You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 8


A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Tác PTB
giả - Xuất xứ, Thể Đ Nội dung Đặc sắc Ngôi kể và tác dụng của Nhân vật và đặc
Tác HCST loại chín chủ yếu nghệ thuật ngôi kể điểm của nhân vật
phẩm h
Thuộc Đoạn trích sử dụng ngôi
chương IV kể thứ nhất. Người xưng - Bé Hồng: cậu bé
- Nỗi cay đắng, “tôi” kể chuyện trong đoạn
của tập hồi - Nghệ thuật mồ côi, phải sống
tủi cực của bé trích là bé Hồng – tác giả
kí tự truyện xây dựng tình trong tình cảnh thiếu
Hồng khi phải thuở nhỏ. Việc lựa chọn
“Những huống truyện thốn tình thương yêu
sống xa mẹ. ngôi kể ấy giúp cho tác giả
ngày thơ rất đặc sắc, của cả bố lẫn mẹ; có
Trong - Thể hiện tình dễ dàng đi sâu miêu tả suy
ấu” của điển hình. lòng yêu thương mẹ
lòng yêu thương và nghĩ, tâm trạng của nhân
Nguyên Hồi kí - Nghệ thuật sâu sắc.
mẹ - Tự những khát vật, từ đó làm nổi bật hoàn
Hồng, được tự miêu tả tâm lí - Bà cô: nhỏ nhen,
Nguyê sự khao cháy cảnh cay đắng tủi cực,
đăng báo truyện nhân vật rất nhẫn tâm, thiếu sự
n bỏng của nhà lòng yêu thương mẹ của
năm 1938, ấn tượng và cảm thông đối với
Hồng văn đối với cậu bé cùng niềm hạnh
in thành giàu sức gợi người khác.
người mẹ bất phúc vô bờ của cậu khi ở
sách lần cảm. - Mẹ của bé Hồng:
hạnh phải đi trong lòng mẹ, đồng thời
đầu năm - Lời văn người phụ nữ xinh
tha hương cầu làm cho câu chuyện càng
1940, thời chân thực. đẹp, hiền từ nhưng
thực. chân thực và có sức thuyết
kì trước bất hạnh.
CMT8. phục cao.

Tức Trích trong Tiểu Tự - Vạch trần bộ - Ngòi bút Đoạn trích sử dụng ngôi - Chị Dậu: người phụ
nước chương thuyết sự mặt tàn ác, bất hiện thực kể thứ ba, người kể giấu nữ nông dân nghèo
1 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12
nhân của chế
độ thực dân khỏe khoắn,
phong kiến với giàu tinh thần
chính sách thu lạc quan. khổ có lòng yêu
thuế vô nhân - Tạo tình thương chồng sâu sắc
XVIII của
đạo. huống truyện cùng sức sống tiềm
tiểu thuyết
- Sự thấu hiểu, bất ngờ, có mình và gọi tên nhân vật. tàng mạnh mẽ.
Tắt đèn,
cảm thông sâu cao trào. Việc lựa chọn ngôi kể này - Cai lệ: viên cai gầy
đăng báo
sắc của tác giả - Kể chuyện, giúp cho câu chuyện trở lẻo khoẻo với bản
vỡ bờ năm 1937,
với tình cảnh miêu tả nhân nên chân thực, khách quan chất đểu cáng, hung
- Ngô in thành
cơ cực, bế tắc vật sinh động, và có sức thuyết phục cao. hăng, vô nhân tính.
Tất Tố sách lần
của người nông chân thực qua Ngoài ra, người kể có thể - Người nhà lí
đầu năm
dân. ngoại hình, bao quát toàn bộ câu trưởng: là công cụ sai
1939, thời
- Ca ngợi phẩm hành động, chuyện được kể. khiến của lí trưởng
kì trước
chất cao quý, tâm lý, ngôn nhưng không hoàn
CMT8.
vẻ đẹp tâm hồn ngữ trong thế toàn mất hết tính
của chị Dậu và tương phản người.
người phụ nữ với các nhân
nông dân trước vật khác.
CMT8.

