You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM VĂN 8 LÊN 9

I. Phần văn bản


1. Nhớ rừng 7. Đi đường
2. Ông đồ 8. Chiếu dời đô
3. Quê hương 9. Hịch tướng sĩ
4. Khi con tu hú 10. Nước Đại Việt ta
5. Tức cảnh Pác Bó 11. Bàn về phép học
6. Ngắm trăng 12. Đi bộ ngao du
* Yêu cầu: Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật của các văn bản. và giai đoạn sáng tác.
II. Phần Tiếng Việt
1. Câu nghi vấn 5. Câu phủ định
2. Câu cầu khiến 6. Hành động nói
3. Câu cảm thán 7. Hội thoại
4. Câu trần thuật
8. Lựa chọn trật tự từ trong câu
* Yêu cầu:
 Nắm được các khái niệm, đặt câu.
 Viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.
III. Phần Tập làm văn
 Văn bản thuyết minh
 Văn bản nghị luận
* Yêu cầu
 Nắm được đặc điểm của các loại văn bản.
 Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài
* Lưu ý: Về văn nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I/ PHÂN MÔN VĂN
Lập bảng thống kê các văn bản tác phẩm văn học Việt Nam
stt Tên văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật

Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn


Bút pháp lãng mạn rất truyền
bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán
Thế Lữ cảm, sự đổi mới câu thơ, vần
Nhớ rừng Thơ tám ghét thực tại tầm thường, tù túng và
1 (1907- điệu, nhịp điệu, phép tương
(Thơ mới) chữ khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ,
1989) phản, đối lập. Nghệ thuật tạo
khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của
hình đặc sắc.
người dân mất nước thuở ấy.

Tình yêu quê hương trong sáng, thân Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ
thiết được thể hiện qua bức tranh tươi mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý
Tế Hanh
Quê hươg Thơ tám sáng, sinh động về một làng quê miền nghĩa biểu trưng (cánh buồm -
2 (sinh
(Thơ mới) chữ biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh hồn làng, thân hình nồng thở vị
1921)
khỏe khoắn, đầy sức sống của người xa xăm, nghe chất muối thấm
dân chài và sinh hoạt làng chài. dần trong thớ vỏ,...)

Khi con tu
Tố Hữu Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự Giọng thơ tha thiết, sôi nổi,
hú Thơ lục
3 (1920- do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tưởng tượng rất phong phú, dồi
(Thơ bát
2002) tuổi trong nhà tù. dào.
Cách mạng)

4 Tức cảch Hồ Chí Đường Tinh thần lạc quan, phong thái ung Giọng thơ hóm hỉnh, tươi vui,
dung của Bác Hồ trong cuộc sống
Pác Bó Minh luật thất cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ
(Thơ (1890- ngôn tứ Với Người, làm cách mạng và sống láy miêu tả (chông chênh); vừa
cách mạng) 1969) tuyệt hòa hợp với thiên nhiên là một niềm cổ điển vừa hiện đại.
vui lớn.

Ngắm trăng
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến
(Vọng Thất ngôn
Hồ Chí say mê và phong thái ung dung của Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ
5 Nguyệt; tứ tuyệt
Minh Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực và đối lập.
trích Nhật kí (chữ Hán)
khổ, tối tăm.
trong tù)

Thất ngôn
Đi đường Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc:
tứ tuyệt Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính
(Tẩu Lộ; Hồ Chí Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí
6 chữ Hán đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ,
trích Nhật kí Minh đường đời; vượt qua gian lao chồng
(dịch lục bài thơ.
trong tù) chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
bát)

Lí Công
Chiếu dời Uẩn Chiếu Phản ánh khát vọng về một đất nước Kết câu chặt chẽ, lập luận giàu
đô (Thiên (Lí Thái - Chữ Hán độc lập, thống nhất đồng thời phản sức thuyết phục, hài hòa tình -
7
đô chiếu) Tổ) Nghị luận ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại lí: trên vâng mệnh trời - dưới
(1010) (974- trung đại Việt đang trên đà lớn mạnh. theo ý dân
1028)

Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân


Áng văn chính luận xuất sắc,
tộc ta trong cuộc kháng chiến chống
lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng
Hịch tướng Hưng Đạo quân Mông - Nguyên xâm lược (thế kỉ
hồn, đanh thép, nhiệt huyết
sĩ Vương Hịch XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc,
chứa chan, tình cảm thống thiết,
(Dụ chư tì Trần Quốc Chữ Hán ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ
8 rung động lòng người sâu xa;
tướng hịch Tuấn Nghị luận sở đó, tác giả phê phán khuyết điểm
đánh vào lòng người, lời hịch
văn) (1231- trung đại của các tì tướng, khuyên bảo họ phải
trở thành mệnh lệnh của lương
(1285) 1300) ra sức học tập binh thư, rèn quân
tâm, người nghe được sáng trí,
chuẩn bị sát thát. Bừng bừng hào khí
sáng lòng.
Đông A.

