You are on page 1of 7

NGƯỜI I.

TÁC GIẢ
BUỒN 1.Tiểu sử
- Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là
CẢNH CÓ Thanh Hiên ,sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội).
VUI ĐÂU Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có
thế lực vào bậc nhất đương thời. Cha là Hoàng Giáp
BAO GIỜ Nguyễn Nghiễm, mẹ là bà Trần Thị Tần.
-Ông sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ và phải cùng các anh em ruột đến sống với người anh
cả khác mẹ là Nguyễn Khản nhưng cũng 1 thời gian sau anh em Nguyễn Du phải mỗi
người mỗi ngã.
-Năm 1783 , Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài)
-Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu,
Hưng Yên ). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín ( Hà Tây , nay thuộc Hà
Nội ).Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức vụ như :
+Năm 1803 : đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh , Trung Quốc .
+Năm 1805 : thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
+Năm 1807 : làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
+Năm 1809 : làm Cai bạ dinh Quảng Bình .
+Năm 1813 : thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
+Sau khi đi sứ về vào năm 1814 , ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
-Năm 1820 , Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại
được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột.
2. Sự nghiệp văn học
-Sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm
+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp
ngâm,Bắc Hành tạp lục.
+Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện
Kiều),Văn chiêu hồn.

3.Tư tưởng (phong cách sáng tác):


-Phản ánh được sự tàn bạo của xã hội phong kiến bấy giờ.

-Thông thạo nhiều thể thơ chữ Hán nên đã vẽ nên một bức tranh truyền cảm bằng
ngôn từ đề cao quyền sống, uy quyền. tự do và khát vọng hạnh phúc của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

-Nguyễn Du là người đầu tiên “thấy” được thân phận người phụ nữ có nhan sắc, tài
hoa nhưng phải sống trong giàu sang, toan tính. Đường lối sáng tác của Nguyễn Du
chủ yếu đề cập đến đời sống – thế sự.

-Có phong cách nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

=> Ông đóng vai trò to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
4.Thông tin liên quan đến câu thơ: “Người buồn cảnh có vui đâu
bao giờ”
-Được trích trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du).
-Sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809).

II.Cách hiểu về nội dung câu nói


1.Nghĩa đen
-Con người ta thường bị cảm xúc ảnh hưởng đến tầm nhìn sự vật xung quanh của
chính mình. Khi tâm trạng chúng ta phơi phới thì nhìn đâu cũng thấy vui vẻ, nhìn sự
việc gì dù bi đát ra sao chúng ta cũng thấy lạc quan. Ngược lại, khi tâm trạng chúng
ta không tốt thì rất khó để nhìn thấy cái hay, cái đẹp của mọi vật xung quanh và nhìn
đâu cũng toàn một màu xám xịt.

-Lắm khi những vấn đề khó khăn không đến với chúng ta từ ngoại cảnh¸từ những
người khác, mà chính từ chúng ta. “Bản thân vốn mang tâm trạng nhuốm màu cô
đơn thì cảnh sắc dù là ở nơi đâu cũng đều như nhau cả…”

 Tâm trạng cảm xúc của con người chi phối ảnh hưởng đến các yếu tố xung
quanh.

2.Nghĩa bóng
- Câu nói này còn đi chung với một câu thơ trong trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng
Bích” của đại thi hào Nguyễn Du khi Kiều bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích,
trông về nơi xa xa nhớ quê nhà “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ”. Câu nói diễn tả tâm trạng buồn bã, cô đơn, xót xa, tủi nhục của
Kiều khi bị giảm lỏng ở lầu Ngưng Bích. Vì mang trong mình tâm trạng ấy nên Kiều
nhìn cảnh vật đâu đâu cũng đượm màu u buồn, tẻ nhạt. Dù cũng có đẹp, có thơ mộng
bao nhiêu nhưng khi dưới ánh dưới của người mang tâm trạng buồn bã cũng sẽ
chẳng còn đẹp đẽ nữa.