2 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


- Giá trị hiện Truyện sử dụng ngôi kể
thực: Thể hiện - Khắc họa
nhân vật cụ thứ nhất. Người xưng “tôi”
số phận đau kể chuyện là ông giáo,
thương của thể, sống
Trích trong người hàng xóm thân thiết
người nông dân động.
truyện ngắn của lão Hạc. Việc lựa chọn
trong xã hội - Nghệ thuật
cùng tên, ngôi kể này làm cho câu
thối nát thời kì miêu tả tâm lí - Lão Hạc: lão nông
xuất hiện chuyện chân thực nhưng
trước CMT8 nhân vật rất nghèo khổ, cô đơn
lần đầu trên vẫn khách quan. Ngoài ra,
cùng phẩm ấn tượng và bất hạnh có lòng yêu
báo “Tiểu người kể chuyện có thể
chất cao đẹp, giàu sức gợi thương con sâu sắc
Lão thuyết thứ chủ động điều khiển nhịp
đáng quý của cảm. và lòng tự trọng đáng
Hạc - 7” vào năm Truyệ Tự kể cũng như đan xen bình
họ. - Cách kể quý.
Nam 1943, thời n ngắn sự luận, đánh giá về nhân vật,
- Giá trị nhân chuyện mới - Ông giáo: nhà trí
Cao kì trước sự việc tạo nên chất triết lí
đạo: Cho thấy mẻ, linh hoạt; thức nghèo, giàu tình
CMT8 (sau sâu sắc trong tác phẩm.
tấm lòng yêu kể và miêu tả thương, có lòng đồng
này được in Không chỉ vậy, việc lựa
thương, trân chân thực cảm và biết giúp đỡ
trong tập chọn ngôi kể này còn
trọng và lòng đậm chất người khác.
“Truyện khiến cho câu chuyện có
đồng cảm của nông thôn.
ngắn Nam thể linh hoạt dịch chuyển
Nam Cao đối - Truyện giàu
Cao”). thời gian, không gian và
với người chất triết lí
nhưng giản dị, kết hợp giữa các yếu tố tự
nông dân. sự, miêu tả, biểu cảm.
tự nhiên.

Cô bé Trích trong Truyệ Tự Đoạn trích sử dụng ngôi - Cô bé bán diêm:


bán truyện ngắn n ngắn sự kể thứ ba, người kể giấu đứa trẻ bất hạnh, mồ
diêm - “Cô bé bán mình và gọi tên nhân vật. côi mẹ, gia cảnh
An- diêm”, sáng Việc lựa chọn ngôi kể này nghèo đói, phải đi
đéc- tác năm giúp cho câu chuyện trở bán diêm trong đêm
xen 1845, khi nên chân thực, khách quan Nô – en giá rét.

3 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


tên tuổi tác
giả lừng và có sức thuyết phục cao.
- Những người đi
danh thế Ngoài ra, người kể có thể
đường: vô cảm, lạnh
giới với bao quát toàn bộ câu
lùng
trên 20 năm chuyện được kể.
cầm bút.

B. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý


I. Văn bản “Trong lòng mẹ” (Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
1. Biện pháp so sánh “Nếu người quay lại ấy … giữa sa mạc”
-> Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), tác giả đã thể hiện một cách
chân thực, xúc động tâm trạng của chú bé Hồng khi thoáng trông thấy một người trên xe kéo giống mẹ mình trên đường đi
học về. Trong câu văn “Nếu người quay lại ấy …. trên vỉa hè.”, cặp quan hệ từ “Nếu… thì …” đã diễn tả tâm trạng của bé
Hồng khi nghĩ tới việc lỡ rằng người quay lại không phải là mẹ thì đó sẽ là nỗi nhục nhã, tủi cực của cậu bé khi trở thành trò
cười cho lũ bạn. Và hơn thế, niềm khao khát chảy bỏng được gặp mẹ bấy lâu nay vẫn thường trực trong tâm hồn cậu bé sẽ
tan thành mây khói. Ngoài ra, nhà văn đã sử dụng thành công lối so sánh độc đáo, mới lạ cùng lối ẩn dụ tinh tế, đặc sắc khi ví
đứa con nhớ thương mong mỏi mẹ chẳng khác nào “người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”, còn mẹ như “một dòng nước trong
suốt chảy dưới bóng râm”, một dòng nước mát lành, tinh khiết xoa dịu cơn khát cồn cào, tưới mát tâm hồn con. Có lẽ, phải
thiếu thốn tình mẹ đến cùng cực, đứa trẻ tội nghiệp mới có những khao khát mãnh liệt đến vậy. Với em, mẹ chính là niềm hy
vọng chứa chan, là niềm hạnh phúc thiêng liêng, là tình yêu thường trực và trên hết chính là sự sống của em. Đoạn văn có
một sức hấp dẫn đặc biệt nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật chân thật, sâu sắc, giọng văn tràn đầy cảm xúc gây xúc động
mạnh mẽ và có ý nghĩa thức tỉnh những tình cảm cao đẹp, từ đó nhà văn lên tiếng bênh vực, đòi quyền sống, quyền hạnh
phúc cho những con người bị xã hội chà đạp trong xã hội phong kiến, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

2. Cảm nhận ngắn gọn về câu văn “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi … mới thôi”

4 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


-> Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ đã
được thể hiện một cách chân thực, xúc động qua suy nghĩ của em về những cổ tục đã đầy đọa mẹ mình. Nếu như những cổ
tục ấy “là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ” thì em “quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát
vụn mới thôi”. Ở đây, ba động từ thuộc cùng một trường từ vựng “cắn”, “nhai”, “nghiến” được đặt liên tiếp thể hiện sự căm
giận cao độ của Hồng đối với những cổ tục đã đầy đọa người mẹ khốn khổ của em. Có lẽ, đó chính là sự căm giận được khơi
dậy từ lòng yêu thương mẹ, càng yêu thương mẹ bao nhiêu, em càng căm giận những cổ tục đó bấy nhiêu. Qua đây, ta cảm
nhận được Hồng là người có lòng yêu thương mẹ sâu sắc.
3. Phân tích lòng yêu thương mẹ của bé Hồng trong những ngày xa cách
4. Suy nghĩ về tình mẫu tử

II. Văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
1. Ý nghĩa nghĩa của nhan đề “Tức nước vỡ bờ”
-> “Tức nước vỡ bờ” là một đoạn trích của tiểu thuyết Tắt đèn, một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của nhà
văn Ngô Tất Tố. “Tức nước vỡ bờ” là một câu thành ngữ dân gian chỉ trạng thái bên trong bị dồn nén, đầy chặt quá đến mức
bung ra. Đồng thời, câu thành ngữ còn có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta vùng lên phản kháng lại. Nó
nêu lên một quy luật của tự nhiên nhưng lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thúy vô cùng. Sở dĩ, nhan đề đoạn trích được đặt
là “Tức nước vỡ bờ” bởi nhan đề ấy phù hợp với nội dung, ý nghĩa của đoạn trích: Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay
sai của chế độ thực dân phong kiến đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải vùng dậy đấu tranh.
Nhan đề này còn toát lên một chân lí mà nhà văn Ngô Tất Tố đem đến cho người đọc trong đoạn trích: quần chúng bị áp bức
chỉ có thể vùng lên đấu tranh để tự giải phóng mình, giành lại con đường sống chứ không còn con đường nào khác.
2. Phân tích lòng yêu thương chồng của chị Dậu.
-> Lòng yêu thương chồng của chị Dậu đã được nhà văn Ngô Tất Tố khắc họa một cách chân thực, xúc động trong đoạn
trích “Tức nước vỡ bờ” (trích tiểu thuyết Tắt đèn). Trước hết, yêu thương chồng, chị chăm sóc cho anh Dậu rất ân cần, chu
đáo. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu vừa lay gọi, vừa tìm cách cứu chữa cho người chồng vừa được người ta cõng về như một
cái xác chết sau trận tra tấn dã man ngoài đình. Biết chồng “nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ” nên khi được bà lão hàng

