạch nhanh, gầy sút... muốn xem lượng hóc môn tuyến giáp mình
uống có ổn không
- Các bệnh nhân có nhân tuyến giáp chưa mổ nhưng muốn theo dõi chức năng tuyến giáp, các
bệnh nhân đang điều trị Basedow cần chỉnh thuốc mà chưa có điều kiện đi khám lại vì đi làm
không xin nghỉ được
Thì sẽ liên hệ với Bs Sâm Mai Văn để cho người đến lấy máu tại nhà, sau khi có kết quả XN, Bs
Sâm sẽ xem và điều chỉnh hóc môn tuyến giáp cho phù hợp với từng người. Có hai hình thức XN
như sau
Nếu XN tại BV tỉnh hoặc bv huyện, hoặc các bv tư, phòng khám tư mà đảm bảo chất lượng thì
người bệnh có thể lấy máu làm xn và gửi Bs Sâm
Nếu không tin tưởng thì sẽ gọi dịch vụ lấy máu tại nhà của Medlatec đến, khi nhân viên đến lấy
17
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
máu thì gọi điện thoại để nói chuyện với Bs Sâm để cho chỉ định cần làm xn gì cho đúng và đủ,
tránh trường hợp thừa xét nghiệm thì lãng phí, thiếu xét nghiệm cần thiết để chỉnh thuốc.
Sau khi đã có XN đầy đủ sẽ gửi cho Bs Sâm để Bs tư vấn và điều chỉnh hóc môn tuyến giáp qua
Zalo, Viber, mesenger, mail theo yêu cầu của từng người bệnh.
- Lấy máu làm xn hóc môn tuyến giáp không cần nhịn ăn, uống hóc môn tuyến giáp bình thường,
XN buổi sáng hay buổi chiều đều được
- Nếu lấy máu XN đường máu, mỡ máu và một số các XN khác thì mới cần phải nhịn ăn sáng
- Tiền xn mọi người sẽ trả cho chỗ đi XN, hoặc trả cho người đến lấy máu tại nhà
-Những hỏi tư vấn thông thường về vết mổ, khó chịu, mệt mỏi sẽ không tính phí
Ưu điểm:
- Bạn được đúng chuyên gia, chuyên khoa theo dõi cho bạn
- Không mất thời gian lên Hà Nội hoặc lên các bv tuyến trên
- Không mất tiền tàu xe
- Theo dõi kịp thời tình trạng bệnh khi bạn chưa đi khám được
Lưu ý:
- Phí tư vấn trả Bs Sâm là 300 nghìn đồng /1 lần.
- Phí tư vấn không bao gồm tiền xét nghiệm, siêu âm
- Trong vòng 1 tháng không tính phí tư vấn nhiều lần( tức là trong 1 tháng XN nhiều lần thì cũng
chỉ thu phí tư vấn 1 lần)
Số tài khoản: mai văn sâm,TK:106006196094, ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Đống đa
Những người bệnh khó khăn về kinh tế có thể gọi điện, nhắn tin riêng cho Bs nói mình khó khăn,
bs Mai Văn Sâm sẽ miễn phí tiền tư vấn, điều chỉnh thuốc
Trân trọng thông báo!
Bs Mai Văn Sâm
0976067766

26. *Lấy máu tại nhà thời covit và lâu dài sau này
Bs Sâm sẽ triển khai lấy máu tại nhà cho những người không thể, không muốn đến bv để lấy máu
- Tất cả ai có nhu cầu như:
- Bệnh nhân chưa mổ, bệnh nhân đang điều trị Basedow, bệnh nhân đã cắt 1 thùy tuyến giáp,
bệnh nhân đã cắt toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân sau uống xạ, bệnh nhân đang có thai, bệnh nhân
sau đẻ, bệnh nhân đái tháo đường......
- Tính thêm phí đi lại cho nhân viên, công lấy máu, vật tư lấy máu đi từ BV đến nhà của người
bệnh: 200 nghìn/1lần( không bao gồm tiền xét nghiệm)
- Tất cả các quận nội thành của Hà Nội
- Phí Bs tư vấn kết quả xét nghiệm, điều chỉnh thuốc, tư vấn tình trạng bệnh: 300 nghìn đồng/1
lần( lưu ý không bao gồm tiền XN)
Ưu điểm:
- Người bệnh không phải đi lại, hạn chế tiếp xúc nơi đông người
- Có thể lấy máu cho tất cả các thành viên trong gia đình
- Không phải chờ đợi tại bệnh viện, vẫn làm việc bt, có thể lấy máu tại nhà hoặc ở cơ quan
- Được bs chuyên khoa tư vấn bệnh, không như các dịch vụ lấy máu khác chỉ có lấy máu, sau đó
lại phải tìm bs để đọc kết quả xét nghiệm.
Sẽ trả kết quả qua Zalo, Facebook, Viber mesenger, mail và cả chuyển fax nhanh, tùy mọi người
lựa chọn.
Lấy máu làm xn hóc môn tuyến giáp không cần nhịn ăn, uống hóc môn tuyến giáp bình thường,
XN buổi sáng hay buổi chiều đều được
Lấy máu XN đường máu, mỡ máu và một số các XN khác thì mới cần phải nhịn ăn sáng
18
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Nhược điểm
-Không có siêu âm nếu có nhu cầu. Sau này khi nhu cầu người bệnh đông, Bs Sâm sẽ triển khai
Nếu cả gia đình đăng ký siêu âm thì có thể triển khai siêu âm định kỳ cả nhà
Nếu cả khu tập thể, ngõ, xóm, khu dân cư tập hợp số lượng khoảng 10 đến 15 người mỗi lần, thì
sẽ có máy siêu âm và bs chuyên môn cao đến phục vụ. Không nên đông quá, khám không chất
lượng.
Trân trọng thông báo
Triển khai ngay từ ngày mai 20/4/2020
Lưu ý bn chỉ cần để lại số điện thoại sẽ có người liên hệ lại để hỏi chính xác địa chỉ
Các bn ở tỉnh sẽ có phương án khác.
Bs Mai Văn Sâm
0912290206

27. *Tin hay không tin?


Sản phẩm ăn, uống cho bệnh nhân không có đơn vị nào đứng ra kiểm định, kiểm chuẩn. Họ muốn
ghi gì, muốn in gì, muốn quảng cáo gì cũng được. Ví dụ người ta nói sản phẩm này dành cho vua
chúa thế là tin ngay. Người ta ghi là uống vào trẻ đẹp như tiên, thế là thử ngay, chết cũng không
sợ....
Thậm chí họ còn tinh vi, thuê báo chí, truyền hình trung ương, người nổi tiếng để quảng cáo, để
tạo niềm tin
Nhưng quan trọng là các Bs, dược sĩ, các nhà dinh dưỡng, các chuyên gia, các viện nghiên cứu thì
họ không hề thông qua để kiểm định, kiểm tra chất lượng.
Nếu bs, dược sĩ, không tỉnh táo, vô tình sẽ tiếp tay cho họ làm ảnh hưởng đến người bệnh

28. *Thời gian khám như thế nào cho phù hợp?
1. Sau mổ cắt một thùy tuyến giáp 1 tháng là thời gian thích hợp để biết thùy còn lại có tiết đủ
hóc môn tuyến giáp hay không để bù cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể, tránh suy giáp dẫn đến
mệt mỏi và thùy còn lại sẽ to ra
Ngoài ra sẽ siêu âm cổ để phát hiện sớm những bất thường sau mổ, bất thường bên đã mổ, bất
thường ở thùy còn lại nếu có
TG và anti TG không có giá trị theo dõi sau mổ nếu vẫn còn 1 thùy tuyến giáp, làm tốn tiền, lãng
phí mà không có giá trị
2. Sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp 1 tháng cũng nên xét nghiệm lại hóc môn tuyến giáp để xem
lượng hóc môn đang uống đã phù hợp với nhu cầu của cơ thể chưa, có thừa hay thiếu không
Nếu sau mổ bạn đi đặt lịch uống xạ, đã có lịch uống xạ và sau mổ phải ngừng hóc môn tuyến giáp
luôn thì không cần XN lại sau mổ 1 tháng mà chờ sau uống xạ 1 tháng XN lại hóc môn tuyến
giáp để điều chỉnh liều lượng hóc môn tuyến giáp cho phù hợp
Sau mổ và sau xạ mà để 3 đến 6 tháng mới khám lại thì thời gian qua lâu không điều chỉnh hóc
môn tuyến giáp kịp thời được
Sau khi khám lại sau mổ 1 tháng và sau xạ 1 tháng, nếu lượng hóc môn tuyến giáp đã ổn thì tùy
vào mức độ ổn định, có thể phải hẹn hằng tháng để điều chỉnh vì có người thì thiếu, có người thì
thừa nhiều hóc môn, cần phải theo dõi vài tháng liên tục mới điều chỉnh ổn định được lượng hóc
môn tuyến giáp uống vào
Nếu sau mổ và sau xạ 1 tháng mà lượng hóc môn tuyến giáp đã ổn định thì có thể hẹn 3 tháng
khám 1 lần
Ngoài ra sẽ siêu âm kỹ để tìm bất thường, tìm hạch bất thường sau mổ
Sẽ XN chỉ số theo dõi sau mổ ung thư tuyến giáp như TG và anti TG 1 đến 3 đến 6 tháng một lần
tùy vào từng người bệnh
19
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Ngoài ra có thể xn thêm canxi nếu tê tay chân nhiều, có thể xn men gan, chức năng thận xem có
ảnh hưởng không để kịp thời điều chỉnh các thuốc không cần thiết, XN công thức máu để xem có
thiếu máu không?
Lưu ý vì có những cơ sở ít làm xn hóc môn tuyến giáp, TG và anti TG nên sẽ cho kết quả XN
không chính xác dẫn đến chẩn đoán sai, dẫn đến điều chỉnh hóc môn tuyến giáp không chính xác.
Có thể tìm hiểu để khám ở các cơ sở khác, không cần nhất thiết phải khám ở một chỗ, không cần
nhất thiết phải theo đúng hẹn, nhất là khi có những biểu hiện bất thường, nhất là khi cơ thể không
khỏe sau khi mổ, sau khi uống xạ về. Sức khỏe của mình nên chủ động, tại sao lại phải dập khuôn
máy móc, bệnh của mình thì phải tự lo, tự tìm hiểu, không nên quá phụ thuộc và bị động.
Khám ở đâu thì yên tâm, phải đạt hai tiêu chí , bs phải chuyên khoa, chuyên về tuyến giáp,
chuyên về ung thư tuyến giáp và đặc biệt là chỗ khám không được đông, không được quá tải thì
các bs mới khám kỹ được, không bỏ sót tổn thương, đáng đồng tiền bỏ ra và thời gian đi khám
bệnh của mình.
Riêng phụ nữ mang thai phải khám 2 đến 4 tuần 1 lần, không được tiếc tiền và thời gian đi khám
nếu không muốn con bị suy giáp.
Bs Mai Văn Sâm

29. *Mổ nội soi hay mổ mở khi ung thư tuyến giáp, khi không chắc chắn là lành tính
hay ác tính?
Mổ nội soi ổ bụng, lồng ngực thì có nhiều ưu điểm, vì có sẵn ổ bụng, có sẵn khoang rỗng nên chỉ
cần đục lỗ nhỏ là có thể vào trong ổ bụng, tổn thương rất ít, rất nhẹ nhàng, tuy nhiên cũng phải
chỉ định đúng cho từng loại bệnh chứ không phải tất cả các bệnh liên quan đến ổ bụng đều mổ
được nội soi. Không phải bs nào cũng có thể mổ được nội soi. Rất nhiều bs mổ mở rất giỏi,
nhưng khi mổ nội soi thì lại không mổ giỏi, nhiều khi gây tai biến cho người bệnh.
Mổ nội soi trong phẫu thuật tuyến giáp thì ngược lại, không có khoang sẵn, phải lóc da rất dài,
rộng từ nách lên cổ, rất nhiều hạn chế và tai biến, đặc biệt là không nên mổ khi nghi ngờ, khi
không chắc chắn có lành tính không, khi ung thư.
Mổ nội soi tuyến giáp bắt buộc phải sử dụng dao siêu âm, dao này gây tai biến rất nhiều
Mổ nội soi trong ung thư tuyến giáp rất dễ reo rắc tế bào ung thư từ cổ đến nách, theo đường hầm
dưới da
Mổ nội soi tuyến giáp đau hơn mổ mở vì phải lóc da rất rộng và dài
Mổ nội soi trong ung thư tuyến giáp chắc chắn không thể nạo vét sạch hạch được, mổ mở còn
đang vất vả mới lấy được hạch.
Lâu nay bệnh nhân không biết hoặc không tìm hiểu kỹ nên cứ nghĩ rằng mổ cái gì cũng nên mổ
nội soi, để không chảy máu, để không đau, để không có sẹo... sai hoàn toàn, mổ cái gì, mổ theo
cách gì cũng phải đặt vấn đề chữa bệnh và an toàn lên hàng đầu. Nhiều khi bs không mổ giỏi nội
soi, những rất nhiều người bs không giám thừa nhận mình chưa có nhiều kinh nghiệm về mổ nội
soi, bệnh nhân thì cứ tha thiết muốn mổ nội soi, không muốn mất bệnh nhân, không muốn mất
mặt với bệnh nhân thế là tặc lưỡi mổ, các bạn biết hậu quả sẽ như thế nào rồi đấy.
Bs không được lạm dụng chỉ định nội soi và làm theo ý thích của người bệnh, vừa có thể làm khó
bs vừa có thể gây tai biến cho người bệnh.
Người bệnh cũng phải tìm hiểu kỹ, tránh để bị thử nghiệm, trải nghiệm của những người chưa có
kinh nghiệm
Bs Mai Văn Sâm

30. *Chuyện chiếc khẩu trang


Lâu nay cái gì mọi người cũng nghĩ phương Tây là giỏi, là văn minh, đặc biệt là những người đã
từng học ở nước ngoài về
20
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Tôi thì lâu nay nghĩ khác, nếu những người đi nước ngoài giỏi thực sự thì một lĩnh vực họ phải
học nhiều người, nhiều thầy, họ học thực sự thì may ra mới giỏi đc, nhưng số này không phải là
nhiều, và họ thường ở lại, không về
Những người học ở nước ngoài hời hợt, không chịu học nhiều thầy thì cực kỳ nguy hiểm, vì
giống như con voi, họ chỉ học được mỗi cái đuôi voi
Học ở nước ngoài quy trình đào tạo rất bài bản, nhưng phần thực hành rất chặt chẽ, đặc biệt trong
nghành y, gần như khó được tiếp cận trên người bệnh, thế nên lý thuyết cũng chưa rành vì vấn đề
ngôn ngữ, thực hành thì càng kém, kém xa bs Việt Nam
Những người học ở nước ngoài về do họ không chịu học, trình độ kém thường lại là con ông,
cháu cha, thường là họ có nhiều tiền, họ lại được xếp việc, họ lại áp dụng cái sai lên người bệnh,
họ lại được thăng chức, họ lại là người ra chính sách thế mới chết giở.
Quay lại cái khẩu trang, phương Tây giỏi như thế, khoa học như thế, chẳng nhẽ họ không biết tác
dụng của khẩu trang, chẳng nhẽ họ coi trọng tự do cá nhân, coi trọng cái đẹp hơn là tính mạng
của họ, liệu có phải là bảo thủ, cái đó chắc không thể học ở họ được và còn nhiều cái khác nữa,
chắc gì họ đã giỏi hơn mình
Nói lan man sang mổ nội soi tuyến giáp trong ung thư, liệu người bệnh coi trọng cái sẹo hơn sức
khỏe của họ lấy các tai biến do mổ nội soi tuyến giáp ? Chữa bệnh, sức khỏe quan trọng hơn thẩm
mỹ hay ngược lại?
Bs Mai Văn Sâm

31*Giả sử
Một thảm họa, một kịch bản đang xảy ra trên thế giới và sẽ không loại trừ sẽ xảy ra ở chính đất
nước chúng ta đó là virút corona, đó là số người nhập viện quá nhiều, gần như mọi người phải
cần đến máy thở mới may ra sống được và tất cả các máy thở đều đã sử dụng. Các nước cũng
trong tình trạng như thế, không nước nào có thể hỗ trợ cho nhau, mỗi nước phải tự lo cho mình,
người bệnh cũng không thể chạy sang nước khác, người giàu, quan chức không thể chạy ra nước
ngoài chữa bệnh được. Lúc đó sẽ này sinh tình trạng, ai sẽ được ưu tiên trước, ai sẽ được ưu tiên
để cứu trước?
Ai cũng biết là mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, nhưng thực tế liệu có như thế
không?
- Người ta nói, nhân viên y tế phải được yêu tiên số 1 vì nếu họ không sống được thì lấy ai để cứu
bạn. Theo bạn thì có đúng không, rồi còn con cái, tứ thân phụ mẫu của họ nữa, theo bạn thì thế
nào?
- Người ta nói, phụ nữ có thai và trẻ em, người trẻ phải được ưu tiên số 1
- Người ta nói, tất cả các nguyên thủ, chính trị gia cao cấp, cần phải được ưu tiên vì không có họ
thì lấy ai mà lãnh đạo, rồi còn người thân của họ nữa, bạn sẽ giải quyết ra sao?
- Người ta cũng thấy rằng quân đội, cảnh sát phải được ưu tiên số 1
- Người ta nói người khuyết tật cũng phải được ưu tiên số 1, người bệnh ung thư cũng phải được
ưu tiên số 1, người có nhiều bệnh cũng phải được ưu tiên số 1
- Người ta nói, nhà báo, diễn viên, người có tiền, người nổi tiếng cũng phải được ưu tiên số 1
- Thế còn người nghèo, người nông dân, người yếu thế trong xã hội, người không có mối quan hệ,
liệu họ không phải là con người, họ không đc sống sao, họ không được ưu tiên sao?
- Còn rất nhiều các thành phần khác trong xã hội nữa
Vậy theo bạn, tất cả đều phải ưu tiên số 1, thì ai sẽ phải là số 2, số 3... mà nếu không quyết định
nhanh để đặt máy thở thì người bệnh sẽ chết, vì suy hô hấp chỉ tính bằng phút, tính mạng của bạn
chỉ còn tính bằng giây.

21
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Có mấy giải pháp để kịch bản thảm họa đỡ thiệt hại nhất trong tương lai, không chỉ một lần như
thế này
- Các chính trị gia, các nguyên thủ, những người làm ra chính sách liên quan đến y tế, những
người không phải xếp hàng khi đi chữa bệnh, những người luôn luôn được ưu tiên, ưu ái, hãy suy
nghĩ lại, tiền và quyền không phải là số 1, hãy đầu tư mạnh cho y tế, đừng nghĩ đến chuyện ăn
chơi, đừng nghĩ đến chuyện có bệnh thì coi thường y tế trong nước, có tiền nên sẽ đi nước ngoài
chữa bệnh. Hãy đầu tư cho y tế trong nước và trân trọng y tế.
Nếu nhân viên y tế phải vật lộn với thu nhập, nếu nhân viên y tế phải mất tiền khi đi xin việc thì
liệu có ổn, liệu họ có toàn tâm toàn ý chữa bệnh cho bạn?
- sự quá tải lâu nay ở các bệnh viện là một thảm họa nhỏ, nhưng mọi người đã quen nên không để
ý, nên thấy bình thường, nhưng thực tế là một yếu kém của sự bảo thủ và lãnh đạo. Bs và yt hằng
ngày phải đấu tranh với chính mình, khám cho ai trước, ưu tiên ai trước?
- Hãy công bằng và trân trọng cả y tế tư nhân và y tế công vì bệnh viện nào sinh ra cũng để cứu
người, cứu các bạn
- Những người có nhiều tiền, hãy đầu tư vào y tế tư nhân để cạnh tranh sòng phẳng, để giảm áp
lực cho y tế công.
Vậy trước đại dịch như thế này, bạn biết phải làm gì rồi đấy.
Bs Mai Văn Sâm

32. *Độ chính xác của siêu âm tuyến giáp, trình độ của bs khám bệnh và trình độ của
bs mổ có giá trị như thế nào trong khám, chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp?
1. Khi siêu âm nhanh, hời hợt do bệnh nhân đông, khi bs siêu âm không chuyên về tuyến giáp sẽ
có kết luận siêu âm không chính xác thì khi người bệnh cầm kết quả quay lại bác sĩ khám sẽ cho
kết luận và nhận định không chính xác. Nhất là Bs khám bệnh không biết, không có kiến thức về
siêu âm, không phải bs chuyên khoa giỏi về tuyến giáp, phụ thuộc hoàn toàn vào nhận định của
bs siêu âm. Dẫn đến nhận định sai.
Luôn luôn sẽ có câu không sao, về đi.
Không phải bs khám bệnh nào cũng biết nhìn hình ảnh siêu âm, nhiều khi cả đời họ không bao
giờ nhìn thấy nhân ung thư nhìn bằng mắt thường thực tế ở ngoài như thế nào khi mổ ra so với
hình ảnh siêu âm thì như thế nào?
2. Kết quả chọc tế bào không phải lúc nào cũng chính xác, tiềm ẩn nguy cơ reo rắt tế bào ung thư
ra ngoài khối u trong quá trình chọc, nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu...
2. Kết quả siêu âm tuyến giáp kèm có hạch hay không, hạch có mất hay còn rốn hạch hay không,
hạch có nghi ngờ ung thư di căn hay không có rất nhiều ý nghĩa
Hạch có kích thích rất nhỏ, tài giỏi đến mấy nếu không cẩn thận, tỷ mỉ thì sẽ bỏ sót, bỏ qua trong
quá trình siêu âm, nếu siêu âm quá đông thì chỉ quẹt quẹt 3 cái xong bệnh nhân sẽ đứng dậy, mất
tiền mà khó chịu, không có kết quả chính xác
Nếu siêu âm kết quả không chính xác, sẽ dẫn đến các hệ lụy sau
- Ung thư nhưng nhận định trên siêu âm là bình thường dẫn đến không mổ sớm, mổ kịp thời, khi
chưa di căn
- Nếu ung thư có di căn mà siêu âm bỏ sót hạch di căn, dẫn đến lúc mổ sẽ bỏ sót, dẫn đến mổ
nhiều lần, hoặc khi mổ bs cứ nghĩ là không có hạch bất thường ở siêu âm nên không tìm hạch
xem có di căn hay không, dẫn đến bỏ sót và đưa ra quyết định không chính xác
- Siêu âm không chính xác dẫn đến phân ca mổ cho bs mổ cũng không chính xác, ví dụ u có kích
thước nhỏ, siêu âm nhận định là lành tính, nhưng thực chất là ung thư, dẫn đến chủ quan phân
cho bs trẻ mổ. Nhưng khi mổ ra lại khó hơn thực tế dẫn đến sử trí không triệt để do trình độ, hoặc
lại sử trí nhưng quá khả năng dẫn đến tai biến cho người bệnh
- Siêu âm còn có giá trị trong định vị, xác định số lượng hạch di căn để quyết định đường mổ dài
hay ngắn, vị trí đường mổ cao hay thấp giúp thuận lợi cho bác sĩ mổ, mà thuận lợi thì sẽ hạn chế
22
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
tai biến cho người bệnh, mà không có tai biến thì sẽ hồi phục sức khỏe nhanh, tinh thần sảng
khoái.
- khi bs siêu âm, bác sĩ khám bệnh không có trình độ chuyên về tuyến giáp, hoặc không rõ nhân
là ung thư hay không thì tốt nhất phải hội chẩn với bs mổ có kinh nghiệm để tránh bỏ sót chẩn
đoán
- Bs mổ có kinh nghiệm trong quá trình mổ phải tìm hạch, kể cả bs siêu âm không mô tả có hạch
hoặc hạch nghi ngờ, vẫn phải tìm hạch để XN trong mổ, có như thế mới sử trí kịp thời, triệt để
Nói tóm lại, cứ nghĩ siêu âm đơn giản, nhưng thực chất lại có vai trò rất quan trọng, rẻ tiền trong
khám, chẩn đoán, điều trị ung thư tuyến giáp. Không cần lạm dụng chụp cắt lớp, đắt tiền mà lại bị
ảnh hưởng của tia X.
Bs Mai Văn Sâm

33. *Quá tải , quá mê tín dị đoan và quá say mê hội chứng đám đông đang làm hại
các bạn mà không hề biết?
3 bệnh nhân mổ ở 3 bệnh viện khác nhau, đều nhờ Bs Sâm mổ, đều xem cùng một giờ mổ từ 7
đến 9 giờ sáng. Thử hỏi bs làm gì có 3 đầu, sáu tay để xoay sở kịp. Chỉ có Phật bà nghìn tay
nghìn mắt thì may ra mới giải quyết được. Giải thích mãi cũng không nghe. Thầy bảo mổ giờ thế
mới tốt. Có những thầy oái oăm, xem giờ mổ 11giờ đêm, lúc đó làm gì còn ai tỉnh táo và khỏe
mạnh mà mổ tốt được.
3 bệnh nhân khác nhau, 3 số phận hoàn toàn khác nhau, 3 tuổi hoàn toàn khác nhau, đi xem bói 3
thầy khác nhau, tại sao lại trùng 1 giờ mổ, phải chăng chúng ta đang giao tính mạng của chúng ta
cho thầy bói, chúng ta coi trọng thầy bói hơn thầy thuốc?
Gần như không bao giờ các bạn hỏi hôm nay, hôm đó Bs có bận không, có khỏe không, để đặt
lịch khám, lịch mổ, các bạn đang giao sức khỏe của các bạn cho thầy thuốc, nhưng gần như các
bạn không quan tâm họ như thế nào? Bs cũng là con người, không phải máy móc. Các bạn chỉ
muốn được việc của mình, các bạn bỏ tiền ra và muốn mọi việc phải theo hoàn toàn ý mình thì
mới thỏa mãn.
Thầy thuốc thì cả nể, vì các mối quan hệ, vì tham lam, sợ không làm hài lòng bệnh nhân, sợ phật
ý thượng đế. Nhưng thưa các thượng đế là các thượng đế đang đi chữa bệnh, các thượng đế đang
bị bệnh, đang cần chữa bệnh, chứ không phải đang đi chùa cho nên thầy thuốc lúc này phải là số
1, sau đó mới đến thầy bói. Khi nào tân gia, cưới hỏi, ma chay thì thầy bói mới lên số 1
Bs đang mổ cho 1 bệnh nhân, ca dễ thì không sao, gặp ca khó thời gian sẽ lâu hơn, mình mổ sau
cứ sốt ruột giục bs mổ nhanh, thế là gây tai biến cho người trước, ai cũng là con người, không nên
như thế, đói một tý, mệt một tý, không làm chết người, nhưng người bị tai biến mới khổ cả đời
Thấy chỗ càng đông càng lao vào, Bs nhận mổ 9 đến 10 ca vẫn lao vào, còn khoe được giáo sư,
giám đốc, trưởng khoa mổ, còn xem giờ, còn biếu thêm tiền, còn dùng đủ mọi mối quan hệ để
được mổ sớm, để nhờ một người mổ đã quá tải, để theo ý mình, nhưng bạn thử xem, một ngày có
8 tiếng làm việc, mổ nhiều như thế, việc nhiều như thế, quyền nhiều như thế, chức nhiều như thế,
nhiều người đặt một giờ trùng hợp như thế, còn thời gian đâu để mổ cho bạn, còn thời gian đâu để
quan tâm đến bạn. Đến khi bị tai biến chỉ biết ngậm đắng nuốt cay. Mổ chậm vài tiếng, chậm vài
ngày có sao đâu. Nhanh vài ngày, vài tiếng mà chịu tai biến cả đời, liệu có đáng không?
Thấy chỗ càng đông thì càng lao vào khám, trả tiền đơn thuốc càng cao càng đắc chí. Chắc chỗ
này có uy tín nên mới đông như thế? Chẳng may họ đánh bóng, họ chiêu trò, mình mắc bẫy hội
chứng đám đông thì sao?. Có thể bạn khám 1 lần thử xem sao, nhưng khi về đến nhà, phải bình
tĩnh xem xét lại, xem cách tư vấn, xem họ khám có đúng theo chuyên khoa mình cần không, hay
lan man, xem lại đơn thuốc có phục vụ mục đích chữa bệnh không, hay chỉ nhằm mục đích bán
thuốc? ..... Hình như không ai suy nghĩ trước khi đi khám, sau khi đi khám về, nếu có suy nghĩ thì
chỉ suy nghĩ một chiều. Đi khám bệnh có phải đi hội đâu mà càng đông càng vui, đi khám bệnh
có phải đi làm từ thiện đâu mà càng tiêu nhiều tiền càng hãnh diện
23
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Càng chỗ khám và chữa bệnh đông càng tiềm ẩn nguy cơ tai biến, nguy cơ nhiễm thêm bệnh khác
cao, đông thì làm sao mà phục vụ tốt được, đông thì làm sao mà để ý từng bệnh nhân được, đông
thì làm sao mà làm tỷ mỉ và kỹ được, nếu họ làm đúng quy định, kỹ thuật thì không sao, họ làm
sai thì càng nhiều người bị ảnh hưởng mà vẫn phải chịu, không thể kêu ai được.
Các bạn hãy tỉnh táo, bớt mê tín dị đoan không đúng chỗ, tránh xa hội chứng đám đông, đứng xa
để quan sát thì mới phát hiện ra sai lầm của mình
Tiền không có thì không được, tiền kiếm rất khó, nhưng không có sức khỏe thì không có tiền.
Bạn đang đi chữa sức khỏe, cho nên phải biết cách tiêu đồng tiền sao cho hợp lý nhất.
Hãy nhớ bạn đang đi chữa bệnh do đó yêu tiên hàng đầu, quan tâm hàng đầu phải là bs, phải là
bệnh viện, phải cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ, có sức khỏe rồi thì bạn mới tính các việc tiếp theo.
Nguy hiểm nhất là quá tải, kế đến là hội chứng đám đông cuối cùng là mê tín sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe của bạn
Xin cảm ơn!
Bs Mai Văn Sâm

34. *Tuyến giáp cần gì


1. Tuyến giáp cần iod để tổng hợp ra hóc môn tuyến giáp. Nhu cầu iod như sau
Một thìa canh iod là toàn bộ lượng iod cần thiết trong cuộc đời của một người, tuy nhiên do iod
không thể bảo quản trong một thời gian dài nên việc cung cấp một lượng nhỏ iod mỗi ngày là cần
thiết.
Các chuyên gia thuộc Viện Y tế Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị lượng iod hàng ngày như sau:
- 1 – 8 tuổi: 90 mcg
- 9 – 13 tuổi: 120 mcg
- Trên 14 tuổi: 150 mcg
- Phụ nữ có thai: 220 mcg
- Phụ nữ cho con bú: 290 mcg
2. Iod có từ nguồn nào là chính: từ muối trộn iod, từ thức ăn như rong biển, hải sản, tảo biển. Từ
nước uống. Từ sữa ...
Nói tóm lại, khi bạn ăn, uống kiêng để chuẩn bị uống xạ thì những thứ đó là có nhiều iod
3. Khi bạn còn tuyến giáp, còn 1 thùy tuyến giáp mà bị suy giáp thì bổ sung đủ iod cho tuyến giáp
là quan trọng, nhớ là đủ, thừa iod cũng không tốt, vì nếu có nhân giáp mà thừa iod thì nguy cơ
ung thư cao.
Suy giáp đã có hóc môn uống bù, nên các bạn cũng không nên lo lắng quá. Hãy đến bs chuyên
khoa để chỉnh hóc môn tuyến giáp cho bạn
4. Nếu bạn đã cắt toàn bộ tuyến giáp do lành tính, thì uống hóc môn tuyến giáp đầy đủ là quan
trọng nhất
Ăn thức ăn, đồ uống có nhiều hay ít iod cũng không quan trọng, quan trọng là ăn cân đối, vì còn
nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể cần khỏe.
5. Nếu bạn đã cắt toàn bộ tuyến giáp do ung thư tuyến giáp và bệnh đã ổn định ( có thể coi là
khỏi) thì uống hóc môn tuyến giáp đủ theo nhu cầu của cơ thể là quan trọng sống còn, giúp cơ thể
khỏe mạnh và bệnh không tái phát, không bao giờ được để suy giáp ( thiếu hóc môn giáp), trừ
thời chuẩn bị uống xạ.
Bạn ăn thức ăn, đồ uống có nhiều hay ít iod cũng không quan trọng, quan trọng là ăn cân đối, vì
còn nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể cần khỏe.
6. Nếu bạn đã cắt toàn bộ tuyến giáp do ung thư tuyến giáp mà bệnh chưa ổn định ( còn nhu mô
giáp nhiều, còn di căn hạch, còn di căn xa, nói tóm lại chưa khỏi bệnh) thì uống hóc môn tuyến
giáp đủ theo nhu cầu của cơ thể là quan trọng sống còn, giúp cơ thể khỏe mạnh và bệnh không tái
phát, không bao giờ được để suy giáp ( thiếu hóc môn giáp), trừ thời gian chuẩn bị uống xạ. Phải

24
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
để TSH dưới 1, dưới 0,5 càng tốt.
Lúc này bạn không nên, không cần ăn nhiều iod, điều này là không cần thiết vì cơ thể chúng ta đã
có hóc môn tuyến giáp uống ở ngoài vào rồi, chúng ta không cần và cũng không muốn các tế bào
tuyến giáp còn lại hoặc di căn phát triển to ra để sản xuất ra hóc môn tuyến giáp nữa. Hãy luôn
nhớ suy giáp, thiếu hóc môn tuyến giáp mới là nguy hiểm, mới tái phát bệnh.
Bạn hãy ăn cân đối để các cơ quan khác, để các bộ phận khác khỏe, để cơ thể khỏe, để chống đỡ
với k giáp, để chống đỡ với các bệnh tật khác, để chống đỡ với tác dụng của xạ, điều này mới
quan trọng.
Các bạn đang sai lầm khi quá chú trọng đến tuyến giáp mà quên đi các bệnh khác, quên đi các cơ
quan khác, chúng ta cần tim khỏe, phổi khỏe, gan thận khỏe .....
Các bạn đang sai lầm khi ăn kiêng quá mức dẫn đến các cơ quan khác không khỏe
Các bạn đang sai lầm khi đầu độc cơ thể bằng rất nhiều loại thuốc, tự thí nghiệm bản thân và xui
người khác. Bạn muốn bổ cho tuyến giáp, nhưng tuyến giáp có còn nữa đâu mà bổ, cơ thể chỉ cần
bạn uống đủ hóc môn tuyến giáp.
Hãy tỉnh táo!
Hãy đến bs chuyên khoa để chỉnh hóc môn tuyến giáp cho bạn.

Bs Mai Văn Sâm

35. *Sai lầm chết người, sai lầm không thể làm lại từ đầu được. Đó là gì?
- Mọi người lại tìm đến chỗ mổ không tốt để mổ và để sau này tiện cho uống xạ
- Mọi người tính ngược đời, mổ không tốt, bị tai biến thì làm gì còn sức khỏe và tinh thần mà
uống xạ
- Chỗ mổ tốt và chỗ uống xạ tốt là hoàn toàn khác nhau. Khó có chỗ nào tốt cả hai cùng lúc
- Không phải tất cả BV và bác sĩ đều mổ tốt
- Không phải tất cả BV và bs xạ đều điều trị xạ tốt
- Người bệnh phải tự tìm hiểu kỹ trước khi điều trị vì sức khỏe lâu dài của chính mình. Chỉ khi bị
tai biến mới hiểu hết giá trị của không bị tai biến của mổ là như thế nào. Luôn luôn phải nghĩ nếu
ca mổ của mình khó thì sao để tìm bs mổ tốt nhất cho mình.
- Nếu tính tiện như thế, thì nên đóng cửa tất cả các bv, chỉ giữ lại một bệnh viện có cả mổ và
uống xạ cho đỡ lãng phí.
Nói tóm lại
- Mổ trước, sau đó mới đến xạ, do đó nên phải tìm đến bs mổ giỏi, mổ tốt, bs không bị quá tải,
không bị áp lực về thời gian, bệnh viện phục vụ chu đáo để mổ, để không bị tai biến, để thoải
mái, để có sức khỏe lâu dài, sau đó còn tính tiếp
- Sau khi mổ, vết mổ không đau, không bị tai biến lúc đó tìm hiểu kỹ xem bác sĩ nào điều trị xạ
tốt, quan tâm đến mình, dành thời gian cho mình, cơ sở xạ nào tốt thì liên hệ để đặt lịch.
Có như thế thì mới khỏi bệnh, không bị tai biến, không bị tiền mất mà tật mang thêm!
Suy cho cùng cũng vì kinh tế khó khăn, sợ thủ tục phiền hà, không chịu tìm hiểu kỹ mà mọi
người mới có suy nghĩ sai lầm như thế.
Bs Mai Văn Sâm

36. *Uống xạ chui


-Trước kia có tình trạng bệnh nhân Basedow( ba zờ đô) được bác sĩ cho uống viên nhộng( viên
xạ) để điều trị cường giáp
- Hiện nay không biết còn tình trạng này không. Điều này nảy sinh mấy vấn đề nguy hiểm
1. Bs muốn bệnh nhân khởi Basedow nhanh, tạo uy tín là mình chữa được bệnh nhanh khỏi, để
lôi kéo bệnh nhân nên đã lấy viên phóng xạ trong bệnh viện về phòng khám của họ để cho bệnh
25
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
nhân của họ uống.
Hoặc cho bệnh nhân uống xạ trong bệnh viện, nhưng cũng không thông báo cho bệnh nhân biết là
viên phóng xạ vì lý do gì thì chỉ có hỏi người cho uống mới biết được
Điều này rất nguy hiểm vì bệnh nhân sẽ không biết mình uống phóng xạ, về nhà không hề cách
ly, vẫn tiếp xúc với con của họ, dẫn đến trẻ nhỏ và người thân bị ảnh hưởng của xạ mà không hề
biết.
Sau một thời gian sau khi uống xạ, có thể vài tháng, 1 năm, vài năm sau tuyến giáp teo nhỏ, sẽ
chuyển thành suy giáp, bệnh nhân có u giáp to lên do suy giáp, hoặc người mệt mỏi, tăng cân mới
biết rằng mình bị suy giáp do uống xạ
2. Về phía bệnh nhân, cũng một phần không chịu tìm hiểu, muốn nhanh khỏi
Về nguyên tắc uống thuốc luôn luôn phải có đơn của bác sĩ
Về thuốc tiêm thì cũng thế luôn luôn phải có đơn của bác sĩ
Thậm chí thuốc xịt, bôi lâu dài cũng bắt buộc phải có đơn của bác sĩ
Lâu nay bệnh nhân rất dễ dãi, thậm chí đi đến cơ sở thẩm mỹ, chữa giảm cân, để họ tiêm thuốc
giảm cân vào bụng mà không hề hỏi, không hề biết họ tiêm cái gì vào người. Thật dễ dãi, coi
thường sức khỏe của mình
Hãy hỏi, tìm hiểu kỹ, cân nhắc kỹ trước khi uống thuốc vào người, trước khi tiêm, truyền thuốc
vào người, trước khi bôi, xịt thuốc vào người .
Hãy cảnh giác với tất cả thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc, thực phẩm chức năng và các loại lá.
Không người bán thuốc nào lại không bốc phét để bán được nhiều thuốc, đặc biệt trên mạng.
Hãy nghe ý kiến của nhiều bác sĩ trước khi quyết định điều trị. Ít người tự nhận ra cái sai của
mình.
Hãy tỉnh táo, hãy bình tĩnh, hãy đọc kỹ để có kiến thức cho riêng mình!
Bs Mai Văn Sâm

37. *Hướng dẫn sử dụng thuốc


- Nhà sản xuất thuốc là người đã thử nghiệm thuốc, đưa ra hướng dẫn, do đó trong phần lớn các
trường hợp nên theo hướng dẫn của họ. Nên mở hộp thuốc ra đọc kỹ và dùng theo hướng dẫn
- Trong một số ít trường hợp, thử nghiệm thuốc chưa đủ để bộc lộ các tác hại thì các bs điều trị
khi phát hiện ra sẽ điều chỉnh lại liều lượng và cách dùng hoặc báo cáo lại với nhà sản xuất.
Hãy mở hộp thuốc ra đọc kỹ hướng dẫn trước khi uống, hãy chủ động!
Bs Mai Văn Sâm

38. *Mọi người cứ nói về xâm nhập vỏ xơ, phá vỡ vỏ


Mọi người cứ nghĩ rất đơn giản là u nằm sát vỏ thì nguy hiểm, còn u nằm trong lòng tuyến giáp
thì an toàn. Suy nghĩ như thế là sai hoàn toàn.
Giống như mọi người nghĩ quả cam chẳng hạn, u nằm trong quả cam hay u nằm ở vỏ quả cam
Tuy nhiên cả Bs và bệnh nhân đều hiểu theo nghĩa đen.
U ở tuyến giáp có nằm ở trong lòng hay sát vỏ thì mạch máu vẫn thông suốt với nhau, thông
suốt từ đầu đến chân, chạy khắp cơ thể, cho nên cho dù u ở trong lòng hay sát vỏ, hay phá vỡ
vỏ, thì việc nó di căn hay không, bao giờ di căn không ai biết được chính xác khi nào. Chỉ khi
mổ xét nghiệm hạch thì mới biết có di căn hạch hay không?
Không nên chỉ lấy tiêu chí u không nằm sát vỏ, u không phá vỡ vỏ mà nói rằng tiên lượng nhẹ
và chưa di căn, đó là quan niệm sai lầm và chủ quan
Rất nhiều bệnh nhân Bs Sâm mổ, u có vài milimet, nằm gọn trong lòng tuyến giáp, nhưng vẫn di
căn hạch.
Bs Mai Văn Sâm

26
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
39. *Tình hình dịch bệnh (thấy có thể áp dụng lâu dài nên coppy)
Nếu chưa có lịch uống xạ, hoặc chưa muốn uống xạ đợt này, hoặc đã có lịch uống xạ nhưng bệnh
viện thông báo hoãn uống thì các bạn đã ngừng hóc môn phải uống lại hóc môn theo liều cũ trước
khi ngừng, đã ăn kiêng thì ăn uống lại bình thường.
Sau này hết dịch tính tiếp
Bs Mai Văn Sâm

40. *Không phải tự nhiên mà có được, không phải tự nhiên mà được như thế.
1. Phải có kiến thức và tư duy, không được bảo thủ
- Để có đường mổ đẹp, bs sâm là bs tạo hình và thẩm mỹ, nên có tư duy làm đẹp trong đầu và có
trình độ sử trí các mạch máu nhỏ, thần kinh nhỏ, do đó da, thần kinh, mạch máu không bị tổn
thương, kết quả sau mổ vết mổ đẹp, vùng mổ, vùng cổ không đau, gần như không có tai biến về
mạch máu và thần kinh
- Các bác sĩ tim mạch, ung bướu, tai mũi họng , ổ bụng thậm chí cả bs nội tiết cũng mổ tuyến
giáp nhưng nếu không có kiến thức đúng, nếu không thay đổi tư duy và học hỏi kiến thức mới,
bảo thủ thì thường chém to kho mặn. Ca mổ dễ thì không sao, nếu khi mổ gặp ca khó hoặc mổ
nhanh, ẩu thì trước sau cũng sẽ xảy ra tai biến, lúc đó xảy ra với bệnh nhân nào thì phải chịu,
thậm chí chịu suốt đời.
2. Phải có kinh nghiệm
Tại sao tỷ lệ tai biến sau mổ của bệnh nhân của Bs Mai Văn Sâm rất thấp, nếu có cũng hồi phục
rất nhanh
Các bác sĩ, cả Bs già lẫn Bs trẻ, đại đa số mổ tuyến giáp, mổ ung thư tuyến giáp khi bệnh nhân đã
gây mê (có nghĩa là bệnh nhân không biết gì) do đó họ muốn làm gì thì làm ( thường là họ không
biết mình đang làm sai về mặt kỹ thuật)động tác rất thô bạo, sử dụng dao mổ điện với cường độ
rất cao, đặc biệt là sử dụng các dao siêu âm, dao mổ đời mới nên mức độ tổn thương rất lớn mà
bệnh nhân không biết, không kêu đc vì đã gây mê. Sau khi mổ thì tai biến đã xảy ra rồi. Họ thích
sử dụng dao mổ đời mới vì có tiền, vì đông bệnh nhân nên muốn mổ nhanh nhưng không nhận ra
được sự nguy hiểm của nó. Tổn thương bỏng gây đau rát lâu sau mổ, vết thương cứng chắc rất
khó chịu. Tổn thương thần kinh do dao mổ gây khàn tiếng, mất tiếng. Tổn thương mạch máu
tuyến cận giáp do dao mổ dẫn đến tê tay chân, co quắp vĩnh viễn.
- Bs Sâm thời gian đầu cũng mổ gần như thế, nhưng sau này đã mổ ung thư tuyến giáp với rất
nhiều bệnh nhân mà gây tê( tức là bệnh nhân vẫn tỉnh táo để nói chuyện với bác sĩ), do đó Bs
Sâm nhận thấy động tác mổ cần phải nhẹ nhàng hơn nữa để không làm bệnh nhân khó chịu. Đặc
biệt là phải giảm tối đa cường độ dao điện xuống để không làm bệnh nhân khó chịu, không đau,
không tai biến mà vẫn mổ tốt. Đặc biệt là không bao giờ mổ tuyến giáp bằng dao siêu âm hoặc
dao ligasure, vì nếu không biết sự nguy hiểm của nó thì trước sau cũng sẽ gây tai biến cho người
bệnh
- Sau khi có nhiều kinh nghiệm mổ tuyến giáp bằng gây tê và thay đổi tư duy, Bs Sâm áp dụng kỹ
thuật mổ đó vào mổ tuyến giáp ở bệnh nhân gây mê và kết quả là vết mổ rất đẹp, bệnh nhân ít
dịch, tỷ lệ tai biến gần như không có. Bệnh nhân rất hài lòng, sau mổ vui vẻ, không lo lắng,
không mất sức lao động, không tàn phế
3. Phải có kiến thức toàn diện
Phải như là bs nội có kiến thức điều trị bệnh, tránh chỉ như là một thợ mổ, suy giáp cũng không
biết điều chỉnh hóc môn giáp, cường giáp cũng không biết điều trị sao cho tốt
Phải có trình độ kỹ thuật cao và óc sáng tạo như thợ thủ công tỷ mỉ, không dập khuôn, máy móc,
mỗi trường hợp mổ là một tác phẩm nghệ thuật không trùng lặp
Như vậy
- những kinh nghiệm như trên không phải ai cũng có
- Có những người không có kinh nghiệm nhưng rất bảo thủ, luôn mồm thầy e bảo thế, sai đến

27
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
già.Họ thậm chí còn mị dân bằng cách ghi vào giấy mổ là " bảo tồn thần kinh và tuyến cận giáp"
nhưng họ không biết rằng họ đang bảo tồn thần kinh và tuyến cận giáp mà họ đã làm tổn thương
nặng hoặc đã làm chết mà họ không hề biết, bệnh nhân thì không thể biết được. Sau mổ mất
tiếng, tê tay, co quắp tay chân vĩnh viễn thì bảo tồn cái gì?
- Có những người bệnh không tin, khi sảy ra tai biến mới thấm thía
- Không phải tuyến trung ương luôn luôn đúng kèm theo số lượng bệnh nhân rất đông nên họ
không thể làm kỹ đc, làm đại trà. Những người lo lắng cho sức khỏe, những người cẩn thận,
những người có điều kiện không bao giờ họ chọn chỗ sô bồ như thế để giao tính mạng của họ cho
những người như thợ mổ, cho những người không chuyên mổ tuyến giáp, cho những người
không dành thời gian và trí tuệ cho bệnh nhân và để nhận lấy rủi ro
- Tiền rất quan trọng, tuy nhiên, có những cái không thể mua được bằng tiền, không để đong đếm
được bằng tiền nếu bị tai biến!
Luôn luôn phải nghĩ nếu chẳng may ca mổ của mình là khó thì sao?, nếu chẳng may mình không
gặp được bác sĩ giỏi thì sao?, nếu chẳng may bs mổ nhiều quá, đông quá, không quan tâm đến
mình thì sao?. Chẳng nhẽ lại chịu vậy?. Như vậy phải bình tĩnh, cẩn thận và có nhiều lựa chọn
nếu mình chịu khó tham khảo.
Hãy sáng suốt!
Bs Mai Văn Sâm

41. *Cả tin và hội chứng đám đông của mọi người.
Khi bạn có u giáp, u vú và các loại u khác
Bạn sẽ nghe người này, người kia truyền miệng, rỉ tai đi đắp lá, đi tiêm vào u cho hết u, tiêu u
100% là lừa đảo, lợi dụng sự cả tin của người bệnh
Họ sẽ tiêm thuốc không rõ loại, không rõ nguồn gốc trực tiếp vào u làm teo u, nhưng mọi người
không biết rằng hậu quả sẽ làm hỏng chức năng của tuyến giáp, về lâu dài làm suy giáp, hỏng
chức năng của tuyến giáp
Họ không cần biết là lành tính hay ác tính, họ cứ tiêm, mình cũng đồng ý, tiếp tay cho người ta
tiêm
Nếu là ung thư, sau này phải mổ thì sẽ rất khó khăn, mổ khó do dính, dẫn đến tai biến hoặc mổ
không sạch được
Những trường hợp không có u nhưng họ cũng tiêm dẫn đến tuyến giáp teo đét, gây ra suy giáp.
Tuyến vú thì teo lệch, hỏng cả hàng họ, đồ chơi. Tiêm vào khớp thì teo, dính khớp vì tiêm
Họ đánh vào tâm lý tham rẻ, mỗi lần tiêm chỉ 1 đến 2 trăm nghìn, nên tặc lưỡi, không sao thử
xem thế nào, may ra thì khỏi
Họ biết tâm lý người bệnh không muốn mất thời gian, không muốn uống thuốc nếu như phải
uống, muốn tiêm cho nhanh khỏi nên họ nghĩ ra trò tiêm để chiều lòng thượng đế
Thấy đông nên tò mò, kể cả những người có trình độ rất cao nhưng vẫn muốn thử, vẫn bị lừa
Những người đã bị lừa thì xấu hổ không dám nói ra
Những người đã bị lừa, nhưng lại muốn người khác cũng bị lừa như mình nên vẫn giới thiệu cho
người khác
Không phải u nào cũng là ác tính.
Nếu ác tính thì phải mổ càng sớm càng tốt
Nếu khám lành tính thì không cần phải uống thuốc, không cần phải tiêm, không cần phải đắp lá,
không cần phải đốt, không cần phải mổ, không cần phải bị lừa, không để người ta lừa
Chẳng nhẽ những bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên khoa về tuyến giáp, về tuyến vú lại không
biết cách chữa bệnh
Chẳng nhẽ những người chữa bệnh theo cách tiêm chọc, đắp lá lại là tài năng mà nhà nước và thế
giới lại bỏ sót, không mời họ, không công bố phát minh của họ
Có chăng số ít bs ở bệnh viện công, họ vì thấy bệnh nhân đông, họ hám lợi, họ lợi dụng cái mác

28
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
tuyến trung ương, họ cũng học theo cách tiêm chọc vào u, đắp lá để kiếm tiền.
Hãy là người bệnh thông thái!
Bs Mai Văn Sâm

42. *Ý nghĩa của các XN theo dõi sau mổ ung thư tuyến giáp, sau khi đã cắt toàn bộ
tuyến giáp
- TSH gần như là quan trọng nhất vì nếu bạn để thiếu hóc môn giáp thì người mệt, bệnh ung thư
tuyến giáp rất dễ tái phát. Nếu bạn để thừa hóc môn giáp thì cũng mệt vì ảnh hưởng đến tim
mạch. Mỗi người bệnh sẽ có mục tiêu để TSH bao nhiêu cho tốt, bệnh càng nặng, giai đoạn bệnh
càng nặng thì để TSH càng thấp, miễn là không ảnh hưởng đến tim mạch. Tối thiểu cũng không
đc để suy giáp
- TG và anti TG càng thấp thì càng tốt, tuy nhiên cao không có nghĩa bệnh nặng lên, không được
chỉ dựa vào TG và anti TG mà nói bệnh nặng lên vì TG và anti TG cao do rất nhiều yếu tố gây
nhiễu dẫn đến không chính xác. Lâu nay cả bệnh nhân và bác sĩ cứ nghĩ TG và anti TG thấp thì
an toàn, điều này không đúng hoàn toàn.
- Siêu âm vùng cổ phải thật kỹ, cẩn thận để tìm hạch di căn ở cổ, tìm khối u tái phát, sẽ có giá trị
hơn nhiều so với xét nghiệm TG và anti TG
- Chọc các hạch bất thường để tìm tế bào tuyến giáp di căn ra hạch có giá trị hơn nhiều so với TG
và anti TG
- Xạ hình toàn thân, xạ hình xương sau khi uống liều thử hoặc sau khi uống liều thật có rất nhiều
giá trị để phát hiện di căn xa như di căn phổi, di căn xương, di căn não...
Lưu ý: không có xét nghiệm nào là chính xác 100% vì mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện
khác nhau do đó phải dựa vào cùng lúc nhiều xét nghiệm và định kỳ xét nghiệm thì mới phát hiện
sớm và không bỏ sót u, hạch, di căn.
Bs Mai Văn Sâm

43. *Thức ăn không nên ăn và nên ăn nếu bạn bị gút


Gout là một loại viêm khớp liên quan đến đau đột ngột, sưng và viêm khớp. Nó xảy ra khi có quá
nhiều axit uric trong máu, khiến nó lắng đọng trong các khớp dưới dạng tinh thể.
Thực phẩm có thể tăng hoặc giảm nồng độ axit uric của bạn, tùy thuộc vào hàm lượng purine của
chúng. Tuy nhiên, fructose( ví dụ đồ uống có đường và đường)có thể làm tăng nồng độ axit uric
của bạn mặc dù nó không giàu purine.
1. Thức ăn không nên ăn
Nếu bạn bị bệnh gút, bạn nên tránh các thực phẩm như sau vì có hơn 200mg purine trong 100
gram( 1 lạng) :
- Tạng động vật như gan, thận, não...
- Thịt thú rừng như thịt nai, thịt bê, gà lôi...
- Cá: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết và nhiều loại hơn nữa
- Các loại hải sản khác: Sò điệp, cua, tôm và trứng cá
-Đồ uống có đường: Đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt có đường
- Mật ong, mật hoa và xi-rô ngô hàm lượng cao fructose
-Nấm men: men dinh dưỡng, men bia, bia, rượu và các chất bổ sung men khác
Ngoài ra, nên tránh các loại đồ ăn tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù
chúng không có nhiều purin hoặc fructose, nhưng chúng ít chất dinh dưỡng và có thể làm tăng
nồng độ axit uric của bạn.
2.Những thực phẩm nào bạn nên ăn?
Mặc dù chế độ ăn kiêng cho bệnh gút loại bỏ nhiều loại thực phẩm, nhưng vẫn có rất nhiều thực
phẩm có hàm lượng purine thấp mà bạn có thể thưởng thức.

29
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Thực phẩm được coi là ít purine khi chúng có ít hơn 100 mg purin trên 100 gram thực phẩm.
Dưới đây là một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp thường an toàn cho người bị bệnh gút
-Trái cây: Tất cả các loại trái cây thường tốt cho bệnh gút. Anh đào thậm chí có thể giúp ngăn
chặn các cuộc tấn công bằng cách giảm nồng độ axit uric và giảm viêm.
- Rau: Tất cả các loại rau đều tốt, bao gồm khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau lá xanh
đậm.
- Các loại đậu: Tất cả các loại đậu đều tốt, bao gồm đậu lăng, đậu, đậu nành và đậu phụ.
- Các loại hạt: Tất cả các loại hạt và hạt.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Chúng bao gồm yến mạch, gạo nâu và lúa mạch.
- Các sản phẩm từ sữa: Tất cả các sản phẩm sữa đều an toàn, nhưng sữa ít béo dường như đặc biệt
có lợi .
- Trứng
- Đồ uống: Cà phê, trà và trà xanh.
- Các loại thảo mộc và gia vị: Tất cả các loại thảo mộc và gia vị.
- Dầu thực vật: Bao gồm dầu canola, dừa, ô liu và dầu lanh.
- Các sản phẩm từ đậu nành và vitamin C có thể giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công của bệnh gút
bằng cách giảm nồng độ axit uric trong máu
3. Thực phẩm bạn có thể ăn có chừng mực
Ngoài các loại thịt nội tạng, thịt thú rừng và một số loại cá nhất định, hầu hết các loại thịt đều có
thể được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Bạn nên giới hạn bản thân ở mức 115 đến 170 gram trong
số thịt này vài lần mỗi tuần. Sau đây là một số loại thịt, chúng chứa một lượng purin vừa phải, từ
100 đến 200 mg purin mỗi 100 gram thịt. Do đó, ăn quá nhiều trong số chúng có thể gây ra triệu
chứng cấp của gút.
- Thịt: bao gồm thịt gà, thịt bò, thịt lợn và thịt cừu.
- Các loại cá khác: Cá hồi tươi hoặc đóng hộp thường chứa hàm lượng purin thấp hơn hầu hết các
loại cá khác
Điều trị gút bao gồm dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và lối sống. Điều trị thuốc thì bạn đến gặp
Bs, tuy nhiên chế độ ăn và lối sống lại là do bạn và thành công của điều trị hay không lại phụ
thuộc nhiều vào chế độ ăn.
Bs Mai Văn Sâm

44. *Trân trọng thông báo


Bs Lê Duy Hưng công tác tại khoa y học hạt nhân- BV 108 sẽ tham gia khám thứ 7 hàng tuần tại
40 đại cồ Việt. Cùng với Bs Sâm Mai Văn sẽ theo dõi sát bệnh nhân trước và sau mổ ung thư
tuyến giáp.
Bs Hưng là bs có nhiều kinh nghiệm trong điều trị xạ sau mổ ung thư tuyến giáp
Liên hệ Miss Thủy đặt lịch khám Bs Hưng và Bs Sâm
0973765926
Bs Mai Văn Sâm

45. *Ý nghĩa của Tirads khi siêu âm tuyến giáp và Birads khi siêu âm tuyến vú để
đánh giá nguy cơ ung thư
Nước ngoài họ đưa ra các tiêu chuẩn khuyến cáo, các bác sĩ Việt Nam làm theo nhưng không biết
rằng nước ngoài họ mổ ít nên không có nhiều kinh nghiệm bằng bs Việt Nam.
Tuy nhiên theo kinh nghiệm của Bs Sâm
1. Trục của u vuông góc với da hay kích thước chiều dọc của u lớn hơn chiều ngang thì nguy cơ
ung thư rất cao và phải cho từ 3 đến 4 điểm nguy cơ.
30
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
2.Tiếp đến là hình ảnh giảm âm, rất giảm âm tức là màu của u sậm hơn, tối hơn
3. Kế đến là có vôi hóa nhỏ tức là vi vôi hóa
4. Bờ của khối u không rõ, ranh giới không rõ, bờ nham nhở, nhiều thùy múi
5. Kích thước của khối u không quan trọng bằng tính chất của u, u nhiều khi có kích thước chỉ 3
hoặc 4 milimet vẫn di căn hạch
6. Tăng sinh mạch quanh u, tức là nhiều mạch máu quanh u
Nói tóm lại không được máy móc, lý thuyết vẫn chỉ là màu hồng, cây đời mãi mãi xinh tươi.
Nên khám, siêu âm nhiều nơi, so sánh nhiều nơi. Không nên tin tưởng hoàn toàn vào kết quả chọc
tế bào. Không nên chủ quan, để bệnh nặng rất khó sử trí và rất tốn kém, tâm lý nặng nề.
Bs Mai Văn Sâm

46. *Cắt 1 thùy tuyến giáp do ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang thì có uống xạ
hay không?
- Thùy còn lại không thể dùng xạ uống để diệt sạch được
- Cố tình uống xạ cũng chỉ làm hại thêm cơ thể, cùng lắm làm teo nhỏ thùy còn lại chứ không bao
giờ hết đc, trong khi thùy còn lại là lành tính.
-Bạn đang muốn diệt tế bào ung thư, nhưng xạ có phân biệt được đâu là tế bào ung thư đâu là tế
bào lành. Iod xạ được hấp thu vào tế bào tuyến giáp, không phân biệt được là tế bào tuyến giáp
lành hay ác tính.
- Bệnh của bạn mới ở một thùy, kích thước nhỏ, gọn, chưa di căn hạch nên chỉ cắt 1 thùy
- Nếu bạn muốn uống xạ, thì lúc mổ phải đặt yêu cầu với bs mổ cắt toàn bộ, sau đó đi uống xạ
mới được
- Xạ có phải là thuốc bổ đâu mà các bạn thích thì uống, uống cho chắc, chắc không thấy chỉ thấy
lép
- Hạch di căn có kích thước rất nhỏ mà nhiều khi uống xạ nhiều lần còn không hết, trong khi còn
cả 1 thùy tuyến giáp bạn uống xạ bao nhiêu lần, liều bao nhiêu cho hết đc
- Thường tái phát ở thùy đã cắt, thùy đã ung thư, do u đã di căn hạch cùng bên với u nhưng chưa
phát hiện ra.
- Thùy còn lại cũng có tái phát, nhưng ít, chủ yếu là do siêu âm trước mổ không kỹ, hoặc nhân
ung thư quá bé nên không phát hiện ra.
Hãy tìm hiểu kỹ để có kiến thức, không nên tin vào người khác, kể cả người thân, người quen, Bs
không chuyên khoa, Bs vì thương mại.
- Quan trọng là bạn khám định kỳ, để điều chỉnh hóc môn cho phù hợp, phát hiện hạch và nhân
bất thường để sử trí kịp thời. Còn 1 thùy vẫn tốt, vẫn có hóc môn của mình tự sản xuất, vẫn ưu
việt hơn nếu bạn không phải cắt toàn bộ tuyến giáp.
- kể cả bạn có cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch, uống xạ, bệnh vẫn có thể tái phát, đặc biệt nếu
bạn để suy giáp.
Bs Mai Văn Sâm

47. *Khi thừa hóc môn, bạn sẽ làm gì?


Hiện tại 1 số bs không phải chuyên khoa chỉnh hóc môn tuyến giáp cho những bệnh nhân đã cắt
toàn bộ tuyến giáp như sau:
Khi thấy thừa hóc môn giáp, tức là TSH nhỏ hơn 0,2 thì họ cho bệnh nhân nghỉ không uống thuốc
1 đến 2 ngày. Thậm chí có bs còn chỉ định bệnh nhân nghỉ không uống 15 ngày đến 1 tháng. Sau
đó mới đi XN và uống lại hóc môn giáp
Theo các bạn đúng hay sai?
Hãy mở hộp thuốc ra, đọc kỹ hướng dẫn trong hộp thuốc. Nên chủ động, có kiến thức cho mình

31
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
để tránh sai lầm.
Bs Mai Văn Sâm

48. *Xông hơi sau uống xạ, nên hay không nên?
Hiện nay có rất nhiều bệnh nhân sau khi đi uống xạ (I 131) rủ nhau đi xông hơi để thải xạ. Có
mấy vấn đề cần lưu ý:
- Phóng xạ sẽ ảnh hưởng đến nhân viên phòng xông hơi vì họ không biết, cũng có thể những nhân
viên đó là người quen, người thân của bạn
- Phóng xạ sẽ ảnh hưởng đến các khách khác vì họ không biết, cũng có thể những khách đó là
người thân, người quen của bạn
- Các cơ sở xông hơi cũng không biết bạn đang có phóng xạ trong người.
Vậy để không ảnh hưởng đến người khác, theo tôi:
- Các bạn nên tắm nước nóng ở nhà nghỉ cũng vẫn tốt
- Nếu có đi xông hơi phải thông báo cho cơ sở xông hơi để họ để riêng phòng chỉ dành riêng cho
những bệnh nhân uống xạ
- Chuẩn bị sẵn nước và phòng xông, sau đó mình tự phục vụ
- Đứng cách xa phụ nữ, trẻ em
Để hạn chế tác hại của xạ không làm ung thư tuyến giáp và các ung thư khác tăng lên
Vì sức khỏe của cộng đồng, mọi người nên chú ý!
Nhân ngày 14/2, chúc các tình yêu sức khỏe, hạnh phúc, thành công!
Bs Mai Văn Sâm

49. *ĐẮT HAY RẺ QUAN TRỌNG?