III. GÓC NHÌN TRIẾT HỌC CỦA CÂU NÓI


-Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần có trước và quyết định giới tự nhiên.
Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.
-Chủ nghĩa duy tâm gồm có hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa
duy tâm khách quan:

+Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thừa nhân tính thứ nhất của y thức
con người trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực. Chủ nghĩa duy
tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm
giác.(dùng để chỉ tất cả sự vật hiện tượng bên trong y thức và lệ thuộc vào y thức)
Quan điểm cho rằng: Ý thức, cảm giác của con người sinh ra và quyết định sự tồn
tại của các sự vật, hiện tượng
 Tồn tại nghĩa là được cảm giác
 Mối liên hệ giữa các sự vật do cảm giác của con người quyết định.
 cảm giác của con người quyết định không gian và thời gian là do thói quen của
con người quy định
Một nhà triết học Ireland từng cho ra quan niệm “Tồn tại nghĩa là
được cảm nhận” vì theo ông, sự vật, hiện tượng chỉ tồn tại khi
chúng ta biết đến nó, cũng như cách mà nó tồn tại phụ thuộc vào
cách cảm nhận chúng ta. Giống như thời xa xưa, thay vì nghĩ trái
đất xoanh quanh mặt trời trời như nhiều khoa học đã chứng minh,
đại đa số bộ phạn con người đên tin rằng mặt trời mới là thứ quanh
quanh trái đất vì đó là những gì họ quan sát thấy được hằng ngày.
Đây là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đặt nặng nhận thức của con
người

+Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng
coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực
thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những cái tên khác nhau như y
niệm, tinh thần tuyệt đối, ly tính thế giới,..(dùng để chỉ tất cả sự vật hiện tượng bên
ngòai ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.)

Phân tích câu nói dưới góc nhìn triết học


Theo các góc nhìn triết học khác nhau
1. Triết học Epicurean: Người buồn cảnh không thể tìm được niềm vui vĩnh viễn
trong cuộc sống. Theo triết lý của Epicurus, niềm vui đích thực xuất phát từ sự
thoải mái và tránh xa khổ đau. Do đó, người buồn cảnh có thể tìm kiếm niềm vui
tạm thời thông qua việc tránh xa hoặc giảm thiểu những nguyên nhân gây buồn
khổ.

2. Triết học Stoic: Người buồn cảnh có thể tìm thấy niềm vui bởi sự chấp nhận và
sẵn lòng đương đầu với khổ đau. Theo triết lý này, niềm vui không nằm ở việc
tránh xa khó khan mà là kết quả của sự thực hiện đúng đắn và tự kiểm soát bản
thân. Như vậy người buồn cảnh có thể nắm bắt niềm vui bằng cách chấp nhận và
thay đổi suy nghĩ, hành động của mình đối với những tình huống khó khăn.

3.Triết học Existentialism: Người buồn cảnh có thể tìm vui trong sự tự tạo nên ý
nghĩa của cuộc sống. Theo triết lý này, chúng ta đều đối mặt với sự vô nghĩa và
khổ đau tồn tại. Tuy nhiên, niềm vui có thể xuất hiện khi chúng ta tự quyết định ý
nghĩa của cuộc sống thông qua việc chấp nhận trách nhiệm và tự do cá nhân.
Người buồn cảnh có thể tìm thấy niềm vui bằng cách tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống
của mình dù trong điều kiện khó khăn.

Theo quan niệm duy tâm chủ quan, câu nói của Nguyễn Du có thể hiểu như sau:
-Tâm trạng của một người (buồn) có thể tác động mạnh đến cách họ nhìn thấy và
trải nghiệm thế giới (cảnh). Người buồn thường có xu hướng nhìn thấy mọi thứ
xung quanh dưới góc độ tiêu cực hoặc tối tăm hơn. Điều này phản ánh sự tương tác
giữa tâm trạng và quan điểm của con người.