5 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


xóm tốt bụng thương tình cho bát gạo, chị liền vội vã mang nấu cháo cho chồng ăn. Rồi khi cháo chín, chị “ngả mâm bát múc
ra la liệt” và “lấy quạt quạt cho chóng nguội”. Sau đó chị mang cháo cho anh Dậu và dường như vì không muốn làm kinh
động tới người chồng đang đau ốm, chị mới “rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm”, khẩn khoản mời chồng ăn với
những lời dịu dàng tha thiết: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột.”. Song, dường như vẫn còn chưa an tâm,
chị còn nán lại như có ý chờ xem “chồng chị ăn có ngon miệng hay không”. Có lẽ phải yêu thương chồng lắm, chị mới có
những lời nói và hành động ân cần, nhẹ nhàng đến thế! Và cũng vì yêu thương chồng, chị sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ
người chồng đang đau ốm. Biết rằng anh Dậu đã không thể chịu thêm bất cứ sự hành hạ nào nữa nên khi cai lệ và người nhà
lí trưởng “sầm sập” tiến vào nhà anh chị thúc sưu, chị đã hạ mình van xin chúng. Thế nhưng van xin không được nên chị đã
vì chồng mà cứng cỏi đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Đấu lí cũng chẳng có tác dụng nên vì
chồng, chị đã dũng cảm thách thức chúng “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” rồi vùng lên lên đấu lực làm tên cai
lệ “ngã chỏng quèo trên mặt đất” còn người nhà lí trưởng thì “ngã nhào ra thềm” sau một hồi “giằng co”, “xô đẩy”. Có lẽ
chính lòng yêu thương chồng đã giúp một “chị chàng con mọn” có đủ sức mạnh để cứng cỏi mà vùng lên. Như vậy, bằng
việc sử dụng ngôi kể thích hợp cùng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình, Ngô Tất Tố đã thành công trong việc khiến ta cảm
nhận được chị Dậu là người có lòng yêu thương chồng sâu sắc, đồng thời ta còn nhận ra thái độ trân trọng, ngợi ca mà nhà
văn dành cho người phụ nữ nông dân trước cách mạng Tháng Tám.
3. Chứng minh chị Dậu là người có tinh thần đấu tranh chống áp bức.
-> Tinh thần đấu tranh chống áp bức của chị Dậu đã được nhà văn Ngô Tất Tố khắc họa một cách chân thực, sinh động
trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích tiểu thuyết Tắt đèn). Ban đầu, khi cai lệ và người nhà lí trưởng “sầm sập” tiến vào
nhà anh chị Dậu với “roi song, tay thước và dây thừng”, biết mình là kẻ thiếu sưu, chị đã hạ mình mà lễ phép van xin bọn
chúng, một điều “ông” hai điều “cháu”. Dù cho cai lệ “không để cho chị nói được hết câu” đã quát, chị vẫn tiếp tục “thiết
tha” van nài “Xin ông trông lại!”. Thế nhưng chị Dậu càng lùi, càng nhịn, cai lệ càng lấn tới. Hắn mất hết nhân tính, “bịch
luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch” khi chị ra cầu xin hắn do thấy hắn trực trói anh Dậu. Lúc này đây, do phẫn ức dâng lên, chị
đã dũng cảm đấu lí, chuyển từ gọi “ông” – xưng “cháu” sang gọi “ông” – xưng “tôi”, đặt mình ngang hàng với kẻ thù
“Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Nhưng dù như vậy, cai lệ vẫn bỏ ngoài tai những gì chị nói mà “tát vào
mặt chị một cái bốp” rồi nhảy tới chỗ anh Dậu. Khi này chị đã không thể nhẫn nhịn hơn được nữa: chị đổi cách xưng hô từ
gọi “ông” – xưng “tôi” sang gọi “mày” – xưng “bà” và thách thức “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” rồi liều
