You are on page 1of 222

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


-----o0o-----

GIÁO TRÌNH

NGHỆ THUẬT CHỮ


Chủ biên: TS Bùi Quang Tiến
Thực hiện: HS Đỗ Trung Kiên

LƯU HÀNH NỘI BỘ


Hà Nội, 2018
2

MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4
MỤC TIÊU CỦA GIÁO TRÌNH ...................................................................... 6
QUI ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. 7
Chương 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CHỮ LATIN
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHỮ VIẾT, BẢNG CHỮ CÁI APHABETS
VÀ SỰ RA ĐỜI HỆ THỐNG CHỮ LATIN .......................................................... 13
1.1.1. Chữ viết trước thời kỳ cổ Hy Lạp và La Mã khoảng 40.000 năm TCN
đến 1000 năm TCN ........................................................................................................ 14
1.1.2. Chữ Hình Vẽ ......................................................................................... 17
1.1.3. Chữ Diễn Ý ............................................................................................ 20
1.1.4. Chữ Hình Nêm....................................................................................... 21
1.1.5. Chữ Ghi Âm........................................................................................... 22
1.2. DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA HỆ THỐNG CHỮ LATIN..................... 23
1.2.1. Giai đoạn từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ IV ................................................ 23
1.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV ............................................. 29
1.2.3. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ........................................ 32
1.2.4. Giai đoạn từ thế kỷ XIX đến nay .................................................... 43
1.2.5. Diễn trình lịch sử của bộ chữ số và chữ con Latin ........................ 52
1.3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ
THỐNG CHỮ QUỐC NGỮ ........................................................................... 59
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945 ............................................................ 59
1.3.2. Giai đoạn sau năm 1945 ............................................................... 65
Chương 2: CẤU TRÚC CỦA BỘ CHỮ LATIN VÀ CHỮ QUỐC NGỮ
2.1. CÁC LOẠI KIỂU CHỮ CƠ BẢN ........................................................... 75
3

2.1.1. Kiểu chữ không có nét chân ........................................................... 78


2.1.2. Kiểu chữ có nét chân ...................................................................... 81
2.1.3. Kiểu chữ viết tay và các kiểu chữ khác .......................................... 84
2.2. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA CHỮ .......................................................... 87
2.2.1. Cấu trúc các thành phần của chữ in .............................................. 87
2.2.2. Cấu trúc bộ chữ con ....................................................................... 92
2.2.3. Cấu trúc bộ số ................................................................................ 94
2.3. BIẾN ĐỔI DÁNG CHỮ .......................................................................... 95
2.3.1. Biến đổi mình chữ .......................................................................... 95
2.3.2. Biến đổi bụng chữ .......................................................................... 96
2.3.3. Biến đổi nét chữ ............................................................................. 98
2.3.4. Biến đổi dấu mũ của chữ.............................................................. 107
2.4. KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC CHỮ, TỪ VÀ DÒNG ......................... 114
2.4.1. Khoảng cách giữa các chữ........................................................... 115
2.4.2. Khoảng cách giữa các từ ............................................................. 119
2.4.3. Khoảng cách giữa các dòng......................................................... 120
2.5. CÁC KIỂU CĂN HÀNG CƠ BẢN ....................................................... 121
2.5.1. Căn hàng trái ............................................................................... 121
2.5.2. Căn hàng phải .............................................................................. 121
2.5.3. Căn hàng đều ............................................................................... 122
2.5.4. Căn hàng giữa .............................................................................. 122
2.5.5. Các kiểu căn hàng khác ............................................................... 122
Chương 3: THIẾT KẾ MỚI
VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XỬ LÝ, PHỐI HỢP CHỮ
3.1. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MỘT BỘ CHỮ MỚI.............................. 124
3.1.1. Phương pháp thiết kế bộ chữ không có nét chân ......................... 124
3.1.2. Phương pháp thiết kế bộ chữ có nét chân .................................... 127
4

3.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XỬ LÝ, PHỐI HỢP CHỮ


TRONG THIẾT KẾ ...................................................................................... 133
3.2.1. Tìm hiểu đặc tính kiểu chữ trong thiết kế .................................... 133
3.2.2. Xử lý, phối hợp chữ trong thiết kế................................................ 142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 197
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 200
5

LỜI MỞ ĐẦU
Nghệ thuật chữ từ lâu đã được thừa nhận là một bộ môn nghệ thuật đặc
thù và có ví trị quan trọng ngang bằng với các loại hình nghệ thuật thị giác
khác. Trên thế giới có hẳn trường phái nghệ thuật đi chuyên sâu vào việc
nghiên cứu giá trị thẩm mĩ tự thân của chữ với tên gọi Typography và được
dịch sang tiếng Việt là Nghệ thuật chữ. Môn học về Nghệ thuật chữ là môn
học chính thức được giảng dạy trong các trường, các cơ sở đào tạo về Mĩ
thuật, Mĩ thuật Công nghiệp, design...
Nguyên lý thiết kế của Nghệ thuật chữ dựa trên những yếu tố cơ bản
gồm: Hệ thống qui định về cấu trúc ngữ pháp, hình ảnh các ký tự, cùng với
các nguyên tắc sử dụng, sau đó sẽ bố cục, sắp xếp, sáng tạo sao cho có được
một tác phẩm đẹp, ấn tượng về hình thức. Thông qua hình thức để biểu đạt
nội dung.
Ở Việt Nam, trên thực tế, Nghệ thuật chữ đã xuất hiện từ khá sớm
trong tiến trình lịch sử mỹ thuật của dân tộc. Cho đến nay nó vẫn đóng vai
trò như một yếu tố không thể tách rời đối với một số lĩnh vực nghệ thuật
đặc thù gắn liền với các công trình kiến trúc, nội thất (chữ trên hoành phi,
câu đối, trên cổng chùa, đình làng, cổng chào, lăng tẩm, văn bia, cột trụ…).
Thậm chí các kiểu dáng chữ Đinh, chữ Công hay nội Công ngoại Quốc đã
được lấy làm cảm hứng cho kiến trúc mặt bằng của một số ngôi chùa xây
trong thời kỳ phong kiến. Ngay cả những kiến trúc hiện đại như dinh
Thống Nhất (dinh Độc Lập) ở Tp. Hồ Chí Minh cũng có sự hiện diện của
chữ. Ngoài ra chữ còn xuất hiện trên tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống
với mục đích làm rõ nghĩa cho tranh, hay còn được nhắm tới như là đối
tượng để sáng tạo trong nghệ thuật thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
Như vậy, ở các các trường hợp nói trên “chữ” đã trở thành đối tượng của
nghệ thuật. Nó không chỉ có vai trò làm rõ nghĩa, mà còn có tác dụng như
một thành tố làm tăng giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm.
6

Ngày nay Nghệ thuật chữ được ứng dụng rất đa dạng và có vai trò quan
trọng đối với nhiều lĩnh vực như: Thiết kế bao bì, logo, tem, quảng cáo đa
phương tiện, phim ảnh, bích chương, poster, graffiti, thiết kế bìa sách... Vì vậy
việc hiểu rõ và vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo Nghệ thuật chữ là một yêu cầu
cực kỳ quan trọng của một người làm công việc thiết kế.
Giáo trình Nghệ thuật chữ của Trường Đại học Mở Hà Nội có thời
lượng 2 tín chỉ kết hợp lý thuyết với thực hành. Nội dung nhằm hệ thống hóa
sự ra đời, hình thành, phát triển dòng chữ gốc Latin và chữ Quốc ngữ của Việt
Nam theo diễn trình lịch sử. Làm rõ vai trò, chức năng của chữ, Nghệ thuật
chữ... trong đời sống và trong thiết kế. Cung cấp các kiến thức căn bản về
thẩm mĩ, về nguyên lý sáng tạo... của bộ môn Nghệ thuật chữ để người học có
thể chủ động nắm bắt, vận dụng và đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn công
việc đưa sáng tạo nghệ thuật vào cuộc sống.
7

MỤC TIÊU CỦA GIÁO TRÌNH


Giáo trình biên soạn những kiến thức cơ bản về Chữ, Nghệ thuật chữ
nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức về lịch sử hình thành, phát triển và
những ứng dụng của chữ viết trong sự phát triển văn minh nhân loại.
Hiểu rõ được vai trò của chữ Latin, chữ Quốc ngữ trong cuộc sống.
Biết ứng dụng, sáng tạo các kiến thức được học trong môn Nghệ thuật
chữ. Cụ thể là biết kết hợp hài hòa chức năng của chữ về mặt ngữ nghĩa với
tín hiệu thị giác đồ họa vào đồ án chuyên ngành cũng như các hoạt động
chuyên môn có liên quan.
8

QUI ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT

H Hình
Nxb Nhà xuất bản
PL Phụ lục
PGS Phó giáo sư
TCN Trước Công nguyên
TGGT Tác giả giáo trình
TS Tiến sĩ
Tp Thành phố
Tr Trang
VHTT Văn hóa Thông tin
9

Chương 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


CỦA HỆ THỐNG CHỮ LATIN

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1


Giúp sinh viên nắm được kiến thức về các nội dung sau:
Các thuật ngữ có liên quan đến môn lĩnh vực Nghệ thuật chữ.
Sự ra đời của các dòng chữ viết tượng hình và ghi âm đặc biệt là dòng
chữ Latin.
Quá trình phát triển và thay đổi của dòng chữ Latin.
Các dòng chữ được dùng trước khi chữ Quốc ngữ được công nhận
chính thức ở Việt Nam.
Với kiến thức được học ở chương 1, sinh viên sẽ có những thông tin cơ
bản về lịch sử phát triển của chữ... từ đó giúp nâng cao khả năng lý luận để có
thể tự nghiên cứu, triển khai những dự án thiết kế có nội dung liên quan.

Để có thể học, hiểu, vận dụng tốt kiến thức cũng như nâng cao khả
năng lí luận liên quan đến lĩnh vực Nghệ thuật chữ, sinh viên cần nắm
được các khái niệm sau:
1. Khái niệm Nghệ thuật thư pháp
Thư pháp (Calligraphy) theo Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông do
Đặng Bích Ngân chủ biên được hiểu với nghĩa là:
Nghệ thuật tạo nên những phương pháp làm duyên dáng, trang trí
đẹp cho chữ viết. Lối viết này làm cho bản thân các chữ có tính chất
tạo hình khác nhau. Các nét chữ trong thư pháp được uốn lượn, lên
xuống, nhấn mạnh, buông nhẹ, đưa nhanh, đưa chậm… bằng loại
bút viết tay như bút sắt, bút lông, bút nho. Hầu hết các thư pháp viết
bằng tay [7, tr.134].
10

Từ điển cũng nhận định: “Cách sắp xếp chữ trên trang giấy cũng nằm
trong nghệ thuật thư pháp” [7, tr.134].
Trong Từ điển bách khoa Việt Nam tập 4, thư pháp được coi là: “Phép
viết của người Trung Hoa và người Arập được nâng lên thành một nghệ
thuật” về vị trí thì: “Thư pháp là một nghệ thuật độc lập đồng thời là một
thành phần trong bố cục của hội họa cổ Trung Hoa” [19, tr.329].
2. Khái niệm Caligraphy
Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh Cambridge: “The art of producing
beautiful writing, often created with a special pen or brush” (Nghệ thuật sáng
tạo ra chữ viết đẹp, thường được viết bằng bút hoặc cọ đặc biệt) [36].
3. Khái niệm Typography
Typography là một môn nghệ thuật xuất phát từ châu Âu. Có khá
nhiều cách giải thích từ này.
Về nguồn gốc Typography (một từ ngữ bắt nguồn từ Hy Lạp τύπος
(typos) và từ γραφή (graphe) ghép lại với nhau ) là nghệ thuật dùng kỹ thuật
sắp xếp, thiết kế, thay đổi hình dạng các ký tự, chữ cái, đồ vật để tạo nên một
loại ngôn ngữ hiển thị. Sự sắp xếp này liên quan đến việc lựa chọn kiểu chữ
(typefaces), kích thước (point size), chiều dài (line length), khoảng cách
(leading), điều chỉnh khoảng cách giữa các nhóm ký tự (tracking) và các cặp
ký tự (kerning) đó là các các thuật ngữ quan trọng trong typography.
Gần đây định nghĩa cốt lõi mới nhất về Typography của
Encyclopedia Britannica (Từ điển Bách khoa toàn thư số) viết: “The
design, or selection, of letter forms to be organized into words and
sentences to be disposed in blocks of type as printing upon a page” (Thiết
kế, lựa chọn, các hình thức, kiểu dáng chữ để tổ chức thành các từ và câu
được xử lý trong những khối chữ trên một trang in) [35]. Còn tạp chí
Heidelberg thì viết về Typography như sau:
11

Theo nghĩa gốc, trình bày chữ (Typographie) có nghĩa “nghệ
thuật trình bày các ấn phẩm theo quan điểm mĩ học”. Từ này
xuất phát từ tiếng Hy Lạp typo có nghĩa là đặc tính và graphein
có nghĩa là ghi chép. Sau hàng thế kỷ, ý nghĩa này đã thay đổi
và ngày nay trong thời đại truyền thông và bùng nổ thông tin,
trình bày chữ đã trở nên chìa khóa của thông tin thị giác. Nó làm
cho các nội dung và khái niệm được thể hiện và sinh động -
trong in ấn cũng như trên màn hình [5, tr.5].
Như vậy Typography chủ yếu là dùng kỹ thuật sắp xếp, thiết kế, thay
đổi hình dạng các ký tự, để tạo nên một loại ngôn ngữ mang tính hiển thị. Sự
sắp xếp này liên quan đến việc lựa chọn kiểu chữ, kích thước, chiều dài,
khoảng trống, điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự và nhóm ký tự. Ngày
nay Typography được đưa vào sử dụng rộng rãi như thiết kế đồ họa, quảng
cáo truyền thông, phim ảnh, truyện tranh, graffiti… Typography thường được
dịch sang tiếng Việt dưới ý nghĩa là Nghệ thuật chữ.
4. Khái niệm Nghệ thuật chữ
Hiện nay ở Việt Nam khái niệm về Nghệ thuật chữ hầu như chỉ gói
gọn trong giới hoạt động chuyên môn. Ngoài ra nó chưa được đa số các
thành phần khác trong xã hội hiểu rõ một cách cặn kẽ vì đây là một khái
niệm bao gồm nhiều nội hàm phức tạp. Trong Từ điển Bách khoa Việt
Nam, Nghệ thuật chữ được giải thích là: “Nghệ thuật xử lý chữ viết, chữ in
hoặc các ký hiệu thị giác khác để truyền đạt lời, ý một cách gợi cảm và
đẹp mắt” [18, tr.90]. Những năm gần đây trong giao tiếp và giáo trình liên
quan đến chuyên môn để tránh phải giải thích và hiểu nhầm người ta
thường dùng thẳng từ Typography để chỉ Nghệ thuật chữ.
Qua trích dẫn từ các tài liệu ở trên, đầu tiên có thể khẳng định Nghệ
thuật chữ là một thành tố quan trọng thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác nói
chung và mĩ thuật nói riêng. Nói như vậy bởi dựa trên các định nghĩa và
12

nguyên lý thiết kế của Nghệ thuật chữ có thể thấy nó bao hàm hai yếu tố
chính:
Một là hệ thống qui định về cấu trúc ngữ pháp, hình ảnh các ký tự,
cùng các nguyên tắc sử dụng.
Hai là yếu tố mĩ thuật trong đó bao gồm các thành tố như bố cục, cấu trúc,
nhịp điệu, đường nét, mảng, khối, khoảng cách, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc…
Nghệ thuật chữ chính là một loại hình nghệ thuật kết hợp giữa thẩm mĩ
thị giác và ngữ nghĩa. Thông qua hình thức chữ để diễn đạt nội dung. Khái
niệm Nghệ thuật chữ mà chúng ta sử dụng ở Việt Nam có thể hiểu theo nghĩa
rộng nhất bao gồm Typography (nghệ thuật sắp xếp chữ in, kỹ thuật số...) và
Calligraphy (nghệ thuật thư pháp - bao gồm nghệ thuật viết bằng ngòi sắt áp
dụng cho hệ thống chữ Latin và nghệ thuật viết bằng bút lông áp dụng cho hệ
thống chữ tượng hình như chữ Hán, chữ Nhật, chữ Quốc ngữ…). Hiện nay
Nghệ thuật chữ không chỉ giới hạn ở đồ họa mặt phẳng mà còn được ứng
dụng trên nhiều hình thức khác.
13

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHỮ VIẾT, BẢNG CHỮ CÁI (APHABETS
) VÀ SỰ RA ĐỜI HỆ THỐNG CHỮ LATIN
Từ khi thoát thai khỏi loài vượn nhờ biết chế tạo công cụ lao
động, con người đã sống có tổ chức thành bầy đàn. Với trình độ sản
xuất thấp kém, của cải làm ra quá ít ỏi nên con người còn làm chung ăn
chung, lúc này xã hội chưa có giai cấp. Xã hội nguyên thủy chia làm
các giai đoạn đồ đá cũ (khoảng 40.000 năm TCN), đồ đá mới (10.000
năm – 3000 năm TCN) và đồ đồng (2.500 năm TCN). Cuộc sống của
con người theo thời gian cũng dần dần tiến bộ hơn, do yêu cầu của cuộc
sống cộng đồng và qua giao tiếp tiếng nói dần hình thành và phát triển
từ những từ ngữ đơn giản đến phức tạp… Từ khi xuất hiện những tiếng
nói đầu tiên (khoảng 40.000 năm TCN), con người đã không ngừng
hoàn thiện nó nhưng qua thời gian ngôn ngữ đã dần dần bộc lộ những
nhược điểm như: Không thể truyền tải mọi nội dung một cách liên tục.
Bị hạn chế bởi không gian, thời gian. Không có sự lưu trữ ghi nhớ tuyệt
đối. Sau một thời gian người ta có thể quên hay diễn đạt sai lệch, không
chính xác một nội dung nào đó. Hơn nữa quá trình phát triển của lịch sử
loài người là một quá trình tìm tòi tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kế
thừa và bổ sung phát triển nên nhu cầu lưu trữ lại thông tin là vô cùng
cần thiết.
Vì vậy do nhu cầu đòi hỏi của thực tế cuộc sống, loài người phải
tìm ra một hình thức diễn đạt khác với tiếng nói và có khả năng khắc
phục được những nhược điểm trên của ngôn ngữ nói để giúp họ có thể
lưu trữ, truyển tải thông tin từ người này đến người khác, từ vùng này
đến vùng kia và từ thế hệ trước đến các thế hệ sau… Từ đó chữ viết
manh nha xuất hiện. Giống như tiếng nói, chữ viết cũng phát triển từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và quá trình này trải qua hàng
chục nghìn năm cho tới ngày nay.
14

Theo ghi nhận từ các nhà chuyên môn, định nghĩa và khái niệm về chữ
viết có rất nhiều. Nhưng định nghĩa sau có vẻ như được số đông mọi người
chấp nhận:
Chữ viết là những ký hiệu ước định của ngôn ngữ để diễn tả những
tư tưởng, tình cảm, ước muốn của con người.
“Chữ viết là lời nói thuộc thị giác. Quyền năng lặng lẽ của nó là
truyền đạt ý tưởng. Nó cho phép trí tuệ của con người du hành qua thời gian,
không gian, nó cho phép con người tìm hiểu được nhiều điều mới lạ…”[13,
tr.6]. Ngoài việc mang lại cho người đọc thông tin, thay cho lời nói thì sự thay
đổi về cách cấu tạo, kiểu dáng của chữ viết có liên quan mật thiết dến trình độ
văn minh, phong cách nghệ thuật của từng thời kỳ phát triển của xã hội loài
người. Thiết nghĩ cũng cần giải thích thêm là do có những đặc điểm nhất định
khác với kiến trúc, hội họa và điêu khắc... nên từng thời kỳ phát triển và hình
thức nghệ thuật của chữ viết có phần hơi khác so với các thể loại trên. Ví dụ,
có những thời kỳ đặc điểm kiến trúc, hội họa và điêu khắc... thay đổi nhưng
lại không được biểu hiện tương tự ở chữ viết. Nguyên nhân là do thay đổi
phong cách hội họa, điêu khắc hay kiến trúc thì chỉ cần một thời gian ngắn,
còn chữ vì bị ràng buộc bởi những qui định về tạo hình thị giác nên sự biến
đổi không rõ ràng và khó nhận biết.
Theo các thông kê chưa đầy đủ, hiện nay thế giới có khoảng 5000 ngôn
ngữ và đi cùng nó là hàng trăm hình thái chữ viết khác nhau. Nhìn chung các
hệ thống chữ đều bắt nguồn từ hình vẽ và về sau tùy từng dân tộc mà phát
triển thành hệ thống chữ tượng hình hay hệ thống chữ ghi âm.
1.1.1. Chữ viết trước thời kỳ cổ Hy Lạp và La Mã khoảng 40.000
năm TCN đến 1000 năm TCN
Trong giai đoạn này cuộc sống của loài người chủ yếu phụ thuộc
vào thiên nhiên. Lúc đầu họ sống trong hang động sẵn có. Sau đó tiến
bộ hơn là trong các hang động có gia công rồi đến những công trình xây
15

dựng bằng đá hoặc kết bằng cành cây. Những công trình bằng đá được
xây tròn như tổ ong còn công trình bằng cành cây thường được buộc
túm lại phía trên - đa số cũng là hình tròn và đôi khi được miết thêm
đất sét. Sang thời kỳ đồ đá mới (10.000 năm - 3000 năm TCN) do nông
nghiệp và chăn nuôi phát triển, con người từ bỏ cuộc sống di cư. Họ
định cư lại thành những thôn xóm, làng mạc. Qui hoạch trong kiến trúc
của con người thời kỳ này bắt đầu có tính qui luật cao hơn. Việc hình
thành những không gian riêng về kiến trúc khiến tất yếu nảy sinh nhu
cầu trang trí, làm đẹp cho nhà cửa và bản thân vì lúc này họ có nhiều
thời gian hơn trước do cuộc sống được ổn định. Từ những bức họa trên
vách đá con người đã tìm ra các họa tiết để trang trí đồ gốm, thân thể
và công cụ…
Cùng trình độ kiến trúc và thẩm mĩ phát triển thì những nhu cầu,
khái niệm về một loại “ngôn ngữ mới” cũng manh nha xuất hiện. Trước
khi hình thành những ký hiệu bằng hình đầu tiên thì loại “ngôn ngữ mới
- chữ viết” cũng phải trải qua nhiều bước quá độ. Thường nó hay kết
hợp giữa ngôn ngữ và các động tác chân tay cũng như vẻ mặt. Các nhà
nghiên cứu gọi là “ngôn ngữ bằng điệu bộ” hay “ngôn ngữ trong không
khí”. Loại ngôn ngữ này đã được sử dụng từ thời sơ khai. Ngoài tiếng
nói loài người còn dùng điệu bộ, vẻ mặt, cử chỉ chân tay… đi kèm để
diễn đạt, biểu lộ thêm về mức độ thông tin. Thổ dân Bắc Mỹ đã phát
minh ra một phương pháp ngôn ngữ bằng điệu bộ cực kỳ chính xác. Nó
bao gồm hàng trăm dấu hiệu và cử chỉ. Một trong số đó đã được chấp
nhận trên toàn Bắc Mỹ. Chẳng hạn, muốn diễn tả về mặt trời người ta
sẽ dùng tay tạo ra một vòng tròn trong không khí. Muốn tỏ lòng thân
thiện với một ai đó thì người ta hơi cúi mình và đặt tay lên ngực…
Thổ dân ở Bắc Mỹ về sau còn sử dụng vết khắc trên thanh gỗ,
hoặc cành cây mà người ta gọi là những “thanh gỗ biết nói”. Người gửi
16

tạo những vết khắc trên thanh gỗ và giải thích cho người đưa tin biết
điều mà nó hiển thị. Sau đó trao gậy cho người đưa tin. Người đưa tin
dựa vào những vết khắc trên thanh gỗ “đọc” lại cho người nhận tin
nghe. Nhờ có những vết khắc này mà người đưa tin có thể nhớ chính
xác từng nội dung và thứ tự thông điệp cần chuyển một cách đầy đủ,
chứ không phải thuộc lòng như trước kia.

H.1 Gậy có khắc dấu của thổ dân Bắc Mỹ (Nguồn: TGGT)
Những hiện vật khảo cổ còn ghi nhận các bộ lạc ở miền đông Hoa
Kỳ đã chế tạo ra những dây thắt lưng bằng vỏ sò mà họ gọi là
Wampoums. Loại dây thắt lưng này không chỉ dùng để làm đồ trang trí
hoặc trao đổi trong quan hệ mua bán mà chúng còn biểu thị những lời
truyền đạt bằng hình vẽ và màu sắc trên đó.
Người Incas (thổ dân thuộc đế quốc Quichua ở
Nam Mỹhttps://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u_M%E1%BB%B9 -
khoảng thế kỷ XVI TCN) có một loại văn tự gọi là văn tự dây nút
(Quipus). Tất cả các sợi dây có nút thắt được buộc vào một đoạn thừng
to, nằm ngang. Một Quipus có thể có tới hàng trăm dây và hàng nghìn
nút. Màu sắc của dây, độ to nhỏ của nút, khoảng cách dài ngắn giữa các
nút đóng vai trò như các “con chữ”. Chúng ghi lại các sự việc, sự kiện
và thông báo tin tức theo qui ước. Ví dụ nút càng to - sự việc càng quan
trọng; nút càng gần đoạn thừng ngang - sự việc càng cấp bách; nút dây
màu đen - tượng trưng cho chết chóc; nút dây màu đỏ - tượng trưng cho
17

chiến thắng; nút màu xanh - tượng trưng cho lương thực, ngũ cốc…
Việc bện tết và minh giải các Quipus này thuộc về tầng lớp riêng biệt
(được huấn luyện công phu) đảm nhiệm.

H.2 Một loại văn tự dây nút (Quipus) của người Incas (Nguồn: TGGT)
1.1.2. Chữ Hình Vẽ
Qua thời gian khi con người thời tiền sử đã đạt tới một độ khéo tay nhất
định. Sự nhận biết, quan sát thế giới tự nhiên cũng tăng lên. Loài người tiến
tới một hình thức chữ viết mới gọi là chữ hình vẽ và dấu hiệu. Những loại chữ
này được phát hiện năm 1879 ở một hang động thuộc vùng Altamira (Bắc Tây
Ban Nha) bởi Don Marcelion de Sautuola và Maria - con gái ông.
18

H.3 Hình vẽ tiền sử ở hang Altamira - Tây Ban Nha (Nguồn: Internet)
Các nhà khảo cổ đồng thời cũng phát hiện ra những hình vẽ tương
tự như vậy ở châu Phi và Ai Cập. Có khá nhiều ý kiến khác nhau về
những hình vẽ này. Một số cho rằng đó đơn thuần chỉ là những bức
tranh đầu tiên của người nguyên thủy, hoặc chỉ đơn thuần là nhu cầu về
thẩm mĩ, trang trí hay phục vụ cho nghi lễ, tín ngưỡng nào đó như tô-
tem. Về sau các nhà nghiên cứu nhận thấy, phải chăng ngoài những giả
thiết như trên thì có thể người họa sĩ thời nguyên thủy đang tìm cách kể
lại câu chuyện nào đó thông qua hình vẽ. Những hình vẽ này sẽ dùng để
minh họa cùng với lời kể chuyện của người cao tuổi nhất trong bộ tộc
bên cạnh đống lửa chung hay trong lúc thực hành các nghi lễ về tôn
giáo (giống như truyện tranh kết hợp lời kể dành cho lứa tuổi nhà trẻ
bây giờ)...

H.4 Hình vẽ trong một hang động ở châu Phi (Nguồn: Internet)
Về sau một trong những hệ thống “chữ hình ảnh” nói trên đã phát triển
thành dòng chữ tượng hình ở sông Nil (Ai Cập) (5000 năm TCN). Người ta
có thể tìm thấy chúng trên vỏ ốc, núi đá, vỏ cây, da thú... Những chữ viết sử
dụng hình ảnh này có điểm khác biệt lớn so với những hình vẽ thời hang
động. Nó đã tách ra thành một dòng riêng, chuyên dùng với mục đích chuyển
19

tải và lưu trữ thông tin chứ không lẫn lộn với hình vẽ như trước nữa. Loại chữ
này cô đọng hơn nhờ hình ảnh được chọn lọc để ít gây nhầm lẫn nhất về
thông tin. Chúng được đơn giản hóa và qui ước chặt chẽ dựa trên sự quan sát
tinh tế các hiện tượng, hình ảnh của thế giới tự nhiên.

H.5 Kiểu chữ tượng hình của Ai Cập (Nguồn: Internet)


Theo những nhà chuyên môn đây chính là sự thay đổi mạnh mẽ tư
duy sáng tạo của nhân loại để chuyển từ diễn đạt thông tin bằng hình vẽ
tả thực thành hình ảnh ước lệ mang tính ký hiệu, tín hiệu. Ví dụ muốn
diễn tả mặt trời người ta vẽ một hình tròn với những tia sáng. Còn
muốn diễn tả mặt trăng thì hình tròn vẫn được dùng làm tín hiệu nhưng
không có các tia sáng. Lí giải theo quan sát của con người lúc đó thì cả
mặt trời và mặt trăng đều có hình tròn nhưng do mặt trời phát sáng
mạnh nên có tia sáng còn mặt trăng thì không...
20

H.6 Núi Mặt trời Dòng suối


(Nguồn: TGGT)
1.1.3. Chữ Diễn Ý
Cùng với thời gian, qua lao động và sáng tạo con người nhận ra
loại Chữ Hình Vẽ vẫn không hoàn toàn đáp ứng đầy đủ những nhu cầu
ghi chép, diễn đạt ý tưởng của mình. Nó chỉ thể hiện được những ý cụ
thể và đơn giản. Các thông tin đa nghĩa, hoặc trừu tượng như niềm vui,
nỗi buồn, tình yêu… thì Chữ Hình Vẽ hoàn toàn bế tắc, không thể diễn
tả. Vì vậy, các nghệ sĩ và các nhà thông thái lúc đó đã giải quiết vấn đề
bằng cách nghĩ ra một loại ký hiệu ghi ý. Tức là tạo ra sự phối hợp
những hình vẽ với nhau để diễn tả một ý tưởng nào đó. Loại chữ này
được các nhà chuyên môn gọi là Chữ Diễn Ý hay Chữ Ghi Ý. Đây là
một trong những bước ngoặt quan trọng nhất của lịch sử phát triển chữ
viết. Nhờ những ký hiệu ghi ý, người viết không chỉ cho thấy một đồ
vật cụ thể mà còn cho thấy ý tưởng liên quan với đồ vật ấy. Ví dụ, để
diễn tả một chuyến đi núi, người ta dùng hai chữ hình vẽ kết hợp với
nhau là hình dãy núi và đặt chiếc ủng ở bên cạnh. Cũng như kết hợp
một cái đầu có miệng há to với hình dòng suối để diễn tả khái niệm
uống nước...

H.7 Đi qua núi = chiếc ủng + núi Uống nước = đầu há miệng + dòng suối
(Nguồn: Internet)
21

Người Ai Cập cổ còn diễn tả được những khái niệm phức tạp hơn
như thời gian (cụ thể ở đây là 1 tháng) bằng cách dùng một hình vuông
đặt nghiêng so với phương ngang của mặt đất ở trong có các dấu gạch.
Một dấu gạch tượng trưng cho mười ngày. Tổng cộng 3 dấu gạch tương
đương 30 ngày (một tháng) tính theo lịch mặt trời.

Maët trôøi=
10 ngaøy = <
Maët trôøi+ 3 laàn 10 ngaøy = 1 thaùng
H.8 Chữ Ghi Ý của người Ai Cập cổ chỉ thời gian 1 tháng (Nguồn: TGGT)
Ở chữ chỉ “tháng” người Ai Cập đã đưa vào một số ký hiệu dạng
biểu tượng quiH1.10
ước (dấuChöõ
‹‹‹).töôï
Nó ng hình
không chæ
nhằm moättảthaù
diễn mộtng
hình ảnh nào
cụ thể, không có tính chất thuần túy thị giác mà là các yếu tố ngoài thị
giác do con người qui định. Cách ghép những Chữ Tượng Hình và một
số ký hiệu ước định với nhau để diễn ý đã khiến loại chữ viết mới có
thể diễn tả được một số khái niệm trừu tượng. Tiến bộ hơn nhiều so
với Chữ Tượng Hình thời kỳ trước đó. Loại chữ này xuất hiện phổ
biến ở Ai Cập năm 2500 TCN và ở vùng tiểu Á khoảng năm 2000
TCN.
1.1.4. Chữ Hình Nêm
Khoảng 2000 năm TCN loại Chữ Tượng Hình lan rộng ra khắp
vùng Trung Đông. Qua những hiện vật khảo cổ cho thấy chúng được
ghi trên những tấm thẻ làm bằng đất sét - một chất liệu khá phổ biến ở
vùng này. Người ta dùng một cái bút sạn có đầu hình tam giác hoặc
22

cây sậy đã vót nhọn... rồi viết bằng cách ấn lõm xuống đất sét thành
những dấu hình. Kết hợp các dấu ngang, nghiêng, thẳng và những
nét... với nhau để tạo thành ký hiệu mà giới chuyên môn gọi là Chữ
Hình Nêm.

