You are on page 1of 10

TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CỦA NHÓM

Quân là một HS bướng bỉnh nhất lớp 11B2 mà hầu như GV nào cũng biết
tới. Trong giờ Hóa, thầy Tiến đang giảng bài về một nội dung mới, cả lớp
đang chú ý lắng nghe. Riêng Quân ngồi dưới, cứ khi thầy quay mặt lên
bảng, là lại trêu chọc mấy bạn ngồi bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình.
Bất chợt, thầy giáo quay xuống thấy Quân đang cười và trêu bạn bàn trên.
Với nét mặt nghiêm nghị, thầy nhìn Quân và nói:
- Quân, em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì?
Quân đứng dậy và nhanh nhảu đáp:
- Thưa thầy, thầy vừa nói: “Quân, em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói
gì?”
Cả lớp đang im lặng bỗng ồ lên cười, làm thầy Tiến đỏ mặt tía tai.
Nếu là thầy Tiến trong tình huống trên, bạn sẽ tiếp tục xử lý như thế nào?

PHƯƠNG ÁN
A. Mặt nghiêm trang nhưng xem như không có gì và tiếp tục giảng bài cho cả
lớp
B. Tỏ thái độ giận dữ, quát mắng và đuổi Quân ra khỏi lớp
C. Phê bình, khiển trách Quân trước lớp đến hết tiết
D. Ghi tên Quân vào sổ đầu bài, trừ hết điểm tiết học hôm đó của lớp
E. Bình tĩnh nói: “Có lẽ câu hỏi vừa rồi của thầy chưa rõ ý vì đã hỏi em thầy
vừa nói gì, thầy hỏi lại em nhé: “Thầy vừa giảng gì?”. Sau đó, cuối giờ
hẹn gặp riêng Quân để nhắc nhở và xử lý
A. Mặt nghiêm trang nhưng xem như không có gì và tiếp tục giảng bài cho
cả lớp
Ưu điểm
- Không mất thời gian giải quyết vấn đề.
- Không ảnh hưởng đến tiến độ giảng dạy.
Nhược điểm
- Thể hiện bản thân GV chấp nhận việc không được tôn trọng. Có thể
khiến HS khác cũng không tôn trọng GV.
- Không có tính răn đe, khiến cho HS vi phạm tiếp tục thực hiện hành vi
của mình.
- Quân sẽ nghĩ thầy hiền và tiếp tục vi phạm vào các tiết học sau.
- Ảnh hưởng đến việc nghe giảng của HS xung quanh em Quân.

 Vi phạm nguyên tắc


- Có thiện ý trong giao tiếp sư phạm với HS.
- Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm với HS.
 Vi phạm phong cách giao tiếp
Phong cách tự do

GV đã sử dụng phép đối cực trong ứng xử bằng cách xem như không có gì,
trong khi HS đang chống đối, chọc giận mình. Nhưng cách xử lý này không đem
lại hiệu quả vì không có tính răn đe đối với Quân và vẫn ảnh hưởng đến HS khác
trong lớp.
B. Tỏ thái độ giận dữ, quát mắng và đuổi Quân ra khỏi lớp
Ưu điểm
- Tiết kiệm được thời gian, tránh gây ảnh hưởng đến các HS còn lại.
- Thể hiện sự không đồng tình của GV đối với HS vi phạm.
- Có tác dụng răn đe cao đối với HS vi phạm và HS khác trong lớp.
Nhược điểm
- Tạo bầu không khí tiêu cực trong lớp học.
- Có thể phát sinh những trường hợp ngoài ý muốn.
- HS vi phạm sẽ mất kiến thức buổi học đó.
- Nếu việc này diễn ra nhiều lần sẽ khiến HS không biết sợ, cố tình vi phạm để
không phải học môn Hóa.
- Giáo viên không nên thể hiện thái độ không thể thừa nhận HS.

 Vi phạm nguyên tắc


- Tính mẫu mực trong giao tiếp sư phạm của GV.
- Tôn trọng nhân cách HS trong giao tiếp sư phạm.
- Có thiện ý trong giao tiếp sư phạm với HS.
- Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm với HS.
 Vi phạm phong cách giao tiếp
Phong cách độc đoán

GV chưa biết cách dùng thuật tương phản trong phương án này. HS có hành vi
như vậy là đang đẩy GV vào thế bị động, cố tình khiến cho GV nổi nóng. Lúc
này GV cần phải thay đổi tình thế, biến bị động thành chủ động thay vì giận dữ,
quát mắng và đuổi HS ra khỏi lớp
C. Phê bình, khiển trách Quân trước lớp đến hết tiết
Ưu điểm
- Bị trách mắng trong suốt thời gian dài có thể khiến Quân cảm thấy xấu hổ,
không dám tái phạm vào lần sau.
- Có tác dụng răn đe cao đối với HS khác trong lớp.
Nhược điểm
- Mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ giảng dạy.
- Khiến những em không vi phạm bị vạ lây.
- Gây ra bầu không khí tiêu cực trong lớp học.
- Làm cho Quân cảm thấy xấu hổ, mất mặt và có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý.
- Có thể gây phản tác dụng, HS tiếp tục vi phạm để chọc GV tức giận.

