You are on page 1of 8

Tuần - Tiết

Ngày ra đề :
Ngày kt:
KIỂM TRA GIỮA KÌ II.
Môn: Giáo dục địa phương - Lớp 6
I. Mục tiêu
Qua viết bài kiểm tra , HS cần đạt:
1. Kiến thức: HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề 4 vào làm bài
kiểm tra. Qua đó, HS tự đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của bản thân
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
+ Tự học, tự chủ: biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào làm bài kiểm tra.
+ GQVĐ và sáng tạo: có khả năng đánh giá nội dung của văn bản, biết làm rõ thông tin,
ý tưởng mới, biết cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với tình huống, bối
cảnh.
* Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực ngôn ngữ: Trình bày được bài kiểm tra khoa học, chính xác
+ Năng lực đặc thù: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ. Năng lực
tái hiện lịch sử, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Phẩm chất.
+ Chăm chỉ: chăm học, tích cực làm bài kiểm tra
+ Trách nhiệm: với môn học với bản thân.
+ Trung thực: nghiêm túc khi làm bài
II. Chuẩn bị thiết bị và học liệu
- Thầy: Bảng mô tả , ma trận đề, đề, đáp án, biểu điểm, phần mềm Azota, Zoom, máy
tính kết nối in- tơ-net.
- Trò: Ôn tập, tải phần mềm Azota, ĐT, MT kết nối In-tơ-net.
III . Hình thức kiểm tra (trắc nghiệm)
I. Bảng mô tả
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng
cao
CHỦ ĐỀ - Nêu được đặc - Phân biệt được các -Sưu tầm một Viết được
4. điểm truyện kể thể loại truyện kể số truyện cổ đoạn văn, bài
TRUYỆN dân gian Hưng dân gian Hưng Yên: dân gian Hưng văn ngắn thể
KỂ DÂN Yên +Truyền thuyết, cổ Yên, sắp xếp hiện suy nghĩ,
GIAN - Kể tên được các tích, truyện cười, theo thể loại, cảm xúc về
HƯNG thể loại truyện kể giai thoại văn học. kể lại được một nhân vật
YÊN dân gian Hưng + Phân tích được truyện, phân hoặc một tác
Yên các nhân vật, sự tích được ý phẩm truyện
- Kể tên được một việc, ý nghĩa của nghĩa của kể DGHY.
số truyện kể phân truyện. truyện.
theo thể loại.

II. Ma trận đề
Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao Tổng
độ TN TL TN TL TN TL TL

Chủ đề
CHỦ - Nhận Kể tên -Xác Giải Liên hệ Phân Viết
ĐỀ 4. biết được một số định thích nhân vật, tích được
TRUYỆ đặc điểm truyện được được ý địa điểm được đoạn văn
N KỂ truyện kể kể dân nhân nghĩa có liên vẻ trình bày
DÂN dân gian gian vật, sự truyện quan đến đẹp suy nghĩ
GIAN Hưng Yên Hưng việc; ý truyền câu nhân về tác
HƯNG -Nhớ Yên, nghĩa thuyết, chuyện, ý vật phẩm
YÊN được tên Sắp của cổ tích nghĩa của trong hoặc
một số xếp các việc lập truyệ nhân vật,
truyện kể theo nhân đền thờ, n cổ sự việc
dân gian thể vật, sự đặt tên tích trong
Hưng Yên loại việc; ý đường phố, truyện
nghĩa tên xã theo
của nhân vật
câu được kể
chuyệ trong
n truyện
Câu 6 1 4 ½ 1/2 23
Điểm 2,5 1,5 1,5 1,5 1 1 1 10
Tỉ lệ % 25 15 15 15 10 10 10 100
Tổng 10 câu 7 câu 4,5 câu ½ 23
4 điểm 3 điểm 2 điểm 1đ 10
40 % 30 % 20 % 10 % 100
%

