You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

Năm học 2022- 2023


Họ và tên:…………………………….
Lớp: .....................................................
I. VĂN BẢN
1. VĂN BẢN THƠ
TT Tên văn bản Tác giả Thể thơ Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật
1 Nhớ rừng Thế Lữ 8 chữ Mượn lời con hổ bị nhốt Bút pháp lãng mạn
trong vườn bách thú để rất truyền cảm, sự đổi
diễn tả sâu sắc nỗi chán mới câu thơ, vần
ghét thực tại, tầm thường điệu, nhịp điệu, phép
tù túng và kha khát tự do tương phản đối lập.
mãnh liệt của nhà thơ, khơi Nghệ thuật tạo hình
gợi lòng yêu nước thầm đặc sắc.
kín của người dân mất
nước thưở ấy.
2 Ngũ Bài thơ đã thể hiện sâu sắc - Thể thơ ngũ ngôn
Ông đồ Vũ Đình ngôn tình cảnh đáng thương của bình dị, cô đúc mà
Liên " ông đồ" qua đó toát lên gợi cảm.
niềm cảm thương chân - Kết cấu giản dị, đầu
thành trước một lớp người cuối tương ứng.
đang tàn tạ và tiếc nhớ - Ngôn ngữ trong
cảnh cũ người xưa của nhà sáng, hàm súc, dư ba.
thơ.
3 Quê hương Tế Hanh 8 chữ Tình yêu quê hương trong - Sáng tạo nên những
sáng, thân thiết được thể hình ảnh của cuộc
hiện qua bức tranh tươi sống lao động thơ
sáng sinh động về một làng mộng.
quê miền biển, trong đó -Tạo sự liên tưởng,
nổi bật lên hình ảnh khoẻ so sánh độc đáo, lời
khoắn, đầy sức sống của thơ bay bổng đầy
người dân chài và sinh cảm xúc.
hoạt làng chài
4 Khi con tu Tố Hữu Lục bát Tình yêu cuộc sống và - Thể thơ lục bát giàu
hú khát vọng tự do của người nhạc điệu, mượt mà,
chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi uyển chuyển.
trong nhà tù - Sử dụng các biện
pháp tu từ điệp ngữ,
liệt kê,...
5 Tức cảnh Hồ Chí Thất Tinh thần lạc quan, phong Giọng thơ hóm hỉnh,
Pác Bó Minh ngôn tứ thái ung dung của Bác Hồ nụ cười vui (vẫn sẵn
tuyệt trong cuộc sống cách mạng sàng, thật là sang), từ
và sống hoà hợp với thiên láy miêu tả: chông
nhiên là một niềm vui lớn. chênh;Vừa cổ điển
vừa hiện đại.
6 Ngắm trăng Hồ Chí Thất Tình yêu thiên nhiên, yêu - Kết hợp hài hòa
(Vọng Minh ngôn tứ trăng đến say mê và phong giữa cổ điển và hiện

1
nguyệt) trích tuyệt thái ung dung nghệ sĩ của đại
NKTT Bác Hồ ngay trong cảnh tù - Sử dụng điệp từ,
ngục cực khổ tối tăm nhân hóa, phép đối
vừa giản dị hồn
nhiên, vừa hàm súc
Đi đường Hồ Chí Thất Ý nghĩa tượng trưng và - Điệp từ (tẩu lộ,
(Tẩu lộ) Minh ngôn tứ triết lí sâu sắc: Từ việc đi trùng san)
trích NKTT tuyệt đường núi gợi ra chân lí - Hai lớp nghĩa song
Đường đường đời: Vượt qua gian hành thể hiện sâu sắc
luật lao chồng chất sẽ tới thắng những suy ngẫm, triết
lợi vẻ vang lý

2. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN


TT Tên văn Tác giả Thể loại Giá trị nội dung, tư tưởng Giá trị nghệ thuật
bản
1 Chiếu dời Lí Công Chiếu Phản ánh khát vọng của Kết cấu chặt chẽ, lập
đô (Thiên Uẩn nhân dân về một đất nước luận giàu sức thuyết
đô chiếu) độc lập, thống nhất đồng phục, hài hoà giữa lí
1010 thời phản ánh ý chí tự và tình: trên vâng
cường của dân tộc Đại Việt mệnh trời dưới theo ý
đang trên đà lớn mạnh. dân
2 Hịch Trần Hịch - Thể hiện qua lòng căm thù Áng văn chính luận
tướng sĩ Quốc giặc, ý chí quyết chiến xuất sắc, lập luận chặt
(Dụ chư tì Tuấn quyết thắng, trên cơ sở đó chẽ, lí lẽ hùng hồn,
tướng hịch tác giả phê phán những suy đanh thép, nhiệt huyết,
văn) 1285 nghĩ sai lệch của các tì chứa chan, tình cảm
tướng, khuyên bảo họ phải thống thiết, rung động
ra sức học tập binh thư, rèn lòng người sâu xa
quân chuẩn bị chiến đấu
chống giặc.
3 Nước Đại Nguyễn Cáo Ý thức dân tộc và chủ Lập luận chặt chẽ ,
Việt ta Trãi quyền đã phát triển tới trình chứng cứ hùng hồn,
(Trích Bình độ cao, như một bản tuyên xác thực, ý tứ rõ ràng,
Ngô Đại ngôn độc lập: Kẻ xâm lược sáng sủa và hàm súc,
cáo)1428 phản nhân nghĩa, nhất định
sẽ thất bại.
4 Bàn luận La Sơn Tấu Quan niệm tiến bộ của tác Lập luận chặt chẽ,
về phép Phu Tử giả về mục đích và tác dụng luận cứ rõ ràng: sau
học Nguyễn của việc học tập: Học để khi phê phán những
Thiếp làm người có đạo đức, có tri biểu hiện sai trái, lệch
thức góp phần làm hưng lạc trong việchọc, tác
thịnh đất nước. Muốn học giả khẳng định quan
tốt phải có phương pháp, điểm và phương pháp
phải theo điều học mà làm học tập đúng đắn.
(hành)
5 Đi bộ ngao Ru-xô Nghị Đi bộ ngao du tốt hơn đi Lí lẽ và dẫn chứng

2
du (Trích luận ngựa. Đi bộ ngao du ích lợi được rút từ ngay kinh
Ê-min hay nước nhiều mặt. nghiệm và cuộc sống
về giáo ngoài của nhân vật
dục) 1762 - Thay đổi các đại từ
nhân xưng một cách
linh hoạt sinh động.
* Đặc diểm thể loại
1. Thể chiếu: là thể văn nghị luận cổ do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu được viết bằng văn
vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi
2. Thể Hịch: là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong
trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Được viết
theo thể văn biền ngẫu
3. Thể cáo: là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chú, tướng lĩnh dùng để trình bày một chủ
trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo thường được viết bằng
văn biền ngẫu
4. Thể tấu: là thể văn nghị luận cổ, do bề tôi, thần dân gửi lên vua chú để trình bày sự việc, ý
kiến, đề nghị. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu
* Yêu cầu:
1. Năm chắc xuất xứ của văn bản (Tác giả, tác phẩm: Thể loại, PTBĐ)
2. Hoàn cảnh ra đời của các văn bản
2.1. Khi con tu hú
- Sáng tác tháng7 - 1939 khi nhà thơ bị giam trong nhà lao thừa Phủ (Huế).
2.2. Tức cảnh Pác Bó
- Hoàn cảnh sáng tác : 2/ 1941 Bác Hồ trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước. Người
sống ở hang Pác bó với điều kiện sống vô cùng gian khổ .
2.3. Nhật kí trong tù
- Đây là một tập thơ chữ Hán với 133 bài, sáng tác trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc. ( 8/1942 – 9/1943 )
3. Thuộc phần ghi nhớ (nội dung, nghệ thuật)
4. Thông điệp từ nội dung văn bản
5. Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề gợi ra từ văn bản
II. TIẾNG VIỆT
1. Các kiểu câu
Kiểu Đặc điểm hình thức Chức năng
câu
Câu - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, - Có chức năng chính là dùng để hỏi.
nghi tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có - Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn
vấn quan hệ lựa chọn). không dùng để hỏi mà để cầu khiến,
- Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình
chấm hỏi. cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người
đối thoại trả lời
Câu - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu - Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,
cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, khuyên bảo...
khiến nào,... hay ngữ điệu cầu khiến;
- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc
bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu

