You are on page 1of 6

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm


-----
1. Tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585. Ông tên thật là Nguyễn
Văn Đạt, tự là Hạnh Phú, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am (nay là
huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
- Ông xuất thân từ một gia đình trí thức Nho học, có cha văn tài, học
hạnh, mẹ là người thông tuệ, giỏi văn chương và am tường lý số. Vì vậy, ngay từ
nhỏ, ông đã rất thông minh, hiếu học. Tuy học giỏi, nhưng trưởng thành vào lúc
xã hội loạn lạc nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đành ẩn chí, đợi thời, không chịu ra thi
cử, làm quan. Mãi đến khi nhà Mạc thay nhà Lê, tình hình xã hội tương đối ổn
định thì ông ra ứng thí và đậu Trạng nguyên vào năm 1535, được bổ nhiệm
nhiều chức vụ khác nhau: Đông Các hiệu thư, Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang
bộ Lại, Đông Các Đại học sĩ. Bên cạnh là một vị quan thanh cao, một nhà Nho
uyên bác, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một nhà tiên tri, nhà dự báo tài năng. Giai
thoại về nhà Mạc.
- Sau 08 năm làm quan, ông quyết định lui về sống cuộc đời hiền nhân
cao ẩn, xây am Bạch Vân và lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Ông chuyển sang làm
thơ, dạy học. Năm 1585, Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời và được học trò suy tôn là
Tuyết Giang phu tử. Ông được nhà Mạc cho dựng đền thờ.
- Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có nhiều tác
phẩm nổi tiếng như Bạch Vân Quốc Âm thi tập, Bạch Vân thi tập với hơn 150
bài thơ; một số sấm, ký, biểu, tấu,… Nguyễn Bỉnh Khiêm là một cây đại thụ tri
thức và thể hiện ở nhiều lĩnh vực như triết học, văn học, đạo đức,… Tư tưởng
chủ đạo của ông gắn liền với những tư tưởng đạo đức tốt đẹp vì đất nước, vì
nhân dân. Vì vậy, tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bật lên trong xã hội đương
thời và có những ảnh hưởng quan trọng trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo.
2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm:
2.1. Những vấn đề về thế giới quan
- Tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng của sự giao thoa, đan
xen lẫn nhau của các luồng tư tưởng Nho, Phật, Lão, trong đó Nho giáo có sức
ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt là Tống Nho. Tông Nho đã vay mượn tư tưởng của
nhiều trường phái khác nhau để cách tân Nho giáo, trong đó lấy triết học của
Mạnh Tử làm chỗ dựa phát triển học thuyết tâm tính và lấy Kinh Dịch làm nền
cho học thuyết lý khí.
- Tiếp thu tư tưởng Tống Nho, trong quan niệm về thế giới, ông cho rằng
khí là khởi nguyên của trời đất vạn vật, khí không hình, không danh, không sắc.
Ông viết “Thái cực triệu sơ phân - Tam tài định quyết vị - Khinh thanh thượng
vi thiên - Trong trọc hạ vị địa - Trung tập nhi vi nhân - Bẩm thụ thị nhất khí”
(Thái cực lúc mới phân chia - Vị trí của thiên, địa, nhân đã định - Trong, nhẹ
bay lên là trời - Đục, nặng lắng xuống là đất - Ở giữa kết tụ là người - Sinh ra
vốn cùng một khí). Như vậy, từ câu thơ trên, ông nói đến bản nguyên của vũ trụ
vạn vật.
- Như vậy, quan niệm về sự hình thành vũ trụ và vạn vật của Nguyễn
Bỉnh Khiêm là quan niệm nhất nguyên. Ông đạt thái cực lên trên hết nhưng tập
trung vào “khí”. Chính vì vũ trụ xuất phát từ khí nên không ngừng vận động,
biến đổi (tư tưởng biện chứng chất phác). Và nguyên nhân của sự biến đổi đó là
do sự vận động, biến hóa của âm dương: lẻ - chẵn, lên - xuống, đầy - vơi,… Như
vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thừa nhận sự tiến hóa của vũ trụ là một quá trình
phức tạp và lâu dài, là sự kết hợp giữa hai thế cực âm - dương chứ không phải
ngay từ đầu đã có vũ trụ. Tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng giống như
Khổng Tử ở phương Đông “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” (Nước chảy mãi
như thế kia, ngày đêm chẳng dừng) và Heraclit ở phương Tây “Không ai tắm hai
lần trên một dòng sông”. Ông từng viết “Sinh tiêu, chung phục thủy” (Sinh ra,
diệt đi hết rồi lại bắt đầu). Và sự phát triển của tự nhiên như trên được Nguyễn
Bỉnh Khiêm cho là đạo trời, ông nói “tuần hoàn vãng phục lý chi thường” (lẽ
tuần hoàn đi rồi lại lại, đó là lẽ thường của lý).
