You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HĐTN- HN

ĐỀ 1
ĐÁP ÁN CÂU HỎI.
Câu 1: Những nét nổi bật và đáng tự hào của trường em là gì?
A. Trường học xanh, sạch, đẹp.
B. Đạt nhiều thành tích trong phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
C. Thực hiện tốt các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
D. Đáp án A, B, C đều đúng.
Câu 2: Để góp phần phát huy truyền thống nhà trường thì em cần làm gì?
A. Tích cực tham gia các phong trào của trường lớp.
B. Không đi học đầy đủ.
C. Thờ ơ với các hoạt động do nhà trường tổ chức.
D. Vứt rác bừa bãi.
Câu 3: Tham gia các hoạt động truyền thống của nhà trường có tác dụng?
A. Khám phá được các tài năng của mình.
B. Giúp em hiểu và tự hào về ngôi trường của mình.
C. Bớt căng thẳng sau những giờ học.
D. Tất cá các đáp án trên.
Câu 4: Khi có bạn trong lớp không tham gia các phong trào của trường phát động
thì em sẽ làm gì?
A. Không chơi cùng với bạn nữa.
B. Giải thích cho bạn hiểu được những tác dụng khi mình tham gia các phong
trào.
C. Lôi kéo những bạn khác để cách ly bạn ra khỏi tập thể
D. Mặc kệ bạn đó.
Câu 5: Nhà trường có hoạt động thể dục, thể thao rất sôi nổi, em sẽ:
A. Tích cực tham gia các hoạt động.
B. Không tham gia khi phát động phong trào.
C. Lôi kéo các bạn không tham gia vì ảnh hưởng tới học tập.
D. Im lặng, không có ý kiến.
Câu 6: Việc làm nào sau đây không góp phần xây dựng và phát huy truyền thống
nhà trường?
A. Học tập chuyên cần.
B. Thân thiện với bạn bè.
C. Vứt rác bừa bãi.
D. Kính trọng thầy, cô.
Câu 7: Hành vi thể hiện sự lắng nghe tích cực là:
A. Giả vờ lắng nghe nhưng suy nghĩ hay làm một việc khác.
B. Thể hiện sự mệt mỏi, chán nản vì câu chuyện nhàm chán, lặp đi lặp lại.
C. Đặt mình vào vị trí của người đó để hiểu đúng ý của họ.
D. Từ chối nghe vì cảm thấy bản thân đã làm đúng và không có gì cần thay đổi.
Câu 8: Khi người thân đang có chuyện buồn, cần em lắng nghe, tâm sự thì em sẽ
làm gì?
A. Không quan tâm tới câu chuyện đó.
B. Chăm chú lắng nghe và đưa ra lời khuyên tích cực.
C. Giả vờ lắng nghe nhưng trong đầu lại suy nghĩ tới những chuyện khác.
D. Từ chối nghe vì không có thời gian.
Câu 9: Khi em học tập không tốt, bị điểm thấp bị ba mẹ nhắc nhở thì em sẽ làm
gì?
A. Tìm cách đổ lỗi..
B. Im lặng cho qua chuyện và không có suy nghĩ sẽ cố gắng hơn cho lần kiểm
tra sau.
C. Giận dỗi ba mẹ.
D. Xin lỗi ba mẹ và sẽ cố gắng hơn trong học tập để đạt kết quả cao..
Câu 10: Khi em làm một việc không đúng, được người thân góp ý thay đổi thì em
sẽ làm gì?
A. Không lắng nghe tới những góp ý của người thân.
B. Lắng nghe những góp ý của người thân và sẽ không bao giờ tái phạm.
C. Có lắng nghe nhưng không để tâm và vẫn tiếp tục tái phạm.
D. Phản ứng gay gắt và thể hiện sự bực tức khi bị ngưới khác góp ý

CÂU 1: D CÂU 6: C
CÂU 2: A CÂU 7: C
CÂU 3: D CÂU 8: B
CÂU 4: B CÂU 9: D
CÂU 5: A CÂU 10: B
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Nhóm của bạn Ngân được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để
biểu diễn trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước khi biểu diễn 2 ngày
có một thành viên bị bệnh nặng.
Nếu em là bạn Ngân thì em sẽ làm gì?
Trả lời:
- Em sẽ hỏi thăm tình hình sức khỏe của bạn.
- Khuyên bạn yên tâm nghỉ ngơi đừng bận tâm tới tiểu phẩm, các bạn còn lại
sẽ tìm ra cách giải quyết.
- Trao đổi với các thành viên còn lại để tìm ra hướng giải quyết: Có thể thay
thế bạn khác hoặc là điều chỉnh lại nội dung tiểu phẩm để cắt đi phần vai
diễn của bạn.
- Xin ý kiến của GVCN về hướng giải quyết của nhóm.
- Thống nhất lại ý tưởng mới với cả nhóm.
- Sắp xếp thời gian để tăng cường tập luyện.
Câu 2: Câu 2: Mấy hôm nay bố Lan phải giải quyết một số công

việc phức tạp nên rất mệt mỏi. Trong bữa ăn, Lan thấy bố

rất uể oải, ăn không ngon miêng.

Nếu em là Lan thì em sẽ làm gì?

Trả lời:
- Đấm lưng, xoa bóp cho bố.
- Hỏi thăm bố có món gì đặc biệt muốn ăn không để mẹ và mình cùng làm
trong bữa ăn sau.
- Pha nước cam và mang cho bố sau bữa ăn
- Ngồi nói chuyện và kể cho bố nghe những thành tích tốt trong học tập của
mình.

You might also like