3
khiến không được nhấn mạnh thì có thể
kết thúc bằng dấu chấm.
Câu - Là câu có những từ cảm thán như: ôi, - Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của
cảm than ôi, hỡi ơi... người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ
thán - Khi viết câu cảm thán thường kết thúc yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay
bằng dấu chấm than. ngôn ngữ văn chương.
Câu - Câu trần thuật không có đặc điểm hình - Thường dùng để kể, thông báo, nhận
trần thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu đinh, miêu tả,..
thuật khiến, cảm thán - Ngoài những chức năng trên đây câu
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị
bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...(vốn là
kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chức năng chính của những kiểu câu
chấm lửng. khác).
- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng
phổ biến trong giao tiếp.
Câu - Câu phủ định là câu có những từ ngữ - Câu phủ định dùng để :
phủ phủ định như: không, chưa, chẳng, + Thông báo, xác nhận không có sự vật,
định đâu..... sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu
phủ định miêu tả)
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định.
(Câu phủ định bác bỏ).
* Yêu cầu:
1. Nắm chắc đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu
2. Kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt
2. Hành động nói
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :
- Hành động hỏi
- Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..)
- Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...)
- Hành động hứa hẹn
- Hành động bộc lộ cảm xúc.
* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành
động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)
3. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
4. Biện pháp nghệ thuật
* Yêu cầu:
1. Xác định biện pháp nghệ thuật: gọi tên biện pháp nghệ thuật, chỉ rõ qua từ ngữ, hình ảnh
2. Nêu tác dụng:
- Về lí thuyết : diễn đạt gợi hình, gợi cảm...(Nếu PTBĐ của đoạn trích là nghị luận bổ sung ý:
tăng sức thuyết phục)
- Về biểu đạt nội dung: Cụ thể trong câu thơ, văn
- Thái độ của tác giả: ca ngợi, trân trọng, yêu thương hoặc lên án, phê phán (tích cự hoặc tiêu cực)
III. TẬP LÀM VĂN
1. Đoạn văn
1.1. Tình yêu quê hương, đất nước

4
* Giải thích: Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm sâu nặng, gắn bó của mỗi người dành cho
quê hương đất nước mình, đó là tình cảm thiêng liêng, là cội nguồn của nhiều tình cảm nhân văn
khác.
* Biểu hiện: Tình yêu quê hương, đất nước hiện nay được biểu hiện trên nhiều phương diện, khía
cạnh khác nhau:
+ Tình yêu quê hương đất nước thể hiện ở việc chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, mang lại
cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
+ Sống gắn bó có trách nhiệm với cộng đồng.
+ Đoàn kết chống lại thiên tai, bão lũ, dịch bệnh.
+ Trân trọng những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tự hào về bản sắc văn hóa
dân tộc…
* Vai trò, ý nghĩa:
+ Tình yêu quê hương, đất nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Tình yêu quê hương, đất nước bồi đắp tâm hồn con người, giúp con người sống tốt hơn, không
quên nguồn cội.
+ Tình yêu quê hương đất nước giúp ta sống có lí tưởng, có trách nhiệm hơn với chính mình, với
gia đình và với cộng đồng. Đồng thời có ý thức cống hiến dựng xây đất nước giàu đẹp...
+ Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân, tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng, gắn kết con
người trong mối quan hệ yêu thương tốt đep.
- Tình yêu quê hương, đất nước tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc cùng nhau vượt qua những
khó khăn gian khổ, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, bảo vệ vững chắc chủ quyền dân tộc.
*Phản đề: vẫn còn không ít đối tượng chưa có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chưa biết trân
trọng cội nguồn, phỉ báng những giá trị truyền thống tốt đẹp, gây rối trật tự xã hội, sa vào các tệ
nạn XH... cần phải phê phán, lên án.
* Bài học nhận thức hành động, liên hệ bản thân
- Nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý không thể thiếu
của con người. Nhận thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
- Cần có thái độ trân trọng, tự hào về tình cảm cao đẹp đó.
- Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước.
- Lên án một số người thiếu ý thức, sống vô trách nhiệm, gây hại đến lợi ích chung của cộng
đồng. Phê phán lối sống lệch lạc, thờ ơ, bội bạc với Tổ quốc
- Liên hệ bản thân: Luôn tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, sống có lí tưởng, có trách nhiệm để
góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
1.2. Chủ đề: Bản sắc văn hóa dân tộc
* Nêu vấn đề: việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa to lớn.
* Giải thích: Bản sắc dân tộc là những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền
vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn
với dân tộc khác.
* Vai trò, ý nghĩa:
- Bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc.
- Bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước
đối với mỗi một con người.
- Bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên nét đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp
nhất giữa các đất nước.

