You are on page 1of 42

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II- NGỮ VĂN 6

I. NỘI DUNG ÔN TẬP:


1. Phần văn bản:
- Nắm được khái niệm Truyện truyền thuyết, cổ tích.
- Một số yếu tố đặc trưng của truyền thuyết, cổ tích, ngôi kể, phương thức biểu đạt của
văn bản
- Hiểu được nội dung ý nghĩa, nghệ thuật đặc sắc, bài học rút ra các truyện truyền
thuyết, cổ tích
- Nắm được khái niệm Văn nghị luận, văn bản thông tin
- Một số yếu tố đặc trưng của văn nghị luận và văn bản thông tin
- Bài học rút ra từ văn bản các văn bả nghị luận và VB thông tin
2. Phần Tiếng Việt
- Giải thích được nghĩa của từ, thành ngữ
- Nhật biết được Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
- Nhận biết được các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ và hiểu được
tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó
- Nhận biết công dụng của một số loại dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy
- Nhận biết được Trạng ngữ,
- Biết cách Lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu
- Nắm được Văn bản và đoạn văn
- Từ mượn
3- Phần Tập làm văn
- Văn kể chuyện (đã nghe, đã đọc theo cách nhập vai, kể lại một truyền thuyết, cổ tích )
- Văn thuyết minh (thuật lại một sự kiện)
- Văn nghị luận
+ viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm
+ viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống được gợi ra từ cuốn
sách
- Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản
* Các dạng bài đánh giá kiểm tra cuối học kì:
1. Dạng bài trắc nghiệm (nếu có)(3 điểm): các câu trắc nghiệm (sẽ xoay quanh những
câu hỏi liên quan đến kiến thức ngữ liệu văn bản đọc, thực hành tiếng việt
2. Dạng bài đọc hiểu: cho một đoạn ngữ liệu, đọc, trả lời các câu hỏi
+ Ngôi kể ( ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ 3)
+ Hỏi ý nghĩa chi tiết trong đoạn ngữ liệu, có thể giải thích từ.
+ Thông điệp từ đoạn ngữ liệu/ Suy nghĩ, tình cảm của tác giả/………
+ Từ đoạn ngữ liệu tìm yêu cầu có thể là từ đoạn ngữ liệu, có thể theo em, theo tác giả,
…. ( nếu đề yêu cầu tìm ý trong đoạn văn học sinh chỉ cần lấy ý trong đoạn văn ghi
xuống).
+ Đặt nhan đề cho đoạn ngữ liệu
1
+ Tìm yếu tố Tiếng Việt trong đoạn văn -> đặt câu với yếu tố Tiếng Việt vừa tìm được
hoặc nêu tác dụng
+ Cảm nhận về nhân vật trong đoạn ngữ liệu hoặc 1 chi tiết trong đoạn ngữ liệu hoặc
thông điệp,….
+ Viết đoạn văn nêu suy nghĩ từ 3 đến 5 câu hoặc 5 đến 7 dòng tuỳ theo yêu cầu của đề
bài hoặc đoạn văn theo yêu cầu có sử dụng yếu tố Tiếng Việt, gạch chân và xác định rõ
( hoặc gọi tên)
3. Dạng bài tự luận: (7 điểm)
a- Một số câu hỏi tự luận sẽ xoay quanh những câu hỏi liên quan đến kiến thức ở trên
( 2 điểm) : sẽ xoay quanh những câu hỏi liên quan đến kiến thức ngữ liệu, viết đoạn văn
ngắn nêu bài học rút ra…
b. Dạng bài viết bài tập làm văn: (5 điểm)
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
A. ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN ĐỌC
I. ÔN TẬP TRUYỆN

Bài Văn bản Tác giả Thể Nội dung Nghệ thuật
loại
Hình tượng Thánh Xây dựng nhiều chi
Gióng với nhiều sắc tiết tưởng tượng kì
màu thần kì là biểu ảo tạo nên sức hấp
tượng rực rỡ của ý thức dẫn cho truyền
và sức mạnh bảo vệ đất thuyết.
nước, đồng thời là sự
Dân gian
thể hiện quan niệm và
Chuyện Thánh Truyền ước mơ của nhân dân ta
về Gióng thuyết ngay từ buổi đầu lịch sử
về người anh hùng cứu
những nước chống giặc ngoại
người xâm.
anh “Sơn Tinh, Thủy Tinh” - Xây dựng hình
hùng là câu chuyện giải thích tượng nhân vật dáng
hiện tượng lũ lụt hàng dấp thần linh, với
Sơn năm của nước ta và thể nhiều chi tiết hoang
Tinh, hiện sức mạnh, ước đường, kì ảo.
Thủy mong của người Việt cổ - Cách kể chuyện lôi
Tinh Dân gian Truyền muốn chế ngự thiên tai, cuốn, hấp dẫn.
thuyết đồng thời suy tôn, ca
ngợi công lao dựng
nước của các vua Hùng.
Truyện thể hiện ước
Thạch Dân gian Truyện mơ, niềm tin của nhân Thạch Sanh
2
dân về sự chiến thắng
của những con người
Sanh cổ tích chính nghĩa, lương
thiện.

Từ những kết cục khác - Sắp xếp các tình


nhau đối với người anh tiết tự nhiên, khéo
và người em, tác giả léo.
dân gian muốn gửi gắm - Sử dụng chi tiết
Truyện
Cây khế Dân gian bài học về đền ơn đáp thần kì.
cổ tích
nghĩa, niềm tin ở hiền - Kết thúc có hậu.
sẽ gặp lành và may mắn
đối với tất cả mọi
người. 
Vua chích chòe khuyên Truyện cổ tích có
con người không nên nhiều tình tiết hấp
kiêu ngạo, ngông cuồng dẫn, cuốn hút, lời kể
Thế thích nhạo báng người hấp dẫn, khéo léo ,
Vua
giới cổ Truyện Truyện khác. Đồng thời thể sử dụng biện pháp
chích
tích cổ Grim cổ tích hiện sự bao dung, tình điệp cấu trúc.
chòe
yêu thương của nhân
dân với những người
biết quay đầu, hoàn
lương.
- Trong học tập, hoạt - Lời kể chuyện có
động nhóm, trao đổi giọng hài hước, vui
giúp đỡ nhau là điều nhộn.
Rơ - nê
cần thiết, tuy nhiên viết - Lời đối thoại của
Gô - xi -
một bài TLV phải là các nhân vật có
nhi và
hoạt động cá nhân, nhiều sắc thái.
Khác Giăng -
Bài tâp không thể hợp tác như
biệt và giắc Truyện làm những công việc
làm văn Xăng - ngắn khác.
gần gũi

- Sống trung thực, thể
hiện được những suy
nghĩ riêng của bản thân.
II. ÔN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN
Bài Văn bản Tác giả Thể Nội dung Nghệ thuật
loại
Chuyện Ai ơi Anh Thư VB - Giới thiệu về lễ - Sử dụng các
về mồng thông hội đền Gióng. phương thức thuyết
những chín tin Qua đó thể hiện minh, ngắn gọn,
3
được nét đẹp văn súc tích.
người hoá tâm linh và
anh tháng tư truyền thống uống
hùng nước nhớ nguồn
của dân tộc.
- Trái đất là cái  - Nghệ thuật vừa
nôi của sự sống theo trình tự thời
con người phải gian vừa theo trình
biết bảo vệ trái tự nhân quả giữa
đất. Bảo trái đất là các phần trong văn
bảo vệ sự sống bản. Cái trước làm
Văn của chính mình. nẩy sinh cho cái
Trái đất bản - Kêu gọi mọi sau chúng có quan
– cái nôi Hồ Thanh thông người luôn phải hệ rằng buộc với
của sự Trang tin. có ý thức bảo vệ nhau.
sống trái đất.

- Văn bản đề cập - Số liệu dẫn chứng


đến vấn đề sự đa phù hợp, cụ thể, lập
dạng của các loài luận rõ ràng, logic
vật trên TĐ và trật có tính thuyết phục.
Trái Các loài tự trong đời sống - Cách mở đầu - kết
đất - chung Văn muôn loài. thúc văn bản có sự
Ngôi sống với bản - VB đã đặt ra thống nhất, hỗ trợ
nhà Ngọc Phú thông cho con người vấn cho nhau tạo nên
nhau
chung như thế tin. đề cần biết chung nét đặc sắc, độc
nào? sống hài hoà với đáo cho VB.
muôn loài, để bảo
tồn sự đa dạng của
thiên nhiên trên
TĐ.

- Tác giả thể hiện - Thể thơ tự do, các


thái độ lên án với biện pháp nghệ
Ra - xun những kẻ làm hại thuật: điệp từ, liệt
thơ tự
Trái đất Gam - da - Trái đất, đồng thời kê, ẩn dụ..
do
tốp thương xót, vỗ về
những đau đớn
của Trái đất.

4
III. ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Bài Văn bản Tác giả Thể Nội dung Nghệ thuật
loại
Bài văn “Xem Lập luận chặt chẽ,
người ta kìa!” bàn lí lẽ và dẫn chứng
luận về mối quan xác đáng cùng cách
hệ giữa cá nhân và trao đổi vấn đề mở,
cộng đồng. Con hướng tới đối thoại
người luôn muốn với người đọc.
người thân quanh
mình được thành
công, tài giỏi,...
Xem Văn
như những nhân
người ta Lạc Thanh nghị
vật xuất chúng
kìa luận
trong cuộc sống.
Tuy nhiên, việc đi
làm cho giống
Khác người khác sẽ
biệt và đánh mất bản thân
gần mỗi người. Vì vậy
gũi chúng ta nên hòa
nhập chứ không
nên hòa tan.
Hai loại khác biệt - Lí lẽ, dẫn chứng
đã phân biệt sự phù hợp, cụ thể, có
khác biệt thành tính thuyết phục.
hai loại: có nghĩa - Cách triển khai từ
Hai loại Văn và vô nghĩa. bằng chứng thực tế
Giong-mi Người ta chỉ thực để rút ra lí lẽ giúp
khác nghị
Mun sự chú ý và nể cho vấn đề bàn
biệt luận
phục những khác luận trở nên nhẹ
biệt có ý nghĩa. nhàng, gần gũi,
không mang tính
chất giáo lí.

