You are on page 1of 94

3 NGUYÊN TẮC SỐNG

KHỎE THUẬN TỰ NHIÊN


09 CƠ
16 XƯƠNG - CỘT SỐNG
24 ĐĨA ĐỆM
39 THẦN KINH
NỘI DUNG

HỌC THUYẾT KINH LẠC


63 BÀI TẬP BỔ TRỢ LỰC
64 KĨ THUẬT XOA BÓP
KĨ THUẬT VẬN ĐỘNG
BẢNG
I. Những nguyên tắc
sống khỏe thuận tự
nhiên.
1. CHỈ VẬN ĐỘNG MỚI CÓ THỂ THAY ĐỔI
MẬT ĐỘ CẤU TRÚC CỦA XƯƠNG.

2. CƠ SAU KHI TRƯỞNG THÀNH THÌ LUÔN CÓ QUÁ


TRÌNH BIẾN ĐỔI TỪ CƠ ĐỎ THÀNH GÂN TRẮNG.

3. ĐĨA ĐỆM PHỤC HỒI BẰNG VẬN ĐỘNG NHỊP


NHÀNG, NẮN CHỈNH CỘT SÔNG, KÉO GIÃN, ĐU XÀ.

4. KHỚP CÓ XU HƯỚNG CO, BÓ, CỨNG NÊN CẦN


VẬN ĐỘNG VÀ KÉO GIÃN HÀNG NGÀY.

5. PROTEIN THỰC VẬT LÀ NGUỒN DINH DƯỠNG


THUẬN TỰ NHIÊN VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI.
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC SỐNG
KHỎE THUẬN TỰ NHIÊN

1. Chỉ vận động mới làm thay đổi mật độ cấu trúc của xương
- Bề mặt của xương là các màng xương, đây là nơi các gân cơ bám vào.
- Khi vận động sẽ tác động vào màng xương làm kéo căng cơ và căng gân.
Quá trình biến đổi này khiến cho các điểm bám của cơ vào xương (gân) nhiều
hơn, to hơn và cứng hơn.
- Quá trình biến đổi đó được gọi là "thường biến" - sự vượt ngưỡng chịu đựng
của cơ thể làm biến đổi về kiểu hình. Nó sẽ bắt buộc làm cho xương phải chắc
khỏe, phải chắc, mật độ phải dày đặc lên để chống chọi với sự căng, co kéo
của cơ và gân.
- Vậy, giải pháp cho con người để có một bộ xương cột sống chắc khỏe hơn
chính là vận động hợp lý như những bài chạy bộ, đạp xe, đi bộ đều rất có lợi
cho cột sống.
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC SỐNG
KHỎE THUẬN TỰ NHIÊN

2. Cơ sau khi trưởng thành luôn có quá trình biến đổi cơ đỏ


thành gân trắng.
- Màng xương là nơi chủ yếu được các bó cơ bám vào và xương sẽ kết hợp
cùng xương để tạp nên sự vận động cho cơ thể.
- Bó cơ do hàng triệu các sợi cơ cấu tạo nên và đan xen vào với nhau.
- Khi vận động, cơ sẽ liên tục được co và duỗi. Một sợi tơ cơ bị lỗi nhịp sẽ kích
thích và lan ra những sợi tơ cơ khác. Liên tục như vậy sẽ hình thành nên sợ cơ
bị lỗi. Quá trình lỗi tạo ra phản ứng viêm, chất đào thải tích tụ, dinh dưỡng
không đi vào được.
- Khi các bó cơ đã bị thoái hóa do thiếu chất dinh dưỡng tới mức dây thần kinh
không kết nối được -> hệ miễn dịch sẽ coi đây là một vật thể lạ của cơ thể lúc
đó cơ thể sự tự động chuyển hóa cơ đỏ thành gân trắng.
=> Đó là lý do vì sao cứ sau 40 tuổi cơ bắp sẽ mất đi một cách tự nhiên,
khoảng 8% cơ bắp mỗi 10 năm. Những gân xơ này cũng chính là lý do làm cho
cơ đau mỏi và suy yếu khả năng hoạt động của mỗi cá thể.
=> Giải pháp cho cơ đó chính là các bài tập có tác dụng điều hòa làm phục hồi
các sợi tơ cơ đang trong quá trình co duỗi bị lỗi. Những bài tập, hoạt động
chậm hết tầm.
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC SỐNG
KHỎE THUẬN TỰ NHIÊN

3. Đĩa đệm phục hồi bằng vận động nhịp nhàng, nắn chỉnh
cột sống và kéo giãn, đu xà.
- Đĩa đệm luôn có vấn đề là thoái hóa và gây ra các hội chứng đau lưng.
- Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống từ cổ tới hết thắt lưng.
- Đĩa đệm giúp cho cột sống được cử động linh hoạt hơn, chịu tải và giảm sóc.
- Sự phá hủy đĩa đệm lớn nhất đó là áp lực tĩnh đè lên.
=> Để tốt nhất cho cột sống, với nguyên tắc hàng đầu là giảm đi áp lực tĩnh.
Giải pháp sẽ là nắn chỉnh lại đốt sống chứa đĩa đệm và vận động nhịp nhàng,
kéo giãn, đu xà.
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC SỐNG
KHỎE THUẬN TỰ NHIÊN

4. Khớp có xu hướng co, bó, cứng nên cần vận động và kéo
giãn hàng ngày
- Khớp nối giữa 2 dây chằng
- Dây chằng có đặc tính co rút. Không vận động sẽ làm các khớp bị cứng lại
- Khung xương thường lệnh gây nên các khớp chịu nhiều lực khác nhau. Dẫn
đến các chứng đau nhức hoặc hạn chế vận động.
=> Khớp cần sự vận động và cân bằng giữa các dây chằng khớp.
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC SỐNG
KHỎE THUẬN TỰ NHIÊN

5. Protein thực vật là nguồn dinh dưỡng thuận tự nhiên đối với
cơ thể.
- Chế độ ăn phù hợp là ăn thô, các nguyên liệu dễ tiêu hóa, cơ thể dễ sử dụng.
- Cơ thể cần dinh dưỡng hay những vật chất cho các hệ cơ quan. Các thức ăn
càng dễ chuyển hóa thì càng có lợi cho cơ thể.
- Nghiên cứu đã chỉ ra thức ăn giàu protein động vật chỉ có hiệu suất 50-60%,
còn thực vật là 80% -> Do vậy ăn thức ăn thực vật sẽ dễ tiêu hóa hơn.
=> Để xử lý thì vận động tăng tuần hoàn sẽ tăng cường đào thải các chất độc
hại trong cơ thể qua đường máu. Uống nước ép, các loại trái cây hay lá xanh
bản rộng.
II. CƠ
1. CẤU TẠO CỦA CƠ
2. BỆNH LÝ CỦA CƠ
II.1. CẤU TẠO CƠ

1. Màng cơ

2. Bó cơ

3. Sợi cơ

4. Tơ cơ

5. Sợi tơ cơ:
Tơ cơ dày , tơ cơ mảnh
II.2.TÍNH CHẤT
CỦA CƠ

- Cơ co và dãn.
- Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ
co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.
Tính chất - Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều
của cơ tế bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các
tơ mảnh và tơ dày.
- Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ
cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại, đó là sự co cơ.
II.2.TÍNH CHẤT
CỦA CƠ

Co cơ
Co cơ đơn giản là các cơ vân co, các sợi cơ
kéo sát vào nhau, cùng kéo và cùng nhả
nhịp nhàng như những bánh răng. Quá
trình này tạo ra nhiệt từ ma sát và phản
ứng của mỗi tế bào cơ. Khi đó 2 vấn đề xảy
ra: một là sinh ra chất thải tế bào; hai là
sinh ra các vết rách li ti.
II.3. Điểm kích
hoạt Trigger point

- Là những điểm gây ra sự đau đớn, nó tồn


tại ngay trong mô mềm.
- Điểm trigger points xuất hiện khi căng
Điểm kích thẳng, stress, sai tư thế liên tục, rối loạn
hoạt Trigger chuyển hóa, chấn thương cấp và mãn tính.
points là gì? - Nó xuất hiện ngay tại vị trí đau hoặc xuất
hiện ở một vùng khác do đặc tính sợi cơ dài.
- Trên cơ thể có nhiều điểm kích hoạt khác
nhau. Nếu không được giải quyết sẽ gây sự
co cứng cơ, gây đau đơn và trạng thái căng
cứng liên tục.
II.3. Điểm kích
hoạt Trigger point

Cơ chế gây đau của các điểm Trigger points?

