You are on page 1of 26

Dịch Học Sĩ: XUÂN PHONG

Biên soạn: CAO THANH

ÂM DƯƠNG LÝ SỐ

DƯƠNG ÂM SỐ LÝ

WUX
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
ĐÔI LỜI TRẦN THIẾT
Tài liệu này ta ghi hơi vội nên có hơi rắc rối, tức có hơi khó hiểu đối với người chưa học Dịch
Lý, hoặc mới học một chút ít về Dịch Lý Việt Nam.

Nay, ta tuổi cao, mắt mờ. Vậy, ta phó thác cho trò CAO THANH phải lo chải chuốt lại Văn
lý học và phải sắp xếp lại sao cho thành hệ thống giáo khoa, để làm đủ thêm về tài liệu thuộc
Trung tâm Văn Minh Dịch Lý Việt Nam, gọi là để làm quà tặng cho hậu thế loài người, ắt sẽ
có công đức.

1. Tài liệu này cũng không thể phổ biến sâu rộng được vì nó chỉ đặc biệt dành riêng cho
những con người nào có lòng hâm mộ về Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý tuyệt đối,
hiện thân của Văn Minh Dịch Lý Việt Nam, nên phải hạn chế phổ biến. Điều này cũng là
lẽ dĩ nhiên tự nhiên vậy thôi.

2. Con người nào mà có lòng tham quá độ, đọc tài liệu này, lại càng có hại cho cuộc đời của
họ. Nói rõ hơn, tài liệu này chỉ lo trui rèn cho Dịch học sĩ Việt Nam nào chấp nhận đời
sống mình luôn luôn gần gũi với Đức Thần Minh chí công vô tư. Vậy, tự Đức Thần Minh
sẽ loại nay tức khắc những con người kém Đức Vô Tư, tức nó sẽ loại bỏ những con người
đầy tham vọng, bỏ qua lý vô tư, cho nên rất có hại với họ.

(Thật sự con người tham lam ở ngành nào, làm việc gì cũng đều có hại cho chính họ vì lẽ
họ đã xa rời lý vô tư).

Mặc dù tự khoa Dịch Lý này, nó đã cũng tự chọn con người có duyên gần gũi với NÓ để
làm công tác Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý tuyệt đối (lý Dịch) và Chân Lý tương
đối (Dịch Lý hóa). Tuy vậy, ta cần phải dặn dò:

3. Tài liệu này để nối tiếp quyển Văn Minh Dịch Lý Việt Nam II (quyển Dịch Lý Khai
Nguyên xuất bản năm 1965).

Quyển Văn Minh Dịch Lý Việt Nam I nói về Kỷ nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý,
chuyên diễn giải về Luật Tạo Lập Vũ Trụ.

Nay, viết thêm quyển III này là để cho hậu thế loài người Việt Nam thật rõ thêm vấn đề
chiêm nghiệm Dịch biến mà thôi.

Quyển này cố làm sáng tỏ tài năng siêu tuyệt, tuyệt đối và mầu nhiệm của Âm Dương Vô
Toàn Vô Cực. Vì nó là chân lý tuyệt đối mãi mãi đó vậy.

4. Âm Dương Vô Toàn Vô Cực là một siêu nhiên linh thể lực Tiên Quyết, Tiên Khởi, là
Khởi nguyên của Âm Dương Lý, tức là khởi đầu của mọi khởi đầu về sau này. Nói rõ hơn,
NÓ là vấn căn đế nền tảng để Luật Tạo Lập Vũ Trụ khởi từ nó mà ra, mà có, mà thành
Tạo Hóa. Từ nó khởi đầu có linh lực tuyệt đối Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý Thức, mới có
Biến Hóa Luật, mới có lý lẽ Biến Hóa thành, mới có lý thành Âm Dương Vô Toàn Vô,
danh gọi Vô Cực hay là Không Hoàn Toàn Không Cực, cũng là Đức Tánh biết biến hóa
thành, và nó hóa thành ra lý số.

-2-
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
Nó là một lẽ siêu nhiên, một thể tính hằng cửu tuyệt đối, ở khắp mọi nơi, ngự trị khắp mọi
thời. Tiền nhân ám chỉ nó trong Kinh Dịch như sau:

‘Thần vô phương, nhi Dịch vô thể’ nghĩa là Thần không phương sở, bất chấp không gian,
thời gian, độc lập với không gian, thời gian; còn Dịch thì không hình không bóng, nghĩa là
Dịch là vô hữu hình (Dịch biến).

Học giả thời nay, sau khi khám phá ra được Luật Tạo Lập Vũ Trụ thì xác định Âm Dương
Vô Toàn Vô, đích thị là Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý Thức, là linh thiêng Thần lực tuyệt đối
toàn năng, là chân lý Biến hóa Hóa Thành mãi mãi. Rồi cũng chính vì nhu cầu tự thân Trí
Tri, Ý Thức trong phạm vi Siêu linh lực biến hóa, NÓ được và bị con người đổi danh: Đức
Thần Minh Vô Tư.

5. Đức Thần Minh Thần Thức (Đức Vô Tư hay Đức Thần Minh) giúp cho Dịch học sĩ và cả
người không học Dịch biết phân rõ ràng khi giao Dịch biến Dịch là có sự chí công vô tư
của Tạo Hóa ở trong đó.

Thần Minh dùng để diễn tả cái nghĩa lý của một siêu tinh thể (là Tánh Biến Hóa – Hóa
Thành) đời đời, mãi mãi, khắp mọi nơi, vô cùng linh thiêng, linh động, siêu tuyệt mầu
nhiệm và huyền diệu!

Nó đang sẵn có trực ngự trong mỗi con người và mọi động tĩnh, bất chấp không gian, thời
gian, vượt mọi không - thời Vũ Trụ Vô Hữu, dù nó luôn luôn bàng bạc trong không - thời
và muôn loài.

Ở trong con người, nó mang danh tánh Trí Tri, Ý Thức (Trí là khả năng hiểu, Tri là khả
năng biết). Âm Dương Trí Tri, Ý giao dịch cùng lúc chung cùng liền hóa thành Ý.

TRÍ ± (nội hợp) TRI ⇔ Ý

Thức là nhịp cầu nối liền giữa Huyền vi và Hiển hiện của Trí Tri, Ý. Gọi Trí Tri, Ý Thức,
gọi tắt là Ý Thức.

6. Khả năng Trí Tri, Ý Thức năng động, nó hoạt động hết sức siêu tuyệt nhiệm mầu. Nó
khiến cho con người, con vật, cùng muôn loài thể hiện Tánh biết biến hóa: hóa ra thế này,
thế nọ, thế kia… bất kể viễn cận, chân giả, u minh, trí tối. Đó là linh điển của Thần Thông
Tri và Thần Tri Hóa.

Trong quyển thứ III này, chúng tôi cố gắng đưa ra một bài chiêm nghiệm về sức nhanh của
Thần Thức và Đức Thần Minh.

Bằng như chúng tôi cố gắng cụ thể hóa lý Dịch mầu nhiệm, cố quay chậm lại và làm rõ ràng
từng động tác li ti của Đức Thần Trí, gọi là quà tặng cho hậu thế loài người. Họ theo dõi các
nguyên tắc ghi chép trong quyển này mà hiểu rõ sự làm tĩnh động của Đức Thần Thông Tri,
Thần Tri Hóa, Thần Hoạt Bác Biến Thông Thiên Địa, … rồi hành động hòa nhịp thành hiện
thân của Đức Thần Minh Vô Tư.

Nói rõ hơn, mọi Thần linh động (nhanh như Thần) tới đâu cũng mặc kệ, nó được và bị khoa
học Dịch Lý Việt Nam làm sáng tỏ Đạo Thần, thành ra phân khoa Thần học mà mọi người

-3-
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
đều theo được, dẹp bỏ hiện tượng thờ Thần, cầu Thần hết sức ấu trĩ của loài người như trong
đã qua.

