You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2022-2023

I.PHẦN LÍ THUYẾT:
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: Thống kê tên các thể loại kiểu văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6
tập 1
- Truyện:
+ Truyền thuyết: Thánh Gióng
+ Truyện cổ tích: Thạch Sanh
- Thơ: À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ, ca dao Việt Nam
- Kí: Trong lòng mẹ, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
- Văn bản nghị luận: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, Vẻ đẹp của một
bài ca dao,
- Văn bản thông tin: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập, Diễn biến Chiến dịch Điện
Biên Phủ
Câu 2: Nêu nội dung chính và nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ
văn 6, tập một theo bảng sau:

Loại Tên văn bản Tên tác giả Nội dung chính Nghệ thuật
Thánh Gióng - Thánh Gióng là hình ảnh - Xây dựng
cao đẹp của người anh hình ảnh
hùng đánh giặc theo quan người anh
niệm của nhân dân. hùng cứu
- Thánh Gióng là ước mơ nước mang
của nhân dân về sức mạnh màu sắc thần
Truyện tự cường của dân tộc. kì, nhiều chi
(Truyền - Truyện phản ánh lịch sử tiết tưởng
thuyết chống ngoại xâm của ông tượng, giàu ý
và cha ta thời xa xưa: thời đại nghĩa.
Truyện Hùng Vương. - Truyện gắn
cổ tích) - Hiện còn đền thờ Thánh với phong tục,
Gióng tại Gia Lâm, Hà địa danh,
Nội, hàng năm có lễ hội những chi tiết
Gióng. kì lạ, khác
thường
Thạch Sanh - Kể về người dũng sĩ diệt - Sử dụng các
chằn tinh, diệt đại bàng chi tiết thần
cứu người bị hại, vạch mặt kì.
kẻ vong ân bội nghĩa và - Sắp xếp các
chống quân xâm lược. tình tiết tự
- Thể hiện ước mơ, niềm nhiên, hợp lí.
tin của nhân dân về sự
chiến thắng của những con
người chính nghĩa, lương
thiện.
- Thể thơ lục
* Nội dung: Bài thơ bày tỏ bát nhịp nhàng
Thơ tình cảm của mẹ với đứa như lối hát ru
(Thơ lục con nhỏ bé của mình. con.
bát) * Ý nghĩa: Qua hình ảnh - Phối hợp hài
đôi bàn tay và những lời hòa các biện
À ơi tay mẹ Bình Nguyên ru, bài thơ đã khắc họa pháp tu từ: ẩn
thành công một người mẹ dụ, điệp từ,
Việt Nam điển hình: vất điệp cấu
vả, chắt chiu, yêu thương, trúc.Nói về
hi sinh...đến quên mình. tình cảm của
người mẹ
dành cho con
* Nội dung - Thể thơ lục
Bài thơ bày tỏ tình cảm bát ;
của người con xa nhà - Phối hợp hài
trong một lần về thăm mẹ. hòa các biện
* Ý nghĩa pháp tu từ: ẩn
- Tình yêu thương bao la dụ, liệt kê,
Đinh Nam
Về thăm mẹ của cha mẹ dành cho ta thể nhân hóa;
Khương
hiện từ những điều bình - Từ láy đặc
dị, giản đơn nhất ; sắc.
- Mỗi chúng ta cần biết
yêu thương, trân trọng,
biết ơn và hiếu thảo với
cha mẹ của mình.
- Tình cảm đối với ông bà, - Thể thơ lục
cha mẹ, anh em và tình bát
cảm của ông bà, cha mẹ - Âm điệu tha
đối với con cháu luôn là thiết
Ca dao Việt những tình cảm sâu nặng - Phép so
Nam thiêng liêng nhất trong đời sánh, đối
sống mỗi con người. xứng.
- Tình cảm cha mẹ, anh
em và nhớ về quê hương
cội nguồn
Trong lòng Nguyên Hồng - Nỗi đau khổ bất hạnh của - Hồi kí giàu
mẹ những người phụ nữ trong chất trữ tình.
xã hội cũ, mẹ Hồng và - Miêu tả tâm
hình ảnh đáng thương của lý nhân vật
Ký (Hồi những đứa trẻ. tinh tế; lời văn
ký và du - Tình yêu mãnh liệt của dạt dào cảm
ký) chú bé Hồng với mẹ. xúc.
- Hình ảnh so
sánh độc đáo.
- Tác giả đã kể về trải - Thể loại du
nghiệm của bản thân khi kí ghi lại trải
được đến vùng đất Đồng nghiệm về
Tháp Mười. Đó là một vùng đất mới.
chuyến thú vị, tác giả đã
Đồng Tháp được tìm hiểu nhiều hơn
Văn Công
Mười mùa về cảnh vật, thiên nhiên, di
Hùng
nước nổi tích, ẩm thực và cả con
người nơi đây.
- Thể hiện sự yêu mến, tự
hào về cảnh đẹp thiên
nhiên và con người vùng
ĐTM.
Chứng minh Nguyên - Các bằng