Cơ rút làm tăng áp lực các


sợi cơ.

Là nơi chứa các chất cặn


bã của cơ trong quá trình
vận động.

Các chất cặn bã là nguyên


nhân gây đau mỏi cơ
II.4.12 cấp độ của cơ
III. CỘT SỐNG
CẤU TẠO CỦA CỘT SỐNG CƠ THỂ

CỔ 7 ĐỐT
Cong lồi ra phía trước

NGỰC 12 ĐỐT
Cong lồi ra sau

THẮT LƯNG 5 ĐỐT


Cong lồi ra trước

CÙNG 5 ĐỐT
Những đốt này dính liền
nhau tạo xương cùng,
cong lồi ra sau

CỤT 4-6 ĐỐT


dính vào nhau, tạo xương
cụt
III. CỘT SỐNG
CHỨC NĂNG CỦA CỘT SỐNG CƠ THỂ

- Chống đỡ trọng lực cơ thể, kết nối


các xương với nhau, giúp vận động
linh hoạt, đa dạng.
- Bảo vệ tủy sống.

- Hình dạng chữ S cùng hoạt động của


các đĩa đệm hỗ trợ phân tán lực tác
động lên cơ thể.
III. CỘT SỐNG
BỆNH LÝ CỘT SỐNG THƯỜNG GẶP

T h oá i h óa cột sốn
g

Thoát vị đĩa đệm


III. CỘT SỐNG
BỆNH LÝ CỘT SỐNG THƯỜNG GẶP
III. CỘT SỐNG
BỆNH LÝ CỘT SỐNG THƯỜNG GẶP

G ù cột sốn g

Vẹo cột sống


III. CỘT SỐNG
BỆNH LÝ CỘT SỐNG THƯỜNG GẶP
III. CỘT SỐNG
12 CẤP ĐỘ CỦA XƯƠNG

Kế hoạch Ngân sách Quý III

CÔNG TY PHẦN MỀM DƯƠNG BẮC TRANG 08


III. CỘT SỐNG
BỆNH LÝ CỘT SỐNG THƯỜNG GẶP

15+ chưa biết về cột sống

1. Cột sống rất linh


hoạt 9. Đau lưng ảnh hưởng
2. Cột sống hoạt động đến 90% dân số
độc lập với não 10. Khi ngồi bạn cũng
3. Hút thuốc lá ảnh đang tạo áp lực lớn lên
hưởng đến cột sống, cột sống
gia tăng các cơn đau 11. Con người và hươu
lưng cao cổ có số lượng đốt
4. Thói quen dùng sống cổ bằng nhau
điện thoại gây ra áp 12. Con người là động
lực lớn lên cổ vật có vú duy nhất bị
5. Tủy sống của bạn có cong vẹo cột sống
thể lưu trữ ký ức về 13. Cột sống có thể
cơn đau chịu sức nặng lớn
6. Chúng ta mất một 14. Trọng lượng tuỷ
vài đốt sống khi già đi sống chỉ có 35gr
7. Bạn cao hơn vào 15. Phần đốt sống đầu
buổi sáng và khi ở tiên của cổ được gọi là
trong không gian Atlas
8. Tai nạn xe hơi là
nguyên nhân hàng
đầu gây chấn thương
tủy sống
CÔNG TY PHẦN MỀM DƯƠNG BẮC TRANG 08
IV. ĐĨA ĐỆM
1. CẤU TẠO CỦA ĐĨA ĐỆM
2. VẤN ĐỀ CỦA ĐĨA ĐỆM
IV. ĐĨA ĐỆM
MỖI LOÀI TRÊN TRÁI ĐẤT SINH RA CÓ CẤU TẠO
CƠ THỂ PHÙ HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG MÀ CHÚNG
SINH SỐNG.

IV. ĐĨA ĐỆM


- Cá bơi dưới nước có bộ xương nằm ngang phù hợp với hoạt động
của chúng. 
- Loài chim bay trên trời có bộ xương

cong ngang phù hợp với vận


động bay của nó.
- Trâu – bò – ngựa cũng có bộ xương nằm ngang, trọng lượng nửa
trên được đỡ bởi chi trên, trọng lượng nửa dưới được đỡ bởi chi dưới
nên có thể mang nặng tới 100kg đi xa hàng chục km mà không thấy
mệt mỏi nhưng chúng ta thì không thể.
- Khỉ là tổ tiên loài người có hai tay và hai chân thích hợp với môi
trường bám với leo trèo trong rừng cây. Tuy nhiên, trong quá trình
biến đổi của môi trường và xã hội, con người đã sinh sống trên mặt
đất và có dáng đứng thẳng đặc trưng. Với dáng đứng thẳng thì toàn
bộ trọng lượng nửa trên cơ thể đè xuống 5 đốt sống thắt lưng.
Đau lưng là cái giá phải trả cho dáng đứng thẳng của con người.    
IV. ĐĨA ĐỆM
- Giữa hai đốt sống là đĩa đệm.
- Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo
sự liên kết chặt chẽ giữa các thân đốt sống và đóng vai trò hấp
thu chấn động.

- Cột sống của người bình thường có 23 đĩa đệm: 5 đĩa đệm
cổ, 11 đĩa đệm ngực, 4 đĩa đệm thắt lưng và 3 đĩa đệm
chuyển đoạn là: đĩa đệm cổ - lưng, lưng - thắt lưng, thắt
lưng - cùng.
- Chiều cao của đĩa đệm thay đổi theo từng đoạn cột sống.
Trung bình chiều cao đĩa đệm ở đoạn cổ là 3mm, lưng là 5mm
và thắt lưng là 9mm.
IV. ĐĨA ĐỆM
Đĩa đệm cấu tạo: mâm sụn, vòng sợi và nhân nhầy
Nhân nhầy là một hoạt dịch, hơi nhầy, không có màu,
trong suốt, thành phần chủ

yếu là các proteoglycans.
Nhân nhầy có tính ngậm nước khá cao, ở trẻ em có
nhân keo chứa tới hơn 80% là nước. Nhân keo mất
nước dần khi trưởng thành, còn ở người già chỉ còn
hơn 60% nước trong nhân keo.
Nhân nhầy thoát nước ra bên ngoài khi có tác động,
làm cho đĩa đệm xẹp xuống để chịu lực. Lực sẽ được
phân tán đều khắp mặt đĩa đệm và sẽ bị triệt tiêu dần.
Khi không còn lực tác động nữa, nhân nhầy sẽ phồng
lên và hút nước quay trở lại làm cho đĩa đệm phồng
to lên.
IV. ĐĨA ĐỆM

