You are on page 1of 50

VĂN HỌC DÂN GIAN

CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG

NHÓM 8
Câu 1: Điền vào chỗ trống trong câu sau để
được một nhận xét đúng: Văn học dân gian
là văn học của ....

B. Nhân dân lao


A. Người Kinh
động

C. Đồng bào dân


tộc thiểu số
Câu 2: Thể loại văn học dân gian nào thể hiện
quan niệm đạo đức, lý tưởng và mơ ước của nhân
dân về hạnh phúc và công bằng xã hội?

A. Truyện cổ tích B. Truyện ngụ ngôn

C. Thần thoại
Câu 3: Nhiều chi tiết quan trọng
trong truyện cổ tích mang tính gì?

A. Độc đáo B. Bất ngờ

C. Kỳ ảo
Câu 4: Điểm khác biệt của văn học dân
gian so với văn học viết là gì ?

A. Sử dụng nhiều B. Ngôn ngữ giản dị, tự


biện pháp tu từ nhiên

C. Sử dụng nhiều từ
Hán Việt
VĂN HỌC DÂN GIAN

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN


NHÓM 8
I. GIỚI THUYẾT TRUYỆN CƯỜI

Khái niệm, 02 Nội dung


01 đặc điểm thể truyện cười
loại và phân
loại 03 Đặc trưng
nghệ thuật
Khái niệm, đặc
01
điểm thể loại và
phân loại
1.1. KHÁI NIỆM
- Theo ông Hoàng Tiến Tựu: Thuật ngữ truyện cười để chỉ tất
cả các hình thức truyện kể dân gian có tác dụng gây cười, lấy
tiếng cười làm phương tiện khen chê và mua vui giải trí. 

- Ông Chu Xuân Diên: Truyện cười dân gian là những truyện
kể có dung lượng nhỏ, mô tả những khía cạnh tức cười của các
hiện tượng trong cuộc sống. 

- Ông Đỗ Bình Trị: Truyện cười là những truyện kể làm bộc lộ


cái đáng cười ở dạng nực cười của nó để gây cười. 
1.1. KHÁI NIỆM
Truyện cười là loại truyện tự sự dân gian kể về
những sự việc, hành vi trái tự nhiên của con người, có
tác dụng gây cười, lấy tiếng cười làm phương tiện để
mua vui và nhằm phản ánh, phê phán, đả kích những
thói hư tật xấu, những bất công trong đời sống để góp
phần làm xã hội tốt đẹp hơn.
1.2. ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI
- Truyện cười lấy tiếng cười làm - Tiếng cười có rất nhiều cấp độ
phương tiện để thực hiện mục đích khác nhau:
giáo dục, châm biếm, đả kích hoặc
mua vui giải trí.  + Tiếng cười sinh lý, bản năng hoặc
tiếng cười bệnh lý. 
- Tiếng cười trong truyện cười là
phương tiện để đề cập đến cái đáng
+ Tiếng cười hưng phấn vui thú, có
cười - đối tượng và mục đích của
ích, tạo cho con người sự thoải mái
tiếng cười. 
về tinh thần.
Cười lúc vui mừng:  Trường hợp ngược lại:
“Làm người có miệng có môi  “Khóc như nữ tử vu quy nhật 
Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười” Tiếu tự văn nhân lạc đệ thì.” 
1.2. ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI

- Tiếng cười bật ra do tư duy con người phát


hiện ra một sự mâu thuẫn nào đó trong đời
sống, trong lời nói, hành vi và hoạt động của
con người.

- Tiếng cười nhận thức và phê phán mang ý


nghĩa nhân sinh, có mục đích, giáo dục, đấu
tranh. 
1.2. ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI
- Tiếng cười có ý nghĩa bao giờ nó cũng gắn với những vấn đề xã
hội. Vì vậy tiếng cười mãnh liệt nhất là dành để tống khứ giai cấp
phản động về chính trị, lỗi thời về tiến hóa xã hội. 