B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:


I. Kiến thức chung:
Bài Kiến thức Tiếng Việt Ví dụ
Chuyện về Dấu chấm phẩy: thường được Ví dụ:
những người dùng để đánh dấu ranh giới Một người ở vùng núi Tản Viên có
anh hùng giữa các bộ phận trong một tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía
chuỗi liệt kê phức tạp. đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía
5
tây, phía tây mọc lên từng dãy núi
đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
Một người ở miền biển, tài năng
cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô
mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là
Thuỷ Tinh.
Khác biệt và - Trạng ngữ: Trạng ngữ là Ví dụ:
gần gũi thành phần phụ của câu, có thể - Trạng ngữ:
được đặt ở đầu câu, giữa câu - Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ,
hoặc cuối câu, nhưng phổ biến tôi dẩn dần hiểu ra rằng, thế giới này
là ở đầu câu. Trạng ngữ được là muôn màu muôn vẻ, võ tận và hấp
dùng để nêu thông tin về thời dẫn lạ lùng. ( Chỉ thời gian)
gian, địa điểm, mục đích, cách - Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi
thức của sự việc được nói đến cũng đã lớn. ( Chỉ thời gian)
trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ - Dù có ý định tốt đẹp, những người
còn có chức năng liên kết câu thân yêu của ta đôi lúc cũng không
trong đoạn. hằn đúng khi ngăn cản, không để ta
được sống với con người thực của
mình. ( Chỉ nguyên nhân)
- Tác dụng của lựa chọn từ - Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và
ngữ và cấu trúc câu đối với cấu trúc câu đối với việc thể hiện
việc thể hiện nghĩa của văn nghĩa của văn bản:
bản: Để thề hiện một ý, có thề “ Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi
dùng những từ ngữ khác nhau, cũng đã lớn”.
những kiểu cấu trúc câu khác Từ “khuất” phù hợp hơn so với một
nhau. Khi tạo lập văn bản, số từ khác cũng có nghĩa là chết như:
người viết thường xuyên phải mất, từ trần, hi sinh. vì so với từ
lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc “mất” và “chết” thì từ “khuất” thể
câu phù hợp để biểu đạt chính hiện cách nói giảm, nói tránh, bớt đi
xác, hiệu quả nhất điều muốn sự đau đớn, buồn bã. Còn từ “hi
nói. sinh” chỉ dùng cho những người có
công trạng nào đó với cộng đồng. Từ
“từ trần” dùng khi người đó vừa mất,
còn ở đây bà mẹ đã khuất từ nhiều
năm trước nên dùng từ “khuất” là
hợp lí nhất.
Trái đất- Nhận biết đặc điểm và chức Nhận biết đặc điểm và chức năng
Ngôi nhà năng văn bản: văn bản:
chung - Căn cứ vào sự có mặt hay “Trái đất - cái nôi của sự sống” là
không có mặt của các phương một văn bản vì có những yêu cầu
tiện phi ngôn ngữ để xác định sau:
tính chất văn bản: văn bản - Có bố cục văn bản mạch lạc, rõ
6
thông thường hay văn bản đa ràng.
phương thức. - Là văn bản cung cấp thông tin cho
- Những nhu cầu giao tiếp đa người đọc về trái đất.
dạng dẫn đến việc hình thành - Nội dung của văn bản bao gồm: vị
nhiều loại văn bản khác nhau: trí của Trái đất, sự sống trên trái đất,
văn bản thông tin, văn bản muôn loài trên trái đất, con người
nghị luận, văn bản văn học. Có trên trái đất, tình trạng trái đất và đưa
thể căn cứ vào chức năng ra lời kêu gọi để bảo vệ trái đất.
chính mà một văn bản phải
đảm nhiệm như thông tin,
thuyết phục, hay thầm mĩ để Từ mượn và hiện tượng vay mượn
biết được văn bản thuộc loại từ:
nào Các loài động vật và thực vật thường
Từ mượn và hiện tượng vay tồn tại và phát triển thành từng quẩn
mượn từ: xã, trong những bai-ôm khác nhau.
Từ mượn là từ có nguồn gốc từ Mỗi quần xã có thể được xem như
một ngôn ngữ khác. Tiếng một thế giới riêng, trong đó có sự
Việt từng vay mượn nhiều từ chung sống của một số loài nhất định
của tiếng Hán và tiếng Pháp. với số lượng cá thể hết sức khác
Hiện nay, tiếng Việt có xu nhau ở riêng từng loài.
hướng vay mượn nhiều từ của Trong đoạn văn trên có nhiều từ là
tiếng Anh. từ mượn, chẳng hạn: động vật, thực
Trong sự tiếp xúc, giao lưu vật, tồn tại, bai-ôm,...
ngôn ngữ giữa các dân tộc, các
ngôn ngữ thường vay mượn từ
của nhau để làm giàu cho vốn
từ của mình.
ÔN LẠI KIẾN THỨC PHẦN TIẾNG VIỆT
1.Từ láy:
+ Láy âm đầu: thoăn thoắt, trồng trọt, vui vẻ, đẹp đẽ, tha thiết ….
+ Láy phần vần: lênh đênh, loắt choắt,….
+ Láy toàn bộ: xinh xinh, đều đều, …..
2.Từ ghép: là kiểu từ phức được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với
nhau về nghĩa.
Ví dụ: xác định từ ghép: nguồn gốc, con cháu, gia đình, học sinh,….
3. Trạng ngữ: ( thường đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. Giữa trạng ngữ với chủ
ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết).
- Trạng ngữ chỉ thời gian ( Mùa xuân,……….)
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn( Trên cành cây,………..)
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân ( Vì……….. , ………….. / Do……… , …………..)
- Trạng ngữ chỉ mục đích ( Để………… , ……..)
- Trạng ngữ chỉ phương tiện ( Bằng …… , ……….. / Với …… , …………….)
7
- Trạng ngữ chỉ cách thức ( Nhờ…….. , ………)
4. Điệp ngữ: dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc
mạnh.
- Từ ngữ ( cả câu) được lặp lại.
Ví dụ: Tiếng gà ai nhảy ổ :
"Cục. .. cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
5.So sánh: Từ so sánh: như, là, hơn, tựa, kém,… nằm giữa 2 vế A – B ( A như B).
So sánh có 2 kiểu :
- So sánh ngang bằng: như, bằng, giống như, tựa như,………
Ví dụ: Mẹ đẹp như tiên.
- So sánh không ngang bằng: chẳng bằng, không bằng, hơn, kém,….
Ví dụ: Bạn Lan thấp hơn bạn Hoa.
6.Nhân hóa:
* Nhân hóa có 3 kiểu:
- Gọi người để gọi vật.
Ví dụ: Cô bàn đang được đặt ở ngoài sân.
-> Xác định: Cô bàn
- Chỉ hoạt động, tính chất của người chỉ vật.
Ví dụ: Con mèo đang nằm ngủ.
-> Xác định: nằm ngủ
- Trò chuyện, xưng hô với vật như người.
Ví dụ: Chim ơi! Hót hay quá!
-> Xác định: Chim ơi!
7.Ẩn dụ: Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
* Ẩn dụ có 4 kiểu:
- Ẩn dụ hình thức
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
 Xác định: thắp
- Ẩn dụ cách thức
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
-> Xác định: Kẻ trồng cây
- Ẩn dụ phẩm chất
Người Cha mái tóc bạc 
-> Xác định: Người cha
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ví dụ: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
8
-> Xác định: mỏng
8.Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng,
khái niệm có quan hệ gần gũi -> tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Hoán dụ có 4 kiểu:
- Một bộ phận để gọi toàn thể
Ví dụ: Bạn ấy là tay cờ vua cự phách của trường.
-> Xác định: tay cờ vua
- Vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Ví dụ: Lớp rất sạch sẽ.
-> Xác định: Lớp
- Dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Ví dụ: Chúng ta phải dừng khi gặp đèn đỏ.
-> Xác định: đèn đỏ
Hoặc
– Này, cô bé áo vàng kia !
-> Xác định: áo vàng
- Cụ thể để gọi cái trừu tượng
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
(Ca dao)
-> Xác định: một cây , ba cây
9.Các thành phần chính của câu: cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt ý trọn vẹn.
-Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?
-Chủ ngữ: trả lời cho câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?
10. Thành ngữ:
- Lên thác xuống gềnh.
- Kề vai sát cánh.
- Chôn rau cắt rốn.
- Quê cha đất tổ.
- Khoẻ như voi
- Nhanh như cắt
- Học 1 biết 10
- Cần cù bù thông minh
11. Danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…
- Chức vụ: làm chủ ngữ trong câu. Khi làm vị ngữ cần có từ “ là” đứng trước danh từ.
Ví dụ: ba con trâu ( xác định danh từ: con trâu), những cái bàn ở ngoài sân ( xác định
danh từ: cái bàn),…..
- Mẹ là giáo viên ( xác định danh từ: giáo viên)
a) Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật. ( ví dụ: núi, sông,....)
b) Danh từ riêng : là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương, ...-> Viết
hoa ( ví dụ: Lan Anh, Vũng Tàu,...)
12.Cụm Danh từ
9
Phần trước Phần trung tâm Phần sau
(toàn thể - số lượng) ( DT chỉ đơn vị - DT chỉ sự vật) ( đặc
điểm - xác định)
-Toàn thể:Tất cả, hết thảy,toàn bộ,… - DT chỉ đơn vị: con, cái, em, … - Đặc
điểm:xanh,nếp,----Số lượng: các, từng, những, một, … - DT chỉ sự vật: bàn, học
sinh,… -Xác định: này, đây,…
* Ví dụ: Xác định cụm danh từ: những cái cây, học sinh ấy, toàn bộ cái bàn đó,…
13.Động từ: là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: Tôi đã đi nhiều nơi. ( xác định động từ: đi); Bạn ấy đã giải xong bài tập.( xác
định động từ: giải)
14.Cụm động từ
-Đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, còn, hãy, đừng, chớ,….( luôn đứng trước động từ) + động từ
-> cụm động từ
Ví dụ 1: đang chạy ngoài công viên -> xác định cụm động từ : đang chạy
Ví dụ 2: đừng đi ra ngoài lúc trời mưa -> xác định cụm động từ : đừng đi
15. Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật hành động, trạng thái.
Ví dụ: xác định tính từ: xanh, vàng, tốt, đẹp, cần cù, chăm chỉ,….( Cô ấy rất chăm chỉ
học tập – xác định tính từ: chăm chỉ).
16.Cụm tính từ
Phần trước Phần trung tâm Phần sau
Thời gian, mức độ, đặc điểm, Tính từ Vị trí, so sánh,
mức độ, phạm vi,
tính chất,khẳng định, phủ định,… nguyên nhân, đặc
điểm, tính chất,..
Tính từ kết hợp với 1 số từ: rất, khá, lắm, quá, hơi, cực, tuyệt,… tạo thành cụm tính
từ.
Ví dụ: Xác định cụm tính từ: rất đẹp, khá đẹp, hơi xấu,….
17. Phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, liệt kê, đảo ngữ,……
 Tác dụng của nhân hóa:
- Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.
- Biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
 Tác dụng của so sánh:
- Gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.
- Biểu thị tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
 Tác dụng của hoán dụ và ẩn dụ:
- Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Tác dụng của liệt kê:
- Để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực
tế hay của tư tưởng, tình cảm.
 Tác dụng của điệp từ:
- Nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời
văn.
10
- Làm cho câu văn thêm tính hài hòa, cân đôí, nhịp nhàng.
II. Luyện tập:
Phiếu bài tập số 1( Dấu chấm phẩy)
Bài tập 1: Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau :
 a) Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm,
khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những
trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao
chuôi ngà, nào ông vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích
mắt.
(Phạm Duy Tốn)
 b) Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng
chẳng có điều gì đáng lo cả ; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ
đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận.
(Vũ Tú Nam)
 c) Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài
hoa khác : Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn
tươi nguyên ; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập
phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.
(Trần Hoài Dương)
Bài tập 2: Trong những phần trích sau đây có một số dấu chấm phẩy bị thay thế
bằng dấu phẩy. Tìm dấu phẩy đã thay thế cho dấu chấm phẩy đó.
 a) Cần phải nói với bạn rằng, ở xứ Prô-văng-xơ theo lệ thường, cứ đến mùa
nóng bức là người ta lùa gia súc lên núi An-pơ. Vật và người sống năm sáu tháng
liền trên vùng cao, ở ngoài trời, cỏ ngập đến tận bụng, rồi vừa chớm gió heo may
đầu thu mà người ta xuống núi, trở về trang trại và bầy gia súc lại quay về gặm cỏ
thảnh thơi trên những sườn đồi màu xám thơm nức mùi cây hương thảo.
 b) Cả con đường dường như cũng rình rịch theo bước chân đi của chúng. Đi
đẩu là những con cừu đực già, sừng “giương ra ” phía trước, vẻ dữ tợn, đằng sau
chúng là đông đảo họ nhà cừu, nhặng cừu mẹ dáng hơi mệt mỏi, lũ cừu con chạy
quẩn dưới chân, những con la đeo ngù trang trí màu đỏ, mang những chiếc giỏ lắc
lư như ru chúng ngủ theo nhịp bước đi, rồi đến những con chó đẫm mồ hôi, lưỡi lè
sát đất và sau cùng là hai chú chăn cừu lực lưỡng khoác áo choàng bằng len thô
màu đỏ hoe, dài chấm gót như chiếc áo thụng.