Bao xơ là một lớp bao bọc


bên ngoài nhân nhầy. Thành
phần cấu tạo chính của bao xơ là các sợi collagen. Các vòng
sợi collagen rất dẻo và có khả năng đàn hồi cao.
Ngoài chức năng bảo vệ nhân keo của bao xơ còn có chức
năng giúp chống lại các lực căng hướng ngang hoặc các lực
vặn xoắn, giúp cột sống được đảm bảo giữ đúng trục.
IV. ĐĨA ĐỆM

Tấm sụn tận cùng

Các tấm sụn tận cùng nằm giữa mâm sụn thân sống và
lớp ngoài của bao xơ. Canxi, collagen, nước và các
proteolycans là các chất cấu tạo nên những tấm sụn này.
Tấm sụn tận cùng giúp bảo vệ bề mặt của sụn và thân đốt
sống khỏi bị nhân nhầy ép vào. Ngoài ra nó còn là lớp
bảo vệ đĩa đệm không bị nhiễm khuẩn.
IV. ĐĨA ĐỆM
Thần kinh, mạch máu của đĩa đệm rất nghèo nàn. Khi
còn nhỏ đĩa đệm có mạch máu nuôi dưỡng nhưng khi
lớn lên đĩa đệm chịu trọng
lượng lớn của cơ thể nên
mạch máu đã dần tiêu biến. Đĩa đệm được nuôi dưỡng
bằng hình thức khuếch tán.
IV. ĐĨA ĐỆM

Chức năng chung của đĩa đệm


Nối các đốt
sống
Phân tán và chịu lực
Hỗ trợ trao đổi chất
IV. ĐĨA ĐỆM

IV. ĐĨA ĐỆM

BỆNH LÝ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm


Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột
sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi,
chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống.
IV. ĐĨA ĐỆM
NGUYÊN NHÂN

IV. ĐĨA ĐỆM

IV. ĐĨA ĐỆM

Giai đoạn 1 – Phình đĩa đệm


Vòng xơ vẫn bình thường tuy nhiên nhân nhầy đã có
xu hướng biến dạng. Bệnh nhân thường khó phát hiện
do những cơn đau không liên tục, cơn đau không rõ
ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường.

Giai đoạn 2 – Lồi đĩa đệm


Vòng xơ đã bị suy yếu, bị rách nhưng chưa hết chiều
dày của vòng xơ. Giai đoạn này nhân nhầy vẫn ở
trong bao xơ nhưng tạo thành ổ lồi khu trú. Giai đoạn
này bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng cục bộ, cá
biệt một số bệnh nhân có thể cảm nhận đã có sự chèn
ép thần kinh nên có thể gặp phải những cơn đau dữ
dội.
IV. ĐĨA ĐỆM

Giai đoạn 3 – thoát vị đĩa đệm thực thụ


Bao xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ
chức khác thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối với
nhau, chúng chèn ép vào thần kinh gây làm cho các
triệu chứng trở nên rõ ràng như đau dữ dội, tê bì,
nhói, chuột rút, mệt mỏi, hạn chế vận động.

Giai đoạn 4 – thoát vị đĩa đệm có mảnh rời


Khi khối thoát vị lớn, tình trạng lâu ngày nhân
nhày thoát ra ngoài và có hiện tượng tách ra khỏi
phần đĩa đệm. Giai đoạn này bệnh nhân gặp phải sự
đau đớn rất nhiều, có bệnh nhân đã teo chân, mất
kiểm soát chức năng đi tiểu, đại tiện.
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

Hệ thần kinh  là một hệ cơ quan phân hóa cao


nhất trong  cơ thể người, ở dưới dạng ống và
mạng lưới đi khắp cơ thể, có chức năng kiểm
soát, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ
quan trong cơ thể.
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ
phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các
dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương
giữ vai trò chủ đạo.
Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận
động (điều khiển cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ
thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân
hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. 
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

Bộ phận trung ương gồm có: não và tủy sống.


Trong bộ não và tủy sống người ta phân biệt 2 thành phần
cấu tạo chung của chúng là: chất xám và chất trắng.
Não gồm đại não, gian não, trung não. Não chứa các tế bào
thần kinh đệm và hơn 10 tỷ tế bào.
Chức năng não:
- Chi phối các hoạt động thần kinh cao cấp: suy nghĩ, tính
toán, giao tiếp…
- Điều khiển, phối hợp hành động, tư thế
- Điều phối giác quan cơ thể
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

Tủy sống: dẫn truyền thần kinh từ não ra ngoại biên


Tủy sống là phần TKTW nằm trong ống sống. Ở trên
tủy sống liên tiếp với hành não ở ngang mức bờ trên đốt
sống cổ I, đầu dưới tủy sống ở ngang mức bờ trên đốt
sống thắt lưng II. Đoạn ống sống ở dưới đốt sống thắt
lưng II chỉ có dây tận cùng và các rễ thần kinh đi ra gọi
là rễ thần kinh đuôi ngựa.
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

Thần kinh ngoại biên


- Dây thần kinh ngoại biên là nằm ngoài não và tủy sống.
Nó bao gồm các dây thần kinh sọ não và các dây thần
kinh tủy sống từ nguyên ủy cho đến tận cùng.
Chức năng
- Mang các tín hiệu thần kinh đi vào và đi ra khỏi não bộ
thông qua tủy sống đến một vị trí xác định trên cơ thể con
người.
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

31 đôi dây TK sống


Các đôi dây thần kinh sống thoát khỏi cột sống qua lỗ
gian đốt sống. Các lỗ gian đốt sống do các đốt sống kế
cận nhau tạo nên.
8 đôi dây thần kinh sống cổ
12 đôi dây thần kinh sống ngực
5 đôi dây thần kinh sống thắt lưng
5 đôi dây thần kinh sống cùng
1 đôi dây thần kinh sống cụt
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

12 đôi dây TK sọ


1. TK khứu giác (TK I)
2. TK thị giác (TK II)
3. TK vận nhãn (TK III)
4. TK ròng rọc (TK IV)
5. TK sinh ba (TK V)
6. TK giạng (TK VI)
7. TK mặt (TK VII)
8. TK tiền đình ốc tai
(TK VIII)
9. TK lưỡi-hầu (TK IX)
10. TK lang thang (TK X)
11. TK phụ (TK XI)
12. TK hạ thiệt (TK XII)
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

Đám rối thần kinh


Các nhánh của dây thần kinh nối với nhau tạo
thành các đám rối bao gồm:  đám rối cổ, đám rối
cánh tay, đám rối thắt lưng. Các dây thần kinh
liên sườn thì tách biệt theo các đốt sống riêng.
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

Hệ thần kinh tự chủ điều


hòa các quá trình sinh lý.
Sự điều hòa xảy ra tự
động, không có sự kiểm
soát của ý thức. Hai phần
chính là
Hệ giao cảm
Hệ phó giao cảm
Hệ thống thần kinh tự chủ
nhận được thông tin từ hệ
thần kinh trung ương, nơi
tích hợp và xử lý các kích
thích từ cơ thể và môi
trường bên ngoài. Các bộ
phận này bao gồm vùng
dưới đồi, nhân bó đơn độc,
chất lưới, hạch hạnh nhân,
hồi hải mã và vỏ não khứu
giác.
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

Các hệ thống giao cảm và phó giao cảm mỗi hệ gồm hai
cấu trúc thần kinh:
- Trước hạch: Cấu trúc này nằm trong hệ thần kinh trung
ương, có các đường liên hệ với các cấu trúc khác trong các
hạch nằm ngoài hệ thần kinh trung ương.
- Sau hạch: Cấu trúc này chứa các sợi ly tâm đi từ hạch tới
các cơ quan trong cơ thể.
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