Thực phẩm chức năng mấy triệu một đơn, các bạn chưa chịu tìm hiểu đã mua ngay
Trong khi hóc môn tuyến giáp rất quan trọng, sống còn, có mấy chục nghìn 1 hộp thì đắn đo, nên
mua thuốc ngoại( mở hộp thuốc ra đọc kỹ trước khi mua sẽ biết thuốc nội hay ngoại) để uống cho
đảm bảo chất lượng nhé!
Thuốc Levothyrox, berlthyrox, levosum đều được. Nhớ chú ý hàm lượng 50 mcg hay 100 mcg(
0,1 mg) để uống cho đúng theo chỉ định của bs.
Chú ý: - khi cắt toàn bộ tuyến giáp do lành tính hay ác tính đều phải uống hóc môn tuyến giáp
thay thế suốt đời, liều lượng mỗi người khác nhau, do bs điều chỉnh
- khi cắt 1 thùy tuyến giáp hay cắt bán phần phần tuyến giáp hay cắt 1 phần tuyến giáp, nếu phần
còn lại tiết không đủ hóc môn giáp thì cũng phải uống bù hóc môn tuyến giáp, có trường hợp phải
uống suốt đời
- khi không mổ tuyến giáp nhưng tuyến giáp bị suy tạm thời thì cũng phải bù hóc môn giáp tạm
thời. Nếu tuyến giáp suy giáp vĩnh viễn thì cũng phải uống hóc môn tuyến giáp suốt đời.
Bs Mai Văn Sâm

50. *Cách đọc tên thuốc tiếng Anh


Bạn mở google, gõ chữ thuốc sau đó gõ chính xác tên thuốc (ví dụ hóc môn tuyến giáp gõ: thuốc
levothyrox) , bạn sẽ tìm thấy thông tin cần biết trước khi mua và trước khi uống
- Hãy chủ động với sức khỏe của mình
- Tránh mua phải thuốc không cần thiết
-Tránh lãng phí
- Hiểu rõ tác dụng của thuốc
- Hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc, tránh lo lắng quá mức
- Hiểu rõ cách uống, nhớ liều lượng, nhớ tên thuốc
- Nếu không hiểu hãy nhờ người thân đọc cùng

32
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Nếu vẫn không hiểu hãy hỏi Bs kê đơn
- Nếu không tin tưởng hãy hỏi bác sĩ khác để so sánh, đối chiếu thông tin
Hãy chủ động, không nên bị động, phụ thuộc, hãy là người bệnh thông thái
Bs Mai Văn Sâm

51. *TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU


Bs Mai Văn Sâm, là 1 trong những Bs đầu tiên về thành lập khoa ngoại bệnh viện nội tiết trung
ương năm 2001. Sau thời gian 10 năm làm tại bệnh viện nội tiết trung ương, Bs Sâm chuyển sang
trường Đại học Y Hà Nội làm giảng viên chuyên dạy về phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Ngoài
thời gian giảng dạy cho các Bs trẻ, Bs Sâm tham gia khám, chẩn đoán, theo dõi bệnh nhân sau mổ
ung thư tuyến giáp tại:
1. Phòng khám chuyên gia của nhiều bệnh viện
2. Phòng khám 424 Nhà A5, Đại học y Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 0912290206 - 0976067766
Không giống như nhiều Bs chỉ biết mổ, không có kiến thức nội khoa về các bệnh lý của tuyến
giáp, Bs Sâm không những có kiến thức chuyên sâu về tuyến giáp mà còn có kỹ thuật mổ độc đáo
mà rất nhiều Bs trưởng, phó các trung tâm phẫu thuật khi đi phụ để học Bs Sâm mổ đều rất thích
thú học hỏi và áp dụng theo , tỷ lệ tai biến thấp hơn các trung tâm mổ trên thế giới. Ngoài ra Bs
Sâm thay đổi đường mổ có hàng trăm năm nay chưa ai dám thay đổi để có vết mổ rất đẹp, thẩm
mỹ. Chính vì thế Bs Sâm được mời tư vấn chuyên môn và phẫu thuật tại rất nhiều bệnh viện:
1. Bệnh viện Đại học y Hà Nội
2. Bệnh viện Quân đội Trung ương 108( khoa yêu cầu)
3. Bệnh viện Quân đội 354
4. Bệnh viện bộ công an 19-8
5. Bệnh viện Bộ Nông nghiệp
6. Bệnh viện Xanh pôn ( khoa kỹ thuật cao)
7. Bệnh viện Bưu điện
8. Bệnh viện Hưng Việt
9. Bệnh viện Hồng Ngọc
10. Bệnh viện Thu Cúc
11. Bệnh viện An Việt
12. Bệnh viện Trí Đức
13. Bệnh viện Đông Đô
14. Bệnh viện Tỉnh Ninh Bình ( khoa yêu cầu)
15. Bệnh viện thành phố Vinh- nghệ An
16. Bệnh viện Tỉnh lào cai
17. Bệnh viện Việt Nam- Cuba( Hà Nội)
18. BV Việt Pháp
19. BV Hòe nhai
20. BV Hồng phát
21. BV Bắc Hà
Và nhiều Bệnh viện khác theo yêu cầu của người bệnh và xắp xếp lịch làm việc của Bs Sâm.
Tiêu chí làm việc của Bs Sâm khi mổ ung thư tuyến giáp:
1. Trước khi mổ, tư vấn rất kỹ, bàn bạc, thống nhất với người bệnh để có lựa chọn phù hợp nhất
với từng người bệnh, chứ không phải phù hợp với Bs, không áp đặt cứng nhắc.
2. Trong khi phẫu thuật, không vội vàng, rất cẩn thận và tỉ mỉ, không để xảy ra tai biến, ngoài sẹo
phải đẹp.
3. Sau phẫu thuật sẽ theo dõi sát diễn biến của người bệnh, tư vấn lại khi có kết quả xét nghiệm,

33
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
theo dõi và chỉnh hóc môn cho từng người bệnh.
CLB người bệnh ung thư tuyến giáp & các bệnh lý tuyến giáp-Bs.Sâm0912290206

52. *SUY GIÁP BẨM SINH


Suy giáp bẩm sinh là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, phát triển về thể chất và
tâm thần của trẻ. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ vẫn có thể phát triển bình
thường và khỏe mạnh.
1. Suy giáp bẩm sinh có thường gặp ở trẻ sơ sinh không?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình cánh bướm nằm ở trước cổ, có vai trò sản xuất ra
hocmon tuyến giáp giúp điều hòa sự phát triển của cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần. Suy giáp
bẩm sinh là bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp của trẻ sơ sinh sản xuất không đủ các hocmon tuyến
giáp để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Tỷ lệ mắc bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là từ 1/3000 đến 1/4000. Suy giáp bẩm sinh có thể
do tuyến giáp không di chuyển tới đúng vị trí trong quá trình thai nhi phát triển và kết quả là
tuyến giáp không thể hoạt động bình thường. Có một số trường hợp, tuyến giáp nằm đúng vị trí
nhưng không phát triển bình thường và do đó không thể sản xuất được hocmon.
2. Hậu quả của bệnh suy giáp bẩm sinh
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, suy giáp bẩm sinh sẽ gây ra những biến chứng cả
về thể chất lẫn tinh thần như sau :
*Giai đoạn sơ sinh: rất quan trọng, cần phải phát hiện sớm
Bé thường ngủ nhiều hơn bình thường, lờ đờ, kém phản ứng với các tác động của môi trường
xung quanh.
Chậm thải phân su và sau này là chứng táo bón
Bé bị vàng da kéo dài, màu da tái xám
Bé ít quấy khóc, tiếng khóc khan, bú kém
Lưỡi to bè và có khi thò ra hai bên
Bé chậm lên cân
Tay chân lạnh
*Giai đoạn sau sơ sinh và trẻ nhỏ:
Chậm phát triển về thể chất: chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao
Tinh thần kém phát triển: kém linh hoạt, chậm tiếp thu dẫn đến học hành kém hơn so với bạn bè
3.Làm cách nào để phát hiện sớm trẻ bị suy giáp bẩm sinh ?
Bé bị suy giáp bẩm sinh chỉ hồi phục và phát triển bình thường khi được phát hiện và điều trị sớm
trong vòng 2 - 3 tuần đầu sau sinh. Nếu bị phát hiện quá trễ, việc điều trị sẽ không mang lại hiệu
quả cao do các biến chứng về tâm thần và thiếu hụt hocmon tuyến giáp kéo dài không hồi phục.
Chương trình sàng lọc sau sinh là biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện suy giáp bẩm sinh ở trẻ.
Cách tiến hành như sau:
Sau sinh 48 giờ, tiến hành lấy mẫu máu ở gót chân hay mu bàn tay của trẻ rồi thấm vào giấy thấm
để làm xét nghiệm TSH và T4.
Nếu kết quả là TSH và T4 cao, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn để làm tiếp các xét nghiệm chẩn
đoán chuyên biệt, từ đó đưa ra giải pháp theo dõi bệnh và điều trị phù hợp.
4. Điều trị suy giáp bẩm sinh như thế nào ?
Vì cơ thể bé thiếu hụt hocmon tuyến giáp, do đó bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng hocmon tuyến
giáp tổng hợp, có tên là L-thyroxin. Sử dụng Thyroxin đúng liều hằng ngày sẽ không mang đến
nhiều tác dụng phụ. Nhưng nếu trẻ dùng liều Thyroxin quá thấp, các dấu hiệu của bệnh suy giáp

34
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
sẽ xuất hiện. Còn nếu uống liều quá cao, trẻ sẽ bị một số tác dụng phụ như tiêu chảy, khó ngủ,
tim nhanh, đỏ bừng...
Dựa vào TSH, FT4 cùng với các chỉ số về sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ sẽ là căn cứ
để bác sĩ tính toán liều lượng thuốc phù hợp cho trẻ.
Hocmon tuyến giáp rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ trong 2 năm đầu đời. Sau 2
tuổi, hocmon này vẫn cần thiết cho cơ thể trưởng thành và phát triển. Do đó, bé cần phải sử dụng
thuốc điều trị suốt đời. Không phải bác sĩ mà chính ba mẹ phải cố gắng nhắc nhở, giúp đỡ con để
tạo thói quen dùng thuốc hàng ngày cho bé.
Về chế độ ăn của bé, cha mẹ không nên cho con kiêng khem hay tăng quá mức một loại thực
phẩm nào đó. Bé bị suy giáp bẩm sinh nên có chế độ ăn bình thường như các bé khác. Suy giáp
bẩm sinh không thể điều trị hết bằng chế độ ăn do đó tăng cường sử dụng các thức ăn giàu iot là
không cần thiết.
Không phải bố mẹ bình thường thì con sẽ không bị suy giáp
Không phải bố mẹ bị bệnh tuyến giáp thì con sẽ bị suy giáp
Con bị suy giáp do rất nhiều nguyên nhân
Quan trọng nhất là bố mẹ phải có kiến thức để phát hiện con bị suy giáp sớm nhất, biết cách theo
dõi và cho con uống hóc môn giáp đầy đủ, xét nghiệm thường xuyên
Hy vọng chín tháng mang nặng, đẻ đau cùng với kiến thức sẽ cho bạn nhiều em bé khỏe mạnh và
thông minh!
" Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời..."
Bs Mai Văn Sâm

53. *Bệnh Thalassemia – hiểu biết, phòng tránh và điều trị


Thalassemia (còn gọi là Bệnh tan máu bẩm sinh) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm
1925, tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu vào năm 1960. Thalassemia đã và
đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ lụy cho đời sống của người bệnh và
cộng đồng. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh được khi có hiểu biết đầy đủ về bệnh và có biện
pháp phòng tránh ngay từ hôm nay.
Thalassemia là bệnh gì?
Thalassemia là bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Người bình thường có 2
gen khỏe mạnh, người bị bệnh có 2 gen bệnh, người mang gen có 1 gen bệnh và 1 gen khỏe
mạnh. Bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường.
Bệnh có ở mọi quốc gia, dân tộc, bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Ước tính trên thế giới hiện có
khoảng 7% dân số mang gen bệnh; 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh; 0,27%
trường hợp có thai sinh ra con bị bệnh HST; mỗi năm có khoảng 300.000 – 500.000 trẻ sinh ra bị
bệnh Thalassemia mức độ nặng.
Tại Việt Nam, ước tính hiện nay có khoảng 20.000 người bị Thalassemia thể nặng, mỗi năm có
thêm khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh
Thalassemia (người mang gen không có biểu hiện bệnh lý nhưng là nguồn di truyền gen bệnh cho
thế hệ sau).
Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết
Do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu, chất lượng hồng cầu
suy giảm làm hồng cầu dễ bị vỡ (tan máu) dẫn đến thiếu máu mạn tính. Biểu hiện nhận biết bệnh
như:
- Mệt mỏi;
- Hoa mắt chóng mặt;
- Da xanh nhợt nhạt hơn bình thường;
35
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Da, củng mạc mắt vàng;
- Nước tiểu sẫm màu;
- Chậm lớn;
- Khó thở khi làm việc gắng sức….
Nếu người bệnh không được điều trị sớm, đầy đủ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng do thiếu máu và
thừa sắt gây ra trên tất cả các cơ quan làm thay đổi diện mạo người bệnh như thể trạng thấp bé,
trán dô, mũi tẹt, hàm răng hô, suy tim, suy gan, suy nội tiết..
Thalassemia có 2 thể bệnh là Alpha-Thalassemia và Beta-Thalassemia.
Mức độ biểu hiện
Bệnh có 5 mức độ biểu hiện tùy theo số lượng gen bị tổn thương:
- Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây
hỏng thai trước khi sinh).
- Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng khi trẻ chưa đến 2 tuổi;
- Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ khi trẻ trên 6 tuổi;
- Mức độ nhẹ, triệu chứng máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có
kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…;
- Thể ẩn không có biểu hiện gì khác biệt, không thiếu máu (thậm chí có thể hiến máu được).
Phòng bệnh và điều trị
Phòng bệnh cần hiểu biết được cơ chế di truyền thì hoàn toàn có thể phòng tránh được. Tránh
không sinh ra trẻ mang 2 gen bệnh do nhận từ cả bố và mẹ bằng các biện pháp như:
- Tầm soát và phòng tránh bệnh từ sớm: Với các biện pháp xét nghiệm, tư vấn tiền hôn nhân. Các
cặp vợ chồng chuẩn bị có thai hoặc đang mang thai, đặc biệt các gia đình đã có người bệnh
Thalassemia nên được tư vấn và chẩn đoán tiền hôn nhân
- Sàng lọc phát hiện bệnh sớm cho thai nhi: Phòng ngừa bằng các xét nghiệm tầm soát và chẩn
đoán gen đột biến trong thời thai kỳ. Đây là biện pháp hiệu quả và chi phí thấp. Nếu cả vợ và
chồng đều mang gen thì thai nhi có 25% nguy cơ bị mắc bệnh ở thể nặng, trường hợp này cần
được thực hiện chẩn đoán trước sinh bằng phương pháp chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau và tìm
đột biến gen.
Đối với bệnh nhân mức độ nặng và trung bình cần:
- Truyền máu định kỳ và dùng thuốc thải sắt suốt cuộc đời.
- Đến khám và điều trị đúng hẹn
- Khám lại ngay khi có dấu hiệu bất thường như: mệt nhiều, đau tim, khó thở, sốt cao, phù…
- Phẫu thuật cắt lách giúp kéo dài khoảng cách thời gian giữa các đợt truyền máu.
- Ghép tế bào gốc điều trị bệnh, biện pháp này cần phải đáp ứng điều kiện ngặt nghèo hơn như:
phải tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp, điều kiện sức khỏe đảm bảo, các chi phí ghép…
Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe khi bị bệnh
Người bệnh Thalassemia có thể sinh hoạt, làm việc, kết hôn và sinh con khi được điều trị đầy đủ,
tuân thủ các phác đồ điều trị và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng
- Cân bằng các chất giàu dinh dưỡng;
- Không ăn thức ăn chứa nhiều sắt (thịt bò, mộc nhĩ, rau cải xoong…);
- Để hạn chế hấp thu sắt khi ăn từ các thực phẩm sau bữa ăn nên uống 1 cốc nước chè xanh;
36
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm ( sò, củ cải đường, đậu nành...).
Chế độ sinh hoạt
- Sinh hoạt bình thường , hạn chế lao động nặng các hoạt động gắng sức.
- Tránh bị nhiễm trùng: rửa tay thường xuyên, tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Vận động, tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp…
Thalassemia là bệnh có thể phòng tránh được. Do vậy, việc phòng tránh, tìm hiểu và được tư vấn,
tầm soát gen bệnh sớm, trước kết hôn sẽ hạn chế được nguy cơ sinh ra những đứa trẻ mang gen
hoặc bị bệnh, góp phần đảm bảo chất lượng dân số cho cộng đồng.

54. *HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC


1. Phải xem đúng tên thuốc trong đơn của bs
1. Phải xem có đúng hàm lượng thuốc trong đơn không
3. Phải đọc kỹ hướng dẫn trong hộp thuốc, nếu không có phải yêu cầu người bán thuốc cung cấp.
Nếu không có thì tra trên mạng, đọc kỹ trước khi uống
4. Phải đọc kỹ xem tác hại, tác dụng phụ là gì để biết, tránh uống rồi mới hỏi, mới lo lắng, nếu
không hiểu thì nhờ người thân đọc cùng để hiểu rõ
5. Phải hỏi kỹ bs và người bán thuốc xem thuốc nào là thuốc điều trị bệnh, thuốc nào là thuốc bổ,
thuốc nào thực phẩm chức năng.
6. Phải hỏi kỹ giá, phải đối chiếu, tham khảo vài nơi trước khi mua, không nên vội vàng mua tất
cả, mua cả đơn nếu chưa đủ độ tin tưởng. Nên tập trung mua thuốc điều trị bệnh trước.
7. Phải đọc kỹ hướng dẫn cách uống, thời gian uống, sau ăn hay trước ăn hay trong bữa ăn. Phải
đọc kỹ xem nuốt cả viên thuốc hay phải nhai kỹ trước khi uống. Phải đọc kỹ xem uống với nhiều
nước hay ít nước. Phải đọc kỹ xem hòa tan trước khi uống hay nuốt cả viên?
8 . Thuốc đến tay người bệnh phải có tên, xuất sứ, hạn sử dụng, phải có hướng dẫn sử dụng, phải
có đơn. Tuyệt đối không được bóc lẻ từng viên, khi xảy ra ngộ độc thuốc, phản ứng sẽ không biết
ngộ độc với thuốc nào để sử trí ngộ độc.
9. Khi uống nhiều loại thuốc, phải đọc kỹ tất cả các loại thuốc, uống thuốc với tiêu chí ưu tiên
thuốc bệnh, thuốc chính trước, như vậy các thuốc khác phải không ảnh hưởng đến các thuốc này.
10. Không phải tất cả các bs đều hiểu rõ thuốc mà mình kê, không phải tất cả người bán thuốc
đều hiểu hết các thuốc họ bán, thậm chí bán nhầm. Bạn phải tự tìm hiểu, đọc kỹ hướng dẫn trước
khi sử dụng, chỉ khi bạn cẩn thận thì mới hạn chế sai sót của người khác dẫn đến ảnh hưởng sức
khỏe của bạn.
Hãy chủ động hơn nữa, đừng nên thụ động, đừng trông chờ vào người khác quá mức!
Trong ung thư tuyến giáp, uống hóc môn giáp đều và đủ là quan trọng nhất, giúp cho cơ thể khỏe
mạnh và chống tái phát bệnh. Muốn biết uống hóc môn giáp có đủ theo nhu cầu của bạn hay
không thì phải nên xét nghiệm thường xuyên.
Bs Mai Văn Sâm

55. *HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ XẠ ( IOD 131) VÀ CÁC THẮC MẮC KHÔNG BIẾT
HỎI AI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ VÀ NANG
1. Điều trị iod xạ là gì?
Uống Iod 131 (Radioiodine) là một hình thức xạ trị đã được sử dụng trong nhiều năm để điều trị
các bệnh về tuyến giáp như Basedow, ung thư tuyến giáp thể nhú và nang. Nó an toàn và hiệu quả
nhưng đòi hỏi bạn phải tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa nhất định để giảm lượng phóng xạ
nhỏ mà người khác có thể nhận được từ cơ thể và chất dịch cơ thể của bạn.
- Thời gian uống xạ có thể khoảng 3 đến 6 tuần sau mổ cắt toàn bộ. Tùy nhiên không nên cứng
nhắc, tùy thuộc vào bạn mổ có bị tai biến không, bạn đã bình phục hoàn toàn chưa, cả về thể
37
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
trạng lẫn tinh thần, cơ sở uống xạ có đáp ứng được nhu cầu và điều kiện điều trị không? .....
2. Iod xạ tồn tại trong cơ thể bạn bao nhiêu lâu?
Iod xạ ở lại trong cơ thể bạn trong một thời gian ngắn. Hầu hết các chất phóng xạ không đi đến
mô tuyến giáp sẽ bị loại khỏi cơ thể bạn trong vài ngày đầu sau khi điều trị. Radioiodine rời khỏi
cơ thể bạn chủ yếu qua nước tiểu của bạn, nhưng một lượng rất nhỏ có thể được tìm thấy trong
nước bọt, mồ hôi và phân.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.
3. Làm thế nào bạn có thể giảm ảnh hưởng của bức xạ cho người khác?
Ảnh hưởng bức xạ với người khác có thể được giảm bằng cách giữ khoảng cách hợp lý giữa bạn
và người khác và thời gian bạn ở gần người khác đến mức tối thiểu. Điều quan trọng là phải cho
bác sĩ của bạn biết nếu bạn sẽ không thể làm theo tất cả các hướng dẫn này.
Những hướng dẫn này được áp dụng nếu bạn đang trở về nhà của mình sau khi điều trị bằng
phương tiện cá nhân. Bạn nên hỏi bác sĩ để được hướng dẫn thêm nếu bạn dự định sử dụng
phương tiện giao thông công cộng hoặc ở trong khách sạn hoặc nhà nghỉ không riêng tư khác
4. Trong 8 giờ đầu tiên:
Uống một ly nước mỗi giờ và đi tiểu càng sớm càng tốt khi bạn buồn tiểu tiện. Đàn ông nên ngồi
khi đi tiểu để giảm văng nước tiểu. Sử dụng khăn giấy để lau bất kỳ nước tiểu nào trên bồn cầu và
xả hai lần. Rửa tay và rửa bồn rửa tay.
Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét với tất cả người lớn. Duy trì khoảng cách ít nhất 2 mét với trẻ
em và phụ nữ mang thai. Nếu có thể, bạn nên lái xe về nhà một mình. Nếu không thể lái xe một
mình, bạn nên chọn chỗ ngồi giữ khoảng cách nhiều nhất có thể giữa bạn và các hành khách
khác. Bạn không nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
5. Hai ngày đầu tiên:
Không dùng chung cốc, ly, đĩa hoặc dụng cụ ăn uống. Rửa đồ ngay sau khi sử dụng. Những
người khác có thể sử dụng các đồ dùng này khi chúng được rửa sạch.
Không dùng chung khăn hoặc khăn lau.
Rửa bồn cầu hai lần và rửa bồn rửa tay và bồn giặt sau khi sử dụng.
Giặt khăn, khăn trải giường, đồ lót và bất kỳ quần áo nào dính nước tiểu hoặc mồ hôi.
6.Tuần đầu tiên:
Nên sắp xếp cho những người khác chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nên ở cách xa, không nên ở
gần sẽ bất lợi khi trẻ nhìn thấy sẽ theo hoặc thương hại trẻ khi trẻ khóc làm bạn cũng buồn và lo
lắng thêm nhất là khi trẻ bị ốm.
Ngủ một mình trong 7 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Tránh hôn và tiếp xúc thân thể với người khác và duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét so với phụ nữ
đang mang thai và trẻ em dưới 18 tuổi.
Tránh các hoạt động mà bạn có thể gần gũi với người khác trong hơn 5 phút, ví dụ, rạp chiếu
phim, sự kiện thể thao và giao thông công cộng.
7. Hướng dẫn bổ sung đối với phụ nữ đang cho con bú
Bạn phải ngừng cho con bú trước khi bạn có thể được điều trị bằng iod xạ. Nếu có thể, bạn nên
ngừng cho con bú trong 6 tuần trước khi điều trị. Bạn không nên tiếp tục cho con bú sau khi điều
trị cho đứa trẻ hiện tại của bạn, nhưng bạn có thể nuôi con bằng sữa mẹ một cách an toàn trong
tương lai. Không tuân theo hướng dẫn này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho tuyến giáp
của trẻ bú hoặc trẻ nhỏ.
8.Thai kỳ
Điều trị bằng iod xạ không được áp dụng trong thai kỳ. Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bạn đang
mang thai hoặc có thể mang thai. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, bạn nên đợi ít nhất 6 đến
12 tháng sau khi điều trị xạ và để đảm bảo mức độ hormone tuyến giáp của bạn là bình thường.
Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
9. Những điều khác bạn nên biết trong tuần đầu tiên sau khi điều trị:
38
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Một lượng nhỏ phóng xạ từ cơ thể bạn có thể kích hoạt máy theo dõi bức xạ tại sân bay, cửa khẩu
biên giới, tòa nhà chính phủ, bệnh viện và khu xử lý chất thải trong tối đa 3 tháng sau khi điều trị.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn cho lời khuyên nếu bạn sẽ ở trong những lĩnh vực này. Bác sĩ của bạn có
thể cung cấp cho bạn một chứng nhận mô tả quá trình điều trị của bạn nếu bạn không thể tránh
những khu vực này.
Các đồ bỏ đi mà có nhiều nước tiểu, nước bọt, dịch tiết mũi, mồ hôi hoặc máu có thể kích hoạt
báo động tại các khu xử lý chất thải. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn về cách vứt bỏ những
vật dụng này một cách an toàn.
10. Một vài thắc mắc thông thường
- Bạn sử dụng điện thoại, xem ti vi bình thường
- Ảnh hưởng của xạ với người bình thường là nếu bị lượng phóng xạ cao sẽ phá hủy tuyến giáp
gây suy giáp, tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp
- uống xạ không gây rụng tóc. Rụng tóc thường do cường giáp hoặc suy giáp
- Thú cưng của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng của phóng xạ nếu bạn không tuân thủ hướng dẫn
- Sau khi uống iod xạ 2 ngày bạn không phải thực hiện chế độ ăn kiêng nữa
- Tránh hôn hoặc quan hệ tình dục trong ba đến bốn ngày sau khi điều trị. Không ngủ cùng nhau
cả đêm cho đến một tuần sau khi điều trị.
- Nên vệ sinh răng miệng trước khi uống xạ, theo dõi sau xạ cũng rất quan trọng để trung hòa độ
axit thay đổi của nước bọt của bạn.
Khi nhận thấy bất kỳ thay đổi về hương vị hoặc nước bọt, hãy ngừng sử dụng kem đánh răng và
nước súc miệng thương mại và thay đổi thành kem đánh răng và nước súc miệng siêu mềm mà
không có cồn, phenol hoặc chất làm trắng.
Một thay thế tốt cho các sản phẩm thương mại là baking soda để sử dụng như một chất tẩy rửa và
baking soda pha nước súc miệng để sử dụng 4-5 lần mỗi ngày. Đối với nước súc miệng, trộn một
muỗng nhỏ baking soda với 300 ml nước.
Điều quan trọng nữa là dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
- Có hai loại tác dụng phụ sau khi uống xạ: sớm và muộn. Tác dụng phụ sớm, chẳng hạn như
buồn nôn và mệt mỏi, thường không kéo dài. Nó có thể bắt đầu trong hoặc ngay sau khi điều trị
và kéo dài trong vài tuần sau khi kết thúc, nhưng sau đó sẽ khá hơn. Thường mệt cũng do ngừng
hóc môn giáp và tâm lý lo lắng quá trước khi uống xạ.
- Bạn lo lắng có di truyền sang con không, xin trả lời, tất cả các bệnh đều có thể di truyền chứ
không phải mỗi ung thư, bạn không bị bệnh con bạn vẫn có thể bị bệnh, chuẩn bị trước khi có
thai, theo dõi trong khi có thai cẩn thận, điều chỉnh hóc môn giáp đủ cho mẹ và con thì sẽ tốt. Nếu
sợ thế thì chẳng ai dám đẻ, chắc sẽ tuyệt chủng mất!
Bs Mai Văn Sâm

56. *Về tất cả các XN nghiệm của người bệnh


- Khi đi khám và xét nghiệm, cho dù là khám bảo hiểm, hay tự nguyện thì bệnh viện phải trả bản
gốc cho bệnh nhân vì cả hai hình thức bảo hiểm hay tự nguyện đều là tiền của người bệnh chi trả
- Bệnh viện muốn lưu trữ thì để trong máy, hoặc in thêm bản khác, hoặc mượn người bệnh để
photo lại
- Người bệnh sau khi xét nghiệm phải có kết quả để lưu lại và theo dõi lâu dài
- Người bệnh phải có xn để so sánh các lần khác nhau, để so sánh với các trung tâm khác, để nhờ
bs khác đọc kết quả tránh chủ quan của 1 chỗ
- Người bệnh phải có xn để tránh trường hợp không làm nhưng vẫn báo là kết quả bình thường
hoặc có làm nhưng cho kết quả không chính xác.
- Người bệnh phải có xn, vì đó là quyền của người bệnh.
Tại sao XN các bạn trả tiền lại phải xin, lại phải trả thêm tiền thì mới có tờ giấy xn? Tại sao và tại

39
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
sao?
Bs Mai Văn Sâm

57. *THỦ TỤC ĐI MỔ TUYẾN GIÁP


Mọi người cứ lo lắng về thủ tục mổ nhưng nếu bạn chọn những BV mà Bs Sâm mổ như Việt
Pháp, Hưng Việt, Hồng Ngọc, Hồng phát.... và đã đặt lịch hoặc thông báo trước ngày mổ với Bs
Sâm thì:
* Chỉ cần:
- Nhịn ăn, nhịn uống, làm xong các thủ tục sẽ mổ luôn hôm đến viện.
- Nếu đã ăn uống thì sau ăn 4 đến 5 tiếng sẽ mổ
- Cầm các XN cũ của các bệnh viện khác trong vòng 1 tháng vẫn có giá trị, không phải làm lại.
Nếu bạn đi khám ở BV khác mà chưa chắc chắn mổ ở bệnh viện đó thì đừng có nộp lại, phải giữ
XN lại, nếu họ muốn giữ thì chỉ đưa cho họ bản photo, bản gốc của mình do mình đóng tiền,
khám bảo hiểm thì XN cũng là tiền của mình, không ai có quyền giữ XN của mình được.
- Cầm bảo hiểm y tế, (sau này thẻ điện tử, tra trên mạng là có) không cần phải chuyển. Vì chuyển
cũng phải mất tiền xin chuyển.
- Cầm chứng minh thư hoặc hộ chiếu
- Cầm các bảo hiểm bảo lãnh của các hãng bảo hiểm như manulife, Prudential, AIA... Hoặc thông
báo cho nhân viên bán bảo hiểm để họ hướng dẫn các bệnh viện có bảo lãnh bảo hiểm.
- Cần nhất tinh thần thoải mái. Quần áo đẹp, trang điểm nhẹ nhàng.
* Không cần và không nên:
- Không cần cầm phong bì vì không ai nhận cả. Cùng lắm ở quê có tí đặc sản để tăng thêm tình
cảm và tranh thủ giới thiệu sản phẩm thì có tí chút gọi là.
- Không cần nhờ vả ai quen cả, không phải mang ơn huệ ai cả. Bệnh viện có trách nhiệm phục vụ
chu đáo.
- Không cần cầm nhiều quần áo, không cần chăn màn
- Không cần xoong nồi bát đĩa, chậu xô lỉnh kỉnh
- Không cần cầm nhiều tiền, cầm thẻ, hoặc chuyển khoản cũng được.
- Không cần nhiều người đi chăm, chỉ cần 1 người, thậm chí không có cũng đc, đã có nhân viên
BV chăm và trực 24/24
- Nên tẩy sạch sơn móng tay, vì thiết bị theo dõi oxy qua móng tay sẽ không chính xác
- Khi chuẩn bị lên phòng mổ, nên lau sạch son môi để dễ theo dõi tình trạng toàn thân ( xăm môi
thì chịu, đành phải theo dõi qua móng tay, máy móc).
- Không nên tin hoàn toàn vào thầy bói, giục bs mổ đúng giờ, trong khi bs chưa mổ xong ca
trước, dẫn đến mổ nhanh mổ ẩu, vô tình làm hại bệnh nhân khác.
Chúc các bạn có ca mổ thành công.
Bs Mai Văn Sâm

58. *Tâm sự cuối tuần


Không biết là do bệnh nhân quá lo lắng hay do bác sĩ nói quá
Sáng nay tôi vừa nhận được cuộc gọi của 1người bệnh sau mổ ung thư tuyến giáp, chị ấy nói rất
lo lắng, bs thì nói chỉ sống không quá 5 năm, nhà không có ai, chồng con đi làm xa hết. Chị ấy đã
muốn tự tử, chị ấy đã uống thử 1 ít thuốc chuột nhưng không sao.
Thực sự rất đáng lo ngại khi mọi người không tìm hiểu kỹ, không tỉnh táo cứ nghĩ đã là ung thư
là nặng, cứ nghĩ ung thư nào cũng giống ung thư nào. Trong khi người có chuyên môn thì lại dọa
người bệnh, dẫn đến những người yếu tâm lý thường hay có những suy nghĩ tiêu cực, không đúng
về bệnh.
Tôi đã nói nhiều lần, người ta lấy mốc sống sau mổ 5 năm để theo dõi và nếu sau 5 năm không tái
40
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
phát bệnh thì được coi là khởi bệnh, chứ không phải là sống đc 5 năm. Nếu sau 5 năm có tái phát
bệnh thì sẽ tiếp tục chữa như mổ lại hoặc uống xạ lại chứ không phải là tử vong ngay. Ung thư
tuyến giáp thể nhú và thể nang còn thua xa tai biến mạch máu não, thua xa tai nạn giao thông,
thua xa xơ gan do rượu, thua xa suy nghĩ tiêu cực... về mức độ nguy hiểm.
Phải tìm hiểu kiến thức, để hiểu đúng về ung thư tuyến giáp, tránh bị người không có kiến thức
dọa nạt
Bs Mai Văn Sâm

59. UNG THƯ CÓ THỂ PHÒNG TRÁNH: 7 LỜI KHUYÊN LÀM GIẢM NGUY
CƠ CỦA BẠN
1.Đừng dùng thuốc lá
Sử dụng bất kỳ loại thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử cũng khiến bạn rơi vào tình trạng ung
thư. Hút thuốc có liên quan đến nhiều loại ung thư - bao gồm ung thư phổi, miệng, cổ họng, thanh
quản, tuyến tụy, bàng quang, cổ tử cung và thận. Nhai thuốc lá có liên quan đến ung thư khoang
miệng và tuyến tụy. Ngay cả khi bạn không sử dụng thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc lá có thể
làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Tránh thuốc lá - hoặc quyết định ngừng sử dụng nó - là một phần quan trọng trong phòng ngừa
ung thư
2.Ăn uống lành mạnh
Mặc dù thực hiện các lựa chọn lành mạnh tại cửa hàng tạp hóa vào bữa ăn không thể đảm bảo
phòng ngừa ung thư, nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ của bạn. Hãy xem xét các hướng dẫn
sau:
- Ăn nhiều trái cây và rau quả. Tuy nhiên phải tùy vào các bệnh bạn đang mắc để sử dụng số
lượng cho phù hợp.
- Tránh béo phì. Ăn nhẹ và gọn gàng hơn bằng cách chọn ít thực phẩm có hàm lượng calo cao,
bao gồm đường tinh chế và chất béo từ các nguồn động vật.
- Nếu bạn chọn uống rượu, chỉ nên uống điều độ. Nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau như
ung thư vú, đại tràng, phổi, thận và gan tăng theo lượng rượu bạn uống và thời gian bạn uống
thường xuyên.
-Hạn chế thịt. Một báo cáo từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, cơ quan ung thư của Tổ
chức Y tế Thế giới, kết luận rằng ăn một lượng lớn thịt có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc một số
loại ung thư. Cần phải hiểu chính xác là hạn chế chứ không phải là kiêng hoàn toàn.
Ngoài ra, những phụ nữ ăn chế độ ăn Địa Trung Hải có bổ sung dầu ô liu và các loại hạt hỗn hợp
có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Chế độ ăn Địa Trung Hải tập trung chủ yếu vào các thực phẩm
có nguồn gốc thực vật, như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt.
Những người theo chế độ ăn Địa Trung Hải chọn chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu ô liu,
hơn bơ và cá thay vì thịt đỏ.
3.Duy trì cân nặng khỏe mạnh( 3 vòng chuẩn thì càng tốt) và hoạt động thể chất
Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau, bao gồm
ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, đại tràng và thận.
Hoạt động thể chất cũng vậy. Ngoài việc giúp bạn kiểm soát cân nặng, hoạt động thể chất tự nó
có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư ruột.
Người lớn tham gia vào bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng đạt được một số lợi ích về sức khỏe.
Nhưng để có lợi ích sức khỏe đáng kể, hãy cố gắng đạt được ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt
động aerobic vừa phải hoặc 75 phút mỗi tuần cho hoạt động aerobic mạnh mẽ. Bạn cũng có thể
kết hợp các hoạt động vừa phải và mạnh mẽ. Như một mục tiêu chung, bao gồm ít nhất 30 phút
hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày của bạn và nếu bạn có thể làm nhiều hơn, thậm chí
tốt hơn.
41
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
4. Bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời
Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất - và là một trong những loại có thể
phòng ngừa được nhất. Hãy thử những lời khuyên sau:
-Tránh nắng giữa trưa. Tránh xa mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều,
khi các tia nắng mặt trời mạnh nhất.
- Ở trong bóng râm. Khi bạn ở ngoài trời, hãy ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt. Kính râm và
một chiếc mũ rộng vành cũng giúp che các khu vực tiếp xúc. Mặc quần áo che phủ càng nhiều da
càng tốt. Lựa chọn màu sáng hoặc tối, phản xạ bức xạ cực tím nhiều hơn phấn màu hoặc bông tẩy
trắng.
Đừng bỏ qua kem chống nắng. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với SPF ít nhất là 30, ngay cả
trong những ngày nhiều mây. Thoa kem chống nắng một cách hào phóng và bôi lại sau mỗi hai
giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi.
Tránh giường tắm nắng vì tổn thương da nhiều.
5. Tiêm phòng
Phòng ngừa ung thư bao gồm bảo vệ khỏi một số bệnh nhiễm virus. Nói chuyện với bác sĩ của
bạn về tiêm chủng chống lại:
- Viêm gan B. Viêm gan B có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan. Vắc-xin viêm gan B
được khuyến nghị cho một số người trưởng thành có nguy cơ cao - chẳng hạn như người lớn hoạt
động tình dục nhưng không có mối quan hệ một vợ một chồng, người nhiễm bệnh lây truyền qua
đường tình dục, người sử dụng chất gây nghiện tiêm tĩnh mạch, nam quan hệ tình dục với nam
giới . Nhân viên chăm sóc sức khỏe hoặc nhân viên y tế có thể tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ
thể bị nhiễm bệnh.
- Papillomavirus ở người (HPV). HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn
đến ung thư cổ tử cung và các cơ quan sinh dục khác cũng như ung thư tế bào vảy ở đầu và cổ.
Vắc-xin HPV được khuyến nghị cho bé gái và bé trai từ 11 đến 12 tuổi. Cục Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã phê duyệt việc sử dụng vắc-xin Gardasil 9 cho nam và nữ từ 9
đến 45 tuổi.
6. Tránh những hành vi nguy hiểm
Một chiến thuật phòng ngừa ung thư hiệu quả khác là tránh các hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến
nhiễm trùng, do đó, có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Ví dụ:
-Thực hành tình dục an toàn. Hạn chế số lượng bạn tình và sử dụng bao cao su khi bạn quan hệ
tình dục. Bạn càng có nhiều bạn tình trong đời, bạn càng có nhiều khả năng mắc bệnh lây truyền
qua đường tình dục - chẳng hạn như HIV hoặc HPV. Những người bị HIV hoặc AIDS có nguy cơ
mắc ung thư hậu môn, gan và phổi cao hơn. HPV thường liên quan đến ung thư cổ tử cung,
nhưng nó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn, dương vật, cổ họng, âm hộ và âm đạo.
- Đừng dùng chung kim tiêm. Dùng chung kim tiêm với những người sử dụng thuốc tiêm tĩnh
mạch có thể dẫn đến HIV, cũng như viêm gan B và viêm gan C - có thể làm tăng nguy cơ ung thư
gan. Nếu bạn lo lắng về việc lạm dụng hoặc nghiện ma túy, hãy tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp.
7. Khám bệnh thường xuyên
Tự kiểm tra và kiểm tra thường xuyên các loại ung thư khác nhau - chẳng hạn như ung thư tuyến
giáp, da, đại tràng, cổ tử cung và vú - có thể làm tăng khả năng phát hiện sớm ung thư , khi điều
trị có khả năng thành công nhất. Hãy hỏi bác sĩ về lịch trình sàng lọc ung thư tốt nhất cho bạn.
Bs Mai Văn Sâm ( dịch)

60. *UNG THƯ TUYẾN GIÁP Ở TRẺ EM


Hiện tại chưa có nhiều báo cáo và nghiên cứu về ung thư tuyến giáp ở trẻ em. Dựa trên loạt
nghiên cứu hồi cứu, tức là ghi nhận các trường hợp đã phát hiện và đã điều trị, tỷ lệ mắc các nhân
tuyến giáp ở trẻ em dao động từ 0,2-5%, so với khoảng 30% ở người lớn. Tuy nhiên, các nhân
42
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
tuyến giáp ở trẻ em có nguy cơ mắc bệnh ác tính cao hơn nhiều so với người lớn, khoảng 26,4%,
tức là nếu 100 trẻ có nhân giáp thì gần 1/3 số đó là nguy cơ ung thư. Một số tác giả đã báo cáo tỷ
lệ mắc bệnh lên tới 36%. Vì các nhân tuyến giáp ở trẻ em có nguy cơ ác tính gia tăng, các bác sĩ
nên khám và nếu phát hiện thì phải quyết định nhanh chóng.
Trẻ em có các yếu tố nguy cơ sau sẽ có nguy cơ ung thư tuyến giáp:
Bố mẹ lưu ý, bất cứ điều gì làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con bạn được gọi là yếu tố rủi ro. Có
một yếu tố rủi ro không có nghĩa là con bạn sẽ bị ung thư; không có các yếu tố rủi ro không có
nghĩa là con bạn sẽ không bị ung thư. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ rằng con bạn
có thể có nguy cơ.
1.Tiếp xúc với bức xạ, chẳng hạn như từ các xét nghiệm chẩn đoán, điều trị bức xạ hoặc bức xạ
trong môi trường.
2.Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến giáp, bao gồm những bệnh và hội chứng sau đây:
-APC liên quan đến đa polyp .( Là polyp tuyến thượng thận có tính chất gia đình (FAP) và ung
thư biểu mô dạ dày và polyp đại tràng dạ dày (GAPPS).)
- Hội chứng DICER1 ( Hội chứng DICER1 là một rối loạn di truyền làm tăng nguy cơ của một
loạt các khối u ung thư và không ung thư , phổ biến nhất là một số loại khối u xảy ra ở phổi, thận,
buồng trứng và tuyến giáp. Các cá nhân bị ảnh hưởng có thể phát triển một hoặc nhiều loại khối u
và các thành viên trong cùng một gia đình có thể có các loại khác nhau.
- Carney complex (là một rối loạn đặc trưng bởi sự gia tăng nguy cơ của một số loại khối u. Các
cá nhân bị ảnh hưởng cũng thường có những thay đổi về màu da (sắc tố). Các dấu hiệu và triệu
chứng của tình trạng này thường bắt đầu ở thanh thiếu niên hoặc tuổi trưởng thành sớm)
- Hội chứng khối u hamartoma PTEN.
- Hội chứng Werner.
3. Có một số hội chứng di truyền nhất định, chẳng hạn như sau:
- Hội chứng đa u nội tiết loại 2A (MEN2A).
- Hội chứng đa u nội tiết loại 2B (MEN2B).
MỘT VÀI SỐ LIỆU
1. Ung thư tuyến giáp là loại ung thư có khối u đặc phổ biến thứ ba ở trẻ em.
2. Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1% đến 1,5% bệnh ung thư ở trẻ em.
3.Trong tất cả các trường hợp ung thư tuyến giáp, chỉ có 5% xảy ra ở trẻ em.
4.Ở trẻ em và thanh thiếu niên, tỷ lệ ung thư tăng lên hơn 26% của tất cả các nhân so với 5% ở
người lớn.
6.Tiên lượng thường là tuyệt vời cho trẻ em khi khối u không lan ra ngoài tuyến giáp.
7.Tỷ lệ nam / nữ bằng nhau hơn so với người lớn.
8. Nhiều trẻ em bị hai dạng ung thư tuyến giáp có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Ung thư tuyến
giáp nhú và ung thư tuyến giáp tủy.
Bs Sâm thông báo đăng ký khám sàng lọc ung thư tuyến giáp và theo dõi cho con của các bệnh
nhân đã chẩn đoán ung thư tuyến giáp, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Sàng lọc ung thư tuyến giáp từ 5 tuổi đến 18 tuổi.
- Pk 40 đại cồ Việt- Hai Bà Trưng- Hà Nội
Đt Bs Sâm : 0912290206
0976067766
Bs Mai Văn Sâm

61. *UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ TỦY


Ung thư tuyến giáp thể tủy Medullary Thyroid Cancer (MTC) chiếm 1% đến 2% trong các loại
ung thư tuyến giáp. Là ung thư tế bào C, là tế bào nằm cạnh các tế bào tuyến giáp, tế bào này
không tiết ra hóc môn tuyến giáp mà tiết ra hóc môn calcitonin
43
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
MTC có thể và thường xuyên di căn đến các hạch bạch huyết và cũng có thể sang các cơ quan
khác. MTC có khả năng di truyền, tỷ lệ tối đa 25% chẩn đoán và các dạng di truyền có thể liên
quan với các khối u nội tiết khác, trong các hội chứng gọi là đa u nội tiết (Multiple Endocrine
Neoplasia (MEN), có hai thể viết tắt là MEN 2A và MEN 2B.
Bệnh nhân MEN2A có thể có MTC, khối u của tuyến thượng thận gọi là pheochromocytomas
hoặc u tuyến cận giáp.
Bệnh nhân MEN2B, có thể có các bệnh: MTC, pheochromocytomas và u thần kinh (điển hình là
sự phát triển lành tính hoặc khối u của mô thần kinh) trong niêm mạc miệng và hoặc trong đường
tiêu hóa.
Bệnh nhân có dạng MTC di truyền thường có đột biến gen được gọi là RET proto-oncogene. Đột
biến này có mặt trong tất cả các tế bào trong cơ thể người bệnh (một đột biến mầm) và những đột
biến này gây ra sự phát triển của MTC. Điều này rất quan trọng vì trong các thành viên gia đình
của một người có dạng MTC di truyền, xét nghiệm đột biến gen protooncogene RET có thể dẫn
đến chẩn đoán sớm MTC và phẫu thuật để loại bỏ tuyến giáp . Tuy nhiên, ở phần lớn bệnh nhân
(~ 75%) không tìm thấy đột biến , do đó chỉ ra rằng MTC không phải là một tình trạng di truyền
hoặc di truyền. Trong những trường hợp này, MTC được gọi là lẻ tẻ.
Cho dù MTC là lẻ tẻ hay có tính chất gia đình có thể được xác định bằng xét nghiệm máu tìm đột
biến gen protooncogene RET. Bất cứ ai được chẩn đoán mắc MTC nên chạy thử nghiệm này để
xác định xem MTC có phải là gia đình hay không (có nghĩa là các thành viên khác trong gia đình
cũng có thể bị MTC chưa được chẩn đoán) hoặc lẻ tẻ.
TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ TỦY LÀ GÌ?
Ung thư tuyến tủy thường biểu hiện dưới dạng cục u hoặc nốt trong tuyến giáp. Có thể được phát
hiện trong quá trình kiểm tra cổ thường xuyên của bác sĩ. Đôi khi u được phát hiện tình cờ bằng
các hình ảnh được thực hiện vì những lý do không liên quan đến tuyến giáp như (CT cổ, chụp
PET hoặc siêu âm động mạch cảnh). Các u có thể không gây ra triệu chứng, nhưng trong một số
trường hợp, khối u có thể đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ.
Bệnh nhân mắc MTC tiên tiến có thể phàn nàn về đau ở cổ, hàm hoặc tai. Nếu một khối u đủ lớn
để chèn khí quản hoặc thực quản, nó có thể gây khó thở hoặc nuốt. Khàn giọng có thể có nếu ung
thư xâm lấn dây thần kinh thanh quản.
MTC thường ác tính hơn các loại ung thư tuyến giáp phổ biến khác như thể nhú và thể nang và
thường dễ điều trị và kiểm soát hơn nếu nó được phát hiện trước khi nó lan đến các hạch bạch
huyết ở cổ hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp như TSH thường là bình thường.
Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc MTC và đã xét nghiệm dương tính với đột biến gen RET, thì bạn
nên gặp bác sĩ nội tiết để giúp xác định cách tốt nhất để theo dõi bạn hoặc điều trị cho bạn.
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ THỂ TỦY NHƯ THẾ NÀO?
Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thường được thực hiện bằng sinh thiết chọc kim nhỏ (FNA) khối u
ở tuyến giáp, hoặc sau khi khối u được phẫu thuật cắt bỏ. Những bệnh nhân có kết quả sinh thiết
FNA (hoặc mô bệnh học) là gợi ý hoặc xác định MTC nên được đánh giá thêm bằng xét nghiệm
calcitonin và kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) trong máu, thường tăng ở bệnh nhân MTC.
Những xét nghiệm này rất hữu ích để xác nhận chẩn đoán MTC có thể giúp bác sĩ phẫu thuật lên
kế hoạch phẫu thuật chính xác, đồng thời đóng vai trò là dấu ấn khối u trong quá trình theo dõi
lâu dài để phát hiện tình trạng bệnh sau mổ và tái phát ung thư.
ĐỘT BIẾN GEN RET LÀ GÌ?
Proto-oncogene RET nằm trên nhiễm sắc thể 10. Một đột biến gen trong gen gây ung thư RET
được nhìn thấy trong tất cả các tế bào trong cơ thể ở những bệnh nhân có dạng MTC di truyền.
Đột biến trong RET cũng chỉ có thể được nhìn thấy trong các tế bào khối u ở bệnh nhân MTC lẻ
tẻ. Kể từ khi phát hiện ra gen gây ung thư RET, hơn 100 đột biến khác nhau đã được xác định
trong gen ở bệnh nhân mắc MTC.
44
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Tư vấn di truyền và xét nghiệm tìm đột biến gen RET nên được cung cấp cho bệnh nhân được
chẩn đoán mắc MTC và người thân độ 1 (cha mẹ, anh chị em và con của người được chẩn đoán
mắc MTC) của tất cả các bệnh nhân bị đột biến gen đã được chứng minh (MTC di truyền). Nếu
người thân, đặc biệt là trẻ em, được phát hiện có đột biến RET khi xét nghiệm máu, tuyến giáp có
thể được loại bỏ trước khi MTC có cơ hội phát triển hoặc ít nhất là trong giai đoạn rất sớm.
UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ TỦY ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Phương pháp điều trị chính cho MTC là phẫu thuật và phương pháp hiện đang được chấp nhận là
cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Thông thường bệnh nhân mắc MTC sẽ bị di căn đến các hạch bạch
huyết ở cổ hoặc ngực trên. Các hạch bạch huyết thường được loại bỏ tại thời điểm phẫu thuật
tuyến giáp hoặc đôi khi, tại một cuộc phẫu thuật sau đó nếu được tìm thấy sau đó. Sau phẫu thuật,
bệnh nhân cần dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp suốt đời.
Không giống như ung thư tuyến giáp dạng nhú và nang, ung thư tuyến giáp tủy không điều trị
bằng iốt phóng xạ, không phải là lựa chọn điều trị cho bệnh nhân mắc MTC.
Bệnh nhân MTC có nồng độ calcitonin rất cao nên được chẩn đoán hình ảnh trước khi phẫu thuật
để xác định xem khối u có di căn đến các vị trí bên ngoài tuyến giáp và hoặc bên ngoài cổ hay
không. Nếu có bằng chứng ung thư ngoài cổ, phẫu thuật có thể giảm nhẹ hơn, nhằm giảm các
biến chứng cục bộ do khối u gây ra, thay vì loại bỏ hoàn toàn tất cả khối u. Các lựa chọn điều trị
khác (xạ trị chùm tia ngoài, hoặc hóa trị liệu) có thể cần được sử dụng cùng với phẫu thuật sau
khi thảo luận cẩn thận với bệnh nhân.
Các tác nhân hóa trị liệu mới cho thấy hứa hẹn điều trị các bệnh ung thư tiến triển khác đang ngày
càng có sẵn để điều trị ung thư tuyến giáp. Hai thuốc như: Vandetanib và Cabozantinib đã được
FDA chấp thuận cho sử dụng bởi các bệnh nhân mắc MTC. Những loại thuốc này không chữa
được ung thư tiến triển lan rộng khắp cơ thể, nhưng chúng thường có thể làm chậm hoặc đảo
ngược một phần sự phát triển của ung thư. Những phương pháp điều trị này thường được đưa ra
bởi bác sĩ chuyên khoa ung thư và yêu cầu chăm sóc tại các trung tâm y tế chuyên khoa.
THEO DÕI UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ TỦY NHƯ THẾ NÀO?
Kiểm tra theo dõi định kỳ là rất cần thiết cho tất cả bệnh nhân mắc MTC vì ung thư tuyến giáp có
thể quay trở lại, đôi khi nhiều năm sau khi điều trị ban đầu thành công. Những lần tái khám này
bao gồm khai thác tiền sử cẩn thận và khám thực thể, đặc biệt chú ý đến vùng cổ. Siêu âm cổ
cũng là một công cụ rất quan trọng để tìm kiếm các nốt, u hoặc hạch to có thể chỉ ra rằng ung thư
đã tái phát.
Xét nghiệm máu cũng rất quan trọng trong việc theo dõi bệnh nhân MTC. Tất cả các bệnh nhân
đã cắt bỏ tuyến giáp yêu cầu thay thế hormone tuyến giáp bằng levothyroxin. TSH nên được kiểm
tra định kỳ và liều levothyroxin được điều chỉnh để giữ TSH trong phạm vi bình thường. Không
cần phải giữ TSH ức chế ở mức thấp như ung thư tuyến giáp thể nhú và nang ở bệnh nhân MTC.
Xét nghiệm calcitonin và CEA là một phần thường quy cần thiết trong quá trình theo dõi bệnh
nhân mắc MTC. Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, người ta hy vọng rằng mức calcitonin về cơ
bản sẽ không thể phát hiện được trong suốt cuộc đời. Nồng độ calcitonin có thể phát hiện hoặc
tăng sẽ làm tăng sự nghi ngờ về khả năng tái phát ung thư. Mức calcitonin có thể phát hiện thì sẽ
xét nghiệm bổ sung thêm các XN khác.
TIÊN LƯỢNG CỦA UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ TỦY NHƯ THẾ NÀO?
Tiên lượng của MTC thường không thuận lợi như ung thư tuyến giáp biệt hóa (ung thư nhú và
nang). Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, phẫu thuật có thể được chữa khỏi. Ngay cả trong
trường hợp không được phát hiện sớm, MTC thường tiến triển tương đối chậm. Sống sót lâu dài
phụ thuộc vào giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán. Nồng độ calcitonin hoặc CEA trong máu
trong năm đầu tiên sau phẫu thuật cũng có thể là yếu tố dự báo khả năng sống sót của bệnh nhân.
ĐĂNG KÝ QUẢN LÝ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ TỦY?
BS Sâm đang lập danh sách các bệnh nhân nghi ngờ, hoặc đã chẩn đoán và phẫu thuật ung thư
45
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
tuyến giáp thể tủy để theo dõi và giám sát chặt chẽ. Mọi người có nhu cầu thì liên hệ.
Bs Mai Văn Sâm
Đt: 0912290206- 0976067766 - maivansamhmu@gmail.com.

62. *Đốt hay mổ trong ung thư tuyến giáp?


