You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỌC PHẦN : LỊCH SỬ ĐẢNG – POLI200404


TÊN: TRƯƠNG NGUYỄN HIỀN TRANG
MSSV: 46.01.614.120
BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
ĐỀ TÀI: Cảm nhận của anh/chị sau khi tham quan Bảo tàng chứng tích chiến
Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày cho thấy sự khốc liệt, tàn nhẫn
của chiến tranh đã gây ra cho tất cả các dân tộc trên đất nước hình chữ S, và tinh thần
kiên cường, bất khuất, không ngục ngã trước gian nan của dân tộc Việt Nam. Những
bức ảnh, tư liệu ở bảo tàng là minh chứng rõ ràng nhất sự dã man, tàn ác, mất nhân
tính của quân đội Mỹ lúc bấy giờ. Chúng ta hiện giờ đang sống trong một xã hội hòa
bình, độc lập, tân tiến, hiện đại, và hội nhập. Những mỗi người trong chúng ta chắc
hẳn vẫn chưa hiểu rõ và sâu sắc những tàn dư của chiến tranh để lại cho dân tộc, và
qua học phần lịch sử đảng em đã được biết hơn nhiều về những chuyên đề chiến tranh,
những hậu quả kéo dài cho đến hiện tại.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện
chiến tranh hiện đại, tàn bạo nhất và trong đó nổi bật đó là vũ khí hóa học. Hay chúng
ta vẫn thường biết đến là tác nhân da cam, đó là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ
và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong chiến dịch Ranch Hand, và là
một phần của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Chất này không có màu và được chứa trong các thùng màu da cam. Chất này đã được
Hoa Kỳ sử dụng quy mô lớn trong những năm từ 1961 đến 1971, khiến cho nhiều
vùng ở Việt Nam bị nhiễm độc nghiêm trọng. Người ta đã tìm thấy chất độc da cam
có chứa chất độc dioxin, nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều
loại rối loạn chức năng ở cả người Việt lẫn các cựu quân nhân Hoa Kỳ. Trong nghiên
cứu năm 2012 của Đại học Washington trên chuột và cho thấy dioxin có thể gây dị tật
suốt nhiều thế hệ, những đột biến gen sau khi phơi nhiễm dioxin trong khoảng thời
gian dài có thể là vĩnh viễn và sẽ tiếp tục truyền tới các thế hệ sau. Và ở Việt Nam, nơi
bị Mỹ rải 370kg dioxin trong 8 năm chiến tranh ròng rã, người dân và binh sĩ nơi đây
đã chịu sự phơi nhiễm lâu dài, dioxin đã ngấm sâu vào mọi con đường sinh hoạt hằng
ngày như không khí, nguồn nước, cây trồng và thực phẩm mà không hề có sự sơ tán
hoặc tẩy độc.
Tất cả diện tích bị rải chất độc da cam đều ở miền Nam Việt Nam. Vì chất da cam
phân tán qua không khí cà nước nên nó lan rộng rất nhanh, không chỉ những chiến sỹ
quân Giải Phóng mà cả dân thường miền Nam, quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng
hòa cũng đều bị nhiễm độc nếu có mặt ở khu vực bị rải độc. Quân Mỹ đã phun rải
xuống miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam trên 100 triệu lít chất độc
hóa học trong đó có 65% là chất độc màu da cam chứa 386kg dioxin tinh chất cực kì
độc hại, làm nhiễm độc trên 2.6 triệu ha.
Nhưng các nạn nhân người Việt thường bị nhiễm độc nặng hơn lính Mỹ do họ sống
định cư, sinh hoạt tại khu bị nhiễm độc, còn lính Mỹ chỉ ở đó trong một thời gian ngắn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỌC PHẦN : LỊCH SỬ ĐẢNG – POLI200404
rồi hành quân đi nơi khác hoặc trở về nước. Những gì chất độc màu da cam gây ra cho
dân tộc ta vẫn còn hiện nguyên như vậy, vô số nạn nhân chết vì độc, hàng trăm nghìn
người đang vật lộn với bệnh hiểm nghèo, gây nên ung thư da, gan, tuyến giáp, và nặng
hơn gây nên đột biệt gen và nhiễm sắc thể hình thành các dị tật bẩm sinh, các tai biến
sinh sản. Nguy hiểm hơn rằng một khi chất độc đã ngấm vào cơ thể thì có thể di
truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam, di chứng da cam đã truyền sang thể hệ thứ 4,
và chúng ta cũng không biết rằng đến bao giờ chất độc da cam sẽ chính thức chấm
dứt.
Khi những em bé được sinh ra với việc cơ thể của các em không đầy đủ như bao
người khác, không thể vận động hay suy nghĩ như bao người, nhưng có một số ít em
may mắn hơn có được hình dạng bình thường thì lại câm điếc hoặc bị bại não. Di hại
của chất độc hiện rõ trên cơ thể của các em, và số phận, cảm giác bị thiếu hụt so với
nhiều người sẽ theo các em cho đến hết cuộc đời.
Hậu quả khôn lường của những chất độc năm đó không chỉ đau ở các em mà còn ở
chính phụ huynh, gia đình của các em. Nỗi đau về thể xác, tinh thần khó có thể nói đủ
và hết được, những tổn thương tâm lí, tinh thần cũng như về thể chất của chính các
em. Và chính bản thân chúng ta, những người may mắn không bị ảnh hưởng của chất
độc cũng chỉ có thể nỗi đau, những tổn thương ở một mức độ nào đó, thông qua
những phương tiện truyền thông hoặc phim ảnh, và với sự cảm thông, chia sẻ về
những mất mát mà chính những những người anh hùng và người thân của họ đang
phải chịu đựng. Không thể nào có thể hiểu được hết những vất vả, sự tổn thương về
mặt tâm lí, tinh thần đó. Vết thương tâm lí và thể xác thì vĩnh viễn không thể lành lại,
không thể sửa chửa. Nỗi đau của những nạn nhân da cam là một nỗi ám ảnh dai dẳng,
không thể phai.

You might also like