Thần thật sự có và thật linh nghiệm, chúng ta cố học hiểu rõ Thần, chúng ta thờ Thần theo
kiểu ấy.

Chúng ta cố sáng trí, nâng Thần trí chúng ta luôn gặp Thần Minh, đó là phép cầu Thần hết
sức khoa học đó vậy.

Cẩn Kính
Dịch Lý Sĩ Biên soạn
XUÂN PHONG CAO THANH
Trọng Đông Canh Ngọ 1990

WUX

-4-
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
Bài số 3
ĐỨC TÁNH của
THẦN THÔNG TRI và THẦN TRI HÓA

1. Những Đức Tánh này được và bị chúng tôi định ý nghĩa, lý giải về căn gốc và qui luật của
nó khá đầy đủ trong quyển Văn Minh Dịch Lý Việt Nam tập I. Ở quyển này, nhằm giúp
cho các bạn sống động hòa nhịp cùng với nó.

2. Đã biết rằng:
Thần ở khắp mọi nơi và Thần làm tất cả mọi việc … Dịch học sĩ nào cũng hiểu biết rất rõ
Đức Thần là Đức Tánh biết biến hóa, hóa ra …

Thường nhân, thời nên giữ chữ Thần dùng để ám chỉ mọi Âm Dương nảy sinh, bất kể đâu
đâu, lúc nào? Ra sao? Đối với lỗ tai thịt, trí cần phải đề cập đến những danh từ: Nhiên sinh,
phản xạ, phản ứng tự nhiên, tất nhiên, dĩ nhiên, bỗng nhiên, ngạc nhiên, hạo nhiên, … Đó
là đặc tính của Thần thân xác.

3. Hơn nữa trong quá trình lịch sử Thần Trí Học, loài người đã đặt tên cho Thần Thông Tri,
Thần Tri Hóa từ lâu rồi. Tiền nhân đã diễn giảng rõ ràng rằng: lúc mà Thần hoạt động thu
phóng thời được gọi danh là: Giác, như tri giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, cảm giác,
… đủ thứ giác, lung tung giác,… khảo sát hoài không hết… hôm nay, chúng tôi xét lại điều
này:

Nó vừa lu mờ lý học, vừa hỗn loạn rối nùi về khoa Thần học … dễ dàng dẫn đến mê tín dị
đoan. Song, suy cho cùng, xét cho cạn, thời việc này lại rất cần phải có… vì nó chính thị là
nấc thang để học tập cho người nào tìm hiểu về Âm Dương Lý Vô Hữu đời đời.

4. Kỷ nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý hay Vũ Trụ Đạo Kỷ nguyên Liên Hành Tinh, kỳ này,
trong vận hội này đã nêu 64 lý tính siêu hiển nhiên xem ra cũng tạm đủ làm nền tảng căn
bản siêu siêu đến hiển siêu cho khoa học Thần trí tức cũng khá tạm đầy đủ cho Đức Tánh
của các Đức Thần, tạm đủ cho Văn Minh Tinh Thần Vật Chất và quá đủ cho Văn Minh Vật
Chất Tinh Thần (Đạo lý Khoa học và Khoa học Đạo lý).

Nó gồm 64 danh lý như: Không Hoàn Toàn Không Cực, Vô cực, Âm Dương siêu hiển hiển
siêu, Âm Dương vô hữu hữu vô, Âm Dương tĩnh động, động tĩnh, Âm Dương tiêu trưởng,
trưởng tiêu, Âm Dương biến hóa hóa thành và hóa thành biết hóa, Âm Dương đức tính,
tính lý, bộ mặt mới, tuần tự trật tự đệ nhiên sinh, … được và bị thu vén làm thành một hồn
nhiên, đại diên cho một nhiên sinh tĩnh động trong Vũ trụ vô hữu, trong đó con người quay
quần với nhau và với muôn sự, vật, việc, mãi mãi như vậy (Trời đời người).

Chúng luôn luôn sống động cực kỳ linh động quây quần với nhau. Nhiên sinh sinh khắc lẫn
nhau xoay vần với nhau mãi mãi, chưa đình nghỉ động tĩnh (xem phần Khoa Thiên Nhiên
Xã Hội).

Có lẽ, ta không còn đủ thì giờ để làm sáng tỏ thêm về Nhiên sinh khắc học, nhưng, với
khoa nhân bản học mà ta vội vã trao cho các cao đồ, thời ta hoàn toàn hy vọng ở các cao đồ
chánh tông của ta đủ sức làm sáng tỏ vấn đề này cho đàn hậu tiến Việt Nam trước tiên, kế
đến cho cả nhân loại hậu thế, ta đã hoàn tất Thiên Nhiên Xã Hội Học xong rồi đã in thành

-5-
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
sách Phân Khoa Thiên Nhiên Xã Hội Học còn phần Nhân bản học thuộc Phân Khoa Chính
Trị Liên Hành Tinh, phải chờ cơ duyên của dân tộc.

5. Trở lại bài này ta cốt ý nói về Đức Tánh của Thần Thông Tri và Thần Tri Hóa tức nói về
Âm Dương vô toàn – vô biến hóa linh động, mầu nhiệm, huyền diệu khắc mọi nơi trong
mọi tĩnh động động tĩnh.

Kỷ nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý Thức:

a. Nói vấn đề: trước khi chưa có Luật Tạo Lập Vũ Trụ Vô Hữu cho nên phải nói Âm
Dương Vô toàn Vô là tiên quyết.

b. Khởi đầu có Luật Tạo Lập Vũ Trụ Vô Hữu trong phạm vi mờ tỏ tối sáng của Siêu
nhiên Lực Trí Tri, Ý tức khởi đầu về cái lý lẽ có nguồn gốc của tối sáng. Cho nên,
phải đặt tên cho nó là Đức Thần Minh Thần Thức.

c. Trí Tri, Ý giao du liên hệ, liên lỉ, biến hóa một cách thần sầu quỷ khốc, trải qua
nhiều lĩnh vực Âm Dương - trời biển – tình ý, thời nó được và bị đặt tên: Thần
Thông Tri, mà hễ Thần Thông Tri thời liền lập tức, tức khắc, bất chấp không thời
gian nó liền trở thành Thần Tri Hóa cũng một chính nó đó thôi tức là Âm Dương:
Trí Tri, Ý Đồng Nhi Dị (trong tự chính nó).

d. Trí Tri, Ý lực mờ tỏ biến hóa thông khắp nơi, bất chấp không thời gian, được và bị
gọi danh là: Thần Hoạt Biến, nó chuyên hoạt động đi về chuyên nhất.

e. Biến hóa thành Âm Dương Dương Âm, nên danh gọi là Trí Tri, Ý Thức Siêu Hiển
Hiển Siêu.

f. Gồm tất cả mọi biến hóa hóa thành Siêu Hiển Hiển Siêu trong Vũ Trụ Vô Hữu, nó
phải xứng danh Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý Thức.

Rằng: bất kể siêu hình hay hữu hình, nếu có biết hóa ra, biết trở nên thế này thế nọ,
thế kia, thời đó là sự chứng minh hùng hồn nhất: Đã, đang và sẽ mãi mãi chỉ là Hiển
Siêu Siêu Hiển Đức Tánh Trí Tri, Ý.