Lập luận chặt chẽ, chứng cứ


Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát
hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ
triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một
Nước Đại Ức Trai ràng, sáng sủa và hàm súc, kết
Cáo bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất
Việt ta (trích Nguyễn tinh cao độ tinh thần và ý thức
Chữ Hán nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh
9 Bình Ngô trãi dân tộc trong thời kì lịch sử dân
Nghị luận thổ riêng, phong tục riêng, có chủ
đại cáo) (1380- tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền
trung đại quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ
(1428) 1442 đề, cơ sở lí luận cho toàn bài;
xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định
xứng đáng là Thiên cổ hùng
thất bại.
văn.

10 Bàn luận về La Sơn Tấu Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ
phép học Phu Tử Chữ Hán đích và tác dụng của việc học tập: học ràng; sau khi phê phán những
(Luận học Nguyễn Nghị luận là để làm người có đạo đức, có tri thức biểu hiện sai trái, lệch lạc trong
pháp) Thiếp góp phần làm hưng thịnh đất nước. việc học, khẳng định quan điểm
(1723- Muốn học tốt phải có phương pháp, và phương pháp học tập đúng
(1791) trung đại
1804) phải theo điều học mà làm (hành) đắn.

Yêu cầu
1/ Văn bản thơ:
Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.
Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.
Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản
như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp
của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.
2/ Văn bản nghị luận:
a. Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo - Tấu
Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
Khác về mục đích:
Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi
người cùng biết.
Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
Khác về đối tượng sử dụng:
Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.
b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận.
Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua
những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn,
"Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, "Nước Đại Việt ta" của Nguyễn Trãi.
Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo với giọng
văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể văn cổ như chiếu, hịch, cáo,... cần nắm được đặc điểm về hình thức như
bố cục, câu văn biền ngẫu,.. đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào?)
c. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản "Chiếu dời đô" -
Lí Công Uẩn, "Hịch tướng sĩ" - Trần Quốc Tuấn và "Nước Đại Việt ta" (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi.
Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn
liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước giữ nước và đều thấm đượm tinh thần yêu nước nồng
nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống
nhất, vừa đa dạng.
Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn
bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng
Ở "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường
của dân tộc đang trên đà lớn mạnh.
Ở "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc
xâm lược.
Ở "Nước Đại Việt ta" (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập
trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa
cùng truyền thống lịch sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc.
d. Biết khái quát trình tự lập luận trong các văn bản nghị luận bằng các sơ đồ (Nước Đại Việt ta, Bàn luận về
phép học, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô).
Đề thi khảo sát đầu năm lớp 8 lên 9
I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn
hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho
các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”…
…Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ
thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng,
tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và
đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”
(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015).
Câu 1 (1,0 điểm): Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”?
Câu 3 (2,0 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?
II. Làm văn (6,0 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ''Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối ...Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu".