6 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12
mình vùng lên đấu lực với chúng. Sau một hồi “xô đẩy”, “giằng co”, chị đã đẩy tên cai lệ “ngã chỏng quèo trên mặt đất,
miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” còn người nhà lí trưởng thì bị chị “túm tóc lẳng cho một cái, ngã
nhào ra thềm”. Khi anh Dậu kêu chị không được làm thế vì sẽ phải đi tù thì chị đáp rằng thà ngồi tù chứ chị không thể chịu
để chúng “làm tình làm tội mãi thế”. Ta thấy rằng chị vùng lên như vậy không chỉ vì sự bảo vệ người chồng đang đau ốm mà
còn vì chính sự phẫn nộ tột cùng đối với sự áp bức thô bạo, dã man đến mất hết tính người của hai tên tay sai. Tựu chung lại,
bằng việc sử dụng ngôi kể thích hợp, nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình qua ngôn ngữ, hành động cùng cách tạo tình
huống truyện có cao trào, Ngô Tất Tố đã thành công khiến ta thấy rằng chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng một sức sống
mạnh mẽ và thấy được thái độ trân trọng, ngợi ca mà nhà văn dành cho người phụ nữ nông dân trước cách mạng Tháng Tám,
đồng thời ta còn nhận ra một quy luật tất yếu của cuộc sống: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.
4. Suy nghĩ về sự sẻ chia (từ hành động cho gạo của bà hàng xóm).
->
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
7 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
5. Suy nghĩ về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay (từ hình ảnh chị Dậu).
-> Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già dệt thêu mà
thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Quả đúng là như vậy, người phụ nữ luôn có vai trò rất to lớn, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi
những định kiến xã hội về giới tính đã và đang dần được gỡ bỏ giúp người phụ nữ càng có cơ hội chứng minh vai trò của bản
thân mình. Trong gia đình, người phụ nữ là bà, là mẹ, là cô, bác, chị, em gái của chúng ta. Họ đảm nhiệm một thiên chức
quan trọng, thiêng liêng và vẻ vang mà chỉ phụ nữ làm được đó chính là làm mẹ. Người ta có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà
xây tổ ấm” vì ngoài làm mẹ ra, người phụ nữ còn mang trọng trách một người vợ, người “giữ lửa cho gia đình”. Và không
chỉ như vậy, người phụ nữ ngày nay còn có vai trò ngoài xã hội. Như đã đề cập ở trên, những người phụ nữ trong xã hội ngày
nay đã có thể chứng tỏ rằng phụ nữ hay đàn ông đều có năng lực như nhau, đều có thể quản công to việc lớn chứ không chỉ
làm công việc nội trợ. Người phụ nữ cũng đóng góp trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, cũng như đảm nhiệm nhiều vị
trí, giữ nhiều trọng trách trong công việc của cơ quan và đoàn thể. Vừa “giỏi việc nước” lại “đảm việc nhà” không phải là
điều dễ dàng nhưng người phụ nữ luôn cố gắng, nỗ lực để có thể cân bằng được cuộc sống, thật sự rất phi thường. Đã có biết
bao tấm gương về những người phụ nữ rất đáng khâm phục như nữ Thủ tướng Đức – bà Angela Merkel, Phó Tổng thống đắc
cử Hoa Kì – bà Kamala Harris, nguyên Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam – bà Nguyễn Thị Kim Ngân, … Nhưng cũng chẳng cần

