You are on page 1of 2

Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả
– Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003)
– Quê : Hà Nội
– Làm thơ, viết văn, sáng tác, soạn kịch, viết lí luận phê bình.
– Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

2. Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” được viết năm 1948. In trong
tập “Mấy vấn đề về thơ”.
– Phương thức biểu đạt: Nghị luận
– Vấn đề nghị luận: Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống.
– Bố cục
+ Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ. (Từ đầu => một cách sống của tâm hồn).

+ Sức mạnh của văn nghệ (Tiếp => Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm).

+ Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống (còn lại).

II. Phân tích


1. Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ.
– Là thực tại khách quan

– Văn nghệ phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng không chỉ phản ánh khách quan hiện thực
ấy mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tác – qua lăng kính của tác giả.

– Dẫn chứng:

+ Hai câu thơ tả cả mùa xuân trong thơ Nguyễn Du

+ Cái chết của nhân vật An – na Ca – rê – nhi – na

– Người đọc đã nhận ra được tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ gửi gắm trong cái hiện
thực ấy => đem đến cho người đọc một nhận thức mới mẻ.

– Nội dung phản ánh của văn nghệ khác với các nội dung khoa học xã hội khác:

+ Các khoa học xã hội khác miêu tả tự nhiên theo quy luật khách quan.

+ Văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tình cảm, số phận con người, miêu tả
thế giới nội tâm con người.

Tiểu kết:
Qua phép lập luận phân tích với những dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, Nguyễn Đình Thi đã
cho thấy: Nội dung phản ánh của văn nghệ là hiện thực. Hiện thực mang tính hình tượng
sinh động, cụ thể, là đời sống tư tưởng, tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm
của người nghệ sĩ.
2. Sức mạnh của văn nghệ
Văn nghệ giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảm thấy cuộc đời đẹp hơn, có ý
nghĩa hơn:

+ Văn nghệ giúp con người tự nhận thức được chính bản thân mình, giúp ta sống đầy đủ
hơn, ý nghĩa hơn với cuộc sống của chính mình.

+ Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống , tiếng nói của văn nghệ
là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống, hành động
buồn vui, gần gũi.

+ Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hang ngày, giữ cho đời vẫn tươi.
Tác phẩm văn học giúp con người biết vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời
còn nhiều nhọc nhằn, vất vả.

3. Mối quan hệ giữa văn nghệ và đời sống


– Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm

– Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của giữa tâm hồn con người với cuộc
sống sản xuất, chiến đấu;

là ở tình yêu ghét, nỗi buồn vui trong đời sống tự nhiên với đời sống xã hội.

– Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã được nghệ thuật hóa – tư tưởng cụ thể, sinh
động, lắng sâu, kín đáo chứ không khô khan, lộ liễu, áp đặt.

– Tác phẩm nghệ thuật lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn người đọc bằng con
đường tình cảm. Đến với một tác phẩm văn học, chúng ta sống cùng cuộc sống miêu tả
trong đó, được yêu ghét, buồn vui với nhân vật và người nghệ sĩ.

– Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi mà đốt lửa trong lòng khiến chúng
ta phải tự bước đi lên đường ấy.

III. TỔNG KẾT


1 . Nội dung
– Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.

– Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiên chính mình.

2. Nghệ thuật
Cách viết ngắn gọn, chắt chẽ, giàu hình ảnh.

You might also like