You are on page 1of 13

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80

triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/dioxin (chất độc nhất mà con người biết
được từ trước đến nay) xuống 1/4 diện tích đất tự nhiên ở miền Nam Việt Nam, gây hậu
quả vô cùng nặng nề đối với con người và môi trường Việt Nam. Nhiều hệ sinh thái bị
phá hủy bởi CĐDC chưa thể phục hồi; nhiều thế hệ người Việt Nam phải chịu đựng sự
đau đớn về thể xác và tinh thân do bị nhiễm CĐDC.
Trong 10 năm , Mỹ đàn áp nhân dân ta bằng cuộc chiến tranh hoá học, quân đội Mỹ đã
sử dụng:
- Chất độc CS dưới các dạng vũ khí khác nhau (lựu đạn, pháo, khói, thùng CS tự nổ khi
chạm đất) nhằm làm mất sức chiến đấu lực lượng vũ trang của ta.
- Các phương tiện khác nhau (máy bay, xe phun, bình phun) phun rải các chất diệt cỏ, đặc
biệt là chất da cam chứa dioxin, một loại chất siêu độc đối với sức khỏe con người, lên
3,06 triệu hécta lãnh thổ Nam Việt Nam (chiếm 15% tổng diện tích toàn miền) với mật
độ phun rải ~ 37 kg/ha gấp 17 lần liều sử dụng trong nông nghiệp (theo hướng dẫn của
Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ năm 1969 là 2,2 kg/ha). Với mật độ này, các chất diệt cỏ trở
thành những chất phát quang, phá hoại mùa màng có tính hủy diệt.
Chương trình sử dụng các chất diệt cỏ của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ
tháng 8 năm 1961 và kết thúc vào tháng 10 năm 1971 dưới mật danh chung là
“OPERATION TRAIL DUST” (chiến dịch bụi đường mòn).Trong chương trình này có
các chiến dịch và kế hoạch dưới các mật danh khác nhau. Trong đó trụ cột là chiến dịch
phun rải các chất diệt cỏ từ trên không bằng máy bay vận tải C-123 được đặt dưới mật
danh là OPERATION RANCH HAND (chiến dịch Ranch Hand).
Thực hiện cuộc chiến tranh hoá học bằng cách phun rải các chất diệt cỏ mà trụ cột là
chiến dịch Ranch Hand, quân đội Mỹ nhằm 3 mục đích như sau:
+ Phát quang để tấn công
Với mục đích này, việc khai quang (công tác 20T) được tiến hành tập trung vào các vùng
căn cứ địa của Cách mạng (như chiến khu C, chiến khu Đ ở miền Đông Nam bộ, chiến
khu Dương Minh Châu ở Bắc và Đông Bắc Tây Ninh, đặc khu rừng Sác, Cần Giờ thành
phố Hồ Chí Minh...), đường mòn Hồ Chí Minh, các khu vực biên giới với việc phát hiện
từ trên không và tổ chức tấn công từ trên không bằng máy bay ném bom, đặc biệt là ném
bom rải thảm bằng B-52, hay tấn công trên bộ để tiêu diệt lực lượng, phá hủy phương
tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần, các tuyến đường vận chuyền và thông tin liên lạc của ta.
Để tạo thành những vùng trắng, sau khi dùng các chất diệt cỏ để khai quang, quân đội Mỹ
thả tiếp bom napal để đốt trụi những khu rừng mà họ thấy cần thiết. Đây là phương thức
tác chiến rất dã man, hủy hoại môi trường sống, làm cho nhiều khu rừng nhiệt đới rậm
rạp của Việt Nam bị tàn phá nặng nề. Phải mất nhiều thập niên, thậm chí hàng thế kỷ mới
phục hồi lại được. Không những thế, nhiệt độ cao của bom napal còn tạo nên các dioxin
thứ cấp với số lượng đáng kể ở những nơi đã phun rải các chất diệt cỏ chứa 2,4-D và
2,4,5-T.
+ Phát quang để phòng vệ
Để thực hiện mục tiêu này, việc khai quang (công tác 20P) được thực hiện ở những vành
đai rậm rạp xung quanh các khu vực đóng quân, khu vực trọng yếu, cơ sở hậu cần quan
trọng, trục lộ chuyển quân, bãi đổ quân của Mỹ - Ngụy nhằm phát hiện, ngăn chặn và
chống phá sự xâm nhập, tấn công của quân ta.
+ Phá hoại mùa màng
Phá hoại mùa màng (công tác 2R) tập trung ở những nơi, những khu vực mà lực lượng
cách mạng kiểm soát, tổ chức sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm nhằm phá hoại