8 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


nói đâu xa, vì chính bà và mẹ của chúng ta cũng là những người “phi thường” kia mà. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều người
phụ nữ chưa được coi trọng, bị bạo hành và tước mất quyền của chính mình. Hiểu được vai trò của người phụ nữ, chúng ta
cần thấu hiểu, trân trọng, đồng cảm với họ, vì “phụ nữ là để yêu thương”. Bản thân em, người đang hằng ngày được sống
trong sự chăm sóc tận tụy của mẹ và bà, em luôn biết ơn mẹ, biết ơn bà, cùng san sẻ công việc nhà và luôn cố gắng học tập
thật tốt, vâng lời để mẹ và bà vui.
III. Văn bản “Lão Hạc” (Trích Lão Hạc – Nam Cao)
1. Suy nghĩ về lời nhận xét của ông giáo: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta … không bao giờ ta thương”.
-> Trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, khi nói chuyện với vợ mình về lão Hạc, ông giáo nghĩ “Chao ôi! Đối với
những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, … toàn
những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương; không bao giờ ta thương”. Suy nghĩ này của
ông giáo thể hiện quan điểm đúng đắn về cách nhìn nhận và đánh giá con người một cách toàn diện. Từ suy ghĩ của ông giáo,
ta có thể hiểu rằng không thể đánh giá một con người chỉ bằng cách nhìn vẻ bề ngoài của họ mà phải cố tìm hiểu họ. Ngoài
ra, ta phải đem hết tấm lòng mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, sâu sắc
thì mới có thể hiểu được tâm tư tình cảm của họ cũng như phát hiện những vẻ đẹp đáng quý của họ. Và nếu ta không cố tìm
mà hiểu họ, ta sẽ trở thành con người tàn nhẫn lạnh lùng, còn nếu ta chỉ dùng ánh mắt phiến diện nhìn đời, nhìn người, ta sẽ
chỉ có ác cảm hoặc nhận xét sai lầm về người khác. Tóm lại, qua suy nghĩ của ông giáo, ta hiểu được về để chúng ta nhìn
nhận người khác một cách đúng đắn, đồng thời ta thấy được
2. Ý nghĩa của những câu văn nói lên suy nghĩ của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó và khi
chứng kiến cái chết của lão Hạc.
-> Trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó, ông giáo nghĩ “Cuộc
đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”, nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại nghĩ “Không!
Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Mới đầu khi nghe
Binh Tư, một tên làm nghề trộm, kể chuyện lão Hạc xin hắn bả chó với ý định đánh bả một con chó hay lảng vảng ở gần
nhà lão, ông giáo có suy nghĩ “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” vì ông giáo (và chính người đọc
chúng ta) đã ngộ nhận rằng một con người vốn lương thiện, đáng kính đáng trọng như lão Hạc lại vì cái xã hội phong
9 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12
kiến thối nát này mà tha hóa lương tâm, trở thành một kẻ lưu manh trộm cắp để có miếng ăn. Thế nhưng, khi chứng kiến
cái chết quằn quại, đau đớn và đầy ám ảnh của lão Hạc, ông giáo đã thốt lên “Không!”. Câu đặc biệt chỉ gồm một từ phủ
định này được ông giáo đưa ra để phủ nhận lại ý kiến trước đây của mình. Rồi ông giáo lại nghĩ “Cuộc đời chưa hẳn đã
đáng buồn” vì ông đã nhận ra rằng mình đã hiểu lầm lão Hạc, nghĩ lão đã theo gót Binh Tư nhưng hóa ra lão Hạc xin bả
chó là để tự kết thúc cuộc đời mình và lão vẫn giữ được cho bản thân lương tâm trong sạch cùng nhân cách cao đẹp.
Nhưng cuộc đời lại vẫn “đáng buồn theo một nghĩa khác”, bởi lẽ những con người tốt đẹp với phẩm chất đáng quý như
lão Hạc lại vẫn cứ bị cái xã hội phong kiến thối nát đương thời đẩy đến bước đường cùng, bi kịch tới mức phải tìm đến
cái chết như một sự giải thoát. Qua đây, ta thấy được tấm lòng yêu thương, trân trọng và lòng đồng cảm của Nam Cao
đối với người nông dân, đồng thời ta còn nhận ra rằng dù cuộc đời có cay đắng, bất hạnh đến đâu thì ta vẫn có quyền tin
rằng ngoài kia vẫn còn những con người lương thiện và giữ được phẩm chất cao đẹp của bản thân, sống theo lối “đói
cho sạch, rách cho thơm”.

3. Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc.


-> Cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao để lại trong lòng người đọc bao suy nghĩ, ám ảnh.
Trước hết, nếu lão Hạc muốn sống thì lão hoàn toàn có thể sống được bởi lão còn ba sào vườn có thể bán, còn hăm
nhăm đồng tiền bòn vườn và năm đồng tiền bán chó, cả thảy là những ba mươi đồng (ở thời lão ba mươi đồng là đáng
kể) hoặc lão cũng có thể theo gót Binh Tư để có cái ăn cái mặc. Thế nhưng, lão đã chọn cho mình cái chết, một cái chết
quằn quại, đau đớn như thể để tạ tội với cậu Vàng - lão tự đánh bả chính mình. Lão vật vã trên giường hai tiếng đồng
hồ, “quần áo xốc xệch”, “đầu tóc rũ rượi”, “hai mắt long sòng sọc” “bọt mép sùi ra” và chốc chốc lại “giật nảy lên”. Sở
dĩ, lão chọn tìm đến cái chết vì lão muốn giữ trọn mảnh vườn để gửi ông giáo, nhờ ông trao lại cho đứa con trai duy nhất
của lão để khi nó trở về từ đồn điền cao su thì có chỗ mà làm ăn sinh sống; lão chết để giữ lại ba mươi đồng cậy nhờ
ông giáo và bà con hàng xóm lo cho lão nếu “có mệnh hệ gì”; lão chết để giữ trọn lương tâm trong sạch và phẩm chất
cao đẹp của bản thân…Qua đây, ta nhận ra rằng lão Hạc là một người có lòng yêu thương con sâu sắc và lòng tự trọng
đáng kính biết bao. Bằng việc miêu tả cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc, Nam Cao đã phê phán xã hội thực dân
phong kiến thối nát đương thời không có chốn dung thân cho những con người tốt đẹp như lão Hạc mà lại đẩy họ tới

10 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


bước đường cùng, bi kịch tới mức phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát, đồng thời nhà văn đã bày tỏ thái độ cảm
thương sâu sắc trước số phận bất hạnh của người nông dân cũng như ngợi ca phẩm chất cao đẹp của họ.

4. Phân tích lòng yêu thương con của lão Hạc.


-> Lão Hạc, nhân vật chính trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là người có lòng yêu thương con sâu sắc. Thương
con, lão Hạc mãi day dứt băn khoăn bởi nỗi làm cha mà không lo nổi tiền cưới vợ cho con khiến con phẫn chí kí giấy đi phu
ở đồn điền cao su, dấn thân vào chốn “cao su đi dễ khó về/ khi đi trai cháng khi về bùng beo”. Lão đã vô cùng đau khổ khi
nghĩ “Thẻ của nó, người ta đã giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó đã là người của
người ta rồi” chứ đâu còn là con trai của lão nữa. Thương con, con đi rồi lão Hạc dành tất cả tình yêu thương cho “cậu
Vàng”, kỉ vật duy nhất con trai lão để lại. Lão chăm sóc, yêu thương, cưng nựng nó, coi nó như thể một đứa cháu nhỏ. Đặc
biệt, lão hay trò chuyện với nó về đứa con biền biệt xa nhà của mình “như nói với một đứa cháu bé về bố nó” và còn chửi
yêu nó: “Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng?”, “Nó mà về, có cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!”. Dường như
lão làm như vậy là để vơi đi nỗi nhớ thương con. Thương con, tuổi già sức yếu, lão vẫn làm thuê để nuôi thân, còn “hoa lợi
khu vườn được bao nhiêu” lão dành dụm cả cho con, những mong khi con trai lão về có bạc trăm để cưới vợ, còn nếu nó đã
có tiền cưới vợ thì “lấy vốn để làm ăn”. Dường như mọi tính toán lo toan của lão đều vì tương lai của con. Thương con, lão
thà chết chứ nhất định không chịu bán đi dù chỉ một sào vườn bởi bán đi rồi, lão lo không biết khi con trai lão về thì ở đâu,
lấy gì để mà làm ăn sinh sống? Lão nghĩ thế và làm thế - lão đem mảnh vườn gửi gắm ông giáo trông coi hộ để khi nào con
trai lão về thì giao lại cho nó rồi lão tự kết thúc cuộc đời mình bằng một liều bả chó. Xưa nay, bậc làm cha mẹ nào mà chẳng
yêu thương con, nhưng yêu thương đến mức nhường cả sự sống của mình cho con như lão Hạc liệu có mấy ai? Như vậy,
bằng việc tạo dựng cốt truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, Nam Cao đã khắc họa thành công lòng yêu
thương con của lão Hạc, từ đó khiến ta nhận thấy được tấm lòng thương yêu, trân trọng mà nhà văn dành cho người nông dân
trước cách mạng Tháng Tám, đồng thời ta còn nhận ra tình phụ tử là tình cảm rất thiêng liêng, cao đẹp.
5. Chứng minh lão Hạc là người có lòng tự trọng.