Khi bạn bị ung thư tuyến giáp, sẽ cắt sạch 1thùy có u, nếu u nhỏ, chưa di căn hạch. Sẽ cắt toàn bộ
tuyến giáp nếu u to, có di căn hạch sau đó uống xạ để diệt nốt tế bào ung thư, tránh di căn xa.
Đốt bằng gì chăng nữa ( bằng tiêm cồn, tiêm nước sôi, sóng RF, sóng siêu âm...) bản chất vẫn là
đốt, không bao giờ đốt được hết các khối u, vì u và tuyến giáp nằm cạnh thần kinh thanh quản,
khí quản, thực quản, nếu đốt quá tay do thiếu hiểu biết về giải phẫu, bất thường về giải phẫu, do
thiếu kinh nghiệm thì tai biến và biến chứng sảy ra rất nguy hiểm cho người bệnh.
Kỹ thuật đốt mới đc thử nghiệm ở Việt Nam, vì họ đánh đúng tâm lý của người bệnh là sợ mổ,
người đốt chưa có nhiều kinh nghiệm, phần đa là bs siêu âm, bs nội được tập huấn để đốt, khi sảy
ra tai biến chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh thanh quản, thực quản, khí quản thì lại
phải chuyển cho bs khác điều trị.
Trước khi đốt vẫn phải gây tê, tai biến do ngộ độc, dị ứng với thuốc tê không phải là ít, nếu xảy ra
cũng rất nguy hiểm.
Chi phí mỗi lần đốt hơn 22 triệu 1 lần, phải đốt nhiều lần, như vậy không phải là rẻ.
Đã có rất nhiều bệnh nhân đi đốt u giáp, đặc biệt là chưa loại trừ được ung thư tuyến giáp, sau đốt
u chỉ giảm chút ít về kích thước, nhưng sau đó đi siêu âm vẫn còn u, hình ảnh siêu âm sau đốt rất
xấu, không biết, không phân biệt được là do đốt hay là hình ảnh ung thư, thế là lại đi siêu âm các
nơi để so sánh, hằng năm lại đi chọc tế bào, đúng là tiền mất tật mang, mua lo vào người không
đáng có.
Cũng giống như mổ nội soi trong ung thư tuyến giáp, người bệnh chỉ thấy cái lợi trước mắt, chỉ
thấy quảng cáo, chỉ thấy 1 phần của tảng băng chìm, người ta đang say sưa thử nghiệm, phải 1
thời gian dài mới bộc lộ các nhược điểm, biến chứng, khi nhận ra thì mình đã trở thành đối tượng
để thử nghiệm mất rồi.
Cũng giống như mua dao siêu âm để mổ trong ung thư tuyến giáp, người ta không nhận ra hoặc
cố tình không nhận ra sự tàn phá, nguy hiểm của dao siêu âm, dẫn đến tai biến cả đời cho người
bệnh, mà chỉ qua tâm đến việc bán dao, đến việc thu tiền.
Nếu u lành thực sự và không gây cường giáp hay suy giáp thì không cần phải uống thuốc, không
cần phải mổ, không cần phải đốt.
Hãy tìm hiểu kỹ, hãy là người bệnh thông thái.
Bs Mai Văn Sâm

63. *Giải đáp thắc mắc


Tất cả các thức ăn, đồ uống, thuốc khi vào cơ thể đều qua hệ tiêu hóa, sau đó sẽ hấp thu vào máu,
qua gan, lọc qua thận và đi khắp cơ thể, vào tất cả các tế bào. Tuy nhiên iod xạ sẽ tập trung cao
nhất vào tế bào tuyến giáp.
Cơ thể sẽ bài tiết các chất qua đường tiêu hóa, nước tiểu, các dịch tiết như nước bọt, mồ hồi và
hơi thở.
Bs Mai Văn Sâm

64. *TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THÌ LÀM VIỆC NHƯ
THẾ NÀO?
Khi bạn đang bon bon, thuận lợi với công việc thì bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp.
Khi bạn đang rất khó khăn về mọi việc từ kinh tế đến gia đình, đến con cái....thì bạn lại phát hiện
46
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
ra ung thư tuyến giáp, khó khăn chồng chất khó khăn. Tuy nhiên, chỉ có nỗ lực của bạn, sự giúp
đỡ của người thân thì mới vượt qua được khó khăn.
Khi bạn đang nghĩ bạn ổn, rất khỏe thì bạn lại phát hiện ra ung thư tuyến giáp.
Khi bạn đang ăn uống thoải mái, không cần kiêng khem gì thì bạn lại phát hiện ra ung thư tuyến
giáp.
Khi bạn đang ăn uống, sinh hoạt rất khoa học, điều độ thì không ngờ bạn lại bị ung thư tuyến giáp
hỏi thăm.
Khi bạn là người rất lạc quan, tưng tửng, yêu đời thì bạn lại có thêm bạn k giáp.
Khi bạn rất hiền lành, rất tốt, quan tâm đến người khác, không gây ra tội lỗi gì nhưng bạn vẫn bị
ung thư tuyến giáp.
Khi bạn đang có rất nhiều bệnh thì lại có thêm k giáp.
Khi bạn đang lên kế hoạch làm đám cưới thì bạn lại phải đưa ra một quyết định rất khó khăn vì
phát hiện ra ung thư tuyến giáp.
Khi bạn là Bs, yt, kỹ sư, giáo viên, quan chức, nhân viên, giáo sư, lao công... và bạn bị ung thư
tuyến giáp.
Bạn sẽ tiếp tục công việc, tiếp tục tiến lên hay dừng lại và vứt bỏ tất cả?
Bạn phải xác định 1 điều rằng, bệnh tật không trừ 1 ai. Nếu bạn không tiếp tục, không cố gắng,
không có kế hoạch chữa bệnh khoa học thì tự mình cũng có thể làm hại mình chứ không cần phải
bệnh tật hại mình. Tất nhiên nếu không may gặp phải thể bệnh rất nặng, đến bệnh viện ở giai
đoạn muộn thì đúng là vô phương cứu chữa.
Đi làm lại ngay sau khi bạn mổ 1 đến 2 tuần là thời gian thích hợp, giúp cho bạn không bị mất
việc, giúp cho bạn có kinh tế, giúp cho bạn có niềm vui, giúp cho bạn quên đi bệnh tật.
Nếu sau mổ bạn không bị biến chứng thì bạn vẫn có thể làm bình thường giống như trước lúc mổ.
Nếu công việc quá nhiều, nhiều sức ép thì bạn có thể giảm bớt hoặc xin thay đổi vị trí làm việc.
Nếu sau mổ bạn bị biến chứng, sức khỏe chưa cho phép quay lại công việc cũ, thì ở nhà bạn cũng
không nên chỉ nằm 1 chỗ lo lắng về bệnh tật, mà có thể làm các công việc nhẹ trong nhà được.
Khi bạn bị bệnh, ở cơ quan bạn sẽ được ưu tiên hơn, ở nhà bạn sẽ được chiều chuộng hơn, điều
này cũng tốt, tuy nhiên có nhiều người không thích cảm giác bị coi là yếu đuối, không còn đóng
góp, không có tích sự gì, phải nhờ vả người khác, bị thương hại... Tốt hơn hết bạn hãy cứ làm
việc bình thường.
Thay đổi dần để có một lối sống lành mạnh có thể tăng mức năng lượng của bạn và giúp bạn vượt
qua bệnh tật.
Sau khi phẫu thuật, nếu bạn phải uống xạ, tùy vào lịch của mỗi bệnh viện, nhanh thì hơn 1 tháng
là bạn có lịch uống xạ, lâu thì vài tháng. Trong thời gian này bạn vẫn sinh hoạt và làm việc bình
thường.
Có một số bạn việc ngừng hóc môn tuyến giáp 1 tháng trước khi uống xạ sẽ làm bạn mệt mỏi,
tăng cân, ăn uống không tiêu, lo lắng, tuy nhiên cảm giác này sẽ hết khi bạn uống lại hóc môn và
là biểu hiện bình thường của việc thiếu hóc môn ( suy giáp) chứ không phải là bệnh ung thư nặng
lên như nhiều bạn lo lắng quá. Qua đây bạn cũng hiểu vai trò quan trọng, sống còn của hóc môn
tuyến giáp, uống đều và đủ hóc môn tuyến giáp giúp cơ thể khỏe mạnh và không tái phát ung thư
chứ không phải do các thực phẩm chức năng, thuốc bổ quảng cáo quá mức.
Bạn ăn kiêng 2 tuần trước khi uống xạ, tuy khó khăn cho việc chọn lựa thức ăn, cách ăn nhưng
cũng giúp cho bạn nhìn lại và nhận thức được rằng, thức ăn vô cùng quan trọng, cần phải ăn uống
điều độ, khoa học, quý trọng thức ăn, không nên quá tin tưởng vào những thứ quảng cáo, phóng
đại.
Thời gian cách ly sau uống xạ có lẽ làm nhiều người lo lắng nhất, lo xa chồng con, lo ở một
mình, lo sợ chết, lo nhiều cái lo không đáng có. Bạn cứ coi như đi công tác xa nhà thôi, không có
bạn thì mọi việc vẫn cứ bình thường. Tổng thống vẫn có người thay, không có mợ thì chợ vẫn
đông.
47
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Đi uống xạ đông vui như chảy hội, bạn vẫn có bạn cùng uống xạ, vẫn làm việc trong phòng cách
ly, vẫn tập thể dục được, vẫn chỉ đạo công việc ở cơ quan và ở nhà được, vẫn gọi điện thoại nhìn
thấy mặt nhau được.
Tóm lại, trước mổ, sau mổ, trước khi uống xạ, sau khi uống xạ bạn hãy cứ làm việc, thậm chí làm
hăng say, sẽ quên đi bệnh tật, không còn thời gian để lo lắng, sẽ có giấc ngủ ngon và hôm sau sẽ
có năng lượng để tiếp tục công việc, tiếp tục tiến lên
Chúc các bạn thành công!
Bs Mai Văn Sâm

65. *CÁC LOẠI THUỐC DÂN GIAN HAY TRUYỀN MIỆNG CHO NHAU KHI
CÓ KHỐI U, KHI BỊ UNG THƯ, KHI ĐI MỔ VỀ
1. Nụ tam thất, bột tam thất, mật ong
2. Tảo các loại
3. Nấm lim xanh
4. Đông trùng hạ thảo
5. Nhụy hoa
6. Sừng tê giác
7. Xạ đen
8. Hoa đu đủ đực, cái
9. Sâm các loại
10. Tổ yến
11. Mật gấu
12. Nọc bọ cạp
13. Nước chanh
14. ...
Và rất rất nhiều loại lá cây khác nữa
Mọi người chỉ chú ý đến tác dụng, không thấy ai chú ý đến tác dụng phụ, tác hại và cách dùng
như thế nào, có phù hợp với mình không?
Ai giới thiệu cũng mua luôn, tin luôn, dùng luôn.
Dùng được, nhưng phải biết chắc chắn nguồn gốc, tuy nhiên điều này thường khó vì thuốc càng
đắt tiền càng bị làm giả.
Dùng khi nào, dùng bao nhiêu lâu, cách dùng như thế nào thì toàn hỏi bà hàng xóm không tin bác
sĩ thế mới lạ.
Thuốc bổ với người này nhưng lại là thuốc độc với người khác.
Liều lượng thuốc này thì có tác dụng với người này nhưng lại là quá liều so với người khác.
Mỗi bệnh, giai đoạn bệnh, người bệnh khác nhau sẽ có bài thuốc khác nhau, tại sao bệnh nào
người bệnh cũng truyền tai nhau uống giống nhau?
Rất nguy hiểm nếu bạn đang yếu, mới mổ xong, đang mắc bệnh mà lại làm suy gan suy thận do
thiếu hiểu biết, do chính mình gây ra.
Theo các bạn, thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc, cái nào nguy hiểm hơn, cái nào độc hơn, cái nào
không gọi là thuốc? Mà đã là thuốc thì phải do thầy thuốc kê đơn, chịu trách nhiệm với đơn thuốc
kê cho người bệnh. Tại sao bà hàng xóm, ông bạn xui lại uống ngay, tin ngay?
Theo các bạn lá ngón, ăn có chết người không, chỉ cần một nắm lá ngón thì không thể cứu được
tính mạng, vậy lá cây có an toàn như các bạn nghĩ không ? Chết ngay thì không tốn kém, suy gan,
suy thận mới nguy hiểm, tốn kém hơn điều trị k giáp nhiều.
Thuốc không thể thay thế nước lọc, nước tinh khiết. Uống nước nhiều quá còn có thể ngộ độc
nước.
Hãy tìm hiểu, tra tác hại trước khi sử dụng, đừng biến mình thành nồi thuốc, đừng đầu độc cơ thể!
Bs Mai Văn Sâm
48
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
66. *TÌNH DỤC VÀ BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
Tình dục là vấn đề bạn sẽ quan tâm trong suốt cuộc đời, tuyến giáp thì không phải lúc nào bạn
cũng để ý đến.
Nhưng 2 vấn đề này lại liên quan với nhau.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể của bạn, nó kiểm soát các tế bào sử dụng năng lượng
như thế nào? Nếu tuyến giáp hoạt động không hiệu quả nó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tình dục của
bạn.
Tại sao điều này lại đúng? Ham muốn tình dục có thể bị ảnh hưởng khi bạn có vấn đề về tuyến
giáp, đặc biệt là suy giáp và cường giáp.
Dưới đây là 5 vấn đề hay sảy ra có liên quan đến các bệnh lý tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến
phòng the của bạn.
1. Đau khi quan hệ tình dục
Bệnh tuyến giáp có thể làm giảm sự bôi trơn âm đạo, khiến cho tình dục không thoải mái, đau
đớn hoặc không thỏa mãn, Hiệp hội Sức khỏe Tình dục Hoa Kỳ (ASHA) cho biết và nếu nó
không thỏa mãn, bạn có thể không có hứng thú.
Bôi trơn âm đạo là quan trọng cho khoái cảm tình dục nữ. Nếu âm đạo quá khô, dương vật có thể
khó vào, gây ra ma sát hoặc kích thích.
Nếu bạn nhận thấy khô âm đạo, hãy hẹn gặp bác sĩ để có thể sàng lọc về các vấn đề về tuyến giáp
và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
2. Testosterone thấp
Khi bạn bị rối loạn tuyến giáp, bạn có thể có testosterone thấp. Điều này cũng có thể làm giảm
ham muốn tình dục của bạn.
Mặc dù testosterone thường được coi là hoóc môn của người đàn ông, nhưng phụ nữ thực sự cũng
sản xuất ra nó. Nó cũng chịu trách nhiệm cho các mức độ khác nhau của ham muốn tình dục ở
nam và nữ.
3.Không cảm thấy hứng thú
Cả cường giáp và suy giáp đều có thể góp phần gây ra các vấn đề như trầm cảm và mệt mỏi, và
cả hai vấn đề này đều có thể dẫn đến ham muốn tình dục thấp.
Ví dụ, bệnh Basedow là loại bệnh cường giáp phổ biến nhất được biết là gây ra mệt mỏi. Và suy
giáp có liên quan đến mệt mỏi, trầm cảm và rối loạn tâm trạng, có thể góp phần gây ra rối loạn
chức năng tình dục ở cả nam và nữ.
4. Xuất tinh sớm hay muộn hoặc không bao giờ lên đỉnh cùng nhau
Cho dù xuất tinh sớm hay chậm, vấn đề xuất tinh có thể gây khó chịu cho cả nam và nữ. Cả hai
vấn đề này có thể đều liên quan với tuyến giáp.
Xuất tinh chậm xảy ra khi một người đàn ông không thể xuất tinh hoặc chỉ có thể làm như vậy
sau khi quan hệ trong một thời gian dài, ví dụ, 30 đến 40 phút.
Xuất tinh sớm xảy ra khi một người đàn ông xuất tinh sớm hơn mong muốn.
Hiệp hội Y học tình dục Bắc Mỹ (SMSNA) báo cáo rằng suy giáp làm tăng khả năng xuất tinh
chậm, trong khi cường giáp làm tăng khả năng xuất tinh sớm
5. Rối loạn chức năng tuyến giáp = Rối loạn cương dương
Bạn đã cười nhạo những đoạn quảng cáo nhảm nhí, nhưng khi nó xảy ra với bạn và đối tác của
bạn thì chứng rối loạn cương dương không phải là vấn đề đáng cười.

49
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Các vấn đề về tuyến giáp có thể tạo ra sự mất cân bằng nội tiết tố, khiến nam giới gặp khó khăn
trong việc đạt hoặc giữ cương cứng. Nó khá phổ biến, đặc biệt là ở những người đàn ông bị suy
giáp.
May mắn thay, hầu hết các vấn đề tình dục biến mất khi các rối loạn tuyến giáp được điều trị.
Đối với nhiều vấn đề về tuyến giáp, bạn có thể dùng thuốc. Gặp gỡ với một chuyên gia và thảo
luận về các triệu chứng của bạn có thể giúp tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Bs Mai Văn Sâm

67. *CHẾ ĐỘ ĂN Ở BỆNH NHÂN K GIÁP ĐÃ CẮT TOÀN BỘ TUYẾN GIÁP VÀ


CÓ CÁC BỆNH KÈM THEO
Khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp thì không cần lo ăn uống sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến giáp dẫn đến
cường giáp hay suy giáp nữa. Mà phải chú ý cách uống hóc môn giáp và các thuốc khác làm sao
cho không ảnh hưởng đến sự hấp thu của học môn giáp.
Điều quan trọng nhất là uống hóc môn giáp cho đều và đủ theo cân nặng, nhu cầu của cơ thể và
tình trạng ung thư tuyến giáp, nếu tình trạng càng nặng thì TSH phải để càng thấp miễn là không
làm ảnh hưởng đến tim mạch là được. Uống hóc môn giáp là một trong những cách quan trọng để
tránh tái phát bệnh, sau khi đã mổ và uống xạ.
Người bệnh bị ung thư tuyến giáp đã cắt toàn bộ tuyến giáp cũng đã có và sẽ có các bệnh khác
kèm theo cùng với thời gian, tuổi tác cao dần, lúc này ăn uống dựa vào tuổi, giới tính, cân nặng,
chiều cao, và đặc biệt là các bệnh kèm theo mới quan trọng
- Nếu bạn bị cao huyết áp thì phải hạn chế ăn mặn
- Nếu bạn bị thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ thì đương nhiên phải hạn chế mỡ, dầu,
tạng động vật
- Nếu bạn bị đường máu cao, đái tháo đường thì hạn chế đồ ngọt, tinh bột như cơm, miến ....
- Nếu bạn bị sỏi thận thì phải uống nhiều nước, hạn chế nhịn tiểu quá lâu. Nếu có phải uống canxi
do biến chứng sau mổ tuyến giáp mà ảnh hưởng đến tuyến cận giáp thì phải uống theo hướng dẫn
của thuốc và uống cách xa tối thiểu 4 tiếng sau khi uống hóc môn giáp. Nếu sỏi tái phát nhanh,
nhiều thì phải xét nghiệm hóc môn cận giáp ( PTH), siêu âm cổ, để phát hiện u tuyến cận giáp mà
có cường cận giáp, đây mới là nguyên nhân gây nên sỏi và loãng xương, dễ gãy xương.
- Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt thì phải tìm các nguyên nhân thiếu sắt như do giun, rong kinh,
rong huyết....để điều trị cùng đồng thời bổ sung sắt, chú ý uống sau hóc môn giáp tối thiểu 4
tiếng.
- Nếu bạn bị xơ tử cung, buồng trứng thì phải siêu âm xem nhân xơ to hay bé, tính chất thế nào,
có nghi ngờ ung thư không, có gây đau bụng, rong kinh, rong huyết không... Nếu không thì để
theo dõi, không có thuốc chữa, không cần kiêng khem gì cả, chưa cần mổ.
- Nếu bạn bị u xơ vú thì cũng phải siêu âm theo dõi, nghi ngờ ung thư thì phải mổ sớm, nếu
không thì theo dõi định kỳ, không có thuốc chữa, không cần kiêng gì cả
Và rất nhiều bệnh kèm theo khác bạn cần lưu ý như bạn bị dị ứng, viêm khớp.....
Tóm lại
Khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp, thì việc uống hóc môn giáp là quan trọng nhất, để bù vào việc
không còn tuyến giáp và chống tái phát ung thư
Ăn các loại thức ăn và cách ăn để không ảnh hưởng đến hấp thu của hóc môn giáp
Vì cơ thể còn rất nhiều các cơ quan bộ phận khác, mỗi người sẽ có các bệnh khác nhau kèm theo,
không ai giống ai. Do đó không nên kiêng quá kỹ dẫn đến thiếu chất cũng không nên ăn uống 1
loại quá nhiều dẫn đến thừa chất.
Không nên quá tin vào lời quảng cáo của các hãng sản xuất, không nên dùng quá lâu 1 sản phẩm,
chẳng may là hàng giả thì rất nguy hiểm, nên thay đổi các sản phẩm khác nhau, khi đi mua nên
giữ lại hóa đơn.

50
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Không nên thần thánh các sản phẩm xách tay, bạn có sản xuất ra đâu, bạn có kiểm chứng, kiểm
định được đâu, người nhà, người quen của các bạn có sản xuất ra đâu, liệu ở nước ngoài không
làm giả chăng? Họ làm rất nhiều, chỉ là họ tinh vi hơn thôi.
Không nên nghe theo lời khuyên của những người không phải là Bs, chuyên gia dinh dưỡng.
Không nên tự thí nghiệm lẫn nhau, không nên khuyên người khác nếu bạn không có nhiều kinh
nghiệm, mà chỉ nhìn hoặc nghe qua hoặc thậm chí bạn đã thử qua thì kinh nghiệm cũng rất ít,
chưa được chứng minh, rất nguy hiểm cho bạn và người bạn khuyên.
Nên đảm bảo nguồn gốc các thức ăn
Chế biến thức ăn tươi, hạn chế thức ăn công nghiệp
Thay đổi món liên tục, đa dạng.
Khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp, đã điều trị ổn, bạn nên chú ý đến các bệnh khác kèm theo, chú ý
đến các cơ quan khác, vì sức khỏe của bạn không chỉ có mỗi tuyến giáp.
Bs Mai Văn Sâm

68. *UNG THƯ TUYẾN GIÁP VÀ TRẦM CẢM


Khi bạn nhận được kết quả chẩn đoán ung thư tuyến giáp có thể mang lại cho bạn nỗi sợ hãi,
buồn bã và thậm chí trầm cảm. Bạn cảm giác như trời đất đổ sập xuống, cảm giác như bản án tử
hình. Tìm kiếm sự hỗ trợ và nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể giúp bạn kiểm soát trầm cảm
liên quan đến ung thư
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp và lo lắng đến mức trầm cảm thì phải giải
quyết, điều trị trầm cảm trong kế hoạch điều trị ung thư tuyến giáp do đó có thể giúp cải thiện
triển vọng của bạn và mang lại trạng thái khỏe mạnh hơn cho bạn.
Khi bác sĩ nói với bạn rằng bạn bị ung thư, bất kể loại nào, cách điều trị ra sao hay tiên lượng như
thế nào, tốt hay không tốt thì gần như tất cả các bạn sẽ cảm thấy buồn, nhẹ thì lo lắng thoáng qua
nặng có thể đến mức trầm cảm.
Thông thường mọi người bị sốc bởi chẩn đoán ung thư, họ thường nghĩ rằng chỉ đơn giản là một
sự tăng trưởng lành tính. Nhưng khi được chẩn đoán ung thư là một khủng hoảng trong cuộc
sống, nói làm đảo lộn mọi suy nghĩ và sinh hoạt của bạn.
Đối với những người từng là người năng động, từng là trụ cột trong gia đình, trong cơ quan, trong
xã hội thì việc giảm mức năng động do phải điều trị ung thư có thể gây ra nỗi buồn hoặc trầm
cảm vì mất đi con người họ. "Những câu hỏi mà mọi người thường hỏi là: 'Tôi sẽ ổn chứ, tôi sẽ
làm được, liệu tôi có thể tiếp tục những điều mang lại ý nghĩa và niềm vui cho cuộc sống của tôi
không, tôi có thể tiếp tục làm việc và chăm sóc con cái không? Tôi có còn là trụ cột gia đình
không?, Ai sẽ thay thế tôi? vân vân... Rất nhiều câu hỏi vang lên trong đầu bạn.
Đối với những người lâu nay phải phụ thuộc vào gia đình, người thân vì một lý do nào đó như
sức khỏe yếu, đang phải ở nhà trông con ... Thì khi phát hiện ra ung thư tuyến giáp rất dễ bi quan,
vì nghĩ rằng mình lại tạo thêm gánh nặng cho người khác, rất dễ bị người nhà chi phối, rất dễ bị
trầm cảm.
Rồi nhưng quan điểm lạc hậu, cổ hủ như kiếp trước, kiếp này ăn ở không ra gì....., Người nói ra,
người nói vào, bàn tán, nhìn bạn với con mắt khác.
TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM
Có thể có nhiều dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh
ung thư tuyến giáp cùng với hàng loạt triệu chứng ung thư tuyến giáp nếu có. Chẳng hạn, mọi
người có thể cảm thấy như mình không kiểm soát được tình hình hoặc cuộc sống của mình hoàn
toàn thay đổi mãi mãi và sẽ không bao giờ giống nhau.
Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở những người bị ung thư tuyến giáp có thể bao gồm:
- Luôn luôn cảm thấy buồn, trống rỗng, vô vọng, bất lực hoặc vô giá trị
- Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử
51
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Thay đổi đáng kể về cân nặng của bạn
- Không thích các hoạt động hoặc sở thích
- Cảm giác mệt mỏi, muốn ngủ mọi lúc, khó tập trung và cảm thấy uể oải cũng là những dấu hiệu
của trầm cảm.
Nhưng đó cũng là những tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư tuyến giáp khi ở giai đoạn
bạn chuẩn bị uống xạ và phải ngừng dùng thuốc hóc môn tuyến giáp dẫn đến suy giáp.
ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM
Điều trị và kiểm soát trầm cảm và các triệu chứng của nó phải luôn là một phần trong kế hoạch
điều trị ung thư tuyến giáp. Mệt mỏi và các tác dụng phụ của điều trị khác như đau đớn của vết
mổ, tai biến của mổ, sẹo xấu của vết mổ, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.... có thể gây ra tác
dụng phụ không mong muốn như trầm cảm. Tất cả các tác dụng phụ của điều trị cần được giải
quyết bởi đội ngũ chăm sóc sức khỏe như chọn bệnh viện, chọn chi phí hợp với túi tiền của bạn,
chọn bs mổ tốt hạn chế tối đa các tai biến của mổ, luôn quan tâm chăm sóc, theo dõi sức khỏe của
bạn.... sẽ giúp bạn hồi phục rất nhanh về thể chất cũng như tinh thần.
Một số bài tập nhẹ như chơi với con hoặc thậm chí chỉ cần hoàn thành các công việc cần thiết
xung quanh nhà, như lau nhà, giặt quần áo, có thể là cách tốt để kiểm soát các triệu chứng trầm
cảm liên quan đến ung thư.
Các ý tưởng khác để kiểm soát trầm cảm liên quan đến ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
- Tham gia nhóm hỗ trợ để nhận được hỗ trợ từ các bệnh nhân ung thư tuyến giáp là những người
đã có kinh nghiệm và những người đã điều trị thành công, có tuổi thọ cao
- Nói chuyện với bạn bè và gia đình về những gì trong tâm trí của bạn
- Nếu sức khỏe cho phép bạn vẫn nên làm các công việc như khi bạn chưa bị bệnh như khi bạn
chưa được chẩn đoán ra bệnh, chỉ cần điều chỉnh một ít là được
Hiểu rằng trầm cảm là một phần phổ biến trong việc đối phó với bệnh ung thư, nhưng nó có thể
và nên được điều trị
Đừng để nỗi sợ hãi của bạn khiến bạn chìm vào trầm cảm hoặc khiến trầm cảm của bạn trở nên
nặng nề đến mức bạn không thể chiến đấu với bệnh ung thư tuyến giáp.
Nhận ra rằng buồn cũng không sao và những cảm giác buồn bã đó có thể dẫn đến trầm cảm,
nhưng nhóm điều trị của bạn đã chọn sẽ sẵn sàng để giúp bạn vượt qua nó.
Nếu bạn có điều kiện kinh tế thì không cần phải lo lắng, hãy tìm hiểu kỹ, chọn bs tốt nhất, chứ
không phải chọn bệnh viện đông đúc.
Nếu bạn khó khăn về kinh tế hãy mạnh dạn nói ra, nói với bs Mai Văn Sâm sẽ có giải pháp giúp
đỡ cho bạn, đừng ngại vì sức khỏe là giá trị nhất.
Bs Sâm kêu gọi những người đã từng điều trị ung thư tuyến giáp, đã điều trị trị thành công, đã
điều trị ổn định, đã ổn định về tâm lý hãy có những lời động viên chia sẻ để những người mới
mắc bệnh, những người còn đang quá lo lắng vượt qua được giai đoạn khó khăn.
Xin cảm ơn!
Bs Mai Văn Sâm

69. *NẤU ĂN CHO CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN
GIÁP
Khám phá các mẹo nấu ăn cho chế độ ăn ít iốt, cộng với cách giảm khó nuốt trong điều trị ung
thư tuyến giáp.
Điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm nếu phải phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và sau đó nếu
phải uống xạ bổ sung để diệt hết mô giáp còn lại thì phải tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt
có thể khiến việc chuẩn bị bữa ăn trở thành một thách thức. Nấu ăn cho bệnh nhân ung thư tuyến
52
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
giáp có thể mất một số quen thuộc, nhưng bạn có thể tạo ra các bữa ăn lành mạnh để giảm bớt các
triệu chứng khó khăn mà ung thư tuyến giáp đôi khi gây ra.
Bí quyết: thay đổi lựa chọn thực phẩm cũng như cách chế biến thực phẩm.
*Lập kế hoạch cho chế độ ăn ít Iốt
Bệnh nhân chuẩn bị điều trị bằng iốt phóng xạ sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường được áp
dụng chế độ ăn ít iốt nghiêm ngặt.
Một chế độ ăn ít iốt đòi hỏi phải tránh các loại thực phẩm như:
-Muối iốt
-Thực phẩm từ sữa, bao gồm phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ
-Bánh mì đóng gói và đồ nướng
-Sô cô la
-Vỏ khoai tây
-Cá và hải sản, và các sản phẩm biển khác như rong biển và tảo bẹ
-Đậu nành và các sản phẩm đậu nành khác, đậu lima, đậu thận, đậu pinto và các loại đậu khác
-Lòng đỏ trứng (lòng trắng thì ăn tốt)
Phải dựa chủ yếu vào thực phẩm tươi, đặc biệt là thịt, trái cây và rau quả, thường được yêu cầu để
giảm thiểu lượng iốt. Một chế độ ăn ít iốt thực sự là một chế độ ăn uống rất lành mạnh, đầy đủ
các thực phẩm tươi sống ít chất béo và calo.
*Nấu ăn cho bệnh nhân ung thư
Một triệu chứng phổ biến khác của điều trị ung thư tuyến giáp là chứng khó nuốt. Chứng khó
nuốt đó có thể can thiệp vào lượng thức ăn đầy đủ và dẫn đến giảm cân, ngay cả trước khi chẩn
đoán ung thư tuyến giáp được thực hiện. Sharlene Bidini, RD, chuyên gia được chứng nhận của
hội đồng quản trị về dinh dưỡng ung thư tại Trung tâm chăm sóc ung thư Oakwood ở Dearborn,
Mich giải thích. "Bất cứ ai gặp khó khăn khi nuốt. "Thực phẩm khô như bánh mì nướng, bánh
quy giòn, khoai tây chiên và bánh quy", ông Bidini nói. "Thực phẩm dạng kem, mềm, ẩm thường
được dung nạp tốt."
Dưới đây là nhiều lời khuyên để giúp chuẩn bị các thực phẩm dễ ăn để điều trị ung thư tuyến giáp
- Đừng ăn thực phẩm với muối iốt nếu bạn đang ăn kiêng ít iốt.
-Hãy thử chế biến các bữa ăn của bạn nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
-Chuẩn bị bữa ăn nhỏ hơn, nhưng ăn thường xuyên hơn - thường xuyên trong suốt cả ngày.
-Hãy chắc chắn rằng thực phẩm được nấu chín để chúng mềm hơn và dễ nuốt hơn.
-Chọn thực phẩm giàu protein để có được lượng calo và năng lượng mà bạn cần.
-Thêm nhiều trái cây và rau quả tươi vào các bữa ăn bạn đang chuẩn bị; hấp hoặc xay nhuyễn rau
và hầm hoặc trái cây luộc để làm cho chúng dễ nhai và nuốt hơn.
-Hãy nhớ rằng nhu cầu dinh dưỡng của bạn là duy nhất cho bạn và chăm sóc ung thư của bạn.
"Khuyến nghị về dinh dưỡng nên được cá nhân hóa dựa trên loại điều trị",. Làm việc với một
chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn vạch ra một chiến lược để thưởng thức các loại thực phẩm
mà bạn cần trong khi tránh những thứ có vấn đề trong quá trình phục hồi ung thư.
Bs Mai Văn Sâm (dịch)

70. *CƯỜNG GIÁP: CÁC THỨC ĂN NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN


( Chỉ dành cho những người còn tuyến giáp, những người đã cắt toàn bộ tuyến giáp nhưng uống
hóc môn giáp nhưng bị cường giáp ( tức là thừa hóc môn giáp) thì chỉ cần điều chỉnh giảm hóc
môn giáp là được)
Chế độ ăn uống của một người có thể có ảnh hưởng đến các triệu chứng của cường giáp. Một số
thực phẩm có thể cải thiện tình trạng này, trong khi những loại khác có thể làm cho các triệu
chứng tồi tệ hơn hoặc ảnh hưởng đến thuốc.
53
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Bệnh cường giáp, một loại bệnh do nhiễm độc hóc môn tuyến giáp, là một tình trạng trong đó
tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp là
bệnh Basedow là một bệnh tự miễn dịch, hoặc cường giáp do nhân độc.
Các triệu chứng của tuyến giáp hoạt động quá mức bao gồm giảm cân không chủ ý, mạch nhanh,
lo lắng, đổ mồ hôi, đi tiêu thường xuyên, khó ngủ và run tay chân, yếu cơ. Bệnh cường giáp phổ
biến hơn nhiều ở phụ nữ so với nam giới.
Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về chế độ ăn uống ảnh hưởng đến cường giáp và cung cấp
danh sách các thực phẩm nên ăn và tránh.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƯỜNG GIÁP NHƯ THẾ NÀO?
Ăn một số thực phẩm nhất định sẽ không chữa được bệnh cường giáp, nhưng một số chất dinh
dưỡng và khoáng chất đóng vai trò trong việc kiểm soát tình trạng cơ bản. Chế độ ăn uống có thể
ảnh hưởng đến cả việc sản xuất hormone tuyến giáp và chức năng của tuyến giáp.
Các chất dinh dưỡng và các chất sau đây là một trong những chất có thể ảnh hưởng đến cường
giáp:
* I-ốt, tuyến giáp sử dụng iốt để sản xuất hormone tuyến giáp. Quá nhiều iốt trong chế độ ăn
uống có thể làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp.
*Canxi và vitamin D rất quan trọng vì cường giáp có thể gây ra vấn đề với mật độ xương.
*Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh
cường giáp.
Dưới đây, chúng tôi thảo luận về một số chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến
giáp và lưu ý những loại thực phẩm có chứa chúng.
THỰC PHẨM NÊN ĂN
Những thực phẩm sau đây có thể có lợi ích cho những người có tuyến giáp hoạt động quá mức,
hay còn gọi là cường giáp:
*Thực phẩm có hàm lượng iốt thấp
Nếu một người đang có kế hoạch điều trị iốt phóng xạ cho bệnh cường giáp, bác sĩ của họ có thể
yêu cầu họ tuân theo chế độ ăn ít iốt.
Thực phẩm và đồ uống có ít iốt bao gồm:
-Muối phi sinh học
-Lòng trắng trứng
-Rau tươi hoặc đông lạnh
-Trà và cà phê đen
-Các loại thảo mộc và gia vị
-Dầu thực vật
-Đường, mứt, thạch và mật ong
-Các loại hạt và bơ hạt không ướp muối
-Soda và nước chanh
-Bia và rượu
- Thịt bò, thịt gà, gà tây, thịt bê và thịt cừu
-Trái cây và nước ép trái cây
Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ cung cấp lời khuyên về cách tuân theo chế độ ăn ít iốt.
* Rau cải
Một số loại rau họ cải có chứa các hợp chất làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp và có thể làm
giảm sự hấp thu iốt của tuyến giáp. Cả hai tác dụng này có thể có lợi cho một người bị cường
giáp.
54
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Tuy nhiên, bất cứ ai bị suy giáp (giảm chức năng tuyến giáp) nên tránh ăn một lượng lớn các loại
thực phẩm này.
Những loại rau họ cải bao gồm:
-Rau mầm Brussels và bắp cải
-Rau cải cay
-Cải xoăn
-Củ cải
-Súp lơ
-Bông cải xanh và bông cải xanh rabe
*Thực phẩm chứa selen
Selenium là một vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần cho quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp.
Nghiên cứu cho thấy rằng selen có thể giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh tuyến giáp tự
miễn, chẳng hạn như bệnh về tuyến giáp.
Trong số những người sử dụng thuốc kháng tuyến giáp tổng hợp như PTU, thyrozol ...., những
người dùng bổ sung selen có thể đạt được mức tuyến giáp bình thường nhanh hơn so với những
người không dùng.
Thực phẩm giàu selen bao gồm:
- Quả hạch brazil
- cá ngừ
- cá chim lớn
- tôm
- giăm bông
- tăng cường mì ống và ngũ cốc
-thịt bò
-gà tây
-thịt gà
-cơm
-trứng
-phô mai
-đậu nướng
-cháo bột yến mạch
-rau bina
* Thực phẩm chứa sắt
Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với các quá trình cơ thể bình thường, bao gồm cả sức
khỏe tuyến giáp. Sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đến các tế bào khác trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu đã liên kết mức độ thấp của sắt với cường giáp.
Mọi người có thể duy trì một lượng sắt đầy đủ bằng cách đưa những thực phẩm này vào chế độ
ăn uống của họ:
-ngũ cốc
-nho khô
-hàu và cá
-đậu trắng, đậu thận và -đậu đen
-sô cô la đen
-thịt bò, gà, gà tây và thịt lợn
-đậu lăng
-rau bina
55
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
-đậu hũ
-cá mòi
-đậu xanh
* Thực phẩm chứa canxi và vitamin D
Có mối liên quan giữa cường giáp kéo dài và giảm mật độ khoáng xương, có thể dẫn đến chứng
loãng xương.
Canxi và vitamin D đều là những chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của xương.
Thực phẩm giàu canxi bao gồm:
-Sữa
-phô mai
-Sữa chua
-kem
-cá hồi đóng hộp
-cá mòi
-bông cải xanh
-nước cam tăng cường
-cải xoăn
-đậu phụ và sữa đậu nành tăng cường
Nhiều người bị cường giáp bị thiếu vitamin D. Nguồn vitamin D chính là ánh nắng mặt trời chiếu
vào da để cơ thể có thể tự tạo ra. Tuy nhiên, do lo ngại về việc phơi nắng và tăng nguy cơ ung thư
da, nhiều người chủ động hạn chế thời gian ra nắng hoặc sử dụng kem chống nắng.
Không có nhiều loại thực phẩm là nguồn vitamin D tốt, nhưng những thực phẩm sau đây có chứa
một số vitamin này:
-cá hồi và cá ngừ
-sữa và một số sản phẩm sữa tăng cường (kiểm tra nhãn)
-sữa đậu nành tăng cường
-ngũ cốc
* Gia vị
Các nghiên cứu đã liên kết một số loại gia vị, bao gồm cả nghệ và ớt xanh, để giảm tần suất bệnh
tuyến giáp, bao gồm cả cường giáp.
Củ nghệ cũng có đặc tính chống viêm.
Mọi người có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau, như nghệ, để thêm hương vị cho thức ăn của
họ.
CÁC THỰC PHẨM CẦN TRÁNH
Dưới đây, chúng tôi xem xét các loại thực phẩm có thể gây hại cho những người bị cường giáp
nếu họ ăn chúng với số lượng lớn:
*Thực phẩm giàu iốt
Quá nhiều iốt có thể làm cho bệnh cường giáp trở nên tồi tệ hơn bằng cách dẫn đến tuyến giáp
sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.
Một người bị cường giáp nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu iốt, chẳng hạn như:
-muối iốt
-cá và động vật có vỏ
-rong biển hoặc tảo bẹ
-sản phẩm sữa bổ sung iốt
-sản phẩm thực phẩm có chứa thuốc nhuộm màu đỏ
56
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
-lòng đỏ trứng
-mật mía
-carrageenan, một chất phụ gia
-đồ nướng với điều hòa bột iốt
-Đậu nành
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng ăn đậu nành có thể cản trở sự hấp thu iốt phóng xạ
trong điều trị cường giáp.
Nguồn đậu nành bao gồm:
-sữa đậu nành
-xì dầu
-đậu hũ
-đậu Edamame
-dầu đậu nành
-Gluten
Nghiên cứu cho thấy bệnh tuyến giáp tự miễn, bao gồm cả bệnh Basedow (Graves), phổ biến hơn
ở những người mắc bệnh celiac so với những người không mắc bệnh.
Lý do cho điều này là không rõ ràng, nhưng di truyền có thể đóng một vai trò. Bị bệnh celiac
cũng có thể làm cho một người có nhiều khả năng phát triển các rối loạn tự miễn dịch khác.
Bệnh celiac gây tổn thương cho ruột non do hậu quả của việc ăn gluten. Gluten là một loại
protein trong lúa mì, lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen.
Những người mắc bệnh celiac cần tuân theo chế độ ăn không có gluten. Một số nghiên cứu cho
thấy rằng tuân theo chế độ ăn không có gluten có thể giúp ruột hấp thụ tốt hơn các loại thuốc
tuyến giáp và giảm viêm.
*Caffeine
Caffeine có thể làm trầm trọng thêm một số triệu chứng của cường giáp, bao gồm đánh trống
ngực, run rẩy, lo lắng và mất ngủ.
Khi có thể, một người mắc bệnh cường giáp nên cố gắng tránh các loại thực phẩm và đồ uống có
chứa caffeine. Bao gồm các:
-cà phê thường
-trà đen
-sô cô la
-soda thông thường
-nước tăng lực
TÓM LẠI
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức và sản xuất hormone tuyến giáp dư
thừa. Mọi người nên tuân thủ theo kế hoạch điều trị của Bs dành cho mỗi người bệnh và bất kỳ
khuyến nghị chế độ ăn uống từ bác sĩ của họ.
Thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện các triệu chứng của cường giáp. Một số chất dinh dưỡng
có thể giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp khỏe mạnh hoặc giảm các triệu chứng cường giáp.
Một bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ có thể cung cấp thêm thông tin về những thay đổi chế
độ ăn uống cho bệnh cường giáp
Bs Mai Văn Sâm (dịch)

71. *Điều trị đích trong ung thư


Trong ung thư tuyến giáp, chỉ khi nào thất bại điều trị với xạ ( Iod 131), thì mới cân nhắc đến
phương pháp này.
57
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Liệu pháp điều trị đích ung thư là một phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng thuốc. Nó
khác với phương pháp hóa trị truyền thống. Thuốc ở đây là một liệu pháp có mục tiêu cụ thể giúp
ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của khối u. Chúng hoạt động bằng cách tấn công vào các gen
hay protein chuyên biệt. Những gene và protein này được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc những
tế bào có liên quan đến sự phát triển của khối u, ví dụ như tế bào mạch máu.
*Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
Ung thư vú
Ung thư phổi
Ung thư đại tràng
*Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
-Chỉ định:
Bất cứ ai mắc bệnh ung thư cũng có thể sử dụng loại thuốc này.
-Chống chỉ định:
Bệnh nhân có nhạy cảm với liệu pháp điều trị đích.
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
Nâng cao vai trò hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư một cách tự nhiên.
Sử dụng được cho cả những bệnh nhân ung thư đã ở giai đoạn muộn, di căn xa mà các phương
pháp điều trị phẫu thuật, xạ trị không thể thực hiện được.
Giảm đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
- Nhược điểm:
Khô da.
Nổi mụn ngoài da.
Viêm niêm mạc miệng.
Rối loạn đường tiêu hóa.
Chi phí tương đối cao.
- Quy trình thực hiện
Bước 1: Xét nghiệm tình trạng bệnh ung thư cho bệnh nhân.
Bước 2: Nếu bệnh nhân mắc bệnh ung thư trong giới hạn thì tiến hành kê đơn thuốc cho bệnh
nhân sử dụng kết hợp hóa trị và xạ trị.
Bước 3: Theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân nghiêm ngặt trong 3 tháng đầu dùng thuốc để có
sự thay đổi phương pháp điều trị phù hợp.
*Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
-Bệnh nhân tăng cân đều.
-Rụng tóc.
-Tất cả các chỉ số đều trong giới hạn bình thường.
*Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
-Thường xuyên không tỉnh táo.
-Ho nhiều, khó thở và sốt.
-Các tác dụng phụ như: khô da, nổi mụn, rối loạn tiêu hóa, viêm niêm mạc miệng trở nên nặng
hơn.
58
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Đau đầu.
-Sụt cân nhanh chóng.
-Đau xương.
*Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
Liệu pháp nhắm đích là một phương pháp trị liệu ung thư quan trọng. Nhưng cho đến nay, các
bác sĩ chỉ có thể loại bỏ được một số ít các loại ung thư bằng phương pháp này.
Trong ung thư tuyến giáp hầu hết bệnh nhân cần phải phẫu thuật, sau đó uống xạ (iod 131) và liệu
pháp uống hormone giáp để thay cho tuyến giáp đã cắt bỏ và chống tái phát bệnh .
Mọi người phải tìm hiểu kỹ, tránh tiền mất tật mang, tin theo Bs google, Bs trên rừng, lang băm,
các hãng bán thuốc...
Bs Mai Văn Sâm

72. *SUY GIÁP


NHỮNG THỨC ĂN NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN
( Chỉ áp dụng cho những người còn tuyến giáp, còn 1 thùy tuyến giáp, những người viêm giáp
gây suy giáp. Nếu đã cắt hết tuyến giáp thì uống hóc môn tuyến giáp thay thế là quan trọng nhất,
chỉ lưu ý cách ăn uống và những thức ăn làm giảm hấp thu hóc môn, ăn uống cân đối dựa theo
cân nặng và các bệnh kèm theo như đái tháo đường, mỡ máu, cao huyết áp... để cho phù hợp,
tránh ăn quá nhiều hoặc kiêng quá kỹ.)
Chế độ ăn uống của một người có thể có tác động đáng kể đến các triệu chứng suy giáp. Một số
thực phẩm có thể cải thiện tình trạng suy giáp trong khi những thực phẩm khác có thể làm cho
bệnh nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến thuốc chữa suy giáp.
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm nằm trước khí quản. Bị suy giáp, hoặc tuyến giáp
hoạt động kém, có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, gây tăng cân và gây mệt mỏi.
Bài viết này sẽ thảo luận về chế độ ăn uống ảnh hưởng đến suy giáp, những thực phẩm nên ăn và
nên tránh.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SUY GIÁP NHƯ THẾ NÀO?
Suy giáp xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Thông thường, các bác sĩ điều
trị suy giáp bằng thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Mặc dù chế độ ăn uống không thể chữa bệnh suy giáp, nhưng nó đóng 3 vai trò chính trong việc
kiểm soát tình trạng suy giáp như sau:
1. Thực phẩm có chứa một số chất dinh dưỡng có thể giúp duy trì chức năng tuyến giáp thích
hợp, chẳng hạn như iốt, selen và kẽm.
2.Có những loại thực phẩm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp bình thường, chẳng hạn như
những loại có chứa goitrogen và đậu nành, do đó hạn chế những thứ này có thể cải thiện các triệu
chứng suy giáp
3.Một số thực phẩm và chất bổ sung có thể can thiệp vào việc cơ thể hấp thụ thuốc hóc môn
tuyến giáp, do đó, hạn chế những thực phẩm này cũng có thể giúp ích.
Suy giáp có thể dẫn đến tăng cân vì nó có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn
Do đó, một người bị suy giáp nên nhắm đến một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa tăng
cân.
Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống có thể có tác động đến cách một người cảm thấy và có thể
giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Các phần sau đây xác định một số chất dinh dưỡng có thể giúp những người bị suy giáp và thực
phẩm nào chứa chúng
*Iodine ( iốt)

59
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Cơ thể cần iốt để sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ thể không thể tạo ra iốt, vì vậy con
người cần phải lấy iốt từ chế độ ăn uống của họ.
Thiếu iốt cũng có thể gây ra phì đại tuyến giáp, được gọi là bướu cổ đơn thuần.
Thực phẩm giàu iốt bao gồm:
- Phô mai
- Sữa
- Kem
- Muối ăn iốt
- Cá nước mặn
- Rong biển
- Trứng
Thiếu iốt là tương đối hiếm gặp ở Hoa Kỳ do sử dụng muối ăn iốt, nhưng nó phổ biến hơn ở các
khu vực khác trên thế giới.
Tuy nhiên, một người nên tránh tiêu thụ một lượng lớn iốt vì iốt dư thừa có thể làm trầm trọng
thêm bệnh suy giáp và cường giáp.
*Selenium
Selenium là một vi chất dinh dưỡng có vai trò trong việc sản xuất hormone tuyến giáp và có hoạt
động chống oxy hóa. Các mô tuyến giáp tự nhiên chứa selen.
Một bài báo đánh giá được công bố trên Tạp chí Nội tiết Quốc tế cho thấy việc duy trì nồng độ
selen trong cơ thể giúp mọi người tránh được bệnh tuyến giáp và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Thực phẩm giàu selen bao gồm:
- Quả hạch brazil
- Cá ngừ
- Tôm
- Thịt bò
- Gà tây
- Thịt gà
- Giăm bông
- Trứng
- Cháo bột yến mạch
bánh mì
* Kẽm
Kẽm là một chất dinh dưỡng khác có tác dụng có lợi đối với hormone tuyến giáp của một người.
Một nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy bổ sung kẽm, cả đơn độc hoặc kết hợp với selen, làm tăng
đáng kể lượng hormone tuyến giáp được gọi là T3 và T4.
Thực phẩm giàu kẽm bao gồm:
- Hàu
- Thịt bò
- Cua
- Ngũ cốc dinh dưỡng
- Thịt heo
- Thịt gà
- Cây họ đậu
- Hạt bí ngô
- Sữa chua
DANH SÁCH THỰC PHẨM CẦN TRÁNH VÀ TẠI SAO?
60
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Một số thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng có thể can thiệp vào sức khỏe tuyến giáp. Mặc dù
những thực phẩm này không vượt quá giới hạn, mọi người có thể nhận thấy sự cải thiện bằng
cách hạn chế tiêu thụ.
* Goitrogens
Một số thực phẩm có chứa goitrogen có khả năng làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp.
Thực phẩm có chứa goitrogen thường là rau xanh, họ cải, bao gồm:
-Bắp cải Brucxen
-Cải xoăn Nga
-Bông cải xanh
-Bông cải xanh rabe
-Súp lơ
-Cải bắp
Tuy nhiên, những thực phẩm này cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Những người bị suy giáp vẫn có thể thưởng thức những thực phẩm này một cách điều độ vì các
nhà khoa học tin rằng goitrogen chỉ ảnh hưởng đến nội tiết tố của một người khi họ tiêu thụ quá
mức.
Ngoài ra, quá trình nấu ăn dường như làm mất tác dụng của goitrogen.
* Gluten
Suy giáp có thể có liên quan đến rối loạn tự miễn tiềm ẩn, vì vậy mọi người có thể có nguy cơ
mắc các bệnh tự miễn khác, bao gồm cả bệnh celiac.
Bệnh celiac gây viêm mãn tính và tổn thương ruột non do ăn gluten. Gluten là một loại protein
trong lúa mì và các loại ngũ cốc khác, bao gồm lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen.
Điều trị bệnh celiac liên quan đến chế độ ăn không có gluten. Những người bị suy giáp liên quan
đến tự miễn dịch có thể cố gắng cắt gluten ra khỏi chế độ ăn uống của họ để xem các triệu chứng
của họ có cải thiện không.
* Đậu nành
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đậu nành có thể can thiệp vào cách cơ thể sản xuất
hormone tuyến giáp.
Trong một nghiên cứu trường hợp được công bố, một phụ nữ bị suy giáp nặng sau khi uống một
loại đồ uống tốt cho sức khỏe có chứa một lượng đậu nành cao trong 6 tháng. Tình trạng của cô
được cải thiện sau khi ngừng uống và uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Thực phẩm có chứa đậu nành bao gồm:
-Sữa đậu nành
-Xì dầu
-Đậu hũ
*Thực phẩm chế biến sẵn
Mọi người nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn, có xu hướng đậm đặc calo và cung cấp ít lợi ích
dinh dưỡng. Những loại thực phẩm này cũng thúc đẩy tăng cân.
Ví dụ về thực phẩm chế biến sẵn bao gồm:
-Thức ăn nhanh
-Xúc xích
-Bánh rán
-Bánh
-Bánh quy

61
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
*Một số thuốc và thực phẩm khác
Một số loại thực phẩm và chất bổ sung có thể làm cho thuốc điều trị suy giáp kém hiệu quả.
Các loại thuốc và chất bổ sung sau đây có thể cản trở sự hấp thụ hormone tuyến giáp của cơ thể:
(Nếu phải uống những thuốc này và phải uống hóc môn thì phải uống sau hóc môn giáp tối thiểu
4 tiếng)
-Thuốc kháng axit hoặc giảm axit
-Bổ sung canxi
-Chất sắt
-Thực phẩm giàu chất xơ
-Thực phẩm giàu iốt
-Thực phẩm làm từ đậu nành
Những người sử dụng các loại thuốc, chất bổ sung hoặc thực phẩm này thường xuyên nên nói
chuyện với bác sĩ về những cách tốt nhất để quản lý thuốc và nồng độ hormone tuyến giáp.
Bs Mai Văn Sâm ( dịch)

73. *ĐẬU NÀNH VÀ TUYẾN GIÁP


Mọi người tìm đọc cho khách quan, nếu không đọc được thì nhờ con cháu tìm và đọc hộ để khỏi
bán tín bán nghi.Thông tin quốc tế 2019
Systematic Review and Meta-analysis on the Effect of Soy on Thyroid Function(Đánh giá hệ
thống và phân tích tổng hợp về tác dụng của đậu nành đối với chức năng tuyến giáp)

*[ Trả lương theo sản phẩm và cái giá phải trả quá đắt cho ngành Y]
KPIs vốn dĩ là hệ thống quản lý hiệu quả làm việc (performance management) được xây dựng
công phu và phức tạp chứ không đơn thuần được hiểu là khoán doanh thu. Các chỉ số được thiết
kế phải thúc đẩy được nỗ lực cải thiện năng lực và tri thức cho bệnh viện trước thì tiền mới tới
được.
1. Được và mất
Trả lương theo sản phẩm rất thịnh hành ở giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1911-
1920). Nó làm gia tăng năng suất một cách nhanh chóng. Vì ở giai đoạn này, lao động chủ yếu là
lao động chân tay, làm càng ra càng nhiều sản phẩm lương càng cao.
Trong các bệnh viện, các bác sĩ được trả lương theo ca khám bệnh, theo ca mổ, thủ thuật, xét
nghiệm…điều này khuyến khích các bác sĩ cố gắng nhiều hơn trong việc thu hút bệnh nhân, chăm
sóc tốt hơn, thay đổi hành vi giao tiếp tốt hơn. Và “công bằng hơn”, người làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít.
Cách trả lương này rất dể quản lý, dể làm, và rất “khỏe” cho lãnh đạo. Bộ phận tài chính chỉ cần
ngồi định mức và lượng giá chi tiết thù lao cho từng ca, tỷ lệ chia trên từng bệnh nhân. Một hệ
thống thu thập dữ liệu chi tiết được thiết kế, thường có sự hỗ trợ của CNTT, mọi việc được tự
động hóa dễ dàng.
Đặc biệt với những loại hình bệnh tật mà bệnh nhân phải theo bác sĩ một thời gian dài (sản, lão
khoa…). Buộc các bác sĩ phải nỗ lực tối đa để giữ sự trung thành của bệnh nhân, bao gồm cả yếu
tố chuyên môn và hành vi giao tiếp.
Cuối tháng mỗi bác sĩ được một bảng kê chi tiết, và tiền sẽ tự chạy vào tài khoản. Mọi người cảm
thấy vui vẻ, hài lòng, và “CÔNG BẰNG”.
Động lực “lợi ích” được khai thác triệt để. Con người ta vì miếng cơm manh áo sẽ phải nỗ lực tối
đa.
>>> Tuy nhiên, cái được là ở ngắn hạn, cái mất ở dài hạn mới là điều không giải quyết nổi.
62
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Hệ lụy đầu tiên là sự Tranh giành (chứ không phải là cạnh tranh để tiến bộ). Tác động vào lợi ích
là tác động vào lòng tham, mà lòng tham thì bất tận, không bao giờ có điểm dừng.
Những “bộ phim tranh giành miếng ăn” ở những con người được xem là tinh hoa trong tinh hoa,
chiếu dài tập trong các bệnh viện, và không có tập cuối cùng.Thứ chúng ta muốn là cạnh tranh để
tiến bộ, nhưng thực sự cái chúng ta thu được là sự tranh giành miếng ăn. Nhưng quan trọng là sự
tranh giành cản trở sự phát triển dài hạn của bệnh viện.
- Tranh giành chuyên khoa “hot”: mô hình bệnh tật vốn có mật độ phân bố khác nhau, chả ai dại
gì đi vào những nơi chỉ lác đác vài ca/ngày, chết đói sao. Hệ lụy này là phá vỡ chiến lược phát
triển chuyên môn của một bệnh viện. Không ai chịu đi học chuyên khoa “đói”, dẫn đến tiêu cực
trong công tác nhân sự (hối lộ, đi đêm, thậm chí bán thân). Bệnh tật cần hội chẩn liên chuyên
khoa là không có người. Hậu quả cuối cùng của sự khập khiễng chuyên môn là bệnh nhân gánh,
vì bệnh tật bây giờ không có một mình chuyên khoa nào giải quyết nổi.
- Phá vỡ hệ thống. Trong các bệnh viện hiện nay không tìm được người giỏi làm về kiểm soát
nhiễm khuẩn, hồi sức cấp cứu, gây mê, chất lượng…Một bệnh viện có rất nhiều chuyên gia đầu
ngành về ngoại khoa nhưng không có gây mê hồi sức, không có kiểm soát nhiễm khuẩn tốt thì
cũng chẳng làm ra được sự thành công gì. Vì trong hệ thống này, chỉ những bác sĩ ngoại khoa là
hưởng được nhiều lợi ích nhất. Ai cũng muốn làm những công việc thuộc nhóm front-office (trực
tiếp với người bệnh), không ai muốn làm ở những vị trí back-office (hệ thống bên trong, phía sau,
không trực tiếp với người bệnh).
- Phá vỡ các quy trình chuyên môn, quy trình hội chẩn. Có ba xu hướng, hoặc lựa ca dễ đẩy ca
khó, hoặc găm giữ không cho người khác tham gia (bị chia tiền), hoặc “hồn ai nấy giữ, tiền mầy
lấy mầy tự lo đi, ngu gì tao dính vào”. Các quy trình chuyên môn bị phá vỡ mà phía sau đó là
động cơ “giành ăn” là rất nhiều.
- Và hệ lụy vô cùng nghiêm trọng nằm ở chổ nó thúc đẩy người ta “giấu nghề để kiếm ăn” không
chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và tri thức. Do đó, tri thức của bệnh viện không có mà nó chỉ nằm
ở một vài cá nhân cây đa cây đề. Khi các cây đa cây đề ra đi thì tri thức bệnh viện trở về con số
không.
Theo năm tháng, điều dễ nhìn thấy trong các bệnh viện hiện nay (cả công lẫn tư) là con người chỉ
chăm chăm vào mục tiêu cá nhân (tranh thủ kiếm càng nhiều càng tốt), bỏ mặc mục tiêu phát
triển chung. Bệnh viện có phát triển hay không mặc kệ nó, miễn là tui giỏi tui có thể đi chổ khác
để sống thiếu gì chổ rước tui.
Không một bệnh viện nào có thể phát triển nếu như con người ở đó chỉ làm những việc có lợi cho
mục tiêu cá nhân. Điều các bệnh viện cần làm là phải hướng mục tiêu cá nhân vào mục tiêu tổ
chức. Muốn cá nhân anh phát triển thì anh phải làm cho bệnh viện phát triển trước.
2. Quản lý y tế, đã học sai sách về hệ thống động viên và thu nhập.
Thúc đẩy năng suất làm việc cá nhân dựa trên lợi ích trực tiếp được ca ngợi hết lời trong các
ngành thâm dụng lao động (làm việc chân tay), kiểu như khoán 10 trong nông nghiệp, được xem
như tiền đề của cuộc cách mạnh về năng suất nông nghiệp VN.
Nhưng nó hoàn toàn không phù hợp cho bệnh viện, vì bệnh viện là môi trường thâm dụng tri thức
(làm việc bằng tri thức) chứ không phải thâm dụng lao động.
Quản lý tri thức và động viên tri thức mới là sách giáo khoa cho quản lý bệnh viện. Mục tiêu cuối
cùng của một bệnh viện là tri thức phải được tạo sinh để kiếm tiền bằng tri thức. Tất cả những
cách thức quản trị không làm cho tri thức của bệnh viện phát triển là không phù hợp với môi
trường bệnh viện. Và sẽ cản trở sự phát triển trong tương lai.
Một đề xuất mô hình Ba cấu phần chính trong thu nhập của một bác sĩ từ bệnh viện.

63
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- P1: Nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn của cá nhân (30%): học chuyên khoa sâu, tham gia
CME, nghiên cứu khoa học theo định hướng chiến lược chuyên môn của bệnh viện.
- P2: Nỗ lực chia sẻ tri thức và tham gia phát triển chuyên môn cho bệnh viện (40%): tham gia
hội chẩn, tham gia xử trí ca khó, tổ chức workshop chuyên đề sâu, huấn luyện đào tạo bác sĩ trẻ.
Biên soạn phát đồ, quy trình chuyên môn, kiểm soát, cải tiến hoạt động chuyên môn.
- P3: Thu nhập trực tiếp từ bệnh nhân (số lượng ca khám, ca mổ) (30%)
Trong 3 thành phần thì P1, P2 là không giới hạn, được khuyến kích làm được càng nhiều thu
nhập càng nhiều. Riêng P3 là phải đặt ngưỡng, mỗi bác sĩ khám tối đa n ca/ngày, mổ m ca/ngày
(n, m tùy thuộc vào từng nơi). Để tránh lượng bệnh nhân tập trung vào một vài bác sĩ, và không
còn cơ hội cho các bác sĩ khác làm lâm sàng.
Để tránh việc lôi kéo tranh giành, đồng thời vẫn khuyến khích bác sĩ chăm sóc chu đáo cho bệnh
nhân. Việc xếp hạng (rating) bác sĩ theo class A, B, C tương ứng với tiền khám và tiền mổ mà
bệnh nhân phải trả là cần thiết phải đặt ra để điều tiết và động viên. Xin lưu ý phân loại bác sĩ
theo class A, B, C là dựa trên bệnh nhân chứ không phải dựa trên bằng cấp học hàm học vị GS,
PGS…
Cách phân loại A, B, C này dựa trên lượng bệnh bệnh nhân tập trung vào bác sĩ (do truyền miệng,
do uy tín, do năng lực, do giao tiếp tốt…). Nhóm những bác sĩ có bệnh nhân tập trung cao nhất -
nhóm A, sẽ có mức giá khám và giá mổ cao hơn 30-50% so với nhóm B. Và tương tự cho nhóm
C. Bảng rating và giá phải được niêm yết công khai cho bệnh nhân. Mỗi quý, bệnh viện sẽ thống
kê và điều chỉnh bảng xếp hạng một lần.
P3: cho trường hợp bác sĩ không tham gia khám và mổ trực tiếp (bác sĩ back-office) được đánh
giá dựa trên mức độ hoàn thành công việc được giao và được đo lường bằng các chỉ số đánh giá
thành tích được thiết kế đặt trưng. Ví dụ P3 của kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ được gắn với tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện. P3 của ICU sẽ gắng với tỷ lệ hồi phục trước và sau vào ICU. P3 của gây
mê hồi sức gắn với tỷ lệ gây mê hồi sức thành công.
Trong 3 chữ P, P2 có trọng số cao nhất, để buộc một tri thức phải đóng góp tri thức cho bệnh
viện. Bệnh viện phát triển anh phát triển, bệnh viện tồn tại anh tồn tại. Không có chuyện anh thì
phát triển phây phây, bệnh viện thì sắp sập.
Chúng ta phải gắn động cơ vị lợi cá nhân vào sự phát triển của tổ chức. Điểm mấu chốt chính là
chổ này.
>>> Thách thức cho sự thay đổi
Đừng hát bài ca y đức nữa, nó chỉ có tác dụng gây mê sảng thôi. Nhìn thẳng vào thực tế và xây
dựng các chính sách tác động để hướng con người ta vào mục tiêu phát triển của tổ chức đồng
hành với mục tiêu cá nhân.
Bệnh viện suốt ngày hát bài ca y đức, và học nghị quyết, nhưng kết quả (performance) trên bệnh
nhân thì ngày càng tồi tệ thị nó phản tác dụng ghê gớm. Và nó gây bất bình cho xã hội.
Không có dự thay đổi nào dễ dàng, những đã đến lúc bệnh viện THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT.
Và cốt tủy của sự thay đổi, mấu chốt của sự thay đổi, chông gai của sự thay đổi nằm ở chính sách
lương, thu nhập của bác sĩ. Làm được thì tồn tại và phát triển, không làm được thì lụi tàn.
Không có sự lột xác nào mà không gây đau đớn tột cùng. Nhưng đau một lần để phát triển bền
vững còn hơn sống lay lắt qua ngày với những u nhọt. Bản lĩnh của một nhà lãnh đạo trong thế kỷ
21 này là nằm ở bản lĩnh tạo ra sự thay đổi.
Đôi điều về hệ thống trả lượng theo KPIs (key performance indicators) mà tôi quan sát được ở
một số bệnh viện, tôi thấy nó đang biến tướng thành hệ thống khoán doanh thu (như khoán 10),
và sẽ gây ra hệ lụy vô cùng nghiệm trong cho các bệnh viện.

64
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
KPIs vốn dĩ là hệ thống quản lý hiệu quả làm việc (performance management) được xây dựng
công phu và phức tạp chứ không đơn thuần được hiểu là khoán doanh thu. Các chỉ số được thiết
kế phải thúc đẩy được nỗ lực cải thiện năng lực và tri thức cho bệnh viện trước thì tiền mới tới
được.
Tập trung vào tạo ra giá trị đi, rồi tiền sẽ tới. Mục đích cuối cùng là tiền. Nhưng muốn có tiền tử
tế phải tạo được giá trị. GIÁ TRỊ trong y tế gom lại thành 3 cấu phần chính: HIỆU QUẢ, AN
TOÀN, VÀ TRẢI NGHIỆM. Muốn tạo được giá trị thì phải tạo sinh được tri thức. Muốn tạo sinh
được tri thức thì phải thiết kế được hệ thống đánh giá và chính sách thu nhập thúc đẩy tri thức tạo
sinh.
Trên đây là một vài suy nghĩ cá nhân,
Chúc sức khỏe và thành công
Trân trọng,
#ThS_Huỳnh_Bảo_Tuân
P/s: - Bs Sâm khi đến Bv nào mổ đều tập huấn kiến thức cho BV đó để nâng cao kiến thức
chuyên khoa nội tiết
- Đa số bệnh nhân Bs Sâm nhận mổ đều là nghi ngờ ung thư hoặc ung thư tuyến giáp. Không lạm
dụng mổ.