nền kinh tế tự cung, tự cấp tại chỗ của Cách mạng miền Nam Việt Nam.
Trong thời gian từ tháng 8 năm 1961 đến tháng 10 năm 1971, quân đội Mỹ đã thử
nghiệm và sử dụng vài chục loại chất độc hóa học khác nhau với khối lượng trên 100.000
tấn, nhưng chủ yếu là các chất: CS, da cam (Agent Orange-AO), chất trắng (Agent
White), chất xanh (Agent Blue) và một lượng đáng kể các chất: tím (Agent Purple), hồng
(Agent Pink) và xanh mạ (Agent Green). Các chất da cam, tím, hồng và xanh mạ là
những chất chứa tạp chất dioxin.
Mỹ sử dụng chất độc da cam/dioxin để phá rừng trong chiến tranh ở Việt Nam vì rừng là
căn cứ địa của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong cuộc chiến tranh xâm lược
ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã dùng chất độc da cam/dioxin nhằm phá rừng, tìm và diệt căn
cứ cách mạng, ngăn chặn các cuộc hành quân của bộ đội và hủy hoại hoa màu.
Từ năm 1961 đến 1971 rừng nội địa và rừng ngập mặn là đối tượng chính bị tác động
nặng nề nhất. Trên 80% tổng số phi vụ rải chất độc da cam/dioxin của các chiến dịch
được tiến hành trên lãnh thổ có rừng với tổng diện tích bị rải chất độc là 3,06 triệu ha
trong đó:
- Diện tích rừng nội địa là: 2,9 triệu ha;
-Diện tích rừng ngập mặn là: 0,16 triệu ha.
Chất độc da cam/dioxin đã để lại hậu quả tức thời và lâu dài đối với các hệ sinh thái rừng:
Hậu quả tức thời: trên 3,060 triệu ha rừng bị tàn phá ở các mức độ khác nhau, làm mất đi
112 triệu m3 gỗ. Ngoài ra nhiều nguồn tài nguyên lâm sản khác như: cây thuốc, song
mây, dầu nhựa, thú rừng bị tiêu diệt.
Hậu quả lâu dài: Hệ sinh thái rừng bị thay đổi, đất rừng bị xói mòn. Cỏ tranh, tre nứa, cây
bụi xâm lấn và thay thế cây rừng. Môi trường rừng xấu đi, gây trở ngại khó khăn cho
rừng tái sinh phục hồi. Đặc biệt rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 hệ sông bị tàn phá đã
gây ra nhiều lũ lụt cho vùng hạ lưu.
Trong chiến tranh chống Mỹ, hầu hết các tỉnh thành từ Quảng Trị tới Cà Mau bị ảnh
hưởng bởi chất độc da cam/dioxin với các mức độ khác nhau:
+An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang bị rải dưới 10% diện
tích.
+ Đắc Lắc, Lâm Đồng, Hậu Giang, Long An, Gia Lai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh
Hòa, Thuận Hải, Minh Hải, Cửu Long bị rải từ 10% - 20% diện tích.
+ Quảng Ngãi, Bến Tre, Phú Yên, Quảng Trị, Bình Định bị rải từ 20% - 30% diện tích.
+ Thừa Thiên-Huế, Tây Ninh bị rải từ 40% - 50% diện tích.
+ Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai bị rải trên 50% diện
tích.
Rừng bị hủy hoại nhiều nhất thuộc các vùng sau:
+ Vĩ tuyến 17 tỉnh QuảngTrị.
+ Dọc biên giới Việt-Lào có đường mòn Hồ chí Minh từ Quảng Trị tới Kon Tum (Hương
Hóa, A Lưới, Sa Thầy, DakLây,...).
+ Vùng Đông Nam bộ (Chiến khu C, chiến khu D, Bời Lời, Tam giác Sắt...).
+ Năm Căn - tỉnh Cà Mau.
+ Cần Giờ -thành phố Hồ Chí Minh.
anh.
Ngày 10/8/1961, phi vụ đầu tiên thử nghiệm chất Dinoxol do không quân Sài Gòn tiến
hành tại khu vực phía Bắc tỉnh Kon Tum bằng máy bay trực thăng H34 có gắn thiết bị
phun - HIDAL (Helicopter Insecticide Dispersal Apparatus Liquid). Trong “ngày thứ
năm đen tối” đó, Mỹ đã phun rải chất kịch độc, được ngụy trang bằng tên gọi “chất diệt
cỏ, khai quang”, xuống miền Nam nước ta, mở đầu cuộc chiến tranh hóa học dài ngày
nhất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu nhất trong lịch sử loài người. Ngày 10/8/1961
là ngày ghi dấu tội ác hoành hành, sự dối trá lên ngôi, đánh dấu một chương cực kỳ bi
thảm trong lịch sử chiến tranh ở Việt Nam.

