You are on page 1of 3

Giao tiếp sư phạm

Giảng viên: Nguyễn Thị Huệ


Sinh viên: Nguyễn Thị Linh
Mã Sv: 695601102 lớp B Ngữ văn
Đề bài: Hôm nay giáo viên Hằng có tiết dạy ở lớp 11B. Trong lúc cô giáo đang
hăng say giảng bài thì có em học sinh nói to:" Cô ơi, cô làm bài sai rồi". Cả lớp
nhốn nháo.
Là cô giáo Hằng trong tình huống đó, các bạn sẽ xử lí như thế nào/.

1. Phân tích tình huống:


- Tình huống giữa giáo viên và học sinh.
- Nguyên nhân:
+ Do khả năng truyền đạt của giáo viên có khả năng không phù hợp với
trình độ của học sinh
+ Do học sinh mắc phải các lỗi cần lưu ý khi làm bài
2. Dựa trên đề bài, có 3 cách xử lí
1, Mặc kệ ý kiến của học sinh, xem như không có vấn đề gì cả, tiếp tục giảng bài,
tránh mất thời gian của học sinh.
2, Giảng xong bài, sau đó gọi học sinh đứng dậy trình bày. Tùy theo ý kiến của học
sinh đúng hay sai thì có những cách xử lí phù hợp.
3, Ngay lập tức, lắng nghe ý kiến của học sinh và xử lí vấn đề học sinh đưa ra một
cách triệt để.
Dựa trên lí thuyết về giao tiếp sư phạm, cách thứ 3 là lựa chọn tối ưu hơn cả, sau
đây là phần trình bày cụ thể:

- Duy trì lớp, yêu cầu lớp giữ trật tự. Sau đó, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của
học sinh.
- Đổi thế chủ động: " Cám ơn học sinh"
- Để học sinh nêu ý kiến của bản thân cho cả lớp cùng nghe.
- Sau đó cho cả lớp 2 phút suy nghĩ về ý kiến của học sinh đó. Trong lúc đó,
bản thân giáo viên cũng tự xem xét lại bài giảng của bản thân.

1
+ Nếu học sinh đúng thì cảm ơn học sinh, khen học sinh có phát hiện chính
xác, sau đó đính chính lại kiến thức cho cả lớp.
+ nếu học sinh sai, chỉ ra cho học sinh thấy những sai lầm, thiếu sót trong
cách giải của mình. Sau đó, mượn lỗi sai của học sinh đó để nhắc nhở cả lớp
về những lỗi sai thường gặp, những lưu ý khi làm bài để tránh phạm phải
những sai lầm tương tự khi thi cử.
 Lí giải cách xử lí:

- Dựa trên nguyên tắc sư phạm, đặc biệt là các nguyên tắc "thiện ý", "mẫu
mực", "tôn trọng"
+ Thiện ý: Luôn lắng nghe mọi yêu cầu, lí giải những điều học sinh chưa
hiễu cặn kẽ, không trách mắng, xử phạt học sinh trên tinh thần cầu thị.

Tạo niềm tin giữa giáo viên và học sinh với nền tảng là lòng nhân ái, khoan
dung, yêu thương. Thầy cô phải luôn cư xử chuẩn mực để làm nên khuôn
vàng thước ngọc cho học sinh.
+ Tôn trọng học sinh trong giao tiếp: tôn trọng nhân cách khọc sinh, không
ép buộc suy nghĩ của học sinh chỉ bó hẹp theo bài giảng, tôn trọng sự khác
biệt. Sử dụng sự uy tín của bản thân để thuyết phục học sinh.
Thừa nhận những ý kiến đúng đắn, và uốn nắn nhân cách cho học sinh trong
quá trình dạy học.
+ Có thiện ý trong giao tiếp; tạo điều kiện thuận lơi, lắng nghe, tin tưởng,
luôn nghĩ tốt về người khác để khích lệ các em. Động viện, khích lệ học sinh
bộc lộ những suy nghĩ, những cảm nhận, tài năng mang tính cá nhân.

3. Kết luận sư phạm:


- Khi xử lí tình huống trên nên sử dụng phong cách dân chủ (tôn trọng ý kiến,
lắng nghe đóng góp...)
- Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ ngắn gọn, chính xác và phương tiện
phi ngôn ngữ, ánh mắt cầu thị chân thành, khuôn mặt dịu dàng, từ ái. Giọng
nói nhẹ nhàng, khơi gợi ý kiên của học sinh.
- Luôn giải quyết các vấn đề dựa trên nguyên tắc sư phạm, thiện ý, tôn trọng,
tin tưởng, mẫu mực, đồng cảm, tạo niềm tin,

2
3

You might also like