You are on page 1of 3

SỬ THI

I. Khái niệm
- Là thể loại tự sự dài, dung lượng đồ sộ, ra đời vào thời cổ đại, kể về sự kiện và người anh
hùng của cộng đồng.
II. Phân loại
- Sử thi thần thoại (mo): Kể về sự hình thành vũ trụ, con người, muôn vật…
- Sử thi anh hùng (khan): Mang đậm yếu tố lịch sử, kể chiến công của người anh hùng với
cộng đồng.
III. Đặc trưng
- Nội dung: Sử thi kể lại sự kiện quan trọng của đời sống cộng đồng thông qua việc tôn vinh,
ca ngợi chiến công và kỳ tích của người anh hùng.
=> Tư duy và trí tưởng tượng của sử thi thường phóng khoáng, kì vĩ thể hiện lí tưởng thẫm mĩ
của thời đại.
- Cốt truyện: thường tập trung vào việc tổ chức theo quan hệ xung đột giữa con người với
thần quyền, cộng đồng, bộ lạc với tham vọng thiết lập trật tự mới; xoay quanh kì tích của
nhân vật chính.
- Nhân vật trung tâm là những anh hùng sử thi được xem như là hiện thân của sức mạnh
cộng đồng, hội tủ tài năng, khát vọng chinh phục và lập kì tích lẫy lừng.
- Thời gian, không gian sử thi: Thời gian luôn thuộc về thời quá khứ “một đi không trở lại”
của cộng đồng cổ đại – quá khứ vàng son và anh hùng; Không gian kì vĩ, rộng lớn, ghi dấu
chiến công của người anh hùng trong xây dựng và bảo vệ cộng đồng .
- Lời kể trong sử thi trang trọng, thành kính; nhịp điệu chậm rãi; trần thuật tỉ mỉ; lời người
kể chuyện và lời nhân vật thường mang tính khoa trương, cường điệu.
A. Kỹ năng đọc hiểu sử thi
- Đọc nhan đề để xác định đề tài, cốt truyện, các tình tiết chính
- Xác định được bối cảnh không gian, thời gian của câu chuyện.
- Nhận diện hình tượng nhân vật anh hùng
- Đánh giá những chi tiết nghệ thuật đặc sắc
- Rút ra đề tài, chủ đề của đoạn trích sử thi.
- Rút ra được thông điệp, bài học cho bản thân; Liên hệ thực tiễn để thấy sức sống của sử thi
trong cuộc sống đương đại.
BẢNG SO SÁNH THẦN THOẠI VÀ SỬ THI (THAM KHẢO)
Thể loại Thần thoại Sử thi

Các văn bản đọc hiểu - Hê-ra-clét đi tìm táo vàng - Chiến thắng Mtao Mxây (Trích
(thần thoại Hy Lạp) sử thi Đăm Săn)
- Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt - Ra - ma buộc tội (Trích sử thi
Nam) Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki)
So sánh a.Không KG vũ trụ nguyên sơ, thường KG cộng đồng, bao gồm: KG
đặc điểm gian chia làm 3 cõi: trời – đất - nước thiên nhiên, KG xã hội
thể loại

b.Thời gian TG quá khứ, không được xác - TG quá khứ, trải qua nhiều
định cụ thể biến cố;
- Gắn với lịch sử cộng đồng của
dân tộc, bộ lạc, chế độ.

c.Nhân vật Nhân vật thần: Có hình dạng và Nhân vật người anh hùng: có sức
hành động phi thường, có khả mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ
năng biến hoá khôn lường. đẹp phi thường, dũng cảm, xả
thân vì cộng đồng, tiêu biểu cho
vẻ đẹp cộng đồng.

d.Cốt truyện Thường gồm chuỗi các sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một
trình tự nhất định.

e.Lời nhân - Lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.
vật và lời - Lời của nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật.
người kể
chuyện

Cách đọc hiểu - Cốt truyện: Xác định những sự - Cốt truyện: Xác định những sự
việc được kể, đâu là sự việc việc được kể, đâu là sự việc
chính. chính.
- Xác định được bối cảnh không - Xác định được bối cảnh không
gian, thời gian của câu chuyện. gian, thời gian của câu chuyện.
- Nhân vật: Nhân vật chính là - Nhân vật: Nhân vật chính là ai?
ai? Nhận biết tính cách nhân vật Nhận biết tính cách nhân vật qua
qua các chi tiết miêu tả ngoại các chi tiết miêu tả ngoại hình,
hình, tâm lí, hành động và lời tâm lí, hành động và lời nói.
nói (Chú ý hình dạng và hành (Chú ý sức mạnh, tài năng, phẩm
động phi thường, khả năng biến chất, vẻ đẹp phi thường, xả thân
hoá khôn lường của nhân vật vì cộng đồng của người anh
thần trong thần thoại). hùng)
- Xác định được những chi tiết - Xác định được những chi tiết
hoang đường, tưởng tượng trong hoang đường, tưởng tượng trong
đoạn trích. đoạn trích.
- Rút ra đề tài, chủ đề của đoạn - Rút ra đề tài, chủ đề của đoạn
trích thần thoại. trích sử thi.
- Rút ra được thông điệp, bài - Rút ra được thông điệp, bài
học cho bản thân. học cho bản thân.

You might also like