- Về mặt logic, cái đáng cười là sự mâu thuẫn, trái lẽ, ngược đời.
Còn xét về mặt xã hội, cái đáng cười là cái xấu, cái tiêu cực.

- Tiếng cười thâm thúy qua tác phẩm chính là biểu hiện cho sự
thắng lợi về mặt trí tuệ, tinh thần.
1.3. PHÂN LOẠI TRUYỆN CƯỜI
1.3.1. Căn cứ vào thi pháp và cấu tạo
a. Truyện cười không kết chuỗi:
- Đây là những truyện cười tồn tại dưới dạng những tiểu phẩm
ngắn độc lập.
- Nhân vật không lặp lại ở truyện khác.
- Tuy nhiên, loại này lại tạm thời chia thành hai mức độ phản ánh
rộng và hẹp, chủ yếu phụ thuộc vào nhân vật chính của truyện
cười - đối tượng chính của tiếng cười.
Truyện cười phiếm chỉ mức rộng:
- Nhân vật không có tên riêng, không có
tính xác định xã hội cụ thể, chỉ tượng
trưng cho những thói hư tật xấu phổ biến
của con người.
- Tên gọi gắn liền với tính cách, là những
tính cách xấu, những thói tật còn hạn chế
- Tiếng cười thiên về hài hước, đôi khi vô
thưởng vô phạt, ý nghĩa xã hội không có
hoặc rất mờ nhạt. 
Truyện cười phiếm chỉ ở mức hẹp:

- Nhân vật không có tên riêng nhưng có


thành phần, địa vị xã hội tương đối cụ
thể
- Tên gọi nhân vật cũng gắn với những
địa vị xã hội này
- Ở loại truyện này giá trị hiện thực, tính
chiến đấu cao hơn.
b. Truyện cười kết chuỗi
- Loại truyện cười mà được kết thành hệ thống. 

- Nhân vật từ mẩu chuyện này sang mẩu chuyện khác với
ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ...hầu như không thay đổi. 

- Yếu tố để nối kết các truyện thành một chuỗi: có chung


một nhân vật, chung một bối cảnh thời đại, là một nhân vật
rất cụ thể với tên riêng, lý lịch khá rõ ràng mặc dù phần lớn
đều là hư cấu. 

- Loại truyện này có tính xác định xã hội cụ thể, nhân vật
thường có tính cách độc đáo và tương đối nhất quán. 
+ Loại thứ nhất, đi suốt các truyện cười kết chuỗi với
nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán

+ Loại thứ hai, nhân vật trung tâm là chủ thể của tiếng
cười phê phán, thường có tính cách thông minh hóm
hỉnh, dùng trí tuệ của mình để phủ định kẻ xấu, cái xấu
và khẳng định tài trí của mình, chủ động tấn công, dùng
tiếng cười làm phương tiện và vũ khí, làm cho kẻ thù
mất mặt. 

→ Tiếng cười vừa có tính phủ định kẻ xấu, cái xấu vừa
có tính khẳng định, ca ngợi, tán dương nhân vật tài trí,
thông minh. Loại truyện này phát triển mạnh mẽ , giàu ý
nghĩa triết lý nhân sinh.
1.3.1. Căn cứ vào nội dung
- Mang tính chất tương đối, để tham
khảo là chính.

 Việc phân loại truyện cười dân


gian về cơ bản, các nhà nghiên cứu
tương đối thống nhất. Tuy nhiên vẫn
có một số ý kiến khác nhau về một số
chi tiết. 
1.3.1. Căn cứ vào nội dung
- Văn Tân trong công trình nghiên - Trong giáo trình đại học Tổng hợp Hà
cứu “Tiếng cười Việt Nam”: Nội, giáo sư Đinh Gia Khánh: truyện
truyện khôi hài và truyện tiếu khôi hài và truyện trào phúng (gồm
lâm.  trào phúng bạn và trào phúng thù).