H.9 Chữ Hình Nêm (Nguồn: Internet)


1.1.5. Chữ Ghi Âm
Dù là một bước tiến bộ trong quá trình ghi lại thông tin của xã
hội loài người lúc đó nhưng Chữ Ghi Ý vẫn còn có những mặt hạn chế.
Người ta có thể “đọc” các ký hiệu theo suy diễn cá nhân và dễ gây ra
những lầm lẫn về mặt nội dung… Chính vì nguyên nhân đó mà về sau
con người đã nghĩ ra một loại chữ mới - Chữ Ghi Âm. Nhà nghiên cứu
Đặng Đức Siêu giải thích về Chữ Ghi Âm như sau:
Qua trực giác và kinh nghiệm hoạt động ngôn ngữ, người xưa
đã nhận thức được hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ.
Một cấu kết ngữ âm nhất định có thể thể hiện hàng loạt từ có
ý nghĩa khác nhau. Và rất may trong hàng loạt từ này thường
thường bao giờ cũng có một số từ biểu đạt những vật thực
thể, hữu hình, có thể vẽ ra được - cũng có nghĩa là dễ dàng
dùng chữ tượng hình để biểu thị” [14, tr.21].
Như vậy là Chữ Hình Vẽ, Chữ Tượng Hình, Chữ Ghi Ý giờ đây
chỉ được sử dụng ở một mặt - mặt biểu thị âm đọc. Còn ý nghĩa của nó
23

thì sẽ tùy theo ngữ cảnh mà xác định. Chữ Ghi Âm là loại chữ tiên tiến
nhất, nó có khả năng bám sát ngôn ngữ nói, ghi lại mọi từ nhằm biểu
thị vật thể, khái niệm, dù có trừu tượng đến đâu đi nữa. Loại Chữ Ghi
Âm hoàn chỉnh được tìm thấy ở những văn bia của người Phénicie
(Phoenicia) có niên đại vào 1100 năm TCN.

H.10 Chữ viết trên văn bia của người Phénicie – 1100 năm TCN
(Nguồn: Internet)
1.2. DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA HỆ THỐNG CHỮ LATIN
1.2.1. Giai đoạn từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ IV
Phénicie (Phoenicia) là một nền văn minh cổ đại với trung tâm nằm dọc
vùng eo biển Liban, Syria và bắc Israel ngày nay. Người Phénicie nói tiếng
Phénicie, một thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Canaan trong ngữ hệ Semitic.
Quốc gia này là xã hội cấp nhà nước đầu tiên sử dụng bảng chữ cái một cách
rộng rãi. Đặc biệt nhất là bảng chữ cái của họ không chứa nguyên âm. Người
Phénicie chủ yếu làm nghề đi biển và buôn bán. Do đó họ thường xuyên
24

tiếp xúc với người Hy Lạp và những dân tộc khác trong vùng biển Địa
Trung Hải trong suốt thời kỳ từ năm 1550 TCN tới năm 300 TCN.
Nhờ vào giao thương, buôn bán nên vào khoảng thế kỷ thứ VIII
TCN người Hy Lạp đã biết sử dụng bảng chữ cái của người Phénicie
mà họ cho là rất thuận tiện trong ghi chép và giao dịch.

H.11 Bảng chữ cái (22 kí tự) của người Phénicie – 1100 năm TCN
(Nguồn: Internet)
Do hai dân tộc ngôn ngữ khác nhau nên người Hy Lạp chỉ mượn
19 trên 22 biểu tượng có trong bảng chữ cái của người Phénicie và thực
hiện một vài thay đổi để cho nó thích hợp hơn với dân tộc mình. Họ lấy
chữ aleph (con bò) của người Phénicie để đọc là alpha và biến nó thành
chữ đầu trong bảng chữ cái. Beta thay cho beth (cái nhà)… Bằng cách
phối hợp hai từ alpha, beta người Hy Lạp cho ra đời từ “alphabet”-
bảng chữ cái. Ngoài ra họ còn thêm vào một số chữ và âm mới trong
ngôn ngữ tiếng Hy Lạp mà bảng chữ cái của người Phénicie không có
cho phù hợp. Chẳng hạn như âm phi và spi (người Hy Lạp bổ sung
thêm 5 nguyên âm). Tổng cộng bảng “alphabet” của người Hy Lạp bao
gồm tất cả 24 chữ cái. Người Hy Lạp cũng tiến hành thay đổi hướng
viết. Ban đầu họ viết từ phải sang trái. Về sau - khoảng năm 500 TCN -
do ảnh hưởng mạnh mẽ của việc viết trên chất liệu da thuộc và phát
minh ra ngòi bút chấm mực nên chữ được viết từ trái sang phải. Chính
sự thay đổi hướng viết dẫn đến việc một số hình dạng của chữ cái cũng
25

phải thay đổi theo cho thuận tay và phù hợp với thế cầm bút. Bảng chữ
cái Hy Lạp được hoàn thiện và công nhận rộng rãi vào năm 403 TCN.

H.12 Bảng chữ cái của người Hy Lạp (Nguồn: Internet)


Chữ Hy Lạp về sau phân hóa thành 2 nhánh: nhánh phía Đông
phát triển thành chữ Hy Lạp cổ điển và chữ Bizantin (cơ sở của chữ
Slaves, Gothic…). Nhánh phía Tây thì khởi nguồn cho sự hình thành
chữ Latin và một số chữ khác...
Vào thế kỷ thứ VIII TCN, đế quốc cổ La Mã mới chỉ là một số
vùng đất nhỏ chật hẹp ở quanh Roma, lúc bấy giờ ở trên bán đảo
Apennin này có ba vùng lãnh thổ: vùng Italia ở phía tây bán đảo là của
người Éturie, vùng Latium thuộc về người Latin và vùng Sabina (phía
nam) với phần đông là cư dân Hy Lạp. Do tác động, ảnh hưởng lẫn
nhau của nhiều dân tộc cùng với các quan hệ trao đổi giữa các khu vực
khác ở Địa Trung Hải vì thế đã tạo nên ở đây một vùng văn hóa khá đa
dạng, phức tạp. Roma ra đời vào thế kỷ thứ VIII TCN, giữa lúc người
Latin còn sống trong chế độ thị tộc gia trưởng và bị người Éturie đô hộ.
Đầu thế kỷ thứ VI TCN người Latin nổi dậy đánh đuổi người Éturie và
dựng nên chế độ cộng hòa nô lệ. Quốc gia thành bang Roma bắt đầu
26

tiếp thu văn hóa của người Hy Lạp. Đến thế kỷ thứ III TCN, Italia
thống nhất và lãnh thổ của nhà nước La Mã phủ một diện tích rộng lớn
khắp cả vùng Địa Trung Hải... Do chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa
Hy Lạp nên người La Mã lấy chữ viết theo bảng chữ cái của người Hy
Lạp. Họ bỏ bớt vài chữ không hợp với âm tiết của dân tộc mình, đưa
thêm vào 2 chữ Q, F nên tổng cộng có 23 chữ cái Latin tất cả.

H.13 Sự thay đổi dáng chữ của người Phénicie > Hy Lạp > Latin
(Nguồn: Internet)
Người La Mã cũng có những phát minh cải tiến riêng cho bảng
chữ cái. Họ sáng tạo ra kiểu chữ có nét đậm, nét mảnh cũng như vạch
thêm một nét ngang ở trên đầu và dưới chân các chữ cái và con số.
Sáng tạo này không chỉ làm cho chữ đẹp hơn mà cũng khiến việc đọc
trở nên dễ dàng. Loại chữ có thêm nét gạch của người La mã được các
nhà chuyên môn gọi là chữ có nét chân (serif). Nó là hệ thống những
chữ hoa (chữ lớn) thường được khắc trên đá và trở nên thông dụng
dưới triều của hoàng đế La Mã Trajan (từ năm 98 đến năm 117). Lúc
bấy giờ chưa có các chữ con. Theo các nhà chuyên môn có sự thay đổi
trên là do chữ viết ở thời kỳ này được coi như là biểu tượng cho sự tôn
vinh, cao quý... Vì thế nó được khắc, chạm ở những nơi linh thiêng,
uy nghiêm như nhà thờ, cổng chào, công trình công cộng và bị ảnh
hưởng của kiểu dáng các thức cột…
27

Xuất phát từ lý do trên nên từ thời điểm này, các dáng chữ qua
từng thời kỳ thường có những thay đổi hoặc lấy cảm hứng dựa theo
phong cách thẩm mĩ của nghệ thuật kiến trúc thịnh hành.

H.14 Chữ Latin khắc trên các công trình bằng đá (Nguồn: Internet)
Ở thời kỳ La Mã, kiểu thức kiến trúc cột trụ và các công trình khác đều
đồ sộ, phóng khoáng nhưng không nặng nề dẫn tới chỉ có chữ lớn nét chân
được ưa chuộng. Kiểu chữ này có đặc điểm tỉ lệ giữa nét thanh và nét đậm
khá hợp lý. Mình chữ rộng làm cho dáng chữ nhẹ nhàng, thanh nhã ảnh
hưởng rõ phong cách của các kiểu thức cột Dorich, Ionich, Corinth,
Totscan…
28

H.15 Kiểu thức cột trụ của La Mã (Nguồn: Internet)


Đẹp nhất trong các thể loại chữ là kiểu chữ Roman với dáng phong nhã,
vững chãi, tỉ lệ giữa nét nhỏ và to phù hợp thị giác. Độ rộng dài của chữ khá
lớn, mang tính chất đồ sộ nhưng cũng nhẹ nhàng. Điển hình là bộ chữ được
khắc trên cột kỷ niệm vua Trajan ở La Mã năm 113.

H.16 Một mảng chữ của bản khắc trên cột trụ Trajan (Nguồn: Internet)
29

Theo bước chân chinh phục của đội quân La Mã cùng sức mạnh
của kẻ thống trị đã tạo điều kiện cho hệ thống chữ Latin ngày càng phổ
biến và ảnh hưởng rộng rãi trên khắp thuộc địa của đế chế. Đây là
nguyên nhân khiến bảng chữ cái mà người La Mã sử dụng trở thành
“mẹ” của tất cả các bảng chữ cái Âu Mỹ sau này.
Những điều chỉnh về tỉ lệ nét và thêm cấu trúc cho bộ chữ Roman
vô tình khiến người La Mã trở thành dân tộc khởi nguồn cho bộ môn
Nghệ thuật chữ. Khác với trước kia chữ chỉ mang một tính năng duy nhất
là công cụ ghi chép, lưu giữ thông tin thì bây giờ “họ thấy giá trị nghệ
thuật của dáng chữ, thấy chữ cũng là một yếu tố trang trí” [2, tr.18]. Vì
vậy trên những cáo thị và bảng hiệu họ bắt đầu thêm vào chữ một vài
họa tiết như hoa lá, màu sắc về sau trong các văn bản cũng có áp dụng
cách này… Từ đó nghệ thuật trang trí chữ không ngừng phát triển và
được gọi dưới cái tên Calligraphy (dạng thư pháp viết bằng ngòi áp dụng
cho chữ ghi âm).
1.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV
Vào khoảng thế thế kỷ III do những biến động về đời sống kinh tế,
xã hội, mâu thuẫn giữa các tầng lớp hết sức nặng nề dẫn tới việc đế quốc
La Mã bị phân liệt thành Đông La Mã và Tây La Mã. Đế quốc Tây La
Mã bị diệt vong vào thế kỷ thứ V bởi các bộ tộc đến từ phương bắc như
German, Vandal, Đông Goth, Gaul… Còn đế quốc Đông La Mã rời thủ
đô đến Constantinople (Tức Istambul - Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Năm 330
Đông La Mã dần trở nên một nhà nước hùng mạnh, tồn tại suốt 10 thế kỷ
(đế quốc Byzantine). Vào thời kỳ này có một sự kiện đặc biệt xảy ra.
Năm 313 hoàng đế Constantinus cải đạo và công nhận đạo Kitô là tôn
giáo chính thức của đế quốc La Mã. Sự kiện trên tạo ảnh hưởng to lớn
đến việc hình thành các phong cách nghệ thuật ở châu Âu nói chung và
phong cách Nghệ thuật chữ nói riêng (phong cách Nghệ thuật tôn giáo).
30

Do hai nhà nước La Mã nằm ở vị trí địa lý bị ảnh hưởng văn hóa
của cả phương Đông và phương Tây nên tới thời kỳ Trung đại, nghệ
thuật kiến trúc ở châu Âu có tính giao thoa. Nghĩa là kết hợp giữa phong
cách hào hoa, tinh tế của phương Đông và qui mô, hoành tráng của
phương Tây. Các trường phái nghệ thuật Tôn giáo thời kỳ Trung Cổ
được ghi nhận gồm có: Byzantine (395-1460), Arab (Hồi giáo) (622-
1258), Roman (thế kỷ IX-XI), Gothic (1150-1500).
Bị ảnh hưởng của phong cách kiến trúc nên hình dáng các chữ cái
thời Trung Cổ cũng biến đổi theo. Lúc này tiếp cận chữ là một đặc quiền
nên chữ chủ yếu chỉ được phổ biến trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc. Nó
được dùng cho việc phục vụ nhà thờ như ghi chép kinh thánh, chú thích
trên các bức tranh… Vì vậy tuy trải qua một thời gian khá dài nhưng
thời Trung Cổ ngoài kiểu chữ Roman đã xuất hiện trước đó thì chỉ có
thêm mấy kiểu chữ tiêu biểu sau:
- Kiểu chữ Quadrata
Lấy cảm hứng từ kiến trúc Byzantine. Kiểu chữ này không khác kiểu chữ
Roman mấy nhưng có nét chữ mập hơn, dáng vuông vức hơn, góc chữ có
phần mềm mại.

H.17 Kiểu chữ Quadrata (Nguồn: Internet)


- Kiểu chữ Rustica
31

Cũng xuất xứ từ kiểu chữ Roman viết tháu (nhanh), có nét thanh mảnh,
ngay ngắn, dáng chữ thon dài, mình hẹp. Với kiểu chữ này người ta có thể
viết nhanh hơn.

H.18 Kiểu chữ Rustica (Nguồn: TGGT)


- Kiểu chữ Onciale
Hình thành trên kiểu chữ Quadrata, kiểu chữ Roman và cảm hứng từ
phong cách kiến trúc Hồi giáo. Chữ Onciale tròn trịa, nét mập đều, là kiểu chữ
được thông dụng nhất trong sách chép tay gần 600 năm từ thế kỷ III đến thế kỷ
IX ở châu Âu.

H.19 Kiểu chữ Onciale (Nguồn: Internet)


- Kiểu chữ Gothic
32

Có cảm hứng xuất phát từ kiểu chữ Roman và phong cách kiến trúc
cùng tên. Kiểu chữ này thân dần dần co hẹp lại, dài ra, ép sát vào nhau, có góc
cạnh sắc nhọn, có nét thanh, nét mảnh. Nó được sử dụng rộng rãi suốt 3 thế
kỷ và lấn át hoàn toàn các kiểu chữ có trước đó, đến nỗi ở Đức tới thời kỳ
Cận đại vẫn còn ưa chuộng.

H.20 Kiểu chữ Gothic (Nguồn: Internet)


Ngoài ra còn có kiểu chữ Caroline xuất hiện dưới triều đại
Charlemagne ở Pháp. Sau đó nó được phổ biến khắp châu Âu và thay dần các
kiểu chữ có trước đó rồi chiếm địa vị thống trị gần 200 năm. Bộ chữ này có cả
chữ con…
33

H.21 Kiểu chữ Caroline (Nguồn: Internet)


1.2.3. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII
Trong hai thế kỷ XV và XVI ở châu Âu và đặc biệt là Italia xuất hiện
một phong trào văn hóa có tên gọi: văn hóa Phục Hưng. Phong trào gắn liền
với bối cảnh lịch sử của giai đoạn chuyển tiếp từ xã hội phong kiến sang xã
hội tư bản. Nền công nghiệp tư bản lớn dần lên dẫn đến sự hình thành giai
cấp tư sản và vô sản. Lúc này người ta không những muốn khôi phục
lại nền văn hóa Hy Lạp - La Mã mà còn muốn phát huy giá trị văn hóa
tốt đẹp của nhân loại đã bị giáo hội và các triều đại phong kiến kìm
hãm gần 10 thế kỷ.
34

Cũng trong trào lưu ấy, cùng với sự manh nha xuất hiện của giai
cấp tư bản ngành in ấn ra đời và phát triển mạnh với cải tiến phát minh
công nghệ in chữ rời bằng kim loại (1448) của Johann Gutenberg
(Johannes Gensfleisch Zum Gutenberg) (1397-1468). Ngoài ra nghề
làm giấy do người Ả Rập học được của người Trung Quốc truyền sang
Tây Âu từ giữa thế kỷ XII đến thế kỷ XV thì đã phát triển phổ biến
khắp ở các nước như Đức, Pháp, Anh… Tất cả những điều này đã tạo
động lực mạnh mẽ cho sự phát triển chữ viết. Các họa sĩ đã cố gắng
hoàn thiện những điểm còn hạn chế của những bộ chữ thời kỳ trước
bằng tư duy và cách làm việc khoa học. Họ chú ý đến tỉ lệ hài hòa của
con người và áp dụng triệt để số học, hình học vào việc xây dựng bộ
chữ.

H.22 Bảng sắp chữ in thời Phục Hưng (Nguồn: Internet)


Ngành in ra đời đòi hỏi phải có bộ chữ thích hợp cho việc đúc hàng
loạt để sắp vào khuôn nên kiểu dáng chữ đã được cải tiến. Chữ loại này
cần có nét trơn tru, không có góc cạnh sắc nhọn, dễ đúc, dễ đọc, mang
35

phong cách trang trọng, thanh thoát. Vì thế đã có hẳn công thức cấu trúc
cho kiểu chữ in Roman (chữ cơ giới). Khác với trước kia những bộ chữ
thường không rõ ai là tác giả thì đến thời kỳ này mỗi bộ chữ đã được gắn
liền với tên tuổi của người sáng tạo ra chúng. Có khá nhiều mẫu chữ được
thiết kế trong thời kỳ Phục Hưng nhưng nổi tiếng nhất là những bộ chữ
sau:
- Bộ chữ của Leonard de Vinci (1452-1519) (Ý)
Leonard de Vinci là nhà họa sĩ kiêm bác học, phương pháp của ông
là chỉ dùng compa và thước kẻ để xây dựng những hình của chữ, cụ thể là
chữ sẽ được qui định nằm trong ô vuông hay đường tròn. Diện tích ô
vuông sẽ được chia thành 100 ô vuông nhỏ để qui định các điểm trung
tâm của chữ. Cách làm việc này đã trở thành một nguyên tắc cho việc
sáng tác chữ từ trước tới nay.

H.23 Bản thiết kế chữ cái của Leonard de Vinci (Nguồn: Internet)
- Bộ chữ của Luca Paxioli (1445-1517) (Ý)
36

Ông cũng là nhà họa sĩ kiêm bác học. Thời gian từ 1485-1490 ông
có hợp tác với Leonard de Vinci để cùng nghiên cứu những nguyên tắc,
tỉ lệ thân người nhằm dựng nên một công thức chung về thẩm mĩ. Từ đó
áp dụng và đưa ra một chuẩn định cho cái đẹp. Năm 1529 ông xuất bản
cuốn Tỉ lệ thần kỳ. Trong sách ông bảo vệ và nêu ra các qui luật toán học
có liên quan tới sự chính xác của tỉ lệ cơ thể người (những tỉ lệ, con số
vàng).
Cấu trúc chữ cái của Paxioli cũng được bố cục trong ô vuông.
Đường trung tâm đứng, đường trung tâm ngang của ô vuông là trung
tâm chính của các chữ. Các hình để kẻ chữ được chia ra làm 9 phần
bằng nhau. Bộ chữ gồm 3 cỡ nét: nét mập bằng 1 /9 cạnh ô vuông; nét
vừa (ngang) bằng 1 / 2 nét mập; nét thanh (nét giữa chữ E) bằng 1 /3 nét
mập. Chính vì có tỉ lệ 3 cỡ nét đẹp, hợp lý nên bộ chữ mang lại cảm
giác cân đối với đặc điểm chung là tất cả nét ngang giữa chữ đều nằm
trùng với đường trung tâm ngang của ô vuông lớn. Những nét lượn ở
góc chữ được vẽ là một đoạn của đường tròn - vị trí này trước kia
thường được vẽ theo cảm giác.

H.24
Kiểu
chữ
của
Paxi
oli
(Ng
uồn: Internet)
37

- Bộ chữ của Albert Durer (1471-1528) (Đức)


Albert Duyre là người sáng tạo ra kiểu chữ Fractura được nhà vua
và Hoàng gia Đức chọn làm bộ chữ tiêu chuẩn của quốc gia. Về chữ
Roman, ông đã đưa ra công thức cấu trúc bằng cách chia mỗi cạnh ô
vuông chứa các chữ làm 10 phần bằng nhau. Có một số chữ không sử
dụng hết cả 10 phần nên khi nhìn ta thấy thoáng và linh hoạt. Bộ chữ có
nét mập bằng 1/ 10 ô vuông, nét vừa, nét thanh bằng 1 / 2 nét mập và 1 / 3 nét
mập. Các thiết kế của Albert Duyre có nhiều cách biến đổi khác nhau ở
đầu, chân và hướng bụng chữ.

H.25 Kiểu chữ của Albert Durer (Nguồn: Internet)


- Bộ chữ của Geoffroy Tori (Pháp)
Thoạt nhìn cách cấu trúc bộ chữ do Geoffroy Tori thiết kế (chữ I, chữ
K) dễ làm liên tưởng đến cách nghiên cứu tỉ lệ thần kỳ của Leonard de Vinci
và Paxioli. Geoffroy Tori cũng chia ô vuông chứa chữ ra 100 ô vuông nhỏ.
Nét mập bằng 1/10 cạnh ô vuông, nét vừa, nét thanh bằng 1/2 và 1/3 nét mập.
38

Đặc điểm riêng biệt của kiểu chữ này là nét ngang của chữ A bằng nét mập,
nét đứng của chữ N… thì lại là nét thanh.

H.26 Kiểu chữ của Geoffroy Tori (Nguồn: Internet)


39

Ngoài những kiểu chữ tiêu biểu kể trên còn có nhiều bộ chữ nổi
tiếng khác của các nhà thiết kế người Pháp: Claude Garamont, Le
Bé… Đặc biệt ở Ý lần đầu tiên xuất hiện kiểu chữ với nét thanh nhã,
hơi nghiêng về phía phải và được gọi theo tên quốc gia mà nó sinh ra
Italic. Cái tên này về sau trở thành danh từ dùng chung cho tất cả các
kiểu chữ có hướng nghiêng.

H.27 Kiểu chữ nghiêng Italic (Nguồn: TGGT)


Thời kỳ Phục Hưng với phát minh, cải tiến kỹ thuật làm giấy và
công nghệ in chữ rời bằng kim loại đã đưa lịch sử phát triển của chữ
sang một giai đoạn mới. Nó chấm dứt thời kỳ Cổ tự học - Paleographic
(từ khi chữ viết ra đời đến thế kỷ XVI) và mở ra thời kỳ Tân tự học -
Paleographic moderne, còn gọi là thời kỳ nghệ thuật chữ cơ giới (từ thế
kỷ XVI trở về sau). Từ đây các kiểu chữ in Roman và các kiểu chữ in
mới được sử dụng rộng rãi thay thế kiểu chữ Gothic. Cái tên
Typography cũng được hiểu theo nghĩa khác là nghệ thuật sắp xếp, sử
dụng chữ in. Nguyên nhân là do Gutenberg gọi các con chữ rời đúc từ
đồng mô của mình là Type vì vậy từ đó đến giờ người ta vẫn gọi nghề
in là Typography.
Cũng từ thời kỳ Phục Hưng song song với các bộ chữ mang
phong cách của kiểu dáng công trình kiến trúc đã xuất hiện thêm nhiều
bộ chữ có phong cách mới. Những phong cách này lấy cảm hứng từ tỉ
lệ, chi tiết con người, hoa lá... Có thể nói từ thời điểm này kiểu dáng
chữ được giải phóng trở nên đa dạng và phong phú.
40

Từ cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVII Giáo hội châu Âu bước vào một
thời kỳ hà khắc và nghiệt ngã. Bên cạnh đó giáo hội đã cho xây dựng nhiều công trình
kiến trúc như nhà thờ, lâu đài, biệt thự, quảng trường… để hưởng thụ vật chất và khoa
trương tôn giáo. Trong hoàn cảnh đó nghệ thuật Baroque ra đời như một loại nghệ
thuật cung đình chuyên phục vụ cho trào lưu ưa chuộng sự hào hoa, nghi thức bề
ngoài.
Baroque là một danh từ có nguồn gốc Bồ Đào Nha. Nghĩa của nó chỉ
những viên ngọc không có qui luật, méo mó, không đều... hoặc có thể hiểu là
viên ngọc thô, xấu.
Nghệ thuật Baroque chú trọng đến những cảm giác mạnh; biến hóa dẫn đến
những hiệu quả thần bí và qui mô khác thường: nhỏ trông thành to, tĩnh mà như động
cùng với lối điêu khắc trang trí tỉ mỉ công phu; khối uyển chuyển; đường nét uốn
lượn gây cảm giác mạnh; gây kích thích bất ngờ; tạo những không gian phức tạp;
cường điệu sự tương phản sáng tối; gây ảo giác tăng mạnh hiệu quả về bóng đổ; phô
trương sự cầu kỳ...
Kiểu chữ trong thời kỳ nghệ thuật Baroque chịu ảnh hưởng nặng nề của
phong cách kiến trúc. Sự chuyển biến rõ rệt về kiểu dáng đã tạo ra đặc điểm riêng cho
phong cách các bộ chữ. Nét chữ dần dần được thay bằng dáng lá, cành cây, hoa, chim
cùng những đường nét chạm trổ khá cầu kỳ mang nặng tính trang trí. Song song với
việc tạo ra dáng chữ mới, các nhà thiết kế vẫn liên tục nghiên cứu phát triển các kiểu
chữ có từ thời Phục Hưng trước đây và cũng cho ra mắt một số mẫu chữ đẹp.
41

H.28 Kiểu chữ mang phong cách nghệ thuật Baroque (Nguồn: Internet)
Đầu thế kỷ XVII, châu Âu đặc biệt là Pháp nảy sinh xu hướng
thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Sự thỏa hiệp
có được là do hai thế lực tuy mâu thuẫn nhưng vẫn còn một số điểm
chung về lợi ích và giai cấp tư sản cũng chưa đủ mạnh để giành lấy
quiền lực trong xã hội. Lúc này vai trò của nhà vua được xem như là
trọng tài đứng ra giải quiết mâu thuẫn giữa triều đình, địa chủ phong
kiến và giai cấp tư sản. Sự ổn định của chính thể chuyên chế tập
quiền trung ương cùng với sự đẩy mạnh nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã đưa nước Pháp phát triển cường thịnh và đóng vai trò lãnh
đạo châu Âu. Thủ đô Paris cũng như cung đình hoàng gia trở thành
trung tâm và điểm đến cho các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa
của tầng lớp thượng lưu. Xu thế triết học thịnh hành lúc bấy giờ là
quan điểm duy lý chủ nghĩa: Theo đuổi sự vĩnh hằng tuyệt đối với lý
tính là vạn năng và quân chủ là sự thể hiện cao nhất cho lý tính phổ
biến của chính trị xã hội... Trong bối cảnh lịch sử đó phong cách
nghệ thuật Cổ Điển ra đời (1770 - 1830).
Nghệ thuật Cổ Điển với khuynh hướng bác bỏ phong cách
Baroque và Rococo. Trở về với nền nghệ thuật cổ truyền đặc trưng
trong sáng, thanh cao, giản dị, hài hòa. Trào lưu lúc này ưa chuộng
sự lộng lẫy, trang nghiêm những gì rườm rà, cầu kỳ, ẻo lả của các
phong cách nghệ thuật trước đó dần dần bị loại trừ.
Chữ trong giai đoạn 1770 - 1830 có khá nhiều thay đổi về
kiểu dáng và phong cách. Đã xuất hiện những bộ chữ đẹp như:
- Bộ chữ của Francois Ambroise Didot (Pháp) sáng tác năm 1775

Bộ chữ có đặc điểm chỉ gồm hai loại nét: nét mập và nét rất thanh.
Trong đó nét chân và nét đầu chữ chỉ là vạch nhỏ, đủ để nhìn rõ nét chữ chứ
42

không theo một tỉ lệ nào. Tỉ lệ đối lập giữa hai cỡ nét tạo cho kiểu chữ có một
hình dáng đột phá, mới lạ nhất từ trước tới thời kỳ đó.

H.29 Bộ chữ phong cách Nghệ thuật Cổ điển của Francois Ambroise Didot
(Nguồn: Internet)
- Bộ chữ của Giambatiista Bodoni (Ý) sáng tác năm 1818
Có nét thanh và nét mập phối hợp với nhau rất khéo theo một tỉ lệ vừa
phải (nét thanh bằng 1/5 - 1/6 nét mập) khiến cho toàn bộ chữ nổi bật hẳn lên
trông đậm đà, duyên dáng.
43

H.30 Bộ chữ phong cách Nghệ thuật Cổ điển của Giambatista Bodoni
(Nguồn: Internet)
- Kiểu chữ Egypte ra đời năm1825
Bộ chữ Egypte có nét đầu và nét chân mập bằng nét đứng gợi lên
những hình ảnh kiến trúc cổ xưa của người Ai Cập. Có loại táo bạo hơn với
chân chữ biến thành khối hình chữ nhật có góc vuông, nét chân mập hơn nét
đứng. Thoạt đầu bộ chữ cho cảm giác hơi kỳ dị, nặng nề nhưng nó cũng có ưu
điểm là trông ngộ nghĩnh và táo bạo. Do mang nhiều tính trang trí nên bộ chữ
thường được sử dụng trong quảng cáo, phim ảnh. Kiểu chữ Egypte bị ảnh
hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Lãng Mạn. Nó phá vỡ các qui tắc, khuôn khổ cổ
điển đã có từ lâu với những nét trước kia đáng ra là thanh nay lại được biến
thành mập nhất.
44

H.31 Kiểu chữ Egypte (chữ in và chữ con) (Nguồn: Internet)


Ngoài ra còn có các nhóm thuộc kiểu chữ không chân được thiết kế bởi
William Caslon (1692-1766) và John Baskervill

H.32 Bộ chữ của John Baskerville và William Caslon (Nguồn: Internet)
1.2.4. Giai đoạn từ thế kỷ XIX đến nay
45

Chủ nghĩa tư bản manh nha trong lòng xã hội phong kiến châu
Âu từ thế kỷ XIV trải qua bốn trăm năm nó đã lớn mạnh và trở thành
giai cấp thống trị thế giới. Sự hình thành giai cấp tư bản làm nảy sinh
một giai cấp mới - giai cấp công nhân. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp nói
trên ngày càng sâu sắc và là mâu thuẫn chính trong xã hội. Thời kỳ
này tuy ngắn so với chiều dài lịch sử của loài người nhưng lại là thời
kỳ nhiều biến động và đạt được nhiều thành tựu đột phá nhất trong
khoa học kỹ thuật. Sự trỗi dậy những trung tâm kinh tế, văn hóa cũng
như sự hình thành các hệ tư tưởng và nhà nước mới… đã tác động
không nhỏ đối với xã hội châu Âu. Dẫn đến xuất hiện nhiều trào lưu,
trường phái trong kiến trúc và nghệ thuật.
Về kiến trúc có thể kể tên những xu hướng mới như: Xu hướng
phục cổ bao gồm xu hướng chủ nghĩa Phục Hưng Cổ Điển (1760 -
1850); Chủ nghĩa Lãng Mạn (1830 - 1870); Chủ nghĩa Triết Trung
(1820 - 1920); Chủ nghĩa Công Năng; Kiến trúc Hữu Cơ; Kiến trúc
Quốc Tế; Chủ nghĩa Biểu Hiện Mới; Chủ nghĩa Thô Mộc… Tuy quan
niệm đôi chỗ khác nhau nhưng nhìn chung những trường phái kiến
trúc trên đều có cùng một số đặc điểm như: đề cao kỹ thuật tiên tiến,
lấy vật liệu mới làm cơ sở, nhấn mạnh nội dung kiến trúc phải được
xây dựng vì con người, thể hiện cá tính, tình cảm của con người…
Về nghệ thuật cũng có nhiều trào lưu nghệ thuật nối tiếp nhau
xuất hiện như: Lãng Mạn, Ấn Tượng, Tượng Trưng, Biểu Hiện, Siêu
Thực, Lập Thể, Vị lai… Nhìn chung các trào lưu mới đều cố gắng
thoát ra khỏi cái bóng quá lớn của hội họa hàn lâm, kinh viện để tìm ra
một con đường khác. Tự do về ý tưởng và cáí tôi trong sáng tạo được
đề cao tuyệt đối.
Tất cả những diễn biến xảy ra trong trào lưu của kiến trúc và hội
họa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát
46

triển của dáng chữ. Đã có nhiều kiểu chữ mới lạ xuất hiện. Tuy kiểu
dáng khác nhau nhưng các kiểu chữ ra đời vào thời gian này đều có
cùng một đặc điểm chung là mang tính trang trí rất cao. Những chữ
trang trí được thiết kế khá đa dạng. Ví dụ như theo lối nhìn từ trên
xuống, nhìn chênh từ cạnh bên, cạnh đáy hay trước mặt... Nét trang trí
được sử dụng xung quanh hình chữ, giữa các nét chính, thân, đầu và
chân chữ. Thậm chí nhiều chữ còn được thay thế bằng các hình hình
học, hoa lá, hình ma quái, hình người, rễ cây hay lập thể, trừu tượng…
Bên cạnh một số kiểu chữ đạt được tính thẩm mĩ, khoa học, hợp thị
hiếu thì đa phần các chữ trang trí đều có cùng nhược điểm là dáng chữ
rậm rạp, biến dạng, không đẹp, rất khó đọc.