ÔN ĐỀ TRẮC NGHIỆM
Câu 1. "Ông là nhà thơ của lẽ sống, của tình cảm lớn, niềm vui lớn" là nhận xét về tác giả nào?
A. Thế Lữ B. Tế Hanh C.Vũ Đình Liên D. Tố Hữu
Câu 2. Điểm tương đồng về nội dung tư tưởng của các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta:
A. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược
B. Khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, hùng cường
C. Thể hiện ý thức dân tộc, tình yêu, niềm tự hào về đất nước
D. Khẳng định một cách tự hào độc lập chủ quyền dân tộc
Câu 3. Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” là kiểu câu gì?
A. Câu phủ định.        B. Câu cảm thán.     
C. Câu cầu khiến.      D. Câu nghi vấn.   
Câu 4. Câu văn: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” thể hiện hành động nói
nào?
A. Hành động hỏi B. Hành động trình bày
C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động điều khiển
Câu 5: Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Tự sự     C. Thuyết minh
B. Biểu cảm      D. Lập luận
Câu 6: Chiếu dời đô được sáng tác năm nào ?
A. 1010      C. 1789
B. 958      D. 1858
Câu 7: Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào?
A. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257).
B. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).
C. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287).
D. Sau khi chiến thắng quân Mông- Nguyên lần thứ hai.
Câu 8: Một danh hiệu về người thầy của Nguyễn Thiếp mà nhân dân thường gọi là gì?
A. Tuyết Giang phu tử
B. La Sơn phu tử
C. Nam Sơn phu tử
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 9: Câu nào dưới đây nói đúng về thể “tấu”?
A. Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị
B. Là loại văn thư của vua gửi cho dân chúng để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
C. Có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
D. Câu A và C đúng.
Câu 10: Văn bản Đi bộ ngao du được trích dẫn từ tác phẩm nào ?
A. Chiếc lá cuối cùng      C. Những người khốn khổ
B. Đôn Ki-hô-tê      D. Ê-min hay Về giáo dục
1. Dàn ý về mối quan hệ giữa học và hành
1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận.
2. Thân bài:
a. Nội dung phép học
– Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá
trình học tập lâu dài.
– Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng vào thực tế
(học để hành).
– Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan
hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.
b. Giải thích
– Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành: Thế nào là học và
hành?
– Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm, thông qua
quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời.
– Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày.
c. Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau?
– Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt
hiệu quả cao hơn.
– Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên vô ích, mất
thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào.
– Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí
thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ
hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.
– Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không thể đáp ứng
như cầu ngày càng cao của xã hội.
d. Bình luận
– Khẳng định ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
– Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành. Giữa học và hành có mối quan hệ hết
sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng cho hành. Hành giúp cho con người vận dụng, củng cố, bổ sung
và hoàn chỉnh lí thuyết đã học được vào thực tế.
e. Liên hệ với bản thân
- Ra sức học tập lí thuyết và thực hành trên thực tiễn để trở thành người tài.
3. Kết bài
– Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới
được nâng cao.
– Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp dạy,
học trong thời đại ngày nay.

Trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành
Học tập là một quá trình lâu dài và bền bỉ trong cuộc đời mỗi con người. Việc học từ lâu đã là một việc rất
cần thiết giúp con người rèn luyện, tài đức. Tuy nhiên, để học tốt và học giỏi thì cần phải có phương pháp khoa
học, một trong những phương pháp đó phải kể đến học đi đôi với hành.
Học chính là quá trình lĩnh hội, tiếp thu những tri thức của nhân loại cho bản thân, giúp con người phát triển tư duy
và nhận thức của mình. Chúng ta có thể học từ nhà trường, thầy cô, bè bạn, học từ đời sống,... Hành là thực hành,
là vận dụng những lý thuyết trên sách vở vào cuộc sống. Học - hành là hai công đoạn của một quá trình giúp con
người học tập tri thức, rèn luyện kỹ năng để bước vào cuộc sống, làm chủ cuộc sống. Vì vậy, học và hành có mối
quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời nhau.
Thật vậy, nếu chúng ta chỉ học mà không hành thì những kiến thức có được chỉ là lý thuyết suông trên giấy,
không áp dụng được vào thực tiễn. Dù có giỏi lý thuyết đến đâu, có nắm được những tri thức cao xa thế nào mà
không áp dụng nó được vào cuộc sống, không giúp ích cho đời thì nó chỉ là mớ tri thức vô nghĩa. Ngược lại nếu có
tri thức, biết vận dụng nó vào đời sống, biết rèn luyện kỹ năng thì tri thức ấy chính là công cụ hữu hiệu để tạo nên
thành công cho con người, giúp ích cho cuộc sống. Mặt khác, nếu chúng là chỉ hành mà không học thì làm việc gì
cũng khó. Bởi dù làm bất cứ công việc gì cũng cần phải có hiểu biết, phải có nền tri thức. Đặc biệt là những công
việc phức tạp thì càng cần phải có tri thức, nắm rõ nguyên lý. Còn không, chỉ thêm phá hoại mà thôi. Một bác sĩ
muốn cứu chữa cho bệnh nhân mình phải có tri thức khoa học. Một thợ sửa chữa ô tô phải nắm rõ nguyên lý vận
hành. Một nhà giáo giỏi phải nắm được phương pháp giảng dạy, am hiểu chuyên môn của mình. Vì vậy, giữa học
và hành là hai mặt của một vấn đề cần thiết để con người hoàn thiện và phát triển bản thân, thành công trên con
đường học vấn của mình.
Chúng ta không thể không thừa nhận rằng vấn đề mà một bộ phận giới trẻ hiện nay đang gặp phải là học,
lười thực hành. Các bạn sao nhãng việc học, lười ghi chép, thực hành cũng "bỏ quên" mà thay vào đó là dành thời
gian cho việc lướt web, online facebook,... Những điều ấy thật đáng buồn khi các bạn đang là những mầm non
tương lai của đất nước, là hy vọng và một phần cuộc sống của gia đình mình. Vì vậy, tôi khuyên các bạn hãy chăm
chỉ học tập, nỗ lực thực hành. Hãy trau dồi tri thức và rèn luyện kĩ năng của bản thân mình mỗi ngày. Có thể nói
học và hành là hành trang giúp con ngươi vươn tới những thành công trong cuộc sống.
Quan hệ giữa học và hành là quan hệ song song, tương hỗ lẫn nhau. Người biết học biết hành chắc chắn sẽ
thành công trong tương lai. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta lựa chọn cho mình phương pháp học tập thật đúng
đắn các bạn nhé!