*Cường giáp là do tuyến giáp sản xuất nhiều hóc môn giáp so với nhu cầu của cơ thể
- Có thể do basedow
- Có thể do viêm giáp giai đoạn cường giáp ( viêm giáp có thể gây suy giáp, cường giáp hoặc
không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp gọi là bình giáp)
Nếu Bs không có kinh nghiệm sẽ nhầm cường giáp do viêm giáp với cường giáp do basedow.
Cường giáp ở 2 bệnh trên triệu chứng hoàn toàn giống nhau nhưng cách chữa lại hoàn toàn khác
nhau.
Cường giáp do Basedow thì phải dùng thuốc kháng giáp tổng hợp như PTU, thyrozol...
Cường giáp do viêm giáp thường nhẹ, có thể tự khỏi, hoặc phải dùng chống viêm...
Còn 1 loại cường giáp do đang uống hóc môn giáp ở bệnh nhân đã cắt toàn bộ tuyến giáp, uống
thừa hóc môn giáp thì chỉ cần giảm liều lượng hóc môn tuyến giáp xuống là đc, tuyệt đối không
được sử dụng kháng giáp tổng hợp. Thế mà vẫn có bs chữa như thế, bó tay.
Bs Mai Văn Sâm

74. *DINH DƯỠNG VÀ UNG THƯ TUYẾN GIÁP


Trong các nghiên cứu nghiên cứu, một số loại thực phẩm có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến
giáp. Như trường hợp của một số dạng ung thư khác, nguy cơ sẽ cao hơn có liên quan đến béo phì
và tiêu thụ một số sản phẩm động vật, và giảm nguy cơ ung thư có liên quan đến việc tiêu thụ
thực phẩm thực vật nhiều hơn. Ở những người nhập cư vào Mỹ từ một số quốc gia châu Á, một
số bằng chứng cũng chỉ ra việc từ bỏ chế độ ăn kiêng truyền thống và áp dụng các chế độ ăn
kiêng phương Tây thì làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Dưới đây là các yếu tố dinh dưỡng
liên quan đến giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp:
* Cân nặng
Duy trì một lượng năng lượng lành mạnh và cân nặng khỏe mạnh. Một phân tích tổng hợp cho
thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp là 25% ở những người thừa cân và 55% ở người béo phì so
với những người có cân nặng bình thường. Song song với những phát hiện này, nghiên cứu tiền
cứu châu Âu về ung thư và dinh dưỡng (EPIC) cho thấy những người tiêu thụ lượng calo cao nhất
có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn khoảng 30% so với những người tiêu thụ lượng thấp
nhất.
*Hạn chế thịt

65
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Những người tiêu thụ một lượng lớn thịt lợn và gia cầm được phát hiện có nguy cơ mắc ung thư
tuyến giáp cao hơn đáng kể so với những người tiêu thụ ít hoặc không có sản phẩm nào trong số
này. Tiêu thụ thịt đỏ có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến giáp lớn hơn 57% trong một nghiên
cứu lớn về thói quen ăn kiêng và nguy cơ ung thư nói chung.
* Rau
Một chế độ ăn uống bao gồm một lượng lớn rau quả dường như làm giảm nguy cơ ung thư tuyến
giáp khoảng 25%. Nghiên cứu không tại thời điểm này cho thấy giảm đáng kể nguy cơ ung thư
tuyến giáp với lượng trái cây cao hơn.
*Uống trà
Một phân tích tổng hợp cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp thấp hơn khoảng 25% ở những
người uống trà nhiều so với những người uống ít, mặc dù chỉ có dân số châu Âu và châu Mỹ
(không phải người châu Á) được hưởng lợi.
Ở Việt Nam nếu có tác dụng với ung thư tuyến giáp thì lại bị ung thư khác vì nhiều thuốc sâu
* Uống rượu
Tiêu thụ rượu vừa phải. Uống 2 ly mỗi ngày có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp
khoảng 45% trong nghiên cứu NIH-Akv khi so sánh với việc không uống rượu. Tuy nhiên, sử
dụng rượu làm tăng nguy cơ của các dạng ung thư khác.
* Chế độ ăn ít iốt
Có thể không cần thiết hoặc có lợi. Chế độ ăn ít i-ốt trước đây đã được khuyến nghị trước khi cắt
bỏ tuyến giáp như là một biện pháp làm tăng sự hấp thu i-ốt phóng xạ của tuyến giáp. Tuy nhiên,
bằng chứng đã không thuyết phục về tính ưu việt của phương pháp này khi so sánh với một lượng
iốt ít nghiêm ngặt hơn.
Nói tóm lại
Ung thư tuyến giáp, giống như nhiều bệnh ung thư khác, là một bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi chế
độ ăn uống và lối sống, mặc dù bằng chứng chưa cho phép kết luận chắc chắn. Có bằng chứng
cho thấy rằng tránh các thực phẩm béo, tăng trái cây và rau quả làm giảm nguy cơ bệnh này sẽ
phát triển tuy nhiên bằng chứng hạn chế. Những thay đổi về chế độ ăn uống sẽ dễ dàng hơn khi
cả gia đình thực hiện cùng nhau.
Vai trò của chế độ ăn uống và lối sống sau khi chẩn đoán ung thư tuyến giáp chưa được nghiên
cứu kỹ. Phẫu thuật vẫn là lựa chọn điều trị đầu tiên, tiếp theo là hóa trị hoặc xạ trị thích hợp. Nhìn
chung, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến
giáp là 98%. Sau 5 năm có nghĩa là khỏi và tỷ lệ tái phát rất thấp.
Bs Mai Văn Sâm ( dịch)

*1. Sao lại không được uống sữa trong khi sữa rất tốt ? Miễn là không phải hàng giả và nhái,
miễn là không lạm dụng.
2. Sao cứ phải uống sữa trong khi có rất nhiều thứ khác để ăn uống có thể thay thế được sữa?
Miễn là ăn uống cân đối, hài hòa, phù hợp với tuổi, tình trạng bệnh, cân nặng của mình.
3. Sao không được uống sữa và không ăn gì cả ? Trong khi cơ thể cần rất nhiều thứ.
Mỗi người sẽ hợp với 1 trong 2 phương án trên. Không nên nghe theo ai, không nên theo phong
trào. Chỉ có bản thân mình mới biết chính xác mình cần gì.
Tất cả đồ ăn, thức uống mọi người đều theo quy tắc trên sẽ ổn!
*Những điều cơ bản cần biết dành cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình cánh bướm nằm ở vùng cổ phía trước và dưới. Nhiệm vụ
chính của tuyến giáp là tiết ra hóc môn vào trong máu và được vận chuyển tới từng mô trong cơ
thể. Hóc môn tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, làm cho não, tim, các cơ và
nhiều cơ quan khác làm việc trong trạng thái ổn định.

66
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
75. Ung thư tuyến giáp
Ở Hoa Kỳ vào năm 2010 chỉ có dưới 45.000 ca ung thư tuyến giáp trong khi đó con số này thấp
hơn rất nhiều so với 200.000 bệnh nhân mắc ung thư vú, 140.000 bệnh nhân mắc ung thư đại trực
tràng. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư tuyến giáp cũng rất thấp. Cho đến năm 2008, theo số
liệu thống kê của hiệp hội tuyến giáp Mỹ (ATA) hơn 450.000 bệnh nhân ung thư tuyến giáp vẫn
sống. Thông thường, ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công, điều trị triệt căn bằng phẫu
thuật và điều trị bổ trợ với I-131 kể cả với bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển. Ngày nay tỷ lệ mắc
ung thư tuyến giáp ở cả nam và nữ có xu hướng tăng nhanh hơn so với các loại ung thư khác.
Mặc dù mắc ung thư là một điều gì đó hết sức khủng khiếp nhưng đối với riêng ung thư tuyến
giáp mọi điều giường như tươi sáng hơn.
Triệu trứng của ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình, xét nghiệm chức năng của
tuyến giáp vẫn trong giới hạn bình thường. Nhân tuyến giáp chủ yếu được phát hiện tình cờ trên
siêu âm hoặc CT khi đi khám những bệnh khác không mấy liên quan đến tuyến giáp. Đôi khi,
bệnh nhân tự phát hiện thấy u vùng cổ khi soi gương, đóng khuy cổ áo hoặc đeo dây truyền. Rất
hiếm khi ung thư hoặc nhân tuyến giáp có thể gây triệu chứng. Tuy nhiên cũng một vài trường
hợp có biểu hiện đau cổ, hàm hoặc tai. Nếu nhân tuyến giáp đủ lớn thì nó có thể chèn ép vào thực
quản hoặc khí quản gây ra cảm giác nuốt vướng, khó thở hoặc cảm giác 'mắc ở cổ họng’’. Ít gặp
hơn bệnh nhân có thể bị khàn tiếng do u chèn ép vào dây thần kinh điều khiển giọng nói.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp
Bệnh ung thư tuyến giáp hay gặp ở những người có tiền sử phơi nhiễm bức xạ liều cao, tiền sử có
người ung thư tuyến giáp trong gia đình và trên 40 tuổi. Tuy nhiên, đối với phần lớn bệnh nhân
vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể nào gây ra ung thư tuyến giáp.
Phơi nhiễm bức xạ liều cao ở thời niên thiếu làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Trước
năm 1960, điều trị bằng tia X khá phổ biến trong ung thư vú, bệnh hạch ác tính Hodgkin, bệnh
trứng cá, viêm amiđan. Nếu vùng cổ của bệnh nhân không được che chắn cẩn thận thì nguy cơ
mắc ung thư tuyến giáp là khá cao. Tuy vậy, những xét nghiệm thông thường như chụp X-quang
hàm mặt, X-quang ngực, nhũ ảnh (mammography) không gây ung thư tuyến giáp.
Ở những vùng xảy ra thảm họa hạt nhân như Checnobyl (Nga) và Fukushima (Nhật Bản), trẻ em
là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao nhất sau một vài năm. Tuy nhiên, thậm chí
người lớn cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp sau 40 năm. Dân cư xung quanh khu vực có lò
phản ứng hạt nhân hoặc trong vòng bán kính 200 dặm nơi xảy ra thảm họa hạt nhân có thể uống
kali iốt đua (potassium iodide) để phòng ung thư tuyến giáp.
Chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp thường được chẩn đoán dựa vào hình ảnh siêu âm và bằng chọc hút kim nhỏ
hoặc phẫu thuật cắt nhân tuyến giáp. Mặc dù nhiều người có nhân tuyến giáp nhưng tỷ lệ những
nhân này là ung thư rất thấp.
Phân loại ung thư tuyến giáp
Trong ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm từ 70-80%, thể này tiến triển chậm và thường hay di căn
hạch cổ. Tuy nhiên, không giống như các loại ung thư khác mặc dù có di căn hạch nhưng ung thư
tuyến giáp thể nhú vẫn có tiên lượng rất tốt.
Ung thư tuyến giáp thể nang. Thể này chiếm từ 10-15% ung thư tuyến giáp. Cũng giống nhu thể
nhú, thể nang có thể di căn hạch cổ nhưng tốc độ tiến triển nhanh hơn và có thể di căn xa vào
xương, phổi.
Ung thư tuyến giáp thể tủy. Loại ung thư tuyến giáp này chiếm từ 5-10%, liên quan đến di truyền
trong gia đình và các vấn đề nội tiết.
Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Đây là thể ác tính nhất của ung thư tuyến giáp đồng thời
đáp ứng kém với điều trị, chỉ chiếm tỷ lệ dưới 2%.
67
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Điều trị ung thư tuyến giáp
Phẫu thuật. Cắt toàn bộ tuyến giáp là phương pháp đầu tay trong điều trị ung thư tuyến giáp và
vét hạch cổ. Thông thường, ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần phẫu thuật. Đối với
những trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định thêm điều trị bộ trợ bằng I-131 sau
phẫu thuật. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt giáp toàn bộ cần phải uống thuốc hormone tuyến
giáp cho đến hết đời.
Điều trị I-131. Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu i-ốt rất tốt. Do vậy, I-131 có thể được sử
dụng hiệu quả để phá hủy những mô giáp còn lại (lành tính và ung thư) sau khi phẫu thuật. I-131
sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp. Đồng thời do không có đặc
tính bắt giữ I-131 nên các tế bào khác của các cơ quan khác trong cơ thể sẽ ít chịu tác động của
dược chất phóng xạ này. Ở một số bệnh nhân, I-131 tác động đến tuyến nước bọt, có thể gây ra
các tác dụng phụ như khô miệng. Nếu sử dụng I-131 liều cao thì cũng có nguy cơ dẫn đến ung
thư khác nhưng tỷ lệ này là vô vùng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ điều trị sẽ giúp cân bằng lợi ích và
nguy cơ khi điều trị cho bệnh nhân.
Trước khi điều trị I-131 bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân ngừng hormone tuyến giáp từ 4-6 tuần,
tăng khả năng hấp thu I-131 để đạt hiệu quả điều trị tối đa. Khi chỉ số TSH đạt tới mức cần thiết
theo yêu cầu của bác sĩ, bệnh nhân được uống I-131 liều nhỏ và chụp xạ hình chẩn đoán với I-
131. Xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể ước lượng được phần mô giáp cần phá hủy là bao nhiêu
cũng như đánh giá tổn thương di căn xa ở phổi và các vị trí khác.
Điều trị UTTG tiến triển. Ung thư tuyến giáp thường ít khi di căn xa nhưng khi đã có di căn xa thì
vấn đề cũng cần xem xét cẩn trọng. Mặc dù phẫu thuật và điều trị I-131 là hai phương pháp chính
nhưng những phương pháp này cũng có khi không hiệu quả. Trong tình huống này, xạ trị ngoài là
phương pháp có thể áp dụng để điều trị di căn xương và các di căn khác. Điều trị xạ trị có thể làm
giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính. Ngoài ra, điều trị đích cũng là một
phương pháp mới đang được nghiên cứu và bước đầu ứng dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến
giáp giai đoạn tiến triển.
Theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Theo dõi định kỳ là cần thiết đối với tất cả các bệnh nhân
ung thư tuyến giáp bởi vì bệnh có thể tái phát sau điều trị. Các xét nghiệm chính cần làm trong
quá trình theo dõi bệnh là siêu âm vùng cổ và xét nghiệm máu. Bên cạnh đó bệnh nhân phải dùng
thuốc hormone tuyến giáp (levothyroxine) từ sau khi mổ cắt tuyến giáp đến hết đời. Liều thuốc
hormone phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Nồng độ TSH là chỉ số nhạy nhất để theo dõi liều
Levothyroxine có thích hợp không khi dùng cho mỗi bệnh nhân. Ngoài ra, chỉ số Tg
(thyroglobulin) cũng là dấu ấn ung thư quan trọng trong quá trình theo dõi. Tg (thyroglobin) là
protein được sản xuất bởi hầu hết các loại tế bào ung thư tuyến giáp và mô giáp bình thường. Do
vậy sau khi đã được phẫu thuật cắt giáp toàn bộ và điều trị hủy mô giáp bằng I-131, chỉ số Tg
được dùng để theo dõi bệnh. Nếu chỉ số này cao trong huyết thanh thì có thể nghi ngờ do bệnh tái
phát và kết hợp thêm với một số xét nghiệm chẩn đoán khác. Tg có thể được định lượng khi bệnh
nhân đang dùng hormone hoặc ngừng hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, có hơn 25% số bệnh nhân
không thể định lượng Tg chính xác do nồng độ kháng thể kháng Tg (ATg) trong huyết thanh cao
hơn bình thường. Hơn nữa ở những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao, chụp xạ hình toàn thân
chẩn đoán với I-131 sau khi ngừng thuốc hormone cũng có thể được áp dụng để bổ trợ cùng với
xét nghiệm Tg và siêu âm cổ.
Tiên lượng của ung thư tuyến giáp
Nói chung, tiên lượng của ung thư tuyến giáp là rất tốt, đặc biệt là ở những bệnh nhân dưới 45
tuổi và có u kích thước nhỏ. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú chưa xâm lấn ra ngoài phạm
vi tuyến giáp có tiên lượng tốt nhất. Thông thường, thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân
trong vòng 10 năm là 100%, tỷ lệ chết do bệnh ung thư tuyến giáp là rất thấp. Đối với bệnh nhân
trên 45 tuổi, u kích thước lớn và xâm lấn thì tiên lượng vẫn khá tốt tuy nhiên tỷ lệ tái phát ở nhóm
68
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
này cũng khá cao. Tiên lượng thường không tốt đối với bệnh nhân chưa được phẫu thuật triệt căn
và điều trị I-131 bổ trợ. Tuy vậy, bệnh nhân có thể sống trong thời gian dài mặc dù vẫn có tâm lý
nặng nề là người mang bệnh ung thư. Một điều cũng rất quan trọng nữa là bệnh nhân cần phải
phối hợp với bác sĩ để theo dõi chặt chẽ sau khi điều trị.

76. *HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG IOD TRƯỚC KHI UỐNG
XẠ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ VÀ NANG
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật có chỉ định uống iod phóng xạ để xóa mô giáp còn
lại, trước khi uống iod phóng xạ bệnh nhân cần phải thực hiện chế độ ăn kiêng iod 2 tuần trước
khi uống xạ và 2 đến 3 ngày sau khi uống xạ. Rất nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết lựa chọn
thức ăn như thế nào? Một số hướng dẫn như sau:
1. Thức ăn không nên sử dụng trong thời kỳ ăn kiêng i - ốt
- Muối i-ốt, muối biển, thức ăn có hàm lượng muối cao, đồ uống đóng chai.
- Các loại vitamin tổng hợp có chứa i - ốt (nên đọc kỹ thành phần của thuốc).
- Sữa hoặc sản phẩm từ sữa: kem, pho mai, bơ, sữa chua, yogurt.
- Hải sản biển: cá, sushi, sò, tảo, rong biển, đồ khô, hun khói (mực, cá…).
- Các loại bánh quy, bánh gato.
- Lòng đỏ trứng, thức ăn có lòng đỏ trứng.
- Hoa quả sấy khô.
- Rau, quả đóng hộp.
- Hầu hết các loại Sô – cô – la (do có thành phần sữa).
- Nước hàng hay còn gọi là kẹo đắng
- Thực phẩm từ đậu nành (nước sốt, sữa, đậu).
2. Thức ăn có thể ăn trong thời kỳ ăn kiêng i- ốt
- Muối không chứa i- ốt.
- Lòng trắng trứng.
- Thịt động vật tươi.
- Bánh mỳ (không có sữa, muối i-ốt, bơ, sữa…).
- Rau, quả tươi hoặc đông lạnh.
- Nước hoa quả tươi (sinh tố).
- Sản phẩm từ ngũ cốc (gạo, lúa mì, …)
- Đào, lê, dứa đóng hộp.
- Các loại hạt (lạc, hạt điều…).
- Chè, café nguyên chất.
- Dầu thực vật, hạt tiêu đen, ớt.
- Đường, mứt, thạch, mật ong.
Lưu ý:
- Không nên ăn tại nhà hàng khi bạn không biết họ có sử dụng muối i-ốt hay không.
- Cần sự tư vấn của bác sĩ nếu dùng thuốc có chứa i-ốt trong thời kỳ ăn kiêng (ví dụ:
Amiodarone, expectorant, thuốc kháng khuẩn).
- Không nên sử dụng thực phẩm chức năng (nếu không biết rõ hàm lượng i-ốt bên trong).
Nguyên tắc chung khi lựa chọn thức ăn:
- Không có muối i-ốt.
- Không sử dụng sản phẩm từ bơ, sữa.
- Không sử dụng thực phẩm từ biển.
- Không ăn đồ ăn có chất bảo quản, đóng hộp (pate, xúc xích).
- Hạn chế ăn mì, phở, bún.

69
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Hạn chế ăn thịt bò, gà công nghiệp.
Thực hiện theo hướng dẫn, không tự sáng tác, không nghe ai xui cả
Bs Mai Văn Sâm

77. *Rất nhiều người bệnh khi đi khám bệnh, phát hiện ra có u, cục, nhân, bướu,
nang ở trên các bộ phận cơ thể thì rất lo lắng. Có nhiều người thì muốn mổ ngay, có nhiều người
thì khám nhiều nơi, uống rất nhiều các loại thuốc, thử đủ các loại phương pháp xem có hết u
không, có nhiều người thì không làm gì cả, mặc kệ số phận. Cả 3 cách trên đều không hợp lý.
Chính vì quan niệm sai lầm của người bệnh là mọi bộ phận, cơ quan phải không có u, có nhân
cộng với tâm lý lo lắng thái quá, sợ mổ nên bị lợi dụng, bị doạ nạt cho uống thuốc, tiêm thuốc
làm tiêu u. Tốn kém rất nhiều tiền, tai biến, chảy máu, nhiễm trùng, đau đớn hơn cả mổ, sẹo rất
xấu nếu đắp lá...
Mọi người lưu ý, trong quá trình sống, các cơ quan bộ phận sẽ có các u, nhân, nang... Đại đa số là
lành tính, chỉ số ít là ung thư. Tuyến giáp cũng thế. Nếu đã đi khám nhiều nơi, giám sát chặt chẽ
mà các bs có kinh nghiệm kết luận là lành tính thì chỉ cần theo dõi định kỳ, không bao giờ có
thuốc chữa để hạn chế hoặc tiêu u. Nếu nghi ngờ ung thư, ung thư thì phải nhanh chóng phẫu
thuật để loại bỏ khối u tránh tế bào ung thư lan rộng.
Quan niệm thứ hai là mọi người sợ mổ, điều này hoàn toàn có lý vì người bệnh gặp phải bs không
chuyên khoa, không cẩn thận, bv quá tải dẫn đến mổ nhanh, mổ ẩu, tai biến là không thể tránh
khỏi. Tuy nhiên ngày nay gây mê rất êm ái, mổ nhẹ nhàng, kỹ thuật tốt hơn ngày trước do đó
cũng phần nào làm chất lượng cuộc mổ tốt lên. Miễn là chỉ định mổ đúng, không lạm dụng mổ,
bs mổ và bs gây mê có kinh nghiệm, khám xét trước mổ cẩn thận thì kết quả sẽ tốt.
Quan trọng là phải" gặp đúng thầy, đúng thuốc và kịp thời" thì mới khởi bệnh.
Bs Mai Văn Sâm

78. *Quá lạm dụng chụp cắt lớp, tiêm thuốc cản quang rất độc cho thận, nguy hiểm
đến tính mạng, phơi nhiễm với tia X, tốn kém tiền không đáng có.
Một nhân tuyến giáp 5mm cũng chỉ định chụp cắt lớp. Không thể hiểu được.
Chỉ chỉ định chụp cắt lớp khi siêu âm không đánh giá rõ và hết được tổn thương.
Lợi ích nhóm thật nguy hiểm?

79. *Một bạn hỏi, khi đi siêu âm tuyến giáp, kết luận Tirads bao nhiêu thì ung thư, có
phải Tirads càng cao thì nguy cơ thư càng cao?
Xin trả lời: Phân loại Tirads ở siêu âm tuyến giáp chỉ tham khảo và chỉ có giá trị khi
- Có đầy đủ các hình ảnh mô tả tính chất của ung thư trên siêu âm
- sẽ không có giá trị cao khi không có đủ các hình ảnh điển hình
- nhận định phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của bs siêu âm
- không phải tirads 2,3,4 thì không bị ung thư mà phải hiểu đúng là tỷ lệ ung thư thấp hơn so với
những người có tirads 4a, 4b, 4c, 5
- không phải u kích thước nhỏ mà chưa di căn
- không phải u có kích thước to thì nguy cơ ung thư hơn u có kích thước nhỏ. Quan trọng là tính
chất của u.
- Các bs nội và bs siêu âm, nếu chỉ có lý thuyết xuông, nếu không hỏi bs mổ , nếu không chịu hỏi
bệnh nhân xem nhân đó bạn mổ ra là ung thư hay lành tính, nếu không chịu học hỏi, nếu bảo thủ
thì sẽ rất dễ bỏ sót chẩn đoán.
Có khoảng 6 dấu hiệu mô tả trên siêu âm tuyến giáp hoặc tuyến vú sẽ nghĩ đến ung thư
1. Hình ảnh giảm âm hoặc rất giảm âm, tức là hình ảnh của u màu sậm hoặc đen hơn so với nhu
mô xung quanh u
2. Bờ cửa khối u không đều
70
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
3. Ranh giới của khối u không rõ
4. Có vi vôi hóa trong khối u, tức là kích thước của vôi nhỏ
5. Trục của u vuông góc với da, hay kích thước chiều dọc của khối u lớn hơn chiều ngang
6. Tăng sinh mạch quanh u, tức là có nhiều mạch máu
Bs Mai Văn Sâm

80. *Mọi người cứ nghĩ ung thư tuyến giáp sẽ to lên nhanh, to lên hàng tháng nên khi
đã phát hiện ra ung thư nhưng chưa muốn mổ và thế là tháng nào cũng đi siêu âm xem u có
to lên . Tuy nhiên mọi người hiểu sai vấn đề
- ung thư tuyến giáp tiến triển rất chậm, khi đã phát hiện ra u thì thường là đã có vài năm rồi
- Ung thư chậm, kích thước nhỏ vài milimet nhưng vẫn âm thầm di căn
Bs Mai Văn Sâm

81. *DÙNG DAO NÀO ĐỂ MỔ TUYẾN GIÁP?


Mọi người cứ nghĩ dùng các loại dao hiện đại để mổ tuyến giáp thì tốt, ít tai biến, nhưng thực
chất lại ngược lại, phản tác dụng rất nguy hiểm, các loại dao đời mới như dao siêu âm, ligasure ...
Được các hãng tung hô, quảng cáo nhưng thực chất chỉ dành cho mổ lớn, mổ trong ổ bụng, không
sản xuất để mổ riêng cho tuyến giáp, nhưng bản thân các bs mổ cũng chủ quan tin theo và áp
dụng tràn lan, áp dụng vì thương mại trong khi không biết hoặc cố tình không biết rằng mổ tuyến
giáp đòi hỏi phải dùng dao ở chế độ đốt nông và cường độ phải thấp nhất có thể. Các loại dao mổ
đời mới thường:
- Cường độ đốt rất cao, bỏng rất nặng
- Đầu dao rất to, dẫn đến cắt tổn thương rộng
- Phải đóng thêm tiền, nếu bảo hiểm chi trả thì vẫn là trừ vào tiền của người bệnh
- Các loại dao này không chỉnh nhỏ được cường độ đốt và không có chế độ đốt nông, sâu, có
chỉnh được cũng vẫn còn rất mạnh, chính vì thế sau mổ vài ngày, vài tuần mới bắt đầu xuất hiện
tai biến, nói khàn, mất tiếng, tê tay, co quắp tay chân là do tổn thương bỏng do dao mổ lúc này
mới biểu hiện.
- Nếu phẫu thuật không khéo, thô bạo và sử dụng các dao trên thì tai biến càng nặng nề và lâu dài
- Mạch máu, thần kinh, tuyến cận giáp nằm quanh tuyến giáp có kích thước rất rất nhỏ, phẫu
trường mổ thì bé. Đòi hỏi phẫu thuật phải tỉ mỉ, chậm rãi, không sử dụng các dao cường độ lớn,
đặc biệt không mổ quá đông, mổ nhiều, quá tải, chạy theo số lượng thì mới may mắn không bị tai
biến cả đời.
Dao điện đời mới nếu biết cách chỉnh chế độ sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mổ tuyến giáp, không
phải mất thêm tiền, không bị tai biến..
20 năm nay, Bs Sâm mổ ở rất nhiều bv, mổ rất nhiều bệnh nhân nhưng gần như không sử dụng
dao siêu âm. Nếu để sảy ra tai biến thì chắc chẳng có ai nhờ mổ. Trong khi Bs Sâm không có gì
ngoài chuyên môn sâu, tận tâm với nghề và cố gắng quan tâm đến người bệnh nhiều nhất có thể.
Bs Mai Văn Sâm

82. *Bs Sâm sẽ yêu cầu siêu âm lại tất cả các trường hợp đến khám và do bs siêu âm
riêng của bs sâm làm với mục đích:
- So sánh với các siêu âm ở nơi khác, để tránh bỏ sót u
- Siêu âm thật kỹ để tìm hạch nghi ngờ di căn
Từ đó sẽ tư vấn kỹ cho người bệnh nên mổ hay không. Nếu mổ sẽ như thế nào?

83. *Cũng giống như khi đi mổ. Khi đi uống xạ sau khi mổ k giáp, người bệnh nên
tham khảo vài trung tâm, vài Bs để tránh tình trạng
- không phải uống xạ nhưng vẫn phải uống, gọi là uống thừa hơn bỏ sót
71
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- phải uống xạ nhưng không được uống, gọi là phải uống nhưng bỏ sót
Nên tìm hiểu thật kỹ vì nếu không phải uống mà lạm dụng thì uống xạ ảnh hưởng về lâu dài
không tốt, nhưng nếu bệnh phải uống nhưng lại không được chỉ định thì bệnh lại tái phát.
Người bệnh nên chuẩn bị đầy đủ các xn sau:
1. Các XN trước mổ, khi đi mổ, nếu ở BV công thì mọi người nên chủ động photo các XN của
mình trước khi nộp cho BV vì nếu đã nộp rồi thì họ gây khó khăn khi mình muốn photo. Nếu ở
BV tư thì họ sẽ chủ động photo cho mình khi ra viện.
2, Các XN và mô tả trong khi mổ của bs phẫu thuật,
Khi có 2 loại XN trên, bs xạ sẽ có cái nhìn tổng quan, tránh tình trạng thầy bói xem voi.
Khi đến gặp bs xạ họ sẽ cho làm XN để đánh giá lại quá trình bệnh, đánh giá chất lượng mổ.
Như vậy dựa vào XN trước mổ, trong mổ và sau mổ. Dựa vào thể bệnh, giai đoạn bệnh, chất
lượng mổ, tiền sử gia đình, tuổi bệnh nhân... Để đưa đến kết luận cần phải uống xạ hay không,
liều lượng như thế nào?

84. *Một Bs chuyên khoa phẫu thuật ung thư tuyến giáp phải đạt:
1.Khám, chẩn đoán ra bệnh. Chuẩn bị thật tốt cho bệnh nhân trước mổ, nếu có suy giáp thì bổ
sung hóc môn, nếu có cường giáp thì điều trị cho bình giáp
2. Tư vấn, động viên, giải thích kỹ cho người bệnh hiểu bệnh của mình, hiểu về các phương pháp
phẫu thuật, hiểu về các phương pháp chữa bệnh. Thống nhất phương pháp chữa bệnh với người
bệnh
3. Phẫu thuật tốt cho người bệnh, dành thời gian cho người bệnh, hạn chế tối đa các tai biến,
ngoài sẹo phải đẹp.
4. Sau mổ khi có các XN cuối cùng, tư vấn cho người bệnh những phương pháp phối hợp để đạt
được mục tiêu chữa bệnh
5. Theo dõi lâu dài cho người bệnh, theo dõi các biến chứng, tai biến, theo dõi phát hiện bệnh tái
phát, điều chỉnh hóc môn sao cho phù hợp với từng người bệnh.
Vì nếu chỉ biết mổ mà không biết theo dõi và điều trị thì giống như người thợ
Vì nếu chỉ biết mổ mà không biết tâm tư, tâm trạng của người bệnh như thế nào thì không nên
Vì nếu chỉ biết mổ mà không theo dõi, hướng dẫn cho người bệnh thì họ không biết phải làm gì,
theo ai, làm như thế nào thì cũng không được.
Bs Mai Văn Sâm

85. *Giữa nhìn hình ảnh siêu âm để chẩn đoán ung thư tuyến giáp và chọc tế bào bạn
tin cái nào hơn?
Hình ảnh siêu âm dưới đây rất nghi ngờ ung thư nhưng kết quả chọc lại là lành tính, bạn sẽ tiếp
tục theo dõi và chọc đến khi nào thấy tế bào ung thư mới đi mổ hay đi mổ để làm XN tức thì
trong mổ?
Lâu nay các Bs nội, bs không chuyên khoa và bệnh nhân vẫn quan niệm, chọc không thấy tế bào
ung thư thì chưa mổ, chưa sao, cứ để theo dõi, đến khi nào chọc thấy tế bào ung thư mới mổ, đến
khi nào di căn mới mổ, đến khi nào nặng mới mổ.
Như vậy có 2 vấn đề:
1. Đối với bs, trình độ như thế chưa đạt, phải căn cứ vào nhiều XN để chẩn đoán, nếu không biết
rõ, nếu không rõ ràng thì phải hội chẩn với bs ngoại, bs siêu âm để tránh bỏ sót chẩn đoán. Nếu
chọc dương tính mới cho mổ thì cần gì bs phải đau đầu, phải chẩn, phải đoán. Mình hơn bệnh
nhân là có kiến thức. Không nên bảo thủ, chủ quan.
2. Đối với người bệnh, không nên tin hoàn toàn vào 1 chỗ, nhưng cũng không nên làm thay việc
của bs là đi chọc khắp các nơi, đến khi có kết quả ung thư thì mới đưa cho bs để mổ, chọc nhiều
dẫn đến viêm dính, chảy máu, nhiễm trùng, lây lan tế bào ung thư. Đến khi mổ thì dính gây khó
khăn, không biết là dính do chọc hay dính do ung thư xâm lấn. Không nên khám chỗ đông quá,

72
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
làm hời hợt, qua loa, bỏ sót chẩn đoán.
Đi đến đâu cũng nên nói, theo bs trường hợp của tôi nên làm như thế nào? Hỏi nhiều và về cân
nhắc sẽ ra vấn đề.
Lời khuyên: Nên siêu âm nhiều nơi để so sánh, không nên chọc nhiều.
Bs Mai Văn Sâm

86. *Bệnh viện công đông như cái chợ, chen chúc nhau, các XN, siêu âm làm qua loa,
bỏ sót u, hạch, đến khi cầm kết quả XN về cho bs kết luận, cho dù là GS cũng kết luận sai. Bs và
người bệnh không thể trả lời và hỏi quá 3 câu. Trong khi trả tiền rất cao.
Ai có thể giải được bài toán, đáp ứng được nhu cầu cao cấp của những người bệnh có điều kiện,
thu nhập cao và chăm lo được cho những người bệnh thu nhập trung bình và thấp nhưng phải
đảm bảo chất lượng ?
Bs Mai Văn Sâm

87. *Hiện tại ở các khoa xạ, bệnh nhân rất đông, sau khi uống xạ Bs không kiểm soát
hết được, số ít người bệnh không có ý thức kiêng cho những người xung quanh. Các bạn có thai
không nên đến gần các khoa, bệnh viện, bệnh nhân như thế để tránh nhiễm xạ.

88. *Bạn bị suy giáp thì có thuốc hóc môn giáp để bù


- Bạn bị cường giáp( basedow) thì có thuốc kháng giáp tổng hợp
- Bạn bị k giáp thì phải mổ sớm
- Bạn bị viêm giáp thì có thuốc chữa, chống viêm
- Bạn bị nhân, nang giáp lành tính mà kích thước nhỏ thì chỉ để theo dõi
- Bạn bị nhân, nang giáp lành tính mà đã theo dõi nhưng kích thước to hoặc to lên nhanh thì cân
nhắc mổ

89. *Bạo lực trong nghành y căn bản từ sự giáo dục trẻ em từ nhỏ, điều đó xảy ra
hằng ngày.
Tôi cho con đi tiêm phòng, có nhiều bà mẹ và ông bố cũng cho con đi tiêm phòng, sau khi tiêm
các cháu đau và khóc, các bố mẹ thường nói "để bố mẹ đánh Bs, ytá nhé, họ làm con đau". Đáng
nhẽ phải dạy con rằng" con phải cảm ơn Bs, Yt, vì họ chữa bệnh cho con" thì mẹ cha các e lại dạy
và gieo mầm nhưng tư tưởng sau này lớn lên sẽ đánh Bs.
Tôi cho con nhập viện vì bệnh nặng, ông bà, bố mẹ của các cháu bé khác cũng cho con cháu của
họ nhập viện vì bệnh nặng, khi Bs, ytá lấy máu làm xn, tiêm truyền thuốc, không tránh khỏi đau
đớn thì họ luôn dỗ trẻ bằng cách nói với trẻ là sẽ đánh Bs vì làm con đau, trong khi đáng ra họ
phải giải thích với trẻ con là nhờ có Bs, yt con mới khỏi bệnh, ra viện con mới đi chơi, đi học
đc....v.v, thì họ lại gieo vào đứa trẻ tư tưởng ghét Bs, yt và sau này có cơ hội sẽ đánh Bs, ytá, ân
nhân của mình.
Ở nhà khi 1 đứa trẻ hư thì bố mẹ ông bà và mọi người trong gia đình luôn luôn lấy hình ảnh Bs,
ytá , kim tiêm, kìm nhổ răng ....ra để làm ngáo ộp, dọa nạt rằng nếu hư sẽ cho gặp Bs, tiêm, nhổ
răng... dẫn đến sự ác cảm, hiểu nhầm của 1 đứa trẻ còn đang ngây thơ. Đáng ra họ phải làm khác
với một tâm hồn còn đang trong trắng.
Một điểm bất cập của hệ thống y tế là không đáp ứng và bắt kịp nhu cầu khám bệnh của người
dân. Không phục vụ được nhu cầu cao cấp của người giàu và không chăm lo đc cho người nghèo.
Điểm mấu chốt về thái độ và cách phục vụ của nhân viên y tế trong các viện công là họ làm việc
quá tải, khi đi xin việc phải mất quá nhiều tiền, do đó họ phải tìm đủ mọi cách để thu hồi tiền đã
mất.
Bs Mai Văn Sâm

73
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
90. *Một bạn hỏi: nếu tổn thương tuyến cận giáp sau mổ tuyến giáp thì tiêm canxi
hay tiêm hóc môn tuyến cận giáp?
Xin trả lời:
Tuyến cận giáp là một trong các tuyến nội tiết có kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng
có vai trò sống còn. Tuyến cận giáp nằm cạnh tuyến giáp, có chung mạch máu nuôi với tuyến
giáp, mạch máu rất nhỏ nhưng chức năng khác hoàn toàn tuyến giáp. Nếu mổ không tỉ mỉ thì rất
dễ sảy ra tai biến tổn thương vĩnh viễn tuyến cận giáp. Đặc biệt sử dụng dao siêu âm, dao
leagasure để mổ tuyến giáp rất dễ gây tai biến cho tuyến cận giáp.
Tác dụng của hormone
Đây là một hormone sinh mạng của cơ thể, nó đóng vai trò trong điều hòa nồng độ ion Ca++ và
ion phosphate (PO4- - -) trong huyết tương. Dưới tác dụng của hormone, nồng độ ion canxi huyết
tương tăng lên nhưng ngược lại nồng độ ion phosphate lại giảm đi.
PTH thực hiện chức năng này bằng những tác dụng trên xương, thận và ruột.
1. Tác dụng trên xương:
Hormon có tác dụng làm tăng mức giải phóng canxi từ xương vào máu bằng tác dụng lên sự biệt
hóa và hoạt động cả các tế bào như: tế bào xương, tế bào tạo xương, tế bào hủy xương.
- Trên tế bào xương và tế bào tạo xương:
Ở mô xương, PTH gắn với receptor trên màng tế bào xương và tế bào tạo xương. Quá trình gắn
này sẽ làm hoạt hóa bơm Calci, làm tế bào xương và tế bào tạo xương sẽ bơm ion calci từ dịch
xương vào dịch ngoại bào. Khi bơm này được hoạt hóa mạnh sẽ làm giảm nồng độ ion Calci
trong dịch xương, khi bơm không hoạt động thì làm cho muối calci phosphate lại tiếp tục lắng
động vào khuôn xương. (Trong xương, các tế bào xương và tế bào tạo xương lien hệ với nhau
làm thành một hệ thống tế bào tiếp nối nhau trải khắp xương và bề mặt của xương chỉ trừ vùng
tiếp giáp với các tế bào hủy xương.)
- Trên tế bào hủy xương:
Do trên tế bào hủy xương không có receptor trực tiếp của PTH nên tác dụng trên tế bào này phải
thông qua tế bào xương, tế bào hủy xương và tác dụng này thường xảy ra chậm hơn. Tác dụng
thường trải qua 2 giai đoạn:
- Hoạt hóa ngay tức khắc các tế bào hủy xương sẵn có do đó làm tăng quá trình hủy xương để giải
phóng ion calci vào dịch xương.
- Hình thành nên các tế bào hủy xương mới: tác dụng này sẽ xuất hiện sau vài ngày, lúc này các
tế bào hủy xương mới tăng lên (có thể kéo dài hàng vài tháng dưới ảnh hưởng của PTH). Chính
sự hủy xương mạnh làm xương bị rỗ và yếu hơn sẽ kích thích các tế bào xương và tạo xướng sửa
chữa tổn thương. Do vậy ở thời gian lâu thì ở xương sẽ có sự gia tăng của cả ba loại tế bào nhưng
dưới tác dụng của PTH thì bao giờ quá trình hủy xương cũng diễn ra mạnh hơn tạo xương.
2. Tác dụng trên thận:
- Làm giảm bài xuất ion calci ở thận
- Làm tăng tái hấp thu ion Calci và Magie ở ống thận đặc biệt ở ống lượn xa và ống góp.
- Làm giảm tái hấp thu ion phosphate ở ống lượn gần do đó làm tăng đào thải ion phosphate ra
nước tiểu.
>>> Các tác dụng trên sẽ làm tăng nồng độ ion calci và làm giảm nồng độ ion phosphate trong
máu.
3. Tác dụng trên ruột:

74
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
PTH hoạt hóa quá trình tạo 1,2 dihydroxycholecalciferol từ vitamin D3 (cholecalciferol) nên PTH
có những tác dụng trên ruột như sau:
- Tăng tạo enzyme ATPase ở riềm bàn chải của tế bào biểu mô niêm mạc ruột.
- Tăng tạo chất vận tải ion calci ở tế bào niêm mạc ruột.
- Tăng hoạt tính enzyme phosphatase kiềm ở tế bào niêm mạc ruột.
>>> Cả ba tác dụng trên đểu làm tăng hấp thu ion calci và phosphate ở ruột.
4. Điều hòa bài tiết:
Nồng độ PTH bình thường trong máu là vào khoảng dưới 50 pg/ml. Hormon được bài tiết nhiều
hay ít tùy thuộc vào nồng độ ion calci và phosphate trong máu đặc biệt là ion calci. Chỉ cần giảm
nhẹ nồng độ ion calci thi tuyến sẽ tăng tiết hormone ngay, và tình trạng giảm calci kéo dài có thể
làm tuyến sẽ nở to ra còn nồng độ ion calci trong máu tăng thì hoạt động và kích thước của tuyến
sẽ giảm.
Suy tuyến cận giáp sau mổ có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn
Là tình trạng tuyến cận giáp không bài tiết đủ lượng PTH do giảm hoạt động chức năng của tuyến
sẽ dẫn đến những rối loạn trong cơ thể do tình trạng giảm nồng độ ion calci gây ra.
- Biểu hiện: Ngưỡng kích thích của sợi thần kinh giảm xuống (xảy ra cả với sợi thần kinh cảm
giác và vận động) do đó làm tăng đáp ứng thần kinh cơ.
- Thể nhẹ: Phát hiện nhờ làm nghiệm pháp Chvostek và Trousseau phát hiện dấu hiệu co cơ.
- Thể nặng: Xuất hiện các cơn tetany, gây co các cơ trong cơ thể nhưng quan trọng nhất là khi co
thắt các cơ ở thanh quản gây ngừng thở nếu không cấp cứu kịp sẽ làm bệnh nhân chết.
- Xét nghiệm: làm xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ phát hiện tình trạng giảm nồng độ PTH, ion
calci; nồng độ phosphate huyết tương tăng lên, giảm ở trong nước tiểu.
Tiêm hóc môn tuyến cận giáp khi nào?
- Chỉ tiêm hóc môn tuyến cận giáp khi đã sử dụng canxi đường uống, vitamin D đường uống mà
không hết tê và co quắp tay hoặc đã sử dụng canxi đường tiêm mà không đỡ và đặc biệt là sau mổ
3 tháng mà tình trạng tê tay, co quắp tay chân không đỡ thì sẽ sử dụng hóc môn tuyến cận giáp (
lúc này gọi là tổn thương tuyến cận giáp không hồi phục, tổn thương vĩnh viễn)
- Tổn thương tuyến cận giáp dẫn đến tê tay chân, có quắp tay chân, dẫn đến mất sức lao động,
dẫn đến lo lắng, dẫn đến tự ti, dẫn đến buồn chán, dẫn đến mất việc, ...
- Hóc môn tuyến cận giáp sử dụng tiêm dưới da, dễ dàng sử dụng ( như tiêm insulin ở người đái
tháo đường), tiêm hằng ngày, mỗi người sẽ có liều lượng khác nhau. Nếu tổn thương tuyến cận
giáp vĩnh viễn thì phải tiêm hóc môn tuyến cận giáp suốt đời
- Nếu sử dụng hóc môn tuyến cận giáp đúng cách thì sẽ giúp bệnh nhân trở lại sinh hoạt, công tác
bình thường và hạn chế tác dụng phụ của hóc môn cận giáp
- Tiêm canxi chỉ giải quyết đc nồng độ canxi trong máu để hết triệu chứng tê tay chân và co quắp
tay chân, không giải quyết đc và thay thế được vai trò của hóc môn tuyến cận giáp.
-Tiêm canxi nếu không cẩn thận, chệch ven sẽ hoại tử chỗ tiêm rất đau.
- uống và tiêm canxi nhiều rất dễ gây sỏi thận, nên uống nhiều nước.
Bs Mai Văn Sâm

91. *Kinh nghiệm khi đi khám và chữa bệnh ở BV công


- Cho dù là BV công hay Bv tư thì Bs khám và tư vấn và mổ vẫn là quan trọng nhất
- Điều dưỡng chăm sóc cho mình vẫn là quan trọng nhất
- Nhưng vì đông quá, quá tải, công việc rất nhiều, áp lực đủ thứ, bao nhiêu mối quan hệ nhờ vả,
con ông cháu cha nên không thể khám kỹ và chu đáo được nếu không có thời gian.
75
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
BV công sẽ có các Bs và điều dưỡng sau
1. Những Bs lâu năm, chuyên khoa, rất kinh nghiệm
2. Những Bs lâu năm nhưng bảo thủ, không chịu thay đổi kiến thức lạc hậu
3. Những Bs mới chuyển ở nơi khác về nhưng chịu khó đi luân khoa, chịu khó học hỏi thì sau vài
năm sẽ giỏi bằng Bs chuyên khoa của Bv đó
4.Những Bs mới chuyển từ BV đa khoa, tuyến dưới lên tuyến trên, lên BV chuyên khoa, có tý
bằng cấp, không chịu học hỏi, cứ nghĩ giỏi luôn sau 1 đêm chuyển công tác
5.Những Bs trẻ mới ra trường, nhưng chịu khó học hỏi, thì trong môi trường chuyên nghiệp, sau 3
năm cũng có trình độ bằng hoặc hơn bs nội trú
6.Những Bs trẻ nhưng còn bảo thủ hơn bs già, không chịu khó học hỏi nhiều thầy, chỉ bám theo
một thầy, không nhận ra cái nhược điểm của thầy, sẽ sai cả đời.
Như vậy trong một môi trường quá phức tạp như thế, quá đông như thế, nếu không tìm hiểu trước
khi đi khám chữa bệnh, đi theo đám đông thì không bao giờ tốt được.
Bs Mai Văn Sâm

92. *Hiện tại Bs Sâm theo dõi sau mổ k giáp và chỉnh hóc môn giáp cho rất nhiều
người bệnh, yêu cầu mọi người chú ý:
- Xét nghiệm phải chính xác
- Uống hóc môn giáp phải đúng cách, đều, uống sáng, lúc đói, nên vào một giờ cố định để dễ nhớ,
để còn uống thuốc khác
- Thuốc hóc môn giáp phải đảm bảo đúng hàm lượng và chất lượng
Có như thế thì mới đạt yêu cầu được.
Xin cảm ơn!
Bs Mai Văn Sâm

93. *Cách chữa sẹo lồi


Có hai cách như sau, thường sau mổ 6 tháng, nếu sẹo lồi và ngứa nhiều:
1. Cắt trước sau đó tiêm, khoảng 4- 5 triệu
- Nếu không tái phát thì cho kết quả sẹo nhỏ, mờ
- Nếu tái phát, không được cắt nữa, bắt buộc phải tiêm vào sẹo, vì càng cắt càng lồi, lần sau lồi to
hơn lần trước
2. Cách 2: để sẹo thế và tiêm vào sẹo, khoảng 2- 3 triệu, khi thuốc có tác dụng thì sẹo sẽ xẹp
xuống, nhạt màu, đỡ ngứa, nhưng vẫn có sẹo, kích thích nhỏ hơn khi sẹo lồi, nhạt màu
Bs Mai Văn Sâm

94. *Nếu bạn bị k giáp


Nếu bạn không muốn Bs quá tải
Nếu bạn có bảo hiểm bảo lãnh
Nếu bạn có điều kiện kinh tế
Nếu bạn không muốn sử dụng kháng sinh
Nếu bạn muốn chăm sóc chuyên nghiệp
Nếu bạn muốn thời gian nằm viện ít nhất
Nếu bạn muốn BV tiêu chuẩn 5 sao
Nếu bạn muốn phục vụ như ở nước ngoài nhưng vẫn có người thân bên cạnh
Hãy đặt lịch mổ Bs Sâm tại BV Việt Pháp!
Bs Mai Văn Sâm

95. *Thực trạng điều trị Basdow bằng thuốc

76
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Điều trị Basdow bằng thuốc kháng giáp tổng hợp là lựa chọn đầu tiên và rất tốt, tức là dùng
thuốc để kiểm soát tuyến giáp không sản xuất ra nhiều hóc môn tuyến giáp nữa. Tuy nhiên:
- Thời gian kiểm soát lâu, thời gian uống thuốc lâu có thể 2 năm, 3 năm, thậm chí lâu hơn
- Vì thời gian uống thuốc lâu nên người bệnh hay bỏ thuốc, uống thuốc không đều
- Vì thời gian uống thuốc lâu, phải khám định kỳ, thời kỳ đầu có khi 2 tuần 1 lần, sau đó 1 tháng,
sau đó 2 tháng 1 lần nên người bệnh sốt ruột, nghe người này người kia xui lại bỏ thuốc tây,
chuyển uống thuốc nam, thuốc bắc, đắp lá cuối cùng bệnh không khỏi còn mang thêm sẹo xấu
- Uống thuốc 1 thời gian thấy bệnh đỡ, người bệnh lại chủ quan nên bỏ thuốc, có người thấy tăng
cân nhanh lại sợ béo, sợ xấu lại bỏ thuốc thế là bệnh lại trở về ban đầu
- Có người cũng theo được thời gian dài, nhưng cuối của đợt điều trị do chủ quan, do không có
thời gian đi khám, do không có tiền đi khám thế là cứ dùng đơn cũ mua uống thêm mấy tháng
nữa thì thấy cổ to lên nhanh, là do uống thuốc quá liều dẫn đến suy giáp. Khi cổ to lên sẽ không
trở về bình thường kể cả khi đã giảm thuốc bệnh và cho uống thêm hóc môn giáp. Lúc này lại
thấy cổ rất to, rất xấu lại phải đi mổ để cắt bớt tuyến giáp.
- Basedow rất ít khi ác tính, nhưng nếu khi siêu âm có các nhân thì phải giám sát chặt chẽ
- Basedow không gây chết người, nên mọi người chủ quan.
- Tuy nhiên cũng có các thể nặng như: Có thể lồi mắt gây ảnh hưởng đến mắt, thẩm mỹ. Thể
giảm Kali rất nguy hiểm cho tim. Thể giảm bạch cầu rất dễ nhiễm trùng máu nếu có nhiễm trùng
trong quá trình điều trị. Thể giảm tiểu cầu gây xuất huyết ...
- Basdow làm nhịp tim nhanh dẫn đến suy tim, nếu suy tim thì không làm được việc gì nữa, chỉ
có ngồi thở.
Điều trị Basdow
- Bắt buộc phải uống thuốc kháng giáp tổng hợp ( nếu không dị ứng với thuốc)
- Nên uống thuốc đều, theo 1 Bs có chuyên môn để theo dõi sát được quá trình bệnh, không nên
thay đổi quá nhiều Bs
- TSH lúc đầu rất thấp, nếu tăng dần trong quá trình điều trị chứng tỏ đáp ứng với thuốc và bệnh
đỡ dần
- Lúc đầu sụt cân, khi thuốc có tác dụng thì cân nặng sẽ tăng dần lên và trở về cân nặng trước khi
bị bệnh, thậm chí tăng nhiều hơn. Đừng quá lo lắng về cân nặng, tăng cân là tốt, khám định kỳ sẽ
không lo quá liều thuốc, không lo suy giáp. Nếu muốn giảm cân thì giảm chế độ ăn là đc, không
đc bỏ thuốc.
- Nhịp tim lúc đầu nhanh, khi thuốc có tác dụng, nhịp tim sẽ giảm dần, không còn hồi hộp nữa là
tốt
- Khám và XN định kỳ, để chỉnh thuốc và phát hiện kịp thời các biến chứng
- Kiêng iod, hải sản, rong biển, tảo biển
- Nên giảm tối đa việc nặng, gắng sức, các stress.
Phải kiên trì thì mới điều trị thành công được.
Mai Văn Sâm Sâm Mai Văn Văn Sâm Mai
Câu lạc bộ người bệnh ung thư tuyến giáp và các bệnh lý tuyến giáp
https://www.facebook.com/groups/Bs.MaiVanS

96. *Giải đáp thắc mắc


Phân chia giai đoạn ung thư tuyến giáp theo tuổi và thể ung thư.
I. Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang ở bệnh nhân dưới 45 tuổi
1. Xếp bệnh vào giai đoạn 1 khi có u với bất kỳ kích thước nào và có thể đã thâm nhiễm với các
thành phần xung quanh hoặc có di căn hạch.
2. Xếp bệnh vào giai đoạn 2 khi có u với bất kỳ kích thước nào và đã có di căn xa như di căn
phổi, xương, não ...

77
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
II. Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang ở bệnh nhân trên 45 tuổi
1. Xếp bệnh vào giai đoạn 1 khi có u nằm trong nhu mô tuyến giáp và có kích thước nhỏ hơn 2
cm hoặc nhỏ hơn.
2. Xếp bệnh vào giai đoạn 2 khi có u nằm trong nhu mô tuyến giáp và kích thước u lớn hơn 2 cm
nhưng nhỏ hơn 4 cm.
3. Xếp bệnh vào giai đoạn 3 khi:
- U ở trong nhu mô tuyến giáp và có kích thước 4 cm hoặc lớn hơn.
- Hoặc u ở bất kỳ kích thước nào nhưng đã có thâm nhiễm với các tổ chức xung quanh ( nhưng
chưa di căn hạch).
- Hoặc u ở bất kỳ kích thước nào và ung thư đã thâm nhiễm tổ chức xung quanh hoặc có di căn
hạch cổ
4. Xếp bệnh vào giai đoạn 4A khi
- U có kích thước bất kỳ và ung thư đã thâm nhiễm vào tổ chức vùng cổ hoặc tới dây thần kinh và
đã có ảnh hưởng tới giọng nói
- U có kích thước bất kỳ mà có thâm nhiễm với tổ chức xung quanh và có di căn hạch cổ nhưng
chưa di căn vào hạch trung thất.
5. Xếp bệnh vào giai đoạn 4B khi ung thư di căn đến cột sống, hoặc các mạch máu lớn ở ngực.
Hoặc ung thư đã di căn hạch trên cơ thể
6. Xếp bệnh vào giai 4C khi u có bất kỳ kích thước nào nhưng đã di căn xa như di căn phổi,
xương, não và có thể di căn hạch trên cơ thể.
Người ta viết TNM, theo tiếng anh và dịch ra tiếng Việt là
- chữ T có nghĩa là u
- chữ N có nghĩa là hạch
- chữ M có nghĩa là di căn xa
Người ta ghép với các số và chữ như X, 0,1,2,3,4 với TNM để đánh giá mức độ của u, của hạch
và của di căn xa .
Ví dụ một người dưới 45 tuổi T2, N2, M0 có nghĩa là: T2 là khối u ở mức độ 2, N2 là di căn hạch
mức độ 2, M0 là chưa di căn xa. Xếp bệnh vào giai đoạn 1.
Mọi người dựa vào phân loại trên để biết bệnh của mình ở giai đoạn mấy, tránh hoang mang và
sử trí sớm khi phát hiện bệnh.
Mai Văn Sâm Văn Sâm Mai Sâm Mai Văn
Câu lạc bộ người bệnh ung thư tuyến giáp và các bệnh lý tuyến giáp
https://www.facebook.com/groups/Bs.MaiVanSam0912290206.0976067766UngThuTuyenGiap/
?ref=bookmarks

97. *Người thầy, người lãnh đạo và người bệnh


- Người thầy trong ngành y nếu bảo thủ, lạc hậu sẽ tạo ra hệ lụy rất nguy hiểm đó là đào tạo ra
các thế hệ sau cũng như thế
- Người thầy trong nghành y nếu không chịu học hỏi, không chịu thay đổi cái cũ, cái lạc hậu, sẽ là
có tội với người bệnh, có tội với thế hệ học trò của mình
- Người lãnh đạo trong nghành y nếu bảo thủ, không chịu lắng nghe tiếng nói phản biện, bắt mọi
người phải phục tùng cũng rất nguy hiểm sẽ làm cho cả tập thể phải sai cho đến lúc về hưu, chưa
kể còn sắp đặt một thế hệ thân tín cũng với tư tưởng sai lệch như thế lên làm lãnh đạo. Như thế
cái sai sẽ kéo dài hàng chục năm, thậm chí lâu hơn.
- Người làm và học trong ngành y nếu chỉ nghe theo một thầy sẽ không nhận thấy cái sai, cái
nhược điểm của thầy, dẫn đến sai cả đời. Một lĩnh vực phải học nhiều thầy, chắt lọc các ưu điểm
của các thầy về cho mình thì mới thành công
- Người bệnh và người thân của người bệnh khi đi khám bệnh nên bình tĩnh, lắng nghe và hỏi thật

78
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
nhiều, so sánh vài chỗ, vài thày thuốc thì mới có được các thông tin chính xác từ đó mới đưa ra
quyết định chọn thầy thuốc nào, chọn BV nào có như thế mới không bị tiền mất tật vẫn mang, có
như thế mới không bị tai biến cả đời.
Bs Mai Văn Sâm

98. *DẬY THÌ SỚM!


Bé gái 8 tuổi, ngày ngày chơi đùa, chạy nhảy, học bán trú ở trường, nay nửa buổi phải có Bà hoặc
Mẹ đến đón về để thay BVS trong sự ngơ ngác của bé “vì sao lại phải thế? Vì sao con cứ bị chảy
máu hoài vậy?”
Bé gái 10 tuổi, khóc rấm rứt hoài vì “con đau ngực quá” và hoảng hốt khi thấy lông bắt đầu xuất
hiện ở một số vùng nhạy cảm.
Bé trai 10 tuổi, lạ lẫm trước những hiện tượng về cơ thể mình, lo lắng và tò mò, hoảng sợ và lén
lút tìm hiểu..

Đó chỉ là một vài trong vô số những câu chuyện con dậy thì sớm mà dạo này mình được nghe và
đọc, tưởng như đâu đó xa xôi lắm, ai ngờ ngay chính những người thân cận bên mình. Nghe buồn
lại càng buồn, lo lại càng lo.
Nhiều người vẫn mường tượng mơ hồ về chuyện dậy thì sớm của trẻ, nghĩ có gì mà cứ phải lo
lắng thái quá, nói nhiều thái quá như thế? Nhưng hãy hình dung đi, trong khi đáng lẽ ở cái tuổi vô
lo vô nghĩ, chạy nhảy chơi đùa thì con của bạn phải rón rén, cẩn thận vì đã có kinh nguyệt, đã bị
đau ngực và đã biết e thẹn mỗi khi va chạm vô tình với bạn khác giới.
Đáng lẽ con bạn thảnh thơi cả ngày không phải lo lắng, thì giờ đây chốc chốc 3-4 tiếng lại phải
vào toilet để “kiểm tra băng đã đầy chưa để thay kẻo tràn”.
Đáng lẽ con bạn có thể cao hơn, khỏe mạnh hơn thì lại bị hoocmon sinh dục kích thích làm khóa
đầu xương lại, không thể cao hơn được nữa. Đáng lẽ, ở độ tuổi tầm 25-30 tuổi về sau này, tưởng
là độ tuổi con bạn sinh sản tốt nhất, ai ngờ vì dậy thì sớm nên độ tuổi đó con bạn đã bắt đầu lão
hóa kiểu như những người 40 tuổi bây giờ- và sinh ra thế hệ cháu chắt của bạn với thể trạng còn
kém hơn.
Và điều đau xót hơn cả, khi con của bạn dậy thì với khuôn mặt non tơ và tâm hồn quá giản đơn,
những kẻ bệnh hoạn hoàn toàn dễ dàng xâm hại mà con bạn không biết cách tự bảo vệ mình. Vậy,
rốt cục bạn được gì? Con bạn được gì?
Nhớ ngày trước, mình và những bạn bè cùng lứa, mãi 15-17 tuổi mới dậy thì, vậy mà vẫn hoảng
sợ và lo lắng, tưởng mình sắp chết đến nơi. Vẫn lúng túng, lóng ngóng với những phụ kiện áo lá,
áo ngực, BVS các kiểu, vẫn đầy bạn có thai sớm vì không biết bảo vệ mình. Vậy bây giờ những
em bé nhỏ xíu kia, đã biết gì để mà chăm sóc bản thân và bảo vệ mình?
Cũng đừng tưởng bé trai thì không ảnh hưởng gì. Vì ngoài chuyện chiều cao, sự phát triển khỏe
mạnh của cơ thể, chuyện dậy thì ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và tâm lý của con thì việc dậy
thì sớm gây ra nhiều bệnh cho bé trai, trong đó vì chất lượng tinh trùng giảm nên dễ gây ra vô
sinh.
Chưa kể, khi con dậy thì sớm, con chưa hiểu biết và điều khiển được bản thân mình, sẽ dễ gây ra
những hậu quả khôn lường. Vậy sau này lỡ không có cháu bế, hoặc có cháu bế khi con đang còn
đi học, bạn có ân hận vì mình mà con mình như thế không?
Mình dùng từ “bạn ân hận” bởi vì chuyện con dậy thì sớm, đa phần nguyên nhân là do chính bạn
- chính chúng ta, những bậc làm cha mẹ đang ngày ngày đầu độc và làm tổn hại chính con của
mình mà vẫn mụ mị không thức tỉnh.

79
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
NGUYÊN NHÂN:
1. Thứ nhất là do chuyện uống sữa, nhất là những loại sữa nhái, sữa đểu.
2. Thứ hai, chính là chuyện chúng ta hình thành một chuẩn chiều cao, cân nặng cho con một cách
sai lầm. Hỏi thăm nhau, bao giờ cũng là “con nặng được bao nhiêu? Con cao được bao nhiêu?”,
chứ chẳng mấy ai hỏi bữa nay con có khỏe không? biết làm những gì rồi.
Và chính cái tâm lý sợ con mình còi cọc, thấp bé so với các bạn cùng trang lứa làm biết bao nhiêu
gia đình khổ sở: Ông Bà cố gắng chăm cho cháu mũm mĩm, Mẹ sợ bị chê không biết nuôi con
nên cố sức ép con ăn, Ba cố gắng cho con uống sữa đúng giờ, dụ khị con bằng mọi cách.
Cuối cùng cả nhà đều là nạn nhân, mà nạn nhân khốn khổ nhất là đứa con bé bỏng, lúc không
muốn ăn thì bị nhồi nhét, đe dọa ăn muốn ói ra nửa miệng cũng sợ quá nuốt vội trở vào, đến khi
dạ dày quen với cữ ăn nhiều thì bị cấm đoán giảm bớt khẩu phần, lúc nào cũng thòm thèm, lén lút
ăn.
Thế rồi, từ chính chuyện ăn nhiều quá, uống sữa nhiều quá, áp lực phải ăn uống cho cao lớn ấy
làm cho con phát triển quá nhanh và dậy thì sớm lúc nào không biết.
3. Thứ ba, là đồ ăn nhanh. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thèm kẹo, bánh, bim bim, nước ngọt. Vì sao
vậy? vì nó có đường hóa học, có hương liệu kích thích, có mùi vị hấp dẫn. Và quan trọng nhất là
vì “các bạn đều được ăn”.
Tâm lý con trẻ mà, nó sao biết được là cái nào độc hại, cái nào an toàn, chỉ có Cha Mẹ nó biết,
nhưng Cha Mẹ nó cho nó ăn thì sao nó ngừng lại?. Bạn nghĩ xem, 1 gói bim bim 5k đồng, qua
bao nhiêu khâu vận chuyển, phần lãi của người bán rong, lãi của người phân phối, lãi của người
vận chuyển, và lãi của nhà sản xuất, vậy thì nguyên liệu sản xuất ra nó có đến 500đ không? Mà
nếu không đến 500đ thì là thứ gì trong đó nếu không phải hương liệu và chất hóa học?
4. Thứ tư, đó là những thuốc bổ, những thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho con. Mình nhớ có lần
mình nhắn tin riêng với 1 em bán hàng cũng thân tình rằng chuyện em bán thuốc giúp cho bé ăn
ngon, tăng cân nhanh có thể làm tội cho con và các bé khác, vì bất cứ thuốc gì cũng là con dao
hai lưỡi, có thể bổ sung chất này sẽ hạn chế hấp thụ chất kia, gây mất cân bằng trong cơ thể con,
mình bị em phản ứng.
Nghĩ lại cũng đúng thôi, vì tư tưởng của em và các Mẹ khác là muốn con tăng cân, thì họ tìm đến
những giải pháp giúp con tăng cân nên họ đâu muốn nghe những ý kiến trái chiều.
Lâu lâu đọc chia sẻ cả nghìn lượt like, share về thực đơn cho con tăng cân, mình nhìn vô mà còn
muốn nghẹn cổ, không hiểu các Mẹ đang nuôi heo hay nuôi con. (Ngay cả việc bổ sung men tiêu
hóa cho con bằng các loại men tiêu hóa, dù là Yakul hay Probi cũng là điều cần hạn chế, mình sẽ
viết bài riêng về vấn đề này sau nha. )
Còn nhiều lắm, nhưng mình nghĩ, điều quan trọng nhất chính là ở nhận thức và tâm lý của các
bậc làm Cha, làm Mẹ. Đừng nghĩ vì con còn nhỏ nên con phải nhất nhất nghe lời mình. Con là
một cá thể độc lập, con cũng có sự cảm nhận về cơ thể và sức khỏe của Con, nên sự chăm sóc của
Cha Mẹ chỉ nên là từ yêu thương và dưới góc độ là hỗ trợ cho con, đừng nhân danh tình yêu
thương mà đày đọa con.
Đừng vì sự ép buộc của mình mà làm con mất đi niềm vui trong ăn uống, mất đi sự thưởng thức
những món ăn. Hãy nghĩ đến tương lai của con, sức khỏe của con, trước hết là từ SỰ TÔN
TRỌNG con, thì mới có thể vững tâm được. Mình bị lên án suốt về chuyện “chăm Nhím không
tốt, để con gầy gò, còi cọc, thấp lùn”, nhưng mình tin, nếu sau này mình có ân hận vì chuyện con
thấp nhỏ thì sự ân hận đó không khủng khiếp bằng nỗi ân hận vì đã khiến con mình dậy thì sớm,
bệnh tật vì những hoocmon, hóa chất mà mình đã ép con ăn, uống vào.