H.33 Kiểu chữ được xây dựng từ bóng người và yêu quái (Pháp)
(Nguồn: Internet)
47

H.34 Kiểu chữ được xây dựng từ dáng người (Ý) (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên hạn chế của những hiện tượng biến dạng chữ ở trên
chỉ có tính xu hướng tạm thời. Kể từ những năm 40 của thế kỷ XX
trở đi, khuynh hướng chủ đạo của nghệ thuật chữ trên thế giới lại trở
về với những kiểu chữ mẫu mực. Nhờ sự góp sức của máy móc hiện
đại, nhất là máy vi tính các công thức chữ được sàng lọc, chỉnh lý,
hoàn thiện hơn. Chính sự xuất hiện những thành tựu trong công
nghệ in và máy vi tính đã góp sức rất nhiều cho các nhà thiết kế.
Thời gian để vẽ và cho ra đời một kiểu dáng chữ mới là rất ngắn so
với trước đây.
Ngoài ra cũng cần thông tin thêm về Nghệ thuật chữ trong lĩnh
vực Thiết kế bìa sách. Tuy cảm hứng từ các chữ cái đã làm nên một
phong cách nghệ thuật trang trí sách nổi tiếng của châu Âu… nhưng
phải tới mãi nửa đầu thế kỷ XIX nó mới được xuất hiện trên bìa ấn
phẩm. Nguyên nhân là do phải đáp ứng nhu cầu thiết thực, tiện lợi
của đời sống xã hội công nghiệp nên một số nhà xuất bản đã chủ
động đưa các phương án thiết kế chữ và minh họa lên bìa. Trong
48

thời gian đầu mọi chuyện không phải đều diễn ra suôn sẻ. Đã có
những phản đối từ một bộ phận người mua sách và các nhà xuất bản
theo quan điểm bảo thủ. Những ý kiến phản đối này cho rằng giá trị
nằm trong bản thân sách chứ không phải tờ bìa. Việc trang trí bìa
sách nên dành cho người mua (như là một hứng thú cá nhân) và
quan trọng nhất là phát sinh thêm chi phí. Về sau khoảng năm 1920,
đa số các nhà xuất bản đều dần nhận ra khả năng tiếp thị mạnh mẽ
của tờ bìa sách. Họ thấy nó có thể trở thành một công cụ quảng cáo
hữu hiệu cho nội dung ấn phẩm [29] và nhiều thông tin khác. Lúc
này nghề thiết kế minh họa sách xuất hiện, bắt đầu được chú ý, coi
trọng và trở nên chuyên nghiệp. Cùng Nghệ thuật chữ trên bìa sách,
tên người thiết kế đã có chỗ đứng và được thừa nhận (trước năm
1900 thông tin này không được ghi trên ấn phẩm). Như vậy mặc dù
có lịch sử lâu đời nhưng chữ phải đợi cả ngàn năm mới được chính
thức xuất hiện lần đầu tiên trên bìa sách [21].
49

H.35 Cuốn Life of the Mississippi, James R. Osgood & Co (1813)


có chữ xuất hiện trên bìa (Nguồn: Internet)
Từ đầu thế kỷ XX đến nay với phát minh cải tiến của ngành in cũng
như sự xuất hiện của máy vi tính đã đưa lĩnh vực thiết kế chữ và Nghệ thuật
chữ bước sang một giai đoạn mới. Giai đoạn mà chữ luôn luôn gắn liền với
sự phát triển của công nghệ in ấn và phần mềm thiết kế.
Đến nay thật khó thống kê được số lượng các mẫu chữ đang được sử dụng
trên thế giới. Chỉ cần mở máy tính cá nhân ra là đã có hàng trăm mẫu chữ khác
nhau. Chưa kể với sự ra đời của một số phần mềm đồ họa đặc biệt có thể giúp cho
mỗi cá nhân tự sửa chữa, thiết kế ra những mẫu chữ mới mà mình yêu thích một
cách khá dễ dàng. Cũng có một điểm cần ghi nhớ là sự bùng nổ của công nghệ
thông tin và nhịp sống khẩn trương của xã hội công nghiệp dẫn đến tâm lý chung
50

của con người là thích cảm nhận thông tin nhanh, ghét những gì quá phức tạp,
rườm rà mất thì giờ nên khi sáng tác các kiểu chữ mới cần chú trọng tính hài hòa,
trong sáng, đơn giản và dễ đọc.
Trong thời gian từ thế kỷ XIX đến nay có một số mốc dấu cần được ghi
nhận trong diễn trình phát triển của Nghệ thuật chữ đó là:
- Sự xuất hiện trường phái Bauhaus
Năm 1923 xuất hiện ý tưởng “New Typography” của Moholy-Nagy
(tham gia giảng dạy tại trường Bauhaus). Ông cho rằng kiểu chữ là một
phương tiện truyền thông và chú ý tới “sự rõ ràng của thông điệp trong những
hình thức nhấn mạnh nhất”. Đặc trưng của thiết kế là rõ ràng, không trang trí
kiểu bản in. Cần nhấn mạnh các từ thông qua biểu tượng khác nhau hoặc yếu
tố màu sắc của chữ. Tất cả kết hợp để cùng truyền đạt thông tin trực tiếp bởi
văn bản, từ đây cái tên “typofoto” được hình thành.
Năm 1925, Herbert Bayer (người được đạo tạo theo phong cách Art
Nouveau, sau đó học tại Bauhaus) nêu quan điểm và áp dụng nó về một kiểu
chữ hiện đại nhằm tạo ra một “mặt chữ duy tâm”. Triết lý về thiết kế chữ,
theo Bayer là không cần thiết chữ có nét chân, chữ thấp hay chữ cao cho mỗi
chữ cái. Lý do là để thúc đẩy khái niệm đơn giản hóa việc sắp chữ và bàn
phím máy đánh chữ. Vì vậy ông cho ra đời Universal - một kiểu chữ không
có nét chân dạng hình học đơn giản.
Trường phái Bauhaus cũng đã đặt ra các nguyên tắc cơ bản của việc
truyền thông “chữ”. Đây được coi là sự khởi đầu của phong cách “The new
typography”. Trong đó: Kiểu chữ được định hình bởi các yêu cầu chức năng.
Mục đích của cách bố trí chữ là thông tin liên lạc. Thông tin phải xuất hiện
đơn giản nhất, hình thức dễ hiểu nhất. Đối với “chữ” phục vụ xã hội, thành
phần của nó cần được tổ chức bên trong (tổ chức nội dung), cũng như việc sử
dụng đúng cách bên ngoài. Những lý tưởng này đã được áp dụng bởi Jan
Tschichold (được coi là bậc thầy của kiểu chữ).
51

Josehp Albers đã tạo ra bảng chữ cái Albers' “Kombinationschrift” đặc trưng của
Bauhaus trong thời gian làm việc ở đây bằng cách sử dụng 10 hình dạng cơ bản dựa trên
hình tròn và vuông. Các chữ cái của ông dễ đọc, không tốn kém để sản xuất và bất cứ
chữ cái nào cũng có thể được tạo ra chỉ với sự kết hợp của 10 hình.

H.36 Kiểu chữ Kombinationschrift - trường phái Bauhaus (Nguồn: Internet)


- Sự xuất hiện của thể loại poster sử dụng Photography

Hebert Matter (nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế đồ họa người Mĩ gốc Thụy
Sĩ) (1907 - 1984) là người sáng tạo ra thể loại poster sử dụng Photography
(thời điểm đó, việc sử dụng hình minh họa đang là trào lưu thống trị).

H.37 Poster: Thế chiến II của Herbert Matter (Nguồn: Internet)


52

- Phong cách Phong cách Nghệ thuật chữ quốc tế (International


Typographic Style)
Xuất hiện trong những năm 30 bởi Ernst Keller (dạy tại trường Thiết kế
Zurich năm 1918) và các nhà thiết kế khác. Phong cách Nghệ thuật chữ quốc
tế (International Typographic Style) có ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn bộ nền
công nghiệp thiết kế đồ họa những năm 50 của thế kỷ XX. Phong cách này có
những đặc điểm nổi bật như:
 Sử dụng hệ thống lưới để cung cấp các trật tự có sự thống nhất chung
 Sử dụng kiểu chữ không có nét chân đặc biệt là kiểu Helvetica (xuất
hiện năm 1961)
 Sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh trắng đen (một bước tiến lớn) thay vì hình
minh họa.
 Biểu hiện chung là: Hình thức đi liền với chức năng, các thiết kế đều
đơn giản, cấu trúc chặt chẽ, nghiêm túc. Các đối tượng hình học được
sử dụng đồng nhất nhằm dễ dàng truyền tải thông điệp. Các khoảng
không gian được tôn trọng. Phông chữ sử dụng kích thước đa dạng,
phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Nhiếp ảnh được sử dụng để truyền tải
thông điệp một cách ấn tượng nhất.
 Phong cách Nghệ thuật chữ quốc tế (International Typographic Style) rất
phù hợp với thị trường thời hậu chiến lúc đó. Khi xã hội đang cần một
sự mới mẻ, những diện mạo mới thay thế cho sự điêu tàn của thế giới
sau thế chiến thứ II. Hầu hết các trường đại học đều tiến hành giảng
dạy Internanional Typographic Style. Các công ty chọn nó là giải pháp
tối ưu cho hình ảnh của mình và ngay cả các poster quảng cáo cho Thế
Vận Hội khi đó cũng sử dụng phong cách thời thượng này.
53

H.38 Poster (1931) theo Internanional Typographic Style (Nguồn: Internet)


- Sự xuất hiện của chủ nghĩa Hậu Hiện Đại (Postmodernism) trong
Nghệ thuật chữ
Sau quãng thời gian thống trị của mình Phong cách Nghệ thuật
chữ quốc tế ( International Typographic Style) bắt đầu mất đi ảnh hưởng
của nó vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Wolfgang Weingart
(1941) một nhà thiết kế đồ họa gốc Đức đã mở ra một phong cách mới
mà hiện nay được biết đến với tên gọi Postmodern Design. Ngoài ra
còn có một số tên tuổi những nhà thiết kế hàng đầu theo chủ nghĩa Hậu
Hiện Đại như: Werner Jeker, người kết hợp phong cách minh họa Đức
với cấu trúc chặt chẽ của Thiết kế Thụy Sĩ và Ralph Schraivogel.
Một xu hướng khác của chủ nghĩa Hậu Hiện Đại được thực hiện
bởi Siegfried Odermatt và Romarie tại Zurich. Ít “nổi loạn” hơn so với
54

Weingart. Họ tiến hành phát triển các giải pháp về typography và lựa
chọn cách bẻ cong luật lệ, thay vì phá vỡ nó. Các thiết kế của họ khá
trực quan đem lại cảm giác vui tươi.

H.39 Một số Poster thiết kế theo phong cách Hậu Hiện Đại (Nguồn: Internet)
- Sự xuất hiên của máy tính cá nhân với phần mềm đi kèm đã làm “toàn
cầu hóa” một số kiểu chữ
 Chữ có nét chân: Times New Roman, Palatino, Bodoni, Century,
Garamond, Goudy...
 Chữ không có nét chân: Arial, Optima, Helvetica...
 Các kiểu chữ viết tay cũng được số hóa rất tiên lợi cho người sử dụng
1.2.5. Diễn trình lịch sử của bộ chữ số và chữ con Latin
- Sự ra đời của bộ chữ số
Chữ số Ai Cập:
55

Khá lâu TCN ở Ai Cập người ta đã biết dùng hình vẽ làm số đếm.
Một gạch đứng (I) là số lẻ, hình quai xách là số chục, hình dây cuộn là số
trăm, hình hoa sen là số ngàn, hình ngón tay là số chục ngàn, hình thánh
thần là số triệu...

H.40 Chữ số Ai Cập (Nguồn: Internet)


Chữ số Hebre:
Người Hebre dùng chữ cái Latin làm số đếm theo thứ tự
A = 1, B = 2, C = 3, D = 4, E = 5...
Chữ số Hy Lạp:
Người Hy Lạp dùng chữ cái Latin làm số đếm nhưng theo thứ tự khác:
I = 1, N = 100, X = 1000...
Chữ số La Mã:
Người La Mã cũng dùng chữ cái Latin làm số đếm, nhưng không theo
thứ tự bộ chữ mà theo các qui định sau
I = 1, V = 5, X = 10, C = 100, B = 300, D = 500, M = 1000…
Muốn tính số lẻ giữa các số, thì người ta ghép số nhỏ vào vào bên phải
số lớn để cộng thêm, ghép số nhỏ vào bên trái số lớn để trừ bớt.
Ví dụ: 4 là 5 trừ đi 1 thì viết: IV
12 là 10 cộng thêm 2 thì viết: XII
Chữ số La Mã là dáng chữ lớn của bộ chữ. Cấu trúc của nó như cấu
trúc chữ lớn, không có lối cấu trúc riêng.
56

Hiện nay chữ số La Mã được dùng chủ yếu trong văn bản để đánh
dấu các đầu mục, chương, hồi…
Chữ số Ấn Độ:
Nhiều ghi chép vào thời gian từ thế kỷ III TCN - thế kỷ VII cho
thấy người phương Bắc Ấn Độ đã sử dụng rất lâu một hệ đếm viết tuy rất
thô sơ nhưng cũng có một trong những đặc tính của hệ đếm hiện đại. Chín
chữ số đầu tiên của hệ này là những ký hiệu tách rời khỏi tư duy của chữ
tượng hình. Tất cả đều khác hẳn nhau và không nhằm gợi lên cho thị giác
những số lượng tương ứng nữa. Ví dụ số 9, không còn được tạo nên bởi
chín gạch hay chín điểm. Nó đã tiến bộ và tương ứng với một nét chữ qui
ước.

\
H.41 Chữ số Ấn Độ thế kỷ III TCN - thế kỷ VII (Nguồn: TGGT)
Về sau các chữ số Ấn Độ được hoàn thiện dần từ chỗ chữ số chỉ có
9 dáng từ 1 đến 9 chưa có số 0. Sau này khi nhận biết giá trị biểu hiện
của số 0 trong toán học thì dùng với 10 con số từ 0 đến 9. Các giá trị
khác là ghép bởi các số trên.
Chữ số Ả Rập:
Chữ số Ấn Độ cụ thể là chữ số của người Hindu được người Ả Rập
kế thừa. So với chữ số La Mã thì nó tiện lợi và thực dụng hơn nhiều. Với
10 dáng khác nhau, khi đứng lẻ, lúc đứng đôi, hoặc ghép lại thành số lớn
đều thuận tiện. Đối với số lớn, để đọc được dễ dàng, tránh nhầm lẫn, cứ
cách 3 con số từ phải sang trái, phải để chừa một khoảng để phân biệt số
ngàn, số triệu, số hàng ngàn triệu…
57

Ví dụ: 100 000 000 (một trăm triệu)

H.42 Chữ số Hindu được người Ả Rập kế thừa thời kỳ đầu (Nguồn: Internet)

H.43 Chữ số Ả Rập (Nguồn: Internet)


Khoảng thế kỷ X, chữ số Ả Rập du nhập vào châu Âu. Qua quá trình sử
dụng, chữ số được cải tiến dần. Người ta trang trí thêm vào nét chữ, chân chữ
khiến cho dáng chữ số Ả Rập viết tay biến hóa dần theo thời gian.

H.44 Chữ số Ả Rập thế kỷ XII (Nguồn: Internet)


58

H.45 Chữ số Ả Rập thế kỷ XIII (Nguồn: Internet)


Khi ngành in ra đời, các dáng chữ số Ả Rập được cải tiến theo dáng
chữ Latin. Tức là chữ số Ả Rập được qui định cấu trúc theo công thức và
phong cách của bộ chữ. Kiểu chữ có nét chân, thì dáng chữ số có nét chân. Ở
kiểu chữ không nét chân, kiểu chữ víết tay... thì dáng chữ số cũng được cấu
trúc và mang phong cách tương tự.

H.46 Một vài dáng chữ số hiện đại ngày nay (Nguồn: TGGT)
- Sự ra đời của bộ chữ con Latin
Dáng chữ con ra đời muộn hơn so với dáng chữ lớn, nó hình thành do
sự biến dạng của dáng chữ lớn theo thời gian trong quá trình sử dụng và ghi
chép cho nhanh và thuận tiện.
Sự biến dạng của chữ con diễn ra từ thế kỷ II đến thế kỷ XV, được biểu
hiện ở chỗ chuyển vị trí của các nét mập, vừa, thanh trong chữ.
59

Về sau khi một bộ chữ lớn xuất hiện thì đều thiết kế kèm theo một bộ
chữ con. Ở thời kỳ chữ Roman thịnh hành thì chữ tháu và chữ con mang
phong cách như chữ lớn. Khi kiểu chữ Onciale ra đời, thì kiểu chữ con của nó
có dáng tròn trịa, nét mập đều. Khi chữ Gothic chiếm địa vị thống trị trong
sách chép tay, thì kiểu chữ con của nó có dáng hẹp, có góc, có cạnh sắc nhọn
như chữ lớn.

H.47 Sự thay đổi dáng chữ con viết tay qua các thời kỳ (Nguồn: Internet)
60

H.48 Bảng biến đổi của chữ lớn ra chữ con (Nguồn: TGGT)
Sau này khi sáng tạo ra một bộ chữ in lớn bao giờ nhà thiết kế cũng
phải kèm theo bộ chữ con. Bộ chữ con có qui định riêng về cấu trúc và công
thức nhưng phong cách của nó phải phù hợp với phong cách bộ chữ in lớn.

H.49 Biến hóa của dáng chữ con qua các thời kỳ (Nguồn: Internet)
61

1.3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ


THỐNG CHỮ QUỐC NGỮ
Ngôn ngữ nước ta có nguồn gốc phức tạp được hình thành cách
đây gần 3000 năm do kết quả của quá trình cộng cư giữa người Môn-
Khmer với người Tày cổ. Hệ ngôn ngữ này thuộc hệ ngôn ngữ Việt -
Mường. Đến thế kỷ thứ X, khi người Việt giành được độc lập và dựng
nên quốc gia Đại Việt, tiếng Việt mới trở thành tiếng phổ thông và tách
khỏi tiếng Mường. Chính vì có lịch sử phức tạp như vậy nên trên lãnh
thổ Việt Nam tồn tại nhiều hệ thống chữ viết như chữ Tày, chữ Thái,
chữ Chàm, chữ Khoa Đẩu chữ Khme, chữ Hán, chữ Nôm... Tới thời
điểm hiện tại một số hệ thống chữ viết đã bị lãng quên. Nổi bật trong
các hệ thống chữ kể trên có chữ Hán, chữ Nôm là hai hệ thống được
biết đến nhiều hơn cả do được các triều đại vua chúa Việt Nam chính
thức sử dụng hoặc được lưu truyền rộng rãi ở lãnh thổ Việt Nam trước
năm 1945.
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945
- Chữ Hán
Theo các cứ liệu lịch sử, chữ Hán được truyền vào và sử dụng ở
nước ta từ rất sớm. Tuy thời gian cụ thể rất khó minh định chính xác vì
mỗi tài liệu lại cho một thông tin khác như Sử ký Tư Mã Thiên, Thủy
kinh chú hay Đại Việt sử ký toàn thư… nhưng đa phần các nghiên cứu
đều cho rằng khoảng trước năm 111 TCN chữ Hán đã chính thức có mặt
ở nước ta rồi. Sau đó văn tự này được nhiều đời các thái thú cai trị
truyền bá và nhân rộng.
Chữ Hán có nhiều kiểu viết khác nhau (do cải tiến qua các thời
kỳ) có thể kể đến như: Chữ Giáp Cốt, Chữ Kim văn, Chữ Triện, Chữ
Lệ, Chữ Khải, Chữ Thảo... Về cấu tạo, Chữ Hán được hình thành theo 6
62

nguyên tắc gọi là lục thư bao gồm: Tượng Hình, Chỉ Sự, Hội Ý, Hình
Thanh, Chuyển Chú, Giả Tá.
 Chữ Tượng Hình:
Dựa theo hình của các sự vật mà vẽ thành chữ. Có những chữ vẽ rất tỉ
mỉ, tới trên 40 chi tiết. Ví dụ chữ mộc (cây) được thể hiện bao gồm các chi
tiết như rễ, mặt đất, thân, cành…

H.50 Chữ mộc (cây) (Nguồn: TLTK 13)


Chữ sơn (núi) lúc đầu được vẽ tượng trưng bằng ba ngọn núi biểu thị số
nhiều về sau được giản lược tương đương với 3 nét nhô lên khỏi mặt đất.

H.51 Chữ sơn (núi) (Nguồn: TLTK 13)


Chữ điền (ruộng) được vẽ với các thửa ruộng cùng bờ ngăn. Về sau
được biểu thị bằng 4 thửa ruộng ghép lại với nhau.
63

H.52 Chữ điền (ruộng) (Nguồn: TLTK 13)


 Chữ Chỉ Sự:
Hay còn gọi là Chữ Biểu Ý. Nguyên tắc là dựa theo sự việc mà đặt ra chữ. Ví
dụ chữ vũ (mưa ) được diễn giải bằng trời, mây trên cao (nét gạch ngang) với các
giọt mưa (các chấm tượng trưng cho thủy - nước) rơi xuống đất.

H.53 Chữ vũ (mưa) (Nguồn: TLTK 13)


 Chữ Hội Ý:
Lấy hai hay nhiều chữ hợp lại để tạo thành chữ có ý nghĩa mới. Ví dụ
chữ lâm (rừng) là nơi có nhiều cây. Vì vậy nó được tạo bởi hai chữ mộc (cây)
xếp hàng đứng cạnh nhau để chỉ số nhiều.

H.54 Chữ lâm (rừng) (Nguồn: TLTK 13)


Chữ sâm (rừng rậm) nơi có rất nhiều cây. Nó được hình thành bằng
cách lấy ba chữ mộc ghép lại với nhau (mộc + lâm). Ba cây là con số mang
tính phiếm chỉ nhằm diễn tả số lượng rất nhiều. Để tránh dàn hàng ngang gây
64

chiếm chỗ và không đẹp khi viết theo cột dọc nên chữ mộc thứ ba được xếp
chồng lên chữ lâm như hình dưới.

H.55 Chữ sâm (rừng rậm) (Nguồn: TLTK 13)


 Chữ Hình Thanh:
Chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ
bao gồm hai phần: phần hình là những chữ có sẵn thuộc loại tượng hình
và phần thanh là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó để hình
thành một loại chữ mới. Vì vậy còn gọi là loại chữ Hợp Thể. Đây chính là
điểm khác với loại chữ Tượng Hình và Chỉ Sự. Tuy ghép những chữ đã có
sẵn thành chữ mới nhưng bắt buộc phải có một thể thuộc về âm thanh,
điểm này cũng chính là điểm khác với chữ Hội Ý. Ví dụ Bộ Thủy (氵)
biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng chảy của nước, khi ghép cùng với
chữ thanh (青) (màu xanh) tạo thành chữ thanh (清) có nghĩa là “trong
suốt” hoặc “trong xanh”.
 Chữ Chuyển Chú:
Trong chữ Hán có nhiều chữ đồng âm khác nghĩa hoặc đồng nghĩa
khác âm, nên thường lấy chữ này để làm chữ kia. Nói cách khác, Chuyển
Chú là lối đặt chữ có cùng một bộ thủ thanh âm gần nhau, ý nghĩa giống
nhau và có thể chú thích cho nhau. Ví dụ, chữ dược (薬), có nguồn gốc
biểu diễn “âm nhạc” (từ chữ lạc hay nhạc 楽), âm nhạc làm cho lòng
người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên Chữ lạc (楽) có cách phát âm
là “Raku” có nghĩa là “sung sướng phấn khởi” (Tanoshii).
 Chữ Giả Tá:
65

Trong chữ Hán, ngoài cách dùng lối Hình Thanh để biểu hiện âm.
Lại có cách dùng chữ đồng âm để đại biểu cho những chữ có ý nghĩa mới
mà không cần phải sáng tạo ra chữ mới. Chữ Giả Tá xuất phát từ thanh
âm giống nhau hoặc gần giống nhau giữa chữ vay mượn và chữ được vay
mượn có thể không quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ chữ lai
(Rai 来) có nguồn gốc biểu diễn nghĩa là “mạch” (Mugi, từ chữ mạch 麦
麥), nhưng được sử dụng có nghĩa là “Kuru” (đến, tới) có cùng cách phát
âm là “Rai”.
Chính vì có cấu tạo phức tạp như đã trình bày ở trên nên ngày nay
chữ Hán ở Trung Quốc đã được cải cách theo xu hướng giản lược nét và
cách viết cho đơn giản hơn để dễ nhớ dễ học (chữ Giản Thể).
- Chữ Nôm
Được hình thành vào khoảng vào thế kỷ VIII - IX do những tầng lớp
nho sĩ có tinh thần dân tộc đã dựa vào chữ Hán tạo ra thứ chữ của người Nam
(Nôm là từ Nam đọc chệch âm mà thành). Theo nhiều học giả, chữ Nôm có từ
thời Lý Cao Tôn (cuối thế kỷ XII). Căn cứ vào tấm bia chùa Tháp Miếu,
huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phú đề niên hiệu Trị Bình Long Ứng năm thứ 5,
có hơn hai chục chữ Nôm được viết theo qui cách đầy đủ mà sau này vẫn
dùng theo. Tuy dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng về tính chất chữ Nôm lại giống
chữ Quốc ngữ vì ghi âm tiếng Việt và đặc biệt là cách đọc chữ Hán theo kiểu
Việt Nam. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn “đồng hóa chữ Hán”, tức là dùng chữ Hán
để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim
muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Giai đoạn sau, bên cạnh
việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ
Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau
phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với
tiếng Việt. Hệ thống chữ Nôm được hoàn thiện dần từ thời thế kỷ thứ XI đến
66

thế kỷ XIV mới thực sự hoàn chỉnh. Chữ Nôm tồn tại song song cùng với chữ
Hán từ lúc ra đời cho đến cuối thế kỷ XIX mới đi vào giai đoạn thoái trào.
Chữ Nôm hay được dùng để viết văn xuôi như các tác phẩm nổi tiếng
Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Truyền Kỳ Mạn Lục, Lĩnh Nam Trích Quái... Thế
kỷ XVII - XVIII được coi là mốc son của văn chương chữ Nôm với truyện
Kiều của Nguyễn Du, bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, thơ của
Hồ Xuân Hương...).
 Cấu tạo của chữ Nôm:
Nhìn chung có 2 loại lớn. Loại sử dụng các chữ Hán hoàn chỉnh, có sẵn
để biểu thị các từ trong tiếng Việt theo cách dùng cả âm đọc (âm Hán Việt)
lẫn nghĩa của từ. Loại chữ sáng tạo mới để ghi từ trong tiếng Việt bằng cách
chép một số từ Hán (hoặc một bộ phận của chữ Hán và dùng thêm các dấu
phụ).
Trong việc cấu tạo chữ Nôm người ta cũng dùng bộ thủ (những ký hiệu
thông báo hiệu chỉnh của từ nhưng đơn giản hơn nhiều so với hệ thống bộ thủ
của chữ Hán). Chữ Nôm cũng dựa theo ba phép Hội Ý, Hình Thanh và Giả Tá
trong sáu phép tạo chữ của Trung Quốc nhưng chữ Nôm coi nhẹ nguyên tắc
ghi ý mà ưu tiên chú trọng đến việc ghi âm. Nhược điểm của chữ Nôm là
cùng một chữ nhưng lại đọc khác nhau, vì vậy phải căn cứ vào ngữ cảnh của
câu văn.
67

H.56 Các nét cơ bản của chữ Nôm (Nguồn: Internet)


68

H.57 Bản chữ Nôm Truyện Kiều (Nguồn: Internet)


1.3.2. Giai đoạn sau năm 1945
- Chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng là chữ ghi âm tiếng Việt
bằng chữ cái Latin. Loại chữ này được nhiều thế hệ nhà truyền giáo nước
ngoài như Gaspa de Amaral, Antonio Barbosa, Francesco de Pina,
Alexandre de Rhodes, Christop Borri… cộng tác với Igesico Văn Tín,
Bento Thiện… là các giáo dân người Việt tạo ra vào khoảng những năm
1620-1659 nhằm mục đích truyền bá đạo Kitô. Họ phiên âm ngôn ngữ của
người Việt bằng những mẫu tự Latin (A, B, C, D, E, G, H, I, K, O, M, N,
O, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y) rồi dựa vào một phần của tiếng Ý (á, é, è, í, ì,
ó, ò, ú, ù…), tiếng Bồ Đào Nha (á, à, â, é, è, í, ó, ố…) và một số dấu của
tiếng Hy Lạp để làm thành tiếng Việt cơ bản gần giống với tiếng Việt của
ta ngày nay. Lúc đầu chữ Quốc ngữ không được nhân dân sử dụng nhất là ở
một số người hoài cổ có tư tưởng bảo thủ do quan niệm rằng đây là thứ chữ
của bọn “ quỷ trắng Tây Dương”. Về sau do thực dân Pháp bỏ hẳn hệ thống
đào tạo bằng chữ Hán, các cuộc thi từ đầu thế kỷ XX đều phải thi bằng chữ
Quốc ngữ, hơn nữa nhận thấy sự tiến bộ, khoa học, thuận lợi của chữ
“mới” so với các chữ trước đây nên một số nhà cách mạng, nhà cải cách
Việt Nam thời kỳ đó đã vận động nhân dân học thứ chữ này. Vì thế việc
học và sử dụng chữ Quốc ngữ mới được phổ biến rộng rãi và từ năm 1945
nó được công nhận là hệ thống chữ viết chính thức của quốc gia.
Từ chỗ chỉ dùng trong nội bộ một tôn giáo, chữ Quốc ngữ đã trở
thành chữ viết của một nền văn hóa. Không khó để nhận ra quá trình giao
lưu tiếp xúc giữa văn hóa Việt - Pháp với sự xuất hiện chữ Quốc ngữ và
công nghệ mới “đã khiến người Việt Nam thay đổi, cấu trúc lại nền văn
hóa của mình, đi vào vòng quay của văn minh phương Tây giai đoạn công
nghiệp” [22, tr.63].
69

Đây chính là sự lựa chọn sáng suốt của nhân dân ta cũng như của
lịch sử. Nó đẩy dân trí Việt Nam lên một tầm cao mới. Với một người mới
học chữ thì chỉ cần một thời gian ngắn từ sáu tháng đến hai năm là có thể
đọc viết được khác hẳn với chữ Hán, học chữ nào thì chỉ biết chữ đó và
thời gian học kéo dài rất lâu. Việc tiếp thu tinh hoa, tri thức của các dân tộc
khác trên thế giới và biến nó thành của mình, phù hợp với mình cũng chính
là cách làm gia tăng bản sắc dân tộc. Chẳng phải chính người Tây Âu cũng
tiếp thu chữ viết từ các dân tộc sống ở vùng Trung Đông và hệ thống các
con số có nguồn gốc từ Ấn Độ đó sao…
Do xuất phát từ hệ thống ngôn ngữ khác nên chữ viết nước ta rất đặc
biệt về cách cấu tạo ngữ pháp cũng như cách phát âm. Trong quá trình hình
thành và phát triển nó đã được “Việt hóa” nhiều lần để thuận lợi và phù
hợp với người Việt. Về mặt thời gian thì chữ Quốc ngữ là một loại chữ viết
tương đối “trẻ”. Còn về mặt địa lý thì nhìn sang các nước trong khu vực chỉ
có mỗi Việt Nam mới sử dụng thứ chữ ghi âm này. Các nước khác chủ yếu
dùng tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… do là thuộc địa của
các nước trên hoặc sử dụng thứ chữ tượng hình, ghi ý... có nguồn gốc biến
thể từ chữ Phạn, chữ Hán gây khá nhiều khó khăn, bất tiện cho người học.
Người có công đầu trong việc quảng bá, hoàn thiện chữ Quốc ngữ là
Alexandre de Rhodes (1591-1660) - Năm 1624 ông đến Phú Xuân dựng
giáo đường truyền đạo. Để thuận lợi cho việc thực hành tôn giáo ông đã
nghiên cứu cách phát âm của người Đàng ngoài (vùng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ) để đặt ra vần Quốc ngữ có đủ hầu hết mọi giọng trong tiếng
Việt. Trong bản nội dung báo cáo về việc nghiên cứu tiếng Annam mà trên
thực tế được nhiều chuyên gia đánh giá là đã đặt nền móng cho ngữ pháp
học tiếng Việt của Alexandre de Rhodes có 8 chương. Chương I: Chữ và
vần, xác định các chữ cái, các vần tiếng Việt. Chương II: Giải thích việc
dùng các dấu và dấu hiệu trên nguyên âm. Chương III đến chương VI: Bàn
70

về các từ loại. Chương VII và VIII: Bàn về các phần còn lại không biến
cách của lời nói và một số luật không liên quan đến cú pháp. Ðặc biệt
Alexandre De Rhodes đã biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ
điển Việt Nam - Bồ Ðào Nha - Latinh (1651). Tuy nhiên chữ Quốc ngữ
cũng phải chờ đến 121 năm sau khi ra đời cuốn từ điển Việt Nam - Bồ Ðào
Nha - Latin (1772) của giáo sĩ Pigneau de Behaine (Bá Ða Lộc) với những
cải cách quan trọng thì nó mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt
mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.
Đóng góp công lớn vào sự phát triển, hoàn thiện chữ Quốc ngữ
không thể không nhắc đến vai trò của giáo sĩ Gasparel Amiral và Antoine
Barbor (người Bồ Đào Nha) những người biên tập, cho ra đời cuốn “Tự vị
Bồ Đào Nha - Annam” và “Tự vị Annam - Bồ Đào Nha”.

