You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 1

MÔN: GDCD 6
Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được
gọi là ?

A. Trung thành.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn E giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy
sách vở ra học bài. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. E là người tự lập.

B. E là người ỷ lại.

C. E là người tự tin.

D. E là người tự ti.

Câu tục ngữ: Hữu thân hữu khổ nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đối lập với tự lập là?

A. Tự tin.

B. Ích kỉ.

C. Tự chủ.
D. Ỷ lại.

Bạn Q học lớp 9, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết,
quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Bạn Q là người ỷ lại.

B. Bạn Q là người ích kỷ.

C. Bạn Q là người tự lập.

D. Bạn Q là người vô ý thức.

Câu tục ngữ thể hiện tính tự lập

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Há miệng chờ sung.

C. Ăn quả nào rào quả nấy.

D. Qua cầu rút ván.

Bạn Bình và Minh đều là học sinh giỏi của lớp. Bạn Bình thường chủ động, tự
lực trong học tập, nêu được ý kiến riêng của mình trong thảo luận, đồng thời,
biết nghe ý kiến của các bạn khác để làm phong phú thêm tri thức và biết rõ
được chỗ sai, đúng của mình. Bạn Minh cũng chủ động học tập, suy nghĩ
nhưng do quá tự tin cho nên hay xem thường ỷ kiến của các bạn khác. Theo
em, Bình và Minh, ai có tinh thần tự lập trong học tập hơn ? Vì sao ?
A. Minh có tinh thần tự lập. Vì Minh cũng có tinh thần chủ động học tập nhưng
không nghe ý kiến góp ý của người khác, bảo thủ.
B. Bình có tinh thần tự lập . Vì bạn vừa có tinh thần chủ động học tập, vừa khiêm
tốn biết lắng nghe ý kiến góp ý của người khác để học hỏi và sửa chữa, vừa có chí
tiến thủ và hoàn thiện bản thân.
C. Cả 2 đều có tinh thần tự lập, vì cả 2 bạn đều tự giác học.
D. Cả 2 bạn chưa tự lập mấy, cần cố gắng hơn.
K luôn nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ
rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa, nên giờ tớ chỉ việc ăn và
chơi”. Vì thế kết quả học tập của K rất thấp, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở.
Việc làm này của K thể hiện bạn là người như thế nào?

A. Bạn K là người ỷ lại.

B. Bạn K là người ích kỷ.

C. Bạn K là người tự lập.

D. Bạn K là người tự tin.

Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị
lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế
giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám
đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Nick viết bằng 2 ngón chân trên
bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết
dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót
và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc
nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và
thậm chí cả nhảy dù. Câu chuyện của Nick nói lên đức tính gì?

A. Tự lập.

B. Tự chủ.

C. Tự tin.

D. Dũng cảm.

Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh,
điểm yếu…của bản thân được gọi là

A. thông minh.

B. tự nhận thức về bản thân.

C. có kĩ năng sống.
D. tự trọng.

Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.

B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.

C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.

D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

Tự nhận thức về bản thân là

A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.

B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.

C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.

D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.

Một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?
A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.

C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.

D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.

Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải:

A. qua rèn luyện.

B. qua nhiều biến cố.

C. có sự lựa chọn đúng đắn.

D. có quyết định đúng đắn.

Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
A. B thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều các bạn góp ý.

B. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.

C. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.

D. T luôn cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình.

Nội dung nào dưới đây KHÔNG nói về việc tự nhận thức?

A. Em thích học môn Văn nhất.

B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.

C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.

D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.

Ngay từ nhỏ ông B có tật nói lắp. Nhưng hàng ngày do ông chịu khó tập
luyện và cuối cùng đã trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới. Việc
ông B thấy được điểm yếu của mình để rèn luyện là thể hiện:

A. mặc cảm bản thân.

B. sự tự phê bình mình.

C. tự nhận thức bản thân.

D. sự thay đổi tính cách.

Sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, A thường dành thời gian so sánh, đối
chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng,
chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà A chưa hiểu. Việc làm này
thể hiện A là người :

A. tự nhận thức bản thân.

B. mặc cảm với bản thân.

C. chú ý đến điểm số.

D. dựa dẫm vào người khác.


Trong giờ sinh hoạt lớp, vì hay mắc nhiều lỗi nên L bị cô giáo chủ nhiệm nhắc
nhở. Và bị các bạn trong lớp nhận xét và đưa ra những điều cần phải cố gắng,
L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.
Việc làm này thể hiện L là người chưa:

A. hòa đồng với bạn bè.

B. biết lắng nghe.

C. chú ý đến người khác.

D. tự nhận thức bản thân.

H là một học sinh tiêu biểu của lớp. Thầy cô và các bạn yêu quí H vì bạn học
giỏi, thân thiện và khiêm tốn. Mỗi ngày, H dành thời gian để ghi nhật kí. H
cũng thường xuyên trao đổi với người thân, thầy cô, bạn bè về bản thân, về
cuộc sống và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh bản thân. Bên
cạnh đó, H còn tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản
thân. Việc làm này thể hiện H là người luôn

A. tự cao tự đại.

B. tự tin với bản thân.

C. tự nhận thức bản thân.

D. muốn lấy lòng người khác.

T là một học sinh chậm chạp nên sau mỗi ngày đi học về, T thường ghi chép
lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, chỗ
nào chưa rõ T thường nhờ chị gái giảng lại và tự hoàn thành bài tập cô giao,...
Vì thế mà thành tích học tập của T ngày càng tiến bộ. Việc làm này thể hiện T
là người biết

A. tự nhận thức bản thân.

B. được điểm yếu của mình.

C. thân biết phận của mình.


D. được điểm mạnh của mình.

N luôn muốn mình học giỏi như bạn A, nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó
với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất
thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học
giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn

A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.