6. Con người đã, đang sẵn có Đức Tánh Trí Tri, Ý Siêu Hiển Hiển Siêu. Vậy, một con người
hay là một thứ giống gì thời cũng chỉ là đơn vị một Âm Dương biết Biến Hóa Hóa Thành
đang trực ngự trong Vũ Trụ Vô Hữu (tất nhiên trong đó có con người). Vậy làm sao còn
chối cãi được sự kiện hiện hữu tuyệt đối của Đức Tánh biết Biến Hóa Hóa Thành, rõ ràng
chúng ta không còn chối cãi nữa về Đức Tánh Trí Tri, Ý, chỉ còn lại vấn đề Trí Tri, Ý Tiên
Hậu, tĩnh động, mờ tỏ, thu phóng sao đó mà thôi. Nhưng, Văn Minh Dịch Lý Việt Nam đã
cho ra đời Phân Khoa Chiết Tính Tình Ý (phân khoa Văn Lý Học) để xác định về Trí Tri, Ý
tĩnh động. Cho dù nó có linh động tới đâu, Thần cũng không làm sao thoát khỏi Luật Cấu
Tạo Hóa Thành (tạo hóa Thượng Đế) tức Âm Dương Vô Toàn Vô, tức Vô Cực Đức Tánh
đó vậy.
Dịch Lý Sĩ Biên soạn
XUÂN PHONG CAO THANH

WUX
-6-
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý

Bài số 4
CHỈ CÓ ÂM DƯƠNG VÔ TOÀN VÔ

1. Kể từ Siêu Siêu Nhiên tiến đến Siêu Nhiên rồi tiến đến Hiển Nhiên…

Chuyện ấy tất nhiên và dĩ nhiên như vậy rồi cũng không thể sửa đổi được nữa, nghĩa là
Thiên Địa Quỷ Thần cũng phải tuần tự, trật tự đi trong cái nhiên đó.

2. Rằng mọi cái nhiên phải được và bị tiến thoái hóa trong nguyên lý tuyệt đối đó.

Vậy quá rõ ràng rằng hiển nhiên là chỉ có Âm Dương Vô Toàn Vô, tức Không Hoàn Toàn
Không Cực (Vô Cực). Nó được và bị các nhà Âm Dương học Việt Nam đặt tên là: Đức
Thần Minh Thần Thức. Cốt ý để ám chỉ về khởi đầu của lý lẽ mờ tỏ tối sáng trong phạm vi
Trí Tri, Ý. Kế đó là ấm mát nóng lạnh của Trí Tri, Ý, tức nóng táng, nguội bình tĩnh …
Nhiên hậu mới nói đến sấm gió, nước lửa, mư nắng, tức Trí Tri, Ý tượng hình hài thanh.

3. Lực lượng này hoạt động trong con người, thời nó làm cho ta biết biết, biết hiểu, biết
không hiểu, biết không biết hóa ra thế này, thế nọ, thế kia và biết hóa ra thế này, thế nọ, thế
kia. Tất thảy chỉ là Nhiên Sinh Biến Hóa Hóa Thành, gọi là Đệ Nhiên Sinh Hóa Sinh
Thành.

Con người lợi dụng Đức Tính Nhiên Sinh Hóa Thành do trời đất phú bẩm cho (sẵn có) ở
trong muôn vật, mà người đời gọi là Nhiên Sinh ở muôn vật.

4. Chính vì vậy, mà kỷ nguyên Liên Hành Tinh phải đặt tên đổi tên cho nó, để xứng danh với
đức tài của nó. Cho nên thay vì siêu linh thể trong khí thể, loãng thể, sệt đặc thể, dẻo dai và
cứng rắn thể, đang sẵn có ở trong con người sống động, sinh linh động. Ta thấy chúng tự
có đặc tính hơi hơi khác trong chính tự thân nó, luôn luôn là như vậy. Vì vậy, cho nên phải
đổi tên, đổi danh nó nhiều lần, nhỏ hầu để cho đọc giả dễ dàng nhận thức về sinh linh động
của nó. Nào là Đức Thần Minh Thần Thức hoạt động, mà tài năng của nó là Thần Thông
Tri cùng với khả năng của nó chính là Thần Tri Hóa.

Âm Dương Thần này khi giao du, giao dịch với Âm Dương Thần kia… tài đức về giao
dịch của chúng, danh gọi là Thần Hoạt Bác Biến Thông, mà gọi tắt là Thần Hoạt Biến.

5. Các Thần này, giao dịch, biến dịch, danh gọi là Thần Tri Hóa (tức khả năng tự thân của
Thần). Dĩ nhiên, nó sẽ thiện về âm dương hoặc dương âm, thành ra cái lý lẽ xứng hợp ít
nhiều sao đó với muôn vật. Đó là lúc Thần Trí phối hợp hóa thành, để thành ra cái lý, cái
tình thế nào đó. Thần ý của người đời thường vọng động (kém vô tư, thiên lệch chấp ý,
nghiêng ngã, …) cũng tại bởi Trí Tri, Ý nghe, Trí Tri, Ý thấy, Trí Tri, Ý sờ mó, va chạm ra
sao đó, rồi nghiêng nặng theo lỗ tai thịt, mắt thịt đem về cho trí thịt của mình hiểu biết …
mà hóa ra kém vô tư. Thần ý sở dĩ kém vô tư là do Thần thân xác lấn lướt hơn lên.

6. Hễ vô tư là chính lý, đúng lý, đúng ý biến hóa luật, Thần trí lấn hơn Thần thân xác, một lần
nữa lúc này bị đổi danh là Thần linh hoạt, tức sự hoạt động hết sức linh nghiệm của Trí Tri,
Ý Thức, gọi tắt là linh ý. Mà linh ý thời tức linh ứng, linh nghiệm như thần, gọi tắt là Thần
linh.

-7-
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
Vậy Thần linh có nghĩa là tự Trí Tri, Ý thầm khen về tài đức của Thần Thức Đức Thần
Minh chí công vô tư nên được và bị chỉnh lý trong nhất lý là Âm Dương Lý trong nhất luật
là Biến Hóa Luật.

Thần linh điều khiển thần khẩu xuất âm thanh ra tới tận bên ngoài (Trí Tri, Ý xuất hình ư
ngoại) hết sức chính lý chính xác đến độ không ngờ được.

Lạ lùng thay! Mầu nhiệm thay cho tài đức của Thần đó vậy. Hễ vô tư là Thần Minh đang
điều khiển thần khẩu xuất âm thanh ư ngoại, đúng cho cả quá khứ hiện hữu, hiện tại và tất
nhiên đúng cho cả tương lai.

Nếu kém vô tư, tức vọng động, thì sẽ không làm sao chính xác với mỗi loài, mỗi vật, mỗi
việc ở trong xã hội loài người, xã hội Vũ Trụ Vô Hữu, tức không ăn nhập, ăn khớp gì với
Biến Hóa Luật (kém vô tư), … và kém vô tư ấy vẫn đi tới Biến Hóa Luật.

Người đời gọi là đi trong truông đêm của trời đất.. còn đi hòa nhịp, ăn khớp với Biến Hóa Luật
(vô tư), người đời gọi là thuận thiên giả tồn, thuận thiên hành đạo, tức lắng nghe thiên ý mà
hành động theo Đức Thần Minh chí công vô tư.

Dịch Lý Sĩ Biên soạn


XUÂN PHONG CAO THANH

WUX

-8-
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý

Bài số 5
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ TIẾN BỘ
TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG
BIỆN MINH CHỨNG NGHIỆM CHÂN LÝ

1. Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý là mục tiêu tối hậu của Dịch học sĩ. Muốn được vậy,
nhất định phải có phương pháp (bí phép). Phương pháp là con đường DUY NHẤT đưa ta
tới mục tiêu mà ta muốn.

Ta lại muốn sở đắc tối đa về Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý tức để xưng danh nhà
Tiên Tri, Tiên Giác, … cho nên lại rất cần phương pháp.