III. Đề bài
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Truyện kể Dân gian Hưng Yên gồm những thể loại truyện nào?
A. Truyện cười, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn
B. Truyền thuyết, truyện cổ tích và giai thoại văn học.
C. Giai thoại văn học, truyện cổ tích, truyện thần thoại.
D. Truyền thuyết, Truyện cổ tích, truyện cười và giai thoại.
Câu 2: Truyền thuyết dân gian Hưng Yên mang những đặc trưng gì?
A. Phản ánh những nhân vật gắn với sự kiện của Hà Nội
B. Nhân vật thường được hư cấu, có những chi tiết kì ảo hoang đường.
C. Những truyện kể được lưu truyền trong dân gian theo phương thức truyền miệng.
D. Những truyền thuyết kể về những nhân vật, sự kiện lịch sử của Hưng Yên (hoặc ít
nhiều liên quan đến địa phương Hưng Yên
Câu 3: Những đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích Hưng Yên là gì?
A. Truyện cổ tích Hưng Yên rất phong phú là loại truyện dân gian hường có nhiều yếu
tố hoang đường kì ảo.
B. Truyện cổ tích Hưng Yên rất phong phú là loại truyện dân gian hường thể hiện mơ
ước của nhân dân về công lý.
C. Truyện cổ tích Hưng Yên là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể
về số phận và cuộc đời của một số kiểu nhân vật trong các mối quan hệ xã hội. Thể
hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một
cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.
D. A, B đều đúng
Câu 4: Dòng nào dưới đâu nêu đúng khái niệm về truyện cười?
A. Là loại truyện dân gian có xuất hiện nhiều yếu tố thần linh
B. Là loại truyện dân gian thường mang những bài học giáo huấn sâu sắc
C. Là loại truyện dân gian, có chi tiết kì ảo, ít nhiều gắn với yếu tố lịch sử
D. Là loại truyện dân gian kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, để giải
trí hoặc để phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Câu 5. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng khái niệm giai thoại văn học Hưng Yên?
A. Nơi mà con người có thể tìm ra quy luât của cuộc sống: Ở hiền gặp lành, ác giả ác
báo
B. Giai thoại văn học là những câu chuyện rất lí thú kể về các nhà văn, nhà thơ hoặc
những nhân vật có tên tuổi trong xã hội được lưu truyền trong dân gian.
C. Giai thoại văn học không chỉ cho ta thêm hiểu biết về tài năng, phẩm chất của nhân
vật được kể mà còn gợi được những khoái cảm thẩm mĩ đối với người đọc, người nghe.
D. Cả B và C đều đúng
Câu 6. “Truyền thuyết Chử Đồng Tử” gắn với địa danh nào trên đất Hưng Yên?
A. Trại Cỏ- Ân Thi
B. Thành Phố Hưng Yên
C. Xã Tống Trân – Phù Cừ.
D. Đầm Dạ Trạch- Khoái Châu
Câu 7. Truyện “Truyền thuyết Chử Đồng Tử” kể về nhân vật nào?
A. Kể về Tiên Dung
B. Kể về Triệu Quang Phục
C. Kể về cuộc đời Chử Đồng Tử.
D. Kể về tướng quân Hương Thảo
Câu 8. Nội dung “Truyền thuyết Chử Đồng Tử” là gì?
A. Phán ánh cuộc chiến chống giặc ngoại xâm thời dựng nước, giải thích tên gọi tre ngà,
làng Cháy.
B. Phản ánh cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên, giải thích hiện tượng lũ lụt hàng
năm ở Đồng bằng sông Hồng.
C. Ca ngợi, biết ơn Chử Đồng Tử - đã giúp nhân dân cách làm ăn sinh sống, giải thích
tên gọi đền Hóa ở Dạ Trạch (Khoái châu- Hưng Yên)
D. Cả A, B đều đúng
Câu 9. Câu chuyện “Truyền thuyết tướng quân Hương Thảo” kể về nhân vật nào?
A. Nhân vật Chử Đồng Tử
B. Nhân Vật Tiên Dung
C. Nhân vật Lý Bí.
D. Nhân vật tướng quân Hương Thảo
Câu 10. Câu chuyện “Truyền thuyết tướng quân Hương Thảo” thể hiện nội dung gì?
A. Kể về cuộc đời của Bà Triệu
B. Kể về sự hi sinh của cô Thảo
C. Kể về cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng vớ Thái Thú Tô Định
D. Kể về cô gái tên Thảo, xinh đẹp, nết na, quên mình giúp dân diệt giặc cứu nước.
Câu 11. Dòng nào dưới đây nói đúng về ý nghĩa của câu chuyên truyền thuyết tướng
quân Hương Thảo?
A. Ca ngợi, biết ơn người anh hùng quê hương
B. Giải thích nguồn gốc,tên gọi chùa Cỏ ở Ân Thi (Hưng Yên)
C. Cả A, B đều đúng
D. Thể hiện sự ngu ngốc của cô Thảo không chịu giao trại cỏ cho giặc
Câu 12. Câu chuyện cổ tích “Tống trân Cúc Hoa” xảy ra ở địa phương nào của Hưng
Yên?
A. Không phải ở Hưng Yên
B. Thôn Bình Kiều, Khoái Châu
C. Thôn Ao, xã Minh Hải, Huyện Văn Lâm
D. Thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ.
Câu 13. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất về nội dung ý nghĩa câu chuyện cổ tích
“Tống trân Cúc Hoa”?
A. Phản ánh những bất công ngang trái trong xã hội phong kiến.
B. Tác phẩm lên án những thế lực tàn bạo đã ngăn cản, chà đạp lên tình yêu
C. Ngợi ca tấm lòng son sắt kiên trinh, ý chí phấn đấu vì hạnh phúc, vì tình yêu của
những con người biết chống lại những thế lực tàn bạo và những lễ tục khắc nghiệt.
D. Cả B và C đều đúng
Câu 14. “Kim Chung Tự” là tên gọi của di tích nào dưới đây?
A. Đền Trần
B. Chùa Chuông
C. Hồ Bán Nguyệt
D. Văn Miếu Xích Đằng
Câu 15. Trong số những câu Truyện cười sau, Truyện cười nào của Hưng Yên?
A. Mất rồi
B. Lợn cưới áo mới
C. Thầy bói xỏ quan
D. Thà chết còn hơn
Câu 16. Những câu chuyện về Trạng Quỳnh, Trần Tú Dĩnh, Phạm Công Trứ, Đoàn Thị
Điểm, Chu Mạnh Trinh, Huyện Nẻ (Nguyễn Thiện Kế),…thuộc thể loại VHDG Hưng
Yên nào dưới đây?
A. Truyện cười
B. Truyền thuyết
C. Truyện cổ tích
D. Giai thoại văn học.
Câu 17. Việc người dân Hưng Yên lập đền thờ Tống Trân, đặt tên xã là Tống Trân có ý
nghiã gì?
A. Để mọi người tới thắp hương
B. Để thể hiện sự linh thiêng của họ
C. Yêu mến, khâm phục tài đức của Tống Trân
D. Thể hiện lòng biết ơn, làm gương sáng cho con cháu trong xã noi theo…
Câu 18. Em học được điều gì từ nhân vật Tống Trân?
A. Dũng cảm, cương trực.
B. Trọng tình trọng nghĩa.
C. Chăm chỉ, tích cực học tập rèn luyện
D. Cả B và C đều đúng
Câu 19. Nhân vật Cúc Hoa trong truyện “Tống Trân Cúc Hoa” là người
A.Hiếu thảo, thủy chung, nhân nghĩa
B. Hiếu thảo, dũng cảm, cương trực.
C. Thẳng thắn, nhân ái, tiết kiệm.
D. Giản dị, nhân ái, thủy chung.
Câu 20. Truyện “Trộm điếc” phê phán thói xấu nào trong xã hội?
A. Lười biếng
B. Trộm cắp.
C. Khoe khoang
D. Nói khoác.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2,5 đ): Trình bày khái niệm truyện kể dân gian Hưng Yên? Em đã học những
thể loại truyện kể dân gian Hưng Yên nào? Mỗi thể loại hãy lấy ví dụ về tên một câu
chuyện mà em biết
Câu 2 (1,5 đ): Nêu nội dung và ý nghĩa của “Truyền thuyết Chử Đồng Tử”
Câu 3 (1.0 đ): Nhân vật Tống Trân trong câu chuyện cổ tích “Tống Trân- Cúc Hoa”
mang vẻ đẹp gì? Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật đó bằng một đoạn văn ngắn từ 5
đến 7 câu.
------------------------------------------ Hết------------------------------------------
IV. Biểu điểm và đáp án
A. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D D C D D D C C D D C D D B C D D D A B
B. Tự luận (5 điểm)
Nội dung Điểm
Câu 1 -Truyện kể dân gian Hưng Yên: là những câu chuyện dân gian kể về 0,5
con người, sự việc Hưng Yên hoặc liên quan đến Hưng Yên xưa…