Cảm nhận bài thơ “Nước Đại Việt ta”- Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử
Việt Nam thời phong kiến. Nguyễn Trãi đã từng thay Lê Lợi viết "Bình Ngô đại cáo" – một áng thiên cổ hùng văn
tuyên cáo độc lập dân tộc. Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" thuộc phần đầu của bài cáo, là đoạn trích có vị trí quan
trọng – làm tiền đề cho bài cáo.
Năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết bài cáo công bố
trước toàn dân Bình Ngô đã thắng lợi. Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" có ý nghĩa như một lời tuyên bố hùng hồn về
chủ quyền độc lập nêu lên nguyên lý nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền dân tộc thiêng liêng của dân tộc Đại Việt.
Ở hai câu đầu tác giả đưa ra quan niệm "nhân nghĩa" theo Nho giáo:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Theo Nho giáo, "nhân" là lòng thương người, "nghĩa" là hành động hợp lẽ phải, biết làm điều thiện. Nhưng cốt
lõi tư tưởng "nhân nghĩa" của Nguyễn Trãi là "yên dân", hành động nhân nghĩa là "trừ bạo". "Yên dân" là làm cho
dân được sống yên ổn, thái bình. "Trừ bạo là diệt thế lực bạo tàn. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, "dân" là
con dân nước Đại Việt, "bạo" là quân Minh bạo tàn, "quân điếu phạt" nghĩa là quân Lam Sơn. Như vậy, với
Nguyễn Trãi "nhân nghĩa" là yêu nước, chống quân xâm lược Nhưng "nhân nghĩa" không chỉ bó hẹp trong mối
quan hệ giữa người với người mà còn là quan hệ giữa dân tộc và dân tộc. Đây chính là sự phát triển trong tư tưởng
nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với nho giáo. Cách mở đề rất cô đọng, ngắn gọn như một câu tục ngữ, một mệnh đề
triết học đã nêu bật được ý nghĩa giặc Minh xâm lược nước ta là trái nhân nghĩa, ta đứng lên chống giặc Minh là
thuận nhân nghĩa, ta thắng giặc Minh là tất yếu.
Sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc:
"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền: quốc hiệu, nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục
tập quán, lịch sử, nhân tài hào kiệt,... Tác giả đưa yếu tố "văn hiến" lên đầu bởi phong kiến phương Bắc luôn tìm
cách phủ nhận nền văn hiến của ta, từ đó phủ nhận tư cách độc lập của ta. Nhưng dân tộc ta vẫn giữ vững bản sắc
riêng cho dù nền phong kiến có thay đổi, lịch sử có lúc thăng lúc trầm nhưng văn hiến, phong tục tập quán, nhân tài
hào kiệt không bao giờ thay đổi.
Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn thể hiện niềm tự hào dân tộc qua từ "đế". Phong kiến phương Bắc chỉ nước ta là
một nước chư hầu, chỉ phong vương cho ta nhưng cách xưng "đế" khẳng định rằng Đại Việt có chủ quyền, ngang
hàng với phương Bắc. Để tăng sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng những từ ngữ mang tính hiển nhiên, vốn có: "đã
lâu, đã chia, cũng khác, cũng có". Như vậy, nước Đại Việt đã có lịch sử lâu đời và có chiều sâu văn hiến.
Để làm sáng tỏ sức mạnh nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đưa ra những dẫn
chứng trong lịch sử:
"Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã"
Hai chữ "vậy nên" đã diễn đạt một quan hệ nhân quả: kẻ nào xâm phạm đến chính nghĩa sẽ chuốc lấy thất bại.
Các dẫn chứng được nêu trong trình tự thời gian, từ Lưu Cung - vua Nam Hán đến Triệu Tiết - tướng nhà Tống đến
Toa Đô, Ô Mã Nhi - tướng nhà Nguyên. Cách nêu dẫn chứng linh hoạt, có khi nhấn mạnh thất bại quân giặc, có khi
ca ngợi chiến thắng của ta. Lời khẳng định: "Việc xưa xem xét / Chứng cứ còn ghi" một lần nữa nhấn mạnh sức
mạnh chính nghĩa là chân lý về độc lập dân tộc không gì thay đổi được.
Bài cáo với lập luận chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm, lời lẽ và thực tiễn, giọng văn hùng hồn. Đoạn
trích mở đầu bài "Bình Ngô đại cáo" sáng ngời chính nghĩa được viết bởi trí tuệ sắc sảo của một trái tim yêu nước
thương dân. Đoạn văn đã khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào về lịch sử dân tộc của người anh hùng
Nguyễn Trãi.
Đoạn văn mở đầu bài "Bình Ngô đại cáo" ngắn gọn, cô đọng, súc tích, là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn
bài. Đoạn văn vừa là lời nghiêm khắc răn dạy vừa mang chiều sâu thấm thía tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của đạo
làm người.