11 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


-> Lòng tự trọng của lão Hạc đã được nhà văn Nam Cao khắc họa một cách chân thực, xúc động qua truyện ngắn “Lão Hạc”.
Trước hết, lão tự trọng với đứa con trai của mình. Lão nghĩ “vườn của mẹ nó tậu thì nó hưởng” vì thế, tuổi già sức yếu, lão
vẫn làm thuê làm mướn để nuôi thân chứ nhất định không ăn vèn vào tiền bòn vườn của con. Thậm chí lão “thà chết chứ
không chịu bán đi một sào”. Không chỉ vậy, lão tự trọng cả với cậu Vàng – kỉ vật duy nhất mà đứa con trai lão để lại trước
khi đi cao su. Sau khi bán cậu Vàng, lão cảm thấy day dứt, ân hận vô cùng vì “già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một
con chó” và có lẽ vì thế, lão đã tự kết thúc cuộc đời mình bằng một liều bả chó xem như là cách tạ tội với cậu Vàng. Ngoài
ra, lão còn tự trọng với hàng xóm láng giềng. Biết mụ vợ ông giáo không ưa để ông giáo giúp mình nên lão đã từ chối mọi sự
giúp đỡ của ông giáo, từ chối “một cách gần như hách dịch” để rồi lão cứ dần xa ông giáo. Tự trọng khi sống đã đành, lão
Hạc còn tự trọng khi chết: lão không muốn khi chết vẫn còn phiền đến hàng xóm láng giềng nên lão đã nhịn ăn dành tiền gửi
ông giáo lo ma chay khi “lão có mệnh hệ gì” “gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả”. Sau cùng, lão
tự trọng với chính mình. Lão thà chết chứ nhất định không tha hóa lương tâm trở thành kẻ lưu manh trộm cắp như Binh Tư
để có cái ăn. Lão chết, một cái chết quằn quại đau đớn để bảo toàn danh dự, lão chết để hình ảnh một lão nông chất phác, đôn
hậu, giàu lòng tự trọng sống mãi. Như vậy, bằng việc tạo dựng cốt truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc,
Nam Cao đã khắc họa thành công khiến ta thấy được rằng lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, đồng thời ta nhận ra tấm
lòng thương yêu, trân trọng mà nhà văn dành cho người nông dân trước cách mạng Tháng Tám,
6. Suy nghĩ về tình phụ tử
->
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________

12 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________

IV. Văn bản “Cô bé bán diêm” (Trích Cô bé bán diêm – An-đéc-xen)
1. Ý nghĩa các mộng tưởng của em bé khi em quẹt diêm.
2. Sự đối lập giữa hình ảnh cô bé bán diêm với mọi người và phố xá.
3. Ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa diêm.
4. Lý do An-đéc-xen đặt tình huống cô bé đi bán diêm mà không phải bán các mặt hàng khác.

13 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


5. Suy nghĩ về sự vô cảm (từ những người qua đường vô tâm trong câu chuyện).
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
14 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12
____________________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________

15 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________

16 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12


____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________

17 | Đề cương giữa học kì I – Môn: Ngữ văn | Bảo Cheese – 8A12

You might also like