You are on page 1of 2

Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Bộ môn Chăm Sóc Giảm Nhẹ

Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh


Khoa Y
Bộ môn Chăm Sóc Giảm Nhẹ

CA LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ SỰ SỐNG Ở


BỆNH NHÂN UNG THƯ

MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN CA


- Thảo luận và áp dụng được các nguyên lý y đức trong CSGN vào ca bệnh chăm sóc
cuối đời
VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM
- Đánh giá nguy cơ lợi ích của các can thiệp duy trì sự sống
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bài giảng «Y đức trong CSGN »
- Phác đồ điều trị chăm sóc giảm nhẹ bộ y tế
Tình huống

Ông Dũng là một người chồng, một người cha, một doanh nhân 75 tuổi, đã nghỉ hưu với nhiều
bệnh lý bao gồm
• Ung thư đại tràng biểu mô tuyến được chẩn đoán gần đây, đã di căn gan. Ông được
chuyển đến khoa ung thư, và một kế hoạch đã được lập ra để bắt đầu hóa trị.
• Đái tháo đường týp 2
• Tăng huyết áp
• Bệnh mạch vành có nhồi máu cơ tim hai năm trước
• Bệnh thận mạn với creatinine nền 200 μmol / l (2,26 mg/dl)
• Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm C (COPD) do hút thuốc lá.
• Sa sút trí tuệ nhẹ.
Ông sống cùng vợ, con trai đã trưởng thành và gia đình con trai ở một thành phố lớn. Ông sở
hữu hai nhà hàng trong quá khứ, nhưng bây giờ ông đã nghỉ hưu. Ông thích đi chùa và chăm
sóc bàn thờ cho tổ tiên.
Một thời gian ngắn trước cuộc hẹn hóa trị đầu tiên của ông Dũng, ông đã nhập bệnh viện với
tình trạng nôn ói thường xuyên mà không có buồn nôn.
Chẩn đoán hình ảnh cho thấy hình ảnh tắc ruột. BS tiến hành phẫu thuật nội soi thăm dò và cắt
bỏ ruột non.

1
Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Bộ môn Chăm Sóc Giảm Nhẹ

Ngay sau khi phẫu thuật, ông Dũng bị ngừng tim và được hồi sinh tim phổi (CPR) thành công
nhưng phải thở máy. Ghi nhận thêm ông bị liệt nửa người bên phải, có lẽ là do đột quỵ trong
lúc CPR. Ông cũng bị suy thận cấp với thiểu niệu và loét tỳ đè ở cả hai chân.
Khi con trai yêu cầu, điều trị thận nhân tạo (lọc máu) đã được bắt đầu tại ICU. Do cai máy thở
không thành công, ông được phẫu thuật mở khí quản và mở dạ dày ra da cho ông.
Bây giờ một tháng sau khi ông Dũng bị ngừng tim, ông vẫn ở ICU, được đặt nội khí quản và
phụ thuộc vào chạy thận nhân tạo và dinh dưỡng nhân tạo. Ông thường lú lẫn và không thể
nhận ra các thành viên gia đình trong hầu hết thời gian họ thăm ông. Mỗi lần thay băng vết loét
tỳ đè chi dưới và mỗi lần điều dưỡng hút đàm, ông ta rên rỉ và nhăn mặt và trở nên kích động.
Con trai và gia đình bệnh nhân kiên quyết đòi tiếp tục điều trị duy trì suốt đời.
1. Đánh giá của bạn về tiên lượng của ông Dũng như thế nào? BN có cơ hội hồi phục lại
cuộc sống như trước không ?

Bạn thảo luận với con trai ông Dũng, rằng cha ông không có cơ hội đi lại hoặc ăn uống nữa và
có thể sẽ chết trong ICU. Nhưng gia đình vẫn tiếp tục khăng khăng điều trị duy trì sự sống.

2. Theo bạn, nguyên nhân vì sao gia đình khăng khăng điều trị duy trì sự sống?

3. Bạn có nghĩ rằng việc tiếp tục duy trì sự sống là việc làm đúng với y đức? Nếu có thì
là quy tắc nào?

4. Theo bạn mục tiêu chăm sóc của ông Dũng là gì ? Ai là người đưa ra mục tiêu này ?
Làm cách nào để tôn trọng sự tự chủ của ông Dũng?

5. Bạn có nghĩ rằng một bệnh nhân hoặc thân nhân có quyền được yêu cầu điều trị duy trì
sự sống xâm lấn, ngay cả khi các bác sĩ nghĩ rằng nó không có lợi? Hay có hại?

You might also like