2. Phương pháp đó như sau:


a. Phải kể lể tự thuật một câu chuyện có thật xảy ra (tức ghi nhận trung thực về hiện
tượng Dịch Lý Hóa) do chính mình có tham dự hoặc chứng kiến. Không nên ghi
chuyện do người khác kể lại vì e sợ tam sao thất bổn mà hóa ra khó hiểu Sự Thật.

b. Muốn kể lể phải nhìn cho ra các động tĩnh đang quây quần (dịch biến) với mình
trong một khung cảnh nào đó (không thời gian) và mình tự cho là Đại phạm vi sự
vật, sự việc nào đó.

c. Muốn kể lể cho thật hay, thật linh động, ắt phải liệt kê từng thứ đã và đang hóa
thành sự động tĩnh, mà nó lọt vào mắt thịt, lỗ tai thịt, trí thịt, hoặc va chạm vào bản
thân ta, lúc ấy, ta đang có ý thức về chúng ra sao, thế nào đó. Đó là ta phải tìm cho
ra phạm vi cơ động tình lý.

d. Ví dụ: Đại phạm vi: tiệm phở


Ta liệt kê ra những tiểu phạm vi tự tư liên hệ với tiệm phở: khách ăn phở, bàn ghế
ngồi, dĩa đựng rau, chai đựng nước mắm, tô phở, bánh phở, nước lèo, thịt tái, đũa
hay muỗng, ớt, chanh,… ồn ào, yên tĩnh, ngon, bổ, dở, nóng, nguội, đắc, ế,… bồi
bàn.

e. Ta liệt kê bất kể nhiều hay ít, tùy theo tình ý quan sát và tùy ý muốn kể lể nhiều hay
ít ở ta… Ta kể lể nong sâu tùy theo tư năng của ta hoặc tùy theo trí sáng suốt tới đâu
thì ta sẽ ghi câu chuyện tới đó theo tình ý lý thông thường.

f. Ta có một công việc quan trong kế tiếp là phải tập trung Thần trí vào ý tưởng Dịch
đang thời sống động…

Tỉ như Đại Quá đang động, ta cứ lập đi lập lại mãi cái ý nghĩa lý Đại Quá là cả
quá… cho đến khi nào ta hiểu được Đại Quá của tiệm phở là gì, Đại Quá của bàn
ghế là gì, Đại Quá của bánh phở ra sao. Nếu ta chưa thấy ý nghĩa của Đại Quá ở mỗi
phạm vi mà ta vừa liệt kê hồi nãy thì kể như ta toi công, tức chưa thấy sự vật, việc
nhảy múa trong Dịch biến đó vậy.

g. Sau đó ta hội ý để tập luyện biến thông danh ý tượng Dịch

-9-
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
Tỉ dụ phở dai quá (dùng danh từ dai hợp với ý Đại Quá trong phạm vi giá trị mua
bán… nghĩa là ta phải chọn tìm một danh từ phù hợp với nghĩa lý Đại Quá mà hợp
luôn trong phạm vi cơ động tình lý, để tránh cho người khác hoặc hậu thế những
ngộ nhận, lầm lẫn về văn ngôn nghĩa lý. Ta chọn lựa danh lý, danh được lý,… đó
cũng là công tác Văn lý học, nó sẽ trợ lực cho việc kiểm soát Chân Lý ở câu chuyện
– ta chớ xem thường cho việc kiểm soát Chân Lý ở câu chuyện – ta chớ xem thường
thờ ơ, gọi tắt là phép 7 bước

3. Tại sao phép 7 bước khó theo mà lại dễ theo?


a. Nếu ta chưa có nhu cầu tới lúc đòi hỏi quyết liệt về Biện Minh Chứng Nghiệm Chân
Lý, nói rõ hơn, ở hoàn cảnh lúc ấy sự cần thiết Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý
chưa phải thật sự là nhu cầu bức thiết của chính mình thì dĩ nhiên là mình rất khó
theo.

b. Đã đến lúc mà nhu cầu đòi hỏi Biện Minh Chân Lý trong mình bức xúc quyết liệt
rồi, nhu cầu ấy sẽ thôi thúc, sẽ xui khiến nỗ lực, thúc bách con người mình hóa ra
siêng năng tột độ trong việc biện minh chứng nghiệm Chân Lý rồi quen dần theo
Pháp, mình sẽ dần thấy dễ ợt khi dùng xài phép 7 bước. Tận nhân lực, tri thiên mạng
nghĩa là: hễ cố gắng thì buộc phải có tiến bộ ít nhiều cái đã.

4. Sở đắc về Biện minh Chân Lý thì có ích lợi gì?


Sở đắc về Biện minh Chân Lý mới tự thấy rõ ý trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt, mới biết
thuận thiên hành đạo, không biết chân lý tuyệt đối của Trời Đất thì không có chuyện thuận
thiên hành đạo mà chỉ có chuyện hành động vọng động, nên có hành động sái quấy.

Vậy Biện minh Chân Lý sẽ có lợi ích tối đa, biết thuận thiên hành đạo vô tư, không có
hành động vọng động hoặc ít nữa là bớt đi sự thiếu vô tư vọng động. Lợi rất lớn.

5. Kết luận: học viên, Dịch học sĩ sẽ tiến bộ đến độ biết được đường đi dĩ nhiên của Tạo Hóa,
của muôn vô hữu vật,… biết chắc chắn chứ không phải bói hay đoán mò gì cả. Ta biết chắc
chắn thiên hạ nói láo hay nói thật tại vì ta quen kiểm soát Âm Dương Đồng Nhi Dị chân
giả.

Ta sẽ dư sức khai vật thành vụ.

Ta sẽ dư sức dụng nhân, vật, việc, sự đúng chỗ đúng lúc tức biết rõ việc thuận thiên hành
đạo.

Dịch Lý Sĩ Biên soạn


XUÂN PHONG CAO THANH

Việt Nam Dịch Lý Hội


Tài liệu của Ban truyền bá
Trưởng ban truyền bá Dịch Lý Việt Nam
CAO THẾ NHÂN

WUX
- 10 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý

Bài số 6
PHÉP BIỆN MINH
CHỨNG NGHIỆM CHÂN LÝ

Bài mẫu về phép kiểm soát


1. Tự mình có tham dự, có chứng kiến và liền phải ghi nhớ câu chuyện ấy. Tốt nhất và phải
ghi vội vắn tắt câu chuyện vào sổ bỏ túi.

Ghi vội là để nhớ lại câu chuyện, chưa cần linh hoạt sâu sắc về câu chuyện gì cả, chưa cần
rõ chánh động, phó động, tự động, thọ động, bị động của sự vật, việc gì ở câu chuyện. Mặc
dù ghi vội, chớ quên điều quan trọng là ghi trung thực câu chuyện, phải tôn trọng sự thật,
vì ta luôn có một tấm lòng chí thành với việc Biện minh Chân Lý.

2. Ghi vội lần thứ nhất:


Ví dụ: bữa đó ta được Dịch tượng là Cả Quá, quá độ, cương ở trong. Ta ghi nhanh câu
chuyện như sau:
a- Đang: trong lúc ta đang có chuyện bực mình, bực dọc gì đó, … với người bạn cũng
đang nóng tánh bất bình.

b- Người bạn nóng tánh ấy lôi kéo tôi ra khỏi tiệm phở. Chắc muốn đổi hoàn cảnh cho
hết bực mình đó chăng?

c- Đang: nằng nặc lôi kéo mình ra tiệm phở cho bằng được.

d- Đang: ăn phở xong, nói vài câu rồi về

3. Ghi lại câu chuyện lần thứ hai:


a- Ta đang bực mình mà bạn ta cũng đang nóng tánh bất bình gì đó. Thế rồi, bạn ta
nằng nặc lôi kéo ta ra tiệm phở cho bằng được.

b- Kê khai tỉ mỉ những động tĩnh liên hệ - ta bực mình - bạn ta nóng tánh bất bình,
quang cảnh ở tiệm phở: người bán phở, bàn ghế, khách, bồi bàn, tô đựng phở thịt bò,
bánh phở, nước lèo, chanh ớt, rau, nước mắm, lời nói, tiền bạc, …

Ta nhớ tới đâu thì ghi tới đó. Ta phải sắp xếp lại thứ tự câu chuyện. Thứ tự của câu
chuyện đó như sau:

Câu chuyện: ta đang có chuyện hơi bực mình. Bỗng người bạn nóng tánh đến tỏ thái
độ cho biết cũng đang bất bình chuyện gì đó… không kể cho tôi nghe chuyện bất
bình gì cả, mà cứ nằng nặc lôi kéo tôi ra tiệm phở gần nhà.