- Sự phát triển ấy được Nguyễn Bỉnh Khiêm giải thích theo nguyên lý của
thái cực thì sự phát triển khi đạt đến cùng cự sẽ quay lại vị trí xuất phát ban đầu.
Quan điểm này thể hiện trong bài “Kê noãn”: “Trứng gà không tròn cũng không
vuông, ấy thế mà bao bọc cả trời đất trong đó. Chất thái tố trong, ở ngoài có hai
lần trắng. Chất đan biếm chứa trong một điểm vàng. Thái cực chưa chia, vẫn
còn hỗn độn. Hai khí âm dương hợp lại mới nở ra”. => Giải thích thêm… =>
Đây là nhận thức hoàn toàn đúng đắn của ông, vì sự chuyển hóa chính là điều
kiện để sự vật này biến đổi thành sự vật khác, là quy luật phổ biến của tự nhiên
và xã hội.
- Tuy nhiên, ông chưa thấy được những điều kiện chuyển hóa đưa tới các
mặt đối lập, có chăng chỉ là những hình thức chuyển hóa đơn thuần. Ông nhìn
nhận được tính lẻ - chẵn, đầy - vơi, tròn - khuyết mang tính chất trực quan. Quan
niệm của ông còn đơn giản, gói gọn trong phạm trù “lý” của Kinh Dịch.
2.2. Quan niệm về trời, mệnh trời và đạo trời
- Tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Điều này được thể hiện rõ nét qua quan niệm của ông về trời, mệnh trời và đạo
trời.
- Ở Trung Quốc, không phải đến khi Nho giáo xuất hiện thì mới có quan
niệm về thiên mệnh, về trời đất mà từ trong cuộc sống thường ngày, người
Trung Quốc đã tin có trời, tin về sự chi phối, can thiệp, điều hòa của trời đất đối
với sinh hoạt của con người và ở Việt Nam cũng vậy. Người Việt tin rằng trời
hay ông trời là vị chúa tể có quyền lực tối cao, vô hạn, là đấng toàn năng sinh ra
muôn vật và tạo điều kiện để vạn vật sinh sống.
- Theo Khổng Tử, trời là lực lượng siêu nhiên, có sức mạnh, có ý chí dù
không có hình dáng. Ý chí của trời là mệnh trời, là thiên mệnh quy định trật tự
xã hội và tự nhiên, số phận, giàu nghèo con người “Sống chết do số mệnh, giàu
sang tại trời”. Tin vào mệnh trời nên Khổng Tử tuyệt đối cho rằng “Hoạch tội ư
thiên, vô sở đảo dã - Kẻ mắc tội với trời dù cầu đảo chỗ nào cũng chẳng khỏi”.
Vì vậy mà ông khuyên mọi người hết sức tin vào mệnh trời, biết mệnh và phải
sợ mệnh.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tin vào trời, mệnh trời. Ông cho rằng vạn vật,
muôn loài dù to hay nhỏ đều do trời sinh ra và nuôi lớn, bao gồm con người.
Ngay cả bản tính của người cũng do trời quyết định “Trời phú tính ở mình ta”,
“Mặc trời phú tính, yên đòi phận”. Như vậy, theo Nguyễn Bỉnh Khiêm thì mọi
việc trên đời như sống chết, cùng, thông, dắc, táng, thịnh suy, trị loạn đều do
thiên mệnh, do số trời sắp đặt.
- Trời có 02 phương diện. Một là thế lực trừu tượng siêu nhiên. Tuy
nhiên, trong quan điểm của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì trời theo phương diện thứ 2
mới xuất hiện nhiều trong tư tưởng của ông. Ở phương diện này, trời rất gần gũi
với con người “thiên nhân tương dữ, hựu tương phù” (trời và người có quan hệ
với nhau lại cùng phù hợp với nhau). Trời có tình cảm yêu lành ghét dữ, phạt kẻ
ác, thưởng phạt nghiêm minh, bao bọc người thiện. Trời vô tư, không thiên vị
hay bênh vực một ai. Trời sắp đặt trông coi mọi việc ở thế gian.
- Trong tư tưởng về thế giới, dù Nguyễn Bình Khiêm có niềm tin tưởng
thần bí vào sự chi phối của mệnh trời, làm theo mệnh trời, không trái đạo trời
nhưng ẩn sau đó là niềm tin tích cực. Ông tin rằng con người không phải lúc nào
cũng phục tùng, lệ thuộc hoàn toàn vào sự ban phát, định đoạt của thiên mệnh.
Từ đó nhận thức rằng nếu con người tuân theo lẽ trời, chấp hành đúng thiên đạo
thì sẽ đạt được ước muốn của mình. Vì vậy con người phải điềm tĩnh trước sự
biến đổi của thời cuộc, bởi lẽ những sự thay đổi đó là quy luật tự nhiên, con
người cú thản nhiên, tự tại là hạnh phúc, là ý nghĩa tối cao nhất của cuộc đời.