 
 
 
 
 
                Ngày 1/1/1962, Tờ New York Times cho biết: Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật phun
rải chất hóa học độc có tác dụng làm rụng lá cây, làm cho du kích Cộng sản không có nơi
ẩn náu và cắt đứt nguồn tiếp tế của họ. Mục đích của Mỹ rất rõ ràng, khi mà quân đội Mỹ
- Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không còn kiểm soát nổi địa phương nào đó nữa thì phải
phá hủy toàn bộ mùa màng để làm cho dân chúng đói khổ, buộc phải quỳ gối đầu hàng.
 
 
                Ngày 7/1/1971, phi vụ cuối cùng của chiến dịch Ranch Hand kết thúc với 3
chiếc máy bay vận tải C-123 phun rải ở tỉnh Bình Thuận.
                Ngày 31/10/1971, chuyến bay phun rải cuối cùng bằng máy bay trực thăng của
Mỹ kết thúc. Chương trình sử dụng các chất độc hóa học của quân đội Mỹ ở miền Nam
Việt Nam bắt đầu từ ngày 10/8/1961 và kết thúc vào ngày 31/10/1971 dưới mật danh
chung là “Trail Dust”.
 
 

 
 
 
                 Từ năm 1961 đến năm 1971, chỉ trong vòng 10 năm, quân đội Mỹ đã tiến hành
19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam
chứa 366 kg dioxin xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha; trong đó
có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần.
                Gần 25% tổng diện tích miền Nam Việt Nam, bao gồm hầu hết các hệ sinh thái
từ vùng thấp ven biển đến vùng đồi núi cao thuộc 5 vùng sinh thái: Bắc Trung Bộ, duyên
hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đều bị ảnh hưởng, trong đó,
Đông Nam Bộ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất (56% diện tích tự nhiên bị phun rải).
Khoảng 86% lượng chất độc đã được phun rải lên các vùng rừng rậm; 14% còn lại được
dùng để phá hủy ruộng vườn, hoa màu, chủ yếu là đồng lúa và nương rẫy ở các vùng đồi
núi. Diện tích rừng ngập mặn bị ảnh hưởng chất độc hóa học là 150.000 ha, điển hình là
khu rừng ngập mặn ở Cà Mau.
Thiệt hại về người
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của chất độc da cam
là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt
Nam không còn nơi trốn tránh. Chất độc da cam là một chất lỏng trong; tên của nó được
lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó. Quân đội
Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này:
"chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của
2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).
Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971 của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2
triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở
miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông
nghiệp. Nhiều người cho rằng ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu
quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ
sinh ra sau chiến tranh.
Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Nga Xofronov Ghenrik Alexandrovich và Giáo sư Rumax
Vladimia Xtepanovich, đồng Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga đã khẳng
định rằng hậu quả về mặt y sinh học của chất độc da cam đối với con người và môi
trường sinh thái là rất nghiêm trọng, vì điôxin là chất độc nhất mà loài người đã tổng hợp
được. Qua kết quả nghiên cứu trong 18 năm của Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, các nhà
khoa học kết luận rằng chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối
với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham
gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã bị phơi
nhiễm. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hoá học cũng có
biểu hiện bệnh lý. Chất da cam/điôxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt
gây ra tình trạng sẩy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm
đioxin. Cũng theo hai nhà khoa học Nga này, tác động lâu dài của chất độc da cam/điôxin
không chỉ có 20 năm, mà có thể lên tới trên 100 năm. Số người bị ảnh hưởng của chất
độc này cũng không chỉ dừng ở 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người.
Theo Beatrice Eisman và Vivian Raineri, trong thập niên 1980, chỉ riêng tại bệnh viện Từ
Dũ ở Thành phố Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày có một trẻ sơ sinh ra đời với dị tật
bẩm sinh. Trong thập niên 1990, tỷ lệ này giảm xuống còn một ngày rưỡi có một trẻ.
Cũng theo nguồn trên, một báo cáo của tạp chí American Journal of Public Health nói
rằng mức độ đioxin trong sữa mẹ tại miền Nam Việt Nam cao gấp 50 lần ở miền Bắc, nơi
không bị rải chất độc trong chiến tranh.
Thống kê số lượng người nhiễm chất độc màu da cam
Trong vòng 10 năm, ước tính khoảng 80 triệu lít chất khai quang với lượng dioxin lên tới
gần 400 kg đã được rải trên 3 triệu ha, gần bằng ¼ diện tích của miền Nam Việt Nam.
Hơn 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, gây nên biết bao thảm
cảnh mà nhiều thế hệ người Việt Nam phải hứng chịu.
 
 
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện ở Việt Nam có khoảng 75.000 nạn nhân thuộc
thế hệ thứ hai và 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ ba.
 Qua khảo sát tại một số địa phương bị mỹ rải chất độc da cam/dioxin trên 50%
  • Bình Dương: ảnh hưởng của dioxin lên con người và các chính sách hỗ trợ cho thấy,
ước tính số lượng người nghi nhiễm chất độc màu da cam trong địa bàn tỉnh Bình Dương
là 5.000 người, trong đó chỉ khoảng 10% trong số đó đang được hưởng trợ cấp.
  • Bình Phước: hiện có hơn 4.000 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học. Tính đến hết
tháng 6/2016, đã có 1.023 người được công nhận đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp,
trong đó 413 người là thế hệ con cháu, 610 người bị nhiễm trực tiếp.
  • Đồng Nai: Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cho biết, Đồng Nai hiện có
13.147 người bị phơi nhiễm dioxin, trong đó có 9.160 người là nạn nhân chất độc da cam.
Trong số này hiện có 8.894 người còn sống, gồm: 3.257 cán bộ kháng chiến, con cán bộ
kháng chiến và 5.637 nạn nhân là người dân.
  • Thừa Thiên Huế: Theo thống kê, toàn tỉnh có 15.820 người bị phơi nhiễm chất độc da
cam/dioxin (trực tiếp 7.768 người; gián tiếp 8.052 người).
  • Tây Ninh: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 9.064 người là NNCĐDC, trongđó
có 2.896 người được hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Riêng thế hệ con của người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chính sách là 472 người, có 78
cháu được hưởng bảo trợ xã hội…
 Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với cái chết,
hàng trăm nghìn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh bởi chất độc da cam. Nạn nhân chất
độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, người đau khổ nhất
trong những người đau khổ.
 