Ra đến tiệm phở, gặp anh bồi bàn hết sực cộc cằn và tên chủ quán cũng đang la rầy
quạu quọ với người nhà của hắn.

Ăn phở xong, nói vài câu chuyện cho hả giận, rồi chia tay về.

Gặp toàn chuyện bực mình, bực dọc, cộc cằn, nóng nảy, quạu quọ
- 11 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý

c- Phải tìm lời lẽ sao cho cân xứng, hợp tình với nghĩa lý Đại Quá: cả quá, quá độ. Tức
ta phải lo Biến thông Danh ý tượng Dịch sao cho bao trùm, tổng quát và phù hợp
với ngôn ngữ, tự từ ở phạm vi sự vật, việc trong câu chuyện.

Nên nhớ: Danh lý bao trùm mọi danh nghĩa.

Ví dụ: Động tĩnh là danh lý, Âm Dương là danh lý, biến hóa là danh lý, … Cho nên,
càng tiến đến Danh lý thì càng chính lý, càng nhiệm nhặt về danh từ thì càng tỏ ra
xác thực nghĩa lý.

d- Dĩ nhiên, lời lẽ sẽ không giống nhau trên từng phạm vi Tình Lý một… nhưng, lời lẽ
nào cũng phải hợp lý với Đại Quá… và chỉ có Nhất Lý Đại Quá chi phối tất cả lúc
bấy giờ.

Ở giai đoạn này, ta có thể tạm quên ý nghĩa củ Hộ tượng và Biến tượng, … tạm
quên như vậy nhằm mục đích tìm để hiểu câu chuyện với một lý Đại Quá mà thôi.

Ví dụ: bữa đó
Chính mình bực dọc với lý Đại Quá
Bạn nóng tánh được lý Đại Quá
Bạn bất bình quạu quọ được lý Đại Quá
Chủ quán quạu quọ được lý Đại Quá
Tiệm phở chật ních khách được lý Đại Quá
Tô phở loại lớn được lý Đại Quá
Nước lèo nóng quá được lý Đại Quá
Sợi bánh phở to quá được lý Đại Quá
Thịt dai quá được lý Đại Quá
Tiền bạc mắc quá được lý Đại Quá
Ớt cay quá được lý Đại Quá

4. Ghi lại câu chuyện lần thứ ba:


Đục bỏ chỗ thừa, chỗ rườm rà, tối nghĩa khó hiểu, bỏ chỗ dư thưa vô ích, thêm vào chỗ
thiếu sót quan trọng, bỏ những chữ khiến người đọc dễ ngộ nhận, hiểu lầm

Chải chuốt câu văn cho trang nhã, xét lại văn phạm cho nghiêm chỉnh, tránh sai trật những
gì quá sợ đẳng về Văn chương… cố tiến đến Chánh danh trong sáng mà hợp lý với Đại
Quá.

Ở giai đoạn này, văn ngữ biến thông phải có cả ba: Chánh, Hộ và Biến tượng, hoặc ít nữa
là Chánh Biến. Chúng phải liên hệ, bổ nghĩa, liên quan chằng chịt, chặt chẽ, gắn bó mật
thiết từ ngôn ngữ đến ý nghĩa. Bằng như ta đang luyện tập Văn Lý Học, đang tập đọc ý
Dịch hết sức nhuần nhuyễn, sâu sắc…

5. Ghi chép câu chuyện lần thứ tư:


Câu văn phải ngắn gọn mà rõ ý, đầy đủ nghĩa lý và ý Dịch được và bị tỏ rõ, sáng tỏ…

Ví dụ: tôi đang bực mình, có người bạn cũng đang có thái độ bất bình chuyện gì đó đến
phân trần với tôi. Rồi bạn nằng nặc lôi kéo tôi ra tiệm phở gần nhà. Tiệm phở khá đông

- 12 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
khách, chủ quán đang quạu quọ gì đó, còn bồi bàn có thái độ cộc cằn. Ăn phở xong, chúng
tôi ra về.

Rõ ràng, câu chuyện nào cũng được Tính Lý Đại Quá.

6. Tóm lại, trong 4 lần ghi chuyện, chỉ có lần thứ nhất và lần thứ 4 là khó nhất. Lần đầu khởi
đầu nên chưa ý thức rõ rệt. Mặc dù ghi vội vẫn rất dư thừa và đầy thiếu sót.

Lần chót thì hay vấp phải sự quá tỉ mỉ, rườm rà, nên dễ lạc đề.

Lần 1: cố ghi đúng

Lần 2: tìm chi tiết có liên quan bổ túc

Lần 3: Đạo biến thông giúp người đọc hiểu được câu chuyện bị và được ý Dịch chi phối.

Lần 4: hoàn hảo và hoàn tất việc Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý.

Lần 1: phải vận dụng Đức Thần Minh Vô Tư

Lần 2: Thần Thông Tri linh động, tìm mọi liên hệ mật thiết với nhau.

Lần 3: Thần Hoạt Bác Biến Thông để tỏ rõ ý Dịch chi phối câu chuyện

Lần chót: phải được mọi người nhìn nhận hay và đúng sự thật.

Người nào chấp hành nghiêm chỉnh phép này sẽ mau sở đắc tối đa trên bước đường Biện Minh
Chứng Nghiệm Chân Lý.

Dịch Lý Sĩ Biên soạn


XUÂN PHONG CAO THANH

WUX

- 13 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
Bài số 7
PHÉP TẮC BIỆN MINH
CHỨNG NGHIỆM CHÂN LÝ

1. Đây là phép chúng ta dùng xài: Thần vô Phương, Dịch vô Thể

2. Muốn vậy, chúng ta phải am tường số thứ tự có tính chất triết lý như sau:
a. Lý ý tượng Dịch là vấn đề Tiên quyết của mọi Tiên quyết

b. Linh lực: gồm các Thần Thông Tri, Thần Hoạt Bác Biến Thông cùng với Thần Tri
Hóa, tất cả các Thần ấy phải tề tựu về với Đức Thần Minh Thần Thức chí công vô
tư, tức lúc mà Thần trí đã về với Chính Lý Âm Dương Lý.

c. Sự lý khách quan của mọi Tĩnh - Động thuộc về sự, vật, việc, trời, đời, người, …
phải luôn ăn khớp với chủ quan Lý sự của ta.

Mọi chân, giả, tà động, vọng động, tưởng tượng, suy diễn phải bị và được loại ngay
trong giai đoạn Lý sự, Lý luận.

d. Ứng dụng một cách thông thạo về việc thông dịch tiếng nói của Vũ Trụ Vô Hữu,
dựa vào khoa Vũ Trụ Ngữ Trí Tri Cơ Cấu Tượng Hình Hài Thanh, do dân tộc Việt
Nam khám phá, mà sử dụng càng tài tình là do công phu, tài năng của Biến Thông
Thiên Địa tất yếu ở mỗi Dịch học sĩ đó vậy

Dịch Lý Sĩ Biên soạn


XUÂN PHONG CAO THANH

WUX

- 14 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
Bài số 8
PHƯƠNG PHÁP và ĐIỀU KIỆN ĐỂ
BIỆN MINH CHỨNG NGHIỆM CHÂN LÝ

1. Phải hiểu thật rõ, thật đúng cái lý lẽ của Lý ý tượng Dịch.

Ví dụ: khi ta thấy lu gạo lưng lửng chưa đầy … nếu là Tiểu Súc, ta hiểu lý do hết tiền để
mua thêm cho đầy, nên chỉ phải chứa ít thôi, chứa lưng lửng thôi.