H.58 Bìa lót và một trang trong từ điển Việt-Bồ-La (Nguồn: Internet)
71

Do chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ khác nhau cơ bản về cấu
tạo. Một bên là chữ Tượng Hình, một bên là chữ Ghi Âm. Việc chuyển
từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ đã làm thay đổi tâm lý và kinh nghiệm
cảm thụ thị giác về chữ trong xã hội. Với chữ Hán Nôm người ta có thói
quen nhìn chữ và các thông tin khác theo chiều dọc từ trên xuống, còn
bây giờ lại xem theo lối phiên ngang. Chính cách đọc mới từ trái sang
phải đã làm thay đổi hoàn toàn tư duy trong nghệ thuật trình bày chữ.
Trước đây nếu bố cục được bổ theo trục dọc thì bây giờ trục ngang mới
là chủ đạo. Ngoài ra, những thói quen cảm nhận thư pháp từ các nét móc,
sổ, ngoặc, hất, chấm… tạo bởi bút lông nay đã được thay thế bằng hệ
thẩm mĩ mới. Đó là các ký tự rời rạc, sắp cạnh nhau với hệ thống dấu
mũ, ngữ pháp của dòng chữ Latin.
Trong lịch sử phát triển của mình, chữ Quốc ngữ đã nhiều lần được
thay đổi, cải tiến cho phù hợp. Có thể kể đến các mốc dấu sau:
Thứ nhất, những cải cách cải tiến trong giai đoạn sơ khởi và đến khi
tương đối hoàn tất (khoảng thời gian gần hai thế kỷ, từ năm 1620 đến 1830),
với nhiều tác giả khác nhau. Nếu so sánh chữ qua các thời kỳ, có thể thấy hệ
thống chữ này dần dần có nhiều đổi khác, thậm chí rất khác:
Thời kỳ sơ khởi (1620 - 1631): Các tài liệu viết tay của Joao Roiz
(1621), Gaspar Luis (1621), Francisco de Pina (1623), Alexandre de Rhodes
(1625), Francisco Buzomi (1626), Christoforo Borri (1631)…
Thời kỳ hình thành (1631 - 1648): Thư từ và tài liệu của Alexandre de
Rhodes (1631, 1636, 1644, 1647), Gaspar de Amaral (1632, 1637), Onofre
Borges (1645 - 1648)… Đáng chú ý là các tác phẩm Từ điển Việt - Bồ -
La và Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes được biên soạn trong
thời gian (1630 - 1640).
Thời kỳ phát triển và hoàn tất (1651 - 1838): Từ các tài liệu của Igesico
Văn Tín, Bento Thiện (1659) đến Từ điển Việt - La của Pigneau De Béhaine
72

(1772), Từ điển Việt - La của Taberd (1772). Đặc biệt, đó là chữ trong khoảng
4.000 trang tài liệu viết tay của Philiphé Bỉnh (1796 - 1830). Chữ Quốc ngữ
hiện nay chủ yếu căn cứ theo Từ điển Việt - La của Taberd.
Thứ hai, từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay, chữ Quốc ngữ đã nhiều lần
được đề xuất cải cách cải tiến điểm này điểm khác. Chẳng hạn, từ năm 1868
Le Grand de la Lyraye đề nghị dùng dz thay cho d, d thay cho đ. Aymonier
(1886) đề nghị dùng k thay cho c và q, dùng c thay cho ch; bỏ h trong gh;
thay s bằng sh, thay x bằng xh; dùng aa thay cho a, a thay cho ă, ee thay cho
e, e thay cho ê, oo thay cho o, o thay cho ô…
Cũng không thể không nhắc đến những cố gắng xóa bỏ bất hợp lý trong
chữ Quốc ngữ bằng cách viết “Đường kách mệnh”, “ngiên kứu”, “zữ vững”,
“fục tùng”… (1925) của Hồ Chí Minh [38].
Một ví dụ cho dạng chữ Quốc ngữ mà ngày nay chúng ta sử dụng so
với dạng chữ Quốc ngữ có từ thời A. de Rhodes đã có nhiều thay đổi. Mặc dù
đều dùng con chữ Latin để ghi âm nhưng trong nội bộ chúng đã có sự sắp xếp
lại theo hướng hoàn chỉnh. Chẳng hạn, vào giữa thế kỷ XVII đã có những con
chữ phụ âm mà ngày nay ghi bằng chữ cái tr mà trước đây những con chữ này
vốn được ghi bằng chữ cái tl hay bl thời A. de Rhodes:
Con tlâu (con trâu), cá tlích (cá trích), tlêu ngươi (trêu ngươi),
blái núi (trái núi), blát nhà (trát nhà), blan blở (trăn trở)...
Năm 1982 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra mẫu chữ cải cách với
phương châm “Thích hợp với xã hội hiện đại, không cần cầu kỳ, rườm rà”.
Mẫu chữ mới đã tước bỏ hầu hết những nét hất, nét móc chỉ còn lại những nét
dọc, nét ngang, đơn giản - những tưởng người học sẽ viết nhanh hơn nhưng
thực tế đã chứng minh nó có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là nét
chữ trông rất xấu. Chính vì nhận ra điều này, ngày 15.9.1986 Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo - đã ra thông tư 29/TT để sửa sai. Nhưng ở đây chỉ sửa chữ viết hoa
73

mà không sửa chữ viết thường! Trên thực tế có bốn loại chữ song song tồn
tại: in thường, in hoa; viết thường, viết hoa.

H.59 Mẫu chữ cải cách của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 1982
(Nguồn: Internet)
Gần đây nhất, có những thảo luận xung quanh vấn đề viết nguyên dạng
hay phiên chuyển thế nào đối với các từ ngữ nước ngoài (bằng chữ Quốc ngữ)
và vấn đề i ngắn (i) – i dài (y) hay hệ thống chữ mới của PGS. Ts Bùi Hiền…
74

H.60 So sánh cách viết hiện nay với đề xuất mới của PGS.Ts Bùi Hiền
(Nguồn: Internet)
Dù có nhiều đề xuất thay đổi và cũng còn một số vấn đề chưa hợp lý
nhưng có thể nói chữ Quốc ngữ tại thời điểm hiện tại đã được chuẩn hóa về
kiểu dáng và ngữ pháp mang lại sự thống nhất chung cũng như sử dụng lâu
dài. Chữ Quốc ngữ hiện nay có chính thức tổng cộng 29 chữ cái đơn:
75

A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư
V X Y
31 âm vị cơ bản được biểu đạt bằng những 38 chữ cái đơn và tổ hợp 2-
3 chữ cái:
A Ă Â B C CH D Đ E Ê G GH GI H I K KH L.
M N NG NGH NH O Ô Ơ P Q R S T TH TR U Ư V X Y
6 thanh (bằng, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).

H.61 Mẫu chữ chuẩn hiện nay (Nguồn: Internet)


76

Tóm lại, ngôn ngữ và chữ viết luôn luôn đặt ra nhiều vấn đề phức tạp
đòi hỏi sự nghiên cứu, sáng tạo lâu dài bởi vì nó là một vấn đề nhạy cảm đối
với phong tục tập quán xã hội của một dân tộc. Hiện nay giống như bất kỳ
ngôn ngữ nào khác trên thế giới dù đó là ngôn ngữ của những dân tộc phát triển
như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… chữ Quốc ngữ và tiếng Việt của ta
vẫn đang được các nhà nghiên cứu quan tâm đổi mới, sáng tạo, tranh luận để
ngày một hoàn thiện hơn cả về hình thức lẫn ngữ pháp. Chúng ta luôn tin
tưởng vào một tương lai tốt đẹp cho chữ viết Việt Nam - một loại chữ độc đáo
đầy bản sắc.
77

Câu hỏi, bài tập:


Viết tiểu luận về một trong những nội dung đã được học.
Chủ đề gợi ý:
1. Trình bày sự ra đời của hệ thống chữ Latin. Phân tích tại sao dòng
chữ này phát triển mạnh mẽ và tồn tại đến ngày nay.
2. Trình bày sự ra đời của hệ thống chữ Quốc ngữ. Phân tích tại sao
dòng chữ này được dùng làm chữ chính thức của Việt Nam.
3. Vai trò của các linh mục truyền giáo phương Tây với sự ra đời và
hình thành hệ thống chữ Quốc ngữ.
4. Trình bày và giải thích tại sao con người lại sử dụng chữ như là một
nghệ thuật.
5. Tìm hiểu sự liên quan giữa phát triển công nghệ phần mềm đồ họa
với Nghệ thuật chữ.
6. Giải thích và chứng minh tại sao hình dáng các kiểu chữ thường
mang dáng dấp của phong cách kiến trúc hay phong cách nghệ thuật
theo từng thời kỳ.
7. Vai trò của Nghệ thuật chữ trong đời sống. Trình bày, phân tích một
lĩnh vực ứng dụng của Nghệ thuật chữ mà người học biết.
8. Cải tiến phát minh, của kỹ thuật ngành in có tác động thế nào đến sự
thay đổi kiểu dáng chữ và Nghệ thuật chữ.
78

Chương 2: CẤU TRÚC CỦA BỘ CHỮ LATIN VÀ CHỮ QUỐC NGỮ

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 2


Cung cấp kiến thức giúp người học hiểu và nắm rõ được về các thể loại
chữ có nét chân, chữ không có nét chân, chữ viết tay cũng như cấu trúc và các
tên gọi các bộ phận... liên quan đến chữ.
Từ những kiến thức này người học sẽ có cơ sở vững chắc về môn học để
tiếp tục vận dụng sáng tạo vào nội dung của chương 3.

2.1. CÁC LOẠI KIỂU CHỮ CƠ BẢN


Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách phân loại các hệ thống chữ. Tiêu
chí phân loại dựa vào các yếu tố đặc điểm và nhóm các bộ chữ như có chân,
không chân, chữ in, chữ viết tay... Có thể tham khảo 2 cách phân loại tiêu
biểu sau đây.
 Cách 1 có thể chia các loại chữ thành hai nhóm. Cách này chia theo đặc
điểm lớn của các thể loại chữ:
1) Chữ cơ giới (chữ in)
Trong chữ cơ giới lại chia thành hai nhóm cơ bản
a. Chữ có nét chân: bao gồm các thể loại chân hình tam giác, chữ nhật,
nét to, nét nhỏ, tiêu biểu là bộ chữ Roman.
b. Chữ không có nét chân: bao gồm chữ không chân nét đều, nét đậm
nhạt, tiêu biểu là bộ chữ Batton.
2) Chữ viết tay (chữ thảo)
 Cách 2 chia thành 5 nhóm. Cách này chia chi tiết hơn cách 1. Cơ sở của
nó là đi vào đặc điểm cấu tạo của từng họ chữ:
1) Nhóm chữ có chân hình tam giác
79

Là nhóm chữ có các nét trang trí hình tam giác, tiêu biểu là bộ chữ
Roman (nhóm này còn có tên gọi khác là Elzevir).

H.62 Một vài kiểu chữ có chân hình tam giác (Nguồn: TGGT)
2) Nhóm chữ didot
Nhóm chữ này có những nét trang trí là đường chỉ nhỏ, vuông cạnh, nét
nổi rất mạnh so với nét cơ bản (ví dụ kiểu chữ Bodoni, Palatino).
80

H.63 Một vài kiểu chữ có chân hình tam giác (Nguồn: TGGT)
3) Nhóm chữ Egyptien
Nhóm chữ này có những nét nối là hình chữ nhật, nét nối và nét cơ bản
thường đậm gần giống nhau (ví dụ kiểu chữ Ramses, Caurier).

H.64 Một vài kiểu thuộc nhóm chữ Egyptien (Nguồn: TGGT)
4) Nhóm chữ Antique
81

Là nhóm chữ không có nét trang trí, nét nối và nét cơ bản thường đậm
gần giống nhau (ví dụ như kiểu chữ Avantgarde, Univers).

H.65 Một vài kiểu thuộc nhóm chữ Antique (Nguồn: TGGT)
5) Nhóm chữ Ecriture
Tập hợp tất cả các kiểu chữ viết tay không thuộc loại trên. Ví dụ chữ
Palace, Old English.
82

H.66 Một vài kiểu thuộc nhóm chữ Ecriture (Nguồn: TGGT)
2.1.1. Kiểu chữ không có nét chân
Chữ không có nét chân (Sans serif) hay còn được gọi ngắn gọn với cái
tên đơn giản chữ không chân. Đây là kiểu chữ xuất hiện ở thời kỳ đầu trước
La Mã. Thời kỳ mà chữ đơn thuần chỉ là công cụ ghi chép và lưu trữ. Cấu trúc
chữ thường có những nét dày bằng nhau. Các nét kết thúc ở phần đầu, cuối
chữ gây cảm giác lô nhô, không tạo được sự gắn bó theo hàng ngang và hơi
đơn điệu về kiểu dáng. Điều này đã được khắc phục ở các kiểu chữ không
chân giai đoạn sau. Hiện nay kiểu chữ không chân có rất nhiều. Nhưng nhìn
chung có thể chia chúng thành bốn nhóm:
- Kiểu không chân mang cảm hứng Bauhaus
Với dáng các đầu chữ A, E,F,G,N,Q,P... được bo tròn, dáng chữ cho
cảm giác mềm mại liền lạc và các chữ thường có độ cao bằng nét ngang chữ
T như kiểu Futura và Sparstan...
83

H.67 Kiểu chữ Futura (Nguồn: Internet)


- Kiểu chữ không chân lấy cảm hứng từ chữ Helvetica, Univers...
Với các nét ngang của chữ H, T, E, F, G khác nhau về vị trí so với
đường nền và dấu chấm của chữ i có hình vuông.

H.68 Kiểu chữ Helvetica (Nguồn: Internet)


- Kiểu chữ không chân có nét thanh, nét đậm
Với dáng thanh thoát giống kiểu Roman nhưng lại không có nét chân
chữ như kiểu Optima.
84

H.69 Kiểu chữ Optima (Nguồn: Internet)


- Nhóm chữ không chân giống kiểu Humanist
Đây là kiểu chữ được thiết kế dựa trên tỉ lệ cân đối của chữ Roman
khắc trên bia ký thời La Mã. Với sự thay đổi tinh tế của nét thanh và nét
đậm nên nhiều chuyên gia cho rằng đây là kiểu chữ có sự ảnh hưởng mạnh
mẽ của thư pháp.

H.70 Kiểu chữ Humanist (Nguồn: Internet)


2.1.2. Kiểu chữ có nét chân
Chữ có nét chân còn có tên gọi khác là chữ có chân (Serif).
Những kiểu chữ thuộc loại này mang đa số đặc điểm của kiểu chữ
85

không có nét chân (Sans Serif) nhưng khác ở chỗ là có nét ngang nơi
chân và đầu chữ. Kiểu chữ có nét chân được người La Mã nghĩ ra để
làm đẹp cho bộ chữ của mình. Ý tưởng có nét gạch ngang có thể bắt
nguồn từ các đầu, chân của các thức cột thịnh hành ở thời điểm đó.
Kiểu chữ có nét chân có thể chia thành các nhóm sau.
- Nhóm chữ có nét chân theo kiểu cũ (Serif old style)
Đây là các loại chữ lấy cảm hứng từ kiểu chữ có chân La Mã.
Được tạo ra từ những năm cuối - thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII. Với
đặc điểm trục của nét cong thường có chiều hướng về bên trái. Một số
phiên bản sau này gần như luôn luôn tôn trọng các thiết kế theo phong
cách cũ với chân, đầu chữ thường có góc cạnh như bộ chữ kiểu
Garamond, Granjon, Sabon và Stempel Garamond...

H.71 Dáng chữ có nét chân kiểu Garamond (Nguồn: Internet)


- Nhóm chữ có nét chân theo phong cách thời kỳ chuyển tiếp
(Serif transitional)
86

Là những kiểu chữ xuất hiện từ giữa đến cuối thế kỷ XVIII. Kiểu chữ
này đại diện cho sự chuyển tiếp giữa phong cách cũ và phong cách thiết kế
Tân Cổ Điển. Nó được nhà thiết kế chữ John Baskerville cùng với những thợ
in người Anh thiết lập (1757). Dấu ấn của kiểu chữ được ghi nhận về cấu trúc
được cải tiến tinh tế, có đường nét cá tính hơn với trục của các nét cong hơi
nghiêng; Gia tăng sự tương phản giữa nét dày và mỏng; Nét đầu chữ và nét
chân chữ K. L, H, I được thiết kế khác nhau.

H.72 Dáng chữ có nét chân kiểu Baskerville (Nguồn: Internet)


- Nhóm chữ có nét chân mang phong cách thời kỳ Tân Cổ Điển
(Serif neoclassical/Didone)
Đây là những kiểu chữ được tạo ra trong cuối thế kỷ XVIII hoặc phiên
bản lấy cảm hứng trực tiếp từ chúng. Giambattista Bodoni là nhà thiết kế tiên
phong cho kiểu chữ này. Sự tương phản giữa nét dày và mỏng khá rõ ràng
gây bất ngờ và kịch tính. Cấu trúc của trục nét cong được tạo dựng theo chiều
thẳng đứng, với rất ít hoặc không có nét ngoặc mà cong đều. Trong một số
trường hợp ở các chữ nét cong, điểm đầu chữ có hình tròn chứ không phải sự
nhắc lại của của các điểm cuối của các chân chữ có nét thẳng. Cùng vào nhóm
này còn có các kiểu chữ Didot với tương quan tỉ lệ giữa nét thanh, nét đệm
cũng như các chân chữ được xem là đầy cá tính và khác biệt.
87

H.73 Kiểu chữ có nét chân mang phong cách thời kỳ Tân Cổ Điển
(Nguồn: Internet)
- Nhóm chữ có chân kiểu Ai Cập (Egyptian style)
Bao gồm một số kiểu chữ chịu ảnh hưởng của kiểu Egyptian như
Cario, Karnak, Stymie, Memphis hay Girder (nghĩa là những thanh xà cái
trong tòa nhà hoặc cấu trúc cầu). Đặc trưng của nhóm này là đầu và chân chữ
có hình chữ nhật. Các nét to khỏe gợi về các công trình thời Ai Cập cổ đại...
88

H.74 Kiểu chữ có nét chân mang phong cách Ai Cập (Egyptian style)
(Nguồn: Internet)
2.1.3. Kiểu chữ viết tay và các kiểu chữ khác
Kiểu chữ viết tay trước đây khá đa dạng về phong cách. Muốn
viết được chúng phải học từ những nhà thư pháp hoặc tự luyện tập. Chữ
viết tay chia làm hai trường phái lớn. Phương Đông và phương Tây.
Phương Đông (điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên...) viết
chữ bằng cọ (bút lông) còn phương Tây (Anh, Đức, Pháp, Ý...) thì viết
bằng bút lông ngỗng, bút ngòi sắt chấm mực... Vì dùng bút khác nhau
cũng như hệ thống chữ cũng khác nhau (tượng hình và ghi âm) nên hình
thức chữ viết tay của hai trường phái này có sự khu biệt rõ rệt. Ở
phương Đông Nghệ thuật chữ viết tay được gọi dưới cái tên nghệ thuật
89

Thư pháp. Còn ở phương Tây thì gọi là Caligraphy. Người ta còn dùng
từ Script để chỉ các kiểu chữ được dựa trên các hình thức viết tay với
bút hoặc cọ mềm.
90

H.75 Kiểu chữ viết tay của Trung Hoa và châu Âu (Nguồn: Internet)
Về sau khi công nghệ in, chế bản phát triển đặc biệt là sự ra đời của
máy vi tính và phần mềm thiết kế đồ họa đã có rất nhiều kiểu chữ dựa trên
tinh thần của chữ viết tay được thiết kế, được số hóa. Các kiểu chữ này
thường có hai loại: Loại có nét kết nối hoặc liên kết liền lạc và loại có nét bị
ngắt quãng, không liên kết.
Nhiều kiểu chữ viết tay ngày nay phải đối mặt với một sự biến đổi đa
dạng, các chữ ghép tùy biến hoặc theo những qui tắc thẩm mĩ không phù hợp
với tính chất vốn có của nó. Tiêu chuẩn về nghệ thuật chữ như hình dạng và
kích cỡ chữ đã bị xâm phạm.
91

H.76 Một vài mẫu chữ viết tay thiết kế bằng phần mềm (Nguồn: Internet)
2.2. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA CHỮ
2.2.1. Cấu trúc các thành phần của chữ in
- Thân chữ
Thân chữ gồm các bộ phận của chữ, tính từ đầu chữ đến chân chữ.
Ở chữ lớn (chữ hoa) thì thân chữ gồm đầu, bụng, chân, đuôi, mỏ, gót.
Ở chữ con có thân trên thì phần dưới có bụng như các chữ b, d, h, k.
Ở chữ con có thân dưới thì phần trên có ngực như các chữ g, p, q, y.
Thân trên và thân dưới có khi là nét sổ, hoặc đuôi như chữ f có kiểu
vừa có thân trên vừa có thân dưới.

H.77 Các bộ phận trong chữ in hoa (Nguồn: TGGT)


- Mình chữ
Là bề ngang của chữ. Mình chữ thường là hẹp, vừa, rộng. Trong một bộ
chữ, không phải tất cả các chữ đều có mình bằng nhau mà có chữ rộng, chữ
hẹp. Những nhóm chữ có mình bằng nhau thường là L, E, F, N, H hoặc E, F,
L, H, N, P, T, U, B, C, D, K, M, S, A, O, G, Q, R, V, X, Y hoặc B, K, E, L, P,
R, S. Riêng các chữ A, M, O, Q, W có kích thước rộng hơn hoặc rộng quá cỡ.
 Mình chữ của nhóm chữ thuộc bộ chữ của tác giả này cũng không giống
mình chữ của nhóm chữ đó mà thuộc bộ chữ của tác giả khác.
92

 Số lượng chữ trong nhóm có mình bằng nhau trong bộ chữ này cũng
khác bộ chữ khác.
 Có kiểu chữ cùng tác giả nhưng bộ chữ này có thể khác với bộ chữ khác
về sự cân đối tỉ lệ…
- Bụng chữ
Bộ phận bụng của chữ B, P... Bụng chữ có dạng tròn, bầu dục, vuông,
quả tim, quả trám, quả trứng vuông, chữ nhật, có góc tròn…
Đuôi chữ, mỏ chữ:
Là bộ phận ở đầu nét cong, nét hất của các chữ C, G, K, Q, L, E, F, J,
S... Tùy theo kiểu chữ mà đuôi, mỏ của các chữ có dạng khác nhau.
- Nét chữ
Trong chữ có 4 nét chữ chính: nét đứng, nét ngang, nét nghiêng, nét
cong.
 Nét đứng: là nét có hướng thẳng đứng, hoặc hướng nghiêng (nếu là chữ
có hướng nghiêng). Nét đứng thường cao bằng khoảng cách từ đầu chữ
đến chân chữ (cũng chính là chiều cao của chữ). Ví dụ chữ K, L, H...
 Nét ngang: có nét ngang ở trên, ở giữa và dưới chữ E, H, G, F...
 Nét nghiêng: là hướng nghiêng so với nét đứng, ví dụ như nét nghiêng
trong chữ K, R, V, Z...
 Nét cong: là những nét ở những chữ ví dụ R, B, Q...
93

H.78 Các bộ phận của chữ (Nguồn: Internet)


- Cỡ của nét chữ
Là bề rộng của nét. Các nét này được lấy cảm hứng từ thế tay viết bằng
ngòi bút sắt tạo ra.
 Tùy thuộc vào đặc tính bộ chữ của mỗi tác giả qui định thì bộ chữ có
bấy nhiêu cỡ nét. Đối với bộ chữ có chỉ có một nét thì các nét đều
bằng nhau.
 Nét thanh: được tạo ra khi ngòi bút đưa nghiêng từ bên phải xuống bên
trái hoặc từ trái hướng lên phải.
 Nét vừa: được tạo ra khi ngòi bút đưa ngang.
 Nét hơi to (hơi mập): được tạo ra khi đưa ngòi bút từ trên xuống, ngòi
bút hơi bị nghiêng.
 Nét to (mập): được tạo ra khi ngòi bút đưa từ trên xuống theo hướng từ
phải sang trái.
94

Để cấu trúc chữ in đỡ phức tạp thường thường người ta chỉ lấy cỡ nét
hơi mập hoặc mập do đó các cỡ nét nghiêng bằng nét đứng.

H.79 Các nét trong chữ được lấy theo thế chữ viết tay (Nguồn: Internet)
Ngoài ra để đảm bảo tính hài hòa, cân đối của bộ chữ thì trong chữ N,
hai nét đứng là cỡ thanh hoặc cỡ vừa và nét nghiêng là cỡ mập. Trong chữ M,
nét đứng bên trái được thay bằng cỡ thanh hoặc vừa vì bên cạnh đã có nét
nghiêng là nét mập. Trong chữ Z nét nghiêng được thay bằng nét mập để đảm
bảo tính cân đối của chữ.

- Các đường trong chữ


Để viết được một hàng chữ đẹp và ngay ngắn theo những tỉ lệ phù hợp ,
người ta chia dòng chữ ra làm nhiều đường như sau.
 Đường nền:
Là một đường tưởng tượng chạy dọc theo chân chữ của hầu hết các chữ
hoa và chữ thường. Người ta gọi là đường tưởng tượng vì theo qui luật thị
giác mắt con người khi đọc chữ sẽ tự nối các chân chữ với nhau thành đường.
Trong bảng chữ cái có chữ bám nền nhiều (E, B), có chữ bám nền ít. Đôi khi
điểm tiếp xúc đường nền chỉ là một vài điểm hoặc do hướng cạnh chữ cong
hay vát lên trên sẽ dẫn hướng mắt bị nhìn theo. Điều này sẽ gây cảm giác
những chữ nói trên trông nhỏ hơn những chữ khác (O, V, C). Vì vậy người ta
95

bao giờ cũng viết, thiết kế nó chờm xuống dưới đường nền hay lên trên một
chút so với đường đi qua trên đầu chữ.

H.80 Đường nền và độ bám của chân chữ (Nguồn TGGT:)
 Đường chữ thường:
Là đường nằm trên đỉnh các chữ viết thường.
 Đường chữ hoa:
Là đường nằm ở đỉnh các chữ hoa, thông thường nó có tỉ lệ cao gấp đôi
3
hoặc gấp 1 4 đường chữ thường.

 Đường trên:
Là đường thẳng nằm ở đỉnh các chữ thường có phần nhô như k, b, h...
đường này thường trùng với đường chữ hoa hoặc thấp hơn một chút.
 Đường dưới:
Là đường thẳng nằm ở phía dưới chân những chữ như p, q, y… đường
3
chữ này thường gấp đôi hoặc bằng 1 4 đường chữ thường.

Ngoài ra còn một vài đường phụ như đường của các dấu trên, dưới, dấu
đơn, dấu kép…
96

H.81 Các đường trong chữ (Nguồn: TGGT)


- Các chiều của chữ
 Chiều cao chữ hoa:
Là khoảng cách tính từ đường nền tới đường chữ hoa.
 Chiều rộng chữ:
Là khoảng cách tính theo bề ngang của từng chữ hay từng kiểu chữ.
Các kiểu chữ có thể cao như nhau nhưng chiều rộng lại khác nhau, do đó
một dòng có nhiều hay ít chữ là tùy theo chiều rộng của chữ. Chiều rộng
là yếu tố quan trọng để xác định số chữ trong một dòng, từ đó mà tính ra
số trang cho toàn ấn phẩm.
 Chiều nghiêng chữ:
Là độ nghiêng của các nét chính so với phương thẳng đứng. Độ
nghiêng trong một bộ chữ thì giống nhau. Thông thường độ nghiêng của
chữ dao động từ 10o - 15o, nếu nghiêng quá thì rất khó đọc (trừ các loại
chữ dùng để quảng cáo).
 Chiều cao dòng chữ:
Là chiều cao của chữ cộng thêm một khoảng cách chừng 1/10 hay
2
/10 chiều cao của nó để cho dòng chữ được sáng sủa, dễ đọc và phân biệt
được các hàng chữ với nhau. Ta có công thức sau:
Chiều cao dòng chữ = chiều cao thân chữ + khoảng cách dòng
(khoảng cách dòng bằng 1/10 hay 2/10 chiều cao thân chữ)
97

2.2.2. Cấu trúc bộ chữ con


Thời Hy Lạp, La Mã cũng như các thời kỳ trước đó chữ con không
được thiết kế cùng lúc với bộ chữ lớn (chữ in hoa). Về sau do yêu cầu
tiện dụng để ghi chép, sao lục kinh thánh, tài liệu... các chữ con mới xuất
hiện trong thao tác viết tay. Mới đầu chữ con xuất hiện một cách tự phát
không có qui định cụ thể. Về sau trải qua nhiều thế kỷ nó mới có được
cấu trúc thống nhất và trở nên phổ biến. Ban đầu chữ con biến dạng từ
kiểu chữ lớn chân phương thành nửa chân phương hoặc biến dần qua chữ
viết tháu và đổi hoàn toàn ra chữ con ( còn gọi là chữ thường). Sự biến
đổi từ chữ lớn ra chữ con thể hiện ở chỗ:
- Từ chữ lớn người ta bỏ bớt nét B - b, H - h, L - l, R - r.
- Có chữ bỏ bớt nét, đọc dễ lẫn lộn với chữ khác nên người ta thêm
nét. D - d, L - i, Q - q.
- Chuyển ngôi thứ cỡ nét A – a.
- Thay đổi các nét chữ cho thích hợp với ngòi bút M - m, N - n.
Sau này khi thiết kế bộ chữ thì thường có đầy đủ chữ lớn, nhỏ, số.
Ở thời kỳ chữ Roman thịnh hành thì chữ tháu và chữ con mang phong
cách như chữ lớn. Khi kiểu chữ Onciale ra đời, thì kiểu chữ con của nó có
dáng tròn trịa, nét mập đều. Khi chữ Gothic chiếm địa vị thống trị trong sách
chép tay, thì kiểu chữ con đi theo có dáng hẹp, có góc, có cạnh sắc nhọn như
chữ lớn. Sau khi ngành in ra đời thì các nhà thiết kế dựa theo cấu trúc của chữ
in lớn để sáng tạo ra bộ chữ con. Bộ chữ in con về sau được bổ sung dần và
hoàn chỉnh đủ hướng đứng, hướng nghiêng, kiểu có nét chân, không nét
chân... Đặc điểm cấu trúc của chữ con thường được thiết kế theo phương pháp
của chữ lớn. Chiều cao chữ con hay lấy chiều cao chữ lớn làm chuẩn. Trong
đó chữ o con lại làm chuẩn cho các chữ con khác không có thân trên và thân
dưới. Chữ o con chuẩn thường cao bằng 1/2, 3/5, 2/3, 7/7, 5/8… chiều cao chữ
lớn.
98

Chữ con có thân trên như b, đ, h, k, l, t cao tối đa bằng chiều cao chữ
lớn. Riêng đầu chữ t thì cao đến 1/2, 2/3, 1/3…của khoảng cách từ đầu chữ o
con đến hết chiều cao chữ lớn. Chữ con có thân dưới như g, p, q, y, j thường
cao bằng hoặc ngắn hơn chiều cao chữ lớn, hoặc thân dưới có thể bằng 1/2, 2/3,
2
/5, 3/5… chiều cao chữ lớn. Về cỡ nét, nét đầu, nét chân, nét đuôi của các chữ
con đều theo phong cách chữ lớn.
Chữ I, J lớn không có dấu chấm trên đầu, i, j nhỏ phải có dấu chấm trên
đầu để phân biệt khi đứng cạnh các chữ u, m, n, y. Dáng của dấu chấm cũng
phải thống nhất với kiểu chữ và độ lớn nét bằng nét lớn của chữ.
Ở một số kiểu chữ, bụng của các chữ a, b, d hoặc ngực của các chữ g,
p, q không phải nhất thiết từ chữ o, hay chữ c thêm thân trên hoặc thân dưới,
mà có sự điều chỉnh khác nhau. Mình của chữ m không phải của chữ n gấp
rưỡi mà khoảng cách giữa hai nét chữ n rộng hơn. Râu chữ g con đặt bên phải
đầu chữ hay ngay trên đầu chữ.