    
Phiếu bài tập số 2( Trạng ngữ)
Bài tập 1: Tìm trạng ngữ trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của những trạng
ngữ đó:
Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn
mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn
thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn
11
thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ
đó, xưa nay, đã có không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gưong những cá
nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình
dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo mười phân vẹn mười.
Bài tập 2: Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống sau :
a) … trời mưa tầm tã,… trời lại nắng chang chang.
b) … cây cối đâm chồi nảy lộc:
c) … tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện.
d) … họ chạy về phía có đám cháy.
đ) … em làm sai mất bài toán cuối.
Bài tập 3:  Cho câu: Những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích.
Hãy tạo thành ba câu với ba trạng ngữ khác nhau và cho biết các trạng ngữ vừa
bổ sung cho câu nội dung gì?
Bài tập 4: Cho các trạng ngữ sau, hãy thêm các cụm C-V để tạo thành câu cho
thích hợp.
a) Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường,…
b) Vào mùa thu,…
c) Trong lớp,…
Bài tập 5: Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý
nghĩa gì cho sự việc được nói đến trong câu.
a) Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống
thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng
đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá
mạ tươi tắn… Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải
thiều đã đỏ ối những quả.
(Hoàng Hữu Bội)
b) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất
đẹp ; bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý,
là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng)
c) Vì chuôm cho cá bén đăng/ Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò.
(Ca dao)
d) Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mân Lí đương
và đánh “ chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên
cạnh Lí cựu.
(Ngô Tất Tố)
đ) Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lân sau đàn bò ra đồng, tối đến lại
lăn sau đàn bò về chuồng. Bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
Tiết nông nhàn, phú ông làm trại trên núi thả bò ăn cỏ, bảo Sọ Dừa ở lại trông,
cơm nước có người đưa lên tận nơi.
(Sọ Dừa)
Bài tập 6:
12
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ. Chỉ ra các trạng ngữ đó và cho
biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
* Gợi ý:
Bài tập 1: Trạng ngữ:
- Trên đời: chỉ không gian và thời gian sự việc được nói đến
- Vì lẽ đó, xưa nay: chỉ nguyên nhân, thời gian
Bài tập 2: Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống sau :
a) Buổi sáng, trời mưa tầm tã, buổi chiều trời lại nắng chang chang.
b) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc:
c) Hôm nay tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện.
d) Rất nhanh, họ chạy về phía có đám cháy.
đ) Giờ kiểm tra, em làm sai mất bài toán cuối.
Bài tập 3:  Cho câu: Những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích.
- Mùa xuân đến, những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. ( Trạng ngữ chỉ thời
gian)
- Trên ngọn cây cao, những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. ( Trạng ngữ chỉ
nơi chốn)
- Nhờ mưa xuân, những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. ( Trạng ngữ chỉ
nguyên nhân)
Bài tập 4: Thêm các cụm C-V để tạo thành câu cho thích hợp.
a) Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường, học sinh nô đùa ríu rít.
b) Vào mùa thu, bầu trời không còn cao xanh nữa.
c) Trong lớp, các bạn học sinh chăm chú nghe cô giáo giảng bài.
Bài tập 5: 
a)
- Trạng ngữ:
+ Tảng sáng
+ Ven rừng
- Bổ sung ý nghĩa về thời gian.
b)
- Trạng ngữ: từ trước tới nay.
- Bổ sung ý nghĩa về thời gian.
c)
- Trạng ngữ: Vì chuôm , vì chàng
- Bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.
d)
- Trạng ngữ: Đánh “xoảng” một cái, đánh “ chát” một cái
- Bổ sung ý nghĩa về cách thức
đ)
- Trạng ngữ:
+ Hằng ngày, tối đến.
+Tiết nông nhàn
13
- Bổ sung ý nghĩa về thời gian.
Bài tập 6: 
- Yêu cầu về nội dung: đoạn văn chủ đề bất kì
- Yêu cầu về hình thức:
+ Đoạn văn
+ Sử dụng trạng ngữ.
Đoạn văn tham khảo:
Buổi sáng mùa xuân, cảnh vật như vừa lấy lại sức sống mới. Khí trời se lạnh,
gió thổi man mác. Từng đợt gió nhẹ thoảng qua, cành lá khẽ lung lay để lộ ra những
giọt sương long lanh huyền ảo. Mặt trời vừa mới nhô lên tỏa ánh nắng sưởi ấm vạn
vật. Chim hót ríu rít đón chào ngày mới. Trong vườn, chị Hồng chợt tỉnh giấc rồi
hòa vào đám bạn đang đua nhau khoe sắc. Các chú bướm bay rập rờn cùng bầy ong
thợ chăm chỉ hút mật làm cho khu vườn thêm nhộn nhịp. Những bông hoa mai vàng
thắm bừng nở báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến. Khung cảnh khu vườn như
một bức tranh thiên nhiên rực rỡ được họa sĩ nào đó vẽ lên.
- Trạng ngữ:
+ Buổi sáng mùa xuân( bổ sung ý nghĩa về thời gian).
+ Trong vườn ( bổ sung ý nghĩa về nơi chốn).

   Phiếu bài tập số 3


(Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa
của văn bản)
Bài tập 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và
giải thích lí do lựa chọn:
a. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ (nồng
nhiệt/nhiệt tình) của người xem.
b. Cô con gái út của phú ông (ưng/ đồng ý/ muốn) lấy Sọ Dừa.
c. Nhút nhát là (nhược điểm.khuyết điểm) vốn có của cậu ấy.
d. Ông đang miệt mài (nặn/tạc/khắc) một pho tượng bằng đá.
Bài tập 2: Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm
dưới đây:
(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe
tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi
sinh để bảo vệ con người.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
(2) Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước
của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ
công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh
hùng.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
14
(3)
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…
(Tố Hữu, Ta đi tới)
Bài tập 3:   Trật tự các từ và cụm từ in đậm dưới có tác dụng gì?
a. Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt
Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và
tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
(Phạm Văn Đồng)
b.
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng.
(Tố Hữu)
   c.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đồi De, núi Hồng.
   d. Ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương,
ai oán...
 e.  Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên.
 f. Ruộng, tôi có năm sào. Tiền, tôi có rất nhiều.
 g. Quần áo được tôi giặt rồi.
 h.  Thẻ của nó, người ta giữ.  Hình của nó, người ta đã chụp rồi. (Nam Cao)
 i. Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.
* Gợi ý :
Bài tập 1: 
a. chọn từ “nồng nhiệt” thể hiện sự ủng hộ, động viên từ phía người khác dành
cho mình.
b. chọn từ “đồng ý” thể hiện sự bằng lòng của cô con gái út với lời hỏi cưới từ
phía Sọ Dừa
c. “nhược điểm” để chỉ những hạn chế vốn có ở con người, còn “khuyết điểm”
là để chỉ những thiếu sót, hạn chế mình còn đang gặp phải.
d. chọn từ “tạc” khi sử dụng với chất liệu đá
Bài tập 2: 
(1) Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự trước sau của hành động nhấn mạnh ý
nghĩa của tre hơn.
(2) Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của các vị anh hùng trong lịch
15
sử.
(3) Cụm từ Đẹp vô cùng được đặt lên trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhằm nhấn
mạnh niềm vui trước sự rạng ngời, tươi đẹp của non sông sau ngày giải phóng.
Từ" hò ô "được đảo lên trước tiếng hát để hiệp vần với từ" sông Lô" trước đó
nhằm tạo ra âm hưởng kéo dài, gợi ra sự mênh mông của sông nước=> đảm bảo sự
hài hoà về âm điệu cho thơ.
Bài tập 3:   
 a. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp theo thứ tự tăng
dần)
 b. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp hành động dã
man của giặc)
 c. Nhấn mạnh những địa danh làm nên chiến thắng lừng lẫy
 d. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp từ vui đến buồn)
 e. Nhấn mạnh hành động nhân vật
 f. Nhấn mạnh nhằm tác dụng khoe khoang
 g. Nhấn mạnh hành động quần áo do tôi giặt
 h. Nhấn mạnh làm nổi bật tầm quan trọng của thẻ và hình đều bị người ta giữ.
 i. Nhằm tạo sự kết nối, âm hưởng ngân vang ( từ "Lô" hợp âm với "ô" trong
cùng một câu.

C. ÔN TẬP PHẦN THỰC HÀNH VIẾT:


Dạng đề 1: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
I. Thế nào là bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện( một sinh hoạt văn
hóa)?
- Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng dùng trong mọi lĩnh vực đời sống
nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện
tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ( một sinh hoạt văn hóa) là bài văn sử
dụng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm thuật lại một sự kiện diễn ra
trong thực tế giúp người đọc, người nghe hình dung được diễn biến của sự kiện( một
sinh hoạt văn hóa).
II. Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về một sự kiện ( một sinh hoạt văn
hóa)
- Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi
tường thuật phù hợp (Sử dụng ngôi kể thứ nhất: xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”)
- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh ( không gian và thời
gian)
- Thuật lại được điễn biến chính, sắp xếp các trình tự theo một trình tự hợp lí.
- Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút dược sự chú ý của người
đọc.
- Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.
16
III. Thực hành viết theo các bước:
1. Trước khi viết
a) Lựa chọn đề tài
+ Hãy nhớ lại một sự kiện ( một sinh hoạt văn hóa) mà em trực tiếp tham gia hoặc
tìm hiểu, quan sát được qua các phương tiện thông tin.
+ Có thể chọn một số đề tài sau: Hội chợ sách, hội chợ xuân ở thành phố, làng
quê của em, lễ hội dân gian, hội khỏe phù đổng ở trường hoặc địa phương em.
b) Tìm ý
Sau khi lựa chọn được sự kiện định tường thuật. Hãy tìm ý cho bài viết bằng một
số hoạt động sau:
Sự kiện gì?
Mục đích của việc tổ chức sự kiện là gì ?
Sự kiện xảy ra khi nào? ở đâu?
Những ai đã tham gia sự kiện? Họ đã nói và làm
gì?
Sự kiện diễn ra theo trình tự thế nào?
Ấn tượng, cảm nghĩ của em hoặc của những
người tham gia vể sự kiện là gì?
c) Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu sự kiện (Không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện).
- Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian
+ Những nhân vật tham gia sự kiện.
+ Các hoạt động chính trong sự kiện ; đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.
+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết
2. Viết bài
3. Chỉnh sửa bài viết