 Vi phạm nguyên tắc


- Tính mẫu mực trong giao tiếp sư phạm với HS.
- Tôn trọng nhân cách HS trong giao tiếp sư phạm.
- Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm với HS.
 Vi phạm phong cách giao tiếp
Phong cách độc đoán

Trong phương án này, thầy Tiến sử dụng thuật biết khen, biết chê chưa hợp lý.
Vì chê bai quá thẳng thừng, thiếu tế nhị sẽ làm cho HS nhụt chí, cảm thấy mình
tầm thường, dễ đẩy đến hành vi tiêu cực. Việc GV phê bình, khiển trách Quân
trước cả lớp khiến các bạn khác bị vạ lây là không khách quan, không công
bằng.
D. Ghi tên Quân vào sổ đầu bài, trừ hết điểm tiết học hôm đó của lớp
Ưu điểm
- Thể hiện sự uy nghiêm, kiên định của GV trong việc giáo dục HS tuân thủ theo
nội quy của nhà trường.
- Có tác dụng răn đe cao đối với HS vi phạm và học sinh khác trong lớp.
Nhược điểm
- Vì một HS mà ảnh hưởng đến thi đua của cả lớp, khiến cả lớp có ấn tượng xấu
với thầy.
- Có thể khiến cho một số HS ức chế, không chú ý, không hợp tác vào những tiết
học tiếp theo.
- Dễ dẫn đến tình trạng mất đoàn kết trong lớp, cả lớp tẩy chay HS vi phạm.
- Có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với GVCN lớp 11B2.

 Vi phạm nguyên tắc giao


- Tính mẫu mực trong giao tiếp sư phạm của GV.
- Tôn trọng nhân cách HS trong giao tiếp sư phạm.
- Có thiện ý trong giao tiếp sư phạm với HS.
- Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm với HS.
 Vi phạm phong cách giao tiếp
Phong cách độc đoán

Nếu thầy Tiến xử lý như vậy sẽ không tạo ra sự cân bằng động, sự tương đồng
trong nhiều mối quan hệ tương khắc ẩn chứa trong tình huống. Phương án
này sẽ khiến HS lớp 11B2 bức xúc, không phục vì một người làm mà cả lớp phải
chịu và ảnh hưởng đến mối quan hệ với GVCN.
Nhóm chọn phương án E
E. Yêu cầu lớp trật tự. Bình tĩnh nói: “Có lẽ câu hỏi vừa rồi của thầy chưa
rõ ý vì đã hỏi em thầy vừa nói gì, thầy hỏi lại em nhé: “Thầy vừa giảng gì?”.
Sau khi nghe Quân trả lời, nhắc nhở Quân chú ý hơn trong giờ học. Sau đó,
tiếp tục giảng bài cho lớp, đến cuối giờ hẹn gặp riêng Quân để nhắc nhở và
xử lý
Ưu điểm
- Học sinh không có thể trả lời một cách chống chế.
- Ổn định được lớp học sau câu trả lời chống chế của Quân.
- Không làm gián đoạn tiết học và quá trình tiếp thu bài của lớp.
- GV thể hiện sự tôn trọng của mình đối với học sinh, thể hiện qua việc hẹn riêng
HS để xử lý thay vì trách phạt trước lớp, không tạo tâm lý tiêu cực cho HS.
- GV xử lý tình huống linh hoạt, có thiện ý đối với HS.
- Có sự nhắc nhở và xử lý kịp thời để HS nhận thức được hành vi sai phạm, sau
đó HS sẽ sửa đổi.
- Giữ mối quan hệ tốt với HS và GVCN lớp.
Nhược điểm
- Chưa thể hiện được tính kỷ luật trong lớp học.
- Có thể dẫn đến tình trạng một số HS noi theo, làm việc riêng trong tiết.
- Khiến HS khác nghi ngờ liệu GV có xử lý và xử lý có công bằng không.
 Vận dụng nguyên tắc
- Tính mẫu mực trong giao tiếp sư phạm của GV.
- Tôn trọng nhân cách HS trong giao tiếp sư phạm.
- Có thiện ý trong giao tiếp sư phạm với HS.
- Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm với HS.
 Vận dụng phong cách giao tiếp
Phong cách dân chủ

Trong phương án xử lý này, thầy Tiến đã sử dụng phép đối cực trong ứng xử,
lấy “cái nhu thắng cái cương”. HS đang muốn chứng tỏ, thể hiện bản thân với
mọi người bằng cách chọc tức GV nhưng thầy Tiến vẫn ứng xử mẫu mực, tôn
trọng bạn Quân. Bên cạnh đó, thầy Tiến còn dùng thuật sử dụng ngôn ngữ ứng
xử để tránh gây ra mâu thuẫn.