Phân bố thần kinh phó giao cảm: Cơ trơn của các mạch
máu, tạng, phổi, da đầu, và đồng tử, tim, các tuyến (mồ
hôi, nước bọt, tiêu hóa).
III. THẦN KINH
CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

Phân bố thần kinh phó giao cảm


Các hạch phó giao cảm (ví dụ: hạch mi, hạch chân bướm
khẩu cái, hạch tai, hạch chậu hông, và hạch phế vị) nằm
trong các cơ quan tương ứng, và các sợi sau hạch chỉ dài 1
hoặc 2 mm.
Các mạch máu của đầu, cổ, và các tạng trong lồng ngực
và ổ bụng
Tuyến lệ và tuyến nước bọt
Cơ trơn của các tuyến và các tạng (ví dụ như gan, lách,
đại tràng, thận, bàng quang, bộ phận sinh dục)
Cơ đồng tử
III. THẦN KINH
BỆNH LÝ HỆ THẦN KINH

Bệnh lý liên quan đến chức năng cảm giác:


+ Đau, chèn ép, thoái hóa
+ Viêm
+ Rối loạn cảm giác
Bệnh lý liên quan đến chức năng vận động: run, liệt,..
Bệnh lý liên quan đến chức năng dinh dưỡng: nhiễm
độc, suy nhược thần kinh
III. THẦN KINH
BỆNH LÝ THẦN KINH

ĐAU RỄ THẦN KINH

Đau rễ thần kinh cột sống chính là hội chứng


chèn ép rễ thần kinh, xảy ra khi rễ thần kinh cột
sống bị tổn thương gây biến chứng đau nhức. Hội
chứng này ảnh hưởng lớn đến hệ thống dây thần
kinh tủy sống, rễ thần kinh thắt lưng và đoạn
cuối tủy sống.
III. THẦN KINH
BỆNH LÝ THẦN KINH

THOÁI HÓA THẦN KINH

RUN TAY CHÂN


III. THẦN KINH
BỆNH LÝ THẦN KINH

VIÊM DÂY THẦN KINH

NHIỄM ĐỘC THẦN KINH


BÀI TẬP BỔ TRỢ CHO LỰC

Mỗi con người đều có 1 tố chất nhất định. Để nâng


cao tố chất giúp cho việc xoa bóp được tốt hơn thì
các bài tập bổ trợ cho lực và việc rèn luyện kỹ thuật
xoa bóp là điều cực kỳ cần thiết, 1 số bài tập thể để
giúp các bạn trở nên tốt hơn.

Tập gym

Hít đất băng ngón tay/cả bàn

Gấp duỗi cổ tay hết tầm

Các bài tập khí công khác

Đứng tấn
Kỹ Thuậ t Xoa Bó p
Các thủ thuật thì có rất nhiều: Bóp, lăn, day, đấm,
rung, xoa,... Nhưng chúng ta sẽ tập trung vào 1 số
thứ và rèn luyện cho nó lên 1 mức độ tuyệt đỉnh

Êm: chạm vào là vô lực, sao


cho lực từ gốc của bàn tay
tới các ngón tay là như nhau
lực đều nhau. Tạo cho khách
hàng 1 cảm giác thân thuộc
và sự yêu thương của KTV.
Thấ m

Tác động được vào lớp
Gó c xoa bó p sâu mà không phá hủy
lớp
g
Tác động cơ sâu. Các cụ nói cơ ở bên ngoài. Tập trun
yết
cầy sâu quốc bẫm. Chỉ cần để kích thích và giải qu

nhấc cày lên. Hay góc cao lên các lớp cơ. Thấm có thể
căng hết tầm của cơ, có
là xuống sâu. Nhưng khi xuống
thể là thông qua sự khéo
sâu thì có một lỗi là lực vuông g
léo của tay để tách nhữn
thì áp lực sẽ xuống phía dưới vì lớp cơ nông và tác động
vậy giải pháp là tăng lực xoáy vào lớp cơ dưới.
và lực đẩy ngang. Để tránh áp

lực xuống cơ thể. Cái khéo ở


đây là không phải ép chết mà
dạy dỗ huấn luyện đồng hành
với cơ.
Kỹ Thuật Xoa Bóp
Thấy: Khi chạm vào người khách
hàng chúng ta thấy được những tình
trạng hiện tại của cơ. Về nhiệt độ, độ đàn
hồi, trương lực của cơ, các bờ của cơ, độ
nông sâu của từng lớp cơ

Giữ: Sau khi đã thấy được bó cơ,


sợi cơ, việc tiếp theo cần làm là Giữ
được nó, bàn tay của KTV như 1 gọng
kìm. Tuỳ theo lớp cơ nào mà ta sử dụng
góc của cổ tay 1 cách hợp lý sau đó hơi
sử dụng lực nhấn 1 chút tại bờ ngoài để
cố định chắc chắn nó sẽ ko trượt ở lòng
bàn tay khi ta căng nó ra.

Căng: Giữ nguyên lực giữ đã tác


động và mình kết hợp thêm lực của cơ
thể, lực xoay cổ tay hoặc lực di chuyển
của thân. Mục đích của Căng đó chính
là giúp cơ được giãn một cách hết tầm -
biên độ vận động của cơ được lớn nhất.
Kỹ Thuật Xoa Bóp

Điều quan trọng sau khi đã làm được về Êm, Thấm,


Thấy, Giữ, Căng:

1. Góc phát lực

2.Phương, hướng, chiều, độ lớn

3.Mềm mại, khoan thai, tròn đều


Kỹ Thuật Xoa Bóp

1. Góc phát lực (Góc của cổ tay so với điểm tiếp


xúc)

- Với 1 góc ~ 30 độ, loại lực này chủ yếu sẽ tác


động vào phần cơ nông. Để giữ được cơ ở góc
này khá là khó nếu muốn tác động vào lớp cơ
nông.Với góc này sẽ cực kì có ít lực đè, nên nếu
làm mà có quá nhiều lực đè nên hạ thấp góc độ
xuống.
- Với góc tay ~ 90 độ, lực này sẽ cực kì dễ thấm
vào bên trong lớp cơ sâu. Góc này cần lưu ý vì
lực sẽ rất là chói khi xoa bóp, ngoài ra lực đè
xuống gây khó chịu cho người ở dưới cũng rất dễ
xảy ra.
- Với góc ~ 45 tới 60 độ sẽ là 1 khởi điểm hoàn
hảo khi chạm vào cơ thể khách hàng. Với 1 điểm
chạm ở cái góc như này lực giữ sẽ vừa tầm để
căng được sợi cơ, sử dụng lực cơ thể cũng sẽ
thuận tay mà không phải gồng hay quá cứng tay.
Kỹ Thuật Xoa Bóp

2. Phương hướng chiều độ lớn.


- Mỗi cơ sẽ có 1 thứ tự sắp xếp, đường đi, điểm bám khác
nhau nên Thế chúng ta chuẩn bị tác động vật lý vào
những cơ đấy cũng cần để ý phướng hướng, chiều và độ
lớn khi tác động.
- Có những cơ cần được đẩy vuông góc với sự sắp xếp
của thớ cơ đấy. Có những cơ cần miết dọc theo thớ cơ.
Mục đích vẫn luôn luôn làm sao cho cơ đăng căng - giãn
hết tầm của nó.
- Phương hướng của cơ thể KTV và chiều đẩy đối với cơ.
- Độ lớn sẽ là lực tác động vào cơ đấy, cái này đa phần sẽ
tuỳ cảm nhận của mỗi người, với cơ thể này cần mạnh
hay nhẹ nó sẽ dựa vào phần nhiều là kinh nghiệm.
Kỹ Thuật Xoa Bóp