H.82 Tỉ lệ giữa chữ in và chữ thường (Nguồn: Internet)


2.2.3. Cấu trúc bộ số
- Chữ số La Mã
Chữ số La Mã là dáng chữ lớn của bộ chữ. Cấu trúc của nó như
cấu trúc chữ lớn, không có lối cấu trúc riêng.
Người ta còn dùng các chữ con a, b, c, d,..(kể cả chữ viết) để
đánh số như chữ số La Mã trong các nội dung có tính chất chi tiết của
văn bản, hoặc trong các sổ sách về tài chính, thống kê.
99

- Chữ số Ả Rập


Trong khi ở châu Âu dùng chữ số La Mã có phần hạn chế khi
viết những giá trị lớn thì ở Ấn Độ cũng đã biết dùng chữ số để đếm
trước đó khá lâu. Về sau chữ số Ấn Độ nhập vào Ả Rập và khoảng thế
kỷ X, chữ số Ả Rập lại nhập vào châu Âu. Qua quá trình sử dụng
trong từng nước, chữ số được cải tiến dần. Người ta đưa thêm trang trí
vào nét chữ, chân chữ. Làm cho dáng chữ số Ả rập viết tay biến hóa
dần theo thời gian.
Khi ngành in ra đời, các dáng chữ số Ả Rập được cải tiến theo
dáng chữ Latin. Sau đó dáng chữ số Ả Rập được qui định cấu trúc theo
công thức và phong cách của bộ chữ. Kiểu chữ có nét chân, thì dáng
chữ số cũng có nét chân. Kiểu chữ không nét chân, kiểu chữ viết tay
thì dáng cũng chữ số cũng được cấu trúc và mang phong cách tương
tự.
Đặc điểm cấu trúc của chữ số Ả Rập là cũng dùng ô vuông để
xây dựng các công cụ hỗ trợ là thước kẻ và compa giống như ở chữ
lớn và chữ con. Chiều cao của chữ số Ả rập là chiều cao của chữ lớn.
Mình của chữ số tùy thuộc phong cách bộ chữ lớn. Mình các chữ số 2,
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0 nói chung đều bằng nhau, ít trường hợp khác nhau
(nếu khác hay rơi vào số 0). Tỉ lệ giữa các nét mập, vừa, thanh cũng
đồng tỉ lệ với chữ lớn. Chữ số Ả rập không có chữ con. Ở một số kiểu
chữ, có chữ số viết trồi lên khỏi hàng, có chữ số dịch xuống dưới hàng
(kiểu Garamont).
100

H.83 Bộ chữ Garamond với kiểu chữ số có hàng cao thấp khác nhau
(Nguồn: Internet)
2.3. BIẾN ĐỔI DÁNG CHỮ
2.3.1. Biến đổi mình chữ
Thông thường mình chữ gồm có các cỡ ngang như: cỡ vừa, cỡ rộng, cỡ
hẹp… Giữa các bộ chữ với nhau, các cỡ ngang thường không giống nhau.
Chính độ rộng của mình chữ này gây cho ta cảm giác về chữ cao, thấp. Có
nhiều kiểu chữ mà từ chữ A đến chữ cái cuối cùng đều cùng một cỡ, hoặc
vừa, hoặc rộng như nhau nên ta có thể chủ động làm hẹp hoặc rộng đều mình
chữ để có một bộ chữ có độ rộng của mình chữ riêng biệt.

H.84 Biến đổi độ rộng mình chữ (Nguồn: TGGT)


101

Từ khi những chữ cái Latin đầu tiên ra đời cho đến lúc trở nên
phổ biến trên thế giới thì dáng của các thành phần trong chữ luôn có
sự biến đổi không ngừng về tỉ lệ. Sự biến hóa này có mức độ khác
nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, hoặc ngược lại. Từ
biến đổi một số chi tiết của thành phần trong chữ, đến cao hơn là biến
dạng. Khi kiểu chữ bị biến đổi một số chi tiết của thành phần chữ, thì
kiểu chữ mới ra đời. Về cấu trúc, cơ bản vẫn giống kiểu chữ trước,
mang phong cách như kiểu chữ trước, nhưng có đặc tính và ngôn ngữ
thị giác khác. Có khi người ta vừa thay đổi độ rộng mình chữ vừa kết
hợp với thay đổi độ nghiêng của nó.

H.85 Biến đổi chiều nghiêng của dáng chữ (Nguồn: TGGT)
2.3.2. Biến đổi bụng chữ
Người ta hay lấy bụng của chữ O để làm chuẩn cho các bụng chữ khác.
Nếu chữ O có bụng tròn mà các đường trung tâm của nó trùng với đường
trung tâm của ô vuông là kiểu chữ có phong cách chân phương. Nếu đường
trung tâm của vòng tròn trong nghiêng về một bên nhiều hay ít so với đường
trung tâm của ô vuông thì bụng tròn của chữ O và của chữ khác cũng phải
nghiêng theo.
102

H.86 Các trục của chữ O (Nguồn: TGGT)


Trong các chữ có bụng chữ như chữ O chênh về một bên, thì đuôi chữ,
gót chân chữ của các chữ khác trong bộ chữ đó cũng có thể thiết kế mềm mại
duyên dáng để cùng hài hòa với nhau thành một kiểu thức.

H.87 Một vài cách biến đổi bụng chữ O (Nguồn: TGGT)
103

Bụng của các chữ B, P, G, R trong một bộ chữ có thể hẹp rộng, không
đều nhau. Bụng các chữ C, G cũng không bắt buộc phải bằng nhau. Bụng
chữ Q thường là giống chữ O. Bụng chữ D và Đ thường rộng vừa phải.
Dựa vào cấu trúc thành phần của con chữ, phần bụng của chữ thường
bằng 1/3 chiều cao thân chữ.
2.3.3. Biến đổi nét chữ
- Biến đổi nét đứng
Thông thường nét đứng trong các bộ chữ là thẳng hoặc nghiêng, vì thế
chúng ta có thể mở rộng ở đầu trên tạo ra nét ở phía trên to hơn ở phía dưới
hoặc ngược lại. Ta cũng có thể mở rộng ở giữa thân chữ hoặc cho nét đó hơi
cong. Ngoài ra nét đứng trong mỗi kiểu chữ còn có các biến dạng bằng cách
đưa thêm trang trí vào trong hoặc xung quanh các nét.

H.88 Một vài cách biến đổi nét đứng của chữ I (Nguồn: TGGT)
104

- Biến đổi các nét ngang


Nét ngang của các chữ thì có các loại sau: loại nét cố định và loại nét
do từng kiểu chữ tạo ra.
Loại nét ngang cố định gồm các nét ở chữ A, E, H, L, T, F. Trái lại, nét
ngang ở các chữ B, Đ, P, R, G thì có lúc rõ lúc không. Trường hợp các chữ
này có nét ngang rõ là lúc độ cong chữ được mở rộng làm cho nét vòng tròn
của các chữ ấy không thể giáp nối liền với nét đứng được. Vì vậy nên bắt
buộc phải có nét ngang nối ở giữa khoảng cách của hai nét. Trái lại khi mình
chữ hẹp thì nét vòng tròn của các chữ sẽ tự tiếp nối với các nét đứng nên
không cần có nét ngang thêm vào nữa.

H.89 Một vài cách biến đổi nét ngang của chữ E (Nguồn: TGGT)
105

Các nét ngang ở giữa chữ ít khi có biến cách. Các nét này cũng tùy theo
kiểu chữ, mà có lúc nằm trùng với đường trung tâm ngang của ô vuông
chuẩn. Chúng ít khi nằm dưới và cỡ của nét ngang thường là cỡ vừa.
Những nét ngang của phía trên và phía dưới chữ thường có nhiều biến
cách đa dạng kể cả tỉ lệ dài, ngắn lẫn cỡ nét to, nhỏ nhưng thường là cỡ vừa,
để cho dáng chữ được rõ và khỏe.
- Biến đổi nét nghiêng (xiên, chênh)
Tùy theo kiểu chữ muốn thiết kế mà có thể để nét chênh trong chữ gặp
nhau ở trên đường trung tâm ngang của ô vuông chuẩn, hoặc trùng hay ở dưới
đường trung tâm này. Ngoài ra hai nét chênh có thể gặp nhau chếch về một
phía (phải hay trái) khi mà nét trái quá mập. Ví dụ: Chữ X. Hai nét xiên trong
chữ A, M cũng tùy theo kiểu chữ, mà xiên ra cân đối hoặc hơi xiên về một
bên.
106

H.90 Một vài cách biến đổi nét xiên của chữ A, K, M, X, Y (Nguồn: TGGT)
- Biến đổi nét đầu và chân chữ
Trong chữ có nét chân, chân và đầu chữ có các dạng cơ bản như sau.
 Hình tam giác hai bên rộng ra:
Đây là hình thông dụng trong nhiều kiểu chữ, cạnh của hình tam giác
thường có thêm những biến cách như cạnh lòng chảo, cạnh khum. Cũng hình
tam giác này, nhưng có lúc đường đáy không có bề dày, có lúc có bề dày
nhiều hoặc ít khác nhau.
 Hình tam giác hai bên thu ngắn lại:
Với loại hình tam giác này, chân kiểu chữ tạo cảm giác mập, nét chân
chữ phình to ra và các hình tam giác cũng có các biến cách như kiểu hình tam
giác nói trên.
107

H.91 Một vài cách biến đổi đầu của chữ T (Nguồn: Internet)
Khi nét đầu chữ và nét chân chữ có cấu trúc bằng một nét ngang thì
chúng cũng có nhiều cỡ khác nhau. Từ một nét cỡ rất thanh, đến cỡ vừa, cỡ
mập bằng nét đứng và ngoài ra còn có cỡ mập hơn nét đứng của chữ. Cỡ nét
ngang càng mập thì tạo cho nét chân chữ thành một hình chữ nhật có góc
vuông.

H.92 Một vài cách biến đổi đầu của chữ E, T (Nguồn: Internet)
Ở góc trong nơi gặp của nét chân chữ với nét đứng thì hay có biến cách
riêng. Đầu và đuôi các chữ C, G, E, T thường có đặc điểm khác nhau là chiều
hướng hoặc mở ra, khép lại hay đứng thẳng.
Đầu chữ A hoặc V cũng hay có nhiều biến cách khác nhau. Nhưng cần
chú ý với kiểu chữ có nét chân đầu chữ không bao giờ có đường tròn chụp
xuống, chỉ có đường tròn ngửa lên mà thôi.
Riêng chữ A thì đầu chữ có nhiều biến cách khác hơn nét chân chữ.
Trường hợp đầu chữ A là một nét ngang thì các góc trong, thường giống các
nét góc của chân chữ. Trong cấu trúc đầu chữ A, nên để đầu nhọn chờm ra
ngoài ô vuông chuẩn, để lúc nhìn sẽ không cảm thấy nó thấp so với các chữ
108

khác. Với kiểu chữ A đầu bằng, thì phải giữ chiều cao đúng chuẩn của ô
vuông. Chữ A có đầu bằng, thường phù hợp với các bộ chữ có mình rộng
thoáng. Trong các kiểu chữ A, cũng có kiểu chỉ có nét đầu chữ dư về một bên.

H.93 Một vài cách biến đổi đầu của chữ A (Nguồn: TGGT)
- Biến đổi đuôi, gót chân và mỏ chữ
 Biến đổi đuôi chữ:
Đuôi chữ trong từng bộ chữ cũng có những biến đổi khác nhau. Nếu
các chữ Q, P, R, K, C, X mà có cấu trúc đuôi chữ duyên dáng, phù hợp thì sẽ
nâng giá trị bộ chữ rất nhiều. Đặc biệt chữ L vì có khoảng trống quá lớn nên
109

khi muốn mở rộng thì đuôi của nó phải được đưa xiên lên để giảm bớt khuyết
điểm trên. Ngoài ra đuôi chữ cũng có thể biến đổi thành nhiều kiểu khác nhau
như nét to, nhỏ, dài, ngắn hay có kèm thêm nét trang trí.
110

H.94 Một vài cách biến đổi đuôi của chữ Q (Nguồn: TGGT)
 Biến đổi gót chân chữ:
Trong bộ chữ chỉ có chữ G là có gót chân chữ. Dáng gót chân chữ G rất
phong phú như: Sổ xuống dưới dòng chữ, đá ra phía trước, quặp về phía trái,
hoặc đứng ngang hàng chữ giống như nét chân thường…

H.95 Một vài cách biến đổi gót chân của chữ G (Nguồn: TGGT)
111

 Biến đổi mỏ chữ:


Mỏ chữ có ở trong các chữ C, K, G... và chúng thường rất đa dạng tùy
theo kiểu chữ. Đôi khi mỏ chữ còn được thiết kế thêm các nét trang trí...

H.96 Một vài cách biến đổi mỏ của chữ C (Nguồn: TGGT)
112

H.97 Một vài cách biến đổi mỏ của chữ K (Nguồn: TGGT)
2.3.4. Biến đổi dấu mũ của chữ
Khi lấy chữ cái Latin làm chữ viết cho ngôn ngữ riêng, mỗi dân tộc đều
thêm, bớt một số ký tự hoặc thêm dấu vào ký tự để khi đọc được phù hợp với
tiếng nói của mình. Một số quốc gia trên thế giới khi áp dụng hệ thống chữ
Latin cũng phát sinh thêm dấu như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
So với các nước nói trên thì chữ Quốc ngữ của Việt Nam thuộc loại nhiều dấu
nhất. Trong tiếng Việt có sáu dấu đơn tương đương với 6 thanh: ngang
113

(không dấu: sắc (nghiêng phải: É), huyền (nghiêng trái: È), hỏi (Ẻ), ngã (Ẽ) và
nặng (dấu chấm: Ẹ). Tất cả các dấu đều được đặt trên nguyên âm, riêng dấu
nặng được đặt dưới nguyên âm. Chưa kể các trường hợp có dấu ghép như Ầ,
Ẳ, Ắ, Ằ, Ậ, Ẩ, Ẫ, Ẵ...
Tuy các dấu chữ là những nét nhỏ trong cấu trúc chung của chữ, nhưng
nó góp phần quan trọng trong thẩm mĩ của cả bộ chữ vì liên quan đến độ cao
của dòng chữ trên và dưới.
Kiểu dáng dấu phải hài hòa với kiểu chữ, phong cách chữ. Theo qui
định về cỡ nét, thì các nét nghiêng đi từ trên xuống dưới, từ trái sang phải là
nét mập. Riêng với dấu sắc vì đứng độc lập và nhỏ so với hình chữ, nên cũng
dùng nét mập như dấu huyền. Các dấu mũ như á, ớ, hỏi... vẫn phải tuân theo
qui tắc chung đó. Dấu chấm thường có đường kính bằng độ lớn của nét chữ
chính.
114

H.98 Một số biến đổi của dấu mũ (Nguồn: TGGT)


Để đảm bảo cả về chức năng đọc văn bản (ở cỡ chữ 13) và hình dáng
đồ họa thì chiều cao dấu chữ không được lớn hơn 1/3, chiều ngang không được
lớn hơn 2/3 so với chiều ngang một ký tự (không tính trường hợp chữ I).

- Nguyên tắc đặt dấu


Trong thiết kế, ngoại trừ nguyên nhân cố tình làm khác đi so với các
chuẩn mực qui định để gây ấn tượng... còn không, đa phần phải tuân theo
cách bỏ và đánh dấu chuẩn để đảm bảo tính thẩm mĩ, cân đối, thuận mắt. Đáp
ứng hiệu quả về nguyên lý thị giác cũng như ngữ pháp.
Do vậy, cùng một nguyên âm đôi nhưng dấu thanh có thể được đánh
khác nhau để đảm bảo nguyên tắc trên.
TÍA TIẾN MÚA MUỐI
Dấu thanh không nhất thiết phải đánh ở đỉnh âm tiết để đạt được tính
cân đối. Hiện nay có hai cách đặt dấu, kiểu cũ và kiểu mới.
THỎA XÚY HÒE... và THOẢ XUÝ
HOÈ…

Cũ Mới

òa, óa, ỏa, õa, ọa oà, oá, oả, oã, oạ

òe, óe, ỏe, õe, ọe oè, oé, oẻ, oẽ, oẹ


115

ùy, úy, ủy, ũy, ụy uỳ, uý, uỷ, uỹ, uỵ

Cách bỏ dấu thuần túy dựa vào trật tự của các con chữ, đánh dấu vào
chữ cái ở giữa của các âm tiết ÂĐ + NÂ đôi.
CHÌA TỰA…
Cách bỏ dấu theo cả hai nguyên tắc cân đối và biểu trưng ngữ âm, dấu
thanh được đánh ở trong những âm tiết kiểu như ÂĐ + NÂ đơn + ÂC.
CHẴN BÉP BỎI…
Cách bỏ dấu mà dấu thanh được đánh ở con chữ thứ 2 trong tổ hợp chữ
cái ghi nguyên âm đôi trong các âm tiết không mở ÂĐ + NÂ đôi + ÂC.
CHIÊN CƯỠI LUỐNG…
Dấu thanh còn được đánh ở nguyên âm trong các âm tiết bắt đầu bằng
từ đệm. Bán NÂ + NÂ đơn + ÂC.
UẾ OẢN UẤT…
Khi mũ đứng độc lập thì cỡ phải để nguyên, hoặc phải cao rộng hơn.
Khi mũ đi kèm với dấu sắc, huyền, hỏi, ngã thì cỡ của mũ, râu, dấu
phải thay đổi bề cao, bề rộng cho phù hợp.
 Khi mũ (ớ) đi với dấu hỏi, ngã thì mũ phải bớt chiều cao.
HỔ CỖ
 Khi mũ (á) đi với dấu hỏi, ngã thì mũ phải bớt chiều cao để đón dấu vào
lòng.
CẲNG LẮNG
 Khi mũ (á) đứng độc lập thì giữ nguyên cỡ, có thể nới rộng thêm tùy
theo kiểu chữ.
NĂM CĂNG
116

 Khi đặt mũ trên chữ, phải bảo đảm trục dọc của chữ trùng với trục dọc
của mũ.

Dấu chữ phải định vào nguyên âm theo các nguyên tắc sau:
 Khi từ có một nguyên âm, thì đánh dấu vào nguyên âm đó

TỪ
 Khi từ có hai nguyên âm Ư, Ơ đi liền nhau, thì đánh dấu vào nguyên âm Ơ

TƯỢNG
 Khi từ có nhiều nguyên âm đi liền nhau thì đánh dấu vào các nguyên âm
Ă, Â, Ô, Ê, Ơ, Ư

HUẤN CUỐNG THUỞ TUẾ CHỪA


XOẮN
 Khi từ có hai nguyên âm đứng trước phụ âm, thì đánh dấu vào nguyên
âm đứng sau
TOÀN LOẠT
 Khi từ có ba nguyên âm không mũ, không dấu đi liền nhau thì đánh dấu
vào nguyên âm đứng giữa

THOÁI KHUỶU
 Khi đánh dấu vào chữ phải bảo đảm trục của dấu trùng với trục dọc của chữ.

Các trường hợp sau đây lại có cách đánh dấu khác so với ở trên:
 Khi dấu sắc đánh vào các chữ Â Ê Ô thì vị trí của dấu nằm về phía phải
của mũ, trên đường phân giác giữa trục dọc của chữ và đường nằm ngang.

Ấ Ế Ố
117

 Khi dấu huyền đánh vào các chữ Â Ê Ô thì vị trí của dấu đặt về phía
bên trái của mũ, trên đường phân giác giữa trục dọc của chữ và đường
nằm ngang.

Ầ Ề Ồ
 Khi dấu hỏi đánh vào các chữ Â, Ê, Ô thì vị trí của dấu nếu đặt về phía
bên trái sẽ có cảm giác hài hòa hơn.

Ẩ Ể Ổ
 Khi dấu sắc, huyền, hỏi ngã đánh vào chữ I con in, thì có thể không cần
dấu chấm của chữ i.

NGHĨ KÍNH TÌNH THÍ


 Khi đánh dấu, đặt mũ vào chữ phải bảo đảm thống nhất khoảng cách
giữa chữ với dấu và giữa chữ với mũ. Khoảng cách đó bằng 1 hoặc 1,5;
2; 2,5 lần nét chính, tùy theo kiểu chữ.

Ê Ó Ă Ủ
Để cho dấu chữ được hài hòa cần chú ý đến tỉ lệ cỡ giữa các dấu đơn và
dấu kép. Khi một dấu chữ đứng độc lập trên chữ thì cỡ dấu này được co giãn
thoải mái hơn khi nó phải ghép thêm với một dấu khác vì cả hai phải tương
thích với khoảng cách nhất định do dòng trên và dưới tạo ra. Sự thay đổi tỉ lệ
giữa các cỡ dấu kép còn tùy thuộc vào dáng, vị trí của từng loại cỡ mà để
nguyên hoặc thu ngắn chiều cao hay thu gọn, mở rộng bề ngang...
Hiện nay vị trí của dấu hỏi (?) khi ghép với dấu mũ (^), chưa được nhất
quán trong khi viết và thiết kế chữ Quốc ngữ. Có lúc nó được đặt ở trên dấu
mũ (^), có lúc lại ở bên phải hay bên trái. Nếu để dấu hỏi (?) nằm bên phải
trên dấu mũ thì dấu ghép này quá cao, điều mà khoảng cách giữa hai dòng
chữ khó cho phép. Còn nếu đặt dấu hỏi (?) sang phía bên trái dấu mũ như dấu
huyền (\) thì sẽ không thuận theo chiều viết. Khi đặt dấu hỏi (?) ở bên phải
dấu mũ theo chiều thuận của chiều viết thì về mặt thị giác sẽ không đẹp vì
118

khối dấu lúc này rất to và đổ về phía trước hoặc có thể vượt ra khỏi độ lớn của
nhóm ký tự chứa nó (nếu nhóm dấu rơi vào ký tự cuối cùng của từ). Trường
hợp chữ có nét thanh, nét đậm thì nét phải của dấu sẽ là nét đậm, nên khi ấy
khối dấu sẽ khiến cho chữ rất nặng vì lệch về một bên... Do đó trong văn bản
thì có thể theo mặc định của phần mềm. Còn khi thiết kế chữ kích thước lớn
cho các trường hợp khác thì tùy theo từng thực tế cụ thể để điều chỉnh cho
thích hợp.
119

H.99 Tranh cổ động An toaøn tay laùi, tác giả Ngô Đức Kính
có chữ bị đánh dấu khác chỗ gây khó chịu cho thị giác (Nguồn: Internet)
Qua các bộ phận, các thành phần như đã nêu trên, một bộ chữ mới có
thể được tạo ra bằng cách thay đổi, biến dạng các tỉ lệ của từng bộ phận. Tất
nhiên tùy sự thay đổi ít hay nhiều mà có các tên gọi như: biến cách, biến dạng
120

và cao nhất là biến thể để cho người sáng tác kiểu chữ biết bộ chữ mình đang
sáng tác nằm ở mức độ biến hóa nào.
Biến cách:
Khi so sánh hai kiểu chữ, về cơ bản cấu trúc giống nhau nhưng kiểu ra
sau có một vài chi tiết khác với kiểu chữ trước thì kiểu chữ sau gọi là biến
cách.
Biến dạng:
Tất cả các kiểu chữ đều có nhiều cách biến dạng khi thay đổi về hình
thức như: thay đổi kiểu chiều đứng, kiểu chiều nghiêng, mình chữ hẹp, rộng,
toàn bộ chữ to vừa hoặc thanh… Các thay đổi đó sẽ tạo cho kiểu chữ mới có
dạng khác đối với kiểu chữ ban đầu. Người ta gọi kiểu chữ mới này là biến
dạng của kiểu chữ kia.
Biến thể:
Khi hầu hết các chi tiết của các thành phần trong chữ chịu sự biến đổi
lớn về đồ họa làm cho dáng chữ khác hẳn với kiểu chữ chính thì kiểu chữ mới
này được coi là biến thể.
2.4. KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC CHỮ, TỪ VÀ DÒNG
Giữa các chữ trong từ cũng như giữa từ này với từ khác trong câu... đều
phải có những khoảng trống cần thiết để đảm bảo về thị giác cho việc đọc
được dễ dàng. Ngoài ra các khoảng trống cũng cần thiết cho sự cân đối, thống
nhất trong bố cục. Nghĩa là không thể bố trí, chia đều một cách máy móc bằng
thước đo mà phải phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Diện tích cần trình bày
- Độ lớn bề rộng của kiểu chữ
- Chữ có dáng đứng hay nghiêng
- Chữ có nét chân hay nét trơn, nét chân ngắn hay nét chân dài…
121

Ví dụ: Kiểu chữ nét đều thanh, thì khoảng trống cần để hẹp cho dễ đọc,
kiểu chữ nét đều mập, thì khoảng trống phải để rộng, giữa từ với từ không
được hẹp hơn mình chữ.
2.4.1. Khoảng cách giữa các chữ
Trong thiết kế, sắp xếp chữ, khoảng cách của các chữ phụ thuộc vào
lực hút thị giác giữa các tín hiệu thị giác (cụ thể ở đây là những chữ cái).
Thực tế khi viết hoặc kẻ chữ, khoảng cách giữa các chữ thường không được
chú ý hoặc để đều nhau. Theo qui luật thị giác, nếu chữ nào cũng để một
khoảng cách bằng nhau như vậy sẽ dẫn đến mất cân đối. Chữ trông không
đẹp, rời rạc, thiếu sự gắn bó chung. Bởi nếu xét về khía cạnh tín hiệu thị giác,
không xét tới khía cạnh ngôn ngữ thì các chữ cái có thể qui về các hình cơ
bản như là hình vuông, hình tròn, hình tam giác cân… Những hình này khi
nhìn đều gây ra những cảm giác khác nhau do tính chất hình của chúng khác
nhau. Ví dụ như hình vuông do có đặc điểm là bốn cạnh bằng nhau cùng với
bốn góc vuông, chúng lại có phương của các cạnh trùng với đường vuông góc
và song song với mặt đất vì thế chúng gây cảm giác chắc chắn, tĩnh và ổn
định. Hình tròn tạo bởi các điểm nằm cách đều tâm, vì vậy khó xác định được
trục tung và trục hoành nên hình tròn gây cảm giác không rõ hướng (vô
hướng). Hình tam giác có cạnh đáy trùng với phương của trục hoành, hai cạnh
bên xiên xéo lên tạo thành dưới to trên nhỏ. Vì thế nó gây cảm giác thanh
thoát có hướng lên trên và động… Chính vì có những tính chất khác biệt như
vậy về cảm thụ thị giác nên khi xếp chúng ở gần nhau thì khoảng cách giữa
chúng phải thay đổi để tạo cảm giác hài hòa, cân bằng về thị giác. Những chữ
cái nếu xếp quá gần sẽ hút nhau gây nên sự dính hình khó nhìn. Còn khi xa
nhau chúng sẽ rời rạc và gây cảm giác khó chịu, mất thẩm mĩ khi đọc chữ.
Thường thì khoảng trống giữa hai chữ có nét đứng song song nhau sẽ được
lấy làm khoảng cách chuẩn cho tất cả các khoảng trống khác trong từ (đối với
122

bộ chữ chân phương không bị biến dạng quá nhiều). Trong sắp xếp khoảng
cách giữa các chữ thông thường có những trường hợp như sau:
- Trường hợp các chữ có cạnh đứng, đứng bên cạnh nhau (các cạnh
chữ song song với nhau)
Ví dụ: MN, HK, HM …
Ở trường hợp này, khoảng cách giữa các chữ nên để lớn nhất (hoàn
toàn do nhà thiết kế tự quiết định miễn sao hợp lý tùy vào từng trường hợp cụ
thể. Tạm qui định khoảng cách lớn nhất là MAX). Còn trong các trường hợp
thông thường khác thì khoảng cách bằng độ lớn của nét chữ chính. Chừa như
vậy là do hai thành của nét chữ song song với nhau nên về thị giác sẽ thấy
khoảng trống giữa hai chữ như bị hẹp. Khi gặp chữ có râu như Ư Ơ đứng
cạnh do bị vướng râu chữ nên nhiều khi khoảng cách này phải tăng thêm.

H.100 Khoảng cách giữa chữ có cạnh đứng, chữ có dấu mũ


đứng bên cạnh nhau (Nguồn TGGT)
- Trường hợp các chữ có cạnh đứng đứng bên cạnh các chữ có cạnh
xiên
Ví dụ: HX, MY…
Trường hợp này khoảng cách giữa các chữ bằng ¾ MAX hoặc ¾ độ lớn của
nét chữ chính. Bởi khi chữ có thành đứng kết hợp với chữ có thành xiên thì cạnh xiên
của nét chữ sẽ dẫn hướng mắt nghiêng theo. Do vậy khoảng cách tính từ nét chữ
thẳng đứng (Y) hay điểm giao cắt hai nét xiên (X) so với nét đứng của chữ bên cạnh
là khá lớn nên khoảng cách ở đầu chữ để như vậy là vừa phải.
123

H.101 Khoảng cách giữa chữ có cạnh đứng, đứng bên cạnh chữ có cạnh xiên
(Nguồn TGGT)
- Trường hợp các chữ có cạnh đứng đứng bên cạnh các chữ có cạnh
cong
Ví dụ: HO, HC, OK, MO …
Trường hợp này khoảng cách giữa các chữ bằng ½ độ lớn của khoảng
cách MAX hay ½ nét chữ chính. Lý do vì chỗ gần nhất của chữ có cạnh đứng
và chữ có thành cong chỉ là một vài điểm rất nhỏ. Hơn nữa thành cong của
chữ sẽ kéo hướng mắt tập trung về phía hai điểm đầu trên dưới của nó nên
khoảng cách này phải để nhỏ hơn trường hợp ở trên.