Còn nếu như gặp Vị Tế, ta hiểu con ta nó làm biếng, nó lỡ dỡ, dỡ dang công việc, tức nó
chỉ mới đổ gạo được vào lu có bấy nhiêu đó thôi … Quả thật, nhìn thấy nó đang nằm xem
tivi, tức cái lý lỡ dỡ, dỡ dang công việc đổ gạo vào lu… trong bao gạo vẫn còn gạo, mà
trong lu thì chứa ít, lưng lửng (y như Tiểu Súc mà khác lý).

Ví như gặp Thiên Địa Bĩ, ta hỏi vì sao trong lu có ít gạo quá vậy? Nó trả lời: gạo kia loại
ngon, khác loại gạo này, để riêng không đổ chung vào nhau được. À, nó tách ra, gián cách
(Bĩ) ra làm 2 loại, thành ra lu gạo vẫn chứa ít, lưng lửng… Vậy mà mắt thịt chỉ thấy và chỉ
hiểu là lu gạo chứa ít gạo lưng lửng. Một hiện tượng chứa ít gạo lưng lửng bị và được chi
phối bởi nhiều lý lẽ, lý do thầm kín hết sức khúc chiết, uẩn khúc của nó.

Vậy một đơn vị hóa thành thời gồm có 64 uẩn khúc tình tiết éo le ở trong đó. Cho nên,
Dịch học sĩ phải thật thấu triệt, phải thật am tường ý lý Dịch để khỏi ngộ nhận như người
đời thường tình. Có vậy, thời mới gọi là Đức Thần Minh Thần Thức đã tựu về được.

Muốn được vậy, buộc lòng ta phải trải qua những giai đoạn kiểm soát nhiều câu chuyện
sống động với ý lý tượng Dịch. Ôi! tiếc thay, không có ngõ làm biếng nào khác được.

Có người khoe rằng: tôi nay đã học Dịch hơn 10 năm, nhưng nếu họ chưa biết rõ giai đoạn
này và chưa chối bỏ phi lý, chấp nhận hữu lý (điều này rất khó vô cùng đối với những con
người đang lặn ngụp triệt để trong DANH LỢI TÌNH và với những con người ngu si, kiêu
ngạo, những người say mê, đắm u minh, …)

e. Vô Tư là luôn Tư Lự mà Bất Thiên, Bất Nhiễm, tức không được chấp nê, không thiên
kiến, không tà kiến, không được bảo thủ lạc hậu, cũng không xu thời nịnh thế, không
mê lầm, không ảo tưởng, không ảo giác, không hấp tấp, vọng động, không khuất phục
trước bạo lực của tư tưởng, không bị nhồi sọ dễ dàng…

f. Muốn vậy, phải thường xuyên tập phép biến mình (phép tàng hình) nghĩa là phải hiểu
rõ ràng: Ý kiến riêng của mình chỉ là điều kiện Cần, tức nó chưa thể và chưa phải Đủ để
là vấn đề Chính Lý vô tư được.

Con người vô tư phải thường xuyên cẩn trọng với ý mình, chú ý đến người… rồi tất cả
được và bị lùa về, lùa vào phạm vi Âm Dương Lý để mà suy lý, đây là phép tắc dẫn bạn
đến tiến bộ: cảm thông Thiên Địa một cách nhanh nhất. Đó cũng là phép tắc trui rèn
Thần Thông Tri linh hoạt (Thần linh).

g. Vậy các sự thâm sâu bí mật, hết sức tế vi mầu nhiệm, có khi cũng biết được là vì đã đạt
được Đức Vô tư, cũng có khi không biết được vì còn kém vô tư… Người đời thường
vọng động kém vô tư là rất thông thường và cả người học Dịch cũng vậy. Dĩ nhiên như
- 15 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
vậy thôi. Khi mà sự kém vô tư trực ngự thường xuyên trong nhiều con người, đó là lúc
mà xã hội loài người đang ở vào trong thời đại Mạc Pháp hoặc Mạc Mạc Pháp, … và tự
nhiên theo luật xoay vần của Tạo Hóa, nó sẽ đi đến Phục Pháp, tức loài người tự nhiên
bớt kém vô tư hơn…

2. Lúc vô tư là lúc mà bỗng nhiên lòng mình có cảm xúc muốn biết về một sự, việc lớn nhỏ
nào đó. Đó cũng là lúc Thiên cơ máy động trong Nhân cơ. Lúc muốn biết mà do tư lợi thôi
thúc, tư kỷ thúc giục, tham dục vọng, mưu vọng vọng động, đòi hỏi thì không vô tư được.

Để bớt vọng động, ngoài phép biến mình hay tàng hình, bạn còn phải có lòng chí thành với
chính mình mà kỷ luật của nó là: luôn luôn tực cẩn trọng, tự nghiêm khắc với ý riêng của
mình, cố tìm cách thấy cho được ý riêng của mình đang là vọng ý, ảo giác ý, tà kiến ý. Có
vậy mới mong bạn dễ dàng phân biệt được giữa vô tư và vọng động.

3. Phải hiểu rằng: quá khứ, hiện hữu và vị lai trong Nhất Lý Hóa Thành, trong Nhất Luật và
Biến Hóa Luật. Quá khứ, hiện hữu, vị lai, ba ấy chỉ là một. Nghĩa là tự chúng giống hệt
nhau và tự trong chính chúng lại hơi hơi khác nhau, và chúng tự tư liên hệ chằng chịt, tức
Âm Dương Dương Âm Lý, chớ chẳng có gì lạ.

4. Vì vậy, có thể lợi dụng lý lẽ hiện hữu sống động để xác định được quá khứ, hiện tại, tương
lai rất dễ dàng. Chúng ta dựa vào Nhất Lý là Âm Dương Lý tương quan, tương hợp, tương
ứng, ắt sẽ rõ được đường đi dĩ nhiên của Tạo Hóa, ắt phải thấu rõ quá khứ, hiện tại, tương
lai hết sức khoa học. Dịch Lý học là khoa học tổng tập, tức khoa học của mọi khoa học
ngọn ngành. Dịch Lý học là khoa siêu việt học, nên khi nó đi vào lĩnh vực siêu hình, bí
nhiệm là khoa Siêu Hình học, không có chuyện nói mò, nói ẩu đại để trở thành chuyện nói
bịp, mê tín dị đoan được. Các nhà Tiên tri bịp tức là kẻ làm hoen ố khoa Dịch Lý học. Sở
dĩ có mê tín dị đoan là vì có hạng người không biết đả phá tư tưởng của chính mình, lấy ý
riêng vọng động của mình, rồi đội lớp khoa học này, khoa học nọ, … làm cho nhiều người
kém hiểu biết hiểu lầm về khoa học đó. Người vô tư biết đúng là loại người năng sáng tạo
chủ xướng, còn người mê tín là a dua, mù quáng.

5. Chúng ta còn phải biết xét nét, lợi dụng tính chất Đằng Xà động, tức là có cớ sự linh động,
nhanh hơn mọi sự động bình thường. Nó chính thị là cơ động tình lý, là Đạo Cực của Cực
đang xảy ra, đang hiện hành, để dựa vào nó mà xét nét về quá khứ, hiện tại, tương lai.

Tự đó, từ đó, tại đó, trong cái nổi bật lạ đó, trong cái linh động cực nhanh đó, có cái sự lý
Động nhất và Động gần đó mà ta moi móc cho ra được mọi thâm sâu mầu nhiệm, đó là Bí
Pháp mò một cây kim cực nhỏ nằm dưới lòng đáy biển mênh mông.

Ví dụ: gặp Quy Muội, bàn về chai rượu rắn, ta nói về số khúc rắn vì Quy Muội là khúc
chiết, khúc nôi trong con rắn. Ví như gặp Mông, bàn về thuốc lá, ta nghĩ đến cái bao thuốc
lá (Mông), hoặc giấy vấn thuốc lá … vì Mông là bao che đang động nhất, đang động gần.

Ví dụ: cái điện thoại trong nhà mà gặp thuần Ly là cái điện thoại ấy chỉ là tự tư liên hệ, mà
sự thật là cái nhà động nhất, gặp Tụng thì cái điện thoại động nhất chứ không phải cái nhà.