- Tư tưởng về thế giới của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ thể hiện ở quan
niệm về trời, mệnh trời mà còn ở đạo trời. Đạo trời là sự nhận thức, thấu hiểu về
sự vận hành của trời đất, của tự nhiên và con người do chính bản thân nó tạo ra.
Đạo trời luôn phát triển, sinh ra rồi lại sinh ra, vô cùng vô tận theo một quy luật
tuần hoàn bất biến, mang tính khách quan. Ông thừa nhận xã hội và vận mệnh
con người có sự phát triển nhưng chỉ là sự phát triển theo vòng tuần hoàn, theo
chiều đi xuống, thăng rồi lại giáng, co rồi lại duỗi, được rồi lại mất, hết bĩ cực ắt
sẽ thái lai, nhất trị nhất loạn.
- Như vậy nếu như ở trên là yếu tố hợp lý, biện chứng thì bây giờ lại sa
vào duy tâm thần bí, định mệnh.
2.3. Quan niệm về con người :
- Giải thích sự ra đời từ khí => Mối quan hệ người - trời
- Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng tính người do trời phú, vốn thiện, tuy
nhiên do bị vật dục che lấp nên con người rời xa bản tính của mình. Do đó để
khôi phục lại tính thiện của con người, Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ trương phải xóa
bỏ vật dục. Ông nói dục thắng lý tự tiêu, khí kiêu chí tùy dật (dục vọng mà thắng
thì lòng thiện tự nó phải mất, tính khí mà kiêu thì ý chí trôi đi hết).
- Chịu ảnh hướng quan điểm Lý học của Tống Nho, Nguyễn Bỉnh Khiêm
khẳng định tâm lại là chỗ đến của chí. Chu Hy cho rằng tính là lý, lý là quy luật
hoạt động của tâm, phá vỡ sự linh của tâm. Tâm và tính là hai chứ không thể là
một. Mạnh Tử cho rằng tâm là chủ thể trong tinh thần, là cơ quan suy nghĩ, đánh
giá đúng sai. Do đó, Mạnh Tử chủ trưởng tôn tâm, dưỡng tính, phải giữ được cái
tâm vô tư, không bị vật dục làm cho mờ tối. Theo ông, bản tính con người là
thiện, con người đều có chung mầm thiện, tính thiện bắt nguồn từ tâm của mỗi
người. Vì vật, mỗi người không cần đi tìm chân lý ngoài thế giới khách quan mà
chỉ cần suy xét trong tâm - tận tâm là đủ.
- Từ đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lý giải bản tính thiện của con người, thấy
được nguyên nhân làm con người mất đi tính thiện và cách khắc phục nó. Mỗi
người phải tự tu thân, hành thiện để có tâm trọng vẹn, tâm - chí hòa làm một, đạt
đến cực thiện. Chí là chí thiện, sự khôi phục tính thiện bẩm sinh của con người.
Và từ tư tưởng này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành đại biểu của nhà nho chân
chính với chí để ở đạo đức, tư tưởng triết học của ông có ý nghĩa nhân sinh và
triết lý giáo dục sâu sắc.
2.4. Tư tưởng chính trị - xã hội:
- Dù ở thời kỳ nào, tư tưởng chính trị xã hội vẫn là nội dung tư tưởng lớn
nhất của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Ở thế kỷ 16, trong điều kiện đất nước loạn
lạc, các triều đại phong kiến thay nhau nắm quyền, người dân phải gánh chịu
mọi khổ cực và nguyện vọng thống nhất đất nước, ổn định xã hội là khát khao to
lớn của nhân dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất hiện như một điểm sáng về tư
tưởng. Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn tìm kiếm đường lối chính trị phù hợp nhất
nhằm giải quyết các yêu cầu mà lịch sử đặt ra. Ông cho rằng một xã hội lý tưởng
là một xã hội hòa bình, nhân dân được ấm no và được trị vì bởi một vị vua sáng,
tôi hiền, đạo đức xã hội tốt đẹp. Ông thường ví như xã hội Đường Ngu:
“Bao giờ lại được trông thấy đời Đường Ngu thịnh trị,
Cho khắp nơi chung hướng cảnh thái hòa như cũ,”
- Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, để xã hội ổn định, nước nhà thịnh trị thì giai
cấp phong kiến phải thực hiện đường lối “ vương đạo”, tất là dùng nhân nghĩa
để cai trị thiên hạ; ngược lại với “bá đạo” dùng vũ lực, chiến tranh và cái thủ
đoạn chiến tranh để cai trị thiên hạ. Ông cho rằng một vị vua mà đi theo đường
lối “ bá đạo” thì thiên hạ ắt loạn, dân chúng lầm than. Bọn quan lại, phú giả bất
chính thì “đường đem trát chõ đồ xôi, sáp đem làm củi …” Còn người nghèo thì
“khinh bỉ trong đám chiếu rách, nằm co lạnh lẽo bên đường”.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng chính “vương đạo” để lên án chiến tranh phi
nghĩa, những cuộc tranh giành quyền lực. Đường lối “vương đạo” mang tính
nhân nhĩa, thể hiện bằng chính sách chăm lo đời sống nhân dân, ổn định dân
sinh.