H.102 Khoảng cách giữa chữ có cạnh đứng, đứng bên cạnh chữ có cạnh cong
(Nguồn TGGT)
- Trường hợp các chữ có cạnh cong đứng bên cạnh các chữ có cạnh
xiên
Ví dụ: OX, OY…
Trường hợp này khoảng cách giữa các chữ bằng 1/3 độ lớn của nét chữ
chính. Bởi vì chữ có cạnh cong sẽ kéo hướng mắt về hai đầu trên dưới của nó
trong khi chữ cạnh xiên lại kéo mắt theo hướng xiên lúc này điểm gần nhất
giữa hai chữ rất rộng nên ta để khoảng cách như vậy là hợp lý và cân đối.
124

H.103 Khoảng cách giữa chữ có cạnh xiên, đứng bên cạnh chữ có cạnh cong
(Nguồn TGGT)
- Trường hợp các chữ có cạnh cong đứng cạnh nhau và các trường
hợp đặc biệt khác như chữ có khoảng bụng trống đứng cạnh với chữ
có thành cong
Ví dụ: OO, OC, LC, TO, CO, CY…
Trong những trường hợp này khoảng cách giữa các chữ rất bé. Bằng ¼
độ lớn của MAX hoặc ¼ nét chữ chính thậm chí triệt tiêu hoặc âm (TO, CO,
LC...).

H.104 Khoảng cách giữa chữ có bụng trống đứng bên chữ có cạnh cong
(Nguồn TGGT)
Đối với kiểu chữ có nét chân, thì khoảng cách giữa các chữ vẫn tính từ
nét của chữ này đến nét của chữ kia, chứ không tính từ nét chân chữ. Do đó
có đôi lúc các nét chân chữ sát nhau, có lúc xa nhau là bình thường chỉ cần
các chữ trong từ vẫn cân đối, hài hòa là được.
125

H.105 So sánh các trường hợp chữ để sát nhau cùng khoảng cách, chữ
để xa nhau cùng khoảng cách và chữ được điều chỉnh khoảng cách theo qui
luật thị giác (Nguồn: TGGT)
126

2.4.2. Khoảng cách giữa các từ


Khoảng cách giữa hai từ, nếu không có dấu câu nằm giữa thì bằng
chiều ngang chữ O hoặc chiều cao của chữ thường (tùy theo bộ chữ cụ thể).

H.106 Khoảng cách giữa các từ bằng chiều cao chữ thường
Ngoài ra đa phần dựa vào chữ cái cuối của từ này và chữ đầu của từ
tiếp theo để áp dụng nguyên tắc các chữ đứng gần nhau ở mục 2.4.1.
127

H.107 Khoảng cách giữa các từ được vi chỉnh theo qui luật khoảng cách giữa
các chữ (Nguồn: TGGT)
Cũng cần chú ý đến khoảng cách giữa các dấu ngoặc đơn, ngoặc kép
khi kết hợp với các từ. Nếu khoảng cách không hợp lý sẽ dẫn tới đọc sai ý
nghĩa nội dung như ví dụ trong trường hợp dưới. Từ “ông chủ” dễ bị bị đọc
thành “ông chử”.

H.108 Khoảng cách chữ và dấu không hợp lý khiến nội dung bị đọc sai
báo Thể thao Văn hóa (Nguồn TGGT)
2.4.3. Khoảng cách giữa các dòng
128

Khoảng cách giữa hai dòng chữ trên và dưới phải lớn hơn khoảng cách
giữa các từ ở cùng một dòng. Khoảng cách giữa hai dòng chữ trên dưới để
sáng sủa dễ đọc và hài hòa với thẩm mĩ thị giác thường không nhỏ hơn 3/5
chiều cao chữ lớn. Nếu khoảng cách giữa hai dòng quá gần nhau thì người ta
sẽ đọc chữ theo chiều dọc làm phá vỡ ý nghĩa văn bản hay câu từ.

H.109 Minh họa khoảng cách giữa dòng trên và dòng dưới (Nguồn: TGGT)
Những qui tắc trên đây là những qui ước chung nhất trong việc sắp xếp
khoảng cách giữa các chữ ở những trường hợp bình thường và đơn giản.
Trong trường hợp chữ dùng vào mục đích quảng cáo, trang trí hoặc gây ấn
tượng thì không nằm trong qui tắc trên mà phụ thuộc vào ý đồ của người thiết
kế.
2.5. CÁC KIỂU CĂN HÀNG CƠ BẢN
Căn hàng (canh hàng) hay còn gọi là căn lề (canh lề) là việc đặt các
dòng chữ, hay một đoạn văn bản trong một kiểu bố cục mà ta lấy lề trái, phải
hay trục giữa tờ giấy… làm chuẩn. Có khá nhiều cách căn lề và mỗi cách đều
có một công dụng và ý nghĩa riêng của nó.
2.5.1. Căn hàng trái
Đây là kiểu căn lề phổ biến nhất. Nó làm tất cả các chữ cái đầu tiên của
mỗi dòng chữ đều cách lề giấy phía bên trái một khoảng cách như nhau. Về
công dụng thì nó tạo cảm giác hướng xuất phát bắt đầu từ bên trái ổn định và
129

hướng đến là bên phải không ổn định. Trong bố cục người ta hay đặt một
hình… vào bên phải của kiểu căn này để tạo hướng nhìn chú ý vào hình đó.
2.5.2. Căn hàng phải
Giống như căn hàng trái nhưng ngược lại. Nó có tác dụng báo hiệu các
hướng xuất phát từ bên trái và kết thúc là ở bên phải.
2.5.3. Căn hàng đều
Căn đều là kiểu canh mà các dòng chữ sẽ được làm thẳng hàng ở cả hai
bên cạnh của đoạn văn. Căn đều sẽ mở rộng từng dòng văn bản sang các lề
trái và phải. Nó làm khối văn bản trở nên chắc chắn. Căn đều văn bản có thể
làm cho dòng văn bản cuối cùng trong một đoạn văn ngắn hơn đáng kể so với
các dòng khác (nếu không tính đủ số lượng ký tự).
2.5.4. Căn hàng giữa
Lấy đường kẻ làm trung tâm chia đôi tờ giấy, từ đó phát triển sang hai
bên sao cho trong một dòng chữ khoảng cách của các chữ đầu dòng đến lề trái
bằng khoảng cách của các chữ cuối dòng đến lề phải
Thường dùng cho các đoạn thư mời, tên của trang, tên tiêu đề các giấy
có tính pháp lý đòi hỏi có sự nghiêm túc… hay các đoạn thơ lục bát, song thất
lục bát… Căn lề kiểu này thường tạo ra những dòng chữ bị ngắt hàng đột
ngột, và đối xứng nhau bằng 1 trục thẳng đứng, tạo cảm giác các dòng chữ bị
ngắt ý và tạo ra một cách nhìn mới trong từng dòng.
2.5.5. Các kiểu căn hàng khác
- Căn bậc Thang
Là cách căn dòng sao cho tạo ra một hình giống như các bậc thang. Tác
dụng của kiểu căn hang này là tạo ra nhịp điệu, sự vui nhộn trong bố cục
- Căn tự do
Là những cách canh dòng không tuân theo những qui tắc trên, hoặc kết
hợp nhiều cách căn dòng trong cùng một đoạn văn bản để phục vụ ý đồ nào
đó của người thiết kế.
130
131

Câu hỏi, bài tập:


Làm việc nhóm: Mỗi nhóm tìm 5 mẫu (chỉ có chữ): Từ, câu, nhãn
hiệu.. của các thiết kế có sẵn. Vận dụng kiến thức đã học phân tích các mẫu
xem chúng đã được xử lý, biến đổi, sắp xếp như thế nào so với các bộ chữ cơ
bản.
Bài tập cá nhân: Sinh viên chuẩn bị bút dạ có ngòi dẹt, cỡ ngòi từ 4mm
- 6mm. Tập viết, sáng tác các kiểu chữ viết tay có đủ 3, 4 cỡ nét (2 tờ A4).
132

Chương 3: THIẾT KẾ MỚI


VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XỬ LÝ, PHỐI HỢP CHỮ

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 3


Sinh viên cần vận dụng các kiến thức tổng hợp về Nghệ thuật chữ đã
được cung cấp ở chương 1 và 2 vào thực tiễn sáng tạo của môn học.
Qua việc ứng dụng các qui luật thị giác cũng như kiến thức chuyên
môn, người học chủ động áp dụng nội dung đã được học vào thực hành các
công việc có ứng dụng Nghệ thuật chữ một cách cụ thể theo yêu cầu.

3.1. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MỘT BỘ CHỮ MỚI


Ngày nay khi sáng tạo một bộ chữ mới các nhà thiết kế không còn
phải vất vả vì làm thủ công như xưa nữa. Đã có các phần mềm như
Glyphs App, FontLab Studio và FontForge hay Type Tool... thay thế
những công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo tay cũng như cẩn thận khi lưu
giữ. Các vòng tròn, véc tơ hay các góc chỉ cần nhập thông số là có thể
được biến đổi một cách dễ dàng. Dù máy tính và phần mềm có thể thay
thế một số công đoạn nhưng phương pháp xây dựng nên một bộ chữ
mới không hề thay đổi.
3.1.1. Phương pháp thiết kế bộ chữ không có nét chân
- Cấu trúc chữ in không có nét chân (chữ nét trơn)
Về mặt cấu trúc, chữ không nét chân có kiểu hướng đứng, có kiểu
hướng nghiêng. Về cỡ nét, có kiểu nét đều, có kiểu nhiều cỡ nét. Ở chữ
nét đều, thì toàn bộ các nét trong chữ đều cùng một cỡ: hoặc thanh,
hoặc vừa, hoặc mập. Kiểu chữ nét đều vừa, mập người ta thường gọi là
kiểu chữ nét gậy (Baton hoặc Antique). Kiểu chữ nét đều thanh, người
133

ta thường gọi là kiểu chữ nét mảnh (Filiforme, Maigrette). Chữ có


nhiều cỡ nét thì bao gồm hai hoặc ba cỡ nét: thanh, vừa, mập.
Đặc điểm cấu trúc chữ lớn không nét chân nét đều là đơn giản,
chính xác, khoa học. Các nét thẳng được dùng thước (hay công cụ vẽ
đường thẳng) để đựng. Các nét cong dùng compa (hay công cụ tạo hình
tròn) vẽ nên. Thông thường các ô vuông chuẩn OVC hay được sử dụng
để làm chỗ dựa xây dựng bộ chữ (dùng để thiết kế O, V, C... là những
chữ cái đầu tiên tạo tiền đề cho những dáng chữ khác). Cạnh OVC
thường được chia làm 5, 6, 7, 8, 9, 10… phần bằng nhau tùy theo mỗi
nhà thiết kế như vậy mỗi VOC sẽ được chia ra làm 25, 36, 49, 64, 81,
100… ô vuông nhỏ.

H. 110 Chữ cái trong ô vuông OVC (Nguồn: TGGT)


 Các nét hình thành nên một chữ
Nét chính: là nét cơ bản để tạo nên một chữ cái và để phân biệt đặc
điểm của chữ này với chữ khác.
134

H.111 Nét chính của chữ (Nguồn: TGGT)


Nét phụ: là nét viết thêm vào nét chính hoặc nối liền nét chính với nhau
để cho chữ được hài hòa, cân đối.

H.112 Nét phụ của chữ (Nguồn: TGGT)


Nét trang trí: là nét viết thêm vào chữ cho đẹp. Các nét này thường
được thêm vào phần bìa chữ (cạnh ngoài của nét chính) hay ở phần chân chữ
nhằm tạo sắc thái riêng và tính mĩ thuật cho từng bộ chữ.
135

H.113 Nét trang trí của chữ (Nguồn: TGGT)


 Cách vẽ một số chữ cơ bản
Chữ O do vòng tròn tạo nên. Chữ D do nửa vòng tròn ghép với nét
thẳng. Chữ S do hai cung tròn ghép với nét thẳng. Với chữ có nhiều cỡ nét thì
nét nhỏ thường bằng 1/2, 1/3, 2/3… nét lớn. Các nét cong vẫn dùng compa (hay
công cụ) để giải quiết.
Khi vẽ chữ O, đầu tiên người ta dùng hai vòng tròn để mở bề ngang của
chữ và hai nét lớn. Sau đó thêm hai vòng khác để giải quiết chỗ gấp nối của
hai vòng tròn trước, đồng thời tạo nên hai nét nhỏ của chữ.
Đối với chữ O có hình bầu dục thì cấu trúc có phức tạp hơn nhưng cách
giải quiết cũng giống như trên. Ngoài ra cách này còn dùng để xây dựng
những nét cong ở các chữ và bộ phận khác.

H.114 Xây dựng bộ chữ không có nét chân trên hệ thống ô vuông OVC
(Nguồn: TGGT)
3.1.2. Phương pháp thiết kế bộ chữ có nét chân
- Cấu trúc chữ in có nét chân (chữ có chân)
136

Giống như chữ lớn không có nét chân, chữ có nét chân cũng trải qua
nhiều thời kỳ phát triển khác nhau. Các kiểu chữ mới ra đời sau này phần lớn
đều biến hóa, chỉnh lý, sửa đổi, thêm bớt từ kiểu chữ Roman thời La Mã. Xây
dựng cấu trúc chữ có nét chân cũng hình thành trên ô vuông chuẩn OVC và
dùng thước kẻ, compa (hay các công cụ tương ứng) để làm chỗ dựa. Chỉ khác
ở chỗ tùy vào từng bộ chữ mà mỗi ô vuông nhỏ lại được chia nhỏ thêm để tìm
điểm dựng véc tơ cho các vòng tròn, hình bầu dục, hay các hình khác...
Ngoài ra có thể dùng trục dọc (tức đường trung tâm đứng của OVC làm trung
tâm hay có thể làm nghiêng trục từ 100 - 150 tùy theo kiểu chữ.
Với kiểu chữ nét chân có nhiều cỡ nét thì lấy nét mập bằng chiều rộng
ô vuông của OVC để làm chuẩn. Các nét còn lại thì tùy tỉ lệ mà gia giảm cho
chữ được thanh thoát, hài hòa...

H.115 Xây dựng bộ chữ có nét chân trên hệ thống ô vuông OVC
(Nguồn: TGGT)
137

Nên lưu ý một số điều sau khi thiết kế bộ chữ mới. Áp dụng với cả chữ
có hay không có nét chân:
Để nhìn chữ được thẳng hàng thì các chữ có nét cong cần vẽ chờm ra
khỏi hàng một tỉ lệ khoảng h/50. Các chữ có nét nhọn cũng cần chờm ra
khỏi hàng một tỉ lệ khoảng h/30 (h là chiều cao chữ).
Để các nét nhìn đồng cỡ giống nhau thì nét ngang nên có kích thước nhỏ hơn
một chút so với các nét đứng đồng cỡ. Còn các nét cong thì lại nên vẽ lớn hơn
chút so với các nét đứng.

H.116 So sánh cách xây dựng bộ chữ mới trên ô vuông OVC (Nguồn: TGGT)
- Một số gợi ý khi xây dựng bộ chữ mới
138

Một số gợi ý để xây dựng bộ chữ cái từ những chữ cơ bản ban đầu áp
dụng cho kiểu chữ không chân mình hẹp trong trường hợp chữ in và chữ
thường. Ở các kiểu chữ khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng sáng
tạo hướng gợi ý trên để tìm ra các chữ còn lại.
Từ những chữ n, b, o, v có thể thêm bớt, xoay, lật, cắt để hình thành các
chữ khác như:
n > m (thêm nét)
n > u (lật ngược)
n > h (kéo cao nét trái)
b > d (lật ngang), d > q (lật dọc)
b > p (lật dọc), p > g (sửa nét đứng thành nét con phía dưới)
o > c (cắt một phần đường cong bên phải theo phương thẳng đứng) >
e (thêm nét ngang)
o > c > a (thêm nét đứng bên phải)
v > w (nối liên tiếp hai chữ v)
v > y(kéo dài cạnh xiên bên phải)
v > x (thu ngắn chiều cao và kéo dài hai cạnh xiên) > k (cắt một nửa
và thêm nét đứng)
139

H.117 Gợi ý xây dựng các chữ có trúc giống nhau (Nguồn: TGGT)
140

H.118 Gợi ý lật, đảo chiều, tách, kéo các chữ để hình thành chữ mới
(Nguồn: TGGT)
Cũng có những gợi ý từ những chữ như A, H, O, R để tạo thành chữ
khác như sau:

A > v (lật xuống và bỏ nét ngang) > w (nối hai chữ v liền nhau)

V > M (thêm hai đứng ở hai bên)


W > M (lật ngược và điều chỉnh chiều ngang bên trên chữ)
H > E (thêm hai nét ngang ở đầu và chân) > T (thêm nét ngang trên đầu)
H> I (chỉ giữ một nét đứng) > L (thêm nét ngang dưới chân)
E > F (bỏ nét ngang dưới và thu ngắn nét ngang giữa)
O > Q (thêm nét đuôi chữ Q)
O > U (cắt phần vòng cung của đường tròn kết hợp kéo dài hai cạnh đứng)
O > C (cắt một phần đường tròn bên phải)
O > C (cắt ngang 1/3 nét cong bên phải)
R > P (bỏ gót chữ R bên phải)
P > B (thêm nửa bụng dưới của chữ B. Chú ý bụng dưới to hơn bụng
trên để đảm bảo hài hòa về tỉ lệ)
R > K (thêm hai nét chéo, mở rộng chiều ngang mình chữ cho hợp lý)
141

H.119 Gợi ý xây dựng các chữ có chiều rộng, nét đầu, chân, bụng giống nhau
(Nguồn: TGGT)
Ngoài ra có thể lấy cảm hứng từ các chữ R, P, O làm cơ sở để xây dựng
các chữ khác như:
R > P (bỏ gót chân chữ R)
P > B (thêm vào bụng dưới, chiều ngang chữ vẫn giữ nguyên)
O > U (cắt bớt phần cung tròn phía trên đầu chữ, kéo dài tỉ lệ phần còn
lại cho bằng những chữ khác).
142

H.120 Gợi ý tách, cắt, kéo các chữ để hình thành chữ mới (Nguồn: TGGT)

3.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XỬ LÝ, PHỐI HỢP CHỮ TRONG THIẾT
KẾ
3.2.1. Tìm hiểu đặc tính kiểu chữ trong thiết kế
Ngày nay chữ được thiết kế và sáng tạo ra rất nhiều kiểu. Mỗi kiểu
dáng chữ tùy vào hình dạng thị giác của mình mà mang một phong cách, ngôn
ngữ, đặc tính riêng. Vì vậy khi sử dụng tùy theo yêu cầu, nội dung, hoàn cảnh
cụ thể mà đưa ra lựa chọn kiểu chữ cho thích hợp nhằm khai thác triệt để khả
năng tạo ngữ nghĩa của phương tiện thị giác. Kết hợp với những kiến thức cơ
bản về thị giác ở trên có thể thấy rằng:
143

Dùng chữ đúng chỗ, đúng cách thì tính nghệ thuật của chữ được nâng
lên, nội dung được phản ánh sâu sắc.
Khai thác đúng đặc tính của kiểu chữ sẽ góp phần làm phong phú, sống
động nội dung. Trái lại nếu sử dụng chữ không thích hợp và sai nguyên tắc thì
dù kiểu chữ có đẹp đến đâu cũng không phát huy tác dụng.
Qua trải nghiệm về kiểu dáng đồ họa của từng kiểu chữ có thể đưa ra
những kết luận có tính khái quát sau:
Chữ không có nét chân thì rõ ràng, chắc khỏe, minh bạch, dứt khoát,
gọn gàng, đơn giản thường dùng để phản ánh nội dung nhạy bén và
truyền tải thông tin. Nó có sức thu hút nhanh, người xem chỉ cần lướt
qua cũng nắm bắt được nội dung bởi vì chữ chỉ có những nét chính.
Các nét phụ được loại bỏ hoàn toàn nên người xem không bị mất tập
trung. Tuy nhiên do chỉ toàn những nét chính nên loại chữ này có
phần khô khan, cứng nhắc.
144

H.121 Bộ chữ không có nét chân (Nguồn: Internet)


145

Chữ có nét chân nhìn chung là đứng đắn, trang nghiêm, đường bệ,
duyên dáng có khả năng gợi cảm xúc và gây chú ý về thị giác. Loại chữ
này mang tính thẩm mĩ, khoa học cao.

H.122 Bộ chữ có nét chân (Nguồn: Internet)


Chữ viết có phong cách mềm mại (sử dụng nhiều đường cong) thường
gây cảm giác êm ái, nhẹ nhàng, thân thiết.
146

H.123 Những bộ chữ có phong cách mềm mại (Nguồn: Internet)
Ngoài ra dựa theo cấu trúc của từng bộ chữ người ta cũng có thể phân
loại những đặc tính của chữ như sau:
Loại chữ có mình vừa, nét cỡ vừa thì gây cảm giác cân đối, chững chạc,
tao nhã.

H.124 Bộ chữ có mình và nét cỡ vừa (Nguồn: Internet)


Loại chữ có nét mập đều thì bệ vệ, chắc chắn, khỏe mạnh.
147

H.125 Bộ chữ có nét mập đều (Nguồn: Internet)


Loại chữ có nét rất thanh và nét rất mập thì dễ gây sự chú ý cùng cảm
xúc ngỡ ngàng, đột ngột.

H.126 Bộ chữ có nét rất thanh và nét rất mập (Nguồn: Internet)
Loại chữ có hướng nghiêng gợi cảm xúc vươn lên, nhẹ nhàng.

H.127 Bộ chữ có hướng nghiêng (Italic) (Nguồn: Internet)


Loại chữ có nét rỗng giữa gợi cảm giác phóng khoáng, tinh tế.
148

H.128 Bộ chữ có nét rỗng giữa (Nguồn: Internet)


Loại chữ có nét ngang mập hơn nét đứng thì gây cảm giác nặng
nề, cục mịch.

H.129 Bộ chữ có nét ngang mập hơn nét đứng (Nguồn: Internet)
Loại chữ có nét chân nét cỡ vừa, mình hẹp thì đứng đắn, trang nhã.
149

H.130 Bộ chữ có nét chân nét cỡ vừa, mình hẹp (Nguồn: Internet)
Loại chữ có độ rỗng bụng lệch trục thì gây cảm giác ngộ nghĩnh, vui
vẻ, không nghiêm túc.

H.131 Bộ chữ có độ rỗng bụng lệch trục (Nguồn: Internet)
Loại chữ theo kiểu chữ viết tay thì bay bướm, dễ thương.

H.132 Bộ chữ viết tay (Nguồn: Intern


Do tính chất cơ bản của từng thể loại, kiểu dáng chữ vô cùng phong
phú, đa dạng nên để thuận tiện cho việc sử dụng, người ta còn chia các đối
tượng của chữ thành hai nhóm:
150

- Kiểu chữ phục vụ cho sách báo.


- Kiểu chữ phục vụ cho các công việc thông thường, quảng cáo, kinh doanh.
 Kiểu chữ phục vụ cho sách báo
Kiểu chữ phục vụ cho sách báo phải đạt được yêu cầu là rõ ràng,
dễ đọc; nét chữ phải đứng đắn, trang nhã; đủ cả bộ chữ lớn, chữ con, chữ
số, dấu; dáng chữ có thể là chữ nét chân, không có nét chân hay chữ viết
hướng đứng, hướng nghiêng.
Ở những trường hợp cần thông tin nhanh chóng, quan trọng thì
nên dùng các kiểu chữ có nét to và rất to để thu hút nhanh mắt của người
đọc.
Đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, tài liệu khoa học... thì
dùng kiểu chữ khiêm tốn, trang nhã như chữ có nét chân cỡ vừa, kiểu
chữ có các chữ P, R, Q, N, E ...với đuôi và chân mềm mại, kiểu chữ có
các chữ O,Q mà bụng hơi nghiêng.
Tít các sách chính trị, các loại sách có tính chất kinh điển thì dùng
các kiểu chữ đứng đắn, nghiêm túc. Có thể dùng các kiểu chữ có nét
chân ngắn hoặc nét chân bự, kiểu chữ không có nét chân mình hẹp nét cỡ
vừa.
Tít các sách tôn giáo, lịch sử phương Tây nên dùng kiểu chữ thời
kỳ Nghệ thuật Tôn giáo như các kiểu chữ Quadrata, Rustia, Onciale,
Gothic.
Tít các sách lịch sử phương Đông nên dùng kiểu chữ có đặc điểm
gợi hình ảnh liên tưởng đến nền văn hóa, lịch sử... như đốt tre, các nét
chữ giống nét chữ Nho trên nền mây, hạc, rồng, phượng vv…
 Kiểu chữ phục vụ cho các công việc thông thường, quảng cáo, kinh
doanh
Nội dung công việc nghiêm túc, đặt nơi quan trọng có tính chất lâu
dài như khẩu hiệu, nội qui, bảng chỉ dẫn, trích ngôn lãnh tụ, danh ngôn
151

thì nên dùng kiểu chữ có nét chân. Tuy vậy cần tránh loại chữ có nét
chân dài, mình chữ rộng. Tỉ lệ giữa các cỡ nét không nên quá chênh lệch
hoặc có thể dùng chữ không có nét chân cỡ vừa. Kiểu chữ không có nét
chân, mình hẹp với cỡ nét đều cũng phù hợp để sử dụng trong trường
hợp này.
Nội dung công việc muốn có sự nắm bắt nhanh như pano, poster,
bảng hướng dẫn giao thông, bảng ghi tên đường, biển số xe… gồm một
hay nhiều dòng với cỡ lớn nào đó mà từ xa đã phải trông thấy thì nên
dùng kiểu chữ không có nét chân cỡ vừa, cỡ mập hoặc kiểu chữ có nét
chân thật ngắn hay nét chân cỡ bự.
Công việc giao tiếp, nhắn gửi, giấy báo như các loại thiệp, tiêu đề
giấy viết thư thì dùng kiểu chữ không có nét chân với nét thanh cỡ vừa
hoặc các kiểu chữ duyên dáng, lịch sự như chữ Gothic…
Điền, viết các loại văn bằng, giấy khen thì thường dùng kiểu chữ
của ngòi bút rông (bút sắt) vừa trang trọng lại đạt mức độ thẩm mĩ cao.
Các kiểu chữ phục vụ công việc có nội dung vui tươi thì dùng kiểu
chữ phóng khoáng, phá cách như chữ có nét chân cỡ vừa, cỡ thanh, chữ
có nét rỗng giữa…
Các kiểu chữ phục vụ công việc có nội dung đau buồn, tang lễ thì
dùng các loại có dáng nặng nề, nét chữ to…
Kiểu chữ phục vụ công việc quảng cáo, kinh doanh nhà hàng,
khách sạn, quán cà phê... hay để in ấn, chạm khắc, đắp nổi, đúc, thêu
trực tiếp lên sản phẩm, bao bì... thì yêu cầu chung là phải đạt đến sự mới
lạ, hấp dẫn. Các kiểu chữ có nét chân, không chân đã được biến cách
hoặc thay đổi tỉ lệ, nét trang trí, loại chữ tạo không gian, chữ lồng… có
thể là những gợi ý tốt. Đối với các sản phẩm mà chữ ghi cần phải nhỏ
như ở mặt đồng hồ, trang sức… thì nên dùng kiểu chữ không có nét
chân, mảnh đều cho dễ đọc.
152

Kiểu chữ nổi, kiểu chữ có nét liền thường hay dùng cho khách sạn,
nhà hàng có hoạt động vào ban đêm vì có thể dùng đèn huỳnh quang để
uốn.
Kiểu chữ ở bánh sinh nhật, tân hôn thì nên dùng kiểu chữ viết,
mềm mại tạo sự quen thuộc, gần gũi…
Trên đây là những kết luận có tính chất tổng quát dựa trên kinh
nghiệm thiết kế và kiểu dáng tự thân của từng loại chữ đã được một số
nhà các nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực này ghi nhận như Nguyễn
Viết Châu [1] [2], Hồ Xuân Hạnh [4]… Tuy nhiên nó chỉ mang tính gợi
ý, định hướng còn việc sử dụng cụ thể ra sao thì phải phụ thuộc vào
từng trường hợp cụ thể và khả năng cảm nhận thẩm mĩ của mỗi người.
Một trong những cách tốt nhất để quiết định kiểu chữ khi sử dụng là
phải có sự hiểu biết rõ ràng về nó. Dựa vào hình dáng, trạng thái và
phong cách của kiểu chữ cũng như các tùy chọn cho từng dạng thức
trong một họ chữ để phát huy được sự khác biệt, tính hữu dụng của
từng loại.
Ngoài việc lựa chọn kiểu chữ cho thích hợp thì việc sắp xếp, bố
cục chữ cũng rất quan trọng nó góp phần tạo nên sự độc đáo, vẻ đẹp
thẩm mĩ và thành công cho thiết kế. Nếu biết sử dụng hợp lý những
kiến thức cơ bản về nguyên lý thị giác, kiến thức cơ bản về bố cục tạo
hình, xem chữ viết như là một tín hiệu thị giác về hình ảnh, vượt qua
được thói quen chỉ đọc chữ dưới dạng câu cú ngữ pháp thì nhất định
những kiến thức nêu trên sẽ giúp người thiết kế không bị mắc những lỗi
sơ đẳng, không đáng có.
3.2.2. Xử lý, phối hợp chữ trong thiết kế
- Tỉ lệ vàng (golden ratio)
153

Trong những chuẩn mực thiết kế của phương Tây thường hay nhắc
tới khái niệm tỉ lệ vàng. Tỉ lệ vàng được ghi nhận bằng con số 1:1.618.
và biểu diễn dưới dạng công thức toán học như sau:

Phương trình này có nghiệm đại số xác định là một số vô tỷ:

Trong kiến trúc và nghệ thuật Hy Lạp thậm chí từ rất lâu trước đó
tỉ lệ này đã được áp dụng vào những công trình. Tỉ lệ vàng được cho là
tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa các yếu tố đồ họa được đặt trên trang
thiết kế, công trình kiến trúc, tượng đài... và nó đã được sử dụng để tạo
ra các định dạng trong nghệ thuật thiết kế nói chung cũng như trong
thiết kế Đồ họa nói riêng.
 Phương pháp xây dựng một tỉ lệ vàng trong thiết kế:
Bước 1. Bắt đầu bằng cách vẽ một hình vuông kích thước bất kỳ.

Bước 2. Chia đôi hình vuông đó theo chiều dọc.


154

Bước 3. Vẽ một đường từ góc dưới bên trái của đường chia đôi (màu
xanh) vừa tạo ra đến góc trên bên phải (đường màu vàng) của hình vuông.

Bước 4. Lấy điểm giao cắt của cạnh dưới hình vuông, đường chia đôi
(màu xanh) với đường màu đỏ vừa vẽ làm tâm (O). Xoay một cung có bán
kính bằng đường màu đỏ xuống cắt cạnh đáy của hình vuông kéo dài.
155

Bước 5. Từ điểm cắt của đường màu đỏ và cạnh đáy hình vuông. Kẻ
đường song song với cạnh hình vuông (đường vuông góc với cạnh đáy nối
dài).
Bước 6. Kéo dài cạnh trên hình vuông giao cắt với cạnh vừa kẻ. Ta
được hình chữ nhật mới với chiều cao là chiều cao của hình vuông trước đó.
156

Hình được tạo ra là hình chữ nhật có tỉ lệ vàng 1:1.618.

Rút ra từ tỉ lệ của phân đoạn trên cạnh hình chữ nhật sẽ được những
đoạn thẳng có mối quan hệ tỉ lệ vàng. Có thể qui chúng về thành các tỉ số
trong thiết kế.
157

H.133 Tỉ lệ vàng được phân tích từ những công cụ thời Cổ Đại (Nguồn: Internet)

H.134 Ứng dụng tỉ lệ vàng trong thiết kế đồ dùng (Nguồn: Internet)
158

H.135 Logo của hãng Apple có áp dụng tỉ lệ vàng trong thiết kế
(Nguồn: Internet)
Từ xưa đến nay tỉ lệ vàng vẫn được coi là tỉ lệ vừa mắt nhất. Một
hình dạng, một vật thể có kích thước, tỉ lệ gần với tỉ lệ vàng thường
được xem là vừa phải, thuận mắt. Về lý thuyết bản chất tạo ra tỉ lệ đẹp
không phải ở tự thân tỉ số 1: 1.1618 mà chính là ở tỉ lệ cấu trúc trường
nhìn thị giác của con người. Một vật thể, bức tranh, tượng hay khối kiến
trúc... được coi là thuận mắt, là hài hòa là đẹp... chính vì cấu trúc tỉ lệ
của các kích thước tạo nên chúng tương tự như cấu trúc tỉ lệ của trường
thị giác.
Trường thị giác là các giới hạn trên, giới hạn dưới và giới hạn hai
bên mà con mắt người có thể nhìn thấy. Các phương pháp phối cảnh từ
xưa đến nay đều cho rằng trường thị giác là một hình chóp nón có đáy là
hình tròn, góc ở đỉnh không lớn hơn 300. Đây là một hình được qui định
và rút gọn cho tiện với các phép hình học. Trên thực tế, trường thị giác
đúng là một trường nhìn không đồng nhất ở các góc giới hạn. Hình minh
159

họa cho thấy giới hạn bên mỗi phía là một góc 65 0, giới hạn trên là 30 0,
giới hạn dưới là 45 0. Chóp nón có góc ở đỉnh 30 0 là trường nhìn rõ.
Trong trường hợp này còn có một chóp nón có góc ở đỉnh là 10 0, được
gọi là trường chú ý (hay trường nhìn rõ).