80
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Biết rằng thật khó, mình cho con đi học, chấp nhận thực đơn của nhà trường, chấp nhận những
thức ăn ngoài hàng quán, nhưng trong chừng mực nhất định, mình giữ gìn cho con trong khả
năng của mình.
Bạn có thể nghĩ rằng mình bảo bọc con quá, nhưng mình cũng đã từng nói về sự khác biệt giữa
việc giữ gìn cho con tránh khỏi độc hại với việc bảo bọc không cho con trải nghiệm cuộc sống.
Bạn cũng có thể nghĩ rằng bạn không làm được gì, nhưng mình tin, sự thay đổi từ trong suy nghĩ
sẽ làm được nhiều việc hơn bạn nghĩ, chúng ta tạo thành một cộng đồng lành mạnh cho con sẽ
giữ được tương lai cho những thế hệ sau rất nhiều.
Thôi đổ lỗi cho hoàn cảnh, thôi lười biếng vì sự tiện dụng thì con bạn sẽ nhận được nhiều hơn là
bạn nghĩ. Mình tin là thế.
Nguồn: FB Phương Nguyễn

99. *Cảm xúc ngày trở về !


Cách đây 20 năm, sau khi tốt đại học y và tham gia ngay lớp phẫu thuật hàm mặt, Bs Sâm tham
gia thêm lớp phẫu thuật tạo hình của trường Đại học Y Hà Nội nhưng thực hành tại khoa phẫu
thuật và tạo hình hàm mặt của BV 108 và sau đó về tham gia thành lập khoa ngoại bệnh viện nội
tiết trung ương. Sau 20 năm lại quay lại BV 108 với tư cách là chuyên gia, được bệnh nhân tin
tưởng, yêu cầu mổ ung thư tuyến giáp. Niềm vui được nhân đôi, Bs Sâm đã được mời phẫu thuật
ở hơn 20 bệnh viện toàn miền bắc, đã có rất nhiều bản lĩnh, kinh nghiệm, nhưng không tránh khỏi
một chút hồi hộp, tuy nhiên trên hết là tự hào, vui sướng vì từ những kiến thức cơ bản, bài bản
của phẫu thuật tạo hình là tôn trọng, bảo tồn tối đa mạch máu, thần kinh khi phẫu thuật mà Bs
Sâm học hỏi được từ các Thầy của khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt BV 108 cộng với sự sáng
tạo, thay đổi tư duy, cải tiến liên tục, Bs Sâm đã có cho riêng mình kỹ thuật mổ ung thư tuyến
giáp rất độc đáo, rất nhẹ nhàng, rất ít tai biến, sẹo sau mổ rất đẹp để chinh phục được rất nhiều
người bệnh khó tính, chinh phục được rất nhiều ca bệnh khó, chính phục được rất nhiều các đồng
nghiệp giỏi, chinh phục được rất nhiều bệnh viện .
Xin chân thành cảm ơn người bệnh đã tin tưởng
Xin chân thành cảm ơn các Thầy cô của khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt BV 108
Xin chân thành cảm ơn khoa phẫu thuật theo yêu cầu BV 108
Xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của các đồng nghiệp.

100. *Sức chịu đựng của bệnh nhân Việt Nam phải là số 1 thế giới.
Bs VN cũng dẫn đầu thế giới về độ liều. Dẫn lưu bằng ống cứng, gãy nằm trong cổ cũng mặc kệ.
Dẫn lưu mổ bướu cổ ở Thanh Hóa để trong người hơn 10 năm không lấy ra
Hôm qua Bs Sâm mới lấy ra.
Bệnh nhân có biết nhưng không đi mổ lại, nhưng bây giờ không chịu được nữa nên mới đi mổ.
Lỗi chính của nhân viên y tế là khi biết gãy, đứt dẫn lưu những vẫn để thế.

101. *Giải đáp thắc mắc


1. Uống hay không uống hóc môn tuyến giáp khi đi xn?
Ngày bạn đi XN hóc môn giáp có nghĩa là đo lường lượng thuốc bạn đã uống các ngày trước chứ
không phải đo lường lượng học môn ngày đi xn. Một ngày bạn không uống không ảnh hưởng đến
kết quả xét nghiệm. Bs sẽ căn cứ vào TSH để chỉnh thuốc, T3 và FT4 chỉ để tham khảo thêm.
2 . Có cần nhịn ăn hay ăn bình thường khi XN T3, FT4, TG, anti TG?
Không cần nhịn ăn nếu chỉ XN hóc môn giáp, TG và anti TG. Nếu XN thêm các XN khác như
đường máu, mỡ máu thì phải nhịn ăn.
Các Bs không nên bắt bẻ bệnh nhân uống hóc môn hay không uống hóc môn ngày đi lấy XN làm

81
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
họ lo lắng không đáng có.
Tuy nhiên, đi nước lào phải ăn mắm ngóe. Mọi người khám ở đâu thì tốt nhất theo quy định ở đó
cho đỡ phiền phức. Riêng khám Bs Sâm không cần phải ngừng hóc môn.
Bs Mai Văn Sâm

102. *Y TẾ VÀ GIÁO DỤC - HÀI HƯỚC!


Những con số 99% khá hài cho nghề Y và nghề Giáo ...
- 99.99% người giàu nhất Việt Nam hiện nay không có ai hành nghề Y và nghề Giáo, nhưng tất
cả dân Việt đều nghĩ Bác sĩ và Giáo viên giàu có ?!?
- 99.99% Y Bác sĩ và Giáo viên đều phải học hành cật lực nhưng luôn bị xã hội Việt mắng là ...
"mất dạy" ?!?
- 99% dân Việt được thầy cô giáo dạy dỗ và Y Bác sĩ chữa bệnh, nhưng hơn 90% luôn miệng
chửi và 10% sẵn sàng hành hung khi có cơ hội ... (loại vô ơn) ?!?
- 99% người hành nghề Y và nghề Giáo không sống được bằng đồng lương, phải bươn chải thêm
ngoài giờ, trực đêm nhưng xã hội Việt nghĩ họ giàu có ?!?. Trong khi các ngành khác thì chiều về
đi uống bia, xem phim...
- 99% người hành nghề Y và nghề Giáo phải làm việc trên 12 tiếng/ngày nhưng xã hội Việt nghĩ
họ sung sướng, nhàn hạ ?!?
- 99% Y Bác sĩ và Thầy cô giáo làm việc quá tải nhưng 100% xã hội Việt không cho phép họ
được sai sót ?!?
- 99% người Việt sẵn sàng chi trả tiền cho những thứ vô bổ nhưng sợ không dám bỏ tiền vì sức
khỏe và giáo dục cho bản thân và con cái ?!?
- 99% người cầm thẻ Bảo Hiểm Y Tế cứ nghĩ mình cầm Thẻ Miễn Phí Y Tế .
- 99% nhân viên y tế sợ KHỦNG HOẢNG , từ XUẤT TOÁN BHYT.
- 99% nhân viên y tế phải biết nói dối và thời gian viết LÁCH hồ sơ bệnh án hơn thời gian học và
chăm sóc người bệnh.
- 99% thời gian của Giáo Viên là viết Lách sổ sách linh tinh ..
- 99% vụ việc xúc phạm nhân phẩm và thể xác Y Bác sĩ, Thầy cô giáo nhưng được xã hội Việt
lên tiếng ủng hộ bọn côn đồ ?!?
- 99% Y Bác sĩ và Thầy cô giáo có đạo đức, 1% mất phẩm chất nhưng xã hội Việt suy nghĩ
ngược lại ?!?
- 99% lãnh đạo, quan chức Việt không tin tưởng vào ngành Y tế và Giáo dục trong nước nên đi
nước ngoài chữa bệnh và cho con cháu ra nước ngoài học tập ?!?
Vậy NẾU ...
- 100% học sinh không học Y và Sư Phạm,
- 100% Y Bác sĩ và Thầy cô giáo không làm việc hoặc lãng công
THÌ ...
Người dân Việt sẽ được lợi gì ???
Nguồn: BS HÀ.
Bs Sâm làm cả 2 nghề mới khổ chứ !
Xã hội mà nếu không tôn trọng 2 nghề Bs và GV thì một là mỗi cá nhân sẽ phải trả rất nhiều tiền
mới có được kiến thức tốt và có được sự chăm sóc sức khỏe tốt, hai là sẽ phải trả giá rất đắt về
lâu dài vì không được dạy dỗ cẩn thận và tai biến khi đi chữa bệnh.

103. *Ý NGHĨA CÁC XN SÀNG LỌC Ở TRẺ SƠ SINH

82
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm các bệnh lý ngay trong những ngày đầu bé chào
đời và có hướng điều trị kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, giảm tỉ lệ chậm phát triển tâm
thần kinh và thể chất, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
1. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh là gì ?
Xét nghiệm phát hiện sớm một số bệnh cho trẻ sơ sinh
Sàng lọc sơ sinh phát hiện sớm những bệnh gây nguy hiểm cho bé ngay khi chào đời
Sàng lọc sơ sinh là chương trình thực hiện một số xét nghiệm cho trẻ sơ sinh nhằm phát hiện sớm
các bệnh lý về nội tiết và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển thể chất, tâm
thần của trẻ. Các bệnh lý này thường khó phát hiện trên lâm sàng khi trẻ mới sinh, do đó cần phải
thực hiện xét nghiệm sàng lọc để phát hiện. Một vài bệnh lý như bệnh suy giáp bẩm sinh nếu phát
hiện sớm và được điều trị ngay trong vòng 2 tuần sau sinh thì trẻ sẽ phục hồi và phát triển hoàn
toàn bình thường cả thể chất và tinh thần.
2. Tầm quan trọng của xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
Hiện nay xã hội phát triển, trình độ dân trí và nhu cầu xã hội ngày càng cao, do đó nhu cầu nâng
cao chất lượng dân số là vấn đề các quốc gia trên thế giới đều quan tâm. Mỗi em bé sinh ra phải
đảm bảo được sự phát triển khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần, là niềm hạnh phúc của các gia
đình và là nền tảng cho sự phát triển của đất nước.
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm các bệnh lý ngay trong những ngày đầu bé chào
đời và có hướng điều trị kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, giảm tỉ lệ chậm phát triển tâm
thần kinh và thể chất, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
3. Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện suy thận bẩm sinh, có hai cách:
- Xét nghiệm máu gót chân để sàng lọc suy giáp bẩm sinh
- Xét nghiệm máu tĩnh mạch: cho phép xét nghiệm sàng lọc suy giáp, thiếu hụt G6PD, tăng sinh
tuyến thượng thận bẩm sinh. Đa số các bệnh viện lớn ở Việt nam đang áp dụng kỹ thuật xét
nghiệm lấy máu tĩnh mạch.
Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh: cho phép xét nghiệm TSH để sàng lọc suy giáp bẩm sinh. Phương
pháp làm là lấy 1 giọt máu ở gót chân trẻ thấm vào một loại giấy đặc biệt, sau đó về lại cho vào 1
loại thuốc thử, xử lý và đo trên máy bán tự động (ELISA). Kỹ thuật xét nghiệm này được triển
khai từ những năm 2000. Tuy nhiên mức độ chính xác khi xét nghiệm bằng lấy máu gót chân
không bằng các xét nghiệm máu tĩnh mạch trên các thế hệ máy hiện nay và chỉ cho phép sàng lọc
suy giáp bẩm sinh.
4. Thời gian thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
Thời gian tốt nhất để lấy máu làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho trẻ là từ 3 đến 7 ngày tuổi. Xét
nghiệm sàng lọc sơ sinh thực hiện tại 1 số bệnh viện lớn có thể thực hiện sàng lọc phát hiện sớm
3 bệnh lý ở trẻ sơ sinh (suy giáp bẩm sinh, thiếu hụt men G6PD, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm
sinh). Thời gian tốt nhất để lấy máu làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho trẻ là từ 3 đến 7 ngày
tuổi.
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh này được áp dụng cho các trường hợp qua khám lâm sàng, bác sĩ
thấy có dấu hiệu gợi ý hoặc thấy có yếu tố nguy cơ liên quan đến ba bệnh lý nêu trên hoặc khi gia
đình có nguyện vọng làm xét nghiệm sàng lọc.
Đặc biệt những bà mẹ đã cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc đã cắt một thùy tuyến giáp mà việc bù hóc
môn tuyến giáp trong quá trình mang thai không đảm bảo, không sát sao, có thể do các bà mẹ
không có kiến thức hoặc do Bs không có kiến thức điều chỉnh hóc môn giáp cho các thai phụ thì
nên sàng lọc sơ sinh cho các bé.

104. *Thực trạng điều trị Basdow bằng thuốc

83
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Điều trị Basdow bằng thuốc kháng giáp tổng hợp là lựa chọn đầu tiên và rất tốt, tức là dùng
thuốc để kiểm soát tuyến giáp không sản xuất ra nhiều hóc môn tuyến giáp nữa. Không còn
cường giáp nữa. Tuy nhiên:
- Thời gian kiểm soát lâu, thời gian uống thuốc lâu có thể 2 năm, 3 năm, thậm chí lâu hơn
- Vì thời gian uống thuốc lâu nên người bệnh hay bỏ thuốc, uống thuốc không đều
- Vì thời gian uống thuốc lâu, phải khám định kỳ, thời kỳ đầu có khi 2 tuần 1 lần, sau đó 1 tháng,
sau đó 2 tháng 1 lần nên người bệnh sốt ruột, nghe người này người kia xui lại bỏ thuốc tây,
chuyển uống thuốc nam, thuốc bắc, đắp lá cuối cùng bệnh không khỏi còn mang thêm sẹo xấu
- Uống thuốc 1 thời gian thấy bệnh đỡ, người bệnh lại chủ quan nên bỏ thuốc, có người thấy tăng
cân nhanh lại sợ béo, sợ xấu lại bỏ thuốc thế là bệnh lại trở về ban đầu
- Có người cũng theo được thời gian dài, nhưng cuối của đợt điều trị do chủ quan, do không có
thời gian đi khám, do không có tiền đi khám thế là cứ dùng đơn cũ mua uống thêm mấy tháng
nữa thì thấy cổ to lên nhanh, là do uống thuốc quá liều dẫn đến suy giáp. Khi cổ to lên sẽ không
trở về bình thường kể cả khi đã giảm thuốc bệnh và cho uống thêm hóc môn giáp. Lúc này lại
thấy cổ rất to, rất xấu lại phải đi mổ để cắt bớt tuyến giáp.
- Basedow rất ít khi ác tính, nhưng nếu khi siêu âm có các nhân thì phải giám sát chặt chẽ
- Basedow không gây chết người, nên mọi người chủ quan.
- Tuy nhiên cũng có các thể nặng như: Có thể lồi mắt gây ảnh hưởng đến mắt, thẩm mỹ. Thể
giảm Kali rất nguy hiểm cho tim. Thể giảm bạch cầu rất dễ nhiễm trùng máu nếu có nhiễm trùng
trong quá trình điều trị. Thể giảm tiểu cầu gây xuất huyết ...
- Basdow làm nhịp tim nhanh dẫn đến suy tim, nếu suy tim thì không làm được việc gì nữa, chỉ
có ngồi thở.
Điều trị Basdow
- Bắt buộc phải uống thuốc kháng giáp tổng hợp ( nếu không dị ứng với thuốc)
- Nên uống thuốc đều, theo 1 Bs có chuyên môn để theo dõi sát được quá trình bệnh, không nên
thay đổi quá nhiều Bs
- TSH lúc đầu rất thấp, nếu tăng dần trong quá trình điều trị chứng tỏ đáp ứng với thuốc và bệnh
đỡ dần
- Lúc đầu sụt cân, khi thuốc có tác dụng thì cân nặng sẽ tăng dần lên và trở về cân nặng trước khi
bị bệnh, thậm chí tăng nhiều hơn. Đừng quá lo lắng về cân nặng, tăng cân là tốt, khám định kỳ sẽ
không lo quá liều thuốc, không lo suy giáp. Nếu muốn giảm cân thì giảm chế độ ăn là đc, không
đc bỏ thuốc.
- Nhịp tim lúc đầu nhanh, khi thuốc có tác dụng, nhịp tim sẽ giảm dần, không còn hồi hộp nữa là
tốt
- Khám và XN định kỳ, để chỉnh thuốc và phát hiện kịp thời các biến chứng
- Kiêng iod, hải sản, rong biển, tảo biển
- Nên giảm tối đa việc nặng, gắng sức, các stress.
Phải kiên trì thì mới điều trị thành công được.
Nếu điều trị bằng thuốc thất bại, có nhân nghi ngờ ung thư, bướu rất to, mắt lồi nhiều, nhanh,
tăng men gan, hạ kali... Thì nên chuyển sang phẫu thuật.
Bs Mai Văn Sâm

105. * Theo dõi và chỉnh hóc môn giáp khi có thai


- Trước khi quyết định có thai nên uống hóc môn tuyến giáp sao cho ở ngưỡng thấp của bình
thường.
- khi phát hiện có thai thì ngay hôm sau phải đi XN TSH
- trong 3 tháng đầu tiên tsh phải nhỏ hơn 2,5, phải nhanh chóng tăng liều thuốc lên để đạt được
mục tiêu, các bs không biết chỉnh hóc môn giáp thường rất rón rén khi tăng liều. Trong khi thời
84
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
gian này thai nhi chưa có tuyến giáp nên phụ thuộc hoàn toàn vào hóc môn giáp của mẹ uống vào
để phát triển, phân chia các cơ quan.
- Sau 3 tháng đầu tiên, đến 3 tháng giữ của thai kỳ, TSH phải nhỏ hơn 3
- 3 tháng cuối hóc môn giáp nằm trong ngưỡng bình thường là được. Lúc này thai nhi đã tự sản
xuất hóc môn, không phụ thuộc vào hóc môn của mẹ nữa.
- Trong 3 tháng đầu, 2 tuần phải XN TSH 1 lần thì mới kịp thời chỉnh liều lượng hóc môn giáp.
- sau 3 tháng đầu thai kỳ, nếu TSH đã đạt yêu cầu thì 1 tháng XN lại 1 lần, nếu chưa đạt theo yêu
cầu thì vẫn 2 tuần XN lại TSH 1 lần
- Không cần biết Bs đó là ai, nếu TSH không đạt được mục tiêu như trên, nếu không biết chỉnh
hóc môn giáp thì phải nhờ bs khác ngay, phải nhanh chóng đạt được mục tiêu, đặc biệt là 3 tháng
đầu của thai kỳ.
- Các XN phải chính xác thì mới chỉnh hóc môn giáp đc.
- Phải tuân thủ hướng dẫn, XN nghiệm kịp thời theo hướng dẫn thì mới chỉnh hóc môn tốt đc,
nhiều bạn tiếc tiền, thấy lấy máu nhiều nên không muốn theo dõi như thế.
Vì sức khỏe của bạn và con bạn hãy chú ý cho kỹ.
Bs Mai Văn Sâm

106. *Cách chăm sóc vết thương sau mổ tuyến giáp


- Ngay sau khi mổ quan sát vùng mổ, nếu ngay sau mổ, vết mổ, vùng mổ sưng nề nhiều thì nên
chườm đá, chườm mát và cử động nhẹ nhàng trong 3 hôm đầu
- Nếu không có dẫn lưu, thì xem có dịch hoặc máu thấm băng hay không, nếu có thì thay băng
hằng ngày. Nếu không thì 2 đến 3 ngày thay băng 1 lần. Không nên thay nhiều, vết thương cần
yên tĩnh mới liền tốt đc
- Nếu có dẫn lưu thì quan sát màu của dẫn lưu, nếu màu cứ nhạt dần thì là tốt. Số lượng dịch dẫn
lưu ít dần thì là tốt. Dẫn lưu chảy đều tức là không bị tắc. Khi còn khoảng 1 đến 2ml dịch trong là
rút dẫn lưu đc
- Nếu bs khâu chỉ mũi rời thì ở vùng cổ 5 đến 7 ngày có thể cắt chỉ đc, không nên để lâu sẽ hằn
chỉ giống như chân rết. Các vùng khác trên cơ thể như ở chân thì phải để 7 đến 10 ngày mới cắt
chỉ
- Nếu Bs khâu thẩm mỹ, khâu luồn bên trong mà là chỉ tiêu , nếu có 2 đầu chỉ thì sau 5 ngày cắt 2
đầu chỉ
- Nếu Bs khâu luồn bên trong mà là chỉ không tiêu thì sau 5 ngày có thể rút chỉ
- Lưu ý không thay băng nhiều nếu băng khô, thậm chí có loại băng có thể để từ lúc mổ đến lúc ra
viện mới thay, có thể tắm thoải mái không sợ nước vào vết thương
- Khi rửa vết thương, nếu vết thương nhiều máu thì rửa oxy già trước, sau đó rửa lại bằng nước
muối, cuối cùng sát trùng bằng dung dịch cồn 70 độ hoặc dung dịch betadin. Chỉ bôi cồn, betadin
xung quanh vết mổ, không rửa trực tiếp vào vết mổ làm cháy, bỏng vết thương dẫn đến vết
thương liền kém và không đẹp. Hay coi vết thương như cây non mới trồng, hạn chế thay băng nếu
vết mổ khô, giữ yên tĩnh để vết mổ liền tốt.
- Sau 7 đến 10 ngày, vết mổ đã khô, đã cắt chỉ, đã rút dẫn lưu, không cần băng vết thương nữa, bỏ
băng để vết thương khô, thoáng.
- Khi đi tắm có thể băng lại, tắm xong tháo ra, rửa lại bằng nước muối sau đó chấm khô là đc,
không cần băng nữa.
- Ngay sau mổ nên vận động nhẹ nhàng cổ và tăng dần sau 2 đến 3 ngày, sau mổ 10 ngày cử động
cổ bình thường, chườm thêm nước ấm để làm mềm vết thương.
- không nên để nắng chiếu trực tiếp vào vết mổ
- sau mổ 1 tuần có thể bôi thuốc chống sẹo, bôi thử ở mặt trong cẳng tay trước, nếu không bị dị
ứng như nổi mẩn đỏ thì sẽ bôi vào vết mổ.
- vết mổ và vùng mổ sẽ nề và sệ nhẹ ở người lớn tuổi, sau vài tháng mới phẳng đc
85
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- cảm giác khó thở, nuốt vướng, nói khó sau mổ 1 tháng thường có, vận động cổ, chườm ấm sẽ đỡ
dần trong vài tháng sau
- dùng dao mổ với cường độ cao dẫn đến bỏng, khâu quá chặt vết mổ, khâu chồng mép, động tác
thô bạo, vết mổ sẽ đau lâu, không đẹp.
Bs Mai Văn Sâm

107. *Tình trạng mổ bướu giáp tràn lan cũng như lạm dụng uống xạ để điều trị k
giáp.
- Đối với mổ: người bệnh có toàn quyền quyết định đồng ý mổ hay không, sau khi nghe Bs giải
thích kỹ về các phương pháp phẫu thuật, người bệnh có thể đưa ra lựa chọn và yêu cầu của riêng
mình. Nên bình tĩnh tham khảo nhiều nơi để quyết định mổ như thế nào, mổ ở đâu, nhờ bs nào
mổ, mổ khi nào.
- Đối với xạ cũng thế, trừ những trường hợp nặng, các trường hợp nhẹ không phải bắt buộc phải
uống xạ, nên tham khảo nhiều trung tâm, nhiều Bs.
- Tình trạng giữ bệnh nhân để điều trị bằng chọc hút, bằng cho uống hóc môn giáp, bằng thực
phẩm chức năng cũng nhiều, không biết là ung thư, hoặc cố tình không biết là ung thư, giữ bệnh
nhân quá lâu không chuyển đi mổ dẫn đến di căn hạch hoặc nặng hơn mới được mổ. Trong khi
người bệnh thì cứ tin tưởng hoàn toàn vào thầy thuốc.
Mọi người nên tìm hiểu, bình tĩnh và cân nhắc kỹ trước khi uống thuốc, trước khi chọc hút, trước
khi mổ, trước khi đốt và trước khi uống xạ!

108. *THÔNG BÁO MỚI VÀ CHÍNH THỨC VỀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỊ SUY
TUYẾN CẬN GIÁP VĨNH VIỄN ( THƯỜNG SAU MỔ 3 ĐẾN 6 THÁNG MÀ KHÔNG
HẾT TÊ TAY VÀ PHẢI UỐNG CANXI LIỀU CAO HOẶC PHẢI TIÊM CANXI THÌ GỌI
LÀ TỔN THƯƠNG TUYẾN CẬN GIÁP VĨNH VIỄN)
Sau 1 thời gian tìm hiểu và liên hệ các nơi Bs Sâm đã liên hệ được với Bs bên Singapore thì chi
phí và việc đi nước ngoài để khám và mua hóc môn cận giáp như sau:
- Tiền khám, xét nghiệm máu : 750 đô Singapore
- Tiền thuốc khoảng 200 đô Singapore
- Vé máy bay 2 chiều, ăn ở 3 ngày, 2 đêm, trừ thứ 7, CN.
- Tổng chi phí khoảng 27 triệu đồng
- Ở nước ngoài không giống như Việt Nam, số lượng thuốc mỗi lần mua sẽ phải có đơn và phải
mua số lượng theo đơn của Bs.
Sau khi mua được hóc môn tuyến cận giáp về Việt Nam, Bs Sâm sẽ hướng dẫn cách sử dụng và
theo dõi điều trị tiếp.
- Hóc môn cận giáp là dạng tiêm, phải dò liều để phù hợp với từng người, đã gọi là tổn thương
tuyến cận giáp vĩnh viễn thì phải tiêm lâu dài, tiêm hằng ngày, tiêm dưới da.
- Đã gọi là suy tuyến cận giáp vĩnh viễn, mất tuyến cận giáp vĩnh viễn thì làm sao khỏi đc, phải
tiêm hóc môn tuyến cận giáp vĩnh viễn.
- Tháng 6 sẽ có 1 bạn phiên dịch sang Singapore để hỗ trợ mọi người, nếu ai có nhu cầu thì liên
hệ ngay nhé
- Nếu chi phí như thế không phải là cao, mọi người nên cân nhắc để mua thuốc về điều trị, nâng
cao chất lượng cuộc sống, nếu tê tay chân nhiều như thế ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, sinh
hoạt, lao động, sinh hoạt vợ chồng rất nhiều, lo âu, trầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Mọi người nên chủ động, không nên ỷ lại vào người khác, thuốc này phải kê đơn mới mua
được. Không giống như Việt Nam mua thuốc dễ hơn mua rau.

109. *KIẾN THỨC VỀ XẠ HÌNH

86
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Trước khi chụp xạ hình, thông thường bệnh nhân sẽ được tiêm vào mạch máu một hỗn hợp phóng
xạ (99mTc) gắn với một dược chất (chuyên biệt cho từng cơ quan cần khảo sát). Tùy theo tình
huống, chất phóng xạ có thể đưa vào cơ thể bằng cách uống, hít khí dung hoặc tiêm dưới da.
99mTc là một đồng vị phóng xạ nhân tạo có chu kỳ bán hủy ngắn (6 giờ). Ngoài ra, bệnh nhân có
thể uống 131 Iod, cũng là đồng vị phóng xạ nhân tạo có chu kỳ bán hủy ngắn (8 ngày).
Các hợp chất này phát ra bức xạ Gamma. Hai đầu dò (Detector) sẽ thu nhận bức xạ này cùng lúc
phát ra từ cơ thể bệnh nhân và tái tạo thành hình ảnh thông qua các phần mềm chuyên biệt.
Bệnh nhân được nhân viên điều khiển thiết bị hướng dẫn nằm trên bàn trong tầm quét của hệ
thống máy SPECT/CT, tùy theo vị trí và yêu cầu của các bác sĩ. Thời gian chụp sẽ từ 15 phút đến
45 phút, hoặc có thể lâu hơn tùy theo tính chất phức tạp của vị trí tổn thương (cũng có khi phải
chụp nhiều lần và thời gian chờ sẽ kéo dài). Chụp xong, bệnh nhân có thể được lưu lại trong một
thời gian ngắn hoặc có thể ra về ngay.
Sau khi xử lý ảnh, kết quả sẽ thể hiện các tổn thương trên cơ thể dưới dạng hình ảnh giải phẫu và
chức năng. Bác sĩ Y học hạt nhân sẽ trao đổi kết quả với bác sĩ gửi bệnh trong những trường hợp
phức tạp. Sau đó, hình ảnh và báo cáo kết quả sẽ được trao tận tay bệnh nhân hoặc gửi trực tiếp
cho bác sĩ gửi bệnh.
Một vài lưu ý:
- Trước khi chụp xạ hình, người bệnh phải chắc chắn không mang thai. -Nếu không chắc chắn,
người bệnh cần báo ngay cho nhân viên hoặc bác sĩ (có thể xét nghiệm máu để xác định chắc
chắn không có thai).
-Phụ nữ đang cho con bú cần ngưng cho bú mẹ trong vòng 12 tiếng – 24 tiếng.
-Không có chống chỉ định đối với trẻ em.
-Thông thường, người bệnh cần uống nhiều nước trước khi được tiêm dược chất phóng xạ.
- Bệnh nhân cần đi tiểu ngay trước khi ghi hình và đi tiểu thường xuyên ngay sau ghi hình để
giảm tác dụng của xạ đối với bàng quang.
Cần đặt hẹn trước để được hướng dẫn cụ thể.

110. MỘT SỐ CHỈ ĐỊNH CHỤP SPECT/CT


* Bệnh Tim mạch:
– Đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim và chức năng của tâm thất trái trên bệnh nhân đã có bệnh
mạch vành trước đó hoặc các bệnh nhân đau ngực có yếu tố nguy cơ, v.v… để phát hiện bệnh
mạch vành.
* Ung bướu:
– Chụp xạ hình xương toàn thân để tìm các tổn thương di căn và đánh giá tiến triển của di căn
ung thư trong quá trình diễn biến của bệnh.
– Xạ hình toàn thân với 131 Iod:
Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp
Trước khi quyết định điều trì bằng 131 Iod và sau khi điều trị 131 Iod
Theo dõi đáp ứng điều trị trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.
– Chụp xạ hình hạch gác (trong ung thư vú giai đoạn sớm, ung thư hắc tố Melanoma và một số
ung thư khác ở vùng đầu, mặt và cổ, v.v…) giúp đánh giá giai đoạn và lên kế hoạch chữa trị.
* Nội tiết:
– Chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp (bao gồm: cường giáp, u giáp độc, bướu giáp nhân, ung thư
giáp v.v…).
– Phát hiện khối u tủy thượng thận, u nguyên bào thần kinh, tuyến phó giáp (cận giáp),…

87
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
* Khoa Thận niệu:
– Xạ hình thận (tĩnh):
Giúp đánh giá tổn thương vỏ thận và chức năng còn lại của từng thận, góp phần quyết định điều
trị bảo tồn, phẫu thuật cắt bỏ thận hoặc cắt bỏ một phần.
Tìm vị trí của thận lạc chỗ.
– Xạ hình thận (động):
Giúp đánh giá chức năng riêng biệt mỗi thận đồng thời chẩn đoán phân biệt các trường hợp ứ
nước thận do tắc nghẽn hoặc không do tắc nghẽn.
Chẩn đoán cao huyết áp do hẹp động mạch thận một bên.
Đánh giá chức năng thận trước khi hiến thận và sau ghép thận.
Xạ hình tinh hoàn giúp chẩn đoán phân biệt viêm và xoắn tinh hoàn.
* Chấn thương chỉnh hình:
– Chẩn đoán nhiễm trùng hoặc lỏng khớp giả.
– Hỗ trợ chẩn đoán các trường hợp đau xương khớp, những nghi ngờ viêm xương – tủy xương
mà các phương tiện khác không xác định rõ nguyên nhân.
* Khoa ICU/Cấp cứu:
– Chụp xạ hình phổi thông khí và tưới máu: Chẩn đoán xác định hoặc loại trừ thuyên tắc động
mạch phổi.
* Các trường hợp khác:
– Xạ hình xác định túi thừa Meckel, xạ hình tuyến nước bọt…
* Kết quả xạ hình
- Tăng hấp thụ xạ: biểu hiện thường gặp của bệnh lý
- Giảm hoặc không hấp thụ xạ: tổn thương " lạnh" hay khuyết xạ. Hoặc loãng xương, hủy xương,
nhồi máu xương
- Có thể phát hiện ung thư tuyến giáp, tuyến vú, phổi, tiền liệt tuyến, thận di căn xương, di căn
phổi...

111.
*1. Xạ hình tuyến giáp là gì?
Xạ hình tuyến giáp là ghi hình tuyến giáp dựa trên khả năng bắt giữ iốt với nồng độ cao và giữ
lâu dài trong tuyến, có thể ghi hình tuyến giáp sau khi đưa vào cơ thể một lượng iod phóng xạ
(thường dùng là I-131).
Ngoài ra tuyến giáp cũng có khả năng bắt và cô đặc ion pertechnetat (công thức là TcO4-) với
phương thức tương tự như bắt giữ iod. Tuy nhiên, ion này không được hữu cơ hoá mà chỉ được
bắt giữ trong tuyến giáp một thời gian dài, đủ để ghi hình tuyến giáp.
Sau khi cho bệnh nhân uống (I-131) hoặc tiêm (I-123), iốt sẽ tập trung về tuyến giáp làm hiện
hình tuyến giáp, hình ảnh này được phát hiện qua một đầu ghi. Ngoài ra, iod tập trung về tuyến
giáp nhiều hay ít còn phản ánh khả năng tuyến giáp hoạt động mạnh hay yếu. I-123 có thời gian
bán hủy ngắn nên an toàn hơn và thường được dùng trong xạ hình tuyến giáp, kể cả xạ hình cho
phụ nữ đang nuôi con nhỏ. I-123 còn có ưu điểm là hoàn toàn không gây hại cho cơ thể, không
cần lưu ý gì đặc biệt sau khi thực hiện xạ hình tuyến giáp.
2. Xạ hình tuyến giáp được chỉ định khi nào?
Xạ hình tuyến giáp thường được chỉ định trong chẩn đoán, theo dõi và đánh giá các bệnh bướu
nhân tuyến giáp, đánh giá chức năng và hình ảnh tuyến giáp của các bệnh nhân: bướu cổ đơn
thuần, cường giáp trạng, Basedow, suy giáp...
Xạ hình giúp xác định vị trí, hình dạng, kích thước của tuyến giáp, xác định nhân tuyến giáp và
tình trạng chức năng của nhân (nhân lạnh, nhân nóng), xác định vị trí của tuyến giáp lạc chỗ.
88
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Theo dõi, đánh giá tình trạng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật, bệnh nhân ung
thư tuyến giáp thể biệt hoá( thể nhú và thể nang) điều trị bằng I-131. Chẩn đoán mô giáp còn sót
lại sau phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp hoặc để chuẩn bị cho điều trị cường giáp...
Chẩn đoán viêm tuyến giáp cấp và mãn tính, chẩn đoán phân biệt các u tuyến giáp với u ở vùng
cổ và trung thất.
Bên cạnh đó, xạ hình toàn thân bằng I-131 phát hiện ung thư tuyến giáp di căn phổi, di căn
xương...
Xạ hình tuyến giáp thường được chỉ định trong chẩn đoán, theo dõi và đánh giá các bệnh bướu
nhân tuyến giáp
3. Vai trò của phương pháp xạ hình tuyến giáp khi đánh giá hiệu quả điều trị bằng I-131 ở bệnh
nhân Basedow
Kết quả xạ hình tuyến giáp của đa số bệnh nhân Basedow cho thấy hình ảnh bướu giáp phì đại lan
tỏa toàn bộ tuyến giáp, phần eo tuyến giáp hầu như đều nở rông, mức độ tập trung của I-131 tăng
đồng đều trên toàn bộ tuyến giáp. Sau khi điều trị, hầu hết bướu giáp đều giảm về kích thước và
mức độ tập trung của I-131 ở nhu mô giáp rất đáng kể.
Chính vì vậy, việc điều trị bằng I-131 được xem là phương pháp “phẫu thuật” làm nhỏ tuyến giáp
không dùng dao và đảm bảo thẩm mỹ. Qua đó, có thể thấy I-131 có khả năng làm giảm thể tích,
giảm trọng lượng của bướu giáp rất rõ rệt do tác dụng làm giảm tưới máu, làm giảm mức sinh sản
tế bào tuyến, mức độ làm nhỏ tuyến có xu hướng tăng theo thời gian.
4. Thiết bị xạ hình tuyến giáp
Ghi hình với máy SPECT: dùng chuẩn trực pinhole.
Có thể ghi ở 3 tư thế:
Trước (ANT)
Chếch bên trái (LAO)
Chếch bên phải (RAO)
Khoảng cách giữa pinhole với tuyến giáp: 7.5 - 10cm với người lớn và 5cm với trẻ em. Nên có
đánh dấu để dễ nhận định vị trí giải phẫu của tuyến. Nếu dùng chuẩn trực ống song song, sẽ có
trường nhìn rộng hơn và không có hiện tượng đảo ảnh. Nên dùng chuẩn trực này để ghi hình khi
nghi ngờ có di căn ung thư tuyến giáp và khi cần ghi hình bướu giáp bên trong lồng ngực.

112. *Thời gian gần đây Bs Sâm nhận được nhiều tin nhắn và gặp nhiều bệnh nhân
sau mổ tuyến giáp ở các trung tâm khác nhau, tuyến Bv tỉnh có, tuyến Bv quân đội có, tuyến
trung ương thậm chí nhiều tai biến hơn, bị tai biến tổn thương tuyến cận giáp vĩnh viễn ( thường
sau mổ 6 tháng mà tình trạng tê tay không hết phải uống liều cao canxi hoặc phải tiêm canxi mới
đỡ thì gọi là tổn thương tuyến cận giáp không hồi phục, tổn thương vĩnh viễn).
Hiện nay đã có hóc môn tuyến cận giáp dạng tiêm, nhưng phải đi nước ngoài khám và kê đơn
mới mua được. Những bệnh nhân tổn thương vĩnh viễn tuyến cận giáp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều
đến sức khỏe, nhẹ thì tê tay chân, có quắp tay chân, nặng thì khó thở, co giật, cấp cứu thường
xuyên, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động rất nhiều.
Theo tôi để nâng cao chất lượng cuộc sống, mọi người nên bàn với nhau, cử 1 người trong số
những người bị tê tay chân nhiều đi nước ngoài để mua hóc môn tuyến cận giáp, cầm về Việt
Nam và chia sẻ cho nhau. Khi hết thuốc lại cử người khác đi, cứ luân phiên cũng đc, vừa đi du
lịch vừa mua thuốc về cho mọi người. Bs Sâm sẽ giới thiệu người hướng dẫn đi nước ngoài để
mua hóc môn cận giáp.
Do ở nước ngoài chỉ định mổ ít, không lạm dụng mổ, Bs mổ không chạy theo số lượng, mổ cẩn
thận, tỉ mỉ nên bị tai biến ít , nên không nhiều người sử dụng đến hóc môn tuyến cận giáp do đó
giá thành cao. Do vậy các bạn phải tập trung mọi người vào, chỉ cử 1 người đi mua, sau đó chia

89
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
sẻ cho nhau thì giá thành sẽ hạ xuống.
Bs Mai Văn Sâm

113. *Giải đáp thắc mắc


Phân chia giai đoạn ung thư tuyến giáp theo tuổi và thể ung thư.
I. Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang ở bệnh nhân dưới 45 tuổi
1. Xếp bệnh vào giai đoạn 1 khi có u với bất kỳ kích thước nào và có thể đã thâm nhiễm với các
thành phần xung quanh hoặc có di căn hạch.
2. Xếp bệnh vào giai đoạn 2 khi có u với bất kỳ kích thước nào và đã có di căn xa như di căn
phổi, xương, não ...
II. Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang ở bệnh nhân trên 45 tuổi
1. Xếp bệnh vào giai đoạn 1 khi có u nằm trong nhu mô tuyến giáp và có kích thước nhỏ hơn 2
cm hoặc nhỏ hơn.
2. Xếp bệnh vào giai đoạn 2 khi có u nằm trong nhu mô tuyến giáp và kích thước u lớn hơn 2 cm
nhưng nhỏ hơn 4 cm.
3. Xếp bệnh vào giai đoạn 3 khi:
- U ở trong nhu mô tuyến giáp và có kích thước 4 cm hoặc lớn hơn.
- Hoặc u ở bất kỳ kích thước nào nhưng đã có thâm nhiễm với các tổ chức xung quanh ( nhưng
chưa di căn hạch).
- Hoặc u ở bất kỳ kích thước nào và ung thư đã thâm nhiễm tổ chức xung quanh hoặc có di căn
hạch cổ
4. Xếp bệnh vào giai đoạn 4A khi
- U có kích thước bất kỳ và ung thư đã thâm nhiễm vào tổ chức vùng cổ hoặc tới dây thần kinh và
đã có ảnh hưởng tới giọng nói
- U có kích thước bất kỳ mà có thâm nhiễm với tổ chức xung quanh và có di căn hạch cổ nhưng
chưa di căn vào hạch trung thất.
5. Xếp bệnh vào giai đoạn 4B khi ung thư di căn đến cột sống, hoặc các mạch máu lớn ở ngực.
Hoặc ung thư đã di căn hạch trên cơ thể
6. Xếp bệnh vào giai 4C khi u có bất kỳ kích thước nào nhưng đã di căn xa như di căn phổi,
xương, não và có thể di căn hạch trên cơ thể.
Người ta viết TNM, theo tiếng anh và dịch ra tiếng Việt là
- chữ T có nghĩa là u
- chữ N có nghĩa là hạch
- chữ M có nghĩa là di căn xa
Người ta ghép với các số và chữ như X, 0,1,2,3,4 với TNM để đánh giá mức độ của u, kích thước
của u, của hạch và của di căn xa( chứ không phải giai đoạn) .
Ví dụ T2, N1, M0 là: T2 là u ở mức độ 2( chứ không phải giai đoạn 2), N1 là đã di căn hạch, M0
là chưa di căn xa. Còn phải dựa vào tuổi nữa để phân loại giai đoạn của ung thư, như trường hợp
này thì dưới 45 tuổi sẽ là ung thư tuyến giáp giai đoạn 1. Nếu trên 45 tuổi là ung thư tuyến giáp
giai đoạn 2.
Mọi người dựa vào phân loại trên để biết bệnh của mình ở giai đoạn mấy, tránh hoang mang và
sử trí sớm khi phát hiện bệnh.
Bs Mai Văn Sâm

114. *Tác hại của u tuyến cận giáp mà có cường cận giáp là gây loãng xương, gãy
xương tự nhiên, sỏi thận.

*Vấn đề ăn kiêng hay không ăn kiêng trong bệnh k giáp:


- k giáp liên quan chặt chẽ đến phóng xạ tác động tuyến giáp hoặc do di truyền, do gen...

90
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- không phải ăn kiêng mà khỏi hoặc không mắc k giáp hoặc ăn kiêng mà không tái phát k giáp
- không phải ăn uống xô bồ mà mắc k giáp
- không phải ăn đồ ngọt, đường sữa mà bệnh tái phát. Phải nói cho đúng là ăn quá nhiều, uống
quá nhiều thì không cái nào tốt cả, uống nước trắng nhiều quá còn ngộ độc nước, ăn cơm nhiều
quá còn bị nguy cơ đái tháo đường.
- cơ thể chúng ta cần tất cả các chất, tuy nhiên có người cần nhiều chất này hơn người khác thôi,
có người bị dị ứng, có người thì không bị. Không nên ai cũng giống ai.
- trước khi bị bệnh k giáp ai đã ăn uống cân đối, khoa học, cơ thể cân đối, không béo, không gầy
thì sau mổ vẫn ăn uống, sinh hoạt như thế. Nếu ai chưa ăn uống khoa học, còn lệch lạc, kiêng
khem quá hoặc ăn uống xô bồ thì điều chỉnh cho cơ thể khỏe mạnh hơn
- nhiều người trước đó ăn uống xô bồ, mỡ máu cao bs khuyên, cho uống thuốc cũng không đỡ.
phát hiện k giáp xong đi mổ về ăn chay toàn tập, một thời gian sau đi XN nói hết mỡ máu người
khỏe lên. Đấy là tốt nhưng chủ yếu là trước khi bị k giáp chúng ta không biết sợ, đến khi bị bệnh
mới sợ chết nên mới nghiêm túc ăn uống khoa học, kiêng khem. Tuy nhiên lúc này lại nảy sinh
vấn đề mới là kiêng khem quá hoặc tẩm bổ thái quá.
- Khi tuyến giáp còn thì cần bổ sung iod đầy đủ, không để thiếu, không quá nhiều
- nếu đã cắt tuyến giáp do k giáp thì không quan trọng về iod nữa, tuy nhiên không nên cung cấp
nhiều để các tế bào còn lại sẽ phát triển. Lúc này uống hóc môn giáp đều và đủ mới quan trọng.
- nếu người yếu, thiếu máu thì phải ăn uống, tẩm bổ, thiếu sắt thì bổ sung thêm, các vitamin tổng
hợp, tránh nhiều quá vitamin b12 là được. Khi các XN đều ổn, người khỏe thì lại quay về chế độ
ăn uống cân đối
- nếu đang béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thì tẩm bổ lại phản tác dụng
- nếu men gan cao thì trước hết ngừng hết các thuốc, chỉ uống hóc môn giáp, sau đó kiểm tra lại,
nếu vẫn cao lúc đó mới đi tìm nguyên nhân
- nếu ngừng hóc môn giáp để uống xạ mà men gan cao, trước đó không cao thì nên cân nhắc uống
xạ ở nước ngoài, vì không phải ngừng hóc môn giáp.
- không nên phát hiện u hoặc sau mổ ung thư là dập khuôn, uống cấp tập các loại như: tam thất,
nấm linh chi, nọc bọ cạp, hoa huệ tây, xạ đen, tảo các loại... Đủ thứ trên đời uống vào người, tự
mình thành thầy thuốc, tự mình thí nghiệm mình. Nếu các thứ đó tốt thật thì người phát minh ra
đã có giải Nobel về y học, các thứ đó không thể rẻ như thế đc và các bạn đã không phải tốn tiền
đi bệnh viện.
- Bệnh k giáp chỉ có 3 vấn đề quan trọng, trọng tâm nhất là: mổ sạch không gây tai biến, uống xạ
đáp ứng tốt và uống hóc môn giáp đủ nhu cầu của cơ thể thì bệnh sẽ ổn định, không tái phát
- ngoài 3 yếu tố trên cần lạc quan, ăn uống lành mạnh, tập thể dục và tình yêu sẽ chiến thắng bệnh
tật.
Bs Mai Văn Sâm

115. *Kinh nghiệm khi đi khám và mổ ở bệnh viện tư nhân ở Hà Nội.


- Bạn hãy cứ coi như, cứ giả vờ như không biết Bs nào giỏi cả. Mặc dù trước đó có thể bạn đã tìm
hiểu hoặc có người giới thiệu 1 vài Bs nào đó.
- Bạn gặp lễ tân hoặc nhân viên tư vấn hỏi xem nếu bệnh của mình phải mổ thì bệnh viện sẽ mời
những Bs nào, ai giỏi nhất, sau khi nhân viên đó kể ra các tên Bs thì trùng với với tên Bs mà mình
đã tìm hiểu thì như vậy bạn đã yên tâm để mổ. Tốt nhất là nên như thế.
- Có rất nhiều bệnh nhân chỉ nghe một người giới thiệu, chỉ gặp một bệnh nhân giới thiệu đã tin
ngay là Bs đó mổ giỏi, nhưng không phải như thế, chưa chắc đã là tốt . Nên giao cho BV tìm Bs
giỏi để mổ cho bạn vì họ có nhiều thông tin về Bs hơn bạn và đặc biệt họ phải chịu trách nhiệm
về chất lượng của Bs mà họ mời.
- Tuy nhiên, các Bs giỏi thì thường là rất bận, được mời mổ ở nhiều nơi nên bạn nên đặt lịch mổ
trước, không nên đòi mổ sớm, mổ ngay, nếu vội cũng nên chịu khó chờ đến chiều chẳng hạn,
91
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
muộn một hôm chẳng hạn. Nếu bạn cố tình muốn mổ ngay thì nhiều khi họ sẽ chuyển một Bs
khác để mổ cho bạn nhưng chắc chắn không bao giờ giỏi bằng. Nhanh một vài tiếng, nhanh 1
buổi mà mang tai biến cả đời.
- Bs mổ giỏi sẽ quyết định 90% thành công của ca mổ.
- Khi đến bệnh viện, trước khi làm thủ tục mổ bạn có thể lên khoa điều trị để xem cơ sở vật chất,
hỏi thăm các bệnh nhân đã mổ có cùng bệnh với mình để họ cho mình các thông tin, góp ý xem
mời ai mổ cho mình thì tốt.
- Hoặc bây giờ thông tin các bệnh viện cũng dễ tìm, bạn có thể ngồi ở nhà, tìm danh sách các
bệnh viện dự kiến sẽ mổ, gọi lần lượt đến các bệnh viện, hỏi xem ví dụ mình muốn mổ bướu cổ
thì bệnh viện sẽ mời Bs nào mổ giỏi, nhẹ nhàng, nhiệt tình. Sau khi gọi cho khoảng 3 bệnh viện
thì bệnh viện nào cũng bảo sẽ mời Bs A , Bs B mổ cho mình và cùng với thông tin bạn bè, bệnh
nhân khác giới thiệu thì mình đã có thông tin trùng khớp với nhau rằng đúng là ở thời điểm hiện
tại chỉ có Bs A và Bs B là tốt nhất.
- Bs mà các BV tư nhân mời, chắc chắn phải giỏi, chắc chắn phải xuất sắc, họ không dại gì mời
người kém cả và sẽ trực tiếp mổ, không có chuyện người này đứng tên nhưng để cho người khác
mổ.
- Không nên quá coi trọng GS, PGS, TS, trưởng, phó khoa... Bây giờ cái gì cũng có thể mua được
bằng tiền để có đc cái đó, không thực chất, họ chỉ đánh bóng là chính.
- Những bệnh nhân chọn BV tư chắc chắn họ đã tìm hiểu nhiều, chắc chắn họ phải có điều kiện,
chắc chắn họ không dại.
- Vì chính tay, vì trực tiếp các Bs mổ giỏi mổ, bệnh viện tư nhân thì không thể có chuyện quá tải
nên mổ nhanh, mổ ẩu nên các ca mổ tỷ lệ thành công rất cao, ít biến chứng, chăm sóc nhẹ nhàng,
chu đáo, nên bệnh nhân hồi phục rất nhanh.
- Thu chị ở các bệnh viện tư rất linh hoạt, không cứng nhắc, nếu bạn không có đủ tiền nhưng vẫn
muốn mổ ở BV tư để có Bs giỏi, hãy mạnh dạn nói với bệnh viện, nói với Bs, chắc chắn họ sẽ tìm
cách miễn giảm một phần cho bạn, quan trọng là bạn phải nói ra
- Vậy mổ BV tư có an toàn không? rất an toàn vì Bs giỏi mổ do BV mời, nếu có sảy ra tai biến,
sự cố y khoa thì BV lo lắng, quan tâm, hỗ trợ tối đa cho người bệnh, vì bệnh viện có quỹ dự
phòng rủi ro, có mua bảo hiểm rủi ro do đó rất nhân văn. Bệnh viện công khi xảy ra tai biến để
chi phí hỗ trợ cho người bệnh rất khó khăn vì các thủ tục hành chính.
- Chi phí ở các bệnh viện tư có cao không? Một ca mổ ung thư tuyến giáp, tối đa chỉ 40 triệu khi
cắt toàn bộ tuyến giáp còn không thì tổng chi phí chỉ khoảng 25 đến hơn 30 triệu là cùng , không
bằng khi mua 1 điện thoại vertu, không bằng khi mua 2 điện thoại iPhone. Được chọn Bs giỏi mổ,
được chăm sóc chu đáo, được theo dõi lâu dài sau mổ, không bị tai biến, sướng cả đời, thế mà
đầu tư mua điện thoại thì không tiếc, trong khi đầu tư cho sức khỏe thì lại đắn đo. Liệu bạn đã là
người thông minh? Liệu bạn đã đầu tư cho sức khỏe hợp lý?
- Bây giờ phong trào đi mổ thẩm mỹ rất cao, mổ một lúc mấy thứ, nào là nâng ngực, hút mỡ
bụng, nâng mũi, thu hẹp âm đạo, thu hẹp quầng vú... Chi 1 lúc hàng trăm triệu không tiếc, toàn
Bs trẻ măng, kinh nghiệm non nớt, chỉ mỗi đẹp trai, khéo mồm, khéo lôi kéo. Trong khi mổ bệnh
toàn các Bs 15 , 20 năm kinh nghiệm mổ mới có được kiến thức và kinh nghiệm mổ tốt. Nhiều
khi thấy bất công, muốn bỏ mổ tuyến giáp, chuyển lại nghề mổ thẩm mỹ.
- Cả đời nhiều khi bạn chỉ mổ một lần, trong khi mua sắm điện thoại, mua các thứ khác không
cần thiết thì rất nhiều lần, rất nhiều tiền thì không tiếc. Có bạn nói mình thấy cũng có lý: mua bảo
hiểm cho ô tô thì sẵn sàng nhưng mua bảo hiểm, đầu tư cho sức khỏe thì lại không. Liệu ô tô,
điện thoại và các thứ khác quan trọng hay sức khỏe quan trọng. Chắc hẳn ai cũng đồng ý là cái
nào cũng quan trọng nhưng sức khỏe thì không thể bàn cãi, luôn luôn quan trọng nhất và không
thể mua được bằng tiền.
Chúc các bạn có lựa chọn đúng đắn, sáng suốt, hợp lý với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Bs Mai Văn Sâm

92
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
116. *Nói về hạch!
Hạch bạch huyết hay hạch lympho là một trong vô số các cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, có rốn
hạch nằm rải rác dọc theo các mạch bạch huyết, là một phần của hệ bạch huyết. Các hạch bạch
huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Hạch bạch huyết
đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào bạch huyết và
có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai, có thể bị viêm và sưng khi làm
nhiệm vụ này.
Các hạch bạch huyết cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Chúng nóng hoặc
sưng lên trong những tình trạng khác nhau, từ nhẹ như viêm họng đến nguy hiểm như ung thư. Ở
bệnh nhân ung thư, tình trạng của hạch bạch huyết đáng chú ý đến mức nó được dùng để xác định
ung thư đang ở giai đoạn nào.
Có các loại hạch:
- Hạch viêm cấp tính
- Hạch viêm mãn tính
- Hạch bị lao
- Bệnh của hạch
- Hạch bị di căn
Hiểu đúng về hạch: không phải hạch là xấu, hạch là lính gác, sẵn sàng hi sinh bảo vệ chúng ta.
Hạch bị bệnh thường méo mó, mất rốn hạch, có vi vôi, tăng sinh mạch.
Chia vùng hạch( hạch nhóm 1,2,3,4....) để dễ gọi và mỗi vùng sẽ liên quan đến các cơ quan, bộ
phận khác nhau, thông thường với cơ quan gần nhất với hạch, giúp định hướng khi chẩn đoán
bệnh.ví dụ hạch nhóm 6 thường nằm gần và liên quan với tuyến giáp nhất. Do đó khi mổ ung thư
tuyến giáp nên lấy hạch nhóm 6 để XN xem đã di căn chưa.
Bs Mai Văn Sâm

117. *Khi nào thì phải mổ?


Bs Sâm chỉ mổ tuyến giáp khi:
- Ung thư tuyến giáp
- Nghi ngờ ung thư tuyến giáp
- Bướu nhân giáp lành tính nhưng kích thước u lớn gây mất thẩm mỹ, khó thở, nuốt vướng
- Nang giáp to, đã chọc hút rất nhiều lần nhưng không khỏi.
- Basedow đã điều trị nội khoa ( uống thuốc kháng giáp tổng hợp ) nhưng thất bại, tái phát bệnh
nhiều lần. Hoặc basedow thể có lồi mắt nặng. Hoặc bệnh nhân bị basedow nhưng muốn kết thúc
quá trình uống thuốc nhanh để còn có thai. Hoặc bệnh Basedow nhưng có kèm theo nhân ung thư
hoặc basedow nhưng dị ứng với tất cả các loại thuốc. Basedow nhưng không muốn điều trị xạ.
- Viêm tuyến giáp, đã điều trị nội khoa, đã điều trị corticoid trong thời gian dài, chỉ cần giảm liều
thuốc corticoid là bệnh lại tái phát, đã bị tác dụng phụ của corticiod
- Bướu cổ đơn thuần, mặc dù không có nhân nhưng bướu rất to, gây mất thẩm mỹ, mất tự tin, gây
khó thở, nuốt vướng.

Khi đã chỉ định mổ thì


Bs Sâm chỉ mổ mở, không mổ nội soi vì những trường hợp chỉ định mổ đại đa số là ung thư hoặc
lành tính nhưng bướu to, phức tạp nên chỉ nên mổ mở mới an toàn cho người bệnh, mặc dù Bs
Sâm là 1 trong những người đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới mổ nội soi tuyến giáp vì
nếu lạm dụng và chỉ định mổ nội soi không đúng thì khi tai biến xảy ra, người bệnh là người chịu
tai biến suốt đời, chứ không phải là Bs
- Ưu điểm duy nhất của nội soi là dấu sẹo ở nách
93
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- mổ nội soi rất đau vì phải tạo đường hầm bằng cách lóc da từ nách lên tới cổ, do không có
khoang tự nhiên như ổ bụng, mổ nội soi 1 lỗ hay 3 lỗ thì đường hầm dưới da vẫn thế.
- Đường hầm rất hẹp và dài, khi có chảy máu thì phẫu thuật rất khó khăn, dẫn đến tai biến
- Vì bệnh nhân đông nên siêu âm không kỹ, nhiều khi siêu âm kỹ nhưng cũng không đánh giá hết
các tổn thương, siêu âm không mô tả được không gian 3 chiều dẫn đến khi mổ nội soi gặp rất
nhiều khó khăn, nếu cố mổ thì gây tai biến
- Ung thư tuyến giáp quan trọng nhất là lấy sạch tổ chức tuyến giáp và u, khi mổ nội soi nếu cố
gắng cắt sạch thì gây tai biến cắt cả thần kinh và tuyến cận giáp, nếu không cắt sạch thì nhu mô
tuyến và u để lại nhiều dẫn đến phải uống xạ nhiều lần và liều cao.
- Mổ nội soi bắt buộc phải dùng dao siêu âm, để khi mổ đỡ khói, để mổ cho dễ. Nhưng dao siêu
âm cường độ đốt rất lớn, rất dễ đốt cháy thần kinh thanh quản và tuyến cận giáp. Kích thước đầu
dao to, không linh hoạt, tinh tế, dẫn đến tổn thương không hồi phục các thành phần xung quanh
tuyến giáp. Các bs không nhận ra được các nhược điểm nguy hiểm này.
- Đường hầm mổ nội soi rất dài, nên khi nhiễm trùng rất khó sử trí, điều trị vài tháng không hết,
mổ đi mổ lại không khỏi
- Đường hầm mổ nội soi rất dài nên khi mổ xong, lấy u ra ngoài, đặc biệt là u to, ung thư rất dễ
làm lây lan, reo rắc tế bào ung thư.
- Đường hầm mổ nội soi tuyến giáp đi qua bao cân cơ ức đòn chũm do đó làm tổn thương cân, cơ,
rất nhiều bệnh nhân sau mổ nội soi xuất hiện viêm xơ cứng cơ ức đòn chũm dẫn đến sưng, phồng
lệch 1 bên cổ trông rất mất thẩm mỹ không thể khắc phục.
- Các Bs trẻ, già ở các nơi đi học mổ nội soi, nhưng chỉ vào phòng mổ, không bao giờ tham gia
khám và theo dõi lâu dài bệnh nhân sau mổ nội soi xem họ cảm nhận thế nào, bị tai biến ra sao,
khó chịu đến mức nào, nên không biết được hạn chế của nội soi, họ chỉ thấy bề nổi, họ chỉ thấy
màu hồng, họ chỉ như thầy bói xem voi, với kinh nghiệm ít ỏi họ về bệnh viện của họ háo hức
triển khai mổ nội soi, người bệnh tiếp tục bị thử nghiệm, tai biến tiếp tục xảy ra, lúc đó họ mới vỡ
mộng, còn người bệnh ôm tai biến suốt đời.
Vậy thì quan trọng nhất là bs không được lạm dụng chỉ định, tư vấn làm sao, mổ làm sao có lợi
nhất cho người bệnh chứ không phải có lợi và lấy thành tích cho thầy thuốc. Tuy nhiên ở Việt
Nam, người bệnh phải tìm hiểu thật kỹ, so sánh nhiều nơi, đừng bao giờ nghĩ tuyến trung ương là
luôn luôn đúng và phải học cách để thông thái!
Bs Mai Văn Sâm

118. *Các bạn lưu ý:


- Thông thường khi xét nghiệm, nếu XN chính xác: khi TSH thấp thì T3 và FT4 phải cao và
ngược lại
- Nếu đã cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc cắt 1 thùy và XN máu chính xác thì Bs sẽ dựa vào TSH để
chỉnh hóc môn giáp
- Nếu TSH cao mà T3 và FT4 cũng cao thì thường là XN sai
- Nếu TSH thấp mà T3 và FT4 cũng thấp thì thường là XN sai
- Chỉ duy nhất trong trường hợp có u tuyến yên gây tăng tiết TSH và có cường giáp thì khi XN
mới có kết quả là TSH và T3, FT4 cùng cao.Tuy nhiên u tuyến yên ít gặp.

119. *Uống xạ (tức là uống iod xạ) để điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang
1. Ở Việt Nam
-Bạn phải ngừng uống thuốc hóc môn giáp từ 2 đến 3 tuần, thậm chí nhiều hơn nữa, khi nào TSH
cao lên đạt theo yêu cầu thì mới uống xạ đc
- Bạn phải kiêng ăn, uống các đồ ăn, thức uống có iod
- Chỉ uống xạ khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp

94
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Những trường hợp, còn 1 thùy giáp , hoặc mổ mà để lại quá nhiều nhu mô tuyến giáp thì không
thể và không có chỉ định uống xạ, nếu cố tình uống xạ thì phần còn lại không thể diệt hết đc mà
còn nguy hiểm vì phần tuyến giáp còn lại nhiều nên khi uống xạ thì xạ sẽ tập trung vào phần
tuyến giáp còn lại dẫn đến phù nề, sưng đau vùng cổ thậm chí phải cấp cứu vì khó thở ( vì tuyến
giáp nằm ôm sát khí quản).
- Vì ngừng hóc môn giáp, nên nhiều người rất mệt mỏi. Tuy nhiên có người không hề mệt mỏi gì.
2. Ở nước ngoài
- Bạn sẽ không phải ngừng hóc môn giáp để chờ TSH cao đạt theo yêu cầu, không phải ăn kiêng
- Vì họ tiêm thuốc TSH để TSH cao đạt yêu cầu luôn.
- Tuy nhiên chi phí điều trị, tiền vé máy bay, tiền ăn ở thường cao, chỉ có những người thực sự có
điều kiện mới chi trả được.