5
* Phản đề: Phê phán những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những
giá trị truyền thống ở cả lĩnh vực vật chất và tinh thần và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở
nước ngoài qua việc thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép.
* Bài học nhận thức, hành động - liên hệ
- Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc.
- Cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực, bảo lưu, phát huy những giá trị đậm đà bản
sắc dân tộc.
- Cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc.
- Liên hệ bản thân:….
1.3. Chủ đề lạc quan
*Nêu vấn đề: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
* Giải thích: Lạc quan: là việc con người luôn suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, những
điều ý nghĩa của cuộc sống.người lạc quan là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm
hạnh phúc cho cuộc sống, luôn yêu đời và thấy cuộc đời đáng sống.
Lạc quan là thái độ sống tốt, có cách nhìn, tin tưởng và luôn hướng về những điều tốt đẹp ở tương
lai.
*Biểu hiện: Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra; Biết hài lòng về những gì bản thân mình đang
có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.
Trước mỗi khó khăn thử thách, người lạc quan luôn giữ vững được tinh thần, tìm cách vượt qua
một cách tốt nhất.
* Ý nghĩa
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người; nó như một liều thuốc bổ tinh
thần …
- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống
- Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp
cho cuộc sống muôn màu sắc hơn.
- Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác.
Tinh thần lạc quan vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với
thành công hơn.
*Phản đề Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không
dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô
tâm;…
* Bài học nhận thức - Liên hệ
- Tinh thần lạc quan là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công và chất lượng
cuộc sống của con người.
- Hãy sống hòa mình với thiên nhiên và kết bạn với những người sống lạc quan để được bao bọc
trong một môi trường vui vẻ, nhộn nhịp, yêu đời.
- Thay đổi cách nhìn tích cực đối với mọi người và đối với cuộc đời. Luôn tâm niệm rằng: cuộc
đời luôn tươi đẹp và không bất công với riêng ai.
- Mỗi chúng ta hãy cố gắng rèn luyện cho bản thân tinh thần tốt đẹp này để có thể đương đầu với
mọi khó khăn, gian khổ một cách tốt nhất…
1.4. Chủ đề ý chí, nghị lực
*Giải thích
- Nghị lực là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vượt qua thử thách để đạt được mục tiêu đề ra
*Biểu hiện của nghị lực:

6
Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng
kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen
Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất
* Vai trò, ý nghĩa
- Người kiên trì, có ý chí, nghị lực sẽ vượt qua thử thách trong cuộc sống và sẽ thành công , có ích
cho cuộc đời.
- Ý chí, nghị lực tạo bản lĩnh, lòng dũng cảm cho ta niềm tin hướng tới tương lai
- Người có ý chí, nghị lực luôn được mọi người yêu mến, cảm phục, tin tưởng
*Phản đề:
- Tuy nhiên trong cuộc sống bên cạnh những người sống có ý chí nghị lực thì vẫn còn một số
người sống thiếu ý chí nghị lực . Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy
thất bại thì nản lòng và sống bất cần đời.
- Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương
lai.
- Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.
* Bài học nhận thức, hành động:
- Nhận thức sâu sắc vai trò của ý chí, nghị lực
- Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách
trên chặng đường dài.
- Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc
sống.
- Liên hệ bản thân:….
2. Bài văn
- Văn nghị luận có yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự.
* Các đề bài tham khảo
ĐỀ 1: Hãy nói "không" với các tệ nạn:
1. Mở bài:
- Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công
bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một
trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.
- Do vây, cần nói “không” với các tệ nạn xã hội.
(HS lựa chọn một trong các tệ nạn : cờ bạc, tiêm chích ma tuý hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm
không lành mạnh để viết bài)
2. Thân bài:
2.1. Giải thích: Tệ nạn xã hội là gì?
- Là hiện tượng xã hội bao ggồm những hành vi sai lệch chchuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và
pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội
- Thực trạng Những tệ nạn xã hội mà tuổi trẻ ngày nay thường mắc phải như:
+ Đánh bài ăn tiền, cá cược, chơi lô đề,....
+ Uống rượu say xỉn, dẫn tới gây lộn, đánh nhau,...
+ Sử dụng các chất kích thích, gây nghiện (thuốc lá, hút cầ sa, dùng thuốc lắc, tiêm chích ma
túy,...)
+ Văn hóa phẩm độc hại.
2.2. Nguyên nhân hình thành các tệ nạn xã hội
- Nhận thức về các tệ nạn xã hội của người trẻ còn mơ hồ, muốn bắt chước, tính tò mò, muốn chơi
thử rồi sa đà do không kiểm soát được bản thân,....
- Coi thường tính mạng, sống thờ ơ, buông thả,....