Dạng đề 2: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.
I. Yêu cầu đối vói bài văn đông vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích:
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân
vật trong truyện.
- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh
làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ờ truyện gốc.
- Cần có sự sắp xếp hợp li các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giũa các phần.
Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.
- Có thể bổ sung các yểu tốmiêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm
xúc của nhân vật.
II. Các bước tiến hành viết bài văn
1. Trước khi viết
+ Lựa chọn truyện cổ tích định kể, người nghe (đọc).
17
+ Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng.
+ Chọn lời kể phù hợp.
+ Ghi lại những nội dung chính của câu chuyện.
* Lập dàn ý:
 + Mở bài
Giới thiệu nhân vật kể chuyện và câu chuyện được kể.
+ Thân bài
Trình bày diễn biến của câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc.
+ Kết bài:
Nêu kết thúc truyện và suy nghĩ của bản thân mình. 
2. Viết bài.
3. Chỉnh sửa bài viết

Dạng đề 3: Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn
đề)
I. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn
đề)
- Nêu được hiệ tượng, vấn đề cần bàn
- Thể hiện được ý kiến của người viết
- Dùng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc.
II. Các bước khi làm bài văn nghị luận về một hiện tượng (vấn đề) trong
cuộc sống:
a. Trước khi viết
- Lựa chọn đề tài: Đề tài có thể được ấn định ( Đề kiểm tra, đề thi) hoặc do người
viết tự lựa chọn.
- Tìm ý
+ Cần hiểu thế nào là hiện tượng vấn đề này
+ Những khía cạnh cần bàn bạc
+ Bài học cần rút ra từ vấn đề bàn luận.
- Lập dàn ý
Sắp xếp các ý vừa tìm được thành một dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng, vấn đề cần bàn luận
* Thân bài: Đưa ra ý kiến cần bàn luận:
+ Nêu ý 1 ( Lý lẽ, bằng chứng)
+ Nêu ý 2 ( Lý lẽ, bằng chứng)
+ Nêu ý 3 ( Lý lẽ, bằng chứng)
...
* Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân
b. Viết bài
Bám sát dàn ý để viết bài. Khi viết cần chú ý:
- Có thể mở bài trực tiếp: Nêu thẳng hiện tượng ( vấn đề), hoặc mở bài gián tiếp
bằng cách kể một câu chuyện ngắn để giới thiệu hiện tượng ( vấn đề)
18
- Mỗi ý trong bài trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.
c. Chỉnh sửa bài viết
Đọc lại bài viết, rà soát từng phần, từng đoạn để chỉnh sửa theo gợi ý sau đây:
- Nêu được hiện tượng, vấn đề cần bàn
- Thể hiện được ý kiến, tình cảm, thái độ cách đánh giá của người viết về hiện
tượng, vấn đề
- Đưa ra được các lý lẽ và bằng chứng để bài viết có sức thuyết phục.
- Đảm bảo các yêu cầu về chính tả và diễn đạt

DẠNG 4: Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận.
I. Khái niệm:
Biên bản là một loại nhỏ của văn bản nhật dụng, dùng để ghi chép về một vụ việc
hay một cuộc họp, cuộc thảo luận, giúp ta nắm bắt được đầy đủ, chính xác về điều đã
diễn ra. Nó có thể được lưu lại như một hồ sơ quan trọng, lúc cần được đưa ra như bằng
chứng để đánh giá một vụ việc, vấn đề nào đó.
II. Thể thức của biên bản thông thường:
- Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ
quan chức năng đứng ra xử lí vụ việc hay tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận,...
- Dưới từ “biên bản”, ghi khái quát nội dung của vụ việc cần xử lí hay vấn đề mà
cuộc họp, cuộc thảo luận cần giải quyết, làm thành tên gọi của biên bản.
- Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo
luận,...
- Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí,...
- Ghi diễn biến của cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo luận,... với các nội
dung cụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và
kết luận).
- Ghi thời gian kết thúc cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo luận…
- Người chủ trì và thư kí (tùy trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên
III. Các bước thực hiện viết biên bản:
a. Trước khi viết
- Xác định tên gọi của biên bản:
- Mục đích viết biên bản:
- Người đọc biên bản:
b. Viết biên bản
- Đọc kĩ phần hướng dẫn viết biên bản trong SHS.
- Thực hành viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận (HS tự chọn)
c. Chỉnh sửa biên bản
- Đọc lại biên bản nhiều lần.
- Chỉnh sửa lại biên bản (nếu có).

D. MỘT SỐ ĐỀ, BÀI VIẾT THAM KHẢO

19
ĐỀ : Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa): Một lễ
hội dân gian

DÀN Ý CHI TIẾT


MỞ BÀI
Giới thiệu về lễ hội:
- Đất nước ta là đất nước có nền văn hoá lâu đời, nét đẹp văn hoá đó được thể hiện
qua các lễ hội của dân tộc.
- Ở mỗi một vùng miền, một địa phương lại có những lễ hội khác nhau để thể hiện
những nét tín ngưỡng riêng.
- Một trong những lễ hội để lại trong em nhiều ấn tượng chính là lễ chọi trâu ở Đồ
Sơn- quê em. Theo em được biết thì lễ hội này được tổ chức để cầu mong bình
an, thịnh vượng và cuộc sống hạnh phúc cho người dân ở địa phương.
THÂN BÀI
1. Giới thiệu thời gian tổ chức lễ hội:
- Lễ hội được tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Nó thu hút sự tham gia của
nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc và được xem là một trong những hoạt động
văn hoá đặc sắc của người dân nơi đây.
- Vào năm 2013, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã được xếp vào một trong những Di sản
Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
2. Nguồn gốc:
Theo truyền thuyết, vào thế kỉ XIX, có người dân đi qua đền thờ của Tước Điểm Đại
Vương thì đã được tận mắt chứng kiến cảnh hai chú trâu đang húc nhau, tuy nhiên khi
có một tiếng người thì chúng lại đi xuống biển, người dân cho rằng hai con trâu này
chính là con vật cưỡi của các vị thần. Chính vì vậy, vào ngày 9.8 âm lịch hàng năm
người dân ở đây đã tổ chức lễ hội để tế thần.
3. Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
- Trâu được chọn để tham gia lễ hội được người dân chọn lựa từ một năm trước.
- Chú trâu đạt tiêu chuẩn là những chú trâu đực khoẻ, ngực nở, lưng rộng, sừng
màu đen bóng,...
- Về trường dùng để thi đấu thì cần sử dụng một khu đất rộng rãi, xung quanh là
khán đài, chỗ ngồi để cho khán giả xem
4. Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian (thông thường sẽ có
hai phần: phần lễ và phần hội)
- Phần lễ được tổ chức vào ngày mùng 1 đầu tháng.
- Vào ngày 9/8 âm lịch thì hội chọi trâu chính thức bắt đầu, các ông trâu được rước
bằng kiệu, cờ ngữ sắc, tiếng trống linh đình. Những người rước trâu ăn mặc lịch
sự
- Khi trâu được đưa vào trong đấu trường thì chúng sẽ đứng đúng vị trí đã được
sắp xếp sẵn, tiếng loa, tiếng trống nổi lên để cổ vũ tinh thần chúng, đi kèm với đó
là nghi thức múa cờ do 24 thanh niên tiến hành
20
- Kết thúc múa cờ, các ông trâu được dẫn vào vị trí và cách nhau khoảng 20m,
những người chủ trâu sẽ rút những vật giữ trâu để trâu lao vào chiến đấu.
- Sau trận đấu, ông trâu nào giành chiến thắng sẽ được đưa về Đình bằng nghi lễ
rất trang nghiêm
- Đến ngày 10/ 8 tất cả số trâu sẽ đem ra giết thịt để tế thần và khao cả làng.
- Lễ hội kéo dài đến 16/ 8 thì kết thúc bởi lễ tống thần.
5. Ý nghĩa của lễ hội
- Lễ hội là cơ hội để người dân ghi nhớ công ơn của các vị thần.
- Đồng thời, lễ hội cũng thể hiện tình đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các làng, các

KẾT BÀI
Khẳng định lại ý nghĩa của lễ hội
- Chọi trâu là một trong những lễ hội đặc sắc, mang ý nghĩa văn hoá to lớn
- Thể hiện được nét đẹp trong phong tục của người dân miền biển trog lao động và
sản xuất.

ĐỀ 9: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa): hội
khỏe Phù Đổng

DÀN Ý CHI TIẾT:


MỞ BÀI
- Trong cuộc sống của chúng ta thể thao có một vai trò vô cùng quan trọng
- Nhận thức được tầm quan trọng của thể thao nên trường em thường
xuyên tổ chức Hội khoẻ phù đổng để nâng cao sức khoẻ cho học sinh.
THÂN BÀI
1. Mục đích của Hội khoẻ Phù Đổng:
- Là cuộc thi vận động để rèn luyện thân thể và sức khoẻ của bản thân
- Cuộc thi mang tên vị anh hùng của làng Phù Đổng, sức mạnh của thời
xưa sẽ được thể hiện ở cuộc thi này
2. Thời gian tổ chức:
- Hội khoẻ Phù Đổng được tổ chức bốn năm một lần ở trường em và năm
nay em may mắn được chứng kiến
- Cuộc thi này gồm nhiều bộ môn khác nhau như: bật cao, bật xa, chạy cự
li ngắn, đá bóng, đá cầu,...
3. Diễn biến của hội khoẻ:
- Mở đầu buổi lễ là phần khai mạc.
- Đúng 8 giờ thì hội thi bắt đầu, nhà đa năng của trường em đông nghẹt
các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh đến cỗ vũ.
- Đầu tiên là trận đấu bóng đá giữa lớp 6A và lớp 6B. Trận đấu diễn ra hấp
dẫn và căng thẳng. Chung cuộc, lớp 6B giành chiến thắng, cuộc đọ sức
chấm dứt.
- Tiếp theo, là cuộc thi đá cầu của các anh chị lớp 8. Sau thời gian thi đấu
21
thì trận đấu kết thúc trong tiếng hò reo của các cổ động viên. Lớp 8A đã
giành chiến thắng.
4. Ý nghĩa của hội thi:
- Đây là một cuộc thi rất hay và bổ ích
- Giúp nâng cao sức khoẻ, tạo tinh thần thoải mái.
- Việc các bạn học sinh cùng nhau tham gia các môn thể thao sẽ giúp đoàn
kết và gắn bó hơn
KẾT BÀI
Sau khi chứng kiến hội khoẻ thể thao ở trường mình em mong muốn trường em sẽ có
nhiều hoạt động như vậy nữa để chúng em có cơ hội để tập luyện và nâng cao sức khoẻ.