- Đường lối đức trị của NBK mang nội dung nhân nghĩa.Chữ trung của
NBK giống Ng Trãi, kh phải trung với 1 vị vua, 1 triều đại mà trung với nước
(dẫn chứng: Khi Hồ Quý Ly phế truất nhà Trần, NgT theo, sau này nhà Hồ suy
yếu, NgTrai vào tận rừng Lam Sơn để giúp Lê Lợi. NBK trong bối cảnh vua heo
vua quỷ nhà Lê nắm quyền, ông đứng ra ngoài, sau này khi nhà Mạc đánh đổ
nhà Lê, Mạc Đăng Doanh lên nắm quyền và đất nước cơ bản yên bình thì ông ra
giúp trở lại, sau này Mạc Đăng Doanh cũng kh đáp ứng được yêu cầu kinh bang
tế thế của NBK thì NBK về ở ẩn)
- Chữ nhân nghĩa của NBK tập trung vào đối tượng cụ thể, kh chung
chung trừu tượng. Nhân nghĩa của NBK là đồng cảm với ng chinh phụ trong
đêm tối chờ chồng nơi biên cương, sự thương cảm với những lầm than mà nhân
dân phải gánh chịu khi tham quan hà hiếp áp bức, là tấm lòng "lo trước cái lo
của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ". Tư tưởng nhân nghĩa của NBK gắn
chặt với tinh thần căm ghét chiến tranh phong kiến
- Bên cạnh chữ trung còn đề cập tới chữ hiếu. Hiếu gắn liền, gắn chặt với
trung
- Trong suốt quá trình lịch sử, sự thịnh suy của mỗi triều đại đều phụ
thuộc vào phép trị nước và đối với NBK phép trị nước tốt nhất là lấy dân làm
gốc. Ông quan niệm rằng việc trị nước phải lấy dân làm sức mạnh, ông coi “ bền
nước, yên dân là việc đầu mối”. Bên cạnh đó, dù NBK coi trọng vị trí của nhân
dân trong việc trị nước nhưng ông vẫn chưa thấy rõ vai trò lịch sử của quần
chúng nhân dân trọng việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Với nguyện vọng xã tắc thái bình, vua hiền, tôi trung, Nguyễn Bỉnh
Khiêm khuyên mọi người gìn giữ “tam cương”, “ngũ thường”. Theo ông, nguồn
gốc của mọi sự mâu thuẫn trong xã hội đều do sự tốt-xấu của Đạo làm người và
cũng chính “ đạo làm người” ấy cũng là thước đo quyết định giá trị của một con
người.
- Dù tư tưởng của Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng, nhưng nó vẫn tỏ ra
bất lực trước tình hình chính trị xã hội lúc bấy giờ. Thực tế chỉ ra rằng vua hiền
tôi trung thì ít mà chỉ toàn bọn tham quan ô lại, toàn kẻ ham danh trọng lợi. Và
chính thực tế ấy cùng với đức tính cao cả, không màng vụ lợi, làm xuất hiện
trong Nguyễn Bỉnh Khiêm tư tưởng “nhàn”. Ông bày tỏ thái độ cự tuyệt đời
sống xô bồ chốn quan lại, chối bỏ mọi sự nhập cuộc, phê phán mọi biểu hiện có
tính xu thế của xã hội; khinh mạn lối sống giàu sang, công danh; tự mình rút lui
và bằng lòng với giá trị thanh cao tưởng tượng. Và cũng chính tư tưởng “nhàn”
ấy đã khiến NBK bằng lòng với thực tại, không đứng lên đấu tranh cho những
điều tốt đẹp.
2.5. Nhận định
* Mặt tích cực
- Có tiếp cận với quan điểm duy vật biện chứng chất phác tuy chưa đầy
đủ.
- Tính nhân đạo, nhân văn trong tư tưởng CTXH
* Mặt hạn chế:
- Quan niệm về đạo người còn mang tính duy tâm.
- Tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, “nhàn” khiến con người chủ trương an phận.
* Ứng dụng trong xã hội Việt Nam hiện đại
- Tư tưởng “chí thiện” = “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
- Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
- Lý tưởng xây dựng xã hội Việt Nam.

You might also like