TRƯỜNG THCS PHÚC YÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2023- 2024
MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 9
Thời gian làm bài : 90 phút
(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) 


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
      Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi
người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta
đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần
nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
      Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ,
thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
      Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ
kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà
nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua.
(Theo SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 NXB Giáo dục)
1. Xác định đoạn văn nêu trên được trích trong văn bản (tác phẩm) nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì và đặc
điểm chính của thể loại đó (1.5 điểm)
2. Nêu nội dung chính của đoạn trích (1.0 điểm)
3. Giải thích tại sao người viết lại chọn cách sắp xếp trật tự từ trong phần in đậm như vậy?
Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh,
chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn suy nghĩ của em về đức tính trung thực.
Câu 2 (5.0 điểm) Trong văn bản “Bàn về phép học”, Nguyễn Thiếp đã trình bày một trong những phép học đúng
đắn là học rộng rồi tóm cho gọn, theo điều học mà làm. Em hãy viết bài nghị luận nêu suy nghĩ về mối quan hệ
giữa “học” và “hành”.
ĐỀ 2
Câu 1: (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
a. Đoạn trích nằm trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
b. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ?
c. Văn bản Bình Ngô đại cáo được viết trong hoàn cảnh nào?
d. Nêu ý nghĩa của đoạn trích Nước Đại Việt ta.
e. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn trích ”Nước Đại Việt ta” bằng một bài văn.
DÀN Ý
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi- là một vị tướng tài của dân tộc, thêm nữa còn là một nhà thơ là một nhà
yêu nước nồng nàn.
- Bài “Nước Đại Việt ta” – một bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền dân tộc và nêu rõ rằng nước ta hoàn
toàn tự chủ, độc lập, tự cường.
2. Thân bài
a. Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa
- “Yên dân”- làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc
- “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân
⇒ Nhân nghĩa là lo cho dân vì dân, là yêu nước, chống quân xâm lược là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm hại đến
dân, cho nhân dân hưởng thái bình hạnh phúc
b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền
Lời thơ khẳng định chân lí về sự độc lập của dân tộc thông qua việc chứng minh đất nước ta là một đất nước có:
- Có nền văn hiến riêng
- Có lãnh thổ riêng
- Có phong tục riêng
- Có lịch sử riêng
- Có chế độ, chủ quyền riêng
⇒ Chứng cứ hùng hồn giàu sức thuyết phục, lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc, lời văn biền ngẫu nhịp
nhàng => khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập chủ quyền, là một nước tự lực tự cường, có thể vượt mọi
thử thách để đi đến độc lập
c. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc
Sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách
⇒ Đó là hậu quả của những kẻ xâm lược phi nghĩa làm trái mệnh trời, những kẻ dám làm tổn hại đến dân tộc ta
chắc chắn không có kết quả tốt đẹp.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản: Bài Cáo của Nguyễn Trãi có thể nói như một bản tuyên
ngôn độc lập, khẳng định rõ ràng chủ quyền dân tộc.
- Liên hệ bản thân: Cần cố gắng giữ gìn bảo vệ đất nước, cố gắng khẳng định đất nước trên đấu trường quốc tế với
bạn bè năm châu.

You might also like