120. *Thời gian uống xạ sau mổ nhanh hay chậm cũng quan trọng, tuy nhiên uống xạ
không phải là uống thuốc bổ, thích uống thì uống, phóng xạ không những ảnh hưởng tức thì mà
còn ảnh hưởng lâu dài, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường, phóng
xạ không nên chủ quan, lạm dụng. Do đó chất lượng điều trị xạ còn phụ thuộc vào: quan trọng
nhất là chất lượng cuộc mổ, mổ càng sạch thì liều xạ càng thấp, số lần xạ càng ít, mọi người phải
quan tâm vấn đề này đầu tiên đã, rồi còn sức khỏe của người bệnh, có bị tai biến sau mổ không,
đã ổn định chưa?, đã ổn định tâm lý chưa?, chưa qua khỏi cú sốc về mổ lại bị bồi thêm cú sốc về
uống xạ. Trình độ và kinh nghiệm của bs khoa xạ, máy móc xạ hình thế nào, chất lượng xạ ra
sao?
Nói tóm lại bạn nên tìm hiểu kỹ, không nên chỉ đặt một yếu tố nhanh hay chậm mà chưa có sự
chuẩn bị ,tìm hiểu, cân nhắc thấu đáo.
Nếu uống xạ ở Hà Nội, BV 108 đang là lựa chọn tốt nhất có thể. Tiếp theo là ung bướu quân đội,
bạch mai, ung bướu hà nội, BV nội tiết...Tuy nhiên vẫn phải tìm Bs có trình độ, quan tâm đến
mình. Nếu có điều kiện có thể đi nước ngoài để uống xạ, không phải kiêng iod, không phải ngừng
hóc môn, không mệt mỏi. Liên hệ Bs Sâm để tìm hiểu thêm thông tin.

121. *Kinh nghiệm khi đi khám bệnh ở Hà Nội. Vì Hà Nội cũng thượng vàng hạ cám.
Vàng thau lẫn lộn nhiều lắm!
1. Nếu cấp cứu ngoại khoa ( tức là phải mổ) như chấn thương sọ não có hôn mê, chấn thương
nhiều cơ quan thì lựa chọn đầu tiên là BV Việt Đức
2. Nếu cấp cứu nội khoa( tức là chưa phải mổ hoặc không phải mổ) như rắn cắn, ngộ độc thuốc,
sốc thuốc, hôn mê gan, viêm tụy cấp... thì lựa chọn đầu tiên là BV Bạch Mai
3. Nếu cấp cứu nhi( trẻ em) như viêm phổi, suy tim, lồng ruột ... thì lựa chọn đầu tiên là BV Nhi
Trung ương
4. Nếu cấp cứu sản khoa như doạ vỡ tử cung, đa thai, nhau tiền đạo... Thì lựa chọn đầu tiên là BV
sản Trung ương
5. Nếu hôn mê do tăng hoặc hạ đường máu thì lựa chọn có thể BV Bạch Mai hoặc Bv nội tiết
trung ương
6. Nếu lao phổi giai đoạn nặng thì BV lao và bệnh phổi là lựa chọn đầu tiên
7. Nếu sốt xuất huyết, tiểu cầu rất thấp thì lựa chọn là BV lâm sàng nhiệt đới, BV Bạch Mai
8. Nếu phẫu thuật tim thì BV Tim mạch trung ương, BV Tim mạch Hà Nội, BV E là các lựa chọn
9. Nếu các phẫu thuật tạo hình mặt, cơ thể thì khoa phẫu thuật tạo hình BV Việt Đức, BV 108 là
lựa chọn hành đầu
95
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
10.Nếu cấp cứu về mắt như chấn thương mắt, tăng áp lực nội nhãn thì BV mắt Trung ương là lựa
chọn
11. Nếu bệnh về máu, như ung thư máu, thiếu máu không rõ nguyên nhân thì lựa chọn BV huyết
học Trung ương
12. Nếu có các bảo hiểm quốc tế thì có thể vào các BV như Việt Pháp, phòng khám Family
medical practice. Nếu chuyên gia của họ giỏi hơn Việt nam thì nhờ họ, tuy nhiên chuyên gia đầu
ngành thì chắc chắn không có vì họ còn bận khám ở nước họ. Nếu tìm hiểu không bằng Bs Việt
Nam thì mình phải tự tìm hiểu để mời Bs Việt Nam giỏi đến cho mình.
13. Tuy nhiên nếu khi cấp cứu mà không đến được các BV trên vì xa thì lựa chọn tốt nhất là đến
bv gần nhất, gọi xe cấp cứu nhanh nhất có thể.
Còn lại các bệnh nếu không phải cấp cứu thì đi tìm Bác sĩ chứ không phải đi tìm bệnh viện. Các
bệnh viện quá đông thì bác sỹ có giỏi mấy cũng không bao giờ quan tâm đến bạn được. Tìm bác
sĩ có chuyên môn sâu, có giao tiếp nhẹ nhàng đặc biệt không quá đông, không quá trẻ sẽ không
có kinh nghiệm, không quá già sẽ bảo thủ, Bs mổ mà lớn tuổi quá thì không còn nhiều sức khỏe,
minh mẫn. Đạt được các yếu tố trên Bs thì mới giành thời gian khám, tư vấn, nghe người bệnh
nói về tình trạng bệnh như thế sẽ chẩn đoán bệnh chính xác, giải đáp thắc mắc, lo âu cho người
bệnh, lúc đó mới đáng thời gian và tiền bạc bạn bỏ ra khi đi khám bệnh, không tiền mất tật vẫn
mang, mang thêm lo âu.
Để tìm được bs tốt rất dễ, vì không phải cấp cứu nên bạn không nên vội vàng. Hãy tìm hiểu qua
người quen, các bs mà mình thân quen để hỏi thăm, nhờ con cháu, bạn bè hỏi thêm, lên mạng
tham khảo thêm. Ví dụ khi bạn đang muốn tìm một Bs chuyên về nội tiết chẳng hạn. Nếu tất cả
các nguồn mà bạn tìm hiểu đều nói về khoảng 2 hoặc 3 bác sĩ đều đạt các tiêu chí như trên thì có
nghĩa là các bác sĩ đó đều OK . Bạn nên liên hệ để đặt lịch khám. Chúc các bạn thành công khi đi
khám bệnh. Ở Việt Nam nên bạn phải tự học hỏi để trở thành người bệnh thông thái.
Bs Mai Văn Sâm

122. *Y TẾ CÔNG & Y TẾ TƯ


(Bài của chị Khánh Vân)
Trong năm qua mình đã đi biết bao bệnh viện công và tư, bài viết không để so sánh, chỉ mong
muốn y tế tốt đẹp hơn cho mọi người, kể cả BS lẫn bệnh nhân.
Thông thường mọi người rất có ác cảm với BS vì thực tế có nhiều BS rất nhân hậu nhưng nhiều
BS rất hay quát chửi bệnh nhân. Kể cả nhân viên y tế khác cũng thế, có người nhiệt tình lại không
dám nhận quà cáp, có người hoạnh hoẹ nói trỏng quát nạt khiến bệnh nhân có cái nhìn xấu về
ngành Y nói chung khiến những nhân viên Y tế tử tế rất đau lòng.
Mỗi một tiếng, một Bs bv tư sẽ tiếp khoảng 3-4 bệnh nhân và thu về khoảng hơn 1tr, bv công
cũng thu gần tương đương như thế vì dù phí khám rẻ nhưng họ chỉ gặp bệnh nhân trong vài phút,
còn một núi người bệnh xếp hàng chờ ngoài kia nên chuyện bs bv công tư vấn cho người bệnh
coi như không có. Nếu bạn khám phòng khám tư, BS sẽ tư vấn giải thích bệnh, kể cả cách phòng
bệnh cho đến cách ăn uống, cách uống thuốc rất chu đáo, nhất là các mẹ có con nhỏ, nếu chịu học
hỏi thì khả năng gặp lại BS là rất ít.
Ở bệnh viện công, mỗi mét vuông đều đẻ ra tiền vì dù bệnh nhân nằm hành lang, nằm gầm
giường vẫn phải đóng tiền. Vd Một phòng ở một bv công 20m2 , đầu tư đơn giản ổ cắm điện,
máy lạnh, toilet bẩn bé tí được 3-5 giường bệnh mỗi giường 3-400K, chưa kể cái giường hành
lang hơn 100K nữa là xấp xỉ 2tr. Một phòng của bv quốc tế cũng 20m2, đầu tư tất cả trang thiết bị
y tế, dây oxy, toilet tắm, giường chỉnh điện, chuông báo động, drap sạch, chăn chần, cơm ăn ngày
3 bữa... thu 2tr.

96
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Cũng như thế bạn tính ra giá siêu âm của bv công cũng siêu lợi nhuận với phòng siêu âm bé và
máy cũ, giường dơ mà kìn kìn bệnh nhân.
Tất cả những doanh thu trên nhân viên y tế không được hưởng, họ chỉ là người tạo ra doanh thu,
tiền chuyển hết về ngân sách, khi nào cần xây dựng lại phải xin ngân sách. Bởi thế chính phủ phải
ưu tiên ngân sách nhiều hơn cho các bv công. Chính phủ đã quá lời với đầu tư ít mà doanh thu
cao. Bv công kiếm được tiền thì phải đầu tư nhiều hơn cho họ là công bằng, ngoài ra còn là an
sinh xã hội cho người dân. Bệnh viện quá tải đừng chửi BYT, đừng chửi BS vì họ đâu có tiền để
đầu tư tốt hơn, ai chả ước mình được làm việc trong môi trường đẹp hơn, bớt quá tải hơn.
Quá tải còn do thói quen người dân luôn đổ về bv công, dù là người có tiền vì sợ bv tư không đủ
tầm. Thật ra, các bs bệnh viện tư là những người rất giỏi ở bv công. Năm trước, tôi mang thai
nhưng thấy hơi ra máu, vô phòng cấp cứu bv công, anh BS trực thản nhiên nói “thôi về theo dõi
chứ ra máu vầy biết làm sao, mới ra chút thôi về đi!” Tôi nằng nặc đòi siêu âm thì BS gượng viết
giấy qua SA, BS SA tuyên bố thai lưu rồi!
Tôi hoảng hốt thốt lên “thiệt không BS, em mới SA cách đây mấy ngày thai còn sống mà!” Thì
BS lên giọng chửi bới ngay lập tức “ý chị nói là gì? Là tôi coi sai hả? Chị hỏi vậy là muốn gì?”
Cùng là đàn bà với nhau mà, lại còn là BS, đâu cần phải ăn thua đủ với người vừa được tin mất
con như thế! Khi tôi quay lại phòng cấp cứu khóc và gọi cho người quen là sếp bv, Bs trực nhìn
tôi sợ hãi vì chính anh cương quyết bắt tôi về nhưng tôi không chịu, nhưng tôi nói với anh là
“Bác đừng lo, em sẽ không nói gì đâu, lần sau bác nên có tâm hơn!”
Vô bv phụ sản công, bạn thường xuyên phải nghe những câu đau lòng “bây giờ có khám không,
banh chân ra, sinh mấy đứa rồi mà đau gì? đặt mông xuống, chị muốn khám thì tôi khám không
thì đi ra!” Dường như vào đó là chấp nhận nhân phẩm bị giảm xuống!
Tôi vẫn ước rằng mọi người nên cố gắng kiếm tiền để có thể vào bv tư. Các công ty cũng nên
tăng cường mua bảo hiểm quốc tế vì mua tập thể rất rẻ để nhân viên mình có thể hưởng dịch vụ
tốt hơn. Nên nhường bv công cho những ai cần nó và khi bớt quá tải, nhân viên y tế có thể sẽ tử
tế hơn!
Các bạn hãy bỏ đi quan điểm nặng quá vẫn chuyển về bv công. Có nhiều bv tư hợp tác với bv
công, các phòng khám toàn là BS Chợ Rẫy, Hùng Vương, Từ Dũ, Y Dược, 115... làm việc. Có
nhiều bv liên kết PPP với bv công. Năm ngoái người thân tôi bị nhiễm trùng máu, nấm ăn phổi
phải nằm ICU ở bv Gia An 115, lúc đó đã được chữa trị cật lực bởi các BS ở đây cùng với các BS
trưởng khoa của Chợ Rẫy, 115, Phạm Ngọc Thạch và thoát cơn nguy kịch trong gang tấc.
Còn tôi, sau khi nghe tin sảy thai đã rời bv công qua bv quốc tế, BS nắm tay nói rằng “em ơi
đừng khóc nữa, coi như không có duyên, em đừng quá đau buồn!” BS Kim Cúc của Phụ Sản
Quốc tế đấy! Ai biết bác chuyển giùm tôi lời cảm ơn cái nắm tay hôm ấy! Còn BS Xuyến trưởng
khoa Sản của Bv Quốc tế Thành phố thì đẹp như người mẫu khám nhẹ nhàng, ngọt ngào nói “bác
sẽ lấy ra nhẹ nhàng cho em, em về nghỉ khỏi mất sức!” Ở đây dùng mỏ vịt nhựa, kim bướm, giảm
đau tối đa cho bệnh nhân cả tinh thần lẫn thể xác.
Các bv công đã được xây dựng thêm nhiều nhưng vẫn quá tải và trang thiết bị vẫn rất kém từ cây
kim, dụng cụ khám, rất mong được đầu tư nhiều hơn và mong các nhân viên y tế tôn trọng nhân
phẩm người bệnh, có lẽ giảm tải bệnh viện sẽ giúp tinh thần họ tốt hơn! Tôi vẫn có sự khâm phục
vượt trội với nhiều Bs bv công nhưng rất nhân hậu, chu đáo, nhiệt tình với bệnh nhân. Cầu mong
các Bs ấy sẽ có cuộc sống hạnh phúc tươi vui với nghề nghiệp cao quý mà họ đã chọn!

123. *Ý nghĩa của các XN trong chẩn đoán và theo dõi ung thư tuyến giáp
1. TSH là hóc môn tuyến yên chỉ huy tuyến giáp.
- Bình thường TSH khi XN sẽ nằm trong khoảng từ 0,2 đến 4,2
- Nếu TSH nhỏ hơn 0,2 thì gọi là cường giáp hay có cách gọi khác là thừa hóc môn. Nếu đang
uống hóc môn giáp thì phải giảm liều lượng sử dụng thuốc xuống và sau đó 2 đến 3 tuần sau khi
97
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
đã giảm thuốc phải đi XN lại xem TSH đã phù hợp chưa
- Nếu TSH trên 4,2 tức là suy giáp hay có cách gọi khác là thiếu hóc môn giáp. Trong ung thư
tuyến giáp, nếu mới cắt 1 thùy hoặc đã cắt toàn bộ tuyến giáp thì không nên để suy giáp vì nếu
suy giáp thì cơ thể bắt các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau mổ phải phát triển to ra để sản xuất
hóc môn vì đang thiếu hóc môn như vậy thì bệnh dễ tái phát, Do đó nếu thiếu hóc môn thì phải
tăng liều hóc môn lên so với liều cũ đang uống và sau đó 2 đến 3 tuần sau phải XN lại xem đã đủ
hóc môn không.
Mỗi người sẽ được chỉnh TSH ở mức độ khác nhau tùy theo cân nặng, nhu cầu sử dụng hóc môn,
tình trạng và giai đoạn ung thư tuyến giáp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh tim mạch của mỗi
người, không ai giống ai.
Đặc biệt phụ nữ mang thai thì 3 tháng đầu thai nhi không có tuyến giáp nên rất cần hóc môn do
mẹ uống vào để phát triển các bộ phận, cơ quan. Vì vậy 2 tuần phải XN 1 lần để chỉnh hóc môn
của mẹ uống làm sao dưới 2,5 mới đạt yêu cầu.
Ngoài ra có thể XN thêm XN hóc môn giáp như T3, FT4 để cùng với XN TSH sẽ điều chỉnh hóc
môn giáp uống vào cho thích hợp.
2. TG và anti TG chỉ có ý nghĩa theo dõi tình trạng bệnh ung thư tuyến giáp sau khi đã cắt toàn
bộ tuyến giáp
- TG( thyroglobulin) là tiền thân protein hoóc môn tuyến giáp, là một glycoprotein có trọng lượng
phân tử khoảng 660 kD. Cơ bản phân tử này gồm 2 chuỗi protein 300 kD và 330 kD, liên kết với
nhau bằng cầu nối disulfide. Tg được các tế bào tuyến giáp tổng hợp với lượng lớn và phóng
thích vào khoang trong của nang giáp.
- Anti TG là kháng thể kháng lại thyroglobulin
- Nếu tuyến giáp chưa mổ mà TG và anti TG cao thì thường là viêm giáp, hoặc chỉ cần sau khi
chọc tế bào tuyến giáp và sau đó lấy máu làm XN thì cũng làm TG và anti TG tăng cao. TG và
anti TG không có giá trị chẩn đoán k giáp
- Nếu sau khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp mà TG và anti TG cao có nghĩa là có thể nhu mô tuyến
giáp còn sót lại ở cổ còn nhiều hoặc có di căn hạch hoặc có di căn xa
- TG và anti TG càng thấp càng tốt
Tuy nhiên TG và anti TG thấp nhưng khi siêu âm có hạch di căn, sau khi chọc hạch xác định là
có di căn thì TG và anti TG không còn ý nghĩa nhiều
3. Calcitonin chỉ do tế bào C nằm cạnh tế bào tuyến giáp tiết ra, rất đặc hiệu trong chẩn đoán và
theo dõi ung thư thể tủy. Khi XN máu chỉ duy nhất XN calcitonin là có giá trị chẩn đoán còn các
Xn máu khác như TG và anti TG chỉ có giá trị theo dõi sau mổ, sau khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp.
Tuy nhiên ung thư tuyến giáp thể tủy chiếm tỷ lệ rất ít, nếu khi nghi ngờ mới chỉ định làm XN
calcitonin.
4. XN tế bào tuyến giáp bằng chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm
- Vì tuyến giáp nhiều mạch máu nên phải chọc bằng kim nhỏ để tránh chảy máu
- Chọc dưới hướng dẫn của siêu âm để tìm đúng u, chọc vào u nghi ngờ nhất. Tuy nhiên sẽ cho ra
4 khả năng như sau:
- Có thể kết quả âm tính giả tức là mặc dù ung thư nhưng vẫn cho kết quả âm tính vì có thể u ở vị
trí khó lấy tế bào, u quá cứng không lấy được tế bào, bs chọc chưa có kinh nghiệm, bs đọc xn
không chính xác hoặc tế bào không điển hình không phân biệt được là loại tế bào gì...
- Có thể cho kết quả dương tính giả có nghĩa là mặc dù là lành tính nhưng đọc nhầm thành ung
thư có thể do trình độ bs đọc, do tế bào không điển hình khó phân biệt giữa lành và ác ...
- Âm tính thật và dương tính thật thì không cần bàn đến
Như vậy chọc tế bào cũng xảy ra 4 khả năng, tuy nhiên tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả thấp.
5. Sinh thiết tức thì trong mổ, tức là khi mổ, Bs mổ sẽ chọn ra nhân nào nghi ngờ nhất, bổ đôi ra
xem xét trực tiếp bằng mắt thường xem ntn và sau đó gửi nhân cho Bs khoa Giải phẫu bệnh đọc

98
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
kết quả trên kính hiển vi xem có tế bào bất thường ở nhân không, thể ung thư là loại gì. Kết quả
sẽ được trả lời trong vòng 30 phút
- Độ chính xác của kết quả phụ thuộc vào trình độ của bs đọc kết quả
- Tuy nhiên cũng có trường hợp tế bào rất khó nhận biết là lành hay ác tính
- Lúc này quyết định mổ tiếp hay dừng lại chờ kết quả chính xác hơn là giải phẫu bệnh lại tùy
thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của Bs mổ. Nếu với kinh nghiệm của mình Bs mổ có thể đồng
thuận với nhận định của Bs xét nghiệm hoặc phủ nhận nhận định của Bs xét nghiệm.
- Chính vì thế sinh thiết tức thì cũng như con dao 2 lưỡi, các Bs mổ không có kinh nghiệm sẽ dựa
hoàn toàn vào Bs xét nghiệm dẫn đến các tình huống như sinh thiết tức thì là dương tính quyết
định cắt toàn bộ tuyến giáp, sau mổ 1 tuần kết quả giải phẫu bệnh lại là âm tính.
- Sinh thiết tức thì cũng cho ra 4 khả năng như trên, tuy nhiên kết quả âm tính giả và dương tính
giả thấp hơn chọc tế bào.
6. Giải phẫu bệnh là khối u khi lấy ra khỏi cơ thể, sẽ theo 1 quy trình chặt chẽ hơn, có thời gian
hơn để xem u đó lành tính hay ác tính, ác tính thì thể gì.
- Lúc này có thời gian nên Bs XN sẽ làm đi làm lại, tìm phần nào nghi ngờ nhất để đọc, có thời
gian để hội chẩn trong và ngoài khoa với nhau nên kết quả chính xác hơn sinh thiết tức thì.
- Tuy nhiên giải phẫu bệnh vẫn xảy ra 4 khả năng như trên nhưng âm tính giả và dương tính giả ít
hơn sinh thiết tức thì, chủ yếu là không phân biệt được ung thư thể gì thôi.
7. Nếu giải phẫu bệnh vẫn không rõ ràng, bước tiếp theo là làm XN hóa mô miễn dịch là quá
trình xác định chọn lọc kháng nguyên (protein) trong tế bào của một mẫu mô, mẫu u nhờ nguyên
tắc kháng nguyên gắn đặc hiệu với kháng thể. Nhuộm hóa mô miễn dịch được sử dụng rộng rãi
trong việc chẩn đoán các tế bào bất thường đặc biệt là trong các khối ung thư. Dựa vào đó sẽ nhận
định đây là ung thư thể gì căn cứ vào đây để thông báo cho người bệnh biết kết quả đồng thời
cũng dựa vào phản ứng hóa học để điều trị loại thuốc, loại hóa chất phù hợp nhất cho từng loại
ung thư.
- Độ chính xác của XN rất cao, tuy nhiên cũng có tỷ lệ rất ít cho kết quả không chính xác có thể
do quy trình, thao tác, hóa chất, loại tế bào khác thường....
8. Xét nghiệm calcitonin và CEA trong chẩn đoán và theo dõi ung thư tuyến giáp thể tủy. Nếu
XN sau mổ càng thấp càng tốt, tiên lượng càng tốt.
Còn tiếp ...
Bs Mai Văn Sâm

124. *Thêm lựa chọn cho người bệnh khi đặt lịch mời Bs Sâm mổ ung thư tuyến giáp
tại BV Việt Pháp nếu người bệnh:
- Có bảo hiểm chi trả ở tất cả các bệnh viện
- Không phải lo tìm Bs để đưa phong bì
- Có điều kiện kinh tế
- Không có người chăm sóc
- Không muốn sử dụng nhiều kháng sinh ( Bệnh viện Việt Pháp có môi trường rất sạch do đó chỉ
sử dụng 1 mũi kháng sinh duy nhất dự phòng trước mổ)
- Bệnh viện rất chuyên nghiệp
Bs Mai Văn Sâm

125. *Thêm ví dụ về sự chủ quan và nhận định chủ quan của Bs không có nhiều kinh
nghiệm về ung thư tuyến giáp, mặc dù là tuyến trên.
- Bệnh nhân khám tại phòng khám tư tại tỉnh, chọc tế bào cho kết quả ung thư tuyến giáp
- Bệnh nhân không tin, lên tuyến trên siêu âm, Bs siêu âm xong bảo yên tâm, không sao, u còn

99
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
nhỏ, u 1 bên, không có hạch bất thường, 3 tháng khám lại.
- Bệnh nhân không tin, gặp Bs Sâm khám lại, Bs Sâm cùng Bs siêu âm tại BV Hưng Việt siêu âm
lại và phát hiện có hạch bất thường, sau khi tư vấn, bàn bạc kỹ với bệnh nhân và người nhà đồng
ý phẫu thuật.
- Trong quá trình phẫu thuật, Bs Sâm cắt thùy có u làm sinh thiết tức thì, kết quả ung thư thể nhú.
Tiếp tục lấy hạch cổ làm Sinh thiết tức thì, kết quả hạch di căn của tuyến giáp.
Đến đây thì mọi người đã có câu trả lời.

126. *Cập nhật kiến thức


Cách mô tả siêu âm
tuyến giáp
I. Vị trí u, nang, nhân...
II. Số lượng u, nang, nhân...
III. Kích thước u, nang, nhân...
Nếu mô tả kỹ vị trí, số lượng, kích thước nhân, nang sẽ giúp nếu có phẫu thuật sẽ biết gần chính
xác vị trí các nhân như ở cực trên hay cực dưới, ở mặt trước hay mặt sau của tuyến giáp như vậy
sẽ không làm mất nhiều thời gian đi tìm, không làm tổn thương hoặc cắt bỏ quá nhiều tổ chức
tuyến giáp lành không cần thiết.
IV. Tính chất của u, nhân, nang...Mô tả tính chất u và chụp được ảnh nghi ngờ nhất vô cùng quan
trọng, giúp cho các Bs nội, ngoại có cái nhìn chính xác để tư vấn cho người bệnh nên mổ hay
không vì các nhân ung thư bây giờ thường nhỏ không sờ thấy, chính vì thế phải dựa gần như hoàn
toàn vào hình ảnh siêu âm. Nếu mô tả kỹ về tính chất của u thì phải có các mô tả sau:
1. nhân giảm âm, hoặc rất giảm âm thường không tốt
3. Bờ khối u không đều thường không tốt
4. Ranh giới khối u không rõ thường không tốt
5. Có vi vôi hóa thường không tốt
6. Trục của u vuông góc với da, tức là kích thước chiều dọc sẽ dài hơn kích thước chiều ngang thì
cũng không tốt
7. Tăng sinh mạch ở u cũng không tốt
Ngoài ra nếu thêm có hạch vùng cổ bất thường như mất rốn hạch, có vi vôi hóa, hạch méo mó
không còn hình bầu dục thì gần như là ung thư.
Nhưng cái khó và cần kinh nghiệm của Bs siêu âm, đặc biệt là kinh nghiệm của Bs mổ là nhiều
khi trên hình ảnh siêu âm không đủ các dấu hiệu điển hình mà đôi khi chỉ có 1 đến 2 dấu hiệu
trong tổng số 7 và 8 dấu hiệu trên mà vẫn đưa ra chẩn đoán và khuyên Bn nên mổ kịp thời trong
khi kết quả chọc tế bào âm tính. Cho nên không nên máy móc, cứng nhắc dựa vào Tirads mà phải
linh hoạt khi chẩn đoán. Bs mổ có kinh nghiệm hơn Bs nội và Bs siêu âm là nhìn hình ảnh siêu
âm sau đó khi mổ ra nhìn trực tiếp u, sờ trực tiếp u xem tính chất u như thế nào và nếu cần, nếu
nghi ngờ sẽ gửi xét nghiệm tế bào tức thì trong lúc mổ( khoảng 30 phút) thì sẽ biết kết quả là lành
tính hay ác tính ngay.
Như vậy Bs siêu âm được ví như mật thám, hình ảnh siêu âm như 1 bằng chứng quan trọng giúp
cho Bs ngoại tư vấn, sử trí kịp thời cho người bệnh nên mổ hay chưa nên mổ, trong lúc mổ thì lưu
ý những gì, cắt 1 thùy hay cắt toàn bộ tuyến giáp, có nạo vét hạch hay không. Bs Siêu âm rất
quan trọng. Nhưng nếu bệnh nhân quá đông, Bs không có kinh nghiệm hoặc làm hời hợt thì sẽ bỏ
sót bệnh rất nhiều!
Bs Mai Văn Sâm

127. *GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

100
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Trong ngành Sinh học và Y học, biểu mô là một loại mô bao gồm các tế bào nằm lót trong các
khoang trống và các bề mặt của các cấu trúc trong cơ thể. Nhiều tuyến của cơ thể cũng được cấu
tạo chủ yếu bằng biểu mô ( Chính vì thế mới có các chẩn đoán như ung thư biểu mô tuyến giáp
thể nhú chẳng hạn). Nó luôn nằm tựa lên mô liên kết, và nằm giữa hai lớp mô này là màng đáy.
Trong cơ thể người, biểu mô được phân loại là một trong những mô căn bản, cùng với các mô
khác như mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.
Phân loại carcinôm tuyến giáp theo nguồn gốc tế bào:
- Carcinôm dạng nhú, carcinôm dạng nang( là loại ung thư biệt hóa): nguồn gốc từ tế bào nang
giáp (90%). Sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp, nếu phải uống xạ ( Iod131) thì đáp ứng rất tốt.
- Carcinôm dạng tuỷ: nguồn gốc từ tế bào cận nang( tế bào C) (5-9%). Sau mổ cắt toàn bộ tuyến
giáp có thể phải chiếu xạ vào cổ để điều trị hỗ trợ.
- Carcinôm không biệt hoá( rất ác tính): nguồn gốc từ tế bào nang giáp (1-2%). Sau khi mổ cắt
toàn bộ tuyến giáp phải truyền hóa chất, chiếu xạ vùng cổ.
- Lymphôm: nguồn gốc từ tế bào miễn dịch (1-3%). Sau cắt toàn bộ tuyến giáp phải truyền hóa
chất.
- Sarcôm: nguồn gốc từ tế bào trung mô (<1%). sau cắt toàn bộ tuyến giáp phải truyền hóa chất.

128. *CÁCH SỬ DỤNG HÓC MÔN TUYẾN GIÁP


Các tên gọi khác nhau như: Levothyrox, Berlthyrox, levosum, Disthyrox, Tamidan...
Levothyroxin được sử dụng để điều trị tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp). Thuốc thay thế hoặc
cung cấp hormone tuyến giáp, thường được tạo ra bởi tuyến giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp
thấp có thể tự xảy ra hoặc khi tuyến giáp bị tổn thương do bức xạ, do thuốc hoặc sau khi cắt toàn
bộ tuyến giáp. Việc có đủ hormone tuyến giáp rất quan trọng cho việc duy trì bình thường hoạt
động tinh thần và thể chất ở người lớn cũng như trẻ em.
Thuốc này không nên được sử dụng để điều trị vô sinh, trừ khi bệnh có nguyên nhân do nồng độ
hormone tuyến giáp thấp.
Bạn nên dùng thuốc levothyroxine như thế nào?
Bạn uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường dùng một lần/ngày khi dạ dày trống, dùng 30
phút đến 1 giờ trước bữa ăn sáng. Bạn dùng thuốc này với nhiều nước, trừ khi có chỉ dẫn khác
của bác sĩ.
Nếu bạn đang dùng dạng viên nang của thuốc này, hãy nuốt trọn viên thuốc mà không tách,
nghiền nát hoặc nhai. Một số trường hợp như trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ không thể nuốt cả viên nang
nên sử dụng viên nén của thuốc.
Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ không thể nuốt cả viên nén, nghiền nát thuốc và trộn với 1-2 muỗng cà
phê (5-10 ml) nước, sử dụng ngay với thìa hoặc ống hút. Không chuẩn bị thuốc trước hoặc trộn
viên nén với đậu nành cho trẻ sơ sinh. Tham khảo ý kiến dược sĩ để biết thêm thông tin.
Liều lượng được dựa trên tuổi tác, cân nặng, nhu cầu của từng người, tình trạng bệnh, kết quả xét
nghiệm và khả năng đáp ứng điều trị.
Sử dụng thuốc thường xuyên để có được hiệu quả tốt nhất. Để giúp ghi nhớ, dùng thuốc vào một
thời điểm nhất định mỗi ngày.
Không ngưng dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc điều trị thay thế tuyến giáp
thường được dùng suốt đời.
Có nhiều thương hiệu thuốc levothyroxine khác nhau ngoài thị trường. Không thay đổi nhãn hiệu
mà không tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

101
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Một số loại thuốc (cholestyramin, colestipol, colesevelam, thuốc kháng acid, sucralfate,
simethicone, thuốc sắt, sodium polystyrene sulfonate, bổ sung canxi, orlistat) có thể làm giảm
lượng hormone tuyến giáp được hấp thụ bởi cơ thể. Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc trên,
dùng cách biệt với thuốc này ít nhất 4 giờ.
Các triệu chứng nồng độ hormone tuyến giáp thấp bao gồm mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, táo bón,
khô da, tăng cân, nhịp tim chậm, hoặc nhạy cảm với thời tiết lạnh. Hãy cho bác sĩ biết nếu tình
trạng của bạn nặng hơn hoặc vẫn tồn tại sau vài tuần dùng thuốc này.
Bạn bảo quản levothyroxine như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng
tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản
khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc
tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy,
hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến
dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế.Hãy
luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc levothyroxine cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhược giáp:
Liều khởi đầu: dùng 12,5-50 mcg uống mỗi ngày một lần. Liều lượng có thể được tăng lên từ
12,5-25 mcg/ngày mỗi 2-4 tuần. Ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc ở những bệnh nhân trẻ tuổi có
tiền sử bệnh tim mạch, liều dùng nên được tăng lên từ 12,5 đến 25 mcg mỗi 3-6 tuần.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ức chế tiết TSH:
Liều khởi đầu: uống 50 mcg mỗi ngày một lần. Liều lượng có thể được tăng lên từ 25 đến 50 mcg
mỗi 2-4 tuần.
Liều duy trì thông thường là 100-200 mcg uống mỗi ngày một lần.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh suy giáp:
Dùng 2,6 mcg/kg/ngày uống trong 7-10 ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh phù niêm:
Liều ban đầu: dùng 300-500 tiêm tĩnh mạch mcg trong một lần.
Liều dùng thuốc levothyroxine cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh suy giáp bẩm sinh:
Trẻ sơ sinh:
Dạng thuốc uống: dùng 10-15 mcg/kg/ngày; nếu bệnh nhân có nguy cơ phát triển suy tim, bắt đầu
dùng với liều thấp hơn. Trong trường hợp suy giáp nghiêm trọng (nồng độ T4 trong máu dưới 5
mcg/dl), liều ban đầu ở mức cao hơn 12-17 mcg/kg/ngày có thể được cân nhắc.
Dạng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: dùng 50% -75% của liều uống.
Liều dùng cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:
Trẻ 0-3 tháng: dùng 10-15 mcg/kg uống mỗi ngày một lần; nếu trẻ sơ sinh có nguy cơ phát triển
suy tim, dùng liều khởi đầu thấp hơn khoảng 25 mcg/ngày; nếu nồng độ T4 trong máu ban đầu
quá thấp (dưới 5 mcg/dl) bắt đầu điều trị với liều cao hơn khoảng 50 mcg/ngày;
Trẻ 3-6 tháng: dùng 8-10 mcg/kg hoặc 25-50 mcg uống một lần mỗi ngày;
Trẻ 6-12 tháng: dùng 6-8 mcg/kg hoặc 50-75 mcg uống một lần mỗi ngày;

102
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Trẻ 1-5 tuổi: dùng 5-6 mcg/kg hoặc 75- 100 mcg uống một lần mỗi ngày;
Trẻ 6-12 tuổi: dùng 4-5 mcg/kg hoặc 100-125 mcg uống một lần mỗi ngày;
Trẻ 12 tuổi: dùng 2-3 mcg/kg hoặc nhiều hơn hoặc bằng 150 mcg uống một lần mỗi ngày;
Trẻ đang giai đoạn dậy thì: dùng 1,7 mcg/kg một lần mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho trẻ bị nhược giáp mạn tính hoặc nặng:
Dùng 25 mcg uống một lần mỗi ngày và tăng liều khi cần thiết trong mức 25 mcg mỗi 2-4 tuần
cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
Thuốc levothyroxine có những dạng và hàm lượng nào?
Levothyroxine có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nén: 25 mcg; 50 mcg; 75 mcg; 88 mcg; 100 mcg; 112 mcg; 150 mcg; 175 mcg; 200 mcg;
300 mcg.
Thuốc tiêm levothyroxin natri được dùng dưới dạng bột đông khô ở hai mức nồng độ chứa trong
lọ đơn màu hổ phách: 100 mcg và 200 mcg.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc levothyroxine?
Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng với levothyroxine: phát ban; khó thở; sưng mặt,
môi, lưỡi hoặc họng.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có tác dụng phụ nghiêm trọng như:
Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
Sốt, nóng bừng, đổ mồ hôi;
Khó ngủ (mất ngủ);
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt;
Nôn mửa, tiêu chảy, thay đổi khẩu vị, thay đổi trọng lượng.
Tác dụng phụ phổ biến do levothyroxin có thể bao gồm rụng tóc nhẹ.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không
được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ
hoặc dược sĩ.
Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc levothyroxine bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng levothyroxine, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
Nói với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với levothyroxine, hormone tuyến giáp, bất kỳ loại
thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần nào trong levothyroxine. Hỏi dược sĩ về danh sách các
thành phần;
Nói với bác sĩ và dược sĩ về các thuốc kê theo toa và không kê theo toa khác, vitamin và các thực
phẩm bổ sung mà bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Hãy chắc chắn để đề cập đến các thuốc sau
đây: amiodarone (Cordarone, Pacerone); amphetamines; thuốc chống đông như warfarin
(Coumadin); aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin, các thuốc kháng viêm không steroid khác; thuốc
chẹn beta như metoprolol (Lopressor), propranolol (Inderal) hoặc timolol (Timoptic);
carbamazepine (Equetro, Tegretol); corticosteroids như dexamethasone; digoxin (Lanoxin);
estrogen; furosemide (Lasix); imatinib (Gleevac); insulin hoặc các thuốc khác để điều trị bệnh đái
tháo đường; lithium (Lithobid); maprotiline; thuốc tránh thai; phenobarbital; phenytoin (Dilantin,
Phenytek); rifampin (Rifater, Rifamate, Rifadin); các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn
lọc (SSRIs) như Sertraline (Zoloft); theophylline (TheoDur); thuốc chống trầm cảm ba vòng và
như amitriptyline (Elavil). Nhiều loại thuốc khác cũng có thể tương tác với levothyroxine, vì vậy
hãy chắc chắn nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, thậm chí cả những
thuốckhông có trong danh sách này. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo
dõi bạn một cách cẩn thận cho các tác dụng phụ;
103
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Nếu bạn dùng thuốc kháng axit, calcium carbonate (Tums), cholestyramine (Questran),
colesevelam (Welchol), colestipol (Colestid), sắt, orlistat (Alli, Xenical), simethicone (Phazyme,
Gas X), sevelamer (Renvela, Renagel ), sodium polystyrene sulfonate (Kayexalate), hoặc
sucralfate (CARAFATE), dùng ít nhất 4 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng levothyroxine;
Nói với bác sĩ nếu bạn đang hay đã từng mắc bệnh đái tháo đường; xơ cứng động mạch (xơ vữa
động mạch); bệnh thận; bệnh gan hoặc viêm gan; vấn đề về máu; rối loạn chuyển hóa porphyrin
(tình trạng trong đó các chất bất thường tích tụ trong máu và gây hại cho da hoặc hệ thần kinh);
bệnh tim mạch như cao huyết áp, đau ngực (đau thắt ngực), loạn nhịp tim, hoặc nhồi máu cơ tim;
tuyến thượng thận hoặc tuyến yên hoạt động kém hoặc bất kỳ tình trạng khiến bạn khó nuốt;
Nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai
trong khi dùng levothyroxine, hãy gặp bác sĩ ngay;
Nếu bạn phải phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về việc đang
dùng levothyroxine.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai
hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và
nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc A đối
với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
A= Không có nguy cơ;
B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
C = Có thể có nguy cơ;
D = Có bằng chứng về nguy cơ;
X = Chống chỉ định;
N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc
Thuốc levothyroxine có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của
các tác dụng phụ. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc
được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.
Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép
của bác sĩ.
Một số loại thuốc có thể khiến levothyroxine kém hiệu quả nếu dùng cùng một lúc. Nếu bạn sử
dụng bất kỳ các loại thuốc sau đây, tránh dùng chúng trong vòng 4 giờ trước khi hoặc 4 giờ sau
khi dùng levothyroxine:
Canxi carbonat (Alka-Mints, Calcium Oyster Shell, Caltrate, Os-Cal, Oyster Shell Calcium,
Rolaids mềm Chew, Tums và những người khác);
Cholestyramine, colestipol;
Thuốc bổ sung sắt sulfate ;
Sucralfate
Sodium polystyrene sulfonate (Kalexate, Kayexalate, Kionex);
Thuốc kháng axit có chứa nhôm hoặc magiê – Axit Gone, Gaviscon, Maalox, Milk of Magnesia,
Mintox, Mylanta, Pepcid Complete và những thuốc khác).
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc levothyroxine không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tránh các sản phẩm thực phẩm sau đây, mà có thể làm cho cơ thể hấp thụ ít levothyroxine hơn:
thực phẩm đậu nành cho trẻ sơ sinh, bột hạt bông, hạt óc chó và các loại thực phẩm nhiều chất xơ.

104
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc levothyroxine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết
nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Suy tuyến thượng thận (tuyến thượng thận hoạt động kém), không được điều trị;
Nhồi máu cơ tim, cấp tính hay gần đây;
Nhiễm độc tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức), không được điều trị, không nên được sử
dụng ở những bệnh nhân với những tình trạng này;
Vấn đề tuyến thượng thận;
Thiếu máu, thiếu máu ác tính;
Đau thắt ngực (đau ngực nặng) hoặc có tiền sử bệnh;
Vấn đề máu khó đông;
Bệnh đái tháo đường;
Bệnh tim hoặc bệnh mạch máu (ví dụ như bệnh động mạch vành) hoặc có tiền sử bệnh;
Vấn đề về nhịp tim (ví dụ như loạn nhịp tim, rung nhĩ) hoặc có tiền sử bệnh;
Loãng xương hoặc có tiền sử bệnh;
Các vấn đề ở tuyến yên, sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm cho tình trạng tồi tệ
hơn.
Những bệnh nhân không thể nuốt viên nang (bao gồm trẻ em dưới 6 tuổi) -Tirosint® không nên
được dùng ở các bệnh nhân này.
Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa
phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế
tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp
đôi liều đã quy định.

129. *NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT, NHƯ THẾ NÀO LÀ AN TOÀN?


Bạn đi khám, trước mổ Bs không tư vấn cho bạn như thế nào là tốt nhất cho bạn, chứ không phải
tốt nhất, có lợi nhất cho Bs, Bs mổ chỉ thích mổ, Bs nội chỉ thích cho thuốc. Khám chỗ nào càng
đông thì bạn cảm thấy an toàn nhưng bạn không thể hỏi quá 3 câu hỏi, sau mổ bị tai biến bạn
cũng không biết hỏi ai là tại sao tôi bị thế, thế thì có an toàn không? tại sao thế?. Tại sao các nước
phát triển họ phải hẹn trước Bs? Chẳng nhẽ họ dốt hơn mình, chẳng nhẽ họ lạc hậu hơn mình?
Bạn đi khám sau mổ, Bs không chỉnh thuốc cho bạn, không chỉnh liều cho bạn, TSH rất thấp
cũng không giảm hóc môn, TSH cao cũng không tăng hóc môn, thế thì một là Bs không biết, hai
là Bs không quan tâm đến bạn, kể cả khám bảo hiểm thì cũng là tiền của bạn cơ mà. Tại sao?.
Thế tiền quan trọng hay sức khỏe và thời gian của bạn quan trọng?. Như thế nào là an toàn?
BV công đông như cái chợ, không ai quan tâm đến bạn
BV tư thì lo không an toàn, liệu những người có điều kiện đi mổ họ không tìm hiểu kỹ, liệu họ
dại, liệu họ không lo?
Bs Mai Văn Sâm

130. *Khi bạn đang mang thai, nếu siêu âm có nhân nghi ngờ ung thư cũng không
nên chọc tế bào, vì nếu chọc cho kết quả ung thư bạn cũng không mổ ngay và cũng chưa cần mổ
ngay nếu thể nhú và thể nang. Thế thì chọc làm cho bạn lo lắng thêm, chưa kể có thể chảy máu
sau chọc, nhiễm trùng sau chọc, lúc đó phải dùng thuốc. Thậm chí có người bị động thai sau chọc
, lúc đó không biết là động thai do gì, do sau chọc bị thế hay do bản thân thai bị động. Người
105
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
bệnh sốt ruột muốn biết u của mình là lành tính hay ác tính, trong khi Bs cũng chủ quan không để
ý đến nguy cơ của chọc. Chính vì thế khi có thai các bạn nên tập trung vào sao cho mẹ khỏe, con
khỏe, sau đẻ tính tiếp. Chỉ trừ ung thư thể tủy, thể không biệt hóa, nếu có mổ thì sẽ mổ trong 3
tháng giữa của thai kỳ nhưng thể này rất ít.

131. *Sinh lý tuyến giáp


Tuyến giáp cấu trúc gồm nhiều nang giáp, trong chứa đầy dịch keo, xen lẫn hệ thống mạch máu
rất phong phú (1% lưu lượng tim), ở đây tổng hợp và dự trữ hormon T3, T4
Các nang giáp cấu tạo bởi những tế bào tuyến, đáy tiếp xúc với mao mạch, đỉnh tế bào tiếp xúc
với dịch keo trong lòng nang.
Ngoài ra, cạnh các nang giáp, các tế bào cạnh nang bài tiết ra calcitonin là hormon cũng tham gia
chuyển hoá can-xi.
Tổng hợp hormon giáp
Iod là chất chủ yếu cho sự tổng hợp hormon giáp. Quá trình tổng hợp hormon giáp gồm 4 giai
đoạn :
Bắt iod
Trong tuyến giáp, sự bắt( hấp thu) iod phải có mặt của TSH. Tăng bắt iod khi tuyến giáp bị kích
thích bởi TSH hay khi dự trữ hormon trong tuyến giáp giảm.
Iod huyết tương lưu hành trong máu dưới dạng iodure (I- ) đến từ các nguồn sau:
Từ thức ăn, trung bình 100 đến 300 microgram mỗi ngày
Từ sự khử iod ở ngoại vi của hormon giáp
Cuối cùng iod được lấy từ sự khử iod của mono-iodotyrosine (MIT) và di-iodotyrosine (DIT) .
Sự bắt iod của tuyến giáp sẽ giảm nếu như nguồn cung cấp vượt quá 4mg/ngày.
Sự bắt iod cần năng lượng, nhờ vào (bơm iod( với sự hoạt động của Na-K-ATPase, quá trình này
có thể bị chặn lại bởi ouabain và perclorat, các chất này cạnh tranh với iod. Khi vào trong tế bào
giáp, các iod này sẽ trộn lẫn với iodur được giải phóng sau khi bài tiết hormon giáp và nhanh
chóng được sử dụng để tổng hợp phân tử hormon giáp mới. Ở tuyến giáp bình thường, bơm iod
tập trung iod tại tuyến giáp gấp 30 lần trong máu. Ở tuyến giáp tăng hoạt động, sự tập trung này
có thể tăng đến gấp 250 lần.
Tổng hợp và dự trữ hormon giáp
Sự tổng hợp và dự trữ hormon giáp liên kết với thyroglobulin. Đây là chất cần thiết cho sự iod
hóa và tạo nên dạng dự trữ hormon giáp trước khi bài tiết ra ngoài.
Trong tế bào giáp, mạng nội bào tương và lưới golgi tổng hợp và bài tiết thyroglobulin vào dịch
keo, là một glycoproteine trọng lượng phân tử 660.000, được mã hóa về mặt di truyền. Một phân
tử thyroglobulin có 2 tiểu đơn vị với trọng lượng phân tử tương đương (330.000), nhưng trong
dịch keo nó ở dạng không đồng nhất.
Oxy hoá iod: Bước đầu tiên của sự hình thành hormon giáp là oxy hóa I-- thành iodine (I2), đây
là dạng có khả năng gắn với gốc amino acid tyrosin của phân tử thyroglobulin. Quá trình này có
sự tham gia của men peroxydase và kèm theo nó là hydrogen peroxydase. Peroxydase khu trú ở
cực đỉnh của tế bào giáp và sự oxy hóa iod xảy ra đúng vị trí mà ở đó thyroglobulin được tạo
thành và đổ vào dịch keo. Khi hệ thống peroxydase bị cản hoặc do thiếu bẩm sinh thì tốc độ hình
thành hormon giáp giảm xuống bằng 0.
Sự gắn iod vào tyrosin: Sự gắn iod vào phân tử thyroglobulin gọi là sự hữu cơ hóa thyroglobulin
và gắn độ 1/6 gốc tyrosin trên phân tử thyroglobulin nhờ men iodinase. Đầu tiên, tyrosin được
gắn với 1 và 2 iod để tạo thành MIT (T1) và DIT (T2). Tiếp đó trong vài phút, vài giờ hoặc vài
106
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
ngày, các DIT ghép cặp để tạo thành thyroxin , một MIT ghép với một DIT để hình thành Tri-
iodothyronin T3.
Như vậy, T3,T4 được tạo thành, chính là dạng hormon tuyến giáp và vẫn gắn vào phân tử
thyroglobulin ở dạng dự trữ.
Mỗi phân tử thyroglobulin chứa 1 đến 3 T4 và 14 thyroxin có 1 phân tử T3. Ở dạng này, hormon
giáp dự trữ trong dịch keo đủ cung cấp cho cơ thể trong 2-3 tháng.
Quá trình hữu cơ hóa được tự điều hòa bởi lượng I-- hiện diện trong tế bào giáp: ở tuyến giáp bị
kích thích mạnh trước đó, hoặc do thiếu iod, hoặc do TSH ngoại sinh, hoặc nguồn iod quá thừa
dẫn đến tăng nồng độ iod trong tế bào giáp. Điều này dẫn đến hai hậu quả : hình thành iod bất
hoạt và gây cản trở tổng hợp hormon tuyến giáp. Lượng iod thừa sẽ cản trở thu nhận iod, tất
nhiên dẫn đến giảm I- trong giáp và giảm lượng hormon giáp.
Tuy nhiên, sự cản trở tổng hợp hormon sẽ được giải tỏa sau một thời gian. Sự tự điều hòa trên
được gọi là hiệu ứng Wolff - Chaikoff.
Sự di chuyển của hormon giáp
Quá trình này diễn ra ngược lại với sự thu nhận iod: từ dịch keo đi qua tế bào và từ cực đỉnh đến
cực mạch máu. Bắt đầu bằng sự hình thành các chân giả ở các nhung mao phía màng đỉnh của tế
bào giáp. Chúng sẽ lấy các giọt keo tạo nên một cái túi trong lòng nó, rồi kết hợp với các lysosom
chứa enzym tiêu hóa. Proteinas là một trong số các enzym này, tiêu hóa phân tử thyroglobulin và
phóng thích T3, T4 bằng cách cắt các dây nối peptid gắn hormon với phân tử protein này. Các
hormon khuếch tán về cực mạch máu để đổ vào mao mạch xung quanh, một số đi vào ống bạch
huyết.
Khoảng 3/4 tyrosin đã được iod hóa trong thyroglobulin vẫn ở dạng MIT và DIT. Cùng với sự
phóng thích T3, T4, các dạng này cũng được phóng thích nhưng không được tiết vào máu, mà bị
khử iod bởi men deiodinase. Chính những iod này quay trở lại trong tuyến để góp phần tạo
hormon giáp mới.
Sự bài tiết hormon giáp
Độ 93% hormon được phóng thích từ giáp là thyroxine (100nmol/24giờ) và chỉ hơn 7% là T3 (10
nmol/24giờ). Sau vài ngày phần lớn T4 bị khử iod để tạo thành T3. Cuối cùng hormon đến và
hoạt động trên tổ chức chủ yếu là T3, có độ 35 microgram T3 được tạo nên mỗi ngày nhưng
chúng không có hoạt tính và có thể bị phá hủy.
Hàm lượng T4 toàn bộ trong huyết tương trong khoảng 50-140 nmol/l và T3 là 1,2-3,4 nmol/l,
phần lớn được kết hợp với protein huyết tương. T3,T4 tự do( FT4) được đo trực tiếp bằng kỹ
thuật miễn dịch phóng xạ, T4 tự do (FT4) bằng 12 pmol/l, T3 tự do (FT3) là 30pmol/l, đây chính
là dạng hoạt động của hormon.
Chuyển hóa hormon giáp
Trong máu phần lớn T4 chuyển thành T3 và RT3 (reverse T3), T3 là hormon hoạt động trên tổ
chức (80% do T4 chuyển sang, 20% do tuyến giáp tiết trực tiếp), có hoạt tính sinh học gấp 5 lần
T4.
Sau khi tác dụng, hormon giáp bị khử iod trong gan, thận và nhiều mô khác, một số iod sẽ được
tái hấp thu vào máu được sử dụng lại, một ít đào thải qua phân.
Tỷ lệ tái hấp thu và bài tiết còn lệ thuộc vào nguồn cung cấp iod. Ví dụ: mỗi ngày cơ thể thu nhận
từ thức ăn, nước uống là 500(g iod, thì khoảng 120(g vào tuyến giáp và tuyến giáp sẽ dùng 80(g
để tạo T3, T4, còn 40(g khuếch tán vào dịch ngoại bào. Sau đó T3, T4 bị khử iod, giải phóng
60(g. Tổng cộng mỗi ngày có khoảng 600(g iod trong cơ thể, 20( sẽ được tái hấp thu vào tuyến

107
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
giáp, còn 80( đào thải theo nước tiểu. Định lượng iod trong nước tiểu biết được lượng iod thu
nhập hàng ngày.
Tác dụng của hormon giáp
Tác dụng lên chuyển hóa tế bào
T4, T3 làm tăng tiêu thụ O2 ở hầu hết các mô trong cơ thể nên làm tăng chuyển hóa cơ sở
(CHCS), ngoại trừ não, tinh hoàn, tử cung, lách, bạch huyết, tiền yên. CHCS có thể tăng từ 60-
100% trên mức bình thường khi một lượng lớn hormon được bài tiết.
Tăng kích thước và số lượng ty lạp thể, do đó tăng ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt
động chức năng của cơ thể.
Khi T3, T4 tăng quá cao (cường giáp), các ty lạp thể càng tăng hoạt động, năng lượng không tích
lũy hết dưới dạng ATP mà thải ra dưới dạng nhiệt.
Hormon giáp có tác dụng hoạt hoá men Na+ -K+ -ATPase do đó làm tăng vận chuyển ion Na+ và
K+ qua màng tế bào một số mô, quá trình này cần sử dụng năng lượng và tăng sinh nhiệt nên
được coi đây là cơ chế làm tăng chuyển hoá của cơ thể.
Tác dụng trên sự tăng trưởng
Thể hiện rõ ở thời kỳ đang lớn của đứa trẻ, cùng với GH làm cơ thể phát triển. Đặc biệt có tác
dụng phát triển bộ não thai nhi và những năm đầu sau sinh.
Tác dụng trên chuyển hóa
Glucid: hormon giáp tác dụng hầu hết các giai đoạn của quá trình chuyển hoá glucid, bao gồm
tăng thu nhận glucose ở ruột, tăng tạo đường mới, tăng phân hủy glycogen thành glucose ở gan,
do đó gây tăng glucose máu nhưng chỉ tăng nhẹ.
Lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ, gây tăng nồng độ acid béo tự do huyết tương và tăng
oxy hóa acid béo tự do ở mô để cho năng lượng. Giảm lượng cholesterol, phospholipid,
triglycerid huyết tương, do đó người nhược năng tuyến giáp có thể có tình trạng xơ vữa động
mạch.
Protid: ở liều sinh lý, T3,T4 làm tăng tổng hợp protein giúp cho sự phát triển và tăng trưởng cơ
thể, nhưng ở liều cao, tác dụng dị hóa nổi bật, gây mất protein ở mô, vì vậy người bệnh cường
giáp thường gầy.
Tác dụng trên chuyển hóa vitamin
T3,T4 cần cho sự hấp thu vitamin B12 ở ruột và chuyển caroten thành vitamin A.
Tác dụng trên hệ thần kinh cơ
Hormon giáp thúc đẩy phát triển trí tuệ, liều cao gây hoạt bát, bồn chồn, kích thích; suy giáp ở trẻ
gây chậm phát triển về trí tuệ.
Hoạt hóa synap, làm ngắn thời gian dẫn truyền qua synap, do đó ở bệnh nhân cường giáp, thời
gian phản xạ gân xương ngắn, đồng thời, tăng hoạt động các synap thần kinh ở vùng tủy chi phối
trương lực cơ gây dấu hiệu run cơ.
Tác dụng lên tim mạch
Trên tim làm tăng số lượng (-receptor ở tim, do đó tim nhạy cảm với catecholamin nhiều hơn,
làm nhịp tim nhanh.
Trên mạch máu: tăng chuyển hóa và tăng các sản phẩm chuyển hóa ở mô gây dãn mạch, làm tăng
lưu lượng tim, có khi tăng trên 60% trong cường giáp và giảm chỉ còn 50% so với bình thường
trong nhược năng giáp.
Tác dụng lên cơ quan sinh dục
108
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Sự hoạt động bình thường của tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển bình thường của bộ máy sinh
dục. Ở nam giới, thiếu hormon giáp gây mất dục tính nhưng bài tiết nhiều có thể gây bất lực. Ở
nữ giới, thiếu hormon giáp gây rong kinh, đa kinh nhưng thừa hormon gây ít kinh, vô kinh hoặc
giảm dục tính.
Điều hòa bài tiết hormon giáp
Tuyến giáp được kiểm soát bởi TSH tiền yên, sự bài tiết TSH tăng dưới tác dụng của TRH và
lạnh, giảm khi bị stress, nóng...T4,T3 tự do ức chế ngược sự bài tiết TSH, TSH bị điềìu khiển bởi
TRH.
Trong điều kiện sinh lý, chỉ cần 55(g iod/ngày vào tuyến giáp, nếu sự cung cấp gia tăng (10 giọt
Lugol chứa 60.000(g iod) xuất hiện sự giảm thu nhận iod hữu cơ, cũng như ức chế giải phóng
hormon.
Các rối loạn chức năng giáp
Ưu năng tuyến giáp hay còn gọi là cường giáp hay gặp nhất là thể bệnh Graves (Basedow) tuyến
giáp phì đại và lồi mắt. Đây là bệnh tự miễn, cơ thể sản sinh kháng thể chống lại kháng nguyên
tuyến giáp, kháng thể gắn vào receptor tiếp nhận TSH kích thích sự bài tiết hormon giáp, kháng
thể này được gọi là TSI (Thyroid Stimulating Immunoglobulin). Nghiên cứu miễn dịch phóng xạ,
cho thấy TSH giảm, có khi bằng 0. Ở phần lớn bệnh nhân, kháng thể kháng mô hố mắt được tìm
thấy trong máu.
Ngoài ra, cường giáp còn gặp trong u tuyến giáp, hiếm gặp hơn, nồng độ cao hormon giáp ức chế
tuyến yên bài tiết TSH do đó phần còn lại của giáp hầu như không hoạt động. Tất cả những triệu
chứng lâm sàng của cường giáp đều do tăng nồng độ T3,T4 trong máu.
Nhược năng giáp hay còn gọi là suy giáp
Nguyên nhân tại tuyến giáp, tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, thường gặp là suy giáp do tự miễn.
Thường biểu hiện bằng hiện tượng viêm tuyến giáp sau đó tuyến giáp dần xơ hoá và giảm chức
năng.
Hội chứng suy giáp do nhược năng tuyến giáp, giảm lượng thyroxin, bệnh nhân thường chậm
chạp, nhịp tim chậm, ngủ nhiều...Có biểu hiện phù niêm là dạng phù do ứ động dưới da acid
hyaluronic và chondrotin sulfat kèm với protein trong khoảng kẽ. Ngoài ra người suy giáp có thể
bị xơ vữa động mạch do tăng nồng độ cholesterol máu, đặc biệt ở suy giáp thể phù niêm
(Myxoedema).
Lùn giáp (chứng đần độn: Cretinisme): trẻ bị suy giáp ngay sau khi sinh, lùn, trí tuệ kém phát
triển, lưỡi to. Nguyên nhân do mẹ thiếu iod lúc mang thai hoặc bất thường tuyến giáp bẩm sinh.
Có thể điều trị ngay sau sinh.
Thiếu iod: khi sự hấp thu iod dưới 10(g/ngày, sự tổng hợp hormon giáp không đủ, TSH tăng, gây
phì đại giáp: Bướu cổ địa phương. Giai đoạn đầu chức năng giáp còn bình thường, nhưng nếu
không điều trị dần dần sẽ dẫn đến suy giáp.
Chủ trương cung cấp muối iod được thực hiện ở nhiều nước và kết quả làm giảm tỷ lệ bướu cổ
xuống rõ rệt. Ở nước ta, qua những cuộc điều tra ở vùng đồng bằng và ngay cả vùng ven biển
cũng thiếu iod. Từ tháng 1 năm 1995 toàn dân được cung cấp muối iod.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác ngăn cản tổng hợp hormon giáp (sắn, rau cải, thuốc lá...)
gây Bướu cổ rải rác.
Thừa iod
Khi sự cung cấp iod quá mức qui định (> 400-1000 (g/ngày) kéo dài có thể gây những rối loạn
chức năng giáp.
Hormon calcitonin
109
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Do các tế bào cạnh nang bài tiết, gọi là tế bào C, chỉ chiếm 0,1% tuyến giáp. Đây là một
polypeptid có 32 acid amin, trọng lượng phân tử 3400.
Tác dụng làm giảm nồng độ canxi huyết tương do làm giảm hoạt động của tế bào huỷ xương,
tăng lắng đọng muối canxi ở xương và giảm hình thành các tế bào huỷ xương mới. Tác dụng trên
quan trọng ở trẻ đang lớn nhằm đáp ứng với tốc độ thay đổi xương nhanh trong thời kỳ đang phát
triển.
Sự bài tiết calcitonin được điều hoà bởi nồng độ ion Ca++ huyết tương. Sự tăng nồng độ ion
Ca++ khoảng 10% thì bài tiết calcitonin tăng gấp 2-3 lần. Tuy nhiên tác dụng duy trì nồng độ
canxi mạnh và kéo dài chủ yếu là tác dụng của parathormon.
Khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp, sẽ không còn hóc môn tuyến giáp. Do đó người ta dựa vào xét
nghiệm TSH là hóc môn của tuyến yên để điều chỉnh liều lượng uống hóc môn tuyến giáp. TSH
trên 4,2 là uống hóc môn giáp không đủ, TSH dưới 0,2 là thừa hóc môn giáp. Phải yêu cầu Bs
điều chỉnh lại liều lượng thuốc cho phù hợp.