3. Mềm mại khoan thai tròn đều


- Như 1 dòng nước, các động tác xoa bóp cũng cần được
1 cách nhẹ nhàng, nhịp nhàng giữa ra và vào. Một cách
liên miên và bất tuyệt, luôn luôn tay ta ở trên cơ thể
khách hàng không thể tách rời.
- Giống như nhảy 1 bản nhạc tango, họ tiến thì ta lùi, họ
lùi thì ta tiến. Nhịp nhàng đều đặn, tất cả đều trong tầm
kiểm soát của cả 2. Sự kết nối luôn luôn có trong mối
quan hệ này. Sự phối hợp giữa các động tác nhảy cũng
được rèn luyện để lên tới mức độ tuyệt đỉnh.
- Các động tác xoa, bóp, rung, day đều được làm một
cách khoan thai, nhẹ nhàng nhất. Không giật cục, không
tạo ra cảm giác bị ngắt quãng khi xoa bóp.
Kỹ Thuật vận động
Vận động cổ:

Nguyên tắc ở đây là: Phương hướng chiều độ lớn. Bước

làm:

+ Chuẩn bị tư thế

+ Thấy khớp

+ Căng hết tầm

+ phát lực momel ở điểm cuối

Lưng tương tự cổ.

Mục đích của các động tác vận động sẽ là giảm đi các

áp lực tĩnh, làm giãn các đốt sống để cho dinh dưỡng đi

vào nuôi được tổ chức xung quanh.


Kỹ Thuật vận động
Vận động khớp vai

Vận động khớp khuỷu (cánh tay - cẳng tay)

Vận động khớp cổ tay

Vận đông khớp háng

Vận động khớp gối

Vận động khớp cổ chân

Vận động khớp cùng chậu

Vận động khớp thắt lưng - cùng

Vặn cột sống lưng

Ưỡn cột sống lưng

Mục đích của các động tác vận động sẽ là giảm

đi các áp lực tĩnh, làm giãn các đốt sống để

cho dinh dưỡng đi vào nuôi được tổ chức xung

quanh.
HỌC THUYẾT KINH LẠC
I. TỔNG QUAN
1. Kinh lạc và sức khỏe
2. Con người chết vì thói quen lười biếng

II. VAI TRÒ CỦA KINH LẠC


1. Năng lực cảm ứng
2. Chức năng vận hành
3. Khả năng hồi phục

III. NHẬN BIẾT KINH LẠC


1. Phổi và Phế kinh
2. Đại tràng và Đại tràng kinh
3. Dạ dày và Vị kinh
4. Lá lách và Tỳ kinh
5. Tim và Tâm kinh
6. Ruột non và Tiểu tràng kinh
7. Bàng quang và Bàng quang kinh
8. Thận và Thận kinh
9. Màng tim và Tâm bào kinh
10. Tam tiêu và Tam tiêu kinh
11. Mật và Đảm kinh
12. Gan và Can kinh
13. Xung mạch, Nhâm mạch và Đốc

mạch

IV. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DUNG CÁC

THỦ PHÁP KINH LẠC


IV. HỌC THUYẾT KINH LẠC

Hiểu rõ kinh lạc, khỏe mạnh một đời


'' Trong cơ thể người có một hệ thóng kiểm soát chung có tác
dụng to lớn trong việc trị liệu và phục hồi sức khỏe, đó chính là
kinh lạc. Vì vậy, hiểu về kinh lạc nghĩa là có khả năng tự quyết
định sức khỏe va tuổi thọ của chính mình
Suy cho cùng, các phương pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm
huyệt, võ thuật, tập thể dục, nhảy múa, ca hát, trị bệnh bằng thực
phẩm, giữ nếp sống lành mạnh sở dĩ đem lại hiệu quả cho điều trị
là do chúng kích thích hoạt động, khiến khí huyết lưu thông, âm
dương cân bằng, từ đó cải thiến sức khỏe''
Trích " Cẩm nang kinh lạc"
- Thái Hồng Quang
I. TỔNG QUAN
1. Kinh lạc và sức khỏe

Cơ thể người mặc dù không


được cài đặt bất kì chương
trình nào nhưng luôn phản ánh
chính xác mọi sự thay đổi cả
bên trong lẫn bên ngoài.

Khi cơ thể cần năng lượng,


bạn sẽ cảm thấy đói. Khi ăn
nhũng thức ăn không thích
hợp, bạn sẽ ói mửa, tiêu chảy,..
Mệt mỏi, đau đớn là những
phản ứng tự vệ của cơ thể.
Điều này cho thấy các triệu
chứng trên thực tế đều là tín
hiệu cảnh báo cơ thể.
Thời gian ủ bệnh dễ gây tử vong

cao như cao huyêt áp, tim mạch,

gan nhiễm mỡ,. thường là 5, 10, 15

thậm chí 30 năm, càng để lâu

càng trầm trọng. Nhưng nếu biết

cách điều dưỡng kinh lạc có thể

phòng tránh nguy cơ ấy.


Khi bệnh tật xuất hiện thì " kinh

lạc ứ tắc, khí huyết không thông"

Vì vậy có câu " Thông bất thống,

bất thông tắc thống"


Các biểu hiện bên ngoài như làn

da, lông tóc, lưỡi,khí sắc, giọng

nói,.. đều phản ánh tình trạng của

phủ tạng,kinh lạc.


I. TỔNG QUAN

2. Con người chết vì thói


quen lười biếng

Tổng giám đốc của WHO từng


nói: Con người không chết vì
bệnh tật mà chết vì thiếu hiểu GIỮ GÌN SỨC KHỎE ĐỂ KHI
biết.  Và ngày nay thì con người VỀ GIÀ TA VẪN
còn chết vì cả lười biếng nữa. ''MÃI MÃI TUỔI THANH XUÂN'',
NĂNG LƯỢNG VÀ HẠNH PHÚC
Thức khuya thâu đêm biết là
hại nhưng vẫn thức.
Biết không nên hút thuốc,
uống rượu nhiều nhưng vẫn
say liên miên.
Biết tập thể dục là khỏe
nhưng chẳng bao giờ tập.
Ăn uống thì không điều độ,
không đủ dinh dưỡng,..

Vậy nên, chữa bệnh - nâng cao

sức khỏe bằng kinh lạc, chính là

thay đổi lối sống tốt cho bệnh

nhân, cho người thân và cho

chính bản thân mình.


II. TÁC DỤNG CỦA KINH LẠC

1.Kinh lạ c có
khả nă ng hồ i phụ c
Tiêu độc trừ tà: tiêu độc là
loại bỏ chất thải khỏi cơ thể,
trừ tà là khởi động hệ thống
phòng ngự của cơ thể để tiêu
diệt, trung hòa hoặc tống
xuất sáu loại tà khí " phong,
hàn, thử, thấp, táo, hỏa đã
xâm nhập vào cơ thể.
II. TÁC DỤNG CỦA KINH LẠC

khi còn trẻ năng lượng,

khí huyết căng tràn. Vẻ

tươi mới và đầy năng lượng

Khi về già khí huyết kém,

không lưu thông. Xuất hiện nếp

nhăn, đồi mồi, mụn thịt,..