Hồng là nhà văn của chứng đa
những người cùng khổ dạng, cụ thể,
( Nguyên Hồng có tuổi thơ sinh động,
cay đắng , bất hạnh và đó phong phú,
Nguyên
là tiền đề tạo nên một nhà thuyết phục
Hồng- nhà
Nguyễn Đăng văn Nguyên Hồng rất giàu - Hệ thống lí
văn của
Mạnh cảm xúc và dạt dào tình lẽ, ý kiến nêu
Văn bản những người
yêu thương.) ra vừa có tình
nghị cùng khổ
vừa có lí bộc
luận
lộ cảm xúc,
(Nghị
thái độ trân
luận văn
trọng của
học)
người viết.
- Qua Vẻ đẹp của một bài - Văn nghị
ca dao, Hoàng Tiến Tựu luận sắc bén,
Theo: đã nêu lên ý kiến của mình chặt chẽ.
Vẻ đẹp của
Hoàng Tiến về vẻ đẹp cũng như bố cục
bài ca dao
Tựu của một bài ca dao. Qua
đó thể hiện khả năng lập
luận xuất sắc của tác giả.
Văn bản Hồ Chí Minh Theo: - Văn bản Hồ Chí Minh và - Ngôn ngữ rõ
thông tin và “ Tuyên Bùi Đình Tuyên ngôn Độc lập đã ràng, các mốc
(Thuật ngôn Độc Phong cung cấp đầy đủ thông tin thời gian, địa
lại sự lập” về sự kiện ra đời bản điểm cụ thể,
Tuyên ngôn Độc lập, khai chính xác,
sinh ra nước Việt Nam thuyết phục.
Dân chủ Cộng hòa. - Kết hợp với
tranh ảnh làm
văn bản thông
kiện
tin trở nên
theo trật
sinh động.
tự thời
- Diễn biến Chiến dịch - Kết hợp
gian)
Diễn biến Điện Biên Phủ cung cấp thông tin ngắn
chiến dịch Theo: thông tin về trận chiến lịch gọn, hình ảnh
Điện Biên Infographics.vn sử của dân tộc ta. minh họa và
Phủ màu sắc sinh
động, bắt mắt.
Câu 3: Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ
lục bát và kí (hồi kí, du kí)?
Chú ý:
- Ngắt nhịp, ngừng nghỉ đúng chỗ
- Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp với sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động ….
phù hợp với câu chuyện để tác động tới người nghe
B. VIẾT
Câu 4: Thống kê tên các kiểu văn bản cần luyện viết các kiểu văn bản đó trong sách
Ngữ văn 6 tập 1 ?
– Văn bản tự sự:
+ Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân
+ Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích
+ Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
– Văn bản biểu cảm:
+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát
– Văn bản nghị luận:
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề
– Văn bản thông tin:
+ Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
Câu 5: Nêu các bước tiến hành viết một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ từng bước?
Thứ tự các bước Nhiệm vụ cụ thể
– Bước 1: Chuẩn bị – Thu nhập lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết
(tìm hiểu đề)
– Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các
câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí
– Bước 2: Tìm ý và
lập dàn ý
– Lập dàn bài ( có thể bằng sơ đồ tư duy) đầy đủ 3 bước: Mở bài, thân
bài, kết bài
Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính
– Bước 3: Viết
xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
– Bước 4: Kiểm tra Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần
và chỉnh sửa sữa chữa gì không.
Câu 6: Nêu tác dụng của việc làm thơ lục bát và tập viết bài văn kể về một kỉ niệm
của bản thân?
- Tác dụng của làm thơ theo thể thơ lục bát để nắm được cách gieo vần và phối thanh,
ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng trong khả năng
diễn tả thể hiện sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.
- Tập viết bài văn kể một kỉ niệm của bản thân để rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự kể
chuyện giúp các em tập cách diễn đạt kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong sáng
để diễn tả lại điều muốn kể kể cả trong văn viết và văn nói
C. NÓI VÀ NGHE
Câu 7: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ
văn 6, tập một. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?