Đề: Đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện cổ tích “Cây khế”
Tôi là người em trong câu chuyện Cây khế. Tuổi thơ tôi gặp rất nhiều khó khăn
và đau buồn kể từ khi ba mẹ mình không còn nữa. Buồn bã là thế nhưng tôi cũng
gặp được rất nhiều may mắn. Hôm nay, tôi sẽ kể cho mọi người nghe về câu
chuyện về cuộc đời mình.
Tôi là con út được sinh ra trong một gia đình làm nông. Vì chăm chỉ làm ăn
nên bố mẹ tôi cũng có của ăn của để dành cho hai anh em tôi. Nhưng rồi bố mẹ
tôi ra đi đột ngột để lại hai anh em tôi. Tôi ở với anh được một thời gian ngắn thì
anh cũng đi lấy vợ và hai vợ chồng anh đã chiếm hết tài sản quý giá mà chỉ để lại
cho tôi một khu vườn nhỏ và cây khế ở góc vườn. Thân làm em, tôi không dám
đòi hỏi gì thêm và cũng không than phiền gì mà chỉ cày thuê cuốc mướn để sống
qua ngày.
Từ đó, cây khế trở thành người bạn gắn bó thân thiết và là tài sản quý giá
nhất của tôi. Cây khế lớn rất nhanh và một thời gian sau thì đã đơm hoa kết trái.
Cây khế rất nhiều quả và mùi hương thơm lừng toả khắp khu vườn. Tôi vui
sướng biết bao khi nhìn thấy cây như vậy. Tôi liền đi đan sọt để mai hái khế ra
chợ bán. Hôm sau, khi tỉnh dậy, thì tôi thấy một con chim đang ăn những quả
khế chín. Tôi xót ruột quá bèn chạy đến bên gốc cây nói với chim. Nghe tôi nói,
chim không ăn nữa và nói:
Ăn một quả khế
Trả một cục vàng
May túi ba gang
Mang đi mà đựng.
Nói xong chim liền bay đi. Tôi không tin vào chuyện lạ lùng này cho lắm
nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Hôm sau, chim đến nhà
tôi bảo tôi ngồi lên lưng nó để đi lấy vàng. Ngồi trên lưng chim tôi nhìn thấy
trời, thấy biển, thấy những cánh đồng lúa tốt tươi. Chim đưa tôi ra một hòn đảo
nhỏ ở biển. Cả hòn đảo toàn là vàng bạc châu báu làm tôi không thể tin vào mắt
mình. Chim vỗ cánh và giục tôi: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi
tôi đưa về.” Nghe chim nói vậy thì tôi mới dám nhặt vàng bạc cho vào túi ba
gang mình mang đi. Tôi dựng cho mình một căn nhà khang trang ngay trong
22
khu vườn nhưng túp lều và cây khế vẫn giữ lại. Từ đó, tôi sống của cuộc sống
giàu có và khá giả. Số của cải của mình tôi dùng để chia cho những người dân
nghèo khác ở trong làng. Tôi cũng không biết vì lí do nào mà từ hôm đó, chim
không còn đến vườn của tôi ăn khế nữa. Giờ đây, cây khế đã lớn, toả bóng mát
rợp cả góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng đứng đợi chim thần đến để nói lời cảm
ơn chim.
Câu chuyện của tôi nhanh chóng lan đến tai anh trai. Một hôm nọ, anh đến
nhà tôi và có nói muốn đổi toàn bộ gia sản của mình để lấy túp lều và cây khế.
Đây là lần đầu tiên anh đến thăm tôi từ khi hai anh em ra ở riêng. Trước lời cầu
khẩn của anh tôi đành đồng ý. Tôi rất buồn khi phải xa cây khế và ngôi nhà thân
yêu của mình. Gia đình anh chuyển sang túp lều của tôi và tôi cũng nghe làng
xóm đồn là ngày ngày anh đứng dưới gốc cây để chờ chim thần đến. Tôi nghe
chuyện và cũng để ngoài tai chứ không suy nghĩ nhiều. Bỗng tháng trước,
chim thần lại xuất hiện và kể cho tôi câu chuyện về người anh trai của tôi,
nhờ chim thần kể cặn kẽ mà tôi biết rằng, sau khi thấy chim về ăn quả, anh
tôi cũng kêu gào để được trả vàng. Chim cũng hứa:
Ăn một quả khế
Trả một cục vàng
May túi ba gang
Mang đi mà đựng
Hôm sau, chim đưa anh tôi ra đảo. Vừa đến nơi anh tôi nhét đầy vàng bạc
châu báu vào túi của mình. Trước khi lên lưng chim anh tôi còn tham lam nhét
nhiều vàng vào người. Trên đường về nhà, chim thấy nặng quá kêu anh vứt bớt
vàng đi nhưng với bản tính tham lam của mình, anh tôi không vứt bớt đi mà còn
bắt chim bay nhanh để còn về. Đến cuối cùng, sức chim đã đuối không gắng
gượng được nữa liền hất luôn anh tôi và số vàng xuống biển.
Tôi trở về ngôi nhà cũ sống cùng túp lều và cây khế nhưng từ đấy tôi
không thấy chim thần xuất hiện nữa. Lòng tôi buồn man mác, tôi buồn vì cái
chết của anh mình nhưng tôi nghĩ đây chính là bài đắt giá cho những người
tham lam, ích kỉ.
12.Hãy viết đoạn văn về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh…

XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾT


I. MỞ ĐOẠN
- Nêu vấn đề cần trình bài
+ Thật tuyệt vời khi ta được sống trong một “hành tinh xanh”
+ Vậy chúng ta cần phải làm gì để hành tinh mãi xanh?
II. THÂN ĐOẠN
1. Hành tinh xanh là gì?
+ Hành tinh xanh chính là trái đất, là môi trường, là nơi chúng ta sinh sống, tồn
tại.

23
+ Hành tinh bao gồm nhiều hệ sinh thái như đất, nước, không khí, động, thực vật
và con người.
+ Đó phải là một môi trường sống thật trong lành, không thể bị phá hoại.
2. Thực trạng hành tinh chúng ta hiện nay
+ Môi trường đang bị ô nhiễm, tàn phá nặng nề bởi nhiều nguyên nhân.
+ Rác thải, nước thải sinh hoạt, công ngiệp ngập ngụa khắp nơi, rừng cây bị chặt
phá, khai thác quá mức, nạn đốt rừng làm nương vẫn diễn ra, nhiều loại động thực
vật quý hiếm bị săn bắt trái phép…
+ Hành tinh tươi đẹp đang dần trở thành hành tinh chết đe dọa lớn đến đời sống
của con người.
3. Chúng ta cần làm gì để hành tinh xanh mãi?
+ Bảo vệ hành tinh xanh là trách nhiệm của tất cả mọi người.
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức con người về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ trái
đất...
+ Tổ chức những hoạt động tập thể có ý nghĩa với môi trường (trồng cây gây
rừng, ngày chủ nhật xanh,…)
+ Nhà nước cần phải có những biện pháp xử lí nghiêm đối với những hành vi chặt
phá rừng, săn bắt động vật trái phép.
III. KẾT ĐOẠN
Nêu cảm nghĩ cá nhân
BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT
Thật tuyệt vời biết bao nếu ta được sống trong một hành tinh rợp bóng cây, thời
tiết hiền hòa, cỏ hoa khoe sắc. Vậy làm sao để ta luôn được sống trong một hành tinh
xanh?. Hành tinh xanh có thể được hiểu là nơi con người sinh sống, chính là trái đất là
thế giới tươi đẹp tràn ngập cỏ cây hoa lá, không có những đồi trọc, không có những ống
khói đen, những dòng sông đục ngàu… Hành tinh ấy cũng chính là ngôi nhà của muông
thú, là một nơi đáng lẽ ra phải thật tươi đẹp, yên bình, không thể bị phá hoại. Thế nhưng
thật đáng buồn, hành tinh xanh đã từng có của ta giờ đây đang “chết dần” vì chính
những tác động tiêu cực của con người. Môi trường ở mọi nơi trên thế giới đều đang bị
phá hủy một cách nặng nề. Đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những “bãi rác công cộng”,
không chỉ có rác thải sinh hoạt mà đến cả rác thải công nghiệp chưa qua xử lí cũng xả
thải trực tiếp ra môi trường. Những dòng sông trong veo ngày nào giờ thay vào đó là
màu đen đục ngàu của nước thải…Những khu rừng xanh tươi giờ đây chỉ còn là những
đồi hoang trọc vì nạn đốt rừng, chặt phá rừng làm nương rẫy. Ý thức tồi tệ của con
người dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như băng tan, hiệu ứng nhà kính, lũ lụt, lốc
xoáy... đe dọa trực tiếp đến cuộc sống muôn loại. Đứng trước thảm cảnh như vậy, ta cần
làm gì để lấy lại hành tinh xanh ấy? Bảo vệ môi trường sống-ngôi nhà của nhân loại là
trách nhiệm của tất cả mọi người. Trước tiên chúng ta cần thay đổi từ nhận thức, nâng
cao nhận thức của con người về tầm quan trọng của môi trường xung quanh, từ đó mỗi
người sẽ có ý thức bảo vệ hành tinh, bên cạnh đó cần cùng nhau tổ chức những hoạt
động thu dọn rác, trồng cây gây rừng, ngày chủ nhật xanh… để lan tỏa nhân thức tích
cực đến tất cả mọi người. Các cơ quan nhà nước cần phải đưa ra những biện pháp xử lí
24
nghiêm minh những hành chặt phá rừng bừa bãi để con người sống có ý thức hơn. Nếu
những hoạt động này diễn ra một cách sôi nổi, hành tinh của chúng ta sẽ được vực lại sẽ
xanh ngát trong một tương lai không xa. Là một học sinh, bản thân em nhận thấp mình
cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống luôn tích cực dọn dẹp vệ sinh nhà
cửa, trường lớp để góp phần giúp cho trái đất luôn tươi đẹp. Chúng ta hãy cố gắng hết
mình để lan tỏa tình yêu thiên nhiên tới những người xung quanh để giữ gìn một cuộc
sống xanh, sạch, đẹp.

ĐỀ :Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Tệ bắt nạt trong trường học hiện nay

XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾT


- MỞ BÀI
+ Nêu vấn đề:
I. Trường học không chỉ là nơi ươm mầm giấc mơ mà còn là nơi để
chúng ta tạo dựng những tình bạn đẹp.
II. Ấy thế mà hiện nay vẫn còn đâu đó nạn bắt nạt trong trường học, đây
là vấn đề đáng lên án và cần phải được can thiệp ngay bây giờ.
- THÂN BÀI
- Tệ nạn là gì? Tệ bắt nạt trong trường học là gì?
+ Tệ nạn là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, biểu hiện bằng
những hành vi sai lệch với chuẩn mực đạo đức, pháp luật hiện hành.
+ Tệ nạn là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm, bắt nguồn từ lối
sống vô tổ chức, coi thường chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
+ Trong các tệ nạn xã hội, thì tệ bắt nạt trong trường học là một vấn đề
gây nhức nhối trong toàn xã hội.
+ Tệ bắt nạt trong trường học hay nạn bạo lực học đường là những
hành vi xâm phạm đến tinh thần, thể chất một cách ngang ngược
diễn ra trong phạm vi trường học.
+ Tệ bắt nạt được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau, có
thể là những hành vi đánh nhau, xâm phạm thân thể, trấn lột, bạo lực
tinh thần bằng lời nói, sai khiến, cô lập, thái độ coi thường