II. TÁC DỤNG CỦA KINH LẠC

2.Chứ c nă ng
vậ n hà nh

- Đảm trách việc lưu thông


máu, dòng điện thần kinh
cùng các chất dịch khác trong
cơ thể.
- Huyết là máu, khí là một loại
năng lượng do tạng phủ sinh
ra. Khí huyết rất quan trọng,
chúng mang theo thông tin và
mật mã của cơ thể
II. TÁC DỤNG CỦA KINH LẠC

3.Kinh lạ c có
nă ng lự c cả m ứ ng
, "
" Cảm" là cảm giác
ứng " là phản ứng.

- Mỗi tế bào trong
ng
thể đều khôg ngừ
tạo ra chất thải, kinh

lạc đảm trách việc

chuyên chở chất thải

bên cạnh chức năng


t.
vận chuyển khí huyế
ếu
- Khi ngũ tạng suy y
ng
thì kinh lạc tương ứ
iến
bị tắc nghẹn, kh
ngũ tạng xấu thêm.
ng
- Mọi bệnh tật tro
iện
cơ thể đều biểu h
ính
ra ngoài. Kinh lạc ch
áo
là hệ thống cảnh b
bệnh tật cho cơ thể.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC

Tương tự đường sá trong thành phố, kinh lạc

chính là mạng lưới giao thông trong cơ thể người.

gioa thông có liền lajhc thì hàng hóa, xe cộ mới


lưu thông. Ví thế chúng ta cần đả thông kinh lạc.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
1. Phổi và Phế kinh

a. Đường đi:
Phế kinh xuất phát từ huyệt Trung phủ ở ngực
chạy men theo mé trong cánh tay rồi kết thúc
tại huyệt Thiếu thương ở góc trong móng tay cái
Phế kinh hoạt động mạnh nhất từ 3-5 giờ sáng.
Lúc này ta nên vỗ nhẹ để kích thích Phế kinh.
Đây là cách dưỡng phổi tốt nhất

B. Biểu hiện bệnh lý:


* Kinh bị bệnh: Vai, mặt trong chi trên đau, gan
tay nóng hoặc lạnh, mồm khô, khát muốn uống
nước, đau mắt.
* Tạng bị bệnh: Đau vùng tim, nấc khan, sườn
ngực đau tức, chứng thực thì phát cuồng, chứng hư
thì bi ai, khiếp sợ.
C. Trị các chứng bệnh: Ở tim, ngực, tâm thần.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
2. Đại tràng và Đại tràng kinh

Tục ngữ có câu: ''Muốn khỏe mạnh thì đường ruột phải
sạch sẽ''
a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Thương dương ở góc trong móng tay
trỏ chạy dọc theo mặt ngoài cánh tay lên vùng mặt
trước rồi kết thúc tại huyệt Nghinh hương cạnh mũi
Đại tràng kinh hoạt động mạnh nhất từ 5-7 giờ sáng.

b. Biểu hiện bệnh lý:


- Kinh bị bệnh: Cổ
sưng, răng hàm dưới,
vai, cẳng tay đau; ngón
trỏ, cái khó vận động.
Nếu tà khí ở kinh thịnh,
có thể sưng đau. Nếu
kinh khí suy, sợ lạnh ở
chỗ đường kinh đi qua.
- Phủ bị bệnh: Mắt
vàng, mồm khô, đau
họng, chảy máu mũi,
bụng đau, sôi bụng. Nếu
hàn: ỉa chảy. Nếu nhiệt:
ỉa nhão, dính hoặc táo
bón. Tà khí thịnh, sốt
cao có thể phát cuồng.

c. Trị các chứng bệnh: Ở đầu, mặt, tai, mắt, mũi, răng,
họng, ruột và sốt.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
3. Dạ dày và Vị kinh
a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Thừa khấp nằm dưới hốc mắt chạy
vòng lên đầu rồi xuống ngưc cách Nhâm mạch 4 thốn,
qua bụng cách rốn 2 thốn, sau đó chạy dọc theo mặt
ngoài của chân và kết thúc tại huyệt Lê đoài nằm ở
góc ngoài móng chân thứ hai
Hoạt động mạnh nhất từ 7-9 giờ sáng.

b. Biểu hiện bệnh lý:


* Kinh bị bệnh: Mũi chảy


máu, miệng môi mọc
mụn, họng đau, cổ sưng,
mồm méo, ngực đau,
chân sưng đau hoặc teo
lạnh; tà khí thịnh; sốt cao,
ra mồ hôi có thể phát
cuồng.

* Phủ bị bệnh: Vị nhiệt: ăn


nhiều, đái vàng, bồn chồn
có thể phát cuồng.

Vị hàn: đầy bụng, ăn ít.

c.Trị các chứng bệnh: Bệnh ở đầu, mặt, mũi, răng, họng.
Bệnh ở não, dạ dày, ruột, sốt cao.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
4. Lá lách và Tỳ kinh
a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Ấn ạch nằm cạnh góc trong móng
chân cái, đi dọc theo má trong qua mắt cá rồi theo
mặt trong chân chạy lên trên;qua bụng, cách Nhâm
mạch 4 thốn; qua ngực, cách Nhâm mạch 6 thốn ; cuối
cùng kết thúc ở huyệt Đại bao dưới nách 6 thốn
Hoạt động mạnh nhất từ 9-11 giờ sáng.

b. Biểu hiện bệnh lý:

Kinh bị bệnh: Người ê


ẩm, nặng nề, da vàng,
lưỡi cứng đau, mặt
trong chi dưới phù, cơ
ở chân ở tay teo.
Tạng bị bệnh: Bụng
trên đau, bụng đầy, ăn
không tiêu, nôn, nuốt
khó, vùng tâm vị đau
cấp, ỉa chảy, đái không
lợi.

c. Trị các chứng bệnh:


Ở dạ dày, ruột, hệ
sinh dục, tiết niệu.

c.Trị các chứng bệnh: Bệnh ở đầu, mặt, mũi, răng, họng. Bệnh
ở não, dạ dày, ruột, sốt cao.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
5. Tim và Tâm kinh
Hoàng đế nội kinh viết: Tim là vua của lục phủ ngũ tạng
a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Cực tuyền dưới hốc nách men theo
mặt trong cánh tay, qua khuỷu tay, xuống lòng bàn
tay đến đầu ngón tay út rồi kết thúc tại huyêt Thiếu
xung nằm cạnh góc trong móng tay út.
Hoạt động mạnh nhất từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều.

b. Biểu hiện bệnh lý:

* Kinh bị bệnh:
Vai, mặt trong chi
trên đau, gan tay nóng
hoặc lạnh, mồm khô,
khát muốn uống nước,
đau mắt.

* Tạng bị bệnh:
Đau vùng tim, nấc
khan, sườn ngực đau
tức, chứng thực thì
phát cuồng, chứng hư
thì bi ai, khiếp sợ.

c. Trị các chứng bệnh: Ở tim, ngực, tâm thần.