H.136 Trường nhìn của con người (Nguồn: TGGT)


160

Nhưng trong thực tế từ trường thị giác thật đến trường thị giác
phối cảnh có một độ dung sai nhất định. Do vậy bất kỳ một phương pháp
phối cảnh nào cũng đều cho thấy một hình ảnh không thật lắm. Biết rằng
giới hạn mỗi bên là 65 0, và giới hạn trên dưới là 30 0 đến 45 0. Vì thế nên
đáy của chóp nón trường thị giác thiên về một hình elip hơn là một hình
tròn. Trường nhìn này gần với trường nhìn thật hơn. Tỉ lệ của các cạnh
a,b biến thiên gần với tỉ lệ vàng.

H.137 Tỉ lệ trường nhìn thực gần với tỉ lệ vàng (Nguồn: TGGT)
- Vận dụng tính chất, cấu tạo của trường nhìn vào thiết kế chữ
Nắm được những tính chất cơ bản của trường nhìn sẽ giúp nhà
thiết kế các biển tên đường phố hay những quảng cáo khổ lớn ở những
nơi công cộng sao cho hiệu quả và thẩm mĩ nhất. Ví dụ nếu thiết kế một
poster có chứa thông tin về hình ảnh và chữ thì phải làm sao cho những
thông tin này nằm trong trường chú ý của mắt để người đang lưu thông
161

có thể nhìn thấy rõ chúng trong một thời gian ngắn nhất. Nếu bị đặt ra
khỏi tầm của trường chú ý thì ngoài sự khó chịu, người xem còn phải
mất nhiều thời gian hơn để nhìn và nắm bắt thông tin. Như vậy hậu quả
sẽ là gây mất tập trung và có thể dẫn đến tai nạn.
Ngoài ra, do các góc nhìn trên, dưới trong trường thị giác không
giống nhau (góc trên 30 0 , góc dưới 45 0 ) sẽ dẫn đến việc phải điều
chỉnh thiết kế sao cho phù hợp với tính chất đặc biệt này để tạo ra cảm
giác cân bằng trong thiết kế chữ. Sự cân bằng thị giác được chứng
minh qua thực nghiệm với một số nhóm người tham gia khác nhau như
sau. Đầu tiên lấy một tập giấy khoảng 10 đến 15 tờ khổ 12 X 9 cm và
yêu cầu các nhóm tập trung nhìn vào từng tờ giấy sau đó dùng bút kẻ
một đường chia ngang tờ giấy sao cho trên dưới bằng nhau bằng cách
ước lượng. Đường này gọi là đường trung tuyến thị giác. Sau đó gập
các tờ giấy này lại để tìm đường trung tuyến hình học thật sự của tờ
giấy và kết quả là phần lớn các trung tuyến thị giác đều nằm phía trên
các trung tuyến hình học. Tỉ lệ thí nghiệm có thay đổi giữa các nhóm
người tham gia tùy vào trình độ mẫn cảm về hình học và kinh nghiệm
thị giác của họ. Thí nghiệm với tờ giấy càng lớn thì thì độ chênh lên
trên của trung tuyến thị giác càng nhiều. Điều này có nghĩa: tuy phần
trên có diện tích nhỏ nhưng nó lại có khả năng cân bằng với diện tích
phần dưới lớn hơn. Vì vậy cũng thể hiểu là phần trên có khả năng tạo
lực thị giác mạnh hơn phần dưới. Cũng với một thí nghiệm khác tương
tự nhưng lần này là áp dụng với các đường trung tuyến theo chiều dọc
tờ giấy. Kết quả cho thấy đa phần các đường trung tuyến thị giác đều
được các nhóm người tham gia thí nghiệm vẽ nằm chếch về bên phía
nửa phải. Điều đó cho thấy rằng một tín hiệu thị giác xuất hiện phía
bên phải sẽ có mức độ lực thị giác lớn hơn khi nó xuất hiện ở bên phía
trái. Tổng hợp kết quả của hai thí nghiệm nêu trên về trung tuyến thị
162

giác theo chiều ngang và dọc có thể kết luận nếu chia tờ giấy làm bốn
phần thì vùng có khả năng tạo ra lực thị giác lớn nhất chính là phần có
màu sậm hơn nằm trong vùng số II.

I II

III IV

H.138 Sơ đồ phân bố lực thị giác trên tờ giấy (Nguồn: TGGT)
Nắm được bản chất của thí nghiệm trên sẽ giúp các nhà thiết kế
điều chỉnh độ to nhỏ của nửa trên một chữ viết so với nửa dưới sao cho
phù hợp để tạo nên sự cân bằng trên dưới về thị giác trong thiết kế chữ
và logo có khuôn khổ lớn.
Có thể xem ví dụ về sự cân bằng trên dưới, phải trái của chữ B
trong hình dưới. Với trường hợp (a) ta thấy rất thuận mắt và có cảm giác
hai nửa trên, dưới của chữ B cân bằng nhau. Ở trường hợp (b) ta lấy
163

đúng chữ B đó nhưng đảo ngược phần nửa dưới lên trên thì cảm giác cho
thấy nửa trên chữ B lúc này to và nặng hơn nửa dưới. Điều này dẫn tới
cảm nhận chữ bị mất cân đối.

a b
H.139 Thí nghiệm về cân bằng thị giác (Nguồn: TGGT)
Trong hệ thống chữ Latin cách đọc ngôn ngữ và viết được qui định
theo hướng từ trái sang phải. Vì thế theo thói quen người đọc (xem) thường
đặt cái nhìn đầu tiên của mắt ở góc trên bên trái của định dạng trong một bố
cục. Từ đó, người đọc quan sát từ trái sang phải, theo đường chéo xuống dòng
tiếp theo và ngược lại từ phải sang trái. Vì vậy khi trình bày một trang chữ
cần phải lưu ý đến thói quen về thị giác và thói quen đọc từ trái sang phải của
con người (trừ một số ít dân tộc đọc từ phải sang trái).
164

H.140 Hướng nhìn theo thói quen của người đọc (Nguồn: TGGT)
Thói quen thị giác khi xem một ấn phẩm khiến cho hướng mắt người
đọc thường có xu hướng bắt đầu từ trên cao phía bên trái và kết thúc phía
dưới bên phải và sau đó đi ra khỏi tờ giấy. Vì vậy để giữ mắt người xem chú ý
lâu tới ấn phẩm, một số tín hiệu về đậm nhạt, sự thay đổi hướng, sự bắt mắt
hoặc đặt một vật cản bên góc phải… thường được tạo ra. Mục đích là ngăn
cho thị giác người xem không rời đi quá nhanh khỏi giấy. Nói cách khác là
tạo ra những tín hiệu thị giác làm rào cản để ngăn hướng di chuyển của tia
nhìn này. Giữ nó lâu hơn trong trang thiết kế và qua đó bắt buộc người xem
phải tự giác ghi nhận hết thông tin trong đó.
165

H.141 Một thiết kế lưu giữ mắt người xem (Nguồn: Internet)
- Bố cục chữ
 Bố cục đối xứng:
Đây là dạng bố cục căn bản nhất. Nó tạo sự cân bằng vị trí cho chính
bản thân đối tượng và tương quan giữa đối tượng này với tổng thể chung.
Trên thực tế kết quả bố trí hệ thống đối xứng ở hai bên phải, trái nhiều khi
không phải lúc nào cũng giống hệt nhau. Trong trường hợp đó phải tính toán
phương án co, kéo, thêm bớt các bộ phận của chữ sao cho thuận mắt nhất. Bố
cục đối xứng thường đem lại hiệu quả chắc chắn, ổn định nhưng ít năng động
hơn so với các dạng bố cục khác như tương phản, tự do... Đối xứng cũng có
nhiều loại tuyệt đối và tương đối. Ví dụ logo của ban nhạc ABBA với chữ B
đã được đảo ngược để tạo nên một bố cục đối xứng tuyệt đối. Còn bố cục chữ
quảng cáo cho hệ thống âm thanh lại là đối xứng tương đối với chữ M vừa là
sóng âm vừa là chữ cái được thiết kế hai bên giống hệt nhau.

H.142 Logo của ban nhạc ABBA (Nguồn: TGGT)


166

H.143 Quảng cáo cho hệ thống âm thanh của TV Toshiba (Nguồn: Internet)
Với những nhóm chữ, từ không có sẵn chữ giống nhau ở hai bên trục
đối xứng thì phải tìm và dựa vào các bộ phận thành phần trong chữ cái nào đó
để thay đổi các thành phần này. Nhằm tạo ra bố cục đối xứng mang tính
tương đối. Ví dụ như thay đổi cấu trúc chân, đầu và hướng nghiêng của nét
bên trái chữ M và nét phải chữ A trong tên ban nhạc Metallica hay kéo dài nét
phải của chữ N cũng như chữ H của tên ban nhạc Nazareth.

H.144 Tên ban nhạc Metallica và Nazareth trên một phần bìa CD
167

(Nguồn: TGGT)
 Bố cục tự do:

Bố cục tự do được tạo ra khi hai bên trái phải của các thành phần trong
hệ thống không đối xứng. Dạng bố cục này có xu hướng động, phong phú
trong sắp xếp vị trí các thành phần và ít phụ thuộc vào các trung tâm (điểm tập
trung lực thị giác). Sự hài hòa, cân đối, điểm nhấn, nhóm chính phụ, nhịp điệu
và tỉ lệ là những yếu tố cần phải được kiểm soát trong dạng bố cục tự do. Cần
ghi nhớ, không có loại bố cục nào hay hơn loại bố cục nào mà nó chỉ đơn thuần
là công cụ để nhà thiết kế thể hiện ý tưởng, thông điệp hoặc khái niệm.
168

H.145 Chữ trong bố cục tự do (Nguồn: Internet)


- Hệ thống lưới
Thiết lập một hệ thống lưới có thể là yếu tố được chọn lựa đầu
tiên để bắt đầu cho một bố cục. Điều quan trọng là phải biến các yếu tố
hình ảnh hoặc một nhóm chữ... thành phần chính yếu trong định dạng
lưới của bố cục.
Lưới được sử dụng rất nhiều trong thiết kế website và tạp chí bởi
chức năng của lưới đáp ứng rất tốt các nguyên tắc thiết kế những định
dạng trên như: tính định hướng, khoảng cách, sự ngay ngắn, rõ ràng và
tính nhất quán…
Lưới không đơn giản chỉ là sự đặt để mà là một công cụ cho phép
nhà thiết kế tạo dựng tác phẩm đạt được những nguyên tắc cơ bản cho
sự thống nhất và đa dạng.
Về lý thuyết, lưới được biết tới với rất nhiều cấu trúc hệ thống
khác nhau. Các nhà thiết kế có thể sử dụng các thiết lập mặc định bởi
phần mềm hoặc tự sáng tạo ra hệ thống lưới của mình với mô-đun, cột
và các hàng theo sở thích. Trong quá trình tạo một lưới, cần lưu ý một
số các yếu tố sau: tính truyền thông, hiệu quả định dạng, tính ứng dụng,
tỉ lệ, số lượng từ trong văn bản, khả năng mở rộng...
Chức năng các thành phần cơ bản của hệ thống lưới:
Margin: là khoảng cách giữa trang thiết kế và phần nội dung bên
trong. Nó giới hạn phần nội dung, để cho thiết kế không bị “tràn” ra ngoài
trang giấy. Margin nhỏ được sử dụng trong các thiết kế phức tạp, cần nhiều
sự sắp xếp. Còn margin lớn thì làm giảm phần không gian đặt nội dung,
tăng khoảng trống đồng thời tập trung sự chú ý vào phần nội dung. Margin
bao gồm: Top margin (lề trên), Bottom margin (lề dưới), Left margin (lề
trái), Right margin (lề phải). Trong một số trường hợp vẫn có thể phá vỡ
margin bằng cách cho các yếu tố hình ảnh tràn ra ngoài phần giới hạn.
169

Column: là những khoảng không gian theo chiều dọc (cột). Cột
được sử dụng để căn hàng các yếu tố thiết kế. Có nghĩa là khi đã xác
định được phần nội dung thiết kế, ta sẽ chia phần nội dung này thành
các cột dọc. Việc chọn một hay nhiều cột cũng như bề ngang của nó có
thể có nhiều kích thước là dựa trên chức năng mục đích và thẩm mĩ của
người thiết kế.
Grid unit: là độ rộng của mỗi cột. Trong đó có thể đặt chữ và hình
ảnh... Độ rộng mỗi cột quiết định vị trí chứ không phải kích cỡ. Ví dụ:
bức ảnh định sử dụng có kích thước lớn hơn độ rộng của một hay hai
cột thì không có nghĩa là bức ảnh ấy không thể sử dụng. Ngược lại, ta
có thể dùng các độ rộng này để tính toán độ lớn của bức ảnh sao cho
phù hợp.
Gutter: là khoảng cách giữa các cột. Có chức năng dùng để phân
chia khoảng cách giữa các yếu tố trên trang. Sự có mặt của các gutter sẽ
làm cho thiết kế thoáng hơn.
Horizontal interval: khoảng giữa các cột, module theo chiều ngang
Vertical interval: khoảng giữa các cột, module theo chiều dọc.
Flowline: đường chia các cột đứng thành các khoảng ngang - hỗ trợ
việc canh hàng trên toàn lưới. Flowline giúp sắp xếp các yếu tố tham gia
được nhất quán.
170

H.146 Vị trí các thành phần trong hệ thống lưới (Nguồn: Internet)
Các dạng lưới phổ biến trong thiết kế đồ họa:
Manucript grid:
Là dạng bố cục lưới bản thảo cơ bản, giúp ngăn cách phần lề, chữ và tiêu
đề. Dạng lưới này thường được sử dụng trong thiết kế báo, tạp chí, sách điện
tử… Nó tạo sự thống nhất giữa các trang của ấn phẩm.

H.147 Dạng bố cục lưới Manucript grid (Nguồn: Internet)


Column grid:
Là kiểu bố cục lưới dạng cột - trong đó các thành phần của bản thiết kế
được sắp xếp theo cột dọc. Minh họa và chữ trong lưới cột được phân chia
171

theo các đường thẳng đứng. Khoảng cách giữa các cột phải nhất quán trong
toàn bộ thiết kế. Column grid thường được dùng trong thiết kế tạp chí,
website, blog trực tuyến…

H.148 Dạng bố cục lưới Column grid (Nguồn: Internet)


Module grids:
Là dạng bố cục lưới gồm các ô vuông nhỏ được tạo ra khi ta chia mẫu thiết
kế thành các cột và hàng đều nhau. Dạng lưới này được sử dụng thay thế cho dạng
lưới cột trong trường hợp thiết kế cần được sắp xếp có nhiều thành phần mà dạng
lưới cột không đáp ứng và thích hợp. Module grids được ứng dụng nhiều trong thiết
kế báo chí, giao diện website thương mại…

H.149 Dạng bố cục lưới Module grids (Nguồn: Internet)


Hieararchical grid:
172

Là dạng bố cục lưới phân cấp được dùng chủ yếu trong thiết kế website.
Lưới phân cấp được sử dụng với mục đích tổ chức thông tin của thiết kế theo thứ
tự tầm quan trọng. Phần chiếm không gian lớn thường được ưu tiên cho nội dung
chính. Nó gây sự chú ý bởi diện tích và vị trí.

H.150 Dạng bố cục lưới Hieararchical grid (Nguồn: Internet)


Composite grid:
Là dạng bố cục lưới kết hợp từ các kiểu bố cục lưới nói trên để sáng tạo ra
bố cục lưới mới. Với những ấn phẩm nhiều trang như Brochure, Catalogue,
menu… việc chỉ sử dụng duy nhất một kiểu bố cục sẽ gây nhàm chán. Vì vậy
thường có xu hướng trộn các kiểu lưới lại với nhau để tạo ra những bố cục sáng
tạo.
173

H.151 Dạng bố cục lưới Composite grid (Nguồn: Internet)


Cuối cùng, điểm quan trọng nhất cần ghi nhớ là việc chia các
đường lưới cho phù hợp và hài hòa. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào
sự tính toán lựa chọn về tỉ lệ. Các tỉ lệ 1/ 2 , 2/ 3 , 3/ 4; những tỉ lệ bất qui tắc
1
/ 1,414 (tỉ lệ giấy A4) hoặc tỉ lệ vàng 1:1,681 là những tỉ lệ hay được sử
dụng. Cần biến hệ thống lưới thành công cụ chứ không phải là sự lắp
ghép vô cảm, công thức. Lưới giúp chúng ta có một bố cục cơ bản. Tuy
vậy, sự ngay ngắn, công thức sẽ dẫn đến sự lặp lại, buồn chán. Vì vậy
cần phải có sáng tạo và đột phá bằng cách ít nhiều phá vỡ hệ thống lưới
để đem lại một thiết kế mới mẻ và độc đáo. Làm chủ công cụ lưới sẽ
giúp đạt được sự thống nhất về thành phần và đa dạng về giải pháp.
- Thống nhất và đa dạng
Khi các yếu tố khác nhau trên một định dạng có cùng chung một đặc
điểm, đặc tính trông giống nhau thì đó gọi là sự thống nhất. Tính thống nhất
liên quan đến việc tạo ra sự hài hòa giữa các yếu tố. Sự thống nhất trong thiết
kế thông qua màu sắc, hình dạng, kích thước, sắp xếp, trật tự, hoặc chiều sâu.
174

Thống nhất trong thiết kế là việc xem sự quan trọng của yếu tố tổng thể hơn
yếu tố riêng lẻ của từng bộ phận. Cách mà não và mắt người xem xét một
hình dạng thống nhất sẽ khác với cách mà họ nhìn nhận từng chi tiết của nó.
Cụ thể, người xem có xu hướng nhìn tổng quan vật thể trước, sau đó mới đến
các chi tiết nhỏ cấu thành (đường thẳng, chất liệu...). Tính thống nhất là cần
thiết đối với tổng thể, tuy nhiên, cũng cần phải có sự đa dạng để đạt được sự
cân bằng hay đa dạng trong thiết kế. Nghệ thuật chữ là một trong những công
cụ chính để tạo ra hệ thống phân cấp bằng cách thay đổi các yếu tố thiết kế.
Ví dụ như kích thước của kiểu chữ, nhịp điệu, màu sắc, kết cấu, vị trí, trọng
lượng thị giác, chiều rộng. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ giữa các yếu tố của
nghệ thuật chữ là có thể tác động đến sự cảm nhận thông tin trong định dạng
bố cục.

H.152 Sự thống nhất trong thiết kế của một dòng sản phẩm (Nguồn: Internet)
Ba chai rượu trong trường hợp A trong ảnh minh họa trên có màu sắc
khác nhau. Do xử lý thống nhất về các kiểu chữ, kích thước chai, vị trí dán,
màu nhãn nên tuy đa dạng (3 chai khác màu, nội dung) nhưng định dạng cho
biết rằng các chai đến từ cùng một dòng sản phẩm. Ở trường hợp B tuy hình
dạng các chai rượu có nhiều kích cỡ (đa dạng về kích thước) nhưng do hình
175

dáng, màu sắc, kiểu chữ giống nhau (thống nhất) nên ta cũng vẫn nhận ra
chúng đến từ một phân khúc.
Ở trường hợp ảnh dưới tuy hai chai rượu có màu sắc, kích thước giống
hệt nhau (thống nhất) nhưng khác nhau về màu nhãn và một số chi tiết trên nó
(đa dạng) đã đủ khiến ta thấy chúng cùng một hãng nhưng không cùng một
dòng sản phẩm.

H.153 Sự đa dạng trong thiết kế của hai dòng sản phẩm cùng một hãng
(Nguồn: Internet)
Ngoài vấn đề bố cục thường được quan tâm trước tiên thì trong
ứng dụng Nghệ thuật chữ một vài thủ pháp sau hay được sử dụng để làm
phong phú, cá tính hơn cho thiết kế.
- Hình ảnh hóa ký tự
176

Trong lĩnh vực thiết kế chữ hiện nay, hầu như 100% chữ đều được
thiết kế bằng máy tính. Đôi khi có vài trường hợp được vẽ tay nhưng sau
đó vẫn phải dùng phần mềm đồ họa để xử lý ở những công đoạn cuối. Có
thể nói phần mềm xử lý đồ họa và sự hiện diện của kỹ thuật công nghệ
đã chắp thêm đôi tay và sự sáng tạo cho người họa sĩ. Nó làm thay đổi
căn bản diện mạo ấn phẩm bằng những hình thức bố cục và ý tưởng mới.
Điều này có nghĩa: kỹ thuật công nghệ ngoài tiện ích còn góp phần sinh
ra, làm mới các hình thức nghệ thuật. Hình ảnh hóa ký tự là tên gọi của
quá trình thiết kế với mục đích đưa hình ảnh cụ thể hay biến ký tự thành
biểu tượng đồ họa… nhằm tận dụng thế mạnh của tín hiệu hình ảnh. Nó
giúp người xem dễ nhận biết, dễ nhớ, ấn tượng và tăng khả năng truyền
đạt thị giác của thiết kế. Có thể tạm định nghĩa như sau:
Hình ảnh hóa ký tự là một thủ pháp thiết kế, vẽ, ghép những chi
tiết, hình ảnh, biểu tượng… vào các bộ phận của chữ nhằm
tăng độ hấp dẫn và tín hiệu của thông tin.
Tên gọi chính xác, hay định nghĩa cụ thể của quá trình này còn
nhiều tranh cãi nếu đi vào phân tích chia nhỏ đối tượng đưa vào ký tự
như “hình ảnh hóa chữ”, “tạo chữ bằng hình”, “thay chữ bằng hình ảnh”
hay “cách điệu hình chữ”…
Ta có thể thấy sự hiện diện của hình ảnh hóa ký tự ở bìa sách
Phong tục cưới hỏi (2014), Nxb Kim Đồng. Với hình ảnh những vật
phẩm thường có khi cưới hỏi như lá chuối, tráp đựng đồ, chân nến, hạt
dưa… đã được họa sĩ đưa vào để thay thế cho bộ phận, cấu trúc của các chữ
cái nhằm tạo nên những hình ảnh ngộ nghĩnh, hài hước thu hút các độc giả
lứa tuổi thiếu nhi.
177

H.154 Bìa sách Phong tục cưới hỏi (2014), Nxb Kim Đồng (Nguồn: Internet)
Tiếp theo là chữ TK với các chữ cái được thay thế bằng hình ảnh của
chiếc ghim giấy. Cái khéo ở đây là chiếc ghim giấy đã được cách điệu thành chữ
cái chứ không phải bê nguyên hình chiếc ghim thật ngoài thực tế để cố gán vào.
Thiết kế chữ đã thông qua hình ảnh hóa ký tự với việc chọn lọc thật kỹ trong các
đồ dùng thuộc về văn phòng phẩm (giấy , bút, thước, tẩy, kẹp...) để làm biểu
tượng chuyển tải thông tin về mặt hàng này.

H.155 Chữ TK được thay thế bằng hình ảnh chiếc ghim giấy cách điệu
(Nguồn: Internet)
178

Cuối cùng là cuốn Harvard bốn rưỡi sáng, Nxb Thế giới (2017). Trong
bìa sách, họa sĩ đã vượt qua được các tư duy thiết kế thường thấy để có những
sáng tạo riêng. Khi muốn đưa hình ảnh để nói về thời gian thì đồng hồ là vật
thường được chọn. Xu hướng chung nếu trong các từ tiêu đề sách có chữ O thì
người ta hay chọn nó nhằm tận dụng hình dạng tròn của ký tự để làm mặt đồng
hồ. Trong thiết kế bìa Harvard bốn rưỡi sáng, chữ A (Harvard) lại được ưu tiên
chọn làm đối tượng bằng cách bỏ đi dấu gạch ngang và thay đổi tỉ lệ hai nét xiên
chính một cách khéo léo để biến chúng thành kim giờ và kim phút. Hình tròn to
bên ngoài với các gạch số cũng như kim giây mỏng và nhạt hơn hai kim chính
(nét chữ A) đã tạo nên một hình ảnh kép: vừa là mặt đồng hồ (biểu tượng cho
thời gian) lại vừa là cặp mắt kính (biểu tượng cho giới sinh viên, trí thức...). Qua
các hình ảnh thay thế này, thiết kế tạo nên sự hấp dẫn, góp phần làm rõ thêm
thông điệp ngữ nghĩa, khiến cho bìa sách có sự sáng tạo bất ngờ và thú vị.

H.156 Bìa sách Harvard bốn rưỡi sáng, Nxb Thế giới (2017) (Nguồn: Internet)
179

Từ trước đến nay con người vẫn có thói quen nhìn chữ dưới góc độ ngữ
nghĩa. Quá trình này xảy ra như sau. Đầu tiên khi muốn truyền đạt thông tin
(dưới dạng chữ viết) đến người khác, chúng ta sẽ viết chữ. Muốn hiểu, người
đọc phải giải mã được các tín hiệu qua quá trình đọc chữ. Sau khi so sánh với
những ký hiệu đã được học qua sự liên tưởng thị giác, kết hợp với qui ước về
cách thức sử dụng (ngữ pháp) người đọc sẽ nắm bắt được nội dung thông tin
truyền đạt. Quá trình này chỉ diễn ra suôn sẻ khi người viết và người đọc cùng
sử dụng chung một hệ thống qui ước. Ngược lại, nếu khác hệ thống thì hai
bên sẽ không thể hiểu nhau. Trường hợp đưa thử một từ ngoại ngữ mà ta
không biết, chắc chắn ta sẽ không hiểu được nội dung của nó mặc dù có thể
những ký tự này giống hệt các ký tự bản ngữ (trường hợp một số ký tự không
cùng hệ thống ngôn ngữ giống về chữ cái và thứ tự sắp xếp nhưng có ý nghĩa
hoàn toàn khác). Vậy vấn đề được đặt ra là, tại sao khi xem một bức tranh ta
có thể hoàn toàn hiểu được thông điệp của nó mà không cần phải biết vẽ hay
có người giải thích. Điều này có thể lý giải như sau: Khi xem tranh, những
hình ảnh trong tranh sẽ gợi ra những tín hiệu thị giác khiến người xem có thể
liên tưởng, suy luận, đối chiếu, so sánh và phán đoán. Qua những quá trình
này, một nhận thức tổng hợp sẽ được tạo ra từ ký ức thị giác của họ. Dẫn tới
nắm bắt được nội dung qua hình ảnh.
Dựa vào cách lý giải trên, các họa sĩ thiết kế đã thêm cho chữ một kênh
truyền tải thông tin khác - kênh tạo hình thẩm mĩ. Nghĩa là, họ sẽ thay thế
hoặc thiết kế dáng chữ sao cho có thể gợi nhớ hoặc liên tưởng về một hình
ảnh, biểu tượng nào đó. Làm nên sự “thống nhất giữa ngữ nghĩa của từ ngữ
với đồ họa của nó” [12, tr.151]. Có thể thấy rất rõ là khi kết hợp khéo léo,
khoa học cách truyền đạt thông tin của hai kênh ngữ nghĩa và tạo hình thẩm
mĩ với nhau thì chúng sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau rất tốt về thị giác. Nội dung
của thông tin được làm rõ, phong phú, ấn tượng và dễ nhớ. Đây chính là một
trong những mục đích quan trọng của bộ môn Nghệ thuật chữ. Khi bàn về
180

môn nghệ thuật này, nhà nghiên cứu mĩ thuật Nguyễn Quân cũng nhận định
nó luôn “triệt để khai thác khả năng tạo ngữ nghĩa của phương tiện thị giác”
[11, tr.21]. Lối khai thác này không đơn giản chỉ là thay thế chữ bằng hình
ảnh mà còn có thể tác động bằng nhiều thủ pháp khác nhau vào cấu trúc, tỉ lệ
hay cách sắp xếp bố cục, nhằm tạo cho chữ một kiểu dáng có khả năng khơi
gợi dấu hiệu hình ảnh hay biểu tượng trong ký ức thị giác người xem. Từ
những phân tích dựa trên thực tế thiết kế kết hợp với nghiên cứu của các nhà
lý luận, phê bình nghệ thuật sơ đồ sau đã được đưa ra để khái quát quá trình
kết hợp giữa kênh ngữ nghĩa và hình ảnh của chữ:

H.157 Tác động của Nghệ thuật chữ khi kết hợp giữa ngữ nghĩa và hình ảnh
đối với cảm nhận thị giác (Nguồn: TGGT)
Đối chiếu với diễn trình lịch sử chữ viết ta nhận thấy một điều thú vị là:
Từ trước tới nay, nguồn gốc của các hệ thống chữ viết đều bắt nguồn từ hình
ảnh (chữ tượng hình). Qua thời gian con người luôn cố gắng thay đổi, cải tiến
làm ký tự giản tiện hơn bằng hệ thống chữ ghi âm hoặc giảm bớt tính biểu
hình của nó thì đến bây giờ, với mục đích tăng cường sự thu hút của tín hiệu,
xu hướng hình ảnh hóa ký tự lại đang được các nhà thiết kế đồ họa áp dụng
181

nhiều. Tất nhiên cách áp dụng hình ảnh trong ký tự này ở mức cô đọng, phát
triển cao hơn về nghệ thuật và thị giác so với trước kia.
Tuy đang là xu thế đương thời và được sử dụng rộng rãi trên các thiết
kế chữ nhưng cũng cần cảnh báo một số hiện tượng sau:
Vẽ, ghép các hình ảnh một cách tùy tiện, đơn điệu, thiếu thẩm mĩ.
Sử dụng hình ảnh không có bản quiền, đưa hình ảnh không đúng,
không phù hợp với nội dung cần truyền tải do thiếu nghiên cứu về lịch
sử, văn hóa, xã hội...
Chỉ ghép vẽ những hình ảnh đơn thuần mà thiếu xử lý về mặt tạo hình
khiến chữ thiếu đồng bộ, tạp nham xa rời hẳn tiêu chí thẩm mĩ của xu
hướng “hình ảnh hóa ký tự”.
Ý tưởng hình ảnh quá cá nhân, “bay bổng” gây khó đọc vì mất đi hình
ảnh thị giác quen thuộc của chữ.

H.158 Bìa sách Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ
Nxb Hội Nhà văn (2016) có chữ thiết kế khó đọc (Nguồn: Internet)
182

- Khai thác thói quen thị giác của người đọc


Khai thác thói quen thị giác của người đọc đặc biệt là khai thác về
nét là một cách tiếp cận hay được sử dụng trong thiết kế chữ. Nét đa
nghĩa, nét ảo (nét liên tưởng)... là những loại nét được dùng nhiều nhất.
 Nét đa nghĩa
Là nét có thể được hiểu theo nhiều nghĩa tùy thuộc vào sự liên
tưởng thị giác, văn hóa cá nhân, qui ước của cộng đồng hoặc các chuyên
ngành. Các hình ảnh tượng trưng hay ẩn dụ sẽ được nhà thiết kế cô đọng
trong một vài nét để truyển tải thông tin mang tính khơi mở đem lại sự
đa nghĩa nhưng tối giản về tín hiệu. Qua đó người xem có được những
liên tưởng thị giác thú vị. Với hình ảnh con chim đè lên trên những
đường tròn đồng tâm màu đen nằm ở giữa chữ C và N, bìa cuốn Giết con
chim nhại, Nxb Văn học (2013) gợi liên tưởng kép về chữ O và hồng
tâm của kính ngắm. Qua thủ pháp này ấn tượng về thị giác được nhấn
mạnh bổ sung thêm sự hấp dẫn cho nội dung ngữ nghĩa.

H.159 Bìa sách Giết con chim nhại, Nxb Văn học (2013) (Nguồn: Internet)
183

Tương tự như vậy, trong Tắt đèn kể chuyện ma, Nxb Văn học (2012),
những chữ T và thân trên chữ Đ được kéo dài hơn bình thường gợi lên hình
ảnh cây thập giá. Nền bìa với chất liệu như làm từ đá có khung viền kết
hợp màu đen của chữ khiến nó trông giống một tấm bia trên mộ. Thiết kế
đã thành công khi tạo nên không khí ám ánh, lạnh lẽo, liêu trai rất phù hợp
với nội dung ấn phẩm.