- Truyền thuyết: Sáu vị tướng quân đánh Thục, Phạm Ngũ Lão,
0,5
Truyện Đoàn Thượng triều Lí, Sứ quân Phạm Bạch Hổ, Triệu
Quang Phục, ….

- Truyện cổ tích: Tống Trân – Cúc Hoa, Sự tích chùa Chuông, Sự


tích gò Đống Mối, Sự tích đường Cô Tiên….. 0,5
- Truyện cười: Thừa một miếng, Ăn hơi, Ba quan không mua được
con chó, Câu đối mừng quan, Đồ ngu! Đứng sau tao, Chọn chàng rể,
Thầy bói xỏ quan 0,5
- Giai thoại văn học: Những giai thoại về Trạng Quỳnh, Trần Tú
Dĩnh, Phạm Công Trứ, Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Huyện Nẻ
(Nguyễn Thiện Kế),… 0,5
HS chỉ cần nêu mỗi thể loại ví dụ một câu chuyện
Câu 2 + Nội dung: Kể về cuộc đời nhân vật Chử Đồng Tử… 0,5
+ Ý nghĩa:
- Ca ngợi, biết ơn Chử Đồng Tử - đã giúp nhân dân cách làm ăn sinh 0,5
sống
- Giải thích tên gọi đền Hóa ở Dạ Trạch (Khoái châu- Hưng Yên) 0,5
Câu 3 - Vẻ đẹp nhân vật Tống Trân: Thông minh, tài năng, cương trực, 0,5
thẳng thắn, hiếu thảo, chung thủy.
- Cảm nghĩ:
+ Yêu mến, khâm phục 0,25
+ Học tập nhiều đức tính tốt đẹp Muốn thành tài phải chăm chỉ, tích 0,25
cực học tập rèn luyện….

V. Tiến trình kiểm tra


*Kiểm tra sĩ số:.....................
*Phát đề (đề photo và có 1 mã đề)
* Quan sát, theo dõi học sinh làm bài
* Hết giờ, thu bài và dặn dò
- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
- Ôn tập lại kiến thức Tập làm văn về văn biểu cảm.
- Làm lại ở nhà đề văn trên.
- Chuẩn bị bài: Chủ đề 5. Môi trường
Kí duyệt kế hoạch, ngày tháng năm 2023

You might also like