III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
6. Ruột non và Tiểu tràng kinh

a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệtThiếu trạch nằm cạnh góc ngoài
móng tya út, đi dọc theo mé ngoài của tay, qua khuỷu
tay rồi vòng lên bả vai, qua gò má và kết thúc tại
huyệt Thính cung nằm phía trước gờ tai.
Hoạt động mạnh nhất từ 13-15 giờ chiều.

b. Biểu hiện bệnh lý:

Kinh bị bệnh: Điếc,


mắt vàng, hàm sưng,
họng đau, vai và bờ
trong mặt sau cánh
tay đau, cổ gáy cứng.
Phủ bị bệnh: Bụng
dưới đau trướng, đau
lan ra thắt lưng, đau
dẫn xuống tinh hoàn,
ỉa lỏng hoặc đau
bụng, ỉa táo, ỉa khó.

c. Trị các chứng bệnh: Ở đầu, gáy, mắt, má, mũi, họng, não,
sốt.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
7 Bàng quang và Bàng quang kinh
a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Tinh minh ở khóe mắt phía trong
qua đầu xuống phía sau cổ, đến lưng thì chia ra thành
2 đường:
Đường thứ nhất cách Đốc mạch 1,5 thốn
Đường thứ hai cách Đốc mạch 3 thốn.
Khi đến chân, Bàng quang kinh chạy dọc giữa măt sau
chân, qua mắt cá ngoài đến mé ngoài bàn chân rồi
kết thúc tại huyệt Chí âm, gần góc ngoài móng chân
út.
Hoạt động mạnh nhất từ 15-17 giờ chiều.
b. Biểu hiện bệnh lý:

* Kinh bị bệnh: Mắt


đau, chảy nước mắt, chảy
nước mũi, chảy máu cam,
đầu, gáy, lưng, thắt lưng,
cùng cụt, cột sống, mặt
sau chi dưới đau, sốt.

* Phủ bị bệnh: Đái


không thông lợi, đau tức
bụng dưới, đái dầm.

c.. Trị các chứng bệnh: Ở


mắt, mũi, đầu, gáy, thắt
lưng, hậu môn, não, sôt,
bệnh các tạng phủ (dùng
các huyệt Du sau lưng)
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
8. Thận và Thận kinh

a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Dũng tuyền dưới gan bàn chân, vòng
qua gót chân rồi men theo phía sau của mé trong
chân đi lên bụng cách Nhâm mạch nửa thố, đi lên
ngực cách Nhâm mạch 2 thốn, cuối cùng kết thúc tại
huyệt Du phủ phía dưới xương đòn.
Hoạt động mạnh nhất từ 17-19 giờ tối

b. Biểu hiện bệnh lý:

* Kinh bị bệnh: Mồm


nóng, lưỡi khô, họng,
thanh quản sưng, cột
sống đau, mặt trong
chân đau hoặc yếu lạnh,
lòng bàn chân nóng.

* Tạng bị bệnh: Phù


thũng, đái không lợi, ho
ra máu, muốn nằm,
suyễn, mắt hoa, tim
đập, da xạm, ỉa chảy lúc
canh năm.

c. Trị các chứng bệnh: Ở


hệ sinh dục, tiết niệu,
ruột, họng, ngực.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
9. Màng tim và Tâm bào kinh

a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Thiên trì cách đầu vú 1 thốn theo
chiều ngang, chạy vòng lên nách rồi dọc xuống lòng
bàn tay theo đường nằm giữa mặt trong cánh tay,
cuối cùng kết thúc tại huyệt Trung xung ở đầu ngón
tay giữa.
Hoạt động mạnh nhất từ 19-21 giờ tối

b. Biểu hiện bệnh lý:

* Kinh bị bệnh:
Mặt đỏ, nách sưng,
cánh tay, khuỷu tay
co quắp, gan tay
nóng.

* Tạng bị bệnh:
Đau vùng tim, bồn
chồn, tức ngực sườn,
tim đập thình thịch,
cuồng, nói lảm nhảm,
hôn mê.

c. Trị các chứng bệnh:


Ở ngực, tim, dạ dày,
bệnh tâm thần, sốt.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
10. Tam tiêu và Tam tiêu kinh

a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Quan xung ở gần góc ngoài móng
tay áp út, chạy dọc theo đường giữa mặt ngoài cánh
tay, qua cổ rồi vòng lên phía sau tai, cuối cùng kết
thúc tại huyêt Ty trúc không ở đuôi chân mày.
Hoạt động mạnh nhất từ 21-23 giờ tối.

b. Biểu hiện bệnh lý:

* Kinh bị bệnh: Tai


điếc, tai ù, thanh quản
họng sưng đau, mắt
đau, má sưng, sau
tai,vai, cánh tay mặt
ngoài khuỷu đau,
ngón đeo nhẫn vận
động khó.

* Phủ bị bệnh:
Bụng đầy chướng,
bụng dưới cứng, đái
không thông, đái són,
đái rắt, phù.

c. Trị các chứng bệnh: Ở tai, đầu, mắt, họng, sốt.


III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
11. Túi mật và Đảm kinh

a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Đồng tử liêu ở đuôi mắt, chạy lên
góc trán rồi vòng ra phía sau tai, xuống huyệt Khuyết
bồn trên vai, tiếp tục xuống nách, qua ngực đến xương
sườn dưới cùng. Khi đến huyệt Hoàn khiêu ở khớp
xương chậu, nó chạy dọc theo đường giữa mặt ngoài
của chân, xuống mắt cá đến mu bàn chân, cuối cùng
kết thúc tại huyệt Túc khiếu âm ở góc móng chân áp
út.
Hoạt động mạnh nhất từ 23 giờ tối đến 1 giờ sáng

b.Biểu hiện bệnh lý:

*Kinh bị bệnh: Sốt


rét, điếc, đau đầu, hàm
đau, mắt đau, hố trên
đòn sưng đau, nách
sưng, lao hạch, khớp
háng và mặt ngoài chi
dưới đau, phía ngoài
bàn chân nóng, ngón
chân thứ tư vận động
khó.

*Phủ bị bệnh: Cạnh


sườn đau, ngực đau,
mồm đắng, nôn.
c. Tri các chứng bệnh: Ở đầu, mặt, tai, mũi, họng, ngực, sườn,
sốt.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
12. Gan và can kinh

a. Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt Đại đôn, cách góc móng chân cái 1
phân, chạy qua mu bàn chân, rồi từ mắt cá trong lên
trên 8 thốn theo mé trước trong chân, sau đó theo
đường giữa mặt trong chân chạy lên rồi vòng ra cơ
quan sinh dục ngoài lên bụng dưới, chếch sang hông
chạy lên ngực cuối cùng kết thúc tại huyệt Cơ môn ở
xương sườn thứ 2, tính từ đầu vú xuống.
Hoạt động mạnh nhất từ 1-3 giờ sáng. Lúc này ngủ là
cách dưỡng gan tốt nhất.

b. Biểu hiện bệnh lý:

*Kinh bị bệnh: Đầu


đau, đầu váng, mắt hoa,
nhìn không rõ, tai ù, sốt
cao, có thể co giật, đái
dầm, đái không lợi.

*Tạng bị bệnh: Ngực


tức, nôn nấc, bụng trên
đau, da vàng, ỉa lỏng,
họng như bị tắc, thoát
vị, bụng dưới đau.

c. Trị các chứng bệnh: Ở


hệ sinh dục, bàng
quang, ruột, ngực, sườn,
mắt.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
13. Xung mạch, Nhâm mạch, Đốc mạch

Ngoài 12 kinh mạch trên, trong cơ thể còn có 8 kinh mạch


khác gọi là "Kỳ kinh bát mạch" gồm:

Nhâm mạch - điều hiển các âm kinh trong toàn thân


và ngũ tạng
Đốc mạch - Điều khiển các dương kinh trong toàn thân
và lục phủ
Xung mạch - Kiểm soát khí huyết và nuôi dưỡng kinh
mạch toàn thân
Đái mạch - Kiểm soát sự vận hành của âm dương kinh
Âm duy và Dương duy mạch - Điều tiết nhiệt độ cơ thể
Âm kiểu và Dương kiểu mạch - Điều khiển sự vận động
của cơ thể

Ba mạch trọng yếu nhất:


Xung mạch, Nhâm mạch
và Đốc mạch đều khởi
nguồn từ đan điền.
Theo Đông Y đây là
" Điểm sự sống" chi phối
mọi hoạt động của cơ thể.
Khi đan điền có bất kỳ
tổn thương nào, cơ thể sẽ
bị tổn hại
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
13. Xung mạch, Nhâm mạch, Đốc mạch

Nhâm mạch chay dọc giữa vùng bụng, cai quản các

âm kinh trong cơ thể. Khí mạch của nó giao hội với các

âm kinh ở tay chân để điều hòa âm dương và kiểm

soát âm kinh.