H.160 Bìa sách Tắt đèn kể chuyện ma, Nxb Văn học (2012)
(Nguồn: Internet)
 Nét ảo
Là những nét không xuất hiện trên hình, mắt ta không nhìn thấy mà
vẫn nhận ra nó bằng thói quen và kinh nghiệm thị giác. Chữ
TYPOGRAPHY đã được thiết kế bằng cách tạo khối cho chữ (bên phải nhìn
từ trên xuống - trường hợp 1; bên trái nhìn từ dưới lên - trường hợp 2) đồng
thời lược bỏ hết các nét còn lại. Điều này khiến cho các nét quen thuộc của
184

chữ bị thay đổi (thiếu) nhưng do đã có kinh nghiệm nhận diện thị giác về
hình ảnh những chữ này nên dù bị thiếu nét vẫn có thể đọc và hiểu đúng nội
dung ngữ nghĩa.

H.161 Khai thác nét ảo trong thiết kế chữ (Nguồn: TGGT)


Trong một ví dụ khác như chữ E ở hình dưới. Ở trường hợp A chữ E
thiếu hẳn nét đứng nhưng chúng ta vẫn nhận ra do sử dụng và thiết kế độ dày
của các nét ngang hợp lý để gợi nét liên tưởng (nét ảo). Trường hợp B do các
nét ngang quá mỏng và khoảng cách giữa các nét này quá xa nhau nên thị giác
khó liên kết để tưởng tượng ra nét ảo bên bìa trái chữ.

H.162 Xử lý nét ảo của cạnh trái chữ E (Nguồn: TGGT)


Khi sử dụng nét ảo (nét liên tưởng) cũng cần chú ý: do nét liên
tưởng không xuất hiện trên hình nên nếu ta thiết kế không đúng, tạo
nên sự liên tưởng sai về ý nghĩa hình ảnh thì sẽ gây phản cảm cho
người xem và đôi khi trong từng trường hợp cụ thể hình ảnh đó sẽ gây
185

phản nghĩa. Nắm bắt được các đặc tính, ngữ nghĩa khác nhau của đường
nét sẽ giúp chúng ta tiếp nhận nhanh, đúng, hiệu quả các thông tin, tín
hiệu thị giác đồ họa và sẽ đem lại những thiết kế đẹp, đặc sắc và độc
đáo.
- Khoảng trống
Khoảng trống còn gọi là khoảng trắng (White space) là phần giữa
và xung quanh các đối tượng của một thiết kế nó là khoảng không gian
hiện hữu, thường gọi là nền... Khái niệm khoảng trắng (White space) dễ
gây nhầm lẫn, vì thế người ta thường sử dụng “negative space” tạm
dịch là “không gian âm” để nói về những khoảng trắng (khoảng trống)
trong thiết kế. Khoảng trắng (khoảng trống) có thể mang bất kỳ màu
sắc, hay văn bản thậm chí hình nào.
Khoảng trống không chỉ là những phần thừa còn lại của một thiết
kế mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong thiết kế. Trước tiên sự xuất
hiện của nó khiến cho người xem được tập trung vào thành phần hình
ảnh, chữ, hoặc các yếu tố... mà yêu cầu cần đặt ra là phải gây sự chú ý
nhất trong một định dạng bố cục. Theo các nhà chuyên môn người ta đã
chứng minh được: khoảng trống nếu được sử dụng đúng cách sẽ làm
tăng sự tiếp thu nội dung lên đến 20%. Sau nữa tận dụng xử lý tốt
khoảng trống sẽ cho thiết kế một sự mới mẻ, gây thú vị cho người xem.
Khi khoảng trống được sử dụng phù hợp, nó cho phép một trang thiết
kế tạo ra một sự liền lạc, nhịp điệu thông suốt và cân bằng chung, từ đó
giúp truyền đạt thông điệp, ý đồ của thiết kế. Khoảng trống có thể hỗ
trợ hệ thống phân cấp tổng thể. Nó có vai trò quan trọng trong việc
phân định ranh giới các đối tượng, hiểu được điều này, ta có thể dễ
dàng phân chia cấu trúc thiết kế mà không cần phải sử dụng đến các
thành phần khác như đường hay hình... Khoảng trống còn tạo ra sự đối
xứng hoặc bất đối xứng trong bố cục.
186

Nên lưu ý nếu quá lạm dụng chức năng của khoảng trống thì có
thể dẫn đến một số thành phần chính bị mất đi tính tập trung...
Cần ghi nhớ: một thiết kế đẹp tạo giao tiếp tương tác hiệu quả với
người xem thì bản thân tự nó cũng đã bao gồm những khoảng trống đẹp.

H.163 Thiết kế quảng cáo với nhiều khoảng trống đẹp (Nguồn: Internet)
Trong thiết kế chữ, khoảng trống là không gian còn lại giữa chữ
(các khối văn bản...) và nền; giữa các ký tự với nhau; khoảng cách giữa
các dòng, lề hoặc thậm chí là bụng hay độ mở của chữ như chữ C, L, E,
O, B…
Ví dụ như RFK với chữ R bị chia cắt và chữ F đã được thay bởi
khoảng trống nền để tạo hình. Nhờ có chữ F và khoảng trống giữa chữ
R đã làm cho nhóm chữ đỡ bị nhàm chán do sự đồng thời thay đổi hình
ảnh, tỉ lệ các chữ cũng như đậm nhạt. Cũng cần nói thêm nếu không
tách chữ R ra và chèn khoảng trống vào giữa nó thì tỉ lệ giữa các chữ
màu đậm và sáng sẽ bị mất cân đối.
187

H.164 Chữ RFK có chữ R, F được xử lý khoảng trống (Nguồn: Internet)
Trong ví dụ hai chữ RR ở dưới, khoảng trống của bụng chữ R đã được thay
bằng hình ảnh đầu con ngựa. Thiết kế đã phá bỏ sự ngăn cách giữa khoảng trống của
bụng chữ R và nền tạo nên sự phá cách, khoáng đạt. Nó khiến cho phần tiếp xúc giữa
khoảng trống và chữ tạo ra các hình rất đẹp. Chính các hình này đã góp thêm phần
thẩm mĩ cho thiết kế. Chưa hết việc biến khoảng trống bụng chữ thành hình ảnh cụ
thể giúp truyền thông điệp thêm cho nội dung của logo. Cụ thể ở đây là loại hình kinh
doanh, dịch vụ có liên quan đến ngựa.

H.165 Logo được xử lý khoảng trống bụng chữ (Nguồn: Internet)
- Tương phản
Tương phản là một trong những cách tốt nhất để tạo ra sự khác biệt giữa các
yếu tố đồ họa. Sự tương phản là một phương tiện giúp người đọc ngay lập tức tiếp cận
được những gì quan trọng nhất thay vì bị buộc phải đọc và tìm kiếm trong những
thông tin không cần đến. Trong thiết kế chữ, tương phản có nhiều hình thức ví dụ như:
Tương phản về hình; tương phản về đậm nhạt, màu sắc; tương phản về kiểu chữ;
188

tương phản về chất liệu... Vì vậy tùy theo trường hợp mà cụ thể để chọn kiểu tương
phản nào cho phù hợp với nội dung và hình thức.

H.166 Tương phản về nét chữ (Nguồn: Internet)

H.167 Tương phản về đậm nhạt giữa chữ và nền (Nguồn: Internet)

H.168 Tương phản về hướng đọc (Nguồn: Internet)


189

- Gán chất liệu cho chữ


Hiện nay có hàng ngàn kiểu chữ được thiết kế. Về mặt hình dáng tất cả kiểu
chữ này đều không giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế sự khác biệt giữa các kiểu chữ
thường rất nhỏ và chỉ có thể phân biệt ở những người làm nghề. Việc này làm cho
người xem có cảm giác giống nhau giữa các nhãn hàng, logo... và họ rất khó nhớ về
hình ảnh cụ thể của nhãn hàng hoặc logo đó. Vì vậy, việc tạo chất liệu khác nhau
cũng góp phần làm tăng tính đa dạng cho kiểu chữ và quảng cáo. Để có cơ sở về cấu
trúc chất liệu cho chữ, điều quan trọng là người thiết kế phải tìm được một hình ảnh,
chất liệu đặc trưng áp dụng cho tất cả các bộ phận cấu thành của kiểu chữ. Việc áp
dụng này phải đảm bảo nguyên tắc chữ phải đọc được dễ dàng và có khả năng kết
hợp với những kiểu chữ khác. Chỉ cần đưa ra những chi tiết đặc trưng để người xem
thấy những thông điệp cần thiết chứ không bị phân tâm bởi các kiểu chữ có tính riêng
biệt quá sa đà vào tiểu tiết.
Trong thời đại công nghệ số với sự trợ giúp của các phần mềm thiết kế, nhiều
mẫu chữ theo dạng áp dụng chất liệu được làm ra khá độc đáo, vui tươi và ngộ
nghĩnh bám sát được ngành hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.
Các hình dưới là chữ được thiết kế bằng cách áp chất liệu sợi đan và gỗ để làm
rõ thương phẩm. Cũng nên lưu ý việc áp chất liệu cần được cân nhắc, chọn lựa cấu
trúc thật tinh tế, đặc trưng. Chữ được thiết kế phải phù hợp làm tôn thêm chất liệu
chứ không nên chỉ đơn giản là lấy một kiểu chữ bất kỳ rồi áp chất liệu vào.

H.169 Chữ được thiết kế bằng cách áp chất liệu sợi đan (Nguồn: Internet)
190

H.170 Chữ được thiết kế bằng cách áp chất liệu gỗ (Nguồn: Internet)
- Dùng sai ngữ pháp để tạo ấn tượng
Trong quảng cáo điều quan trọng nhất là tạo được ấn tượng cho
người xem, người tiêu dùng. Bằng cách gán cho sản phẩm một hình
ảnh, một câu nói (slogan)... nào đó dễ nhớ, độc đáo để rồi với một tần
suất quảng bá nào đó người xem, người tiêu dùng khi thấy, nghe thoáng
qua là có thể hình dung hoặc nhớ tới sản phẩm. Nói nghe có vẻ đơn
giản nhưng trong thực tế giữa muôn vàn quảng cáo nhãn hàng hàng
nhau làm được điều này không hề là việc dễ dàng. Nó đòi hỏi nhà thiết
kế phải nỗ lực sáng tạo để có một sản phẩm cá tính mang nét độc đáo
riêng. Trong rất nhiều thủ pháp thiết kế chữ không thể không nhắc tới
cách dùng sai ngữ pháp để gây ấn tượng về tâm lý và hình ảnh. Cũng
191

cần phải nói thêm thủ pháp này chỉ áp dụng trong quảng cáo, biển hiệu
không nên áp dụng trong văn bản vì dễ gây hiểu nhầm là lỗi chính tả.
Nếu cần xuất hiện trong văn bản phải có giải thích hoặc để nguyên
trong ngoặc kép như là một kiểu tên riêng .
Trường hợp từ “FAMILI” thoạt nhìn đã gây cho người xem ấn
tượng về thông tin thị giác của nó. Hình ảnh của một nhóm người mà cụ
thể ở đây là ba với các dấu chấm vuông trên các chữ I, L. Độ dài ngắn
của các chữ cái I, L, I gợi cho ta cảm giác như đây là hình ảnh của một
gia đình gồm có bố, mẹ và con. Ý niệm trên là do ký ức thị giác của
người xem đã được ghi nhận về hình ảnh nhóm “ba người” trên thực tế,
ở các tranh cổ động hay ấn phẩm mà họ từng thấy trước đây. Việc khéo
léo sử dụng sự liên tưởng của thị giác mặc dù không hề có một mô tả cụ
thể nào về nhân dạng đã khiến người xem liên tưởng ngay đến hình ảnh
nói trên. Để có hiệu quả tạo hình độc đáo như vậy là do nhà thiết kế đã
chủ động dùng sai chính tả và ngữ pháp để tạo thành một nhóm tín hiệu
gồm 3 nét chính của chữ theo phương thẳng đứng, gần nhau. Chữ
“FAMILI” viết đúng chính tả phải là FAMILY. Ở đây chữ I (ngắn) thay
cho chữ Y (dài) và chữ L được đặt một dấu chấm trên đỉnh đồng thời bỏ
đi nét ngang dưới chân để biến thành dáng người.

H.171 Thiết kế chữ Family (Nguồn: TGGT)


192

Dùng sai ngữ pháp để phục vụ cho sự tăng cường tín hiệu thông tin về
hình ảnh và tạo từ khác nghĩa đồng âm trong thực tế là cách đã được dùng
khá lâu ở các thiết kế của nước ngoài. Cách này thường gây cho người xem
cảm giác thú vị, ngỡ ngàng về tính táo bạo và dí dỏm của nó. Một ví dụ khác
như trong logo chữ của nhóm nhạc rock GUNS N' ROSES (súng và hoa
hồng) chẳng hạn. Thay vì chữ (và) trong tiếng Anh phải viết là AND mới
đúng thì người thiết kế đã bỏ bớt chữ A và D dùng sai ngữ pháp chỉ lấy chữ
N làm từ đồng âm trong khi đọc để thay thế cho cả chữ AND. Với cách này
logo tạo nên sự đột phá mạnh mẽ, ngắn gọn về kích thước (vì bỏ bớt được hai
chữ cái).
193

H.172 Logo ban nhạc GUNS N' ROSES (Nguồn: Internet)


- Dùng chung chữ, nét chữ
Thủ pháp dùng chung chữ, nét chữ thường được áp dụng trong hai
trường hợp. Thứ nhất, với các thiết kế mà trong các dòng khác nhau có chữ
cái giống nhau. Thứ hai, chữ phải thiết kế dài nhưng thực tế bắt buộc chữ phải
đủ to, rõ ràng và cũng phải vừa với khổ giấy hay khuôn khổ bề rộng của sản
phẩm.
Với dòng chữ You should be working now của poster dưới đây chữ U
đã được dùng chung cho cả dòng trên và dưới. Cách thiết kế này tạo nên sự
liên kết, liền lạc, dẫn nhịp thị giác giữa hai dòng, gây thú vị và giản lược về
mật độ tín hiệu.
194

H.173 Poster có thiết kế dùng chung chữ U cho hai dòng chữ
(Nguồn: Internet)
Trong trường hợp poster quảng cáo cho vở nhạc kịch có tên BURANA,
nét của chữ U được sử dụng chung với chữ R đã khiến chữ được giảm đáng
kể khoảng cách giữa hai ký tự và độ dày nét chính. Điều này khiến bố cục
hình ổn định, giữ được sự tập trung cao.
195

H.174 Poster có chữ U và R dùng chung một nét (Nguồn: Internet)


- Kết hợp kiểu chữ
Kết hợp nhiều kiểu chữ trong thiết kế sẽ tạo ra sự thay đổi hay điều
hướng hoặc nhấn mạnh, báo hiệu thông tin mới... Kiểu chữ kết hợp sẽ tạo sự
tương phản hay tương đồng là tùy vào ý tưởng của người thiết kế dựa trên
từng kiểu chữ cụ thể.
196

Để thiết kế kết hợp được nhiều kiểu chữ với nhau thì điều quan trọng
nhất là biết càng nhiều kiểu chữ càng tốt. Ở đây, yêu cầu đặt ra là đảm bảo
kiểu chữ phải dễ đọc, truyền tải được thông điệp của thiết kế và phù hợp trong
môi trường mà nó hiển thị đồ họa. Các hiệu quả từ việc kết hợp kiểu chữ có
nhiều lựa chọn. Có thể chỉ dùng một kiểu chữ cùng họ; chọn một kiểu chữ
riêng cho phần nội dung và một kiểu chữ khác cho tiêu đề; phối hợp chữ
không chân và chữ có chân... Trong một nội dung thiết kế sự kết hợp kiểu chữ
khác nhau sẽ đóng góp vào sự đa dạng cho ngôn ngữ đồ họa. Tính đa dạng
của kiểu chữ trong thiết kế được thể hiện ở việc lựa chọn những phông chữ có
họ chữ lớn, nghĩa là phong phú về trạng thái của chữ. Lúc đó người đọc sẽ
hiểu được nội dung chữ thông qua những thông điệp thị giác và thông tin
truyền đạt sẽ được tín hiệu hóa bằng ngôn ngữ đồ họa nhiều hơn là nghĩa của
từ. Việc chọn một kiểu chữ cùng họ, cùng chiều cao nhưng khác nhau về độ
dày của nét cũng sẽ đem lại cho thị giác những cảm nhận khác nhau trong cái
giống nhau.
Khi phối hợp các kiểu chữ với nhau nên lưu ý những vấn đề sau:
Cần thận trọng khi kết hợp hai kiểu chữ cho cùng một tiêu đề.
Nên giới hạn từ hai đến ba kiểu chữ khi kết hợp.
Khi kết hợp kiểu chữ, cần xem xét đến bản chất, hình ảnh của nó với
nhau. Không nên kết hợp chỉ vì yếu tố thời gian hay lịch sử bởi chưa
hẳn các kiểu chữ sinh ra trong một thời kỳ sẽ hòa hợp khi đặt cạnh
nhau.
Các chữ có độ dài gần bằng nhau được xếp chồng sát nhau thường
tạo cảm giác đường bao quanh cụm chữ không được vuông vắn gọn
gàng. Vì vậy nên thay thế bằng một phông chữ có chiều rộng thích hợp.
Độ rộng hai phông chữ trong cụm chữ gần giống nhau làm giảm tính
tương phản, mất tập trung vào cả hai phông chữ.
197

Độ nghiêng (xiên) của các kiểu chữ có độ nghiêng không tương đồng
nếu đặt cạnh nhau sẽ khiến các nét nghiêng này không song song nhau
hoàn toàn. Dẫn đến cảm giác hình chữ hay mảng văn bản bị lỏng lẻo.
Cụm chữ dài nếu không có dấu hiệu đặc biệt (điểm nhấn) sẽ không gây
được ấn tượng.
Cụm chữ có nhiều phông hoa mĩ, nhiều nét phụ, nét trang trí đi với
nhau sẽ làm rối mắt và mất đi yếu tố chính phụ.
Quá lạm dụng việc tạo hình trong chữ nhưng lại không ăn nhập, phù
hợp với sản phẩm.

H.175 Poster phim Spider man (người nhện) sử dụng quá nhiều kiểu chữ với
kích thước khác nhau gây rối mắt (Nguồn: Internet)
- Nhịp điệu và hướng chữ
198

Trong một bố cục có chữ, không phải lúc nào chữ cũng xếp dàn hàng
ngang và theo dòng. Để gây sự chú ý, đột phá trong sáng tạo có thể làm cho
chữ cao thấp khác nhau, đảo hướng (đặt xiên, chênh...) và không nhất thiết
phải xếp chữ theo hàng ngang mà có thể để theo hàng dọc, chéo... Đôi khi chữ
còn được thiết kế nổi khối, tạo không gian ba chiều, uốn cong... để gây đột
biến. Làm như vậy có nghĩa là đã tạo cho bố cục chữ có hướng và nhịp điệu.

H.176 Poster tạo nhịp điệu và hướng chữ (Nguồn Internet)


- Chồng chữ
Chữ không chỉ được đặt trên nền, hình ảnh... mà nhiều khi nó còn
được đặt chồng hoàn toàn hay một phần lên nhau. Người ta hay lợi dụng
phần giao nhau này của chữ để tạo nên những miếng hình đẹp nhờ vào xử
lý màu và đậm nhạt.
199

H.177 Poster có hiệu ứng chồng chữ (Nguồn Internet)


- Màu sắc
Màu sắc có ngôn ngữ biểu cảm riêng. Màu sắc mang lại những cảm
nhận về vị giác, xúc giác, thị giác, thính giác cảm xúc... Việc sử dụng màu sắc
trong Nghệ thuật chữ cũng tuân theo các qui luật đã được cung cấp ở học
phần Cơ sở thẩm mĩ. Tuy nhiên do tính đặc thù nên khi áp dụng vào thiết kế
có liên quan đến chữ cần lưu ý một số điểm sau:
Không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc cho một mẫu thiết kế.
Nên dùng màu tương phản cho dễ đọc.
Hạn chế và cân nhắc khi sử dụng những cặp màu tương phản đứng
cạnh nhau (cam – xanh dương, vàng – tím, đỏ - xanh lá...) với phông
chữ không đủ lớn. Vì sự kết hợp này sẽ tạo nên hiệu quả rung làm cho
thị giác khó tập trung.
Chữ và nền (bao gồm nền đơn thuần, nền chữ hay hình ảnh...) nên có
sắc độ rõ ràng cho dễ đọc.
200

Khi kết hợp chữ với hình ảnh, logo hay nhãn hàng nào đó... phải chú ý
đến màu sắc của hình ảnh, logo, nhãn hàng... để dựa vào đó mà thiết
kế màu chữ cho phù hợp.

H.178 Poster có màu chữ được xử lý phù hợp với màu sản phẩm
(Nguồn Internet)
- Ứng dụng chữ trong thiết kế đồ họa
Thiết kế Đồ họa bao gồm nhiều mảng. Chữ áp dụng trong mỗi mảng
này rất đa dạng và phong phú với những đặc thù riêng. Mỗi thể loại đồ họa
cần có một sự tiếp cận và nghiên cứu chuyên sâu nhất định để hiểu rõ nhằm
chủ động sang tạo trong thiết kế. Sau đây là những liệt kê tạm thời về những
thể loại đồ họa có ứng dụng chữ.
Thiết kế báo, tạp chí - Magazine Design:
Thiết kế dàn trang cho các tạp chí, báo giấy... Thể loại này đi sâu vào
nghiên cứu về thuật ngữ báo chí, những qui chuẩn về loại hình, chức năng của
chữ, dàn trang chữ, tiêu đề, hệ thống lưới, bố cục và xử lý ảnh…
201

H.179 Một thiết kế dàn trang tạp chí (Nguồn: Internet)


Thiết kế quảng cáo - Advertising:
Tạo ra những mẫu thiết kế mang thông điệp truyền thông, quảng bá cho
doanh nghiệp, dịch vụ, nhãn hàng... Những sản phẩm thường thấy: tờ rơi,
poster, trang quảng cáo báo (Print Ad), biển quảng cáo…

H.180 Quảng cáo của hãng Coca Cola (Nguồn: Internet)


202

Thiết kế minh họa sách - Book Design:


Thiết kế sách không chỉ là bìa sách mà còn bao gồm cả các trang bên
trong tính luôn hình ảnh minh họa.

H.181 Thiết kế bìa sách (Nguồn: Internet)


Nhận diện thương hiệu - Corporate Identity:
Giúp thống nhất hình ảnh đồ họa đến khách hàng, tạo sức mạnh về
hình ảnh doanh nghiệp.
203

H.182 Thiết kế nhận diện thương hiệu (Nguồn: Internet)


Tiêu đề Phim - Film Titles:
Thiết kế tiêu đề phim giúp nâng giá trị bộ phim. Những thiết kế này được
sử dụng ở trong phim và các poster liên quan.

H.183 Chữ trên poster phim (Nguồn: Internet)


204

Đồ họa Truyền hình - TV Graphic:


Mỗi chương trình, mỗi kênh, đài phát sóng đều cần có những đoạn giới
thiệu chương trình. Các giao diện này thường được đầu tư rất công phu và
mang đặc trưng riêng.

H.184 Màn hình Chương trình Dự báo thời tiết của BBC (Nguồn: Internet)
Thiết kế tương tác - Interactive Design:
Liên quan nhiều đến lĩnh vực công nghệ thông tin, nhất là phần mềm
cho điện thoại thông minh, máy tính bảng. Để tạo ra những sản phẩm tốt, tiện
lợi, thân thiện người thiết kế cần nắm rõ về hành vi sử dụng, cách tương tác
với giao diện để đem lại hiệu quả tốt nhất cho ứng dụng.

H.185 Giao diện của một ứng dụng trên điện thoại (Nguồn: Internet)
205

Thiết kế Ngành thu âm - Record Design:


Liên quan đến mẫu mã của các album cũng như poster, quần áo, vật
phẩm, quảng cáo... cho ban nhạc, ca sĩ.

H.186 Thiết kế bìa đĩa than của một ban nhạc (Nguồn: Internet)
Thiết kế Môi trường - Environmental Design:
Thiết kế Môi trường có liên quan mật thiết đến lĩnh vực Kiến trúc, Cảnh
quan. Ví dụ như hệ thống bảng hiệu, bảng chỉ dẫn, vách ngăn... trong các công
trình.
206

H.187 Chữ trong công trình kiến trúc (Nguồn: Internet)


Thiết kế Bao bì - Package Design:
Thiết kế Bao bì có thể hiểu với giới hạn chỉ dừng lại ở hình ảnh đồ họa,
chữ... trên bao bì. Thiết kế là sự kết hợp giữa kiến thức thị giác, tâm lí khách
hàng và hình ảnh thương hiệu.
207

H.188 Hình ảnh một vài mẫu bao bì có sử dụng chữ (Nguồn: Internet)
Thiết kế cho Giáo dục - Design for Education:
Trong ngành Giáo dục. Nếu chỉ truyền đạt kiến thức bằng ngôn từ và
chữ viết sẽ gây nhàm chán cho người tiếp thu. Do đó có những nội dung cần
phải được đồ họa hóa bằng hình ảnh, màu sắc, biểu tượng... để truyền tải
thông điệp một cách xúc tích giúp người học nhớ lâu hơn.
208

H.189 Một thiết kế Giáo dục dùng cho học ngoại ngữ (Nguồn: Internet)
Ngoài ra còn rất nhiều mảng của Thiết kế đồ họa cần tới chữ như: Thiết
kế Chữ - Type Design; Đồ họa Hình động - Motion Graphics; Đồ họa Thông
tin - Information Graphic; Thiết kế quảng cáo truyền hình - TVC design...
chưa kể trong tương lai còn có thể xuất hiện thêm nhiều hình thức mới.
Nghệ thuật đồ họa luôn là sự biểu hiện các ý tưởng bằng hình thức thị
giác. Trong đó, chữ đóng vai trò như một phương tiện biểu hiện cực kỳ quan
trọng và hữu hiệu. Vì thế với bất kỳ hình thức đồ họa nào chữ cũng luôn luôn
được sử dụng để kết hợp với những yếu tố thị giác khác nhằm cùng góp phần
truyền đạt nội dung, ý tưởng thông qua thiết kế. Tính ứng dụng và tính thời
đại của Nghệ thuật chữ chắc chắn sẽ còn đóng góp rất lớn vào quá trình làm
thay đổi diện mạo thiết kế đồ họa trong tương lai./.
209

Câu hỏi, bài tập:


Bài tập giữa học phần: (sau khi học xong mục 3.2.2. Các nguyên tắc cơ
bản): Ứng dụng những nguyên lý đã học ở phần lý thuyết để thiết kế thiết kế
từ (nhóm từ) tiếng Việt và tiếng Anh có kèm tín hiệu hình ảnh thị giác để làm
rõ thêm ngữ nghĩa.
Bài tập cuối học phần: Có thể chọn một trong ba bài tập sau.
1. Tự thiết kế tên một thương hiệu cùng slogan (đoạn văn hay câu thường
đi kèm với thương hiệu, nhãn hiệu) (Khổ giấy A3).
 Yêu cầu: Thiết kế thành một bố cục chữ; thể hiện được ý tưởng, thẩm
mĩ, nội dung, tính chất, thể loại ngành nghề và lĩnh vực hoạt động.
2. Thiết kế một Poster chữ. Nội dung tùy ý (Khổ giấy A3).
 Yêu cầu: Có bố cục, màu sắc, kiểu chữ phối hợp đẹp, sáng tạo. Các chữ
phải được chỉnh sửa hoặc thiết kế mới cho phù hợp nội dung.
3. Thiết kế một Poster chữ. Nội dung có chữ TYPOGRAPHY (Khổ giấy
A3).
 Yêu cầu: Có bố cục, màu sắc, kiểu chữ đẹp, sáng tạo. Áp dụng được
các kiến thức về phối hợp chữ đã học.
 Sinh viên có thể làm bài bằng cách vẽ tay hay sử dụng máy vi tính và
phần mềm đồ họạ.
210

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Viết Châu (1970), Tìm hiểu dáng chữ in gốc La-tinh, Tập 1, Chữ
nét trơn, Nxb Mỹ thuật - Âm nhạc, Hà Nội.
2. Nguyễn Viết Châu (1974), Tìm hiểu dáng chữ in gốc La-tinh, Tập 2, Chữ
có nét chân, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
3. Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, Nxb Sài Gòn,
4. Hồ Xuân Hạnh (1992), Nghệ thuật chữ trang trí và quảng cáo, Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Heidelberg (Tạp chí) (1998), Chữ và trình bày chữ, Nguyễn Nam Điện
dịch, Nxb Công ty cổ phần máy in Heidelberg, Germany.
6. Nguyễn Hồng Hưng (2012), Nguyên lý design thị giác, Nxb Đại học Quốc
gia, Tp. Hồ Chí Minh.
7. Đặng Thị Bích Ngân (2002), Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
8. Phụng Nghi (1993), 100 năm phát triển của tiếng Việt, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
9. Huỳnh Trà Ngộ (2008), Đại cương về kỹ thuật in, Nxb Văn hóa Sài Gòn,
Tp. Hồ Chí Minh.
10. Lê Văn Quán (1981), Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội.
11. Nguyễn Quân (1986), Tiếng nói của hình và sắc, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
12. Nguyễn Quân (2008), Ghi chú về nghệ thuật, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
13. Lê Minh Quốc (2002), Hành trình chữ viết, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
14. Đặng Đức Siêu (1982), Chữ viết và các nền văn hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
15. Hoàng Tiến (2003), Chữ Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ
XX, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
16. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Tập 1, Cục xuất bản, Bộ VHTT, Hà Nội.
17. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Tập 2, Cục xuất bản, Bộ VHTT, Hà Nội.
18. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Tập 4, Cục xuất bản, Bộ VHTT, Hà Nội.
211

19. Thiết kế logo, nhãn hiệu, bảng hiệu theo tập quán Việt Nam và phương
Đông (1998), Tố Nguyên dịch, Nxb Mĩ thuật. Hà Nội.
20. Bùi Quang Tiến (2017), Vài nét về lịch sử thiết kế bìa sách thông qua sự

phát triển của nghệ thuật Typography, Số 3 (15) (tháng 9), Tạp chí
Nghiên cứu Mỹ thuật.
21. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mĩ
Dung, Trần Thúy Anh (2011), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tái bản, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
22. Alan Wendy Beckett (1996), Lịch sử hội họa, Lê Thanh Lộc dịch, Nxb
VHTT, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
23. Power (2001), Front cover, great book jacket and cover design (Bìa sách,
những bìa sách đẹp và thiết kế bìa), Mitchell Beazley, UK.
24. Byron J. Macdonald (2001), The Art of lettering (Nghệ thuật chữ viết), Taplinger.
25. David Jury (2006), What is typography (Nghệ thuật chữ là gì), Rotovision, SA.
26. Ellen Lupton (2010), Thinking with type (Vài suy nghĩ với chữ), Princeton
Architectural.
27. Ina Saltz (2004), Typography essentials: 100 design principles for working
with type (Nghệ thuật chữ những yếu tố cần thiết: 100 nguyên tắc thiết kế
làm việc với chữ), Rockport, USA.
28. Lindsay B.Larimore (2015), Abstract the history of book jacket design &
its cultural significance (Tóm lược lịch sử thiết kế bìa sách và ý nghĩa văn
hoá), Waco, Texas, USA.
29. Maryanne Grebenstein (2006), Calligraphy: A course in Hand Lettering
(Nghệ thuật chữ: Một khóa học chữ viết tay), Sprial Bound.
30. Phil Baines, Andrew Haslam (2005), Type & Typography (Chữ và Nghệ
thuật chữ), Watson-Guptill.
31. Robert Bringhurst (2004), The Elements of Typography Style (Các yếu tố
212

của phong cách Nghệ thuật chữ), Hartley & Marks.


32. Thomas S. Hansen (2005), Classic book jackets (Những bìa sách kinh
điển), Princeton Architectural Press, New York, USA.
33. Timothy Samara (2004), Typography workbook, a real - Word guide to
using type in graphic design (Từ vựng Nghệ thuật chữ, thực hành - Từ vựng
hướng dẫn sử dụng chữ trong thiết kế đồ họa), Rockport, USA.
Tài liệu tiếng Nga
34. М.В. Большаков (1964), Kнижннный шрифт (Sách về kiểu dáng chữ),
Kнига, Mockba, CCCP.
Website
35. https://www.britannica.com/technology/typograph
36. https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/calligraphy
37. https://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/tieng-viet-toi-yeu-c-164/doi-dong-ve-
nhung-lan-cai-tien-chu-quoc-ngu-viet-76820.html
213

PHỤ LỤC
Một số hình ảnh của bài tập thuộc học phần Nghệ thuật chữ của sinh
viên Trường Đại học Mở Hà Nội
214
215
216
217
218
219
220
221
222

You might also like