You are on page 1of 6

CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH

Tiết 5 – Bài 3:
GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Chỉ ra được những mối quan hệ trong nhà trường: thầy cô, bạn bè, nhân viên,
khách đến trường...
- Phân biệt được những hành vi giao tiếp đúng - sai.
- Rèn luyện cho học sinh có ý thức thực hiện các hành vi giao tiếp ứng xử thanh
lịch văn minh trong nhà trường như lễ phép với thầy cô giáo, cán bộ nhân viên
nhà trường, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, đấu tranh loại trừ biểu hiện xấu, thiếu
văn hóa… để xây dựng một môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh.
- Từ đó, học sinh tự giác điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi ở mức độ
đúng, dần dần nâng lên mức độ hành vi đẹp, hình thành thói quen và lối sống
đẹp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, video, tranh ảnh... tham khảo về nhà trường,
trường học…
- Máy chiếu (nếu có)
- Phiếu thảo luận, bảng phụ, đạo cụ...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Trường học là nơi lưu giữ rất nhiều những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.
Khi lớn lên rồi, những kí ức về thầy cô, bạn bè, phấn bảng, sách vở, bút thước...
vẫn còn in đậm mãi trong ta. Nhớ cả tiếng trống trường của bác bảo vệ , cô lao
công hiền lành, chăm chỉ, cô thủ thư tươi cười mỗi giờ ra chơi... Tất cả đều âm
thầm tạo cho chúng ta một môi trường vui chơi và học tập tốt nhất. Nhưng
không phải bạn học sinh nào cũng có cách cư xử thật đúng và đẹp đối với thầy
cô, bạn bè, bác bảo vệ, cô lao công... Đâu đó, vẫn còn những ý thức rất kém,
những lời nói vô văn hoá, những cách đối xử vô tâm với bạn bè... Điều đó, làm
mất đi vẻ đẹp của một học sinh Hà Nội thanh lịch, văn minh. Vậy, phải làm thế
nào để có được cách giao tiếp, ứng xử hay và đẹp. Bài học hôm nay sẽ giúp
chúng ta giải quyết điều thắc mắc ấy.
Hoạt động của học sinh - giáo viên Nội dung bài học

Hoạt động 1: TRƯỜNG HỌC I. CÁC YẾU TỐ TRONG MỘT NHÀ


THÂN THIỆN TRƯỜNG
GV cần cho HS thấy được: Trường - Trường học là một môi trường đặc thù
học là một môi trường đặc thù bởi bởi những đặc trưng riêng về cơ sở vật
những đặc trưng riêng về cơ sở vật chất, cảnh quan và con người.
chất, cảnh quan, con người. - Về cơ sở vật chất, trường học bao gồm:
GV giới thiệu về trường mình (xem khu hiệu bộ, các phòng học, phòng chức
video giới thiệu Trường THCS Dịch năng, thư viện, sân chơi...
Vọng) - Trường học được trang bị bàn ghế, các
GV: Sau khi xem video trên, Hãy cho công cụ hỗ trợ, tài liệu giảng dạy, sách
cô biết, cơ sở vật chất trường học giáo khoa, giáo cụ trực quan, các đồ dùng
chúng ta bao gồm những gì, được dạy học... giúp thầy truyền đạt và trò tiếp
trang bị những gì? thu kiến thức.

GV: Theo em, trong nhà trường có - Trong nhà trường có đội ngũ thầy cô
những mối quan hệ giữa ai với ai? giáo, các lớp học sinh và nhân viên phục
Cách giao tiếp ứng xử giữa học sinh –
vụ.
thầy cô, giữa bạn bè – bạn bè có giống
- Trong đó, mối quan hệ thầy – trò, bạn
nhau không? bè và những người làm việc trong trường
học phải có quy tắc chuẩn mực riêng.
- Đòi hỏi cách giao tiếp, ứng xử của mỗi
người phải phù hợp với các mối quan hệ
cụ thể.
Hoạt động 2: GIAO TIẾP, ỨNG II. GIAO TIẾP, ỨNG XỬ THANH
XỬ THANH LỊCH VĂN MINH LỊCH VĂN MINH TRONG NHÀ
TRONG NHÀ TRƯỜNG TRƯỜNG
1. Giao tiếp, ứng xử trong quan hệ 1. Giao tiếp, ứng xử trong quan hệ thầy
thầy - trò - trò
a. Truyền thống tôn sư trọng đạo a. Truyền thống tôn sư trọng đạo
- GV cho HS xem video. - Trong lịch sử truyền thống của dân tộc
Thời gian: 4 phút. ta, hiếu học luôn đi đôi với tôn sư trọng
GV: Video trên nói về truyền thống đạo. Kính trọng người thầy truyền dạy tri
nào của dân tộc ta? thức cho mình được coi là một nghĩa vụ
Đáp án: Tôn sư trọng đạo và đạo lý làm người. Những người thầy
GV: Em hãy tìm những câu ca dao, chân chính lấy việc dạy học làm nghề cao
tục ngữ nói về sự kính trọng và biết quý, nên được xã hội tôn vinh, phụ huynh
ơn thầy cô giáo? quý trọng, học trò kính trọng, ghi ơn sâu
GV: Các em đã có những việc làm sắc. Bởi vậy, đối với học trò, cách giao
nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo tiếp ứng xử với thầy cô luôn được coi
đối với thầy cô của mình? trọng, vừa thể hiện đạo đức vừa là nét văn
Đáp án: Hs tự trả lời. hóa của con người.

b. Giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô b. Giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô giáo
giáo * Trong giờ học:
GV đưa ra tình huống, yêu cầu học - Khi thầy cô vào lớp, hãy đứng nghiêm
sinh đóng vai: Có 3 bạn HS vì những chỉnh, vẻ mặt tươi tắn để chào thầy cô.
lí do đặc biệt nên đã đến lớp muộn Khi thầy cô điểm danh hoặc gọi trả lời
trong khi thấy đang giảng bài cho các câu hỏi, hãy trả lời một cách đầy đủ, lễ
bạn. phép, có đầu có cuối.
- Sơn: không chào thầy, tự ý chạy vào - Trên lớp phải chăm chú nghe giảng,
lớp. hăng hái phát biểu xây dựng bài, không
- Nhi: chào thầy nhưng chào rất to nói chuyện với các bạn xung quanh,
- Trâm: đứng nép ngoài cửa để không không nghịch dưới gầm bàn, càng không
làm phiền thầy và các bạn. Đợi thầy được ngủ trong giờ học. Cố gắng phát
nói hết câu mới bước ra giữa cửa, huy óc sáng tạo, chủ động trong khi học
đứng nghiêm trang chào thầy, nói lời để cùng thầy cô giải đáp những vấn để
xin lỗi thầy và xin thầy cho vào lớp. khó.
Em hãy nhận xét cử chỉ, hành vi - Khi đứng tại chỗ hoặc lên bảng làm bài,
giao tiếp, ứng xử của 3 bạn trên? không nên uốn éo, gãi đầu gãi tai, hoặc
GV cho HS thảo luận, mời học sinh đút tay vào túi quần... Hãy đứng nghiêm
trả lời và có thể đưa ra kết luận: chỉnh, mắt nhìn thẳng vào thầy cô.
+ Bạn Sơn: không chào, đi học muộn, - Khi hết giờ học, đứng nghiêm trang chờ
không xin lỗi thầy và vào lớp lúc thầy thầy cô ra khỏi lớp trước, không nên chen
đang nói. Đó là hành vi vô lễ không lấn, xô đẩy, chạy vội ra khỏi lớp học khi
hiểu biết, không giữ phép tắc, không chưa được sự cho phép của thầy cô.
thực hiện nội quy của học sinh khi đến - Hoàn thành bài tập thầy cô giao đúng
trường. hạn, không bỏ bê hay làm qua quýt cho
+ Bạn Nhi: chào thầy nhưng chào to xong. Có chỗ nào chưa hiểu, hãy mạnh
cũng là không giữ phép tắc, không dạn nhờ thầy cô giảng lại.
hiểu biết trong ứng xử giao tiếp. - Khi bị thầy cô phê bình, hãy tiếp thu và
+ Bạn Trâm: đứng nép ngoài cửa để sửa đổi những điều mình chưa đúng và
không làm phiền thầy và các bạn, thể cảm ơn thầy cô đã góp ý cho mình. Kể cả
hiện sự khiêm tốn, là người hiểu biết khi thầy cô lỡ trách nhầm thì vẫn nhẹ
và giữ đúng phép tắc trong ứng xử. nhàng, bình tĩnh, lễ phép nói lại cho rõ
Hành động chờ thầy nói hết câu mới ràng để thầy cô hiểu.
bước ra giữa cửa, đứng nghiêm chào * Ngoài giờ học:
thầy, nói lời xin lỗi. Đó là người biết - Khi gặp các thầy cô trên đường, hãy cúi
kính trọng thầy và giữ đúng phép tắc chào lễ phép. Đừng vừa đi vừa chào, hoặc
trong quan hệ thầy trò. chào thầy cô mà còn mải cười đùa với
bạn bè. Hãy lễ phép chào hỏi cả các thầy
cô không trực tiếp dạy mình hay thầy cô ở
các trường khác.
- Trước khi vào văn phòng của thầy cô,
hãy gõ cửa cẩn thận rồi đẩy cửa bước vào.
Không tự tiện, táy máy nghịch đồ đạc của
các thầy cô khi chưa được phép.
- Khi thầy cô đang nói chuyện với người
khác, không nên chen ngang, hãy nhỏ nhẹ
xin phép trước rồi thưa chuyện với thầy
cô.
- Không nên đặt biệt hiệu xấu cho các
thầy cô; không nói xấu thầy cô; không bắt
chước dáng đi, cử chỉ của thầy cô vì làm