7
- Gia đình,nhà trường, xã hội chưa quan tâm đúng mức tới việc phòng ngừa các tệ nạn, dẫn tới
nhận thức của con người về tác hai của người dân còn hạn chế,…
2.3. Tại sao lại nói “không” với tệ nạn:
(Ví dụ tệ nạn ma túy)
- Những tác hại của tệ nạn đối với xã hội cho chính người mắc phải
+ Gây thiệt hại về vật chất như: tiền bạc, tài sản,.... để phục vụ cho việc hút chích, ăn chơi
+ Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình như bất hòa trong gia đình, đánh nhau, cải nhau làm mất lòng tin
đối với những người trong gia đình,....
+ Làm giảm sức khỏe, suy yếu nòi giống, trở thành nỗi lo sợ và gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Những tác hại của tệ nạn đối với xã hội đối với xã hội: làm gia tăng các loại tệ nạn, các loại
bệnh nguy hiểm khác nhau như: bệnh AIDS, trộm cắp giết người,... dẫn tới mất an ninh trật tự,
ảnh hưởng tới đời sống của đông đảo người dân,…
2.4. Làm cách nào để nói không với các tệ nạn xã hội
- Cần có các biện pháp để nói “không” với các tệ nạn xã hội
- Cần phải nhận thức về vấn đề này một cách nghiêm túc và sâu sắc, cần nhận thức được tác hại
nguy hiểm của tệ nạn đối với xã hội thông qua tuyên truyền báo đài, phương tiện truyền thông,
giáo dục từ gia đình, nhà trường,…
- Mỗi người cần cảnh giác, nâng cao ý thức của bản thân trước những cám dỗ của xã hội, không
bắt chước, sa vào các tệ nạn xã hội
- Tuyên truyền, vận động cho mọi người hiểu và biết được tác hại của tệ nạn xã hội.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa quan trọng của việc nói không với các tệ nạn xã hội
- Bài học cho bản thân: Tuổi trẻ là lực lượng tiên phong của các hoạt động xã hội, là tương lai của
đất nước. Do vậy việc dẹp bỏ các tệ nạn xã hội là việc cần làm để tuổi trẻ chứng minh sức mạnh
và bản lĩnh của mình. Từ đó, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
ĐỀ 2. Trang phục và văn hóa
1. Mở bài
-Dẫn dắt vào đề: cái răng cái tóc là góc con người (trích dẫn ca dao tục ngữ)
- Nêu VĐ: trang phục thể hiện văn hóa (VH) của mỗi cá nhân là 1 điều cần lưu tâm
2. Thân bài
2.1.Trang phục là gì? Văn hóa là gì?
- Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của
con người
VD: có người ăn mặc gọn gàng, có người lôi thôi, có người cầu kì, có người đon giản
-Văn hóa không đồng nghĩa với trình độ học vấn mà là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với
những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội
VD: người có văn hóa luôn cư xử đúng mực, tôn trọng mình và tôn trọng mọi người dù trong bất
kỳ hoàn cảnh nào, người vô văn hóa là người sẵn sàng chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức ko
phù hợp với quy định của xã hội
2.2. Mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa
- Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hóa của con người nói chung, của
học sinh trong nhà trường nói riêng.
- Nhưng chạy đua theo mốt trang phục nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần
xem xét lại, cần bàn bạc kĩ lưỡng.
- Chạy theo mốt vì cho rằng như thế mới chính là con người văn minh, sành điệu, có văn hóa.