- Các tác giả Lê Chí Quế, Võ - Giáo trình của Đại học Sư phạm:
Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ: Truyện khôi hài, truyện trào phúng và
truyện khôi hài, truyện trào phúng truyện tiếu lâm. 
(trào phúng bạn và trào phúng thù)
và truyện cười giai thoại.
02 Nội dung
truyện
cười
You an enter a subtitle here if you need it
2.1. Truyện khôi hài
Truyện khôi hài lấy việc làm bật ra tiếng cười làm mục đích. Loại
truyện này, tiếng cười bật ra nhằm mục đích mua vui là chủ yếu.
Ví dụ: truyện Tay ải tay ai
Nó không đề ra nhiệm vụ chính trị xã
hội lớn lao, bức thiết, ở đó không nhiều
tính triết lý. Nó là một thứ thể dục tinh
thần.

Tiếng cười ở bộ phận này chủ yếu là bông đùa, có chê trách cũng ở mức
nhẹ nhàng, chủ yếu vẫn là cười cho vui cuộc sống, cho sảng khoái tinh thần
2.2. Truyện châm biếm
- Truyện châm biếm nhằm phê phán những thói hư tật
xấu trong hàng ngũ nhân dân.
- Truyện hướng vào những kẻ muốn học đòi theo bọn
thống trị hoặc xu nịnh.
- Truyện thể hiện thái độ của nhân dân khinh bỉ những kẻ mất nhân phẩm không
xứng đáng đứng trong hàng ngũ nhân dân.
Những truyện châm biếm không đả kích vào nhân vật và
chỉ phê phán tính cách, thái độ không gay gắt.
2.3. Truyện đả kích
a. Đối tượng đả kích
Nhắm đến đối tượng là bọn vua quan triều đình, bọn hào trưởng, phú ông;
các thầy như thầy đồ, thầy lang, thầy bói, thầy chùa…
Thể hiện sự xuống dốc của xã hội phong kiến. 
Vận dụng sự phê phán bằng cảm xúc, phủ định bản chất của đối tượng.

Bóc trần bộ mặt thật của giai cấp thống trị bóc lột và bè lũ đại diện của nó
VD: Truyện “Thần bia trả nghĩa”
2.3. Truyện đả kích Truyện đả kích đã giáng những đòn quyết định vào tất cả
những gì không phù hợp với những lý tưởng chính trị, đạo
đức tiên tiến của thời đại

b. Nhận xét Phương thức đả kích là nhân dân ít đả kích bản chất nhân
vật
Giữa chúng có sự khác nhau cơ bản.
- Loại truyện đả kích vận dụng sự phê phán mà cảm xúc
phủ định bản chất của đối tượng.
- Loại truyện châm biếm lại nhằm khẳng định bản chất của
đối tượng đó.
2.4. Truyện cười giai thoại
2.4.1. Khái niệm
- Giai thoại là một thể loại thuộc lĩnh vực VHDG hay văn
học bác học.
- Giai thoại cười là những mẩu chuyện xoay quanh một
nhân vật chuyên gây cười.
Thể hiện trí tuệ dân gian và tính chất xã hội của
truyện. Nó có một nhân vật trung tâm, là nhân vật gây
cười chứ không phải là đối tượng của tiếng cười.
2.4.2. Phân biệt truyện cười với giai
thoại
Truyện cười Giai thoại
Nhân vật chính là người chọc phá, cười cợt
Nhân vật chính là người bị cười
những kẻ xấu xa và những cái đáng cười.
Nhân vật không có lý lịch rõ ràng, chỉ Còn nhân vật trong giai thoại cười có lý lịch
là một mẫu đời rõ ràng, có tính cách. 
Từ ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện đều Truyện giai thoại cười tiếng cười là phương
tập trung để gây cười tiện chứ không phải là mục đích. 

Truyện cười chỉ là những câu chuyện Giai thoại cười là hệ thống những giai thoại
nhỏ xung quanh nhân vật chính.

