You are on page 1of 3

Chào cả lớp, nay cô trò mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh

niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe ở trạm khí tượng trên đỉnh núi yên sơn, trong vòng
chưa đầy nửa tiếng. Tác phẩm gợi lên cho chúng ta câu chuyện về cuộc sống người lao
động thầm lặng cống hiến cho đời, và vẻ đẹp của những công việc thầm lặng nhưng quan
trọng vô cùng. Và bài học của chúng ta hôm nay đó là tìm hiểu tác phẩm Lặng lẽ sa pa
của Nguyễn Thành Long.
TRONG CÁC NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM ĐÃ HỌC, EM THẤY NGUYÊN TẮC NÀO
LÀ QUAN TRỌNG NHẤT TRONG THỰC TẾ HIỆN NAY? TẠI SAO?
Trong thực tế hiện nay, em thấy nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp là
quan trọng nhất, và đối tượng giao tiếp ở đây là học sinh. Là phải coi học sinh là 1 cá
nhân, 1 con người với đầy đủ các quyển được vui chơi, học tập nhận thức… với những
đặc điểm tâm lý riêng, bình đẳng với mọi người trong các mối quan hệ xã hội.
Học sinh đang hình thành và phát triển nhân cách, các em là chủ thể hoạt động tích cực,
có đặc điểm nhận thức, thái độ và kiểu hành vi ứng xử riêng, người giáo viên không nên
ép buộc các em tuân theo ý kiến của thầy cô 1 cách máy móc. Cần biết lắng nghe học
sinh giải bày những khúc mắc, ý muốn và những 8hu cầu, nguyện vọng của các em. Tôn
trọng nhân cách của các em, thể hiện rõ nhất là qua hành vi, ngôn ngữ. Bất luận trong
trường hợp nào, cũng không nên sử dụng những từ ngữ, câu xúc phạm đến nhân cách các
em, nhất là trước lớp học, nơi đông người. Hiện nay có rất nhiều trường hợp giáo viên xử
dụng những hình phạt nặng dành cho học sinh trước lớp, không nghe các em trình bàu
những lí do hay tình huống như nào để các em hành xử như thế mà cứ quyết định xử phạt
các em trước, hệ lũy dẫn đến là các em cảm thấy không được tôn trọng và có những hành
vi sai lệch sau này.
LÀ SINH VIÊN SƯ PHẠM, EM CÓ SUY NGHĨ GÌ KHI HIỆN NAY HỌC SINH
THPT THƯỜNG XUYÊN LẬP CÁC GROUP BÍ MẬT ĐỂ NÓI XẤU GIÁO VIÊN
Em nghĩ rằng vấn đề này cả hai phía thầy cô và học sinh còn rất nhiều điều để suy ngẫm.
Ở phía thầy cô, kỹ năng giao tiếp sư phạm của thầy cô chưa đủ mạnh để tác động đến các
em học sinh, quan trọng là kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong môi trường học
đường của thầy cô giáo chưa thật sự tốt. Việc các em lập những group nói xấu đến giáo
viên phần nào là sự tích tụ lâu dài của việc các em bị giáo viên đối xử không công bằng,
sự mất lòng của các em được chuyển thành phản kháng đối với thầy cô giáo. Bởi ở địa vị
người thầy, trước hết thầy cô cần bình tĩnh, gạt những bức xúc vì bị xúc phạm sang bên
để xem xét và làm hết trách nhiệm của người thầy, với một trái tim độ lượng, bao dung,
một tinh thần sư phạm, vì thế hệ sau này, chứ không chỉ nóng nảy áp ngay hình phạt cao
nhất. Bởi học sinh ở vị thế người trò, nhất là lại đang ở tuổi ẩm ương ngang bướng, nên c
mới cần được thầy cô dạy dỗ, uốn nắn.
Ở phía các em học sinh các em cũng sai hoàn toàn, khi các em hành xử thiếu tôn trọng
với những người đem lại tri thức cho chính bản thân các em. Hành động ngông cuồng và
coi thường thầy cô của các em sẽ càng tăng lên, nếu không được chấn chỉnh kịp thời
trong lứa tuổi đang hình thành nhân cách thì sau này các em trưởng thành rất khó chấn
chỉnh và sẽ mắc những khiếm khuyết về nhân cách.
NẾU TRONG LỚP EM DẠY CÓ 1 HỌC SINH THƯỜNG XUYÊN NÓI LEO, CẮT
NGANG BÀI GIẢNG CỦA EM THÌ EM SẼ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO? EM ĐÃ SỬ
DỤNG KỸ NĂNG NÀO ĐỂ CÓ CÁCH XỬ LÝ TRÊN?
Em sẽ ngừng bài giảng với thái độ bình tĩnh, nói với chính em học sinh đó rằng hành
động nói leo cắt ngang bài giảng của thầy cô giáo đang đứng lớp là 1 hành động không
nên, và yêu cầu em ấy sau giờ học ở lại để em có thể tìm hiểu sau về lý do tại sao em ấy
lại hành động như thế. Em sử dụng kỹ năng ứng xử lý tình huống sư phạm để áp dụng.