132. *Tuyến cận giáp


I. Đặc điểm cấu tạo:
- Số lượng: 4 tuyến, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 4 tuyến.
- Vị trí: nằm ngay sau tuyến giáp (2 tuyến ở cực trên và 2 tuyến ở cực dưới)
- Kích thước: rất nhỏ, chỉ khoảng 6x3x2 mm. Bình thường trên siêu âm không nhìn thấy tuyến
cận giáp
- Do tuyến cận giáp rất nhỏ, màu sắc tuyến lại rất giống màu sắc của tuyến giáp nên rất khó phân
biệt bằng mắt thường, vì thế rất dễ cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến cận giáp trong những phẫu
thuật cắt bỏ tuyến giáp. Thế nhưng chỉ cần một phần nhỏ của tuyến cận giáp còn lại thì phần này
sẽ tăng sinh tế bào để đảm bào chức năng của toàn bộ tuyến.
- Cấu tạo: tuyến cận giáp ở người trưởng thành gồm hai loại tế bào: tế bào chính và tế bào ưa oxy.
Trong đó tế bào chính là thành phần cấu tạo chủ yếu của tuyến cận giáp, tế bào ưa oxy chỉ có ở
người trưởng thành mà không có ở nhiều loài động vật còn ở người trẻ thì không tìm thấy tế bào
này.
- Chức năng: tế bào chính bài tiết ra parahormon, còn chức năng của tế bào ưa oxy đến nay còn
chưa biết rõ.
II. Hormon của tuyến cận giáp (Parahormon - PTH):
1. Bản chất hóa học:''
- Hormon là một polypeptide gồm có 110 acid amin, ban đầu được tổng hợp ở ribosom dưới dạng
preprohormon sau đó chúng được cắt nhỏ hơn thành prohormon có 90 acid amin và lại được cắt
bớt chỉ còn 84 acid amin ở lưới nội bào tương và bộ Golgi và được lưu trữ trong các hạt bài tiết
nằm trong bào tương để chờ giải phóng vào máu.
- Dạng hoạt động của hormon trong máu tuần hoàn là một phân tử polypeptide có 84 acid amin.
Nhưng chuỗi polypeptide nhỏ hơn với 34 acid amin nằm ở phía nhóm – NH2 cũng có đủ hoạt
tính sinh học như phân tử hormone có 84 acid amin.
- Tác dụng của hormone:Đây là một hormone sinh mạng của cơ thể, nó đóng vai trò trong điều
hòa nồng độ ion Ca++ và ion phosphate (PO4- - -) trong huyết tương. Dưới tác dụng của
hormone, nồng độ ion canxi huyết tương tăng lên nhưng ngược lại nồng độ ion phosphate lại
giảm đi.
PTH thực hiện chức năng này bằng những tác dụng trên xương, thận và ruột.

110
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
2. Tác dụng trên xương:
Hormon có tác dụng làm tăng mức giải phóng canxi từ xương vào máu bằng tác dụng lên sự biệt
hóa và hoạt động cả các tế bào như: tế bào xương, tế bào tạo xương, tế bào hủy xương.
- Trên tế bào xương và tế bào tạo xương:
Ở mô xương, PTH gắn với receptor trên màng tế bào xương và tế bào tạo xương. Quá trình gắn
này sẽ làm hoạt hóa bơm Calci, làm tế bào xương và tế bào tạo xương sẽ bơm ion calci từ dịch
xương vào dịch ngoại bào. Khi bơm này được hoạt hóa mạnh sẽ làm giảm nồng độ ion Calci
trong dịch xương, khi bơm không hoạt động thì làm cho muối calci phosphate lại tiếp tục lắng
động vào khuôn xương. (Trong xương, các tế bào xương và tế bào tạo xương liên hệ với nhau
làm thành một hệ thống tế bào tiếp nối nhau trải khắp xương và bề mặt của xương chỉ trừ vùng
tiếp giáp với các tế bào hủy xương.)
- Trên tế bào hủy xương:
Do trên tế bào hủy xương không có receptor trực tiếp của PTH nên tác dụng trên tế bào này phải
thông qua tế bào xương, tế bào hủy xương và tác dụng này thường xảy ra chậm hơn. Tác dụng
thường trải qua 2 giai đoạn:
- Hoạt hóa ngay tức khắc các tế bào hủy xương sẵn có do đó làm tăng quá trình hủy xương để giải
phóng ion calci vào dịch xương.
- Hình thành nên các tế bào hủy xương mới: tác dụng này sẽ xuất hiện sau vài ngày, lúc này các
tế bào hủy xương mới tăng lên (có thể kéo dài hàng vài tháng dưới ảnh hưởng của PTH). Chính
sự hủy xương mạnh làm xương bị rỗ và yếu hơn sẽ kích thích các tế bào xương và tạo xướng sửa
chữa tổn thương. Do vậy ở thời gian lâu thì ở xương sẽ có sự gia tăng của cả ba loại tế bào nhưng
dưới tác dụng của PTH thì bao giờ quá trình hủy xương cũng diễn ra mạnh hơn tạo xương.
3. Tác dụng trên thận:
- Làm giảm bài xuất ion calci ở thận
- Làm tăng tái hấp thu ion Calci và Magie ở ống thận đặc biệt ở ống lượn xa và ống góp.
- Làm giảm tái hấp thu ion phosphate ở ống lượn gần do đó làm tăng đào thải ion phosphate ra
nước tiểu.
>>> Các tác dụng trên sẽ làm tăng nồng độ ion calci và làm giảm nồng độ ion phosphate trong
máu.
4. Tác dụng trên ruột:
PTH hoạt hóa quá trình tạo 1,2 dihydroxycholecalciferol từ vitamin D3 (cholecalciferol) nên PTH
có những tác dụng trên ruột như sau:
- Tăng tạo enzyme ATPase ở riềm bàn chải của tế bào biểu mô niêm mạc ruột.
- Tăng tạo chất vận tải ion calci ở tế bào niêm mạc ruột.
- Tăng hoạt tính enzyme phosphatase kiềm ở tế bào niêm mạc ruột.
>>> Cả ba tác dụng trên đều làm tăng hấp thu ion calci và phosphate ở ruột.
5. Điều hòa bài tiết:
Nồng độ PTH bình thường trong máu là vào khoảng dưới 50 pg/ml. Hormon được bài tiết nhiều
hay ít tùy thuộc vào nồng độ ion calci và phosphate trong máu đặc biệt là ion calci. Chỉ cần giảm
nhẹ nồng độ ion calci thì tuyến sẽ tăng tiết hormone ngay, và tình trạng giảm calci kéo dài có thể
làm tuyến sẽ nở to ra còn nồng độ ion calci trong máu tăng thì hoạt động và kích thước của tuyến
sẽ giảm.
III. Những rối loạn hoạt động của tuyến cận giáp:
111
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
1. Suy tuyến cận giáp:
Là tình trạng tuyến cận giáp không bài tiết đủ lượng PTH do giảm hoạt động chức năng của tuyến
sẽ dẫn đến những rối loạn trong cơ thể do tình trạng giảm nồng độ ion calci gây ra.
- Biểu hiện: Ngưỡng kích thích của sợi thần kinh giảm xuống (xảy ra cả với sợi thần kinh cảm
giác và vận động) do đó làm tăng đáp ứng thần kinh cơ.
- Thể nhẹ: Phát hiện nhờ làm nghiệm pháp Chvostek và Trousseau phát hiện dấu hiệu co cơ.
- Thể nặng: Xuất hiện các cơn tetany, gây co các cơ trong cơ thể nhưng quan trọng nhất là khi co
thắt các cơ ở thanh quản gây ngừng thở nếu không cấp cứu kịp sẽ làm bệnh nhân chết.
- Xét nghiệm: làm xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ phát hiện tình trạng giảm nồng độ PTH, ion
calci; nồng độ phosphate huyết tương tăng lên, giảm ở trong nước tiểu.
2. Cường tuyến cận giáp:
Thường là do có khối u ở một số các tuyến cận giáp. Bệnh thường hay gặp ở phụ nữ hơn do khi
có thai và cho con bú thường kích thích tuyến cận giáp và đây chính là điều kiện để có thể phát
triển thành khối u.
Tình trạng ưu năng tuyến cận giáp làm tăng quá trình hủy xương mạnh nên làm tăng cao nồng độ
ion calci trong máu, đồng thời xương cũng rỗng, yếu hơn và dễ gãy hơn và lượng ion calci được
đào thải qua thận nhiều cũng dễ gây ra tình trạng bị sỏi thận.
Bs Mai Văn Sâm

133. *Giải phẫu tuyến giáp


- Nằm ôm phía trước và hai bên khí quản
- Hai bên tuyến giáp là động và tĩnh mạch cảnh
- Phía sau lệch bên thùy trái tuyến giáp là thực quản
- Phía sau hai bên, nằm sát khí quản là thần kinh thanh quản dưới ( thần kinh quặt ngược)
- Tuyến cận giáp nằm cạnh tuyến giáp, là một tuyến khác hoàn toàn chức năng tuyến giáp, tuyến
cận giáp điều hòa hấp thu và sử dụng canxi. Kích thước tuyến cận giáp rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu,
chung mạch máu với tuyến giáp.
- Dây thần kinh thanh quản và tuyến cận giáp là hai bộ phận và cơ quan rất quan trọng, nhưng
kích thước nhỏ nên khi cắt toàn bộ tuyến giáp phải là Bs giỏi, khéo léo, tỉ mỉ, không vội vàng,
không sử dụng dao siêu âm, leagasure khi phẫu thuật thì mới không gây tai biến.
Bình thường sẽ không nhìn thấy và không sờ thấy tuyến giáp.
Khi tuyến giáp to lên, không nhưng có u, nhân, nang thì gọi là bướu cổ đơn thuần hay còn gọi là
bướu cổ địa phương.
Khi tuyến giáp có u, nhân, nang thì có thể là lành tính hoặc ác tính.
Khi các u, nhân, nang to lên hoặc nằm gần dây thần kinh, gần khí quản, gần thực quản, đặc biệt là
ung thư thì mới có triệu chứng nói khó, nói khàn, khó thở, nuốt vướng, đau lên tai .... Tuy nhiên
ung thư tuyến giáp tiến triển chậm, nên thường không có triệu chứng. Nên đi siêu âm tuyến giáp
khi đi khám sức khỏe định kỳ. Siêu âm rẻ, nhanh, không độc hại, nếu siêu âm cẩn thận thì nhìn
hình ảnh siêu âm cũng có thể chẩn đoán được 80- 90% là có ung thư tuyến giáp hay không.
Bs Mai Văn Sâm

134. *Cảnh giác!


Bs, dược sỹ bán hàng thuốc và bệnh nhân lạm dụng thuốc. Xin liệt kê một số tác hại của
Corticoid( các tên thường gọi như dexamethazone, prednisolone, Medrol, gentrisone...)
Corticoid có tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể gây phù, gây rối loạn chuyển
hóa lipid và làm mắc hội chứng có tên là Cushing. Người bị hội chứng Cushing biểu hiện bị béo
112
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
phì không cân đối, tích tụ mỡ ở phần bụng và mặt, sau gáy và cổ, còn phần tay chân thì lại gầy
- Corticoid còn gây cảm giác thèm ăn khiến cho người dùng thuốc ăn ngon hơn nhưng lại có các
tác dụng phụ nguy hiểm khác như làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn
mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm khuẩn (dễ bị
lao, nếu đã bị lao sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc các bệnh nấm).
Thường xuyên dùng corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận do tuyến
này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng
nội tiết và như thế là rất nguy hiểm. (Mới đây, Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, BV Bạch Mai (Hà
Nội) cho biết thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân có các biến chứng nặng nề như: suy tuyến
thượng thận, xuất huyết tiêu hóa... do tự ý lạm dụng corticoid. Riêng đối với trẻ em, do cơ thể
chưa phát triển hoàn chỉnh sẽ bị tác hại do corticoid là rất lớn).
- Corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, đặc biệt khi dùng corticoid
dài ngày và làm trẻ chậm phát triển. Ngay cả thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid khi dùng cho
trẻ em để tự chữa bệnh chàm thể tạng cũng có thể gây tác hại cho trẻ như teo da.
- Corticoid che dấu biểu hiện của bệnh, nhưng thực ra nó không chữa được gốc rễ của bệnh.
- corticoid dùng nhỏ mũi lâu dài cũng gây suy tuyến thượng thận. Có bà mẹ tối nào cũng nhỏ mũi
cho con bằng thuốc có corticoid vì cháu nghẹt mũi, dùng đơn đi khám 1 lần và dùng trong 10
năm
- corticoid uống hoặc nhỏ mắt dùng lâu dài dẫn đến đục thủy tinh thể, mù loà
- Cảnh giác với thuốc Đông y "giả mạo" mà nhiều người từng biết đều được quảng cáo chủ yếu:
"Mát huyết, trị bệnh gan gây ngứa, trị gầy yếu, thiếu máu, biếng ăn, mất ngủ...". Trên thực tế, các
thuốc Đông y "giả mạo" này đều có chứa corticoid, để tạo những tác dụng trước mắt: ăn được,
ngủ được, mập ra, nếu có đau nhức xương khớp sẽ giảm ngay hoặc nổi mề đay mẩn ngứa cũng sẽ
hết (do tác dụng giảm đau chống viêm, chống dị ứng của corticoid) khiến nhiều người cho là
"thần dược", nhưng tác hại do việc dùng lâu ngày các loại đông dược "giả mạo" này không sao
lường được.
Cách tốt nhất, trước khi mua, đọc đơn thuốc, thuốc và hỏi bs, dược sĩ đây có phải corticiod
không, có bắt buộc phải dùng thuốc này không và chỉ uống khi có đơn của bs mà bs phải là bs
chuyên khoa, có kinh nghiệm mình quen và tin tưởng đc, không tự ý mua thêm.
Nguyên tắc sử dụng: phải có đơn của bs, sử dụng hết đơn khám lại bs, thuốc dùng giảm dần,
không giảm đột ngột, uống buổi sáng sau ăn no.

135. *Basedow chỉ có thuốc tây y( thuốc kháng giáp tổng hợp) hoặc điều trị xạ ( I
131) hoặc mổ mới có thể điều trị được. Không nên nghe đắp lá, uống thuốc nam, thuốc bắc chỉ
tốn tiền, bệnh càng nặng. Nếu để lâu dẫn đến suy tim thì chỉ có ngồi thở, ngắm người yêu không
làm đc gì cả!

136. *Một trong những bộ phận trên cơ thể đóng một vai trò rất quan trọng nhưng
lại không được coi trọng. Đó chính là tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm phía trước cổ.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất của cơ thể, nó điều khiển mọi hoạt động
của cơ thể. Mỗi tế bào đều có một thụ thể hóc-môn tuyến giáp, gọi là T3 và T4 rất cần thiết cho
hoạt động của cơ thể, nhất là tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển của con người.
Khi tuyến giáp hoạt động bình thường bạn sẽ cảm thấy tràn đầy sức sống, năng lượng và lạc
quan. Nhưng khi bộ phận này " quá yếu hay quá mạnh", bạn sẽ rơi vào tình trạng "mất sức".
Các tế bào không sản xuất hóc môn giáp đúng cách với số lượng không đúng với nhu cầu của bạn
sẽ khiến các bộ phận trong cơ thể không thể hoạt động hiệu quả.
Ví dụ, nếu sản xuất quá ít hóc môn giáp, quá trình trao đổi chất trong cơ thể trở nên trầm trọng -
đó là chứng suy giáp. Bạn thường bị béo phì, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, giảm
113
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
ham muốn và khả năng tình dục.
Còn sản xuất hóc môn giáp quá nhiều, sự trao đổi chất tăng lên đến tốc độ chóng mặt - đó là
cường giáp. Bạn trở nên hoảng sợ, lo lắng, hệ tiêu hóa hoạt động kém, bạn có thể mất hàng chục
kg trong vòng một tháng ngay cả khi bạn ăn liên tục, cơ bắp yếu và tay bị run.
Đôi khi tuyến giáp bắt đầu trục trặc với những thay đổi về nội tiết tố như ở trong thai kỳ hoặc
mãn kinh, bệnh tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn
tuyến giáp. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.
Nếu nghi ngờ có vấn đề về tuyến giáp, bạn hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù
hợp. Nhưng cùng với việc kết hợp phương pháp y tế, bạn cũng cần có những thay đổi trong lối
sống để giúp tuyến giáp khỏe mạnh trở lại.
Những thực phẩm hỗ trợ cân bằng hóc-môn tuyến giáp
Việc điều trị các bệnh lý tuyến giáp rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, chủ yếu là cân bằng lại
hóc-môn để tuyến giáp hoạt động được tốt nhất.
Nguyên nhân gây ra các bệnh về tuyến giáp có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và
thiếu sự đa dạng trong ăn uống. Để tuyến giáp hoạt động tốt nhất, bạn cần những điều sau:
- Iot và Protein: Iot chính là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất hóc-môn tuyến giáp. Vì
thế, bạn nên bổ sung muối hoặc thực phẩm chứa nhiều i ốt như các loại hải sản, và các loại rau
xanh đậm.
Muối iốt sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như ổn định hoạt động của
tuyến giáp. Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức có thể gây phản tác dụng và cản trở hoạt động tuyến
giáp.
Còn protein hỗ trợ chức năng trao đổi chất lành mạnh. Bạn có thể chọn những loại thịt hữu cơ
hoặc cá tự nhiên.
- Sắt, selen và kẽm: Các chất khoáng này kích thích tuyến giáp lành mạnh. Các nguồn thực phẩm
bao gồm rau cải bó xôi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt...
- Chất béo Omega-3: Nếu thiếu các chất béo lành mạnh, tế bào sẽ mất đi tính toàn vẹn. Cá hồi,
hạt lanh, rau cải bó xôi rất giàu axit béo omega 3 giúp cải thiện sự trao đổi chất và điều trị các
bệnh liên quan đến tuyến giáp.
- Vitamin A: Đây là khoáng chất quan trọng giúp T3 đi vào tế bào. Các nguồn thực phẩm chứa
vitamin A là rau quả có màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, xoài, mơ...
- Vitamin D và các loại vitamin B: Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tuyến giáp
(tháng 8/2011), có mối liên quan giữa giữa thiếu hụt vitamin D và bệnh Hashimoto - nguyên nhân
thường gặp nhất của bệnh suy giáp.
Bổ sung đủ tất cả các loại vitamin B cần thiết sẽ giúp tuyến giáp được cung cấp đủ chất dinh
dưỡng cần thiết để hoạt động.
Bạn có thể tìm thấy các khoáng chất này trong các loại rau lá xanh đậm, súp lơ, củ cải đỏ, thịt
lợn, gan động vật, nấm, các loại cá béo và ánh nắng mặt trời.

137. *Sau mổ tuyến giáp, vài tháng đầu, tùy từng bệnh nhân, tùy từng tình trạng
bệnh, tùy từng Bs mổ, bệnh nhân sẽ có cảm giác từ nhẹ đến nặng khó thở, nuốt vướng vùng cổ.
Bạn nên tập ngửa cổ tối đa, tập xoay cổ, chườm ấm hoặc chiếu đèn hồng ngoại vào vùng cổ, vùng
mổ, chú ý không để bị bỏng vì chườm quá nóng, vì chiếu đèn quá gần, quá lâu. Không nên giữ cổ
ở một tư thế, so vai rụt cổ vì sợ tuột chỉ. Cùng với thời gian các triệu chứng sẽ giảm, chỉ khi thay
đổi thời tiết sẽ khó chịu lại những thường nhẹ. Đèn hồng ngoại hay chườm ấm là để làm mềm
vùng mổ, đỡ phù nề, chỉ dùng sau mổ 1 tuần và dùng thêm vài tuần nữa, không nên lạm dụng,
không nên nghĩ sẽ làm tiêu các u.

114
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
138. *Mọi người hiểu sai vấn đề: tê tay chân là do tổn thương tuyến cận giáp, không
phải do tuyến giáp
- Chỉ phải uống canxi sau khi mổ tuyến giáp nếu bị ảnh hưởng tạm thời tuyến cận giáp. Sau khi
hết tê tay có thể ngừng canxi luôn, không phải uống nữa.
- Chỉ phải tiêm và uống canxi khi tổn thương vĩnh viễn tuyến cận giáp
- Chỉ phải bổ sung canxi khi loãng xương, phụ nữ lớn tuổi.
- Chọn loại canxi có kết hợp với vitamin D, thay đổi loại khác nếu uống không hợp.
Nếu Bs mổ tốt, u khi mổ không khó khăn, nếu cắt toàn bộ tuyến giáp mà không tổn thương tuyến
cận giáp thì chỉ cần uống bù hóc môn giáp là được.

139. *Tình trạng mổ bướu giáp tràn lan cũng như lạm dụng uống xạ để điều trị k
giáp.
- Đối với mổ: người bệnh có toàn quyền quyết định đồng ý mổ hay không, sau khi nghe Bs giải
thích kỹ về các phương pháp phẫu thuật, người bệnh có thể đưa ra lựa chọn và yêu cầu của riêng
mình. Nên bình tĩnh tham khảo nhiều nơi để quyết định mổ như thế nào, mổ ở đâu, nhờ bs nào
mổ, mổ khi nào.
- Đối với xạ cũng thế, trừ những trường hợp nặng, các trường hợp nhẹ không phải bắt buộc phải
uống xạ, nên tham khảo nhiều trung tâm, nhiều Bs.
- Tình trạng giữ bệnh nhân để điều trị bằng chọc hút, bằng cho uống hóc môn giáp, bằng thực
phẩm chức năng cũng nhiều, không biết là ung thư, hoặc cố tình không biết là ung thư, giữ bệnh
nhân quá lâu không chuyển đi mổ dẫn đến di căn hạch hoặc nặng hơn mới được mổ. Trong khi
người bệnh thì cứ tin tưởng hoàn toàn vào thầy thuốc.
Mọi người nên tìm hiểu, bình tĩnh và cân nhắc kỹ trước khi uống thuốc, trước khi chọc hút, trước
khi mổ, trước khi đốt và trước khi uống xạ!
Bs Mai Văn Sâm

140. *Vấn đề ăn kiêng hay không ăn kiêng trong bệnh k giáp:


- k giáp liên quan chặt chẽ đến phóng xạ tác động tuyến giáp hoặc do di truyền, do gen...
- không phải ăn kiêng mà khỏi hoặc không mắc k giáp hoặc ăn kiêng mà không tái phát k giáp
- không phải ăn uống xô bồ mà mắc k giáp
- không phải ăn đồ ngọt, đường sữa mà bệnh tái phát. Phải nói cho đúng là ăn quá nhiều, uống
quá nhiều thì không cái nào tốt cả, uống nước trắng nhiều quá còn ngộ độc nước, ăn cơm nhiều
quá còn bị nguy cơ đái tháo đường.
- cơ thể chúng ta cần tất cả các chất, tuy nhiên có người cần nhiều chất này hơn người khác thôi,
có người bị dị ứng, có người thì không bị. Không nên ai cũng giống ai.
- trước khi bị bệnh k giáp ai đã ăn uống cân đối, khoa học, cơ thể cân đối, không béo, không gầy
thì sau mổ vẫn ăn uống, sinh hoạt như thế. Nếu ai chưa ăn uống khoa học, còn lệch lạc, kiêng
khem quá hoặc ăn uống xô bồ thì điều chỉnh cho cơ thể khỏe mạnh hơn
- nhiều người trước đó ăn uống xô bồ, mỡ máu cao bs khuyên, cho uống thuốc cũng không đỡ.
phát hiện k giáp xong đi mổ về ăn chay toàn tập, một thời gian sau đi XN nói hết mỡ máu người
khỏe lên. Đấy là tốt nhưng chủ yếu là trước khi bị k giáp chúng ta không biết sợ, đến khi bị bệnh
mới sợ chết nên mới nghiêm túc ăn uống khoa học, kiêng khem. Tuy nhiên lúc này lại nảy sinh
vấn đề mới là kiêng khem quá hoặc tẩm bổ thái quá.
- Khi tuyến giáp còn thì cần bổ sung iod đầy đủ, không để thiếu, không quá nhiều
- nếu đã cắt tuyến giáp do k giáp thì không quan trọng về iod nữa, tuy nhiên không nên cung cấp
nhiều để các tế bào còn lại sẽ phát triển. Lúc này uống hóc môn giáp đều và đủ mới quan trọng.
- nếu người yếu, thiếu máu thì phải ăn uống, tẩm bổ, thiếu sắt thì bổ sung thêm, các vitamin tổng
115
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
hợp, tránh nhiều quá vitamin b12 là được. Khi các XN đều ổn, người khỏe thì lại quay về chế độ
ăn uống cân đối
- nếu đang béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thì tẩm bổ lại phản tác dụng
- nếu men gan cao thì trước hết ngừng hết các thuốc, chỉ uống hóc môn giáp, sau đó kiểm tra lại,
nếu vẫn cao lúc đó mới đi tìm nguyên nhân
- nếu ngừng hóc môn giáp để uống xạ mà men gan cao, trước đó không cao thì nên cân nhắc uống
xạ ở nước ngoài, vì không phải ngừng hóc môn giáp.
- không nên phát hiện u hoặc sau mổ ung thư là dập khuôn, uống cấp tập các loại như: tam thất,
nấm linh chi, nọc bọ cạp, hoa huệ tây, xạ đen, tảo các loại... Đủ thứ trên đời uống vào người, tự
mình thành thầy thuốc, tự mình thí nghiệm mình. Nếu các thứ đó tốt thật thì người phát minh ra
đã có giải Nobel về y học, các thứ đó không thể rẻ như thế đc và các bạn đã không phải tốn tiền
đi bệnh viện.
- Bệnh k giáp chỉ có 3 vấn đề quan trọng, trọng tâm nhất là: mổ sạch không gây tai biến, uống xạ
đáp ứng tốt và uống hóc môn giáp đủ nhu cầu của cơ thể thì bệnh sẽ ổn định, không tái phát
- ngoài 3 yếu tố trên cần lạc quan, ăn uống lành mạnh, tập thể dục và tình yêu sẽ chiến thắng bệnh
tật.
Bs Mai Văn Sâm

141. *Tình trạng mổ bướu giáp tràn lan cũng như lạm dụng uống xạ để điều trị k
giáp.
- Đối với mổ: người bệnh có toàn quyền quyết định đồng ý mổ hay không, sau khi nghe Bs giải
thích kỹ về các phương pháp phẫu thuật, người bệnh có thể đưa ra lựa chọn và yêu cầu của riêng
mình. Nên bình tĩnh tham khảo nhiều nơi để quyết định mổ như thế nào, mổ ở đâu, nhờ bs nào
mổ, mổ khi nào.
- Đối với xạ cũng thế, trừ những trường hợp nặng, các trường hợp nhẹ không phải bắt buộc phải
uống xạ, nên tham khảo nhiều trung tâm, nhiều Bs.
- Tình trạng giữ bệnh nhân để điều trị bằng chọc hút, bằng cho uống hóc môn giáp, bằng thực
phẩm chức năng cũng nhiều, không biết là ung thư, hoặc cố tình không biết là ung thư, giữ bệnh
nhân quá lâu không chuyển đi mổ dẫn đến di căn hạch hoặc nặng hơn mới được mổ. Trong khi
người bệnh thì cứ tin tưởng hoàn toàn vào thầy thuốc.
Mọi người nên tìm hiểu, bình tĩnh và cân nhắc kỹ trước khi uống thuốc, trước khi chọc hút, trước
khi mổ, trước khi đốt và trước khi uống xạ!
Bs Mai Văn Sâm

142 *THÔNG BÁO MỚI VÀ CHÍNH THỨC VỀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỊ SUY
TUYẾN CẬN GIÁP VĨNH VIỄN ( THƯỜNG SAU MỔ 3 ĐẾN 6 THÁNG MÀ KHÔNG HẾT
TÊ TAY VÀ PHẢI UỐNG CANXI LIỀU CAO HOẶC PHẢI TIÊM CANXI THÌ GỌI LÀ TỔN
THƯƠNG TUYẾN CẬN GIÁP VĨNH VIỄN)
Sau 1 thời gian tìm hiểu và liên hệ các nơi Bs Sâm đã liên hệ được với Bs bên Singapore thì chi
phí và việc đi nước ngoài để khám và mua hóc môn cận giáp như sau:
- Tiền khám, xét nghiệm máu : 750 đô Singapore
- Tiền thuốc khoảng 200 đô Singapore
- Vé máy bay 2 chiều, ăn ở 3 ngày, 2 đêm, trừ thứ 7, CN.
- Tổng chi phí khoảng 27 triệu đồng
- Ở nước ngoài không giống như Việt Nam, số lượng thuốc mỗi lần mua sẽ phải có đơn và phải
mua số lượng theo đơn của Bs.
Sau khi mua được hóc môn tuyến cận giáp về Việt Nam, Bs Sâm sẽ hướng dẫn cách sử dụng và
theo dõi điều trị tiếp.
116
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Hóc môn cận giáp là dạng tiêm, phải dò liều để phù hợp với từng người, đã gọi là tổn thương
tuyến cận giáp vĩnh viễn thì phải tiêm lâu dài, tiêm hằng ngày, tiêm dưới da.
- Đã gọi là suy tuyến cận giáp vĩnh viễn, mất tuyến cận giáp vĩnh viễn thì làm sao khỏi đc, phải
tiêm hóc môn tuyến cận giáp vĩnh viễn.
- Tháng 6 sẽ có 1 bạn phiên dịch sang Singapore để hỗ trợ mọi người, nếu ai có nhu cầu thì liên
hệ ngay nhé
- Nếu chi phí như thế không phải là cao, mọi người nên cân nhắc để mua thuốc về điều trị, nâng
cao chất lượng cuộc sống, nếu tê tay chân nhiều như thế ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, sinh
hoạt, lao động, sinh hoạt vợ chồng rất nhiều, lo âu, trầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Mọi người nên chủ động, không nên ỷ lại vào người khác, thuốc này phải kê đơn mới mua
được. Không giống như Việt Nam mua thuốc dễ hơn mua rau.
Bs Mai Văn Sâm

143. *Giải đáp thắc mắc


Phân chia giai đoạn ung thư tuyến giáp theo tuổi và thể ung thư.
I. Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang ở bệnh nhân dưới 45 tuổi
1. Xếp bệnh vào giai đoạn 1 khi có u với bất kỳ kích thước nào và có thể đã thâm nhiễm với các
thành phần xung quanh hoặc có di căn hạch.
2. Xếp bệnh vào giai đoạn 2 khi có u với bất kỳ kích thước nào và đã có di căn xa như di căn
phổi, xương, não ...
II. Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang ở bệnh nhân trên 45 tuổi
1. Xếp bệnh vào giai đoạn 1 khi có u nằm trong nhu mô tuyến giáp và có kích thước nhỏ hơn 2
cm hoặc nhỏ hơn.
2. Xếp bệnh vào giai đoạn 2 khi có u nằm trong nhu mô tuyến giáp và kích thước u lớn hơn 2 cm
nhưng nhỏ hơn 4 cm.
3. Xếp bệnh vào giai đoạn 3 khi:
- U ở trong nhu mô tuyến giáp và có kích thước 4 cm hoặc lớn hơn.
- Hoặc u ở bất kỳ kích thước nào nhưng đã có thâm nhiễm với các tổ chức xung quanh ( nhưng
chưa di căn hạch).
- Hoặc u ở bất kỳ kích thước nào và ung thư đã thâm nhiễm tổ chức xung quanh hoặc có di căn
hạch cổ
4. Xếp bệnh vào giai đoạn 4A khi
- U có kích thước bất kỳ và ung thư đã thâm nhiễm vào tổ chức vùng cổ hoặc tới dây thần kinh và
đã có ảnh hưởng tới giọng nói
- U có kích thước bất kỳ mà có thâm nhiễm với tổ chức xung quanh và có di căn hạch cổ nhưng
chưa di căn vào hạch trung thất.
5. Xếp bệnh vào giai đoạn 4B khi ung thư di căn đến cột sống, hoặc các mạch máu lớn ở ngực.
Hoặc ung thư đã di căn hạch trên cơ thể
6. Xếp bệnh vào giai 4C khi u có bất kỳ kích thước nào nhưng đã di căn xa như di căn phổi,
xương, não và có thể di căn hạch trên cơ thể.
Người ta viết TNM, theo tiếng anh và dịch ra tiếng Việt là
- chữ T có nghĩa là u
- chữ N có nghĩa là hạch
- chữ M có nghĩa là di căn xa
Người ta ghép với các số và chữ như X, 0,1,2,3,4 với TNM để đánh giá mức độ của u, kích thước
của u, của hạch và của di căn xa( chứ không phải giai đoạn) .
Ví dụ T2, N1, M0 là: T2 là u ở mức độ 2( chứ không phải giai đoạn 2), N1 là đã di căn hạch, M0
là chưa di căn xa. Còn phải dựa vào tuổi nữa để phân loại giai đoạn của ung thư, như trường hợp
này thì dưới 45 tuổi sẽ là ung thư tuyến giáp giai đoạn 1. Nếu trên 45 tuổi là ung thư tuyến giáp
117
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
giai đoạn 2.
Mọi người dựa vào phân loại trên để biết bệnh của mình ở giai đoạn mấy, tránh hoang mang và
sử trí sớm khi phát hiện bệnh.

144. *Nói về hạch!


Hạch bạch huyết hay hạch lympho là một trong vô số các cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, có rốn
hạch nằm rải rác dọc theo các mạch bạch huyết, là một phần của hệ bạch huyết. Các hạch bạch
huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Hạch bạch huyết
đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào bạch huyết và
có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai, có thể bị viêm và sưng khi làm
nhiệm vụ này.
Các hạch bạch huyết cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Chúng nóng hoặc
sưng lên trong những tình trạng khác nhau, từ nhẹ như viêm họng đến nguy hiểm như ung thư. Ở
bệnh nhân ung thư, tình trạng của hạch bạch huyết đáng chú ý đến mức nó được dùng để xác định
ung thư đang ở giai đoạn nào.
Có các loại hạch:
- Hạch viêm cấp tính
- Hạch viêm mãn tính
- Hạch bị lao
- Bệnh của hạch
- Hạch bị di căn
Hiểu đúng về hạch: không phải hạch là xấu, hạch là lính gác, sẵn sàng hi sinh bảo vệ chúng ta.
Hạch bị bệnh thường méo mó, mất rốn hạch, có vi vôi, tăng sinh mạch.
Chia vùng hạch( hạch nhóm 1,2,3,4....) để dễ gọi và mỗi vùng sẽ liên quan đến các cơ quan, bộ
phận khác nhau, thông thường với cơ quan gần nhất với hạch, giúp định hướng khi chẩn đoán
bệnh.ví dụ hạch nhóm 6 thường nằm gần và liên quan với tuyến giáp nhất. Do đó khi mổ ung thư
tuyến giáp nên lấy hạch nhóm 6 để XN xem đã di căn chưa.
Bs Mai Văn Sâm

145. *Khi nào thì phải mổ?


Bs Sâm chỉ mổ tuyến giáp khi:
- Ung thư tuyến giáp
- Nghi ngờ ung thư tuyến giáp
- Bướu nhân giáp lành tính nhưng kích thước u lớn gây mất thẩm mỹ, khó thở, nuốt vướng
- Nang giáp to, đã chọc hút rất nhiều lần nhưng không khỏi.
- Basedow đã điều trị nội khoa ( uống thuốc kháng giáp tổng hợp ) nhưng thất bại, tái phát bệnh
nhiều lần. Hoặc basedow thể có lồi mắt nặng. Hoặc bệnh nhân bị basedow nhưng muốn kết thúc
quá trình uống thuốc nhanh để còn có thai. Hoặc bệnh Basedow nhưng có kèm theo nhân ung thư
hoặc basedow nhưng dị ứng với tất cả các loại thuốc. Basedow nhưng không muốn điều trị xạ.
- Viêm tuyến giáp, đã điều trị nội khoa, đã điều trị corticoid trong thời gian dài, chỉ cần giảm liều
thuốc corticoid là bệnh lại tái phát, đã bị tác dụng phụ của corticiod
- Bướu cổ đơn thuần, mặc dù không có nhân nhưng bướu rất to, gây mất thẩm mỹ, mất tự tin, gây
khó thở, nuốt vướng.

Khi đã chỉ định mổ thì


Bs Sâm chỉ mổ mở, không mổ nội soi vì những trường hợp chỉ định mổ đại đa số là ung thư hoặc
lành tính nhưng bướu to, phức tạp nên chỉ nên mổ mở mới an toàn cho người bệnh, mặc dù Bs
118
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Sâm là 1 trong những người đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới mổ nội soi tuyến giáp vì
nếu lạm dụng và chỉ định mổ nội soi không đúng thì khi tai biến xảy ra, người bệnh là người chịu
tai biến suốt đời, chứ không phải là Bs
- Ưu điểm duy nhất của nội soi là dấu sẹo ở nách
- mổ nội soi rất đau vì phải tạo đường hầm bằng cách lóc da từ nách lên tới cổ, do không có
khoang tự nhiên như ổ bụng, mổ nội soi 1 lỗ hay 3 lỗ thì đường hầm dưới da vẫn thế.
- Đường hầm rất hẹp và dài, khi có chảy máu thì phẫu thuật rất khó khăn, dẫn đến tai biến
- Vì bệnh nhân đông nên siêu âm không kỹ, nhiều khi siêu âm kỹ nhưng cũng không đánh giá hết
các tổn thương, siêu âm không mô tả được không gian 3 chiều dẫn đến khi mổ nội soi gặp rất
nhiều khó khăn, nếu cố mổ thì gây tai biến
- Ung thư tuyến giáp quan trọng nhất là lấy sạch tổ chức tuyến giáp và u, khi mổ nội soi nếu cố
gắng cắt sạch thì gây tai biến cắt cả thần kinh và tuyến cận giáp, nếu không cắt sạch thì nhu mô
tuyến và u để lại nhiều dẫn đến phải uống xạ nhiều lần và liều cao.
- Mổ nội soi bắt buộc phải dùng dao siêu âm, để khi mổ đỡ khói, để mổ cho dễ. Nhưng dao siêu
âm cường độ đốt rất lớn, rất dễ đốt cháy thần kinh thanh quản và tuyến cận giáp. Kích thước đầu
dao to, không linh hoạt, tinh tế, dẫn đến tổn thương không hồi phục các thành phần xung quanh
tuyến giáp. Các bs không nhận ra được các nhược điểm nguy hiểm này.
- Đường hầm mổ nội soi rất dài, nên khi nhiễm trùng rất khó sử trí, điều trị vài tháng không hết,
mổ đi mổ lại không khỏi
- Đường hầm mổ nội soi rất dài nên khi mổ xong, lấy u ra ngoài, đặc biệt là u to, ung thư rất dễ
làm lây lan, reo rắc tế bào ung thư.
- Đường hầm mổ nội soi tuyến giáp đi qua bao cân cơ ức đòn chũm do đó làm tổn thương cân, cơ,
rất nhiều bệnh nhân sau mổ nội soi xuất hiện viêm xơ cứng cơ ức đòn chũm dẫn đến sưng, phồng
lệch 1 bên cổ trông rất mất thẩm mỹ không thể khắc phục.
- Các Bs trẻ, già ở các nơi đi học mổ nội soi, nhưng chỉ vào phòng mổ, không bao giờ tham gia
khám và theo dõi lâu dài bệnh nhân sau mổ nội soi xem họ cảm nhận thế nào, bị tai biến ra sao,
khó chịu đến mức nào, nên không biết được hạn chế của nội soi, họ chỉ thấy bề nổi, họ chỉ thấy
màu hồng, họ chỉ như thầy bói xem voi, với kinh nghiệm ít ỏi họ về bệnh viện của họ háo hức
triển khai mổ nội soi, người bệnh tiếp tục bị thử nghiệm, tai biến tiếp tục xảy ra, lúc đó họ mới vỡ
mộng, còn người bệnh ôm tai biến suốt đời.
Vậy thì quan trọng nhất là bs không được lạm dụng chỉ định, tư vấn làm sao, mổ làm sao có lợi
nhất cho người bệnh chứ không phải có lợi và lấy thành tích cho thầy thuốc. Tuy nhiên ở Việt
Nam, người bệnh phải tìm hiểu thật kỹ, so sánh nhiều nơi, đừng bao giờ nghĩ tuyến trung ương là
luôn luôn đúng và phải học cách để thông thái!
Bs Mai Văn Sâm

146. *Các bạn lưu ý:


- Thông thường khi xét nghiệm, nếu XN chính xác: khi TSH thấp thì T3 và FT4 phải cao và
ngược lại
- Nếu đã cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc cắt 1 thùy và XN máu chính xác thì Bs sẽ dựa vào TSH để
chỉnh hóc môn giáp
- Nếu TSH cao mà T3 và FT4 cũng cao thì thường là XN sai
- Nếu TSH thấp mà T3 và FT4 cũng thấp thì thường là XN sai
- Chỉ duy nhất trong trường hợp có u tuyến yên gây tăng tiết TSH và có cường giáp thì khi XN
mới có kết quả là TSH và T3, FT4 cùng cao.Tuy nhiên u tuyến yên ít gặp.

147. *Uống xạ (tức là uống iod xạ) để điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang
1. Ở Việt Nam

119
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
-Bạn phải ngừng uống thuốc hóc môn giáp từ 2 đến 3 tuần, thậm chí nhiều hơn nữa, khi nào TSH
cao lên đạt theo yêu cầu thì mới uống xạ đc
- Bạn phải kiêng ăn, uống các đồ ăn, thức uống có iod
- Chỉ uống xạ khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp
- Những trường hợp, còn 1 thùy giáp , hoặc mổ mà để lại quá nhiều nhu mô tuyến giáp thì không
thể và không có chỉ định uống xạ, nếu cố tình uống xạ thì phần còn lại không thể diệt hết đc mà
còn nguy hiểm vì phần tuyến giáp còn lại nhiều nên khi uống xạ thì xạ sẽ tập trung vào phần
tuyến giáp còn lại dẫn đến phù nề, sưng đau vùng cổ thậm chí phải cấp cứu vì khó thở ( vì tuyến
giáp nằm ôm sát khí quản).
- Vì ngừng hóc môn giáp, nên nhiều người rất mệt mỏi. Tuy nhiên có người không hề mệt mỏi gì.
2. Ở nước ngoài
- Bạn sẽ không phải ngừng hóc môn giáp để chờ TSH cao đạt theo yêu cầu, không phải ăn kiêng
- Vì họ tiêm thuốc TSH để TSH cao đạt yêu cầu luôn.
- Tuy nhiên chi phí điều trị, tiền vé máy bay, tiền ăn ở thường cao, chỉ có những người thực sự có
điều kiện mới chi trả được.

148. *Thời gian uống xạ sau mổ nhanh hay chậm cũng quan trọng, tuy nhiên uống xạ
không phải là uống thuốc bổ, thích uống thì uống, phóng xạ không những ảnh hưởng tức thì mà
còn ảnh hưởng lâu dài, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường, phóng
xạ không nên chủ quan, lạm dụng. Do đó chất lượng điều trị xạ còn phụ thuộc vào: quan trọng
nhất là chất lượng cuộc mổ, mổ càng sạch thì liều xạ càng thấp, số lần xạ càng ít, mọi người phải
quan tâm vấn đề này đầu tiên đã, rồi còn sức khỏe của người bệnh, có bị tai biến sau mổ không,
đã ổn định chưa?, đã ổn định tâm lý chưa?, chưa qua khỏi cú sốc về mổ lại bị bồi thêm cú sốc về
uống xạ. Trình độ và kinh nghiệm của bs khoa xạ, máy móc xạ hình thế nào, chất lượng xạ ra
sao?
Nói tóm lại bạn nên tìm hiểu kỹ, không nên chỉ đặt một yếu tố nhanh hay chậm mà chưa có sự
chuẩn bị ,tìm hiểu, cân nhắc thấu đáo.
Nếu uống xạ ở Hà Nội, BV 108 đang là lựa chọn tốt nhất có thể. Tiếp theo là ung bướu quân đội,
bạch mai, ung bướu hà nội, BV nội tiết...Tuy nhiên vẫn phải tìm Bs có trình độ, quan tâm đến
mình. Nếu có điều kiện có thể đi nước ngoài để uống xạ, không phải kiêng iod, không phải ngừng
hóc môn, không mệt mỏi. Liên hệ Bs Sâm để tìm hiểu thêm thông tin.

149. *Cảnh giác!


Bs, dược sỹ bán hàng thuốc và bệnh nhân lạm dụng thuốc. Xin liệt kê một số tác hại của
Corticoid( các tên thường gọi như dexamethazone, prednisolone, Medrol, gentrisone...)
Corticoid có tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể gây phù, gây rối loạn chuyển
hóa lipid và làm mắc hội chứng có tên là Cushing. Người bị hội chứng Cushing biểu hiện bị béo
phì không cân đối, tích tụ mỡ ở phần bụng và mặt, sau gáy và cổ, còn phần tay chân thì lại gầy
- Corticoid còn gây cảm giác thèm ăn khiến cho người dùng thuốc ăn ngon hơn nhưng lại có các
tác dụng phụ nguy hiểm khác như làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn
mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm khuẩn (dễ bị
lao, nếu đã bị lao sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc các bệnh nấm).
Thường xuyên dùng corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận do tuyến
này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng
nội tiết và như thế là rất nguy hiểm. (Mới đây, Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, BV Bạch Mai (Hà
Nội) cho biết thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân có các biến chứng nặng nề như: suy tuyến
thượng thận, xuất huyết tiêu hóa... do tự ý lạm dụng corticoid. Riêng đối với trẻ em, do cơ thể
chưa phát triển hoàn chỉnh sẽ bị tác hại do corticoid là rất lớn).
120
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, đặc biệt khi dùng corticoid
dài ngày và làm trẻ chậm phát triển. Ngay cả thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid khi dùng cho
trẻ em để tự chữa bệnh chàm thể tạng cũng có thể gây tác hại cho trẻ như teo da.
- Corticoid che dấu biểu hiện của bệnh, nhưng thực ra nó không chữa được gốc rễ của bệnh.
- corticoid dùng nhỏ mũi lâu dài cũng gây suy tuyến thượng thận. Có bà mẹ tối nào cũng nhỏ mũi
cho con bằng thuốc có corticoid vì cháu nghẹt mũi, dùng đơn đi khám 1 lần và dùng trong 10
năm
- corticoid uống hoặc nhỏ mắt dùng lâu dài dẫn đến đục thủy tinh thể, mù loà
- Cảnh giác với thuốc Đông y "giả mạo" mà nhiều người từng biết đều được quảng cáo chủ yếu:
"Mát huyết, trị bệnh gan gây ngứa, trị gầy yếu, thiếu máu, biếng ăn, mất ngủ...". Trên thực tế, các
thuốc Đông y "giả mạo" này đều có chứa corticoid, để tạo những tác dụng trước mắt: ăn được,
ngủ được, mập ra, nếu có đau nhức xương khớp sẽ giảm ngay hoặc nổi mề đay mẩn ngứa cũng sẽ
hết (do tác dụng giảm đau chống viêm, chống dị ứng của corticoid) khiến nhiều người cho là
"thần dược", nhưng tác hại do việc dùng lâu ngày các loại đông dược "giả mạo" này không sao
lường được.
Cách tốt nhất, trước khi mua, đọc đơn thuốc, thuốc và hỏi bs, dược sĩ đây có phải corticiod
không, có bắt buộc phải dùng thuốc này không và chỉ uống khi có đơn của bs mà bs phải là bs
chuyên khoa, có kinh nghiệm mình quen và tin tưởng đc, không tự ý mua thêm.
Nguyên tắc sử dụng: phải có đơn của bs, sử dụng hết đơn khám lại bs, thuốc dùng giảm dần,
không giảm đột ngột, uống buổi sáng sau ăn no.

150. * Basedow chỉ có thuốc tây y( thuốc kháng giáp tổng hợp) hoặc điều trị xạ ( I
131) hoặc mổ mới có thể điều trị được. Không nên nghe đắp lá, uống thuốc nam, thuốc bắc
chỉ tốn tiền, bệnh càng nặng. Nếu để lâu dẫn đến suy tim thì chỉ có ngồi thở, ngắm người
yêu không làm đc gì cả!

151. *Sau mổ tuyến giáp, vài tháng đầu, tùy từng bệnh nhân, tùy từng tình trạng
bệnh, tùy từng Bs mổ, bệnh nhân sẽ có cảm giác từ nhẹ đến nặng khó thở, nuốt vướng vùng cổ.
Bạn nên tập ngửa cổ tối đa, tập xoay cổ, chườm ấm hoặc chiếu đèn hồng ngoại vào vùng cổ, vùng
mổ, chú ý không để bị bỏng vì chườm quá nóng, vì chiếu đèn quá gần, quá lâu. Không nên giữ cổ
ở một tư thế, so vai rụt cổ vì sợ tuột chỉ. Cùng với thời gian các triệu chứng sẽ giảm, chỉ khi thay
đổi thời tiết sẽ khó chịu lại những thường nhẹ. Đèn hồng ngoại hay chườm ấm là để làm mềm
vùng mổ, đỡ phù nề, chỉ dùng sau mổ 1 tuần và dùng thêm vài tuần nữa, không nên lạm dụng,
không nên nghĩ sẽ làm tiêu các u.

152. * Một trong những bộ phận trên cơ thể đóng một vai trò rất quan trọng nhưng
lại không được coi trọng. Đó chính là tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm phía trước cổ.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất của cơ thể, nó điều khiển mọi hoạt động
của cơ thể. Mỗi tế bào đều có một thụ thể hóc-môn tuyến giáp, gọi là T3 và T4 rất cần thiết cho
hoạt động của cơ thể, nhất là tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển của con người.
Khi tuyến giáp hoạt động bình thường bạn sẽ cảm thấy tràn đầy sức sống, năng lượng và lạc
quan. Nhưng khi bộ phận này " quá yếu hay quá mạnh", bạn sẽ rơi vào tình trạng "mất sức".
Các tế bào không sản xuất hóc môn giáp đúng cách với số lượng không đúng với nhu cầu của bạn
sẽ khiến các bộ phận trong cơ thể không thể hoạt động hiệu quả.
Ví dụ, nếu sản xuất quá ít hóc môn giáp, quá trình trao đổi chất trong cơ thể trở nên trầm trọng -
đó là chứng suy giáp. Bạn thường bị béo phì, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, giảm
ham muốn và khả năng tình dục.
Còn sản xuất hóc môn giáp quá nhiều, sự trao đổi chất tăng lên đến tốc độ chóng mặt - đó là
121
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
cường giáp. Bạn trở nên hoảng sợ, lo lắng, hệ tiêu hóa hoạt động kém, bạn có thể mất hàng chục
kg trong vòng một tháng ngay cả khi bạn ăn liên tục, cơ bắp yếu và tay bị run.
Đôi khi tuyến giáp bắt đầu trục trặc với những thay đổi về nội tiết tố như ở trong thai kỳ hoặc
mãn kinh, bệnh tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn
tuyến giáp. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.
Nếu nghi ngờ có vấn đề về tuyến giáp, bạn hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù
hợp. Nhưng cùng với việc kết hợp phương pháp y tế, bạn cũng cần có những thay đổi trong lối
sống để giúp tuyến giáp khỏe mạnh trở lại.
Những thực phẩm hỗ trợ cân bằng hóc-môn tuyến giáp
Việc điều trị các bệnh lý tuyến giáp rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, chủ yếu là cân bằng lại
hóc-môn để tuyến giáp hoạt động được tốt nhất.
Nguyên nhân gây ra các bệnh về tuyến giáp có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và
thiếu sự đa dạng trong ăn uống. Để tuyến giáp hoạt động tốt nhất, bạn cần những điều sau:
- Iot và Protein: Iot chính là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất hóc-môn tuyến giáp. Vì
thế, bạn nên bổ sung muối hoặc thực phẩm chứa nhiều i ốt như các loại hải sản, và các loại rau
xanh đậm.
Muối iốt sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như ổn định hoạt động của
tuyến giáp. Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức có thể gây phản tác dụng và cản trở hoạt động tuyến
giáp.
Còn protein hỗ trợ chức năng trao đổi chất lành mạnh. Bạn có thể chọn những loại thịt hữu cơ
hoặc cá tự nhiên.
- Sắt, selen và kẽm: Các chất khoáng này kích thích tuyến giáp lành mạnh. Các nguồn thực phẩm
bao gồm rau cải bó xôi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt...
- Chất béo Omega-3: Nếu thiếu các chất béo lành mạnh, tế bào sẽ mất đi tính toàn vẹn. Cá hồi,
hạt lanh, rau cải bó xôi rất giàu axit béo omega 3 giúp cải thiện sự trao đổi chất và điều trị các
bệnh liên quan đến tuyến giáp.
- Vitamin A: Đây là khoáng chất quan trọng giúp T3 đi vào tế bào. Các nguồn thực phẩm chứa
vitamin A là rau quả có màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, xoài, mơ...
- Vitamin D và các loại vitamin B: Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tuyến giáp
(tháng 8/2011), có mối liên quan giữa giữa thiếu hụt vitamin D và bệnh Hashimoto - nguyên nhân
thường gặp nhất của bệnh suy giáp.
Bổ sung đủ tất cả các loại vitamin B cần thiết sẽ giúp tuyến giáp được cung cấp đủ chất dinh
dưỡng cần thiết để hoạt động.
Bạn có thể tìm thấy các khoáng chất này trong các loại rau lá xanh đậm, súp lơ, củ cải đỏ, thịt
lợn, gan động vật, nấm, các loại cá béo và ánh nắng mặt trời.

153. * Mọi người hiểu sai vấn đề: tê tay chân là do tổn thương tuyến cận giáp, không
phải do tuyến giáp
- Chỉ phải uống canxi sau khi mổ tuyến giáp nếu bị ảnh hưởng tạm thời tuyến cận giáp. Sau khi
hết tê tay có thể ngừng canxi luôn, không phải uống nữa.
- Chỉ phải tiêm và uống canxi khi tổn thương vĩnh viễn tuyến cận giáp
- Chỉ phải bổ sung canxi khi loãng xương, phụ nữ lớn tuổi.
- Chọn loại canxi có kết hợp với vitamin D, thay đổi loại khác nếu uống không hợp.
Nếu Bs mổ tốt, u khi mổ không khó khăn, nếu cắt toàn bộ tuyến giáp mà không tổn thương tuyến
cận giáp thì chỉ cần uống bù hóc môn giáp là được.

122
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
154. *Trừ hóc môn giáp là phải uống đúng hóc môn giáp. Trừ thuốc chữa bệnh, trừ
thuốc phải có kê đơn mới bán. Còn lại các thuốc khác như canxi, thuốc bổ, thực phẩm chức
năng ... Các bạn có thể mua loại khác tương đương, miễn là có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng,
còn hạn sử dụng, mua số lượng vừa phải, nếu hợp mua tiếp, không thì thay thuốc khác, không
nên máy móc mua đúng theo tên thuốc, đọc kỹ đơn, hỏi Bs xem đâu là thuốc chữa bệnh, đâu là
thực phẩm chức năng, đâu là thuốc bổ... tránh tình trạng Bs thương mại hóa.

155. *Kinh nghiệm khi đi khám bệnh ở Hà Nội. Vì Hà Nội cũng thượng vàng hạ cám.
Vàng thau lẫn lộn nhiều lắm!
1. Nếu cấp cứu ngoại khoa ( tức là phải mổ) như chấn thương sọ não có hôn mê, chấn thương
nhiều cơ quan thì lựa chọn đầu tiên là BV Việt Đức
2. Nếu cấp cứu nội khoa( tức là chưa phải mổ hoặc không phải mổ) như rắn cắn, ngộ độc thuốc,
sốc thuốc, hôn mê gan, viêm tụy cấp... thì lựa chọn đầu tiên là BV Bạch Mai
3. Nếu cấp cứu nhi( trẻ em) như viêm phổi, suy tim, lồng ruột ... thì lựa chọn đầu tiên là BV Nhi
Trung ương
4. Nếu cấp cứu sản khoa như doạ vỡ tử cung, đa thai, nhau tiền đạo... Thì lựa chọn đầu tiên là BV
sản Trung ương
5. Nếu hôn mê do tăng hoặc hạ đường máu thì lựa chọn có thể BV Bạch Mai hoặc Bv nội tiết
trung ương
6. Nếu lao phổi giai đoạn nặng thì BV lao và bệnh phổi là lựa chọn đầu tiên
7. Nếu sốt xuất huyết, tiểu cầu rất thấp thì lựa chọn là BV lâm sàng nhiệt đới, BV Bạch Mai
8. Nếu phẫu thuật tim thì BV Tim mạch trung ương, BV Tim mạch Hà Nội, BV E là các lựa chọn
9. Nếu các phẫu thuật tạo hình mặt, cơ thể thì khoa phẫu thuật tạo hình BV Việt Đức, BV 108 là
lựa chọn hành đầu
10.Nếu cấp cứu về mắt như chấn thương mắt, tăng áp lực nội nhãn thì BV mắt Trung ương là lựa
chọn
11. Nếu bệnh về máu, như ung thư máu, thiếu máu không rõ nguyên nhân thì lựa chọn BV huyết
học Trung ương
12. Nếu có các bảo hiểm quốc tế thì có thể vào các BV như Việt Pháp, phòng khám Family
medical practice. Nếu chuyên gia của họ giỏi hơn Việt nam thì nhờ họ, tuy nhiên chuyên gia đầu
ngành thì chắc chắn không có vì họ còn bận khám ở nước họ. Nếu tìm hiểu không bằng Bs Việt
Nam thì mình phải tự tìm hiểu để mời Bs Việt Nam giỏi đến cho mình.
13. Tuy nhiên nếu khi cấp cứu mà không đến được các BV trên vì xa thì lựa chọn tốt nhất là đến
bv gần nhất, gọi xe cấp cứu nhanh nhất có thể.
Còn lại các bệnh nếu không phải cấp cứu thì đi tìm Bác sĩ chứ không phải đi tìm bệnh viện. Các
bệnh viện quá đông thì bác sỹ có giỏi mấy cũng không bao giờ quan tâm đến bạn được. Tìm bác
sĩ có chuyên môn sâu, có giao tiếp nhẹ nhàng đặc biệt không quá đông, không quá trẻ sẽ không
có kinh nghiệm, không quá già sẽ bảo thủ, Bs mổ mà lớn tuổi quá thì không còn nhiều sức khỏe,
minh mẫn. Đạt được các yếu tố trên Bs thì mới giành thời gian khám, tư vấn, nghe người bệnh
nói về tình trạng bệnh như thế sẽ chẩn đoán bệnh chính xác, giải đáp thắc mắc, lo âu cho người
bệnh, lúc đó mới đáng thời gian và tiền bạc bạn bỏ ra khi đi khám bệnh, không tiền mất tật vẫn
mang, mang thêm lo âu.
Để tìm được bs tốt rất dễ, vì không phải cấp cứu nên bạn không nên vội vàng. Hãy tìm hiểu qua
người quen, các bs mà mình thân quen để hỏi thăm, nhờ con cháu, bạn bè hỏi thêm, lên mạng
tham khảo thêm. Ví dụ khi bạn đang muốn tìm một Bs chuyên về nội tiết chẳng hạn. Nếu tất cả
123
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
các nguồn mà bạn tìm hiểu đều nói về khoảng 2 hoặc 3 bác sĩ đều đạt các tiêu chí như trên thì có
nghĩa là các bác sĩ đó đều OK . Bạn nên liên hệ để đặt lịch khám. Chúc các bạn thành công khi đi
khám bệnh. Ở Việt Nam nên bạn phải tự học hỏi để trở thành người bệnh thông thái.
Bs Mai Văn Sâm

156. *Đường mổ tuyến giáp như thế nào là tốt?