Giai thoại là thể loại sáng tác ra nhằm ca ngợi, tôn vinh những người thông
minh, tài trí, dũng cảm dấn thân vào chống kẻ thù, vua quan, những kẻ áp bức
hà hiếp nhân dân, đấu tranh cho công bằng, dân chủ, bảo vệ quyền sống cho
những người bình dân.
2.4.3. Nội dung giai thoại
a. Ca ngợi nhân vật tài trí
- Truyện Trạng Quỳnh bắt nguồn từ giai thoại
về một nhân vật có thật là Nguyễn Quỳnh.

- Trạng Quỳnh là hình tượng tổng hợp từ Nguyễn


Quỳnh và những người có tính cách như Nguyễn
Quỳnh căm ghét triều đại vua Lê - chúa Trịnh

- Quỳnh đã làm cho vua Tàu quen huênh


hoang, hống hách, ỷ thói nước lớn một trận bẽ
mặt trong các truyện “Vua Tàu thử sứ”, “Sứ
Tàu mắc lỡm”.
b. Đả kích vua quan phong kiến bất tài, thối nát

Trạng Quỳnh là một nhân vật thông minh, tài trí


và biết vận dụng tài trí của mình trong cuộc đấu
tranh chống chế độ phong kiến thời Lê Mạt.
Cuộc đấu tranh giữa Trạng Quỳnh và chúa Trịnh là
cuộc đấu tranh không khoan nhượng. Cái chết của
Trạng trong "Trạng chết Chúa cũng băng hà” là cái
chết có ý nghĩa đấu tranh tích cực. 
c. Đùa cợt, chế giễu quan lại và những
người có thói xấu

- Truyện Thủ Thiệm cảm ghét bọn quan lại huênh


hoang, hống hách, ngu dốt, tham lam.
- Đồng thời chọc phá những kẻ có tính khí xấu như
điêu toa, buôn bán gian lận.
- Truyện kể về các trò tinh nghịch, tính thích quậy của
Thiệm

Nhân vật Thủ Thiệm là nhân vật nho sĩ bình dân cương trực, thẳng
thần, ghét thói cường quyền của quan lại địa phương và thói hư tật
xấu trong nội bộ nhân dân. 
03 Đặc trưng
nghệ thuật
You an enter a subtitle here if you need it
3. Đặc trưng nghệ thuật
3.1. Cốt truyện
- Truyện cười là thể loại truyện kể ngắn - Kết cấu truyện cười cấu tạo tuần
gọn vào bậc nhất trong văn học dân gian, tự như một màn kịch
vẫn đảm đảm đầy đủ một cốt truyện có + Giới thiệu hiện tượng có mâu
mở đầu, diễn biến và kết thúc, có cao thuẫn tiềm tàng
trào, thắt nút, đỉnh điểm, mở nút. + Mâu thuẫn tiềm tàng phát triển
tới đỉnh điểm
- Cốt truyện cười xoay quanh cái đáng + Mâu thuẫn bộc lộ: Đây là giai
cười có thể là nhân vật đáng cười mà đoạn giải quyết vấn đề, các mặt nạ
cũng có thể là lời nói đáng cười. đã bị lộ tẩy.
- Truyện cười kết cấu như một màn kịch
ngắn nên thời gian và không gian diễn ra
giống như một màn kịch.
+ Không gian diễn ra hẹp, thường chỉ
trong phạm vi một gian phòng
+ Thời gian xảy ra trong khoảnh khắc.
- Truyện cười thường mở đầu ngắn, diễn
biến sự việc nhanh, kết thúc bất ngờ, đột
ngột, tất cả đều tập trung thể hiện cái
đáng cười. 
3.2. Cách xây dựng nhân vật
- Nhân vật trong truyện cười chỉ được xây dựng trong một hoàn cảnh, một
hành động, một khoảnh khắc nhất định

