You are on page 1of 7

I.

Quan điểm về con người trong tôn giáo


(https://tgpsaigon.net/bai-viet/tuan-le-giao-ly-bai-1-con-nguoi-la-gila-ai.)
Từ thời Cổ đại – thời Cận đại, thế kỷ 18, hệ tư tưởng “Bái thần” bắt đầu xuất
hiện. Nhờ trí thông minh, con người thắng được các sức mạnh thiên nhiên: lấp
sông, phá núi, ngăn biển và không tôn thờ chúng nữa. Nhưng con người lại tạo ra
cho mình các thần linh mới và thể hiện lòng sùng bái đó qua các tôn giáo.
Các tôn giáo tạo nên những hệ tư tưởng giải đáp các thắc mắc về nguồn gốc, giá
trị, cùng đích của con người.

1. Quan niệm về con người trong thần thoại


1.1. Đối với thần thoại Hy Lạp cổ, con người là do Prô-mê-thê sáng tạo ra.
Theo huyền sử Hy Lạp, trên đỉnh Olympia thủa ấy, khi trái đất còn đang
trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prô-mê-tê (Prometheus) và Ê-pi-mê-tê
(Epimetheus) được Thần Dớt (Zeus) đã giao cho họ nhiệm vụ cai quản trái đất,
sáng tạo ra con người. Hai Anh em Prô-mê-tê đã lấy đất sét trộn với nước nặn
thành hình muôn loài. Prô-mê-tê muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả
năng nắm giữ trái đất. Sau mười hai ngày đêm, Prô-mê-tê cuối cùng cũng hoàn
thành tác phẩm. Ông đã tạo ra Đàn ông theo hình dáng các vị Thần. ban cho
con người một số đặc tính của Thần để giúp con người vĩnh viễn phân khai với
động vật. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prô-mê-tê bèn
trộm lấy lửa của thần Dớt đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu
quí. Lửa thắp sáng và sửa ấm. Nhờ đó mà con người ngày càng phát triển.
Thần Dớt sau đó lệnh cho các vị thần tạo ra Pan-do-ra, người phụ nữ đầu
tiên với hình dáng phụ nữ yểu điệu. A-the-na
(Athena) – vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí
tuệ, rất thích tác phẩm của anh mình, nên đã ban
cho Pan-do-ra sự sống, sự khéo tay. Còn dạy nàng
Pan-do-ra biết dệt vải, may vá… cùng nhiều kỹ
năng khác. Thần A-phro-di-te (Aphrodite), nữ
thần của sắc đẹp và tình yêu tạo cho nàng Pan-do-
ra dung nhan xinh đẹp. Mỗi vị Thần góp một chút
để tạo ra đặc tính của Pan-do-ra.
 Hai tạo vật của Thần, người nam và người nữ, đã
được hình thành, từ đó sinh sôi nảy nở và phát
Hình 1.1. Prô-mê-tê đem lửa về cho con người
triển tri thức, dần dần hình thành nên xã hội loài
người.
1.2. Trong thần thoại cổ phương Đông, Nữ Oa ra tạo ra con người.
Theo huyền sử Phương Đông, cách đây rất rất lâu, trời và đất vẫn còn là cõi
hỗn mang, toàn bộ vũ trụ được bao phủ bởi một đám mây hình quả trứng. Mọi
thứ đều hỗn độn. Trong xoáy sâu hun hút đó là một vị Thần do linh khí trời đất
sinh ra, Bàn Cổ, một người khổng lổ sinh ra từ hỗn độn. Ông đã ngủ trong quả
trứng đó 18 nghìn năm. Một ngày nọ, ông thức giấc và duỗi mình khiến quả
trứng bị vỡ và mọi thứ tản vào vũ trụ. Thứ màu sáng, tinh khiết bay lên tạo ra
bầu trời và thiên đường. Thứ nặng hơn, không tinh khiết lắng xuống tạo thành
mặt đất.

Trong vũ trụ mới này, Bàn Cổ lo rằng mọi thứ sẽ lại hỗn độn nếu Trời và
Đất hợp lại, nên ông quyết định dùng thân mình để giữ chúng tách ra. Thêm 18
nghìn năm nữa, Bàn Cổ tiếp tục lớn lên đến khi
Trời và Đất cách nhau 30,000 dặm. Sứ mệnh
của ông chính là giữ cho Trời và Đất không
hợp lại.

Đó là cách mà vũ trụ và trái đất bắt đầu, một


nơi đẹp đẽ và thanh bình. Các sinh mệnh từ
những hành tinh khác, cả tốt lẫn xấu bắt đầu
tiến nhập vào.