Nhâm có nghĩa là hoài thai, nuôi dưỡng. Vì vậy, Nhâm

mạch có mỗi quan hệ mật thiết với quá tình mang thai,

dưỡng thai và kinh nguyệt.


III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
13. Xung mạch, Nhâm mạch, Đốc mạch

Đốc mạch nằm ở giữa phần lưng, kiểm soát các đường
kinh dương trên toàn thân. Nó cũng có quan hệ mật thiết
với tủy sống và đại não. Đốc mạch có chức năng đả
thông, dự trữ cũng như điều hòa khí huyết trong cơ thể.

Hai chức năng quan trọng nhất là điều tiết, kiểm soát
những hoạt động tư duy, hoạt động của cơ quan sinh dục
có liên quan đến.
III. NHẬN BIẾT KINH LẠC
13. Xung mạch, Nhâm mạch, Đốc mạch

Đường đi: trên lên tới đầu, dưới nối đến chân,
xuyên qua cơ thể,trở thành nơi xun yếu của khí
huyết có thể điều hiều khí huyết của 12 chính
kinh, cổ nhân gọi là " Thập nhị kinh mạch chi hải"
có liên quand dến kinh nguyệt của nữ giới.
IV. CÁC THỦ PHÁP KINH LẠC HỮU HIỆU ĐƠN GIẢN

1. Vỗ huyệt

a. Tác dụng
Trong cơ thể người luôn có các chất thải sinh lý
như đờm, máu ứ, nhiệt độc; qua tích tụ lau ngày sẽ
gây tắc nghẽn kinh lạc, thậm chí tạo thành bướu
mỡ va khối u. Nếu những khối u này lớn thì phải
nhờ Tây Y can thiệp bằng phẫu thuật, còn nhỏ thì
có thể điều trị bằng cách vỗ huyệt.

Vỗ huyệt là cách dùng tay hoặc dụng cụ chuyên


dùng để vỗ đánh nhịp nhàng lên các bộ vị với một
lực xác định.

Vỗ nhe giúp bổ sung dương khí, làm ấm kinh lạc và


giảm đau.
Vỗ mạnh có tác dụng khơi thông, hoạt huyết, tiêu
sưng, làm tan máu bầm hay khối u. Thưc tế đã
chứng minh thủ pháp vỗ huyệt rất hữu hiệu đói với
các chứng đau mãn tính, xương khớp do phong
thấp, khối u do hàn khí tích tụ hay những bộ vị sâu
trong cơ thể.
IV. CÁC THỦ PHÁP KINH LẠC HỮU HIỆU ĐƠN GIẢN

2. Cạo gió

a. Tác dụng

Liệu pháp này có tác dụng tẩy sạch, loại bỏ các

độc tố như nhiệt tích, máu tụ bám trong thành

mạch ra khỏi mạch máu rồi bài tiết chúng ra ngoài

qua da lẫn nước tiểu. Quy trình này giúp duy trì

tính đàn hồi của mạch máu đồng thời đảm bảo khí

huyết có đủ khoảng trống để lưu thông bình

thường.
Cũng trong trường hợp như vậy, Tây y thường chủ

trương dùng aspirin hoặc tân dược để làm giãn

mạch máu.

Người xưa thường cao gió khi bị trúng nắng, cảm

cúm, sốt , đau bụng, tiêu chảy, đau nhức toàn

thân,..
IV. CÁC THỦ PHÁP KINH LẠC HỮU HIỆU ĐƠN GIẢN

3. Giác hơi

a. Tác dụng

Với dụng cụ là ống giác, giác hơi lợi dụng sức nóng
hoặc hút chân khoog để hút hết không khí trong
ống, tạo áp suất âm, gây nên hiện tượng ứ máu ở
vùng da trong ống giác nhằm đạt mục đíh trị liệu.

Liệu pháp giác hơi có thể được dùng để chữa trị


các chứng căng đau ở bộ vị, đầy hơi, đau dạ dày,
trướng bụng, đau bụng, đau mỏi lưng, trầm cảm,
béo phì,.. Ngoài ra nó còn giúp loại bỏ bệnh tật,
giải trừ nhiệt độc, khơi thông kinh mạch,.. Thông
qua áp suất âm, liệu pháp giác hơi tác động lên các
kinh lạc, huyêt vị hoặc ổ bệnh.
IV. CÁC THỦ PHÁP KINH LẠC HỮU HIỆU ĐƠN GIẢN

4. Hỏa long cứu

a. Khái niệm
Hỏa trị liệu hay còn gọi là hỏa long cứu, một
phương pháp của y học cổ truyền thông qua việc
dùng lửa đốt trên cơ thể người có tác dụng cường
tráng chân nguyên, điều hòa âm dương, ôn thông
khí huyết
Nguyên lý của hỏa trị liệu là dùng phương pháp
tác động nhiệt lên da: cứu, đốt lửa, đắp, dán, xông
hơi tinh dầu, day ấn huyệt… có tác dụng khu
phong, tán hàn, trừ thấp, điều hòa khí huyết, ôn
thông kinh lạc, tăng quá trình trao đổi chất tế bào.

b. Đặc điểm
1. Có tác dụng đến toàn bộ cơ thể, không có khu
vực cấm, không có tử huyệt, không có tác dụng
phụ.
2. Thao tác đơn giản, không cần thiết bị đặc biệt
hỗ trợ, không cần phải có kinh nghiệm đặc biệt, dễ
học, dễ hiểu, hiệu quả nhanh và rõ rệt, giá cả phải
chăng.

3. Kết hợp các ưu thế cả châm cứu, bấm huyệt, xoa


bóp, là sản phẩm mới kết hợp giữa khoa học hiện
đại và y học cổ truyền
IV. CÁC THỦ PHÁP KINH LẠC HỮU HIỆU ĐƠN GIẢN

5. Ngải cứu

Hơ ngải cứu - Cứu Ngải lên huyệt: liệu pháp được


Unesco công nhận di sản nhân loại.

Cứu ngải là việc đốt nóng một hoặc nhiều que ngải
cứu khô để hơ lên huyệt thuộc bộ huyệt muốn tác
động.

Nguyên lý nền tảng của cứu ngải hay châm cứu


cho rằng cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ
được kết nối bởi các "hệ mạch". Khi các trị liệu
viên kích hoạt và thông các "hệ mạch" này, cơ thể
sẽ được tự kích hoạt cơ chế tự chữa lành và cải
thiện sức khỏe theo cơ chế hoàn toàn tự nhiên.

Kích hoạt này có thể bằng phương pháp đốt nén


ngải cứu khô đặt gián tiếp lên cơ thể hoặc hơ ngải
cứu nóng lên huyệt, hoặc châm kim vào bộ huyệt
thuộc hệ mạch muốn tác động. Mục tiêu của các
kích hoạt này là để giúp hồi phục cơ thể, thông
kinh hoạt lạc, giãn cơ, giảm đau, cải thiện sức
khỏe.

You might also like