Có tính chất của Đằng Xà, với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ phải được và bị hiểu đúng như
sau:

- 16 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
a- Triết lý ngũ hành sinh khắc của Việt Nam phát minh mà ta đã hướng dẫn thật kỹ lưỡng
ở khoa Đệ Nhiên Sinh Khắc học (phân khoa Thiên Nhiên Xã Hội học và phân khoa
Nhân Bản học)

Xin nhắc lại: nó không phải là 5 hành riêng lẻ, cũng không phải là 5 hành chết ý, chết
nghĩa lý. Mà cái lý lẽ “1 là 5”, “5 là 1” chúng Đệ Nhiên Sinh hóa để tự tạo ra Quân
Bình Sinh hóa.

b- Triết lý của lục Thú để giúp ta hiểu rõ bản chất, bản tánh của sự động.

c- Tính chất Triết lý của sự Động ấy nó phải ăn khớp với sự, vật, việc.

Ăn khớp nghĩa là sao?


Đáp: tức là Hợp Đức, Hợp Lý, Hợp Sáng, Hợp Tính, Hợp Tình với lý ý tượng Dịch. Bí
Phép Vô Tư là Thần phải trụ được ở lý tượng Dịch cái đã, rồi nó liền lập tức (Thần
Thông Tri linh hoạt) vụt lóe sáng vào cái lý lẽ của tính chất sự Động, rồi Thần Hoạt
Bác tiến sâu vào mọi cớ sự U Minh của sự Động gần, Động nhất, Động lạ, Động đột
xuất, Động chu kỳ, chánh Động, tức tiến về sự nhiệm nhặt chính lý càng nhiệm nhặt
thời sự lý sống động ấy càng Chính Lý tức Vô Tư, mà hóa ra là Thần Tri Hóa tài tình,
tuyệt diệu, biết đúng quá xá, bất chấp sự lý, bất chấp không gian, thời gian.

Triết lý Ăn Khớp, trước hết là cái Liền Biết quá đúng của Thánh trí. Kế đến, Triết lý Ăn
Khớp tức là Triết lý Âm Dương lý mà phép tắc của nó là: tương quan, tương hợp, tương
xứng và tương hợp lý. Cũng gọi là phép định kỳ, phép biết đúng mà không có thời gian
xen dự vào, tức phép biết đúng về sự tuần tự, trình tự hết sức tế vi mầu nhiệm của Thần
Thông Tri hóa đó vậy.

Ví dụ: ta có được Dịch tượng Thuần Ly. Trong giờ này ta lại bàn đến 1 con số X nào đó
và thắc mắc: chừng nào con số X này được và bị đài sổ xố ra đây?

Ta hiểu được cái lý lẽ của Thuần Ly là văn chương, văn vẻ, văn hóa, văn minh, nóng
sáng, quân nhân, … Kế đến, ta phải tìm xét cho thật rõ về Cơ động Tình Lý, tức phải
moi móc tìm cho ra được sống động nào đang gần gũi với ta nhất, mà nó lại phù hợp rõ
với lý tượng Thuần Ly nữa.

Ta mới nghĩ đến vấn đề là sắp tới ngày bầu cử, rồi nhân viên chính quyền sẽ phải đem
đến phát cho nhà ta 2 lá phiếu bầu cử. Mà 2 lá phiếu này có lẽ phải bị và được phát gấp,
để cho ta kịp đi bầu cử chứ. Lá phiếu thì rất hợp tượng Thuần Ly.

Hôm nay là tới ngày ta được phát phiếu bầu cử. Ta xét lại, mới hay biết rằng tượng
Thuần Ly có hào Bạch Hổ động thuộc kim vật động. Nó là bản chất của sự động ở tại
thời lúc ấy. Có nghĩa là: nếu cứ tưởng ngày ta được phát phiếu ấy là ngày mà đài sẽ xổ
ra con số X đó là sai lầm. Đành rằng, lá phiếu ứng với Thuần Ly, song tính chất của
Bạch Hổ trên lá phiếu ấy chưa động Bạch Hổ. Trên lá phiếu ấy là cái gì, cái chi đây?

Chuyện con số X với lá phiếu bầu cử mới chỉ là vấn đề tương quan, tương ứng mà thôi.
Phải đợi đến lúc bầu cử xong, trên lá phiếu mới được đóng con dấu đỏ chính quyền địa
phương, tức được xác nhận đã bầu cử xong vì con dấu này mới thực sự là tính chất

- 17 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
Bạch Hổ trên lá phiếu. Lúc Bạch Hổ của Thuần Ly rõ nét như vậy, ta gọi là tương hợp,
là Ăn khớp, là đúng lúc, là tương quan, tương ứng, tương hợp, đã đủ đã thật sự trọn vẹn.

Nó chính là Đạo Cực Tiên Quyết, Cực của Cực, nó giúp chúng ta xác quyết chắc chắn
được vấn đề định kỳ, xác định được một đơn vị Âm Dương sống động hóa thành trong
không gian, thời gian. Vậy, ta xác định ngay trong ngày mà con dấu đóng Bạch Hổ
động trên lá phiếu bầu thời số X nhất định phải sổ ra đó vậy. Quả vậy.

d- Vậy, ở hiện hữu, tức là lúc mà Thiên Diện đang động với một tính chất mà đã ăn khớp,
thời ở vị lai gần nhất đó ví như sáng đi bầu được đóng dấu thì vị lai là chiều hôm ấy đài
phải xổ ra con số X đó.

e- Số lý X được ta bàn đến và thắc mắc: chừng nào con số đó được đài xổ ra? thì ta hiểu:
chừng nào phát lá phiếu thời có tương quan, tưong ứng với Thuần Ly và lúc nào đó đi
bầu được đóng dấu đồng đỏ là lúc Bạch Hổ của Thuần Ly tương hợp, tức ăn khớp đúng
với câu chuyện và cả Dịch tượng. Lúc ấy nhất định con số X phải đi trong luật Cấu Tạo
Hóa Thành (Tạo Hóa an bài) trên đài xổ số (bất chấp sự gian lận hay không gian lận,
thời nó cũng phải bị và được hóa thành ý như vậy).

6. Thật lạ lùng thay đối với chúng dân, nhưng, với Dịch học sĩ thì mầu nhiệm thay ở phép
tương quan, tương ứng, tương xứng, tương hợp lý, tức sở học về biết đúng lúc, còn gọi là
Triết lý Ăn khớp.

Ta đã từng nghiệm Định Kỳ của Mai Hoa, Bốc Phệ, … (dịch của người Tàu) nhưng không
thấy hiệu nghiệm chính xác, ta mới khổ công bày ra Triết lý Ăn khớp, tức là bất đắc dĩ mới
phải phát minh ra Bí Phép Định Kỳ Tân Kỳ như vậy, gọi là để lưu lại dấu vết cho Văn
minh Rồng Tiên, cho nhân thế và hậu thế.

Khoa Tri Hóa Thần Toán Vô Cực Số Lý Học này được và bị chào đời với độ chính xác về
Thiên Cơ, Thời Cơ, Nhân Cơ hơn mọi khoa học khác mà nhân loại đã có.

Dịch Lý Sĩ Biên soạn


XUÂN PHONG CAO THANH

WUX

- 18 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
Bài số 9
MƯỜI TÁM ĐIỀU TÂM NIỆM VỀ
TẤT PHÁP LÝ ĐOÁN SỐ HỌC BIẾN THÔNG

1. Điều kiện tiên quyết: Đức Vô Tư


Âm Dương Trí Tri, Ý Vô Toàn Vô là Đức Thần Minh Thần Thức, gọi tắt là Đức Vô Tư.
Phải có sự hiện diện trực tiếp của Đức Vô Tư, Đức Vô Tư phải đang tề tựu ở trong con
người mình, thì lúc ấy sự lý của mình mới hết sức tế vi, nhiệm nhặt, chính chính. Rằng:
mình đã nhuần nhuyễn Triết Lý Ăn khớp mới vô tư. Do đó mình sẽ biết đúng chỗ, đúng lúc,
đúng mọi vô hữu vật, tức biết rất đúng về ý tứ của Thiên Địa Quỷ Thần. Không có Đức Vô
Tư trực ngự, thời không có vấn đề “Vén khăn che mặt Tạo Hóa cái chơi” được đâu.

