You are on page 1of 3

@HocVanCungCoKieuHue

Chinh phuc Ngu Van 10


BUỔI SỐ 01: ĐỌC: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO RA THẾ GIỚI
(Thần thoại Việt Nam)
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Khái niệm thần thoại
- Là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo
văn hóa.
- Phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.
2. Đặc điểm của thần thoại và phân loại
Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm
truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số.
- Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các
truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.
- Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:
+ Thần thoại suy nguyên:
 Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất
gần gũi với các hệ thống thần thoại.
 Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió,
sấm, sét, muôn loài.
+ Thần thoại sáng tạo:
 Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa.
 Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng
cộng đồng.
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thể loại: Thần thoại suy nguyên
2. Nhân vật: Các vị thần
+ Thần Trụ Trời
+ Thần Sét
+ Thần Gió
3. Không gian và thời gian:
Thần Trụ Trời Thần Sét Thần Gió

Không gian Trời đất chỉ là một Các cõi trong vũ trụ Các cõi trong vũ trụ (thiên
đám hỗn độn, tối tăm (thiên đình, hạ giới) đình, hạ giới)
và lạnh lẽo
Thời gian Thuở ấy, chưa có vũ Thời gian phiếm chỉ, Thời gian phiếm chỉ, mang
trụ, muôn vật và loài mang tính chất ước lệ, tính chất ước lệ, không xác
người không xác định định
4. Sự kiện chính:
+ Thần Trụ Trời
+ Thần Sét
+ Thần Gió
→ Tạo lập vũ trụ, tạo ra những hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ như gió, bão, sấm sét.
@HocVanCungCoKieuHue
1
@HocVanCungCoKieuHue
Chinh phuc Ngu Van 10
III. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Hình dung về các vị thần:
Thần Trụ Trời Thần Sét Thần gió

Giới thiệu và hình - Hình dạng khổng lồ, - Hình dạng dữ tợn, mặt - Hình dạng kì quặc, không
dạng kỳ vĩ “thân thể to lớn mũi nanh ác. có đầu.
không biết bao nhiêu - Tiếng quát tháo dữ dội. - Có chiếc quạt màu nhiệm.
mà kể, chân thần - Có lưỡi búa đá.
bước một bước mà cứ
như bây giờ là từ tỉnh
này qua tỉnh nọ hay là
từ đỉnh núi này sang
đỉnh núi kia”.
Tính cách - Kiên trì, chăm chỉ, - Hành động hung dữ, - Tính cách thất thường:
cần mẫn “Một mình nóng vội. Tính tình Lúc nhỏ, lúc to; lúc đi
cầy cục đắp cột đá để nóng nảy nên nhiều khi cùng mưa sét thì vô cùng
đẩy trời lên” đánh nhầm người vô tội. đáng sợ; lúc thong dong
dạo chơi buổi tối, lúc gió
xoáy nguy hiểm.
Công việc - Tạo lập vũ trụ lớn - Thay Ngọc Hoàng thi - Dùng chiếc quạt màu
lao, phi thường: đắp hành luật pháp trừng trị nhiệm để tạo gió hay bão
cột chống trời; tạo lập kẻ có tội ở trần gian lớn theo lệnh Ngọc Hoàng.
nên trời và đất; tạo lập nhưng cũng có lúc làm - Đứa con thần Gió nghịch
núi đồi, cao nguyên và cho người và vật chết ngơm gây tai họa khiến
biển cao. oan. thần bị phạt.
Ý nghĩa Giải thích sự hình Thể hiện nhận thức của Nhận thức của người xưa
thành của trời, đất, núi người xưa về hiện tượng về hiện tượng gió; hiện
non, biển cả. sấm sét. tượng cây ngải gió cuốn
bông cuốn lá khi trời sắp
nổi gió nổi mưa.
Nhận xét Nhân vật được miêu tả Tính cách đơn giản, Công việc lớn lao, kỳ vĩ,
vóc dáng kỳ vĩ hoặc được gắn với một hành thần bí, đáng sợ nhưng
hình dạng dị thường. động, công việc cụ thể cũng như người lao động
bình thường, vất vả, chểnh
mảng, sai lầm.
*Nhận xét:
- Quan niệm nhận thức của người xưa về thế giới tự nhiên: quan niệm vạn vật hữu linh. Họ đã gửi
vào các hình tượng khát vọng, nhận thức, lí giải, chinh phục và sáng tạo thế giới
- Thần Trụ Trời: Nhận thức hồn nhiên và thô sơ của người xưa về:
+ Mô hình vũ trụ (Gồm 2 tầng: trời và đất)
+ Đặc điểm của thế giới (Hình dạng của bầu trời và mặt đất)
+ Quá trình hình thành các sự vật, hiện tượng tự nhiên
- Thần Sét: lý giải hiện tượng thần sét
- Thần Gió:
@HocVanCungCoKieuHue
2
@HocVanCungCoKieuHue
Chinh phuc Ngu Van 10
+ Hiện tượng gió lốc
+ Tên gọi cây ngải “tướng quân”
+ Hành vi: Lấy cây ngải chữa bệnh cho trâu, bò
- Khát vọng về một xã hội công bằng
- Bảo hộ và giúp đỡ con người (Sứ mệnh của các vị thần)
2. Thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên:
- Quan niệm vạn vật đều có linh hồn vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện tại:
+ Các lễ hội, phong tục
+ Các buổi lễ cầu trời khấn Phật
+ Tục thờ thần, thờ các con vật đem lại niềm may mắn cho gia chủ
- Sùng bái thiên nhiên kì vĩ, bí ẩn nhưng cũng ý thức được sức mạnh và khát vọng của con người,
khám phá, chinh phục tự nhiên
IV. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật:
- Truyện thể hiện rõ đặc điểm của thần thoại:
+ Cốt truyện: đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật
+ Nhân vật là các vị thần có năng lực siêu nhiên được xây dựng bằng các thủ pháp cường điệu, phóng
đại, ẩn dụ
+ Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập
+ Thời gian phiếm chỉ, mang tính chất ước lệ
+ Chủ đề: kể về nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài
2. Nội dung:
Câu chuyện về các vị thần sáng tạo thế giới và lý giải các hiện tượng tự nhiên phản ánh khát vọng
muốn khám phá lí giải, chinh phục tự nhiên của con người cổ xưa.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích 1 chi tiết kỳ ảo trong truyện đã học hoặc tự đọc thêm?
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang
đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm
dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách
thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Chi tiết Nữ
Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một
chi tiết như thế. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong
cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xày ra sự cố, các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị
rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại
vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ
hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô
đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng
thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.

@HocVanCungCoKieuHue
3

You might also like