C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.

D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.

Các hoạt động thể hiện tính tự lập là?

A. Đi học đúng giờ.

B. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

C. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

D. Ngủ dậy thấy uể oải nên bắt em trai xếp chăn

Các hoạt động thể hiện không có tính tự lập là?

A. Nhờ bạn chép bài hộ.

B. Ở nhà chơi, xin tiền bố mẹ đi lấy vợ.

C. Tự giặt quần áo của mình.

D. Tự xếp chăn gối.

Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Thích làm việc gì thì làm.

B. Chủ động học hỏi những điều không biết.

C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.
D. Để bố mẹ làm việc hết để mình tập trung học cho tốt.

Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?
A. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

D. Dựa vào lời thầy bói.

Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.

B. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

C. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ.

D. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

Nối cột A và B sao cho hợp lý:

A B

1.Hãy tự yêu thương bản thân mình a. thì khó khăn và thử thách cũng
không thể đánh bại chúng ta.

2.Khi có niềm tin vào chính bản thân b. bạn phải tự tỏa ra ánh sáng của
mình, riêng mình.

3.Hãy là chính mình, c. bởi vì mỗi chúng ta đều là một sự


khác biệt.

4.Để trở thành một ngôi sao, d. thay vì mơ ước trở thành một người
khác

5.Chúng ta không thể yêu thương e. nếu chúng ta không học được cách
được ai khác yêu thương chính bản thân mình.
Đối lập với tôn trọng sự thật là?

A. Giả dối.

B. Tiết kiệm.

C. Chăm chỉ.

D. Khiêm tốn.

Biểu hiện của Tôn trọng sự thật là?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

B. Làm lơ khi thấy bạn lấy nhầm xe đạp của người khác

C. Báo với giáo viên khi thấy bạn sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.

D. Không làm được bài nên đành nhìn bài của bạn.

Biểu hiện của không tôn trọng sự thật là?

A. Giả vờ ốm để không phải đi học.

B. Xin mẹ cho tiền đi mua trà sữa.

C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.

D. Bài kiểm tra môn GDCD bị điểm kém vẫn đưa mẹ xem.

Nối các câu sau để thành câu tục ngữ hoàn chỉnh:
Cây ngay Không sợ chết đứng
Ăn ngay nói thật Mọi tật mọi lành
Người gian thì sợ người ngay Người ngay chẳng sợ đường cày cong
veo
Cây thẳng bóng ngay Cây ngay bóng vẹo

Điền từ còn thiếu sao cho phù hợp:


Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật,……………………………….diễn ra
trong thực tế.
A. chưa từng.
B. đã và đang.
C. sẽ.
Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá
với người khác”. Câu này nói đến điều gì?

A. Đức tính kiên trì.

B. Đức tính khiêm tốn.

C. Đức tính tiết kiệm.

D.Tôn trọng sự thật.

Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Tôn trọng sự thật.

D. Khiêm tốn.

Em tán thành với ý kiến nào dưới đây về đức tính trung thực?
A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.
B. Chỉ cần trung thực với cấp trên.
C. Có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết sự thật.
D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
Hãy lựa chọn hành vi tương ứng với thể hiện sao phù hợp:

Hành vi Thể hiện Đáp án


Dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm Tôn trọng sự thật
Không làm bài tập nhưng nói với cô để quên vở ở nhà
Không làm được bài nhưng không nhìn bài bạn Không tôn trọng
Bao che cho bạn quay cóp sự thật
Trong những luận điểm dưới đây, luận điểm nào đúng, luận điểm nào sai?
Sống trung thực dễ bị thiệt thòi trong cuộc sống Luận điểm đúng
Những người tính nết thật thà, đi đâu cũng được người ta
tôn sùng
Chỉ nên nói sự thật với bố mẹ, thầy cô, còn những người Luận điểm sai
khác thì không
Bất cứ xã hội nào, con người cũng cần phải có đức tính
trung thực
Lợi dụng dịch bệnh Covid 19, nhiều kẻ xấu đã trà trộn làm xét nghiệm giả để
cướp tài sản của người dân. Việc làm này là:

A.Vi phạm pháp luật.

B. Chả sao cả, chuyện bình thường.

C. Không tôn trọng sự thật.

D. Không yêu thương người khác.

Những tình huống nào sau đây cần thể hiện đức tính trung thực?

A. Thấy bạn quay bài trong giờ kiểm tra.

B. A là một cô bé 10 tuổi xinh xắn, nay A được mẹ đưa đi khám định kỳ sức khỏe
thì bác sĩ đã phát hiện ra tế bào ung thư máu ác tính, mẹ A đã không nói với A.

C. Hôm nay có buổi học thêm phụ đạo buổi tối, K đã không đi học và đi chơi game

D. Anh Hùng nấu canh hơi mặn, Hoa không muốn anh buồn nên cố gắng ăn hết
cho anh vui.
Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy
tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.

B. Mang tiền về cho bố mẹ.

C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.

D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.


Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong
giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Coi như không biết.

B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.

C. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật.

D. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

You might also like