- Thực trạng tệ bắt nạt trong trường học hiện nay. Dẫn chứng
1. Nước ta là nước nằm trong top những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực
học đường, có sự gia tăng không ngừng về số lượng và mức độ nguy
hiểm.
+ Hiện nay, tệ bắt nạt trong trường học diễn ra ở khắp mọi nơi trên mọi
miền đất nước, ở mọi cấp học khác nhau, ở cả nam và nữ.
+ Không chỉ dừng lại ở học sinh với nhau mà tệ bắt nạt còn diễn ra ở
giáo viên và học sinh.
25
+ Theo tư liệu, chỉ trong 1 năm học mà có thể xảy ra hàng ngàn vụ bắt
nạt học đường, có rất nhiều vụ đánh nhau giữa các em học sinh và
nhiều em phải nghỉ học hoặc buộc thôi học.
+ Hiện nay, tệ nạn này đang có dấu hiệu trẻ hoá với mức độ nguy hiểm
gia tăng.
+ Dẫn chứng về vụ lớp trưởng bắt nạt bạn cùng lớp, sai khiến mua đồ
tiêu vặt...
- Nguyên nhân gây ra tệ bắt nạt
+ Sự chuyển biến trong tâm, sinh lý ở những em học sinh, đặc biệt là ở
các em tuổi vị thành niên.
+ Nhà trường chưa thật sự quan tâm đến các vấn đề giáo dục tâm lý,
đạo đức mà chỉ đặt nặng các kiến thức văn hoá.
+ Cha mẹ không quan tâm con cái, không thấu hiểu, chia sẻ con cái,
không có phương pháp giáo dục con đúng đắn.
+ Môi trường xã hội với nhiều tệ nạn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ,
nhiều đối tượng ăn chơi lêu lỏng dụ dỗ, leo kéo các em làm những
việc xấu.
- Giải pháp giảm thiểu cho tệ bắt nạt
+ Đối với nhà trường, giáo viên:
- Nhà trường cần phải nghiêm túc chấn chỉnh, không bao che, kỷ luật
nghiêm khắc các hành vi bắt nạt trong trường học.
- Nhà trường cần phải xây dựng một nguồn tin từ học sinh, khi có
hành vi bắt nạt diễn ra thì nhanh chóng nắm bắt thông tin để có
hướng giải quyết kịp thời.
- Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể giáo
viên, học sinh về tác hại của nạn bắt nạt.
- Tổ chức các hoạt động tình nguyện để định hướng nhân cách cho
học sinh.
- Tổ chức các hoạt động tăng tình cảm cho các em học sinh trong các
tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp
- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, quan tâm, nắm bắt
tình hình các em học sinh trong lớp.
+ Đối với học sinh:
- Học cách kiềm chế cảm xúc tốt hơn
- Rèn luyện các kỹ năng sống, chấp hành tốt các nội quy trong trường
học, luôn ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tránh xa bạo lực học đường
- Báo ngay với thầy cô, gia đình khi có hiện tượng bắt nạt xảy ra
- Tích cực tham gia vào các phong trào Đoàn, Đội, các ngày hội tình
nguyện để nâng cao đạo đức.
+ Đối với gia đình:
- Cha mẹ cần phải dạy dỗ con cái từ nhỏ với ý thức sống hòa đồng,
26
giúp đỡ mọi người, không bắt nạt người khác.
- Luôn yêu thương, thấu hiểu con cái, tạo ra môi trường sống lành
mạnh cho con.
- Luôn theo dõi tâm lý, tình hình học tập của con ở trường.
- KẾT BÀI
- Khái quát lại vấn đề
+ Tệ bắt nạt trong trường học gây ra những nguy hại vô cùng lớn cho
cá nhân, gia đình và xã hội. Đây là một vấn đề gây nhức nhối mà tất
cả chúng ta cần phải chung tay ngăn chặn nó.
- Liên hệ bản thân
+ Em sẽ luôn tạo các mối quan hệ hoà đồng với bạn bè xung quanh,
tạo ra một môi trường học tập thân thiện.
BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT
Trường học không chỉ là nơi ươm mầm giấc mơ mà còn là nơi để chúng ta tạo
dựng những tình bạn đẹp. Đó là suy nghĩ của nhiều người khi nói về trường học, nơi đây
cũng được xem như “ngôi nhà thứ hai” của những ai đã từng trải qua cuộc đời học sinh.
Ấy thế mà hiện nay, ý niệm ấy đang dần bị méo mó đi bởi hành vi xấu của một số thành
phần học sinh trong trường học, đó là tệ bắt nạt học đường. Đây là vấn đề đáng lên án
và cần phải được can thiệp ngay bây giờ.
Tệ nạn là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, biểu hiện bằng những hành vi sai
lệch với chuẩn mực đạo đức, pháp luật hiện hành. Đây là con đường nhanh nhất dẫn đến
tội phạm, nó bắt nguồn từ lối sống vô tổ chức, coi thường chuẩn mực đạo đức, pháp
luật. Có rất nhiều loại tệ nạn, mỗi loại đều ẩn chứa những mối nguy hiểm nhất định với
xã hội. Trong các tệ nạn thì tệ bắt nạt trong trường học tưởng chừng như là một vấn đề
nhỏ nhưng thật sự nó đã gây nhức nhối trong toàn xã hội, có mức độ nguy hiểm không
thua kém như các tệ nạn còn lại. Tệ bắt nạt trong trường học hay nạn bạo lực học đường
là những hành vi xâm phạm đến tinh thần, thể chất một cách ngang ngược diễn ra trong
phạm vi trường học. Trường học là một nơi giáo dục kiến thức và tâm hồn cho chúng ta,
là nơi có kỷ luật kỷ cương, ấy thế mà nạn bạo lực vẫn có thể diễn ra. Tệ bắt nạt được
thực hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau, có thể là những hành vi đánh nhau,
xâm phạm thân thể, trấn lột, bạo lực tinh thần bằng lời nói, sai khiến, cô lập hoặc có thái
độ coi thường.
Hiện nay, vấn nạn bạo lực học đường đang là một thực trạng đáng báo động
trong toàn xã hội. Nước ta là nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường, có sự gia tăng
không ngừng về số lượng và mức độ nguy hiểm qua các năm. Tệ bắt nạt trong trường
học diễn ra ở khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước, từ miền thôn quê cho đến thành
phố. Thậm chí, tệ bắt nạt có thể có ở mọi cấp học khác nhau, ngay cả những em học
sinh chỉ mới cấp 1 thôi cũng đã sẵn sàng gây gổ, đánh nhau, không chỉ ở nam mà còn ở
nữ. Đau lòng hơn, tệ bắt nạt còn diễn ra ở giáo viên và học sinh, có những trường hợp
học sinh vì bất bình với cô mà ném thẳng đồ vật vào người cô. Cũng có trường hợp thầy
giáo dùng quyền lực của mình mà sẵn sàng ra đòn mạnh tay với các em học sinh lười
nhác. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy khá ít, nạn bạo lực học đường diễn ra nhiều
27
nhất vẫn là giữa các em học sinh với nhau. Theo tư liệu, chỉ trong 1 năm học mà có thể
xảy ra hàng ngàn vụ bắt nạt học đường, có rất nhiều vụ đánh nhau giữa các em học sinh
và nhiều em phải nghỉ học hoặc buộc thôi học. Hiện nay, tệ nạn này đang có dấu hiệu
trẻ hoá với mức độ nguy hiểm gia tăng. Em vẫn nhớ về vụ một cô bé bị bạn cùng lớp là
lớp trưởng bắt nạt một thời gian dài, thậm chí còn bạo hành bạn ấy. Cô bé bị bắt nạt tên
H, là người ít nói, rụt rè, còn bạn lớp trưởng thành lanh lợi, xéo xắt hơn. Lợi dụng sự
yếu ớt của H, lớp trưởng thường sai vặt, bắt H đi mua đồ mà không đưa tiền. Qua nhiều
lần nhẫn nhịn, H quyết tâm không nghe lời lớp trưởng nữa. Thế là vào giờ tan học, lớp
trưởng lôi kéo theo 1 bạn nam và 1 bạn nữ học lớp khác đánh H. Hai người đó cùng
nhau bạo hành, lấy ghế ném vào đầu H, lột đồ của H, còn lớp trưởng thì hả hê quay
phim, chụp hình đưa lên mạng xã hội. Sự việc sau đó bị vỡ lở ra, H bị tổn thương
nghiêm trọng về tinh thần và thể chất, còn 3 người đó thì chịu sự dè bỉu của mọi người,
bị kỷ luật trước toàn trường. Qua sự việc, có thể thấy mức độ nghiêm trọng của nạn bạo
lực học đường ở học sinh hiện nay, nó gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đến cả
người bị hại lẫn những người đi bắt nạt người khác kia.
Vậy nguyên nhân nào gây ra nạn bắt nạt trong trường học? Đầu tiên đó chính
là sự chuyển biến trong tâm, sinh lý ở những bạn học sinh, đặc biệt là ở các bạn tuổi vị
thành niên. Khi các bạn càng lớn, tâm hồn không còn là sự ngây thơ, hồn nhiên nữa mà
là sự mong muốn được thể hiện mình. Một sự thật là học sinh độ tuổi đó thường muốn
tạo sự khác biệt, muốn được chú ý, muốn hơn người khác. Chúng thường có suy nghĩ
bốc đồng, có cảm giác vui vẻ khi chinh phục được người khác và thường hay ghen tị khi
ai đó hơn mình. Chính vì những suy nghĩ sai lệch đó mà chúng đã đưa ra những hành vi
bắt nạt bạn bè của mình, những người yếu ớt hơn. Nguyên nhân thứ hai là do nhà trường
chưa thật sự quan tâm đến các vấn đề giáo dục tâm lý, đạo đức mà chỉ đặt nặng các kiến
thức văn hoá. Sự lỏng lẻo trong khâu quản lý, kỷ luật của nhà trường đã tạo cơ hội cho
học sinh ngang nhiên lộng hành hơn. Nguyên nhân tiếp theo là từ phía gia đình, cha mẹ
không quan tâm con cái, không thấu hiểu, chia sẻ con cái, không có phương pháp giáo
dục con đúng đắn. Một đứa trẻ khi bị cha mẹ trách mắng thì sẽ có xu hướng muốn bắt
nạt lại những người khác yếu hơn mình để giải tỏa sự tức giận. Cuối cùng là môi trường
xã hội với nhiều tệ nạn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhiều đối tượng ăn chơi lêu
lỏng dụ dỗ cũng là nguyên nhân lôi kéo các bạn làm những việc xấu.
Chúng ta phải nhanh chóng hành động làm giảm thiểu các vụ bạo lực học
đường bằng nhiều giải pháp khác nhau. Đối với nhà trường và giáo viên, họ cần phải
nghiêm túc chấn chỉnh, không bao che, kỷ luật nghiêm khắc các hành vi bắt nạt trong
trường học. Nhà trường cần phải xây dựng một nguồn tin từ học sinh, khi có hành vi bắt
nạt diễn ra thì nhanh chóng nắm bắt thông tin để có hướng giải quyết kịp thời. Ngoài ra,
nhà trường cần tổ chức các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể
giáo viên, học sinh về tác hại của nạn bắt nạt hoặc các buổi tình nguyện để định hướng
nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, quan tâm,
nắm bắt tình hình các em học sinh, tổ chức các hoạt động tăng tình cảm cho các em học
sinh trong các tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp. Đối với học sinh, các bạn phải học cách
kiềm chế cảm xúc tốt hơn, luôn rèn luyện các kỹ năng sống, chấp hành tốt các nội quy
28
trong trường học, luôn ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy, tích cực tham gia vào các phong trào
Đoàn, Đội, các ngày hội tình nguyện để nâng cao đạo đức. Điều đặc biệt là các bạn phải
tránh xa bạo lực học đường, báo ngay với thầy cô, gia đình khi có hiện tượng bắt nạt
xảy ra. Đối với gia đình, cha mẹ phải dạy dỗ con cái từ nhỏ với ý thức sống hòa đồng,
giúp đỡ mọi người, không bắt nạt người khác. Cha mẹ hãy luôn yêu thương, thấu hiểu
con cái, tạo ra môi trường sống lành mạnh cho con. Điều quan trọng là cha mẹ phải luôn
theo dõi tâm lý, tình hình học tập của con ở trường để kịp thời phát hiện những điều mà
con đang làm.
Tệ bắt nạt trong trường học gây ra những nguy hại vô cùng lớn cho cá nhân, gia
đình và xã hội. Đây là một vấn đề gây nhức nhối mà tất cả chúng ta cần phải chung tay
ngăn chặn nó. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em không ủng hộ với những
hành vi này, em sẽ luôn tạo các mối quan hệ hoà đồng với bạn bè xung quanh, tạo ra
một môi trường học tập thân thiện.