Để có đường mổ mang thương hiệu riêng của Bs Mai Văn Sâm là phải vào ngấn cổ của từng bệnh
nhân, không bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào và kết quả là dấu sẹo rất khéo, sẹo ngắn và cho
kết quả thẩm mỹ cao, đặc biệt là mổ rất dễ dàng, rất ít tai biến. Bs Sâm đã phải đấu tranh với các
quan điểm bảo thủ hàng mấy chục năm nay là đồng phục, dập khuôn đường mổ, bệnh nhân nào
cũng mổ vào một vị trí, đường mổ rất dài, rất thấp, sẹo sấu và to. Tuyến giáp nằm trên cao, trong
khi đường mổ thấp nên phải rạch da dài, bóc tách rộng, mổ khó khăn, tổn thương rộng dẫn đến
nhiều tai biến, sẹo sấu.
Các Bs không ai dám thay đổi, cứ thầy bảo sao trò làm như thế. Kết quả là bệnh nhân là người
chịu thiệt thòi nhất!
Bs Mai Văn Sâm

157. *Ý nghĩa của các XN trong chẩn đoán và theo dõi ung thư tuyến giáp
1. TSH là hóc môn tuyến yên chỉ huy tuyến giáp.
- Bình thường TSH khi XN sẽ nằm trong khoảng từ 0,2 đến 4,2
- Nếu TSH nhỏ hơn 0,2 thì gọi là cường giáp hay có cách gọi khác là thừa hóc môn. Nếu đang
uống hóc môn giáp thì phải giảm liều lượng sử dụng thuốc xuống và sau đó 2 đến 3 tuần sau khi
đã giảm thuốc phải đi XN lại xem TSH đã phù hợp chưa
- Nếu TSH trên 4,2 tức là suy giáp hay có cách gọi khác là thiếu hóc môn giáp. Trong ung thư
tuyến giáp, nếu mới cắt 1 thùy hoặc đã cắt toàn bộ tuyến giáp thì không nên để suy giáp vì nếu
suy giáp thì cơ thể bắt các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau mổ phải phát triển to ra để sản xuất
hóc môn vì đang thiếu hóc môn như vậy thì bệnh dễ tái phát, Do đó nếu thiếu hóc môn thì phải
tăng liều hóc môn lên so với liều cũ đang uống và sau đó 2 đến 3 tuần sau phải XN lại xem đã đủ
hóc môn không.
Mỗi người sẽ được chỉnh TSH ở mức độ khác nhau tùy theo cân nặng, nhu cầu sử dụng hóc môn,
tình trạng và giai đoạn ung thư tuyến giáp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh tim mạch của mỗi
người, không ai giống ai.
Đặc biệt phụ nữ mang thai thì 3 tháng đầu thai nhi không có tuyến giáp nên rất cần hóc môn do
mẹ uống vào để phát triển các bộ phận, cơ quan. Vì vậy 2 tuần phải XN 1 lần để chỉnh hóc môn
của mẹ uống làm sao dưới 2,5 mới đạt yêu cầu.
Ngoài ra có thể XN thêm XN hóc môn giáp như T3, FT4 để cùng với XN TSH sẽ điều chỉnh hóc
môn giáp uống vào cho thích hợp.
2. TG và anti TG chỉ có ý nghĩa theo dõi tình trạng bệnh ung thư tuyến giáp sau khi đã cắt toàn
bộ tuyến giáp
- TG( thyroglobulin) là tiền thân protein hoóc môn tuyến giáp, là một glycoprotein có trọng lượng
phân tử khoảng 660 kD. Cơ bản phân tử này gồm 2 chuỗi protein 300 kD và 330 kD, liên kết với
nhau bằng cầu nối disulfide. Tg được các tế bào tuyến giáp tổng hợp với lượng lớn và phóng
thích vào khoang trong của nang giáp.
- Anti TG là kháng thể kháng lại thyroglobulin
- Nếu tuyến giáp chưa mổ mà TG và anti TG cao thì thường là viêm giáp, hoặc chỉ cần sau khi
chọc tế bào tuyến giáp và sau đó lấy máu làm XN thì cũng làm TG và anti TG tăng cao. TG và
anti TG không có giá trị chẩn đoán k giáp
- Nếu sau khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp mà TG và anti TG cao có nghĩa là có thể nhu mô tuyến
124
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
giáp còn sót lại ở cổ còn nhiều hoặc có di căn hạch hoặc có di căn xa
- TG và anti TG càng thấp càng tốt
Tuy nhiên TG và anti TG thấp nhưng khi siêu âm có hạch di căn, sau khi chọc hạch xác định là
có di căn thì TG và anti TG không còn ý nghĩa nhiều
3. Calcitonin chỉ do tế bào C nằm cạnh tế bào tuyến giáp tiết ra, rất đặc hiệu trong chẩn đoán và
theo dõi ung thư thể tủy. Khi XN máu chỉ duy nhất XN calcitonin là có giá trị chẩn đoán còn các
Xn máu khác như TG và anti TG chỉ có giá trị theo dõi sau mổ, sau khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp.
Tuy nhiên ung thư tuyến giáp thể tủy chiếm tỷ lệ rất ít, nếu khi nghi ngờ mới chỉ định làm XN
calcitonin.
4. XN tế bào tuyến giáp bằng chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm
- Vì tuyến giáp nhiều mạch máu nên phải chọc bằng kim nhỏ để tránh chảy máu
- Chọc dưới hướng dẫn của siêu âm để tìm đúng u, chọc vào u nghi ngờ nhất. Tuy nhiên sẽ cho ra
4 khả năng như sau:
- Có thể kết quả âm tính giả tức là mặc dù ung thư nhưng vẫn cho kết quả âm tính vì có thể u ở vị
trí khó lấy tế bào, u quá cứng không lấy được tế bào, bs chọc chưa có kinh nghiệm, bs đọc xn
không chính xác hoặc tế bào không điển hình không phân biệt được là loại tế bào gì...
- Có thể cho kết quả dương tính giả có nghĩa là mặc dù là lành tính nhưng đọc nhầm thành ung
thư có thể do trình độ bs đọc, do tế bào không điển hình khó phân biệt giữa lành và ác ...
- Âm tính thật và dương tính thật thì không cần bàn đến
Như vậy chọc tế bào cũng xảy ra 4 khả năng, tuy nhiên tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả thấp.
5. Sinh thiết tức thì trong mổ, tức là khi mổ, Bs mổ sẽ chọn ra nhân nào nghi ngờ nhất, bổ đôi ra
xem xét trực tiếp bằng mắt thường xem ntn và sau đó gửi nhân cho Bs khoa Giải phẫu bệnh đọc
kết quả trên kính hiển vi xem có tế bào bất thường ở nhân không, thể ung thư là loại gì. Kết quả
sẽ được trả lời trong vòng 30 phút
- Độ chính xác của kết quả phụ thuộc vào trình độ của bs đọc kết quả
- Tuy nhiên cũng có trường hợp tế bào rất khó nhận biết là lành hay ác tính
- Lúc này quyết định mổ tiếp hay dừng lại chờ kết quả chính xác hơn là giải phẫu bệnh lại tùy
thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của Bs mổ. Nếu với kinh nghiệm của mình Bs mổ có thể đồng
thuận với nhận định của Bs xét nghiệm hoặc phủ nhận nhận định của Bs xét nghiệm.
- Chính vì thế sinh thiết tức thì cũng như con dao 2 lưỡi, các Bs mổ không có kinh nghiệm sẽ dựa
hoàn toàn vào Bs xét nghiệm dẫn đến các tình huống như sinh thiết tức thì là dương tính quyết
định cắt toàn bộ tuyến giáp, sau mổ 1 tuần kết quả giải phẫu bệnh lại là âm tính.
- Sinh thiết tức thì cũng cho ra 4 khả năng như trên, tuy nhiên kết quả âm tính giả và dương tính
giả thấp hơn chọc tế bào.
6. Giải phẫu bệnh là khối u khi lấy ra khỏi cơ thể, sẽ theo 1 quy trình chặt chẽ hơn, có thời gian
hơn để xem u đó lành tính hay ác tính, ác tính thì thể gì.
- Lúc này có thời gian nên Bs XN sẽ làm đi làm lại, tìm phần nào nghi ngờ nhất để đọc, có thời
gian để hội chẩn trong và ngoài khoa với nhau nên kết quả chính xác hơn sinh thiết tức thì.
- Tuy nhiên giải phẫu bệnh vẫn xảy ra 4 khả năng như trên nhưng âm tính giả và dương tính giả ít
hơn sinh thiết tức thì, chủ yếu là không phân biệt được ung thư thể gì thôi.
7. Nếu giải phẫu bệnh vẫn không rõ ràng, bước tiếp theo là làm XN hóa mô miễn dịch là quá
trình xác định chọn lọc kháng nguyên (protein) trong tế bào của một mẫu mô, mẫu u nhờ nguyên
tắc kháng nguyên gắn đặc hiệu với kháng thể. Nhuộm hóa mô miễn dịch được sử dụng rộng rãi
trong việc chẩn đoán các tế bào bất thường đặc biệt là trong các khối ung thư. Dựa vào đó sẽ nhận
định đây là ung thư thể gì căn cứ vào đây để thông báo cho người bệnh biết kết quả đồng thời
cũng dựa vào phản ứng hóa học để điều trị loại thuốc, loại hóa chất phù hợp nhất cho từng loại
ung thư.
- Độ chính xác của XN rất cao, tuy nhiên cũng có tỷ lệ rất ít cho kết quả không chính xác có thể
125
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
do quy trình, thao tác, hóa chất, loại tế bào khác thường....
8. Xét nghiệm calcitonin và CEA trong chẩn đoán và theo dõi ung thư tuyến giáp thể tủy. Nếu
XN sau mổ càng thấp càng tốt, tiên lượng càng tốt.
Còn tiếp ...
Bs Mai Văn Sâm

158. Mọi người cứ nói về thuốc trợ giáp. Phải nói chính xác đó là hóc môn tuyến giáp
tổng hợp, bắt buộc phải uống thay thế khi tuyến giáp đã cắt toàn bộ, hoặc cắt một phần,
phần còn lại không tiết đủ hóc môn theo nhu cầu cơ thể. Gần như tất cả bệnh nhân uống
hóc môn giáp đều không có tác dụng phụ.
159. *Đường mổ tuyến giáp như thế nào là tốt?
Để có đường mổ mang thương hiệu riêng của Bs Mai Văn Sâm là phải vào ngấn cổ của từng bệnh
nhân, không bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào và kết quả là dấu sẹo rất khéo, sẹo ngắn và cho
kết quả thẩm mỹ cao, đặc biệt là mổ rất dễ dàng, rất ít tai biến. Bs Sâm đã phải đấu tranh với các
quan điểm bảo thủ hàng mấy chục năm nay là đồng phục, dập khuôn đường mổ, bệnh nhân nào
cũng mổ vào một vị trí, đường mổ rất dài, rất thấp, sẹo sấu và to. Tuyến giáp nằm trên cao, trong
khi đường mổ thấp nên phải rạch da dài, bóc tách rộng, mổ khó khăn, tổn thương rộng dẫn đến
nhiều tai biến, sẹo sấu.
Các Bs không ai dám thay đổi, cứ thầy bảo sao trò làm như thế. Kết quả là bệnh nhân là người
chịu thiệt thòi nhất!
Bs Mai Văn Sâm

160. *SUY GIÁP VÀ HIẾM MUỘN


Nhân việc vừa rồi mình tình cờ gặp một số người quen sau khi đi điều trị vô sinh xong rồi, mình
hỏi lại thì có tiền sử phẫu thuật tuyến giáp nên viết bài này giúp mọi người lưu ý. Đôi khi làm
thêm 1 test sàng lọc nhẹ nhàng mà tiết kiệm được cả trăm triệu (chi phí điều trị vô sinh).
1. Suy giáp là gì?
Suy giáp là một rối loạn nội tiết thường là hệ quả từ sự thiếu hụt của hormone tuyến giáp tức là
tuyến giáp sản xuất hormon không đủ để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.
2. Triệu chứng của bệnh
Người bị suy giáp thường có triệu chứng mệt mỏi, táo bón, da khô và thường cảm thấy buồn ngủ,
chân sưng phù, đau nhức cơ khớp, sợ lạnh …. ở phụ nữ có dấu hiệu bất thường vấn đề như rối
loạn kinh nguyệt và giảm khả năng sinh sản. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, có thể có bọng
quanh mắt, nhịp tim chậm đi, giảm nhiệt độ cơ thể và suy tim. Suy giáp nhẹ thường không có
triệu chứng gì.
Đối với phụ nữ, có một mối liên hệ giữa suy tuyến giáp và vô sinh hiếm muộn. Mức độ hormon
tuyến giáp thấp có thể cản trở sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Ngoài ra, Progesterone đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị nội mạc tử cung cho trứng
thụ tinh. Khi Progesterone bị thiếu, trứng sẽ khó thụ tinh với tinh trùng hơn nên sẽ tăng nguy cơ
vô sinh, hiếm muộn..
3. Nguyên nhân:
- Do viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là một loại bệnh tự miễn do hệ miễn dịch trong cơ thể tấn
công vào mô tuyến giáp làm giảm khả năng sản suất hormon tuyến giáp. Gần đây mình gặp rất
nhiều ở phụ nữ trẻ tuổi.
– Viêm tuyến giáp sau sinh
126
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
– Suy giáp bẩm sinh
– Chấn thương tuyến yên có thể xảy ra sau phẫu thuật não hoặc nếu có giảm tưới máu đến vùng
này.
– Phá hủy tuyến giáp sau dùng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật.
– Uống nhiều thuốc ảnh hưởng đến sản xuất hormon tuyến giáp và dẫn đến suy giáp.
– Thiếu Iot
4. Chẩn đoán bệnh:
- Phương pháp chính để phát hiện suy giáp là đo TSH trong máu. TSH là hormon do tuyến yên
trong não tiết ra. Nhiệm vụ của TSH là điều hòa sự bài tiết của tuyến giáp. Giai đoạn sớm thì
TSH được tiết ra bởi tuyến yên. Nếu giảm hormone tuyến giáp xảy ra thì tuyến yên sẽ tăng tiết
TSH để tăng kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hormone. Làm XN FT4, FT3: giảm, TSH tăng
cao.
- Chẩn đoán nguyên nhân suy giáp: Khai thác tiền sử bệnh tật và làm các XN chuyên sâu khác.
5. Điều trị bệnh:
- Điều trị hormon Levothyroxin thay thế.
- Kiểm tra nồng độ TSH theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa tuyến giáp.

161. *Y TẾ CÔNG vs TƯ: BẢN LÃNH


Một nhà tài phiệt Singapore, từng thất bại trong “phi vụ đầu tư” BV tư tại SG, mới hỏi tôi “tại sao
các senior doctors của VN cứ sleeping trong BV nhà nước mà không chịu wake up trong các BV
tư đang nở rộ? Tại các BV tư VN hiện nay đa số là BS junior hoặc BS đã nghỉ hưu? Trong khi tại
Singapore, gần 95% các senior doctors trên 50t, lứa tuổi chín muồi đỉnh cao của y nghiệp, đều
move ra BV tư làm mặc dù họ phải tự trả tiền thuê phòng khám, trả tiền nhân sự và điều hành
phòng khám riêng của họ như 1 doanh nghiệp, tự kiếm nguồn bệnh....vv?”
Tôi không biết đã có nhà xã hội học nào làm survey xem lý do tại sao các senior doctors thích
làm việc ở BV công hơn là tư? Theo thiển ý của tôi, có thể do 2 yếu tố
1. THÓI QUEN. Một thói quen cố hữu đã ngấm vào máu thịt từ khi còn là sinh viên y khoa đi
thực tập, đó là mỗi sáng phải hít thở được bầu không khí của một khu vực đông nghẹt người lao
xao, í ới, tay xách nách mang đi khám bệnh; phải bước qua các gánh hàng rông bánh mì, bò kho,
hủ tíu, cà phê...bát nháo trước cổng BV; thói quen bị chen lấn xô đẩy đẫm đạp lên chân trong
thang máy... Thói quen đã có sẵn một nguồn bệnh “khổng lồ” từ thương hiệu của BV nên cứ tà tà
“thu hoạch” vì hầu hết Bn đến khám là do bảng hiệu của BV chứ không vì bảng tên của BS!!!
Thói quen được BV bao bọc che chở khi “lỡ gây” tai biến biến chứng...vv. Thu nhập chính thức
tuy có ít nhưng thêm “bổng lộc” cũng đủ dùng. Cứ sống tà tà trong vòng tay “mẹ hiền BV công”
chờ đến khi hưu ta lại tiếp tục ra BV tư lãnh lương. Có sao đâu!!!
2. NỖI SỢ HÃI. Sợ hãi khi phải set up lại mọi thứ ở lứa tuổi 50; sợ hãi khi phải thay đổi cách
giao tiếp với bệnh nhân, sợ hãi khi phải xem bệnh nhân là người “nuôi sống” mình chứ không
còn là người “mang ơn” mình, sợ hãi khi phải tự chịu trách nhiệm với những quyết định của
mình, sợ hãi khi phải tự thân vận động hết mọi việc không còn “đệ tử lính lác” phục vụ đến tận
răng, sợ hãi với khái niệm và kỹ năng PR bản thân...vv
P/s: tính nói với ông bạn Singapore “lý do quan trọng nhất là vì BS Việt Nam được học TCCT,
quyết không nàm thuê cho tư bản bóc lột, kiên trì ở BV công để phục vụ zai cấp vô sản mà
thôi!!!”
Nguồn coppy

127
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
162. *Mổ bệnh nhân có 2 bệnh 1 lúc Basdow- k giáp, Bs Sâm phải mất 2 tiếng đồng
hồ để phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Bệnh nhân đã đi đắp lá hi vọng chữa khỏi, tiền
mất nhưng vẫn mang sẹo như sao sa ở cổ, may là sẹo không bỏng sâu. Mọi người hãy cảnh
giác.

163. *Bs Mai Văn Sâm, một trong những người đầu tiên về thành lập khoa ngoại
bệnh viện nội tiết trung ương năm 2001. Sau thời gian 10 năm làm tại bệnh viện nội tiết trung
ương, Bs Sâm chuyển sang trường Đại học Y Hà Nội làm giảng viên chuyên dạy về phẫu thuật
ung thư tuyến giáp. Ngoài thời gian giảng dạy cho các Bs trẻ, Bs Sâm tham gia khám, chẩn đoán,
theo dõi bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp tại:
1. Phòng khám chuyên gia của nhiều bệnh viện
2. Phòng khám 424 Nhà A5, Đại học y Hà Nội.
Không giống như nhiều Bs chỉ biết mổ, không có kiến thức nội khoa về các bệnh lý của tuyến
giáp, Bs Sâm không những có kiến thức chuyên sâu về tuyến giáp mà còn có kỹ thuật mổ độc đáo
mà rất nhiều Bs trưởng, phó các trung tâm phẫu thuật khi đi phụ để học Bs Sâm mổ đều rất thích
thú học hỏi và áp dụng theo , tỷ lệ tai biến thấp hơn các trung tâm mổ trên thế giới. Chính vì thế
Bs Sâm được mời tư vấn chuyên môn và phẫu thuật tại rất nhiều bệnh viện:
1. Bệnh viện Đại học y Hà Nội
2. Bệnh viện Quân đội Trung ương 108( khoa yêu cầu)
3. Bệnh viện Quân đội 354
4. Bệnh viện bộ công an 19-8
5. Bệnh viện Bộ Nông nghiệp
6. Bệnh viện Xanh pôn ( khoa kỹ thuật cao)
7. Bệnh viện Bưu điện
8. Bệnh viện Hưng Việt
9. Bệnh viện Hồng Ngọc
10. Bệnh viện Thu Cúc
11. Bệnh viện An Việt
12. Bệnh viện Trí Đức
13. Bệnh viện Đông Đô
14. Bệnh viện Tỉnh Ninh Bình ( khoa yêu cầu)
15. Bệnh viện thành phố Vinh- nghệ An
16. Bệnh viện Tỉnh lào cai
17. Bệnh viện Việt Nam- Cuba.
18. BV Việt Pháp
19. BV Hòe nhai
20. BV Hồng phát
21. BV Bắc Hà
Và nhiều Bệnh viện khác theo yêu cầu của người bệnh và xắp xếp lịch làm việc của Bs Sâm.
Điện thoại liên hệ: 0912290206 0976067766
Tiêu chí làm việc của Bs Sâm khi mổ ung thư tuyến giáp:
1. Trước khi mổ, tư vấn rất kỹ, bàn bạc, thống nhất với người bệnh để có lựa chọn phù hợp nhất
với từng người bệnh, chứ không phải phù hợp với Bs, không áp đặt cứng nhắc.
2. Trong khi phẫu thuật, không vội vàng, rất cẩn thận và tỉ mỉ, không để xảy ra tai biến, ngoài sẹo
phải đẹp.
128
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
3. Sau phẫu thuật sẽ theo dõi sát diễn biến của người bệnh, tư vấn lại khi có kết quả xét nghiệm,
theo dõi và chỉnh hóc môn cho từng người bệnh.
164. *CÂU CHUYỆN "BÁC SĨ MẸ ONLINE"...
Nhân gần đây rầm rộ câu chuyện về người mẹ nghe theo hội "bác sĩ mẹ online" gây cái chết tức
tưởi cho con, mình lại nhớ lại câu chuyện cách đây 2 năm, con người anh của mình cũng chết vì
những lời khuyên ấy...
Bé Min - sinh ngày 17/8/2015, chính mình là người đỡ đẻ cu cậu, bế hắn ra trao cho bố - cũng
chính là người anh kết nghĩa của mình. Thằng bé 3kg4, khóc to, mặt hờn dỗi khi bị mình lôi ra,
trộm vía lắm.
Anh chị hiếm muộn bao năm, mình đồng hành cùng anh chị trong hành trình ấy, đẻ được mụn
con, anh quý hơn vàng, nâng niu, tháng nào cũng gọi cho mình xem tháng này tiêm vaccine gì hả
em...
Bẵng đi 1 thời gian, anh đi công tác dài ngày ở miền Nam, không thấy anh chị gọi gì mình cả,
mình qua nhà chơi thì bé đi học, facebook chị vẫn update ảnh bé đều đều, nó bụ bẫm, hoạt bát,
đẹp trai như bố nó ấy.
Rồi đùng một ngày, 22/11/2017, mình nhớ như in ngày ấy, anh gọi mình sang nhà gấp, giữa 12h
đêm, con anh sốt, nôn đi ngoài phân lỏng đến 20 lần/ ngày, phân nhầy máu, mặt thằng bé hốc hác,
tọp hẳn đi, xung quanh nào lá, nào cốc nước xanh xanh, nào búp ổi, nhưng tuyệt nhiên ko có lấy 1
gói oresol nào 😞
Mình bảo anh đi mua thuốc hạ sốt, mua cả oresol nữa. Mình vẫn nhớ như in câu nói của chị:
- Không được cho con uống thuốc, để ở nhà em chữa! Các chị bạn em bảo uống ngọn ổi là đỡ đi
ngoài ngay!
- Chị ơi, Nôn, sốt, đi lỏng như thế này, Min bị Rota thì sao chị ơi! Để e chữa cho cháu!
- Không! Bác sĩ các cô toàn bắt nó uống thuốc, tiêm để kiếm tiền thôi, nó chả bị sao cả, con tôi
tôi lo!
Rồi chị cắm đầu vào điện thoại bấm liên tục, không quên nói:
- 2 người đừng hòng đưa con đi đâu, để tôi hỏi bác sĩ trong nhóm! Cho con uống viên thuốc nào
tôi ly dị anh, tôi kiện em anh đấy!
Mình sững sờ, bác sĩ là mình, 6 năm ĐH, 2 năm chuyên khoa Nhi, không phải đáng tin hơn
những Bác sĩ ảo trên mạng kia ư? Cái gì đang xảy ra thế này???
Rồi anh chị cãi nhau, mình bất lực nhìn thằng bé thoi thóp trên giường, đợi kết quả cuộc cãi vã
của anh chị:
- đây này, các chị bảo phải nôn hết, đi ngoài hết chất gây ngộ độc là khỏi!!!
- đây này con chị ấy cũng bị như thế, còn đi lỏng 30 lần/ngày đây này!
- con ấy con nó đã bị bao giờ đâu, lý thuyết suông vớ vẩn, kinh nghiệm đây này!!!
Thằng bé đột nhiên lên cơn co giật, tôi gọi anh đưa ngay bé vào viện, chị vẫn vin lại:
- Anh muốn đưa con đi thì tôi đi với anh, cô T về đi, tôi ko đưa con vào viện cô đâu!
Ôiii!! Sao cuộc đời có lúc như trong phim như thế này??? Sao nó lại xảy ra với mình, chứng kiến
điều không tưởng như thế! Mình đành bảo anh có gì hãy gọi cho mình, nhìn anh chị lên xe mình
mới lên xe đi về.
Sáng hôm sau, anh gọi : Min chết rồi em ơi!

129
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
Chiều sang với Min, thằng bé nằm đó, im lặng, nằm yên, bình yên đến đau lòng. Mẹ nó ngồi gần
đấy, trân mắt nhìn lên trần nhà, không gào khóc, ông bà nội ngoại 2 bên hết dằn vặt anh, lại khóc
than cho đứa cháu yểu mệnh.
Nhìn dòng người lần lượt ra vào thắp hương, chắc chẳng ai ngờ thằng bé chết vì sự cố chấp của
mẹ nó...
Anh ngồi cạnh mình, cúi gằm xuống, giọng đầy giằn vặt:
- Đêm qua lên xe, mẹ Min đòi đưa đến địa chỉ XXYX, anh tưởng là bệnh viện, ai ngờ là 1 bà thầy
lang nào ấy, anh chị lại cãi nhau, a đòi đưa đi viện, thằng bé co giật, người tím ngắt lại, anh bỏ
mặc chị ở đấy phi đến viện, nhưng thằng bé chết rồi!
Mình buồn... nghẹn đắng trong cổ...cảm giác tột cùng của thất vọng, đau lòng, bất lực...
Tại sao lại không tin chúng tôi, những người được đào tạo để cứu con các bạn??
Tại sao không tin chúng tôi, những người mẹ được đào tạo khoa học?
Tại sao các bạn nhầm lẫn giữa chia sẻ kinh nghiệm với việc chữa bệnh online ??
Tại sao các bạn lại tin tưởng những người xa lạ, buông những câu vô thưởng vô phạt, rồi khi con
chết, ai cứuu con bạn??
Các bạn từng được mình tư vấn, đều thấy nếu trường hợp nào theo dõi được, mình vẫn nói biểu
hiện nặng lên, như thế nào phải vào viện, và trường hợp nào phải đi khám ngay.
Hãy là những bà mẹ tỉnh táo, hãy yêu con tỉnh táo, đừng giết các con vì hiểu biết nửa vời ⛔️
Trong ung thư tuyến giáp cũng thế, đã mổ tốt, đã đáp ứng xạ tốt, đã chỉnh hóc môn tốt, đã ăn
uống cân đối, khoa học. Nhưng vẫn mách nhau nhưng thuốc chưa được kiểm chứng. Bệnh nào
cũng uống thuốc đó. Tự thí nghiệm. Thật nguy hiểm!

165. *Có một bệnh nhân mổ k giáp ở BV 108 cắt toàn bộ tuyến giáp nhưng bị tai biến
cắt cả tuyến cận giáp, tê tay chân, phải tiêm canxi suốt đời. Hiện tại đã có hóc môn tuyến cận
giáp bán ở bên Mỹ, tên là Natpara, ai có người nhà, người thân, bạn bè, có thể nhờ mua giúp,
xách tay về VN được thì tốt quá. Xin cảm ơn!
Vết mổ k giáp, bn của Bs Sâm sau 1 tháng.

166. *Rất nhiều bạn sau cắt toàn bộ tuyến giáp do lành tính hoặc do ung thư, nhưng
khi uống hóc môn không để ý đến hàm lượng thuốc, phải đọc kỹ thuốc xem có đúng là hóc môn
giáp không, hàm lượng thuốc bao nhiêu 50 mcg hay 100 mcg, không nên nói tôi uống 1 viên, hạn
sử dụng như thế nào?. Rất nhiều dược sĩ trẻ bán nhầm hóc môn giáp thành thuốc kháng giáp. Các
bạn nên chủ động đọc kỹ trước khi uống, Bs không phải lúc nào cũng ở cạnh các bạn được.
167. Khi bạn có nhân tuyến giáp, nếu nghi ngờ ung thư, hoặc ung thư nên chọn mổ
mở. Nếu không nghi ngờ thì không cần đốt, không cần mổ và cũng không có thuốc chữa.
Chung sống hòa bình, theo dõi sát là được!
168. *Quyết định uống xạ hay không?
Phải cung cấp cho bác sĩ cả một con voi, đầy đủ các dữ liệu, không nên như thầy bói xem voi, rất
nhiều bệnh nhân
gửi cho bs mỗi kết quả sau mổ hỏi bs tư vấn xem có phải uống xạ không?, có phải uống xạ lần
nữa không?. Hỏi như thế làm khó bs.
Tg và Anti tg thấp thì tốt, tuy nhiên để quyết định có phải uống xạ hay không, có phải uống xạ
lần 2, lần 3 hay không, bs phải dựa vào:

130
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
-XN trước mổ như kích thước u như thế nào
- Mô tả trong mổ như u có còn nằm trong nhu mô giáp hay đã thâm nhiễm cơ quan bên cạnh, u
một thùy hay cả 2 thùy, có hạch di căn không. Đặc biệt là trình độ của bs mổ, có lấy đc sạch u
không, có lấy đc sạch mô giáp không?
- Xét nghiệm sau mổ xem mức độ tg, anti tg bao nhiêu, siêu âm nhu mô giáp còn sót lại nhiều
không, hạch mô tả ntn còn rốn hay mất rốn, có vi vôi hóa không, kết quả xạ hình cổ, xạ hình
xương, xạ hình toàn thân như thế nào?.
Rất nhiều bệnh nhân có xn TG và anti TG sau mổ, sau xạ rất thấp, rất đẹp, nhưng siêu âm có hạch
nghi ngờ di căn, chọc hạch thì có kết quả di căn hạch, vậy theo bạn xét nghiệm nào quan trọng?
TG, anti TG hay siêu âm hay chọc hạch quan trọng?
Chính vì vậy mổ sạch một lần, lấy được hết khối u sẽ uống xạ liều thấp và số lần xạ sẽ ít nhất, đỡ
độc hại, không phải mổ lại, đỡ tốn kém, lo lắng, tai biến.
- Tiền sử gia đình có ai bị ung thư giáp không.
Tuy nhiên cũng có bn không theo quy luật trên, cắt toàn bộ tuyến giáp, ngừng hóc môn giáp mà
TSH không lên mà không rõ nguyên nhân hoặc có bn kháng lại iod nên cả hai trường hợp trên
không điều trị xạ đc mặc dù là thể nhú hoặc thể nang.
169. *Bạn quyết định sức khỏe của bạn hay người khác quyết định?
Chính quyết định của bạn sẽ giúp cho bạn có được sức khỏe lâu dài, chứ không phải là người thân
của bạn quyết định hộ bạn . Nhiều khi có rất nhiều tiền cũng không mua được sức khỏe vì để xảy
ra tai biến, lúc đó bạn mới là người khổ nhất chứ không phải là người thân của bạn, họ không thể
chịu đựng thay cho bạn được.
Rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi phát hiện ra ung thư tuyến giáp thì mất hết tinh
thần, không còn tỉnh táo, sáng suốt dẫn đến không chịu tìm hiểu kỹ trước khi phẫu thuật, nhiều
khi
1. Chọn sai bệnh viện vì bệnh viện quá đông, quá tải thì không bao giờ quan tâm đến bạn chu đáo
được, thái độ thì rất khó chịu, bệnh có khi nặng thêm. Cứ nghĩ tuyến trung ương là tốt nhất, BV k
là tốt nhất, nếu họ đúng thì không sao, nhưng nếu sai thì rất nguy hiểm vì sai hệ thống, số lượng
bệnh nhân đông nên càng nguy hiểm, bs trẻ đi học cái sai về làm theo, có những bệnh viện quân
đội trung ương mà mấy chục năm nay từ lúc họ bắt đầu mổ tuyến giáp đến nay vẫn 1 phương
pháp ấy, vẫn buộc chỉ lanh, loại chỉ để khâu bao, không bao giờ tiêu, một là sẽ nằm trong người
suốt đời, hai là sẽ rò ra ngoài lấy mấy năm không hết .
2. Chọn sai Bs vì bs không phải chuyên khoa, không mổ chuyên về tuyến giáp, cái gì cũng mổ thì
rất nguy hiểm, Bs mổ tim là mổ lớn trong khi mổ tuyến giáp là mổ tinh vi , Bs TMH chỉ là thợ
mổ, nếu cường giáp, suy giáp sẽ không biết điều trị, Bs ung bướu thì có quan niệm tàn phá các cơ
quan bên cạnh tuyến giáp vì quan điểm đã ung thư thì phải như thế mà không cần biết sau mổ
người bệnh như thế nào và khi bị tai biến thì bảo ung thư nên phải thế, người bệnh chịu vậy suốt
đời. Trong khi ung thư tuyến giáp bệnh nhân có tỷ lệ khỏi bệnh rất cao, sống rất lâu.
3.Chọn sai phương pháp phẫu thuật như nội soi chẳng hạn, nội soi chỉ có 1 ưu điểm duy nhất là
thẩm mỹ còn lại rất nhiều hạn chế. Bs không hề nói cho bệnh nhân về hạn chế, tai biến của
phương pháp mổ mà chỉ nói một vế ưu điểm. Mổ mở có thể giải quyết được gần như tất cả các
trường hợp, nhiều khi gặp ca khó còn khó khăn, các xét nghiệm làm trước mổ qua loa, hời hợt do
quá tải do trình độ, không chính xác dẫn đến khi mổ nội soi mới phát hiện bệnh nặng hơn dự kiến
dẫn đến thất bại, phải chuyển mổ mở hoặc cố làm thì gây tai biến cho người bệnh.
4. Chọn sai dụng cụ phẫu thuật như dao mổ siêu âm chẳng hạn, hãng sản xuất không sản xuất dao
mổ siêu âm cho mổ riêng tuyến giáp mà sản xuất để mổ những cơ quan lớn trong ổ bụng nên đầu
dụng cụ rất to, công suất rất lớn, không chỉnh nhỏ được trong khi mạch máu tuyến giáp, thần kinh
thanh quản, mạch máu tuyến cận giáp rất nhỏ chỉ bằng cái tăm, thậm chí nhỏ hơn, chính vì thế tai

131
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
biến thì không thể tránh khỏi, càng chỗ mổ đông thì tai biến càng nhiều, người bệnh không thể
biết được vì chính Bs cũng không nhận ra, nhưng vì bảo thủ vì thương mại mà không chịu nhận
ra.
Và còn nhiều yếu tố khác như bệnh viện có gần nhà không, có gần nhà người thân mình không vì
người đi chăm cũng quan trọng
Rồi có bảo hiểm của các công ty nước ngoài không, để không phải băn khoăn về chi phí điều trị,
mà chỉ cần tìm Bs mổ tốt nhất thôi.
Còn quan tâm đến chăm sóc ngay sau mổ, chăm sóc , theo dõi lâu dài cho mình về sau.....
Nói tóm lại phải tỉnh táo, người khôn, người có tiền thì họ thường sáng suốt, mình không có điều
kiện nhưng chịu khó tìm hiểu thì cũng sẽ tốt.
Bs Mai Văn Sâm

170.
*1. Một bạn hỏi ung thư giáp nhỏ dưới 1cm có đốt cao tần đc không?
Đốt cao tần về bản chất là đốt cháy, đốt bốc hơi
Đốt cao tần khối u ung thư sẽ không lấy tế bào ra làm XN được, nếu u gần các cơ quan quan
trọng như thần kinh thành quản, khí quản... thì không dám đốt hết, phải để lại 1 phần u, đốt cao
tần chi phí cũng không rẻ, mới du nhập vào Việt Nam, Bs chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu thế thì
thà để thế chứ làm nửa vời, chưa chắc chắn thì không nên.
2. Nhân ung thư nhỏ dưới 1cm có để theo dõi được không?
Có người bảo mổ, có người bảo không sao.
Nhân ung thư nhỏ dưới 1 cm, thực ra là sự ước lượng tương đối, thế nếu 1,2 cm thì sao, hơn nhau
có 2mm. Không ai biết chính xác u có từ khi nào, nhưng ung thư tuyến giáp thể nhú tiến triển
chậm, vậy khi u 1cm thì phải có từ 5 đến 10 năm chăng?. Một khối u để lâu như thế liệu có an
toàn?.
Vậy để được nhưng bạn phải chắc chắn chưa di căn hạch thì để được, nhưng với các XN hiện tại
như siêu âm, CT, PET... lúc thì bảo có hạch, lúc thì không, giống như đánh đề. Với các loại u nhỏ
như thế bệnh nhân là người quyết định mổ hay không, vì lo ngại biến chứng nên việc chọn Bs mổ
là quan trọng nhất, hơn cả chọn bệnh viện.
171. *Hôm nay tôi có 1 bạn thai 28 tuần, đã mổ cắt toàn bộ tuyến giáp do k giáp, Bs
Sài Gòn cho uống hóc môn giáp liều cao, Bs nội tiết trung tâm y tế phan thiết thấy cường giáp
cho ngừng hóc môn giáp và cho uống PTU( là thuốc kháng giáp tổng hợp dùng để chữa
Basedow) thật may là bạn ý tìm ra câu lạc bộ để hỏi nếu không thì không biết sẽ sinh ra e bé ntn.
Đọc tin nhắn của bạn ấy mà nóng hết cả người vì vừa thương vừa tức.Các bạn mang thai phải hết
sức chú ý. Tôi đã nói rồi tự mình phải cứu lấy mình.
172. *CHỌN BS MỔ QUAN TRỌNG HAY CHỌN BỆNH VIỆN?
Chọn bs mổ quan trọng nhất vì bs mổ quyết định phần lớn thành công của ca mổ, nhưng bs phải
chuyên khoa, bs phải có quyền quyết định mọi vấn đề, không phụ thuộc vào thời gian mổ, không
bị người khác chi phối....
Chọn Bs mổ tốt nhất phải đạt 3 tiêu chí, đặc biệt mổ ung thư giáp, không quan trọng là Bv trung
ương hay không trung ương.
1. Bs phải khám, chẩn đoán, cân nhắc kỹ cho bạn xem có nên mổ hay không, tránh tình trạng
thương mại, phải bàn bạc kỹ với người bệnh về các phương pháp mổ để có lựa chọn thích hợp
nhất, thoải mái nhất, phải nói rõ ưu và nhược điểm của từng phương pháp mổ. Tránh tình trạng sợ
người bệnh không mổ nên chỉ nói tốt, không nói nhược điểm của các công cụ mổ như dao siêu
132
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
âm chẳng hạn ....
2. Phải là Bs chuyên khoa, chuyên về tuyến giáp, tránh tình trạng cái gì cũng mổ nhưng không
giỏi cái gì. Tránh tình trạng Bs mổ đại tràng, mổ TMH, mổ trĩ, mổ tim ... cũng mổ tuyến giáp.
Chẳng khác gì thợ sửa xe máy, máy cày cho đi sửa đồng hồ thì chỉ có phá thay vì sửa chữa.
3. Phải điều trị và theo dõi được sau mổ suốt đời cho người bệnh, tránh tình trạng chỉ biết mổ như
một người thợ, nhưng khi người bệnh bị cường giáp hay suy giáp thì lại không biết cách điều trị.
Tránh tình trạng người bệnh mổ xong thì bị quẳng ra đường không biết đi theo đường nào.
Đạt được cả 3 yếu tố trên thì hãy đặt lịch mổ , tuy nhiên nếu Bs đấy đông bn quá, kèm theo có
làm chức vụ cao thì cũng không nên nhờ mổ vì làm gì còn thời gian để mổ trong khi vẫn muốn
quản lý tốt như thế thì toàn học trò, học trò của học trò và đệ tử mổ thôi, làm gì có thời gian mổ
trong khi nhận 9 đến 10 ca mổ 1 ngày, mỗi ca mổ dễ đã mất trung bình 1 tiếng, chưa kể ca khó
mất vài tiếng, vậy thì làm gì còn thời gian để khám, chẩn đoán, tư vấn cho người bệnh được.
Chưa kể thời gian ký giấy tờ, họp hành, ăn uống, nghỉ ngơi... Phải cẩn thận, kẻo treo đầu dê, bán
thịt chó. Tiền mất rất cao, mang ơn huệ nhưng tật vẫn mang.
Bs Mai Văn Sâm

173. *lời khuyên


Nếu bạn đã mổ cắt một thùy do k giáp, nếu thùy còn lại tái phát thì tốt nhất là cắt toàn bộ
thùy còn lại, nạo vét sạch hạch có thể, để tránh mổ lại lần 3 hoặc nhiều lần dẫn đến tốn
kém, đau đớn, lo lắng!

174. *Tai biến nguy hiểm nhất nhì khi mổ tuyến giáp!
Hạ canxi sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn do tổn thương tuyến cận
giáp tạm thời hoặc vĩnh viễn. Là một trong tai biến nặng nề của phẫu thuật tuyến giáp có thể do
dùng dao siêu âm, do dùng dao điện cường độ cao, do trình độ, kỹ thuật mổ, do bệnh nặng như
mổ cũ, ung thư mà u to xâm lấn các tổ chức xung quanh ....
Nếu tê tay chân nhiều thường phải dùng canxi đường tiêm và vitamin D, sau đỡ sẽ chuyển sang
đường uống, nếu tổn thương tuyến cận giáp vĩnh viễn thì phải dùng canxi và vitamin D lâu dài và
dò liều xem như thế nào thì phù hợp với mình, có thể dùng cách quãng các đợt.
Bây giờ có đã hóc môn cận giáp, nhưng chi phí cao vì Việt Nam chưa nhập thuốc, thường ở châu
á hay sang Singapore hoặc nhật khám, có đơn mới mua thuốc về được, thuốc phải dùng bằng
đường tiêm và phải dò liều cho phù hợp từng người.
Chính vì thế nếu bạn được Bs thông báo phải cắt toàn bộ tuyến giáp, hoặc có thể phải cắt toàn bộ
tuyến giáp, thì phải tìm hiểu kĩ về khả năng, trình độ của Bs đó, phải đi tìm Bs có trình độ cao để
mổ cho mình, để không phải ân hận và chịu khổ cả đời chỉ vì bảo hiểm đúng tuyến, chỉ vì phát
hiện bệnh là mất hết tinh thần, chỉ vì không chịu tìm hiểu kỹ... Có nhiều bạn bị bệnh nhưng lại bị
người thân của mình quyết định, không cho mình tìm hiểu , chọn bệnh viện và chọn Bs giỏi để
mổ cho mình dẫn đến khi bị tai biến thì âm thầm chịu đựng. Nói tóm lại phải tìm hiểu kỹ, đừng
để tiền mất tật mang.
Bs Mai Văn Sâm

175.
*Bạn sau mổ cắt một thùy hay toàn bộ tuyến giáp do lành tính hay ung thư, nếu bị bệnh
khác thì uống thuốc khác bình thường
133
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
176. *Ký sự một buổi chiều sử dụng dịch vụ y tế tự nguyện ở bệnh viện công
1/Nhà xe trong khuôn viên bệnh viện, khá rộng rãi, nhân viên trông xe cũng thân thiện, vé xe là
thẻ chíp (điểm cộng) yên tâm sau khi lấy xe ra thì xe mình vẫn sạch sẽ như lúc vào, không bị viết
phấn nến lên yên hoặc lên đâu đó mà sau đó phải kỳ cọ trầy vẩy mới hết. Vào đến khu vực phòng
khám khoảng 1h30. thấy bệnh nhân ngồi chật cả phòng chờ cũng hơi choáng và các cửa đồng loạt
kéo rèm lên bắt đầu cho ca làm việc buổi chiều. Xếp hàng ở cửa đầu tiên để lấy số thứ tự khám và
được thông báo trả 5000 đồng để mua số y bạ. Mua thì mua vì mình cũng chưa có. Đó là khoản
đầu tiên phải móc ví. Sau đó cô nhân viên hướng dẫn sang cửa số 3,5 hoặc 7 cho khoản "đầu tiên"
và còn dặn với theo cửa nào vắng thì chị xếp hàng. Cũng chu đáo đấy chứ☺️. Ok tiền thì tiền,
đương nhiên đi khám thì phải trả tiền rồi, bảo hiểm hay ko bảo hiểm cũng phải nhè tiền túi ra
trước đã rồi tính
2/Thấy cửa số 3 người xếp hàng có vẻ ngắn hơn cửa 5 và 7, so sánh một lúc thì mình quyết định
xếp hàng ở cửa số 3. Điên à mà xếp hàng ở cửa đông người, xếp hàng một lúc mới chợt nhận ra là
mình cứ đứng yên một chỗ không thấy tiến lên tẹo nào, nghó nghiêng tìm hiểu thì mới biết cửa đó
không có ai phục vụ (chắc cô nhân viên ở đó bị tiêu chảy nên ngồi nhà vệ sinh hơi lâu-nghĩ thế
cho nó thư giãn đỡ bực mình😊). Thôi chuyển sang cửa số 5 vậy
3/Hàng dài hơn, mọi người kiên nhẫn xếp hàng khá văn minh, toàn là những người đã mắc bệnh
đi khám lại và một số người có triệu chứng bất thường đi khám lần đầu, có vẻ có mỗi một mình
mình đi khám định kỳ kiểm tra xem "quả chanh" của mình nó có ổn không thì phải. Nhích dần
lên cuối cùng cũng tiệm cận được cô nhân viên cửa số 5, cô gái này đang mang bầu còn rất trẻ
mặt mũi xinh xắn đang tiếp người phụ nữ xếp hàng ngay trước mình, chị phụ nữa này chắc trẻ
hơn mình 1 vài tuổi và chắc chắn là đáng tuổi mẹ cô nhân viên, những câu nói chát chúa sau đây
được phát ra từ cái miệng xinh xinh của cô nhân viên: "Đưa sổ đây!". "Đóng 2 triệu!". "Ký vào
chỗ đánh dấu!"😫 và còn rất nhiều mệnh lệnh khác nữa mà mình ù hết cả tai không nghe hết,
người phụ nữ này nhẫn nại thực hiện hết mênh lênh này đến mệnh lệnh khác của cô nhân viên trẻ
và cô gái này còn khuyến mại thêm cho bệnh nhân ánh mắt hình viên đạn đầy căm hận (thật sự
mình nghĩ mãi vẫnkhông hiểu sao cô ta lại tặng cho người phụ nữa này ánh mắt và thái độ như
vậy). Máu mình bắt đầu bốc lên đầu😡, tim loạn nhịp như đang leo dốc Gióng😊 nhưng phải cố
hít thớ sâu cho cái đầu nó nguội bớt. Tới lượt mình cô nhân viên này nói năng mềm mỏng và lễ
phép hơn:
- Cô đóng 2 triệu
- Sao nhiều thế cháu? cô chỉ khám và chụp phim thôi mà. Cô không mang nhiều tiền thế (Cái này
thì mình đã tham khảo trước khi đi: tiền khám là 39000, tiền chụp một bên là 91000) và mình lập
tức nhận được những lời sấc xược sau
-Có bao nhiêu! Muốn đóng bao nhiêu! (choáng toàn tập luôn, thấy giống trấn lột và tệ hơn cả
hàng tôm hàng cá)😲
-Cháu có thể ăn nói lễ phép không?
-Cô mang bao nhiêu? (thôi tạm chấp nhận)
-Cô mang 1 triệu
-Cô đưa 500 000 đây (không hiểu gì luôn, từ 2 triệu xuống 500N)
Cuối cùng thì mình cũng nhận được tờ biên nhận thu tiền tạm ứng viện phí với dòng chữ chua
thêm nghuệch ngoặc "bệnh nhân không đủ tiền". Tủi thân ghia😊
4/Không ai chỉ dẫn phòng khám ở chỗ nào, thôi không sao, hỏi thăm một nhân viên bảo vệ và
được hướng dẫn chu đáo đường ra phòng khám. Phòng chờ rộng rãi và thoáng, ngồi vài phút thì
đến lượt mình, có loa thông báo và bảng điện tử trước mỗi phòng khám rất dễ theo dõi xem đã
đến lượt hay chưa. Bác sĩ rất thân thiện và tỏ ra hài lòng khi biết mình chỉ đến kiểm tra định kỳ
ngược lại cô thư ký thì mặt lạnh te và vênh mặt lên trần nhà, thôi kệ xác cô ta. Bác sĩ sờ nắn một
hồi sau đó hý hoáy viết lách và đưa cho mình mấy tờ giấy, xem cái gì nào, một giấy yêu cầu chụp
134
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
bên trái, một giấy yêu cầu chụp bên phải còn cái thứ 3 yêu cầu siêu âm hai bên. Mình từ chối siêu
âm vì hai lý do: 1/vừa mới siêu âm. 2/siêu âm và chụp cùng một lúc là không hợp lý vì sau khi
siêu âm xong thấy nghi nghờ bác sĩ sẽ cho đi chụp để có thể kết luận rõ ràng hơn, xem kết quả
siêu âm và chụp x-quang cùng một lúc theo mình là thừa. Không hiểu BS chỉ định siêu âm và
chụp cùng lúc với mục đích gì: Để tăng doanh thu? Để đỡ mất thời gian cho người bệnh và BS?
Cái này chịu, chỉ biết là mình không muốn trả những chi phí không cần thiết
5/Qua lễ tân phòng điện quang để lấy số thứ tự, có rất nhiều phòng chụp, có loa gọi số thứ tự và
bảng điện tử trước phòng chụp, Chờ không lâu lắm thì cũng đến lượt, cô kỹ thuật viên thân thiện,
giải thích trước là sẽ đau vì nó sẽ bị kẹp bẹt dí, cán mỏng giữa hai miếng nhựa🤣 (ok không sao vì
không phải lần đầu làm chiện đó). Phòng chụp rất riêng tư, kín đáo, sạch sẽ, sáng sủa không như
những lần trước, ở một bệnh viện khác gọi một đoàn vào vào hết một phòng bẩn thỉu, nhem
nhuốc bắt lột trần hết ra một lượt như chuẩn bị đóng phim con nhợn😪) Sau khi chụp xong thì cô
kỹ thuật viên hướng dẫn sang phòng siêu âm (hình như cái này là công thức rôi) mình giải thích
là mình không siêu âm và được thông báo chờ kết quả sẽ lâu khoảng 1h, nhưng 30p sau cô kỹ thật
viên đã đưa kết quả cho mình
6/Quay lại khu vực đầu tiên đế thanh toán và lấy lại số thứ tự gặp lại BS. Lại phải nhìn lại mặt cô
nhân viên xinh đẹp cửa số 5. Được trả lại 276000. Vậy là tuốt tuồn tuột chiều nay đi bệnh viện
phải trả có 223000. Một số tiền rất nhỏ
7/Phiếu thu không liệt kê chi tiết các dịch vụ bênh nhân đã sử dụng, chỉ có thông tin duy nhất
"tổng chi phí". Vậy thì khách hàng làm sao mà kiểm tra được mình trả tiền có đúng với những gì
mình đã sử dụng
8/Quay lại phòng BS, bác sĩ xem phim và kết luận là mình chỉ sống thêm được 50 năm nữa😂.
Chìa quyển sổ mua 5000N ra hy vọng BS sẽ ghi chép gì đó vào sổ nhưng BS bảo không cần, vậy
là quyển sổ vẫn trống trơn, thôi giữ kỹ để sang năm đi khám lại không phải mua sổ nữa
9/Nhà vệ sinh vẫn theo kiểu nhà vệ sinh công cộng truyền thống, một hàng gạch, 2 viên một xếp
chụm đầu thành một đôi, nếu không quen sẽ phải nghĩ mất một lúc là quay mặt vào tường hay
quay mặt ra ngoài nhưng khá sạch, không đến nỗi phải nín thở khi bước vào.
Lâu quá không đến bệnh viện công, chiều nay mình đã có một trải nghiệm khá thú vị. Dù sao
cũng mong các bạn không bao giờ phải đến những chỗ như vậy

177. *Sau khi uống hóc môn giáp 1giờ mọi người có thể ăn, uống bất cứ gì mình
thích, miễn là cân đối, nên uống vào 1 giờ nhất định để dễ nhớ, và còn để còn ăn, uống, uống
các thuốc khác. Còn đối với thuốc khác phải uống thêm thì một số loại thuốc phải uống sau
4 tiếng.

178. *Một số loại thuốc (cholestyramin, colestipol, colesevelam, thuốc kháng acid,
sucralfate, simethicone, thuốc sắt, sodium polystyrene sulfonate, bổ sung canxi, orlistat) có
thể làm giảm lượng hormone tuyến giáp được hấp thụ bởi cơ thể. Nên uống sau khi uống
hóc môn giáp ít nhất 4 tiếng.

179. *TRAO YÊU THƯƠNG HAY TRAO NỖI LO ?


Thời gian gần đây có nhiều bạn nam, nữ chưa có gia đình. Có những bạn đã có gia đình, thậm chí
có những anh chị trung niên không nghĩ mình có thể có thai được gọi điện cho Bs Sâm hỏi, e vừa

135
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
mổ xong thì biết có thai, e vừa xạ xong thì biết có thai, bây giờ phải làm sao Bs ơi, rất khó để trả
lời bỏ thai hay giữ thai, đáng ra câu hỏi này phải vang lên trước khi hành sự 😀😀😀. Thường thì
mọi người hay trao yêu thương, động viên cho nhau trước khi đi mổ, trước khi đi uống xạ hoặc
sau khi đi uống xạ về, điều này rất tốt. Nhưng để tránh gặp phải trường hợp đi thì mắc núi, trở lại
thì mắc sông, đã lo lắng về bệnh lại thêm lo lắng về việc giữ hay bỏ thai, giữ thì có an toàn với
con không?.
Cho nên dù quen biết, dù thân thiết, dù yêu thương đến mấy thì nhất thiết cũng phải dùng bao cao
su khi quan hệ trước khi đi mổ, trước và sau khi uống xạ cho đến khi an toàn nhé mọi người.
Bs Mai Văn Sâm

180. *Khám lại sau mổ và sau xạ nên 2 đến 3 tháng một lần, nếu kết quả tốt thì dãn
ra, nên chủ động vì nhiều khi BV đông, bs không quan tâm hết được, chưa kể có người chuyên
môn yếu, bệnh nhân đến BV chuyên khoa nhưng không gặp được Bs chuyên khoa, đến BV trung
ương nhưng lại gặp bs địa phương vì họ mới chuyển công tác lên, phải mất vài năm họ mới giỏi
bằng Bs tuyến trên được, chưa kể có những người cả đời học vẫn thế. Phải hỏi 2 -3 bác sỹ chuyên
khoa để so sánh xem, họ tư vấn có đúng không, hỏi bs quen xem họ nói, tư vấn cho thì mới thật
được, nếu vấn đề mình hỏi họ không giỏi thì họ sẽ giới thiệu giúp cho bs khác.
Chọn Bs mổ cho mình rất quan trọng, quan trọng hơn cả là chọn bệnh viện, vì cả đời chỉ mổ 1
đến 2 lần, vì nếu mổ ung thư thì phải sạch u nhưng không được gây tai biến. Có những bệnh viện
tuyến trung ương, BV quân đội mà kỹ thuật mấy chục năm không thay đổi, mổ nhiều nhưng sai
một cách có hệ thống, bệnh nhân bị tai biến nhiều nhưng không biết, vì họ luôn cho mình đúng,
không nghe ai, chỉ người ngoài cuộc mới nhìn ra, Bs trẻ thì đi học cái sai về làm theo, luôn miệng
bảo thầy e dạy thế, không động não suy nghĩ, không chịu học hỏi và so sánh với thầy khác. Nói
tóm lại, đối với bệnh nhân không ai biết rõ mình bằng mình, không ai lo cho mình bằng mình
được. Hãy cẩn thận trước khi quyết định, đừng vội quá kẻo tiền mất tật mang!

181.
Basedow có 3 cách chữa
1. Uống thuốc kháng giáp tổng hợp
2. Uống xạ (Iod 131)
3. Phẫu thuật
1 .Chữa Basedow bằng thuốc kháng giáp tổng hợp (KGTH):
- An toàn
- Tỷ lệ khỏi bệnh cao
- Phải đi khám định kỳ hằng tháng
- Tuy nhiên thời gian điều trị lâu ( khoảng hơn 2 năm , thậm chí lâu hơn nữa). Rất dễ uống thuốc
không đều hoặc bỏ thuốc.
- Tính tổng chi phí về thời gian và tiền bạc cũng cao
- Có người có thể bị dị ứng với thuốc KGTH. Hoặc tăng men gan, hạ kali, hạ canxi, giảm bạch
cầu, có thể do thuốc KGTH hoặc do chính bệnh Basedow
2. Chữa Basedow bằng uống xạ:
- Thời gian điều trị nhanh
- Tỷ lệ khỏi bệnh cao

136
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
- Phù hợp với bướu có
kích thước nhỏ và vừa
- Phụ nữ đã sinh đủ
- Đàn ông đã có đủ còn
- Sau uống xạ phải có thời gian cách ly
- Chi phí hợp lý
*3. Chữa Basedow bằng phẫu thuật:
- Phải uống thuốc KGTH trong vài tháng cho bệnh ổn mới nên mổ
- Thời gian khỏi nhanh
- Chỉ định sau khi điều trị KGTH thất bại
- Có nhân nghi ngờ ung thư, hoặc ung thư
- Bướu to gây mất thẩm mỹ, khó thở, nuốt vướng
- Nhược điểm có sẹo, tai biến của mổ
- Chỉ phí vừa phải

182. *Mọi người cứ hỏi về nấm linh chi, nọc bọ cạp, hoa đu đủ, tam thất, tảo các loại,
xạ đen.. có dùng được không?. Mình trả lời dùng cũng đc, nhưng phải có liều lượng cụ thể, uống
bao lâu, có hợp với mình không, có làm tăng men gan, suy thận không, thuốc bổ với người này có
thể là độc với người khác, chưa kể thuốc giả, kém chất lượng. Nói tóm lại thuốc đông y phải do
thầy thuốc đông y kê, họ sẽ chịu trách nhiệm với đơn họ kê, còn nếu mình tự dùng, tự nghe theo
người khác thì mình tự thí nghiệm mình, tự chịu trách nhiệm với cái mình uống. Tôi ví dụ, hằng
năm tôi mổ rất nhiều bệnh nhân ung thư, khoảng vài trăm ca, có thể nói là con số lớn, chưa kể các
bs khác nữa và tỷ lệ khỏi bệnh rất cao. Nhưng hình như mọi người không để ý đến điều này,
trong khi chỉ cần nghe ai mách thầy lang này hay 1 bệnh nhân kia ăn cái này, uống thuốc kia khỏi
bệnh thì mọi người lại tin ngay, rõ ràng con số mọi người biết rất ít, thông tin không rõ ràng
nhưng mọi người lại tin hơn, chưa kể lúc bị bệnh mọi người hay lo sợ rất dễ bị người khác lợi
dụng, tiền mất tật vẫn mang, trên mạng họ quảng cáo rất hay, rất tinh vi, mục đích là họ muốn
mình mua sản phẩm của họ. Thuốc càng đắt tiền càng dễ bị làm giả làm nhái. Nếu thế thì cần gì
đến Bs. Cần gì đến bệnh viện. Hãy là người bệnh thông thái!
*Viêm giáp có nhiều thể bệnh khác nhau, nhiều giai đoạn khác nhau ( cường giáp,
suy giáp, bình giáp).Có kèm theo nhân hoặc không

183. *Để quyết định uống xạ ở đâu các anh chị phải cân nhắc cho kỹ, hạn chế sai lầm
do vội, muốn nhanh, có những cơ sở chỉ có mỗi 1 ưu điểm là nhanh trong khi có nhiều nhược
điểm thì các anh chị lại chọn, ngược lại có cơ sở có nhiều ưu điểm nhưng có mỗi một nhược điểm
là hẹn lâu thì anh chị lại không chọn. Phải đặt câu hỏi là tại sao họ đông. Trong thời gian chờ
không đc để suy giáp là đc. Nên cân nhắc kỹ vì mỗi lần uống xạ là 1 lần vất vả kiêng khem, nguy
cơ ảnh hưởng của xạ rất cao. Hãy là người bệnh thông thái.

184. *Sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp do ung thư có hoặc không phải điều trị iod 131
thì không cung cấp nhiều iod như tảo, vì chúng ta đang mong muốn tế bào tuyến giáp không
phát triển nữa, thế thì cung cấp nhiều iod để làm gì nữa. Các thức ăn, thực phẩm cn có lượng iod
137
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
ít thì ăn bt. Các thức ăn khác thì cân đối, người gầy thì ăn nhiều, người béo thì ăn ít, người bình
thường thì ăn vừa. Uống hóc môn giáp đều và đủ. Quan trọng là không đc để suy giáp, quan trọng
là uống hóc môn giáp thay thế. Muốn biết có suy giáp hay không thì phải đi xn mới chính xác đc.
Sau uống xạ thì kiêng tiếp xúc với trẻ em, phụ nữ mang thai, nam nữ chưa có gia đình, chưa có
con, nói chung phải kiêng cho mọi người trong cộng đồng không bị ảnh hưởng thì càng tốt.
185. Iod 131 là iod phóng xạ,
để diệt nốt các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau mổ, mọi người phải hiểu cho đúng, I131 ảnh
hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Mọi người sau uống xạ nên tuân thủ thời gian cách ly để an
toàn cho người thân và cộng đồng!

186. *Sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp do ung thư thì không cung cấp nhiều iod như
tảo, các thức ăn, thực phẩm cn có lượng iod ít thì ăn bt. Các thức ăn khác thì cân đối, người gầy
thì ăn nhiều, người béo thì ăn ít, người bình thường thì ăn vừa. Uống hóc môn giáp đều và đủ.
Quan trọng là không đc để suy giáp. Muốn biết có suy giáp hay không thì phải đi xn mới chính
xác đc.

187. *Tsh 0,005 mà bs không giảm liều, các anh chị lưu ý phải tự so sánh kết quả XN
của mình với khoảng XN( từ 0,2 đến 4,2) để hỏi lại bs hoặc nhờ bs khác chỉnh cho hoặc không
khám bs đó nữa hoặc không khám chỗ đó nữa, bây giờ mình đc chọn lựa cơ mà

188. *Bác sĩ Sâm Xin được thông báo: Mặc dù ung thư tuyến giáp đa số là thể nhẹ,
tiến triển chậm, nhưng đã là ung thư chúng ta không thể lơ là, chủ quan. Để nâng cao chất
lượng điều trị và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh, xin mọi người lưu ý!
Tất cả các bác, anh chị em là bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đã mổ cắt toàn bộ tuyến giáp
do ung thư. Sau khi đã điều trị xạ hoặc không phải điều trị xạ lưu ý như sau:
- Sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp bắt buộc phải uống hóc môn tuyến giáp thay thế
- Chỉ được ngừng khi có ý kiến của Bs khoa xạ( vì ngừng hóc môn tạm thời để làm xạ hình hoặc
trước khi điều trị xạ), các Bs khác không có kinh nghiệm, hoặc không phải chuyên khoa không
được khuyên bệnh nhân bỏ thuốc, hoặc tự ý chỉnh liều
- sau khi điều trị Xạ xong, hoặc không phải uống Xạ nên quay lại bác sĩ nội tiết hoặc Bs Ngoại
nội tiết để điều chỉnh hóc môn tuyến giáp cho phù hợp với từng người bệnh và đặc biệt để tránh
tái phát bệnh
- Xin lưu ý hiện nay có rất nhiều cơ sở hoặc Bs ngoại ( bụng, tim mạch, TMH, ung bướu.....) có
mổ tuyến giáp nhưng kiến thức về nội tiết còn hạn chế nên họ không thể điều chỉnh tốt hóc môn
cho người bệnh được dẫn đến người thì cường giáp( ảnh hưởng đến tim mạch), người thì suy
giáp( bệnh ung thư sẽ tái phát)
Các địa chỉ để các bác liên hệ:
- Bệnh viện nội tiết TƯ
- Khoa nội tiết bv bạch mai( Bs ngọc Anh 0912760684)
- Đại học Y hà nội ( Bs Sâm 0912290206)
- Và các khoa nội tiết của các bệnh viện
Hy vọng các bác có được vài thông tin cho mình và người nhà. Chúc sức khỏe!
Bs Mai Văn Sâm

138
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)
189. *Tg là protein của tuyến giáp, nói tóm lại nếu sau mổ cắt TBTG(k giáp) mà Tg
cao hơn quy định thì có thể tại cổ còn tổ chức tuyến giáp sót lại nhiều hoặc có đi căn xa

190. *TSH là hóc môn của tuyến yên chỉ huy việc sản xuất hóc môn tuyến giáp khi
còn tuyến giáp, bây giờ tuyến giáp đã bị cắt đi, chúng ta phải uống hóc môn giáp thay thế ở ngoài
vào, người ta dựa vào xét nghiệm TSH để biết uống hóc môn tuyến giáp xem có đủ hay thiếu hay
thừa để điều chỉnh

191. *Thông báo


Nhiều bạn sau khi mổ ung thư tuyến giáp, được gửi đi để uống xạ nhưng thời gian hẹn lâu
nên rất lo lắng. Tuy nhiên mọi ng chỉ cần lưu ý, trong thời gian chờ đc uống xạ thì phải uống hóc
môn đều và đủ, không được để suy giáp cộng với bs mổ tốt( tức là mổ sạch u đến mức tối đa,
nhưng không gây biến chứng) thì bệnh sẽ không nặng lên. Muốn biết có bị suy giáp hay không thì
các bạn phải chủ động đi làm xét nghiệm vì sau mổ liều hóc môn sẽ chưa chuẩn ngay với từng
người vì liều phụ thuộc cân nặng, tình trạng bệnh ... với lại bs không thể quan tâm đến hết mọi
người được, đặc biệt là chỗ đông. Tránh tình trạng bs hẹn 3 tháng hoặc 6 tháng thì bỏ bẳng không
đi xn. Trong 3 đến 6 tháng đó liều hóc môn sẽ chưa chuẩn, có người thì thừa, có người thì thiếu.
Chính vì thế không ai lo cho mình bằng chính mình đc.
Chúc các bạn yên tâm điều trị và có kết quả tốt.
Bs Mai văn Sâm

192. *Lợi nhuận làm mờ mắt tất cả!


Tất cả các sản phẩm, sữa, thuốc, đặc biệt là thực phẩm chức năng đều do người bán tự in
nhãn mác, tự quảng cáo, gặp bs vài phút trao đổi thế là thành sản phẩm có chất lượng để dùng cho
người bệnh, thế là bs tin ngay, họ lợi dụng uy tín của bs để kê, để quảng cáo, để tiếp thị trực tiếp
đến người bệnh,
Bs bán rẻ uy tín, trách nhiệm, lương tâm và niềm tin của mình cho con buôn. Người bệnh đã bệnh
càng bệnh thêm, người bệnh đã nghèo càng nghèo thêm.
Họ tự in các giấy kiểm định chất lượng, các bạn thừa biết với công nghệ in ấn bây giờ thì cái gì
chỉ in được, rất đẹp và bắt mắt. Đến bằng tiến sĩ còn làm giả được mà.
Bs và bệnh viện không hề tự nghiên cứu, tự kiểm định các sản phẩm đó và trong vài phút lắng
nghe quảng cáo thì không thể biết được sản phẩm đó như thế nào, tốt hay không, đắt thì chắc
chắn vì khi đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều lần chiết khấu. Các cơ quan nhà nước thì
buông lỏng. Không hề có bất kỳ một thông tin khoa học nghiêm túc nào mà đã tin ngay và giới
thiệu để bán cho người bệnh để kiếm lời
Thật là trắng đen lẫn lộn. Sự thật thường hay trần trụi, giả dối đã lấy mất quần áo rồi !
Nhiều bệnh nhân khi đến khám bs sâm, siêu âm lâu, kỹ họ phàn nàn nói rằng khám đắt, chờ lâu,
lần sau không khám nữa. Xin thưa đến với Bs Sâm là bạn sẽ có sự thật, tư vấn thật, lời nói thật.
Thời gian và tiền bạc nhiều khi không mua được sự thật. Cảm ơn các bạn đã tin tưởng!
Xin phép tác giả của bức tranh. Xin cảm ơn nhiều!
Bs Mai Văn Sâm

139
Nguồn: BS Mai Văn Sâm Người coppy tổng hợp: Trần Đức Hải (Bình Phước)

You might also like