 

 Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc tàn tật,
khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này. Hội Chữ Thập
đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì
chất độc da cam.
( Máy bay UC-123 rải chất độc da cam tại Việt Nam. (Nguồn: Ảnh tư

 
Khắc phục hậu quả
 Chính phủ Mỹ đã chuẩn chi 173 triệu USD tham gia khắc phục hậu quả ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam từ trung ương đến
các địa phương và các tổ chức nhân quyền khẳng định sẽ tiếp tục vận động, đấu tranh để
buộc Mỹ phải có trách nhiệm trước tội ác chống lại loài người đã gây ra trên mảnh đất
này
 Theo thống kê của Trung ương Hội, từ năm 2004 đến tháng 3-2021, các địa phương
trong cả nước đã vận động giúp đỡ nạn nhân và gia đình nạn nhân với tổng số tiền hơn
2.650 tỷ đồng; trong đó đã chi xây dựng, sửa chữa gần 6.750 nhà tình nghĩa, trợ cấp
11.900 suất học bổng; trợ cấp khó khăn, lễ, tết, khám, chữa bệnh, vốn sản xuất... được
3.860.250 suất; xây dựng và duy trì hoạt động của 26 trung tâm bảo trợ xã hội nạn nhân
chất độc da cam trực thuộc Trung ương và các tỉnh.

Trung tướng Đặng Nam Điền - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Nạn nhân chất độc da
cam/dioxin Việt Nam trao Kỷ niệm chương “Vì nạn nhân chất độc da cam” của Hội Nạn
nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị mắc bệnh suy giảm khả năng
lao động từ 21% - 40% được hưởng trợ cấp hàng tháng 1,234 triệu đồng/tháng; Bị mắc
bệnh suy giảm khả năng lao động từ 41% - 60%: 2,062 triệu đồng/tháng; Bị mắc bệnh
suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80%: 2,891 triệu đồng/tháng; Bị mắc bệnh suy
giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên: 3,703 triệu đồng/tháng; Người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hưởng phụ
cấp: 815 nghìn đồng/tháng.
➢ Gửi gắm thông điệp nào cho giới trẻ.
Đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước liên quan đến công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội cả trong
nước và quốc tế về thảm họa da cam ở Việt Nam. 
Các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, hoàn thiện chính sách
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nạn nhân chất độc da cam. Lên án đối với những
hành vi không trung thực, cố tình lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi cá nhân.
   Giới trẻ ngày nay hãy kiên trì đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt
Nam bằng các phương thức, biện pháp phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của
Đảng và thông lệ quốc tế; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài. Chúng ta có
quyền đòi hỏi Chính phủ Mỹ có trách nhiệm hơn trong việc khắc phục hậu quả chất độc
da cam/đi-ô-xin ở Việt Nam.
 phải có trách nhiệm với những người không may mắn về hậu quả của chất độc màu da
cam, họ rất cần sự chia sẻ, quan tâm của cộng đồng, của chúng ta và của mọi người.

Hơn 5000 người đi bộ vì nạn nhân chất độc da cam


 
 