→ Khi xây dựng nhân vật tác giả dân gian nhằm chú ý đến cái đáng cười
chứ không quan tâm đến việc miêu tả toàn bộ tính cách đặc điểm nhân
vật. Dù có miêu tả ngoại hình thì cũng vì mục đích gây cười.
3.2. Cách xây dựng nhân vật
- Nhân vật truyện cười có 2 loại:
+ Nhân vật hài hước: chú ý đến những yếu tố bên ngoài hoặc một nét
tính cách, lời nói, cử chỉ đáng cười.
+ Nhân vật bị châm biếm, đả kích: ngoài các đặc điểm nhân vật hài như
có lời nói, cử chỉ, tính cách đáng cười mà còn là bản chất đáng cười,
đáng bị lên án.
- Giữa cái hài hước và cái châm biếm, trong việc xây dựng nhân vật
truyện cười không phải bao giờ cũng rạch ròi.
3.3. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ truyện cười là loại ngôn ngữ đại chúng,
trong sáng, dễ hiểu nhất trong số các loại tự sự dân
gian. Nếu có mập mờ lấp lửng thiếu minh xác thì
đó là sự cố ý một cách nghệ thuật để gây cười được
xem như một thủ pháp ngôn ngữ của truyện cười. 

- Nhiều biện pháp chơi chữ được sử dụng: Nói lái,


nói ngoa, dùng từ lạ, từ bạo…
3.4. Thời gian - không gian nghệ thuật
- Thời gian nghệ thuật: mỗi một truyện cười như một màn
kịch ngắn diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.

- Không gian nghệ thuật: không gian hoạt động của các
nhân vật trong truyện cười cũng rất nhỏ hẹp.
3.5. Các biện pháp gây cười
khác - Đề tài gây cười: khai thác những cái xấu, cái đáng
cười, đặc biệt là những mâu thuẫn trái lẽ, ngược đời
để làm nên một hệ thống đề tài vô cùng phong phú đa
dạng, ít trùng lặp.
- Cách giải quyết bất ngờ, gây cười: với nhiều tình
huống đáng cười nối tiếp nhau. Đỉnh điểm gây cười
là tình huống cuối truyện. Mâu thuẫn tiềm tàng được
đẩy lên tới tận cùng rồi được giải quyết đột ngột, bất
ngờ
- Cường điệu gây cười: hư cấu bằng thủ pháp cường
điệu, phóng đại, thậm xưng để gây ra tiếng cười
II VẬN DỤNG

You can enter a subtitle here if you need it


LỢN CƯỚI ÁO MỚI
Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền
đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta
khen. 
Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi
chạy đến hỏi to:
– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy
qua đây cả!
                                                        (SGK Ngữ văn Lớp 6 Tập 1)
1. VỀ NỘI DUNG:
a. Phân tích
- Hành động của anh “áo mới”: “Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may
được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua
người ta khen.”
+ Là một người trưởng thành, nhưng lại có một tính cách rất trẻ con, đó là
muốn nhận được những lời khen ngợi của mọi người. 

+ Đứng từ sáng đến tận chiều nhưng không thấy ai hỏi thăm hay đả động gì
đến chiếc áo cả. 

=> Tính khoe khoang của anh ta không dừng lại ở sự trẻ con nữa mà thành
một hành động đáng chê cười, đả kích. Vì không được ai khen mà anh ta trở
nên tức tối, bực bội.
1. VỀ NỘI DUNG:
a. Phân tích
- Hành động của anh “lợn cưới”: “Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng
hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua
đây không?”

+ Tỏ ra hớt hải chạy đến hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây
không?”. 

+ Cố tình nhấn mạnh từ “lợn cưới”, “đậm” mùi khoe khoang

+ Mục đích chính là khoe hôm nay nhà tôi có việc, có tổ chức ăn uống rất
linh đình.
1. VỀ NỘI DUNG:
a. Phân tích
- Màn đối thoại của hai anh chàng:
+ Hai anh chàng khoe khoang đều gặp
đúng đối thủ.