ĐỀ.Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong cuốn sách yêu thích
XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu cuốn sách yêu thích
+ Em là một cô nhóc có niềm đam mê bất tận với truyện tranh.
+ Trong số những cuốn truyện em đã đọc, thì Doraemon- chú mèo máy đến từ
tương lai của tác giả, họa sĩ Fujiko.F.Fujio là cuốn truyện mà em thích nhất.
- Giới thiệu về nhân vật mà em thích
+ Trong cuốn truyện đã cùng cả tuổi thơ em lớn lên ấy, em ấn tượng nhất với cậu
nhóc Nobita.
II. THÂN BÀI
1. Giới thiệu về tác giả cuốn truyện Fujiko F. Fujio và cơ duyên với bộ truyện
tranh
+ Cố tác giả Fujiko F. Fujio (1933-1996) tên thật là Fujimoto Hiroshi, nguyên
quán Toyama, Nhật Bản.
+ Từ nhỏ ông Fujimoto đã ham thích hội họa và đặc biệt say mê sáng tác truyện
tranh, là cha đẻ của nhiều bộ truyện tranh nổi tiếng.
- Năm 1969, Fujimoto bắt đầu viết truyện tranh Doraemon
- Sau ba năm, tác phẩm Doraemon đã được gây dựng dưới dạng phim hoạt hình, đánh
dấu sự nổi tiếng của bộ truyện. 
2. Giới thiệu khái quát về bộ truyện tranh Doraemon
- Nội dung cuốn truyện:
+ Tác phẩm kể về chuyến phiêu lưu của chú mèo máy Doraemon đến từ thế kỉ 22
cùng người bạn Nobi Nobita ở thế kỉ 19.
+ Doraemon với chiếc túi thần kỳ đã giúp đỡ Nobita rất nhiều

29
+ Dần dần, tình bạn của chú mèo máy và Nobita trở nên thân thiết, bền chặt, cả
hai cùng trải qua bao chuyến phiêu lưu kì thú.
+ Mỗi tập truyện đều để lại bao giá trị nhân văn, niềm tin yêu vào cuộc sống, một tương
lai tốt đẹp.
3. Nhân vật Nobita
+ Nobita sống ở khu phố trong quận Nerima, thành phố Tokyo, học lớp 4E cùng
với những người bạn của mìnhlà Shizuka, Suneo, Jaian, Dekisugi.
+ Là một cậu nhóc vô cùng hậu đậu và có thành tích kém trong lớp học.
+ Nobita sợ rất nhiều thứ: sợ mẹ, sợ ma, sợ thầy giáo, sợ học, sợ Jaian… bên cạnh
đó là vô vàn những tính xấu.
+ Nobita giỏi bắn súng, chơi dây… nhưng việc cậu nhóc giỏi nhất chính là ngủ.
+ Tuy vậy, cậu nhóc lại có một trái tim nhân hậu, tốt bụng, coi trọng tình bạn.
+ Trong nhiều tập truyện, Nobita đã trở thành một người hùng nhờ trái tim yêu
thương của mình.
+ Bằng trái tim nhân hậu của mình, dù học không giỏi, Nobita đã khiến lũ trẻ
chúng em yêu quý suốt cả tuổi thơ.
4. Tình bạn của Nobita và Doraemon
+ Nobita cùng Doraemon trải qua rất nhiều cuộc phiêu lưu kì thú bằng các bảo
bối của Doraemon.
+ Những cuộc phiêu lưu của hai người bạn vẫn chưa hề dừng lại cho đến bây giờ.
+ Từ những chuyến đi ấy, đôi bạn thân Nobita và Doraemon đã dạy chúng em bài
học về tình bạn.
5. Bài học từ nhân vật Nobita.
+ Nobita là cậu bạn dạy lũ trẻ chúng em các yêu thương người khác, coi trọng bạn bè.
+ Chúng em cũng học được cách để có một trái tim nhân hậu với mọi người xung
quanh.
+ Tuy Nobita có rất nhiều nhược điểm nhưng thứ mà cậu nhóc dạy chúng em đều là
những điều tốt đẹp.
III. KẾT BÀI
- Nêu cảm nghĩ về tác giả Fujio, tác phẩm Doraemon và nhân vật Nobita
+ Em rất biết ơn cố tác giả Fujio đã viết nên một câu truyện đặc sắc, trong đó có người
bạn Doraemon và Nobita của hàng triệu trẻ em.
BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT
Em là một cô nhóc có niềm đam mê bất tận với truyện tranh. Tuổi thơ em gắn bó
mật thiết với những bộ truyện tranh vui nhộn, hấp dẫn. Trong số những truyện mà em đã
đọc, “Doraemon - Chú mèo máy đến từ tương lai” của tác giả người Nhật Fujiko.F.Fujio
là bộ truyện mà em mê nhất. Trong bộ truyện tranh ấy, nhân vật chính cậu bé Nobita đã
để lại trong em những ấn tượng sâu sắc.
Người đã chắp bút vẽ nên câu chuyện đi cùng tuổi thơ em là cố tác giả
Fujiko F. Fujio. Tên thật của ông là Fujimoto Hiroshi, ông lớn lên tại Toyama,
Nhật Bản. Từ nhỏ vị họa sĩ tài ba đã ham thích hội họa và đặc biệt say mê sáng
tác truyện tranh. Ông thường tự sáng tạo cho mình những nhân vật tưởng tượng.
30
Ông là cha đẻ của nhiều bộ truyện tranh nổi tiếng. Những câu chuyện mà
Fujiko.F.Fujio viết nên đều mang đậm chất tuổi thơ đẹp đẽ đặc biệt là Doraemon.
Tác phẩm kể về chuyến phiêu lưu của Doraemon- chú mèo máy đến từ thế
kỉ 22 cùng cậu bạn thân hậu đậu Nobi Nobita- một cậu nhóc 10 tuổi đến từ thế kỉ
19. Doraemon đã giúp đỡ cậu nhóc Nobita rất nhiều bằng những bảo bối được cất
giấu trong chiếc túi trước bụng mình. Doraemon giúp đỡ khi Nobita bị điểm kém,
bị mẹ mắng hay cả những lúc cậu nhóc yếu đuối bị bạn bè bắt nạt. Nobita và
Doraemon nhanh chóng gắn bó với nhau bằng tình cảm bạn bè trong sáng. Cả hai
cùng trải qua nhiều chuyến đi diệu kì trong những trang truyện mà lũ trẻ chúng
em mê mẩn. Mỗi tập truyện đều để lại bao giá trị nhân văn, niềm tin yêu vào cuộc
sống, một tương lai tốt đẹp.
Nobita - nhân vật chính xuất hiện trong câu chuyện là một cậu bé hậu đậu,
luôn đứng bét lớp về thứ hạng học tập, cũng chẳng có những bảo bối thần kì như
người bạn Doraemon. Cậu bé mà em quý mến chỉ có một trái tim đầy ắp tình yêu.
Nobita sống ở khu phố trong quận Nerima, thành phố Tokyo, học lớp 4E cùng với
những người bạn của mình là Shizuka, Suneo, Jaian, Dekisugi. Nobita nhút nhát
sợ mẹ , sợ ma, sợ thầy giáo, sợ Jaian, sợ học… sợ rất nhiều thứ, lại còn tay chân
vụng về, làm việc nào hỏng việc đó. Thành tích học tập trên lớp của cậu bé cũng
chẳng có gì đáng tự hào khi luôn đứng hạng chót, đã nhiều lần Nobita bị mẹ
mắng vì giấu bài tập bị điểm 0. Nobita cũng có thứ giỏi, cậu bé giỏi bắn súng,
chơi dây… nhưng giỏi nhất là việc ngủ. Một cậu bé với vô vàn khuyết điểm như
vậy nhưng không những em mà còn hàng triệu bạn nhỏ trên thế giới cùng yêu
quý. Tất cả là do trái tim đáng quý của Nobita. Nobita nhân hậu, coi trọng bạn bè
và những người thân yêu xung quanh. Cậu bé ấy đã từng không quản ngại trời
mưa bão mà đi tìm gia đình cho chú chó nhỏ thất lạc.Trong rất nhiều tập truyện
Nobita đã trở thành anh hùng nhờ trái tim ấm áp quả cảm của mình. Tuy Nobita
luôn bị cậu bạn Jaian bắt nạt nhưng không vì thế mà Nobita bỏ rơi cậu bé. Nobita,
Doraemon cùng những người bạn đã tạo nên bộ truyện đặc sắc của thời thơ bé
chúng em.
Nobita và Doraemon là hai người bạn luôn sát cánh bên nhau. Trong những
chuyến phiêu lưu kì diệu của cả nhóm bạn bằng bảo bối của Doraemon, chúng em
đã được theo chân các nhân vật đến những vùng đất mới đầy màu sắc như Vương
quốc chó mèo, xứ sở người cá hay được theo chân các cậu nhóc đến tận không
gian vũ trụ bao la. Những cuộc phiêu lưu ấy cho đến bây giờ vẫn chưa dừng lại
trong những trang truyện. Những lúc rảnh, em vẫn hay mua cho mình một cuốn
truyện Doraemon, vẫn mong ngóng lật từng trang vẽ để xem nhóm bạn ấy đã đi
qua những vùng đất mới nào. Trong những câu chuyện mà Doraemon và Nobita
cùng trải qua, thứ đọng lại trong tim mỗi đứa trẻ chúng em chính là tình yêu
thương.
Nobita không dạy lũ trẻ chúng em về những con số, cậu bé như người bạn
của chúng em, chỉ tụi nhỏ chúng em cách sống bằng tình yêu thương mọi người,
coi trọng bạn bè. Nobita cho cho hàng triệu trẻ em biết thế nào là một trái tim
31
nhân hậu chỉ qua những trang truyện, những hành động của cậu bé. Tuy Nobita
không giỏi giang, nhưng những gì cậu bé dạy chúng em về tình thương yêu mọi
thứ xung quanh khiến những khuyết điểm của cậu bị lu mờ, xứng đáng làm cậu
bé trở thành nhân vật được hàng triệu trẻ em mến yêu.
Em thật biết ơn tác giả tài ba Fujio đã cho trẻ thơ chúng em một bộ truyện
hay và ý nghĩa như vậy, để Nobita, Doraemon và những người bạn trở thành bạn
bè của chúng em. Những mẩu chuyện về tình yêu thương của các nhân vật sẽ luôn
còn giá trị qua thời gian và trở thành biểu tượng của tuổi thơ.

E. ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA CUỐI KÌ II


ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn, lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên


Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động
đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên
lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.
Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên:
Hiệu ứng nhà kính
Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm
thủng tầng ô-dôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị
sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày
nóng, ban đêm lạnh.
Quá trình công nghiệp hóa
Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát
triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi
trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một
lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do
ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
Rừng bị tàn phá
Nếu như khí các-bô-níc thải ra
thì theo quy luật tự nhiên sẽ được
cây xanh quang hợp để cung cấp
lượng ô-xi cần thiết cho con người.
Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị
tàn phá hết nên đã không thể phân
giải hết lượng khí các-bô-níc trong
môi trường khiến cho Trái Đất càng
ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích
rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên
tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái
32
Đất không có tầng lá xanh của cây
chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất
sẽ hình thành nên những vùng đất
khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa
mưa không có rừng để giữ nước lại
nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy
ra hạn hán.

(Theo LV, quangnam.gov.vn)

1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1. Theo văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên là gì?
A. Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-dôn; quá trình công nghiệp hóa.
B. Quá trình công nghiệp hóa; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá .
C. Hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá.
D. Số lượng phương tiện xe cộ tăng nhanh; hiệu ứng nhà kính; rừng bị tàn phá.

Câu 2. Từ được in đậm trong câu: “Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí
quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất” có
nguồn gốc từ tiếng nước nào?
A. Tiếng Hán.
B. Tiếng Pháp.
C. Tiếng Hàn.
D. Tiếng Anh.
Câu 3. Đáp án nào sau đây nêu lên nội dung chính của đoạn văn sau:
Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát
triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi
trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một
lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do
ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
A. Quá trình công nghiệp hóa là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
B. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ là nguyên nhân làm Trái
Đất nóng lên.
D. Lượng khí các-bô-níc có nhiều trong khí quyển làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.
Câu 4. Các đề mục được in đậm trong văn bản có tác dụng nào sau đây?
A. Nêu lên chủ đề của văn bản.
B. Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản.
C. Nêu lên thông điệp của văn bản.
D. Nêu lên mục đích của văn bản.
Câu 5. Dòng nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ hoang mạc trong văn bản trên?
33
A. Vùng đất hoang rộng lớn, hầu như không có cây cối và người ở.
B. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, hầu như không có cây cối và người
ở.
C. Vùng đất có khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở.
D. Vùng đất rộng lớn, khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở.
Câu 6. Hình ảnh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?
A. Hiện tượng hạn hán vào mùa khô.
B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Rừng bị tàn phá.
D. Quá trình công nghiệp hóa.
Câu 7. Đoạn văn dưới đây cung cấp thông tin gì?
Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động
đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên
lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.
A. Nêu lên thông tin về địa điểm diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
B. Nêu lên thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
C. Nêu lên thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
D. Nêu lên thông tin về cách thức diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
Câu 8. Xác định các từ láy trong câu sau:
Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra
hạn hán.
A. Lũ lụt, hạn hán
B. Mùa mưa, hạn hán
C. Mùa mưa, lũ lụt
D. Mùa mưa, hạn hán, lũ lụt
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9. Theo em, bức thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì?
Câu 10. Qua đoạn trích trên em hãy nêu một số giải pháp của cá nhân để hạn chế tình
trạng Trái Đất nóng lên?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Đóng vai một nhân vật trong một truyện truyền thuyết mà em yêu thích và kể lại?
------------------------- Hết -------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, MÔN NGỮ VĂN 6

Phần Câu Nội dung Điểm


I. Đọc 1 C 0,5
hiểu 2 D 0,5
3 A 0,5
4 B 0,5
34
5 D 0,5
6 C 0,5
7 B 0,5
8 A 0,5
9 - HS nêu được cụ thể bức thông điệp; ý nghĩa của bức 1,0
thông điệp rút ra từ văn bản.
- Gợi ý: Các hoạt động của con người có ảnh hưởng
nghiêm trọng tới Trái Đất và chính môi trường sống của
chúng ta. Do đó bên cạnh việc phát triển kinh tế cần phải
có những giải pháp để chung tay bảo vệ môi trường.
10 - HS nêu được cụ thể một số giải pháp hạn chế tình trạng 1,0
Trái Đất nóng lên.
- Gợi ý: Tích cực trồng cây, gây rừng; sử dụng tích cực
các phương tiện công cộng hoặc xe đạp, đi bộ… để giảm
lượng khói bụi từ xe cộ; các nhà máy, xí nghiệp cần xử lí
chất thải trước khi xả ra môi trường; tiết kiệm điện, tiết
kiệm năng lượng…
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể một câu chuyện truyền thuyết 0,25
bằng lời một nhân vật.
c. Đảm bảo cấu trúc của bài văn kể chuyện truyền thuyết bằng lời 2.5
một nhân vật:
- Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Cụ thể:
Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu về mình và câu chuyện
định kể
Thân bài: Kể diễn biến của câu chuyện;
+ Xuất thân của nhân vật
II. Viết + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
+ Diễn biến chính:
 Sự việc 1:
 Sự việc 2:
 Sự việc 3:

Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bài học được rút từ câu chuyện

d. Chính tả, ngữ pháp 0,5


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

35
MÔN NGỮ VĂN 6
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

Mức độ nhận thức Tổn


Kĩ Nội Vận dụng g
T Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
năn dung/Đơn vị cao %
T
g kiến thức TNK T TNK T TNK TNK T điểm
TL
Q L Q L Q Q L
1 Đọc Truyện đồng
hiểu thoại, truyện 4 0 4 0 0 2 0 60
ngắn.
2 Viết Kể lại một
chuyến đi
và trải
nghiệm
đáng nhớ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40
của bản
thân.

Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10
Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% 100
Tỉ lệ chung 60% 40%

36
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6

Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức


T dung/Đơn Vận
Kĩ năng Mức độ đánh giá Thông Vận
T vị kiến Nhận biết dụng
hiểu dụng
thức cao
1 Đọc Truyện Nhận biết: 4 TN
hiểu đồng thoại. - Nhận biết được chi
tiết tiêu biểu, nhân 4TN
vật, đề tài, cốt truyện,
lời người kể chuyện
và lời nhân vật, thể
loại. (1)
- Nhận biết được
người kể chuyện ngôi
thứ nhất và người kể
chuyện ngôi thứ ba.
(2)
Thông hiểu:
- Giải thích được
nghĩa của từ. (3)
- Nêu được chủ đề
của văn bản. (4)
- Phân tích được tình
cảm, thái độ của
người kể chuyện thể
hiện qua ngôn ngữ,
giọng điệu. (5)
- Hiểu và phân tích
được tác dụng của
việc lựa chọn ngôi kể,
cách kể chuyện. (6)
- Phân tích được đặc
điểm nhân vật thể
hiện qua hình dáng,
cử chỉ, hành động,
ngôn ngữ, ý nghĩ của
nhân vật. (7)
- Xác định biện pháp
tu từ so sánh được sử
dụng trong văn bản.
37
(8)
Vận dụng:
- Trình bày được bài
2TL
học về cách nghĩ,
cách ứng xử do văn
bản gợi ra. (9)
- Trình bày ý kiến về
hành động của nhân
vật.(10)
2 Viết Kể lại một Nhận biết: 1*
trải nghiệm Thông hiểu: 1*
của bản Vận dụng: 1*
thân. Vận dụng cao:
Viết được bài văn kể 1TL*
lại một trải nghiệm
của bản thân; sử dụng
ngôi kể thứ nhất để
chia sẻ trải nghiệm và
thể hiện cảm xúc
trước sự việc được
kể.
Tổng 4 TN 4TN 2 TL 1 TL
Tỉ lệ % 20 + 5 20 + 20 + 10
15 10
Tỉ lệ chung 60 40

38
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng
trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!
- Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng
không nhanh - Ốc sên mẹ nói.
- Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái
bình vừa nặng vừa cứng đó?"
- Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.
- Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không
biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?
- Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy.
Ốc sên con bật khóc, nói:
- Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng
chẳng che chở chúng ta.
- Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa
vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1. “Câu chuyện ốc sên” được viết theo thể loại nào? (1)
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Tác phẩm được kể bằng lời của ai? (2)
A. Lời của Ốc sên con. B. Lời của Ốc sên mẹ.
C. Lời của người kể chuyện. D. Lời của Ốc sên mẹ và Ốc sên con.
Câu 3. Câu chuyện có mấy nhân vật chính? (1)
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 4. Cho biết câu văn sau là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp"mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ
khi sinh ra lại phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi
được!"(3)
A. Trực tiếp B. Gián tiếp
Câu 5. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? (1)
A. Vì phải đeo cái bình vừa nặng, vừa cứng trên lưng.
B. Vì cơ thể không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò.
C. Vì không được bầu trời bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở.
D. Vì Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh.

39
Câu 6.  Em hiểu thế nào về câu nói của Ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng
chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”? (7)
A. Chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý.
B. Không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai.
C. Chúng ta phải tin rằng mình có nhiều đặc điểm mà người khác không có được.
D. Biết chấp nhận hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình.
Câu 7. Phép tu từ được người viết sử dụng trong văn bản trên. (8)
A. Hoán dụ. B. Nhân hóa. C. So sánh. D. Ẩn dụ
Câu 8: Ốc Sên đã tự so sánh mình với những ai? (7)
A. Với mẹ Ốc Sên B. Với Giun Đất và Bướm
C. Với Sâu Róm và Bướm D. Với Giun Đất và Sâu Róm
Câu 9. Trình bày quan điểm của em về thông điệp được đặt ra trong văn bản. (9)
Câu 10. Em có đồng ý với cách suy nghĩ và hành động của Ốc sên con trong câu
chuyện không? Vì sao? (10)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.
------------------------- Hết -------------------------

40
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 6
Phầ Câu Nội dung Điểm
n
ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 C 0,5
3 B 0,5
4 B 0,5
5 C 0,5
6 D 0,5
I 7 B 0,5
8 D 0,5
9 HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học mà bản 1,0
thân tâm đắc nhất.
10 HS tự nêu ý kiến của mình và giải thích ý kiến của mình. 1,0
VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.
c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. 2.5
HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sử dụng ngôi kể phù hợp.
- Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết định kể.
II - Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong
truyền thuyết: bắt đầu - diễn biến - kết thúc.
- Ý nghĩa của truyện truyền thuyết.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5

ĐỀ 3.
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các
động thực vật hoang đã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất
đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hâm mỏ; chúng ta sử dụng hơn
40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật);
và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số
lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con
41
vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tinh
giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ
tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang đã chỉ trong vòng 40
năm qua...
(Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao?, NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích là gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo
cách nào? (1,0 điểm)
Câu 4. Những hậu quả nặng nề mà sự thống trị của con người trên Trái Đất đưa lại cho
hành tinh như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 5. Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy kể 2 đến 3 những hiểm họa từ thiên
nhiên do hiện tượng biến đổi khí hậu mà em đã chứng kiến hay biết qua sách, báo, và
các phương tiện thông tin khác (0,5 điểm)
II. VIẾT (6,0 điểm)
Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy viết bài văn với chủ đề: "Bảo vệ môi trường
thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người"

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP ĐẠT KẾT QUẢ CAO!

42

You might also like