Nội dung
năng
Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ

Nói Trình bày được ý kiến về một vấn đề quan tâm( sự kiện lịch sử hoặc vấn đề trong
cuộc sống)
Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp
Nắm được nội dung trình bày của người khác
Nghe
Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp
=> Học nói học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về
thái độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài
học khi đọc hiểu vấn đề
D.TIẾNG VIỆT
Câu 8: Liệt kê các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ
văn 6 tập 1 theo bảng sau:
– Bài 1: Từ đơn và từ phức ( từ ghép, từ láy)
– Bài 2: Các biện pháp tu từ ( so sánh, ẩn dụ, nhân hoá…)
– Bài 3: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
– Bài 4: Thành ngữ, dấu chấm phẩy
– Bài 5: Mở rộng vị ngữ
DÀN BÀI MẪU: (Tham khảo)
ĐỀ 1: Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.
Ví dụ: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.
Mở bài: Giới thiệu truyện “Thánh Gióng”.
Thân bài: Kể bằng lời văn của mình theo trình tự sau:
+ Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng.
+ Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.
+ Gióng ra trận đánh giặc.
+ Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.
+ Vua (và nhân dân) ghi nhớ công của Gióng.
+ Gióng còn để lại nhiều dấu tích.
Kết bài: Nêu cảm ghĩ của em về truyện, về nhân vật chính Thánh Gióng.
ĐỀ 2: Em hãy kể lại kỷ niệm của em với người thầy (cô) giáo cũ mà em yêu quý
nhất.
1. Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ:
- Hoàn cảnh: Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cả lớp nô nức làm báo tường, lên
kế hoạch biểu diễn văn nghệ tri ân thầy cô.
- Trong không khí, hoàn cảnh đó, em nhớ lại một kỉ niệm cảm động với cô giáo chủ
nhiệm cũ ở tiểu học.
2.Thân bài
a, Giới thiệu về kỉ niệm:
- Thời gian diễn ra: lớp…?
- Kỉ niệm với ai: kỉ niệm đáng nhớ cùng cô giáo chủ nhiệm.
+ Ấn tượng về cô giáo (ngoại hình, tính cách): dáng người cô nhỏ nhắn, tóc ngang vai,
giọng nói rất truyền cảm. Cô quan tâm tới học sinh, lúc thì vui vẻ tâm tình như một người
bạn lớn, lúc thì dạy bảo nghiêm khắc, uốn nắn lỗi sai của học sinh.
b, Thuật lại kỉ niệm
- Hoàn cảnh: (mối quan hệ với thầy cô như thế nào, thầy cô vốn để lại ấn tượng gì đặc
biệt)
+ Cô giáo đặc biệt quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên
dạy bảo học sinh trong lớp đức tính san sẻ, đùm bọc.
+ Gia đình em cũng khó khăn, cô giáo và các bạn giúp đỡ em nhiều, khiến em thấy vui
vẻ, được quan tâm.
+ Em cố gắng học tập, vâng lời cô, tham gia tích cực hoạt động của lớp.
- Câu chuyện kết thúc và suy nghĩ sau câu chuyện:
+ Bản thân càng thêm yêu quý cô: cô trân trọng tình cảm của học trò, tặng cô món quà
nhỏ không có giá trị vật chất.
+ Cô tặng lại cho em một quyển sách .
3. Kết bài
- Nhắc lại ý nghĩa của kỉ niệm: đây là kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong những năm tháng đi
học của bản thân, sẽ luôn hứa học tập chăm chỉ, ghi nhớ và biết ơn công lao, tình cảm của
cô…
ĐỀ 3: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
1. Mở bài:
- Giới thiệu về trtải nghiệm khiến em nhớ mãi:
+ Trải nghiệm ấy diễn ra bao lâu rồi?
+ Đó là trải nghiệm vui hay buồn?
2. Thân bài:
a. Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:
- Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào, mùa nào, năm nào?)
- Không gian xảy ra trải nghiệm (lớp học, phòng ngủ, hồ bơi…)
- Lúc đang xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham
gia trải nghiệm của em?)
b. Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:
- Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em?
- Sau đó những điều gì đã xảy ra? Có điều gì đó đặc biệt khác với mọi ngày đẫn đến việc
em có một trải nghiệm khó quên?
- Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?
- Kết quả của trải nghiệm ddó là gì? (mặt tốt/ xấu)
- Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì sau khi chuyện đó xảy ra?
3. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:
+ Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên…)
+ Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?
II. MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC- HIỂU
Đề 1:Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“.... Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau
Bàn tay mang phép nhuộm màu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi..”
( À ơi tay mẹ - Bình Nguyên)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tự do.
B. Thể thơ tám chữ.
C. Thể thơ lục bát.
D. Thể thơ sáu chữ.
Câu 2. Chủ đề của đoạn thơ là gì?
A. Tình cảm gia đình.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Tình yêu thiên nhiên.
D. Tình mẫu tử.
Câu 3. Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
A. Điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa.
B. Điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh.
C. Ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.
D. Nhân hóa, so sánh, hoán dụ.
Câu 4. Từ “ ngọn” trong câu thơ “ Ru cho mềm ngọn gió thu” được cảm nhận bằng:
A. Vị giác
B. Thính giác.
C. Cảm giác.
D. Thị giác.
Câu 5. Điệp từ “Ru cho” trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với lời ru của mẹ.
B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả.
C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với thiên nhiên.
D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình.
Câu 6. Câu thơ: Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau ,đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
Câu 7. Lời ru của mẹ đem đến những điều kì diệu gì?
A. Mềm ngọn gió thu.
B. Tan đám sương mù lá cây.
C. Cái khuyết tròn đầy.
D. Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.
E. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8). Hình ảnh bàn tay trong câu thơ sau biểu tượng cho người mẹ. Hình ảnh đó có ý
nghĩa biểu đạt như thế nào?
Bàn tay mang phép nhuộm màu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi..
A. Nhấn mạnh kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào gắn bó với mẹ.
B. Cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh tất
cả cho con.
C. Câu thơ trở nên sinh động, gần gũi, gắn bó với mọi người.
D. Giúp đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
Câu 9. Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
..
Câu 10. Kể tên một bài thơ em được học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp
6 ca ngợi tình mẫu tử? Nêu tác giả của bài thơ đó?

………………………………………………………………………………………………
..

You might also like