8
- Chạy theo mốt rất tai hại, vì mất thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là học tập và tu dưỡng, dễ chán
nản vì không có điều kiện thỏa mãn, dễ mắc khuyết điểm ... dễ coi thường bạn bè, người khác lạc
hậu vì không mốt, chưa mốt...
- Người học sinh có văn hóa không chỉ là học giỏi, chăm, ngoan ... mà trong cách trang phục cần
giản dị mà đẹp, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với truyền thống trang phục của
dân tộc.
- Bởi vậy bạn cần phải suy tính, lựa chọn trang phục sao cho đạt yêu cầu trên nhưng nhất quyết
không nên và không thể đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng. - Trang phục sẽ thể hiện
trinh độ văn hóa hoặc cho thấy người đó có văn hóa.
- Vì trang phục là tiếng nói thầm lặng thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ
như thế nào
2.3.Chúng ta phải làm gì?
- Ăn mặc phù hợp với môi trường, hoàn cảnh, lứa tuổi. (Phân tích dẫn chứng )
3. Kết bài:
- Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu…
- Lời khuyên các bạn đang chạy theo mốt nên suy nghĩ
ĐỀ 3. Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, nêu suy nghĩ của em về
mối quan hệ giữa học và hành.
1. Mở bài: giới thiệu vấn đề
- Trong bài "Bàn luận về phép học", La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Tây Sơn đã
nêu lên phép học đúng đắn cho mọi
- Nêu vấn đề cần suy nghĩ
2. Thân bài
a. Nội dung phép học
– Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến thức cơ bản
mở đầu cho quá trình học tập lâu dài.
– Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng
vào thực tế (học để hành).
– Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái
đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.
b. Giải thích
- Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành.
Thế nào là học và hành?
- Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn
năm, thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời.
- Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày.
c. Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau?
* Mục đích của việc “học” và “hành”
- Học là để tiếp nhận kiến thức (dẫn quan niệm của Nguyễn thiếp về tầm quan trọng của việc học:
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.”)
- Thực hành trong cuộc sống để có kĩ năng thành thạo, mang lại những giá trị vật chất và tinh thần
quý báu cho cuộc sống của con người
*Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mối quan hệ giữa “học” và “hành”
- Nguyễn Thiếp đã nêu mục đích chân chính của việc học, phê phán những quan điểm sai trái
trong việc học và đưa ra những phương pháp học tập đúng đắn (dẫn chứng)
- Theo Nguyễn Thiếp, một trong những phương pháp học tập đúng là “học” phải đi đôi với
“hành”, để rồi thi thố tài năng giúp ích cho đất nước.

9
* Học mà không hành
- Học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên vô
ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào.
- Nếu chỉ giỏi lí thuyết mà không thực hành thì những kiến thức học được chỉ mang tính sách vở,
thiếu tính thực tế. Kiến thức học được sẽ bị lãng quên theo thời gian nếu không được thực hành.
(Phân tích dẫn chứng)
*Hành mà không học thì hành không trôi chảy
- Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và
chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học
kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.
- Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ
không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội.
- Khi thiếu kinh nghiệm thực tế (hành) thì khả năng sáng tạo sẽ hạn chế ( phân tích dẫn chứng)
* Khẳng định:
- Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và
thực tiễn.
- Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành. Giữa học và hành có
mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng cho hành. Hành giúp cho con
người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã học được vào thực tế. Đó là hai việc
của một quá trình thống nhất. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên
cứu, phát minh
d. Phương pháp học của bản thân
- Nêu các phương pháp học tập
- Ra sức học tập lí thuyết và thực hành trên thực tiễn để trở thành người tài.
3. Kết bài
- Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao
động sản xuất mới được nâng cao.
- Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam cho
phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay.
- Bài học cho bản thân: phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được
mục tiêu học tập đúng đắn, mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có
khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
ĐỀ 4. Tuổi trẻ và tương lai của đất nước.
1. Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
- Có thể dẫn dắt lời thư của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam…công học tập của các em” hoặc một
số câu khác có nội dung tương tự.
2. Thân bài:
a. Giải thích
- Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và
rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.
- Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội
phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập.
- "Non sông tươi đẹp" nghĩa là một đất nước độc lập, tự do, là một đất nước do nhân dân làm chủ,
có sự phát triển về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp, nhưng đồng thời môi trường vẫn được bảo
đảm và cảnh quan thiên nhiên ko bị tàn phá. Dân tộc Việt Nam vẻ vang bước tới đài vinh quang,
vẻ vang tức là nổi tiếng, tài giỏi, là làm cho mọi người khâm phục, vị nể. Dân tộc vẻ vang là dân