Các tình nguyện viên giúp đỡ những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam
 Một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tớiThời gian tới, công tác khắc phục hậu quả
chất độc da cam/đi-ô-xin, nhất là công tác chăm lo, giúp đỡ, bảo vệ nạn nhân chất độc da
cam/đi-ô-xin tiếp tục đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Vì vậy, các ngành, các cấp,
các địa phương cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản sau:Thứ nhất, đẩy
mạnh tuyên truyền nhân kỷ niệm 60 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam, nâng cao nhận
thức của cộng đồng xã hội cả trong nước và quốc tế về thảm họa da cam ở Việt Nam.
Tăng cường tuyên truyền đối ngoại để bạn bè quốc tế thấy rõ hậu quả nặng nề của chất
độc hóa học trong chiến tranh ở Việt Nam. Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả phong
trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam”; tôn vinh, biểu dương những tấm gương
nạn nhân vượt khó vươn lên, các thân nhân tiêu biểu trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc nạn
nhân; các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm có nhiều thành tích ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân
chất độc da cam và cán bộ Hội tiêu biểu trong phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc
da cam”.Thứ hai, các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, hoàn
thiện chính sách bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nạn nhân chất độc da cam. Cấp ủy,
chính quyền và cơ quan chức năng cần quan tâm rà soát, thẩm định hồ sơ, kịp thời ra
quyết định đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã có đủ điều
kiện nhưng chưa được hưởng chế độ theo quy định; đối với những người không trung
thực, cố tình lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi thì kiên quyết làm rõ, xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật; giải quyết tốt các vướng mắc, khiếu kiện ngay từ cơ
sở, không để hình thành các “điểm nóng” ảnh hưởng đến an ninh, chính trị và trật tự, an
toàn xã hội.Thứ ba, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm, tạo điều kiện xây dựng tổ
chức Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin vững mạnh theo Thông báo số 158-TB/KL,
ngày 2-1-2020, của Ban Bí thư, “Về việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 102 của Bộ Chính
trị (khóa XI) về hội quần chúng”. Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin các cấp phải
chủ động, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
trong giai đoạn mới, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.Thứ tư,
kiên trì đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam bằng các phương
thức, biện pháp phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và thông lệ quốc
tế; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài. Chúng ta có quyền đòi hỏi Chính phủ
Mỹ có trách nhiệm hơn trong việc khắc phục hậu quả chất độc da cam/đi-ô-xin ở Việt
Nam. Mở rộng nhiều phương thức đấu tranh phù hợp, kết hợp cả đấu tranh pháp lý và
đấu tranh bằng đạo lý để đạt hiệu quả cao. Tiếp tục thu thập các tài liệu, chứng cứ liên
quan đến thảm họa chất độc hóa học do quân đội Mỹ gây ra, làm cơ sở để tuyên truyền và
đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Phối hợp đồng bộ các
phương thức, các lực lượng cả trong nước và quốc tế, bằng cả ngoại giao nhà nước và đối
ngoại nhân dân với biện pháp, hình thức, bước đi phù hợp.Thứ năm, đẩy mạnh xã hội hóa
công tác vận động nguồn lực, cả trong nước và quốc tế để nâng cao hiệu quả chăm sóc,
giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam; trong đó cần chú trọng ưu tiên đối tượng là nạn nhân
nặng, gia đình có nhiều nạn nhân, nạn nhân không có nơi nương tựa, nạn nhân ở vùng
sâu, vùng xa. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam” nhằm khơi
dậy tinh thần “tương thân, tương ái”, đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, “thương người như
thể thương thân” của dân tộc Việt Nam.Hậu quả chất độc hóa học trong chiến tranh ở
Việt Nam còn hết sức nặng nề, lâu dài. Khắc phục hậu quả của chất độc da cam/đi-ô-xin
đối với con người và môi trường ở Việt Nam là trách nhiệm, lương tâm của cộng đồng,
xã hội, là vấn đề có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” đòi
hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp, các địa phương và toàn xã hội. Hội Nạn nhân
chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam và hội thành viên ở các tỉnh, thành phố tiếp tục thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, xứng đáng là tổ chức đại diện
cho quyền lợi và lợi ích chính đáng của nạn nhân chất độc da cam. Kiên trì đấu tranh đòi
công lý cho nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam; chính phủ và các công ty hóa chất Mỹ
đã sản xuất, cung cấp chất độc hóa học cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt
Nam cần có hành động tích cực, thiết thực hơn nữa, góp phần đẩy nhanh khắc phục hậu
quả chất độc hóa học trong chiến tranh, ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân vơi bớt khó khăn, từng
bước hòa nhập cộng đồng./.
 

Điều tra sức khỏe, chăm sóc, hỗ trợ y tế đối với nạn nhân phơi nhiễm chất da cam/dioxin
Việt Nam
Thảm họa chất độc màu da cam
Khắc phục hậu quả chất độc màu da cam

You might also like