Người đàn ông chạy đi tìm lợn mong


muốn nhận được nhất lúc này là sự hỏi
thăm về con lợn cưới. “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy
qua đây không?”
Câu trả lời đáp ứng được câu hỏi nhưng
“Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng
ai cũng có thể phát hiện ra mục đích của
anh chàng kia cũng không phải trả lời mà thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
là khoe về chiếc áo của mình.
→ Câu chuyện đáng cười vì ai cũng thích khoe
khoang, thể hiện. Lời lẽ và cử chỉ của nhân vật
chỉ hướng đến mục đích khoe của, khoe của một
cách vô duyên và quá lộ liễu. Cách khoe của này
không ngờ lại gây cười cho người trong thiên
hạ.
b. Mục đích của tiếng cười
- Ở đây nó là tiếng cười châm biếm nhưng không gay
gắt và quyết liệt. - Mang lại tiếng cười vui vẻ nhẹ
nhàng nhưng có ý nghĩa sâu sắc
- Truyện cười "Lợn cưới áo mới" mượn tình huống đối với chúng ta về thói xấu phổ
hài hước, khoe của của hai người đàn ông để phản biến của một bộ phận người
ánh và chế giễu những người có lối sống khoe trong xã hội – khoe khoang.
khoang một cách quá trớn, khoe không có điểm dừng
và không khéo léo.
2. VỀ NGHỆ THUẬT
a. Nhân vật

- Đối tượng của cái cười trong “Lợn cưới áo mới” là


cái đáng cười.
- Truyện chỉ nhắc đến “anh tính hay khoe của” và
anh lợn cưới.
=> Nhân vật đã gây nên tiếng cười qua tính cách
khoe khoang của mình.

- Nhân vật chính gây ra cái đáng cười là anh “áo mới”, chỉ vì
muốn khoe áo mới mà đứng hóng từ sáng tới chiều.
- Nhân vật phụ thúc đẩy tiếng cười bộc phát là anh “lợn cưới”.
b. Cốt truyện: thường gồm 3 phần

- Phân đoạn đầu: Thể hiện trước hết qua câu mở đầu “Có anh tính hay khoe của” và đặt
The popular
sẵn hoàn cảnh mâu thuẫn artistmay
“Một hôm, created
đượcthe
cáiicon Smiley
áo mới, face
liền đem ra mặc, rồi đứng
hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.

- Phân đoạn nút: Tình tiết gây cười của câu chuyện được đẩy lên cao
trào khi hai người đàn ông này nói chuyện với nhau.

- Phân đoạn kết: Phơi bày cái đáng cười: anh “áo mới” đang khoe mẽ mà chẳng thành,
lại bị anh lợn cưới cướp lời. Đến đây, cái đáng cười đã được phát hiện, mọi mâu thuẫn
cũng đã được sáng tỏ.
c. Biện pháp nghệ thuật
- Tình huống gây cười đầy ấn tượng, bất ngờ và hài hước.
- Xây dựng nhân vật chân thực, sinh động.
- Yếu tố gây cười:
+ Anh “áo mới” đã đứng hóng trước cửa từ sáng tới chiều.
+“Lợn cưới”: Không nhất thiết phải nói là "lợn cưới", chỉ cần nói "lợn" là đủ
nhưng anh chàng cứ cố nhấn mạnh yếu tố "cưới" ở đây để khoe của, khoe con
lợn của mình.
- Tác giả dân gian kích thích tiếng cười của ta nhiều lần và làm cho
tiếng cười nâng lên. Đó chính là nghệ thuật tiệm tiến, hay còn là cách
bố cục gói kín mở nhanh.
- Tiếng cười còn được tạo nhờ cách sử dụng ngôn ngữ; qua việc miêu
tả điệu bộ, hành động của nhân vật; nghệ thuật phóng đại.
CẢM ƠN CÔ
VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE!

You might also like