TRONG CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM, THEO EM KỸ NĂNG NÀO LÀ


QUAN TRỌNG NHẤT? VÌ SAO?
Theo em thì kỹ năng ứng xử sư phạm khéo léo hay còn gọi là xử lý tình huống sư phạm
là quan trọng nhất. Theo Xtrakhop, cái chủ yếu trong sự khéo léo ứng xử sư phạm, là kĩ
năng tìm ra những phương thức tác động đến học sinh có hiệu quả nhất, là sự cân nhắc
đúng đắn nhiệm vụ sư phạm phù hợp với những đặc điểm và khả năng của cá nhân cũng
như tập thể học sinh trong từng tình huống sư phạm cụ thể. Nói cách khác, sự khéo léo
ứng xử sư phạm là kĩ năng trong bất cứ trường hợp nào cũng tìm ra những tác động sư
phạm đúng đắn nhất.
Trong quá trình giáo dục, giáo viên thường đứng trước vô vàn những tình huống sư phạm
có thể xảy ra bất cứ khi nào, điều đó đòi hỏi người giáo viên phải biết được tâm lí học
sinh, hiểu được những gì đang diễn ra trong tâm hồn của các em. Mặt khác cũng đòi hỏi
người giáo viên phải biết cách giải quyết linh hoạt và sáng tạo những tình huống sư phạm
khác nhau, trong từng hoàn cảnh khác nhau của từng cá nhân cũng như tập thể học sinh.
Vì thế sự khéo léo trong ứng xử được xem như một thành phần quan trọng của người
giáo viên, thể hiện ở sự nhạy bén trong việc xác định vấn đề đang diễn ra và kịp thời áp
dụng những biện pháp thích hợp, biết cách quan tâm chu đáo, đầy đủ đến từng cá nhân
học sinh, và quan trong đối với những tình huống bất ngờ xảy ra người giáo viên cũng
không nóng vội, không thô bạo mà giải quyết một cách khéo léo. Và trong thực tế chúng
ta đều thấy việc không khéo ứng xử thường dẫn đến những hậu quả năng nề, chẳng hạn
như đối với những vi phạm nhỏ nhặt của học sinh, giáo viên lại có những nhận xét gay
gắt, thô bạo và làm cho chính các em học sinh cảm thấy buồn, mất lòng tin vào bản thân.
Và sự mất lòng đó dồn lại lâu ngày sẽ thành sự phản kháng ở chính các em học sinh, thể
hiện ở sự không vâng lời, phá rối trật tự của lớp học và cuối cùng ở sự phê phán giáo viên
một cách gây gắt.
EM HÃY TỰ NHẬN XÉT PHẦN TRÌNH BÀY VỪA RỒI CỦA MÌNH. THEO EM,
BẢN THÂN EM CẦN CẢI THIỆN ĐIỀU GÌ? VÌ SAO?

NẾU THẦY CÔ ĐỀ NGHỊ KỸ NĂNG NGÔN NGỮ/KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG


TIỆN PHI NGÔN NGỮ/ KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN/ NHÓM KỸ NĂNG ĐIỀU KHIỂN/
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC TRONG PHẦN TRÌNH BÀY VỪA RỒI THÌ EM
CÓ CẢI THIỆN KHÔNG? Không – vì sao? Có thì em cải thiện như thế nào? Vì sao?

You might also like