----------------------
- Tình huống 2 :
- Cô Lan chủ nhiệm lớp 10A2. Lớp của cô hầu hết đều rất ngoan và lễ phép. Tuy
nhiên, có một số em học sinh nghịch ngợm, lười học,… hay bị giáo viên phê
bình. Những lần đi dưới sân trường gặp các em học sinh này, cô Lan để ý thấy
học sinh của mình thường lảng tránh, né tránh nhìn đi chỗ khác để không phải
chào cô.
Cách xử lý
1. Không nói gì vì cho đó là những học sinh hư hỏng, vô văn hoá, không thể giáo
dục được.
Ưu điểm:
- Tránh được mâu thuẫn mối quan hệ giữa cô và trò ngay lúc đó;
- Đây là lúc người giáo viên xem lại mình.
Nhược điểm:
- Không giải quyết được và tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn;
- Học sinh dần hình thành thói quen không lễ phép với giáo viên;
- Khiến mối quan hệ giữa cô và trò trở nên tiêu cực hơn;
- Ảnh hưởng đến tình trạng lớp học, học sinh không tiến bộ.
 Thiếu tôn trọng đối với nhân cách học sinh.
 Thiếu thiện chí trong giao tiếp.
 Trong cách ứng xử, giáo viên đã sử dụng phép đối cực trong ứng sử, lấy
tĩnh chế động thay vì trách phạt thì giáo viên giữ im lặng trước những
hành động thiếu tôn trọng của học sinh đối với mình. Đây là các ứng xử
không phù hợp vì giáo viên cứ im lặng thì các em học sinh sẽ không nhận
ra lỗi sai và các hành động đó sẽ ngàng càng tiếp diễn.

2. Gọi các em học sinh đó lại và phê bình ngay giữa sân trường.
Ưu điểm:
- Giải quyết được tình trạng ngay lập tức;
- Thể hiện được quyền uy của GV;
- Có thể dùng để răn đe những trường hợp tương tự khác.
Nhược điểm:
- Dễ khiến cho những HS bị phê bình mất thiện cảm với GV;
- Học sinh bị xấu hổ, tự ti trước đám đông;
- Chưa thể hiện được thiện ý của GV với HS.
Trong cách xử lý này, GV mặc dù đã sử dụng quyền của mình để xử phạt
HS.
 vận dụng biện pháp bùng nổ để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, với việc phê
bình HS ngay giữa sân trường, đòi hỏi người GV cần phải khéo léo trong
ngôn ngữ, cử chỉ của bản thân. Phải vận dụng tốt thuật sử dụng ngôn ngữ
ứng xử, nếu không sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực.
3. Vào đúng tiết sinh hoạt chủ nhiệm, bắt những em học sinh đó đứng lên và
phê bình trước lớp.
Ưu điểm:
- Thể hiện được quyền của GVCN;
- Có thể dùng để răn đe những trường hợp tương tự khác.
Nhược điểm:
- Chưa thể hiện sự cảm thông, thiện ý của GV với HS;
- Làm cho các học sinh xấu hổ, tự ti trước lớp;
- Làm cho mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh căng thẳng.
 Ở cách xử lí này cho thấy người giáo viên đã sử dụng nhân vật trung gian
là các bạn học sinh khác trong lớp nhằm tạo ra sức ép cho các học sinh vi
phạm để các em nhận thức ra được những vi phạm của mình mà khắc
phục.

- Cách xử lý 4: Không nói gì nhưng đến buổi sinh hoạt lớp khéo léo kể một câu
chuyện tương tự để giáo dục các em.
 ƯU ĐIỂM:
- Không làm cho vấn đề đi quá sâu và mang lại những tai tiếng cho cô giáo và
học sinh;
- Không làm cho bầu không khí căng thẳng hơn;
- Thông qua câu chuyện nhắc nhở các em học sinh vi phạm, đồng thời giáo dục
cả lớp.
NHƯỢC ĐIỂM:
Đôi lúc học sinh không hiểu ngụ ý của giáo viên, tình trạng đó tiếp tục diễn ra.
=> Trong cách xử lý này, cô Lan đã sử dụng phương pháp phép đối cực trong
phương pháp ứng xử tình huống trong quản lý giáo dục. Cô đã dùng một câu
chuyện có tính giáo dục để giáo dục các em học sinh.

You might also like