-Duy tâm chủ quan cũng coi đây như một minh chứng cho sự tương quan giữa tâm
trạng và hiện thực. Tâm trạng của người này có thể tạo ra một "cảnh" tượng hình,
nơi mọi thứ có thể trở nên u ám và đầy bất hạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào
cũng đúng rằng cảnh thực sự thay đổi; thay vào đó, tâm trạng của người.
Góc nhìn triết học của Nguyễn Du
-“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” => Cảnh vật bên ngoài đã nhuốm màu sắc
tâm trạng của chủ thể. Cảnh vật bên ngoài mang màu sắc tâm trạng của chủ thể.
Chủ thể đã buồn thì cảnh vật cũng buồn => Thổi phồng vai trò của yếu tố tình cảm,
cảm xúc con người mà phủ nhận hiện thực khách quan bên ngoài. Hiện thực bên
ngoài vẫn vậy nhưng vì thổi phồng yếu tố tình cảm của chủ thể mà cho rằng cảnh
sắc bên ngoài đã nhuốm màu tâm trạng của chủ thể => Duy tâm chủ quan
-“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu” ám chỉ rằng không có một cảnh nào trong cuộc
đời mà không có sự đau khổ và đeo bám theo. Trong khi đó, “Người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ” thể hiện quan điểm triết học về sự tạm bợ trong cuộc sống. Dù có
đau khổ nhưng đó chỉ là tạm thời và sẽ trôi qua, cuộc sống vẫn tiếp tục diễn ra và
sẽ đem lại niềm vui mới cho con người.
-Nguyễn Du khẳng định một qui luật chủ thể buồn không thể phản ánh sự vui của
cảnh bên ngoài- khách thể. Không chỉ tình trạng nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích,
chuyện muộn phiền lây lan ra cảnh bên ngoài khiến không thể vui hầu như ai cũng
có ví dụ. Khi bạn hân hoan vui, cảnh thường cũng vui, khi bạn muộn phiền chất
chứa nội tâm, có kỳ quan hay cảnh mông huy hòang nào cũng thành cảnh buồn.
-Theo Nguyễn Du, chủ quan người thưởng lãm quyết định sự buồn vui của cảnh,
thi hào không đồng tình rằng cảnh khách quan quyết định bất luận nội tâm
người xem có buồn hay vui- cảnh đẹp cảnh vui người xem dù lòng có buồn cũng
tháy cảnh vui. Lẩy ý tứ này lên, thành quan niệm duy vật hay duy tâm giữa người
và cảnh.
-Những nhà duy vật bảo thủ và khô cứng nhận thức sẽ cho rằng quan niệm của
Nguyễn Du không đúng: vật chất quyết định ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh hiện
thực vật chất, vậy cảnh vui ắt sự phản ánh phải vui chứ?
- Ông cho rằng cảnh là quyết định, tâm quyết định và có nhiều câu trong Kiều nói
về TÂM có vai trò lớn như thế nào quyết định ra sao, vì như “chữ tâm kia mới
bằng ba chữ tài”. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và nhất quán của Kiều và bên ngoài
Kiều, tư tưởng thi hào Nguyễn Du là duy tâm và gần gũi phật giáo trong nhìn nhận
sự vật hiện tượng, thân phận con người. Thời Nguyễn Du, ở phương Đông chưa hề
có chút mầm mống ý niệm nhỏ nào của chủ nghĩa duy vật và quan niệm như thế
của ông trong Kiều không chỉ có ở mỗi Kiều và với riêng thi hào Nguyễn Du, nó
có tính phổ biến đương thời.
Song, nó cũng có tính thời sự cho dời sống hiện đại đề cao vai trò chủ thể của
con người, cái riêng, sức mạnh tư tưởng và xét lại các quan niệm duy vật giản đơn
khô cứng.
Ý nghĩa của câu nói vận dụng vào đời sống
-Vì ý thức quyết định vật chất , ảnh hưởng đến mọi vật chất xung quanh nên chúng
ta phải có cho mình những suy nghĩ tích cực, tâm trạng tốt để làm mọi thứ trong
cuộc sống luôn tốt đẹp, suôn sẻ.

-còn ngược lại khi có tâm trạng, suy nghĩ tiêu cực ta sẽ cuộc sống xung quanh ta
sẽ xấu theo, tâm trạng tiêu cực đó sẽ khiến cho công việc, cuộc sống của ta trở nên
khó khăn hơn không vì nó khó khăn mà chính bản thân ta làm cho nó khó khăn,
nặng nề.
LIÊN HỆ
-Triết học của câu này có thể được liên kết với các trường phái triết học khác nhau.
Ví dụ, theo triết học thống nhất của Arthur Schopenhauer, ông cho rằng cuộc sống
là một trạng thái khốn khổ và căng thẳng. Ông tin rằng niềm vui không tồn tại và
con người chỉ có thể tìm kiếm mục tiêu thoái mái và thoát ly khỏi đau khổ. Từ góc
nhìn triết học này, câu trên ám chỉ rằng người buồn bã sẽ không bao giờ tìm được
niềm vui thực sự trong cuộc sống

-Phật giáo phương Đông có câu nói “vạn pháp duy tâm tạo”, vạn sự do tâm.

-Người phương Tây có câu “We don’t see things as they are, we see them as we
are“. Câu này cũng có nghĩa giống giống với (nhưng kém thâm thuý bằng) câu
“Nhất thiết duy tâm tạo“, có nghĩa là chúng ta không nhìn sự vật như chúng đang
là, mà chúng ta nhìn sự vật như chúng ta đang là. Nói cụ thể hơn, cách chúng ta
nhìn sự vật phản ảnh cái tâm của chúng ta, hay nói lên chúng ta là ai.

You might also like