Nữ Oa bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà,


cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình, bất
giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất
dưới sông nặn một người đất theo hình dạng
của mình. Những người đất này hầu như giống
bà, chỉ khác là bà nặn cho họ đôi chân phối hợp
với đôi tay, để thay thế đuôi rồng. Nữ Oa thổi
hơi tiên vào những người đất nhỏ này, chúng liền được tiếp sức sống, và trở
thành những sinh vật nhỏ có thể đứng thẳng
Hình 1.2. Chân dung Bàn Cổ
người đi lại, biết nói, thông minh khéo léo, Nữ
Oa gọi họ là “Người”. Bà tiếp dương khí lên một số người trong đó - một loại
yếu tố tính nam thích đánh nhau trong giới thiên nhiên, do đó họ đã trở thành
đàn ông; còn trên một số người khác, bà lại tiếp âm khí - một loại yếu tố tính
nữ hiền lành trong giới thiên nhiên, do đó họ trở thành đàn bà. Những người
đàn ông đàn bà này vây quanh Nữ Oa nhảy múa, reo hò, mang lại sức sống cho
Mặt Đất.
Nữ Oa muốn để loài người phân
bố khắp nơi trên Mặt Đất, nhưng
bà đã mệt, làm đã chậm hơn trước.
Do đó, bà nghĩ ra một cách làm
nhanh chóng. Bà cầm một sợi dây
rơm cỏ thả xuống đáy hồ ngoáy
trong bùn, cho đến khi đầu dây
dính đầy bùn liền vung lên, cho
bùn tung toé ra khắp nơi, những
đám bùn đó biến thành những
người nhỏ.

 Nữ Oa đã như vậy sáng tạo ra mọi


người phân bố rộng trên Mặt Đất.

(https://gocnhin24h.com/nguon-
goc-loai-nguoi-theo-than-thoai-
cac-nuoc/)

2. Quan niệm về con người trong


Hình 1.3. Nữ Oa "nặn người"
Phật giáo
“Khi được
hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản
kinh Phật trả lời: Có những vị Trời sắp hết phước, họ
nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới
nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần
thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…” – đoạn kinh
được trích dẫn từ kinh “Khởi Thế Nhân Bổn - số 27” ( Đại
Hình 3.4. Trường Bộ Kinh Tạng Kinh Việt Nam, Trường Bộ Kinh, tập 2, Nxb.
Viện nghiên cứu Phật học Việt nam, 1991, Tr 387.
Kinh tương đương: “Kinh Tiểu Duyên - số 5” Đại Tạng Kinh Việt Nam,
Trường A Hàm, tập 1, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học Việt nam, 1991, Tr
285).
Theo quan điểm của Phật giáo được thể hiện cụ thể qua kinh Khởi Thế Nhân
Bổn (Nikàya), thế giới là vô cùng, vô tận. Trong mỗi thế giới có các dạng thức
tồn tại khác nhau. Ngoài thế giới chúng ta đang sống đây còn có nhiều thế giới
khác, trong đó, cõi Trời Quang Âm là một trong những thế giới có sự liên hệ
mật thiết với chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù Đề. Vào thời kỳ hình thành của
thế giới này (có thể hiểu là quả đất và Thái dương hệ của chúng ta), các chúng
sanh ở Quang Âm thiên sau khi thác sinh sẽ được chuyển sinh vào thế giới mà
chúng ta đang sống. Buổi đầu hình thành thế giới, chưa có sự phân biệt giữa
ngày và đêm, chưa có sự phân biệt giữa nam và nữ. Đất đai lúc đó có màu sắc
và hương vị rất ngon ngọt. Khi ấy, “những chúng sanh này, do ý sanh, nuôi
sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không” (Kinh Khởi Thế
Nhân Bổn). Sau đó, có một số chúng sanh nổi lên ý tưởng thử nếm vị ngọt của
đất. Sau khi nếm, trong họ khởi dậy lòng tham ái thì ngay lúc đó, ánh sáng trên
thân thể của họ biến mất. Lòng tham ái đã khiến cho các chúng sanh ấy trở nên
thô xấu, họ không còn được tự tại, thanh thản như lúc đầu. Đồng thời, ý thức
về giới tính xuất hiện, các chấp thủ phát sanh, điều kiện sống thay đổi…họ phải
lao động cực nhọc để tồn tại và phải tranh đấu với nhiều điều kiện sống khắc
nghiệt khác để khẳng định sự hiện hữu của mình.
Cùng bàn về vấn đề nguồn gốc loài người, một quan điểm được giải trình
trước hội đồng khoa học và đã được thông qua, đó là: “Lúc trái đầt này hình
thành, các chúng sanh xuất hiện đầu tiên từ Quang Âm Thiên, không cần thực
phẩm. Rồi vị ngọt của đất và lúa đã cám dỗ họ khiến lòng ham muốn các hiện
hữu khởi lên và phát triển trong tâm họ. Sau đó các bộ phận sinh dục cùng xuất
hiện với các ham muốn dục tính. Khi dục vọng con người phát triển, các nhu
cầu xã hội phát triển và yêu cầu có tổ chức các xã hội: Xã hội con người được
hình thành từ đó và các giai cấp xã hội xuất hiện”. (Thích Chơn Thiện, Lý
thuyết nhân tính qua kinh tạng Pàli, Luận án Tiến sĩ Phật học tại Đại học
Delhy Ấn độ năm 1996, NXB. TP Hồ Chí Minh ấn hành 1999, tr77).
 Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc loài người trên trái đất
này được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm Thiên
và đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta.
(https://www.chuabuuchau.com.vn/phat-phap-van-dap/quan-diem-cua-phat-
giao-ve-nguon-goc-cua-loai-nguoi_28715.html)