như vậy là thất lễ.
- Hãy giúp thầy cô những việc mà mình
có thể làm, chẳng hạn như bê chồng vở
lên văn phòng, xách hộ thầy cô cặp sách,
hoặc giúp thấy cô chuẩn bị đồ dùng khi
lên lớp… Dù là học sinh nam hay nữ,
cũng đều cần phải chú ý giữ một khoảng
cách đúng mực đối với thầy cô.
- Khi thầy cô đến thăm nhà, hãy nhớ ra
chào hỏi, vui vẻ tiếp đón thầy cô; đừng vì
- GV đặc biệt chú trọng hướng dẫn một lý do gì đó mà ngồi lì trong phòng
thái độ, hành vi của HS đối với thầy của mình.
cô giáo cũ: - Đối với thầy cô giáo cũ:
+ Dù các thầy cô không còn dạy mình + Dù các thầy cô không còn dạy mình
nữa nhưng khi có điều kiện hoặc đến nữa nhưng khi có điều kiện hãy đến thăm
thăm các thầy cô giáo cũ. Điều đó sẽ các thầy cô giáo cũ. Điều đó sẽ làm các
làm các thầy cô rất vui và cảm động. thầy cô rất vui và cảm động.
+ Nên dành thời gian quay trở lại + Nên dành thời gian quay trở lại trường
trường cũ vào ngày kỉ niệm thành lập cũ vào ngày kỉ niệm thành lập trường, 20
trường, 20 -11...hàng năm để thăm lại -11 hàng năm để thăm lại các thầy cô
các thầy cô giáo. Dù làm gì, giữ giáo. Dù làm gì, giữ cương vị nào, hãy
cương vị nào, hãy luôn tỏ ra lễ phép, luôn tỏ ra lễ phép, kính trọng, chào thầy
kính trọng chào thầy cô, hỏi thăm sức cô, hỏi thăm sức khoẻ, cùng thầy cô ôn lại
khoẻ, cùng thấy cỏ ôn lại những kỉ những kỉ niệm cũ.
niệm cũ.
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố -
“Vòng quay may mắn”
Câu 1: Đây là người thầy giáo nổi
tiếng thời nhà Trần, có rất nhiều học
trò giỏi và thành đạt?
A. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
B. Thầy giáo Chu Văn An
C. Thầy giáo Lê Quý Đôn.
Câu 2: Trường đại học đầu tiên ở
nước ta có tên là gì?
A. Văn miếu Diên Hựu
B. Quốc học Huế.
C. Văn miếu Quốc Tử Giám.
Câu 3: Trong những hành vi sau đây
hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư
trọng đạo?
A. Thầy Minh ra bài tập Toán cho học
sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa
không làm bài tập.
B. Anh Thắng là một sinh viên đại
học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
20-11, anh Thắng đã viết thư thăm
hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1.
C. Giờ trả bài tập làm văn, An bị điểm
kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy
giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn
bàn.
Câu 4: Trong các câu ca dao, tục ngữ
dưới đây, câu nào nói về sự kính trọng
và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo?
A. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
B. Học thầy không tày học bạn
C. Học một biết mười
Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện
thái độ không đúng mực của học sinh
đối với thầy cô trong trường?
A. Bạn Lan lễ phép chào hỏi các thầy
cô giáo trong trường.
B. Bạn An thường xuyên ngủ trong
giờ học, đến tiết văn khi cô giáo
nhắc nhở bạn thì bạn lại có thái độ
phản ứng xúc phạm đến cô giáo.
C. Trong giờ học bạn Lộc luôn chăm
chú nghe giảng và ghi chép đầy đủ nội
dung bài học.
Hoạt động 4: DẶN DÒ
Sưu tầm trước một số tư liệu về tình
cảm bạn bè và các hành vi ứng xử văn
minh trong môi trường sư phạm.

You might also like