You are on page 1of 10

Khái niệm:

Chất độc da cam là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng
lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong Chiến dịch
Ranch Hand, một phần của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời
kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chất này không có màu và được chứa trong
các thùng màu da cam (do vậy trong vụ kiện hậu quả của nó được gọi
nhầm là chất độc màu da cam)

Người ta đã tìm thấy chất độc da cam có chứa chất độc dioxin, nguyên
nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng
ở cả người Việt lẫn các cựu quân nhân Hoa Kỳ.
-Vì sao Mỹ lại sử dụng phương án tàn độc này?
Vì rừng là căn cứ địa của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong
cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã dùng chất độc
da cam/dioxin nhằm phá rừng, tìm và diệt căn cứ cách mạng, ngăn chặn
các cuộc hành quân của bộ đội và hủy hoại hoa màu.

-Trong Chiến Tranh VN:

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến
tranh hóa học kéo dài từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã sử dụng:

+Chất độc CS dưới các dạng vũ khí khác nhau (lựu đạn, pháo, khói,
thùng CS tự nổ khi chạm đất) nhằm làm mất sức chiến đấu lực lượng vũ
trang của ta.
+Các phương tiện khác nhau (máy bay, xe phun, bình phun) phun rải
các chất diệt cỏ, đặc biệt là chất da cam chứa dioxin, một loại chất siêu
độc đối với sức khỏe con người, lên 3,06 triệu hécta lãnh thổ Nam Việt
Nam (chiếm 15% tổng diện tích toàn miền) với mật độ phun rải ~ 37
kg/ha gấp 17 lần liều sử dụng trong nông nghiệp (theo hướng dẫn của
Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ năm 1969 là 2,2 kg/ha). Với mật độ này, các
chất diệt cỏ trở thành những chất phát quang, phá hoại mùa màng có
tính hủy diệt.

-Mỹ thực hiện như thế nào?

+Để sử dụng chất độc CS, quân đội Mỹ đã sử dụng các phương tiện, vũ
khí khác nhau: các loại lựu đạn CS, ống phóng và quấn chất nổ vào
thùng phi chứa CS.

Đối với các chất diệt cỏ, quân đội Mỹ sử dụng các phương tiện: máy bay
(vận tải, trực thăng), xe phun, bình phun, nhưng chủ yếu là máy bay vận
tài C-123, vì phun rải bằng máy bay tạo được khu vực nhiễm độc rộng
lớn. Mỗi phi xuất C-123 tạo được một vệt các chất diệt cỏ rộng 80 - 100
m, dài 15 - 18 km chỉ trong vòng 5-7 phút.

-Việt Nam Phải Chịu Những Gì:


+Nhiều dân thường, bộ đội sống trong vùng bị rải chất độc hóa học đã
bị mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư. Nhiều phụ nữ bị sảy
thai, đẻ non.

Nguy hiểm hơn cả là chất độc màu da cam đã để lại di chứng cho đời
sau, con cái của những người bị nhiễm chất độc hóa học, mặc dù sinh ra
sau chiến tranh, thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc phải các
bệnh hiểm nghèo hoặc có hình hài dị dạng. Sự tồn tại của hàng loạt các
trẻ em dị tật trong các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựu
chiến binh có bố hoặc mẹ từng công tác, chiến đấu trong vùng bị nhiễm
chất độc màu da cam, đang trở thành nỗi đau và gánh nặng to lớn
không chỉ riêng cho các em và gia đình, mà còn cho cả xã hội.

+cây rừng bị trụi lá và nguồn nước bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến các
loài động vật. Ðộng vật chết vì thiếu thức ăn, không có nơi trú ẩn và
nguồn nước uống bị nhiễm độc. 

Những khu vực nào bị phun rải nặng nhất ở Nam Việt Nam?

Trong thời gian chiến tranh, Mỹ - Ngụy chia Nam Việt Nam ra các vùng
chiến thuật: I, II, III, IV.
Trong đó vùng chiến thuật III bị phun rải nặng nhất, đây là khu vực xung
quanh Sài Gòn, đầu não của Mỹ - Ngụy. Các tỉnh và khu vực trọng điểm
là: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Thừa Thiên-Huế,
Quảng Trị, chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu, đặc khu rừng Sác,
mật khu Bời Lời.

Một số hình ảnh:

Chiếc thùng chứa chất độc mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam.
Một em bé bị tật bẩm sinh vì phơi nhiễm chất độc da cam.
Chất độc da cam/dioxin mà Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam hủy diệt
môi trường sống và cây trồng nơi đây, để lại hậu quả đến tận ngày nay.
Máy bay UC-123 rải chất độc màu da cam tại VN.
Nạn nhân của chất độc màu da cam.
hình ảnh môt người mẹ chăm sóc 2 đứa con bị chất độc màu gia cam.

You might also like