3. Quan niệm về con người trong Do Thái giáo và


Kito giáo
Trong sách Sáng Thế ký của kinh Cựu
Ước có nêu quan điểm về nguồn gốc con
người. Trong “chương Sáng Thế 1” thì con
người và vũ trụ được thần Kitô tạo ra trong
sáu ngày. Ngày thứ nhất tạo ra ánh sáng. Ngày thứ hai dựng lên vòm trời.
Ngày thứ ba tạo ra Trái Đất và cây cỏ trên đất. Ngày thứ tư tạo nên mặt trời,
mặt trăng và sao. Ngày thứ năm tạo nên những loài vật dưới nước và trên
không. Ngày thứ sáu tạo nên thú dữ, gia súc, sâu bọ và người nam, người nữ,
theo đúng hình ảnh của Thần.
Trong chương Sáng Thế 2, nguồn gốc xuất hiện của con người và vũ trụ
được mô tả: “Thoạt kỳ thủy khi Chúa dựng lên trời đất, thì Trái Đất còn hoang
vu. Chúa bèn lấy bụi đất mà dựng nên ông Adam rồi thổi sinh khí vào hai lỗ
mũi ông cho ông thành người sống động. Sau đó dựng nên một cái vườn cho
ông ở và lúc ấy mới dựng nên cây cối. Sau đó, muốn cho ông có một bạn (đời)
xứng đáng nên đã dựng nên các loài vật, các chim trời và đem chúng lại cho
ông đặt tên. Adam chê chẳng tìm được bạn (đời) nào thích hợp. Chúa bèn cho
ông ngủ đi và lấy một khúc xương sườn của ông để tạo dựng nên bà Eva”.

Hình 4.7. Thiên Chúa tạo dựng Eva Hình 4.6. Thiên Chúa tạo dựng Adam

Nguồn gốc xuất hiện con người trong các tôn giáo Kitô và Do Thái đều có
mối tương quan mật thiết với Chúa, với Thượng đế – Đấng toàn năng tạo ra
con người giữa cõi đời theo đúng như những gì Ngài mong muốn.
Hình 4.8. Sách Sáng Thế 1:1

 Kitô giáo và Do Thái giáo đều cho rằng, khởi thủy của con người và vũ trụ đều
do một tay Thượng đế (Thiên chúa) tạo ra.
(https://phatgiao.org.vn/nguon-goc-loai-nguoi-tu-goc-nhin-ton-giao-va-khoa-
hoc-d54048.html)

4. Quan niệm về con người trong Hồi giáo


Còn theo Hồi giáo, người Arab thời tiền Islam tin rằng Allah là Đấng Tạo
Hóa. Allah đã dựng nên vòm trời mà không dùng cột, chế ngự được mặt trời,
mặt trăng, tạo ra mặt đất rồi đặt trên đó, đây là núi kia là sông. Allah cũng sinh
ra loài người và biết linh hồn mỗi người ra sao. Allah có một số thiên thần giúp
việc làm thư kí ghi chép những hành vi thiện ác của mỗi người và làm sứ giả.
Hồi giáo không chấp nhận tổ tông, không ai có quyền rửa tội cho một ai khác
ngoại trừ Allah.
(https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/lich-su-
dang/hoi-giao-trong-nen-van-hoa-arab)
 Nói chung, trong quan niệm tôn giáo, con người là do Thần tạo ra, điều khiển
và chi phối con người.

You might also like