10
tộc đạt được nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật, góp phần đưa xã hội văn minh, tiến bộ và được
các dân tộc khác nể nang, kính trọng.
- Cường quốc năm châu là những nước hùng cường, giàu mạnh trên thế giới, có nền kinh tế phát
triển, văn hoá xã hội cũng phát triển, sánh vai, ngang hàng và bình đẳng.
-> Lời thư của Bác đã nêu lên một vấn đề quan trọng đối với tiền đồ của dân tộc ta, nêu bật mối
quan hệ chặt chẽ và tác dụng to lớn của việc học tập của học sinh đối với tương lai đất nước. Đất
nước ta có hùng cường, giàu mạnh hay không đều tuỳ thuộc vào kiến thức và sự hiểu biết trong
quá trình học tập, vươn lên của các thế hệ học sinh.
2. Vì sao chúng ta nên thực hiện theo lời Bác dạy?
- Muốn xây dựng một đất nước hùng cường giàu mạnh không thể một sớm một chiều mà thành
công. Nó đòi hỏi 1 thời gian dài, nhất là trong trường hợp nước ta lúc bấy giờ (đất nước còn rất
nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, chúng ta đang phải đối mặt với 3 thứ giặc: Giặc dốt,
giặc đói và giặc ngoại xâm). Chỉ có học sinh có thể có đủ điều kiện để tích luỹ kiến tức sau này
xây dựng đất nước giàu mạnh, vì thế Bác đã trao trọng trách này cho học sinh.
- Một đất nước được gọi là cường quốc thì đất nước đó phải hùng mạnh, ổn định về các mặt:
Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật…Mà muốn được như vậy thì người dân phải có tri
thức. Mà muốn có tri thức thì phải nỗ lực học tập. (Cụ thể dẫn chứng ra)
- Học tập là điều kiện tốt nhất để đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc. Học tập để
nâng cao dân trí để ứng dụng kiến thức vào khoa học và đời sống để có thể ứng xử nhanh chóng
trước mọi tình huống khó khăn gặp phải trong cuộc sống, để đem những kiến thức vào đời sống
xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ. Nếu mỗi học sinh đều được trang bị đầy đủ kiến thức về
những lĩnh vực cần thiết thì công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sẽ trở nên dễ dàng
hơn, và đồng thời làm vẻ vang đất nước. (Cho vài dẫn chứng).
- Bác hồ đã nói "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời". Vì học tập của thế hệ hôm nay để tích luỹ
kiến thức, xây dựng một xã hội mai sau bền vững, ấm no và hạnh phúc.
3. Làm gì để thực hiện
- Học sinh là đối tượng được Bác yêu thương, chăm sóc nhiều nhất vì vậy chúng ta phải biết vâng
lời Bác, có ý thức học tập tốt, không xem thường việc học và luôn thấy rõ vai trò của mình đối với
tương lai đất nước.
- Xác định rõ mục đích và động cơ học tập của mình để từ đó có phương pháp học tập tốt. Học tập
không có nghĩa là chỉ học trong sách vở mà phải tìm hiểu, phải học tập những cái hay, cái lạ, cái
văn minh tiến bộ của thế giới để rồi sáng tạo, biến đổi thành cái hay, cái riêng của đất nước mình.
- Luôn có tinh thần cầu tiến, phát huy sở trường, tài năng của mình, kiên trì phấn đấu, khắc phục
mọi khó khăn trong học tập.
- Luôn chăm chỉ học tập, biết áp dụng những gì đã học vào trong thực tiễn, trong cuộc sống, biết
đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập, luôn biết cập nhật mọi thông tin, sự kiện tiến bộ của khoa
học, bố trí thời gian học tập hợp lý.
- Học toàn diện, rèn luyện một cách toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ để trở thành 1 công dân tốt.
- Tham gia vào WTO thế hệ sau phải học tập để đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc.
3. Kết bài:
- Khẳng định lời nhắc nhở của Bác có ý nghĩa to lớn trong việc dạy thế hệ trẻ học tập tốt xây dựng
đất nước, thực hiện lời dạy của Bác, đồng thời phải đưa ra những biện pháp học tập hợp lý.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học…
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP ĐẠT KẾT QUẢ TỐT NHẤT!

11

You might also like