2. Điều kiện về Linh Khiếu, Linh Cảm


Thiếu vắng Linh Khiếu, chứng tỏ không thường xuyên luyện tập, tập trung thần trí khi truy
lý. Ta không trau giồi thường xuyên Thần trí, thời Linh trí, Lanh trí thiếu vắng trong ta là
lẽ dĩ nhiên thôi. Linh động trí đã vắng thì làm gì có được Linh cảm trực ngự thường xuyên
ở trong ta đây?

a. Ở trong con người của ta, có thể được gọi là vô tư hay khá vô tư, đó là lúc bỗng
nhiên lòng mình có cảm giao, cảm xúc, rất muốn biết về một sự, vật, việc gì đó, bất
kể là muốn biết về dĩ vãng, hiện tại hay tương lai, bất kể muốn biết về 1 sự lý to nhỏ
nào, hoặc là lúc bỗng nhiên Trí Tri của mình chợt vụt lóe sáng rực lên, rồi bỗng
nhiên thấy liền biết được sự, vật, việc gì đó, … một cách rõ ràng hiển nhiên… Đó là
lúc mà Trí Tri, Ý hơi khác thường năng hoạt động, rất chịu hoạt động ở trong con
người rồi đó vậy. Là lúc mà Thần Trí cũng đã chịu về với con người rồi đó (mà bình
thường thời con người lúc nào cũng có trí thịt, lỗ tai thịt, mắt thịt để dùng xài tức lúc
rất kém vô tư).

b. Hoặc một cớ sự động tĩnh mà nó đủ và thừa sức kích động Thần giao cách cảm của
ta hoạt động. Tất cả những hiểu biết quá đúng và cực kỳ nhanh như Thần này, nếu
được và bị thường xuyên trau giồi, thì ở con người đó thông được Linh Khiếu sẵn
có trong con người đó (ai ai cũng có và cũng tập thông được cả). Đó là: Nhân linh
tính. Mà kết quả của nó ở trong phạm vi lý luận gọi là hiểu biết được do Linh cảm
của Nhân linh tính, biết đúng cực nhanh và cực kỳ chính xác.

c. Linh cảm là cớ sự hơi hơi đến hơi hơi khác thường của Trí Tri. Nó là điềm báo về
sự thu hoạch sắp có thắng lợi, sắp có điềm tốt hay sắp thất bại, sắp có điềm xấu,
theo đa số tình ý thông thường của người đời về quan điểm tốt xấu.

3. Phép cân đo, cân phân sự đúng lúc


Trong tận thâm sâu Manh Nha của sự lý, sự vật, sự việc, mà có lý chưa xong, chưa thu
nhập, chưa vừa ý, chưa xứng ý, còn do dự, còn hoài nghi, sự phát hiện của Trí Tri hơi
chậm, quá chậm, còn nhiều uẩn khúc, … Tỉ như hiện tượng chưa ăn xong, chưa nhận xong,
chưa nạp xong, chấp nhận miễn cưỡng, bị từ chối, bị cản trở, bị gãy đổ, bể nát, bị nạn, bị
kẹt xe, bị rối gút mắc, không được vui vẻ an lòng, có sự lo buồn, … đều là giúp cho ta cân
đo về sự sớm trễ, nhanh chậm của lý lẽ hoàn thành, là sự Triết Lý Ăn khớp. Cần phải được
lưu ý và xem xét rốt ráo lại về sự Vô Tư của những hiện tượng ấy.

- 19 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
Không có vấn đề tốt xấu, sớm trễ, nhanh chậm, lợi hại, tiến thoái, tụ tán, thu phóng theo cái
ý vọng động riêng tư, cái ý chấp nể cạn hẹp của mình mà được… Vì lợi hại, tốt xấu theo ý
riêng vọng động càn đại, thời sẽ sa vào ngõ mê tín dị đoan độc đoán, độc tài, … tức là xa
rời chân lý như nhiên.

4. Pháp bấm xài ngọn đèn thần


Người học Dịch chỉ có một ngọn đèn Thần duy nhất, là sự vận dụng cho được Thần Hoạt
Bác Biến Thông Thiên Địa Tất Yếu, thì phải buộc bấm ngọn đèn Thần lên mà soi rọi, nghĩa
là phải lo bám sát lý ý, nghĩa tượng Dịch, phải tập trung trụ thần ở Thiên Diện đang thời
sống động, rồi đem nó tiến sâu vào từng phạm vi Âm Dương để rõ ý lý từng câu, tưừg
nghĩa ý mà ta đang thắc mắc. Có vậy, ta mới thong thả trả lời được Chính Lý, đúng lúc,
chính xác, xác đáng và vô tư được.

5. Phép nói Dịch co giãn nặng nhẹ


Xét thấy, thường biết được hào sơ, hào một, có thường hay xuất hiện ra ở đầu cuộc hay
không? Hào lục, hào ngũ có thường xảy ra ở đuôi cuộc hay không? Kết cuộc không? Hào
sơ có thường gặp số lý nhỏ không? Có thường diễn tả cái lý nhẹ không? Hào ngũ, hào lục
có thường xa, nặng? có lớn không? Nhỏ to là nhỏ to của triết lý. Nhỏ to, nhẹ nặng, xa gần,
đầu đuôi, khởi dứt, … đều phải ở triết lý của nó mới được.

Ví dụ: một ông bác sĩ bao giờ cũng nhỏ hơn 2 anh đạp xích lô trong phạm vi số lượng con
người. Một ông bác sĩ phải quan trọng hơn 2 hoặc 5 – 10 anh xích lô trong phạm vi trị
bệnh; và 2 hay 3 anh bác sĩ cũng không quan trọng hơn một bác tài xế trong phạm vi giao
thông, … (triết lý Nhân Bản Vị học).

Ví dụ: Lôi Sơn Tiểu Quá là quá nhỏ, thời hào ngũ mới thật là nhỏ. Còn Sơn Thiên Đại Súc
mà hào sơ thì vẫn chứa ít thôi.

Vậy, nhỏ to, nặng nhẹ, xa gần, … đều buộc phải theo cái lý ý tượng Dịch. Học giả chớ nên
hiểu nhỏ to theo khái niệm của riêng mình mà phải trong phạm vi Âm Dương có so sánh
(vấn đề được lý Chí Lý). Có vậy, mới đủ lý lẽ về phép cấu tạo co giãn nhẹ nặng của muôn
sự, vật, việc một cách chính lý.

6. Phép biến thông Thiên Địa tất yếu


Phép này tùy thuộc vào tài năng của nhà học Dịch. Ví như gặp Quải hay nghĩ đến kết cuộc,
gặp Kiển hay nghĩ đến khởi đầu, gặp Tiệm hay nghĩ đến sự chậm, gặp Quan hay nghĩ đến
sự banh trải, trôi qua,… Nó là phép tắc để thuộc khoa Siêu Việt Học, nó đeo đẳng suốt đời
người học Dịch. Đạo biến thông Thiên Địa là phép tắc của mọi phép tắc mà người học
Dịch phải tuyệt đối, phải triệt để tuân thủ. Phép này chỉ dành riêng cho những người có
tinh thần Đại Học, Bác Học uyên thâm, tức dành cho những người có tinh thần Đại Hùng,
Đại Lực, Đại Từ Bi mới thực hiện được, thực hiện nỗi. Nghĩa là mỗi lúc suy tư, để thẩm
định cho được vấn đề nào, vấn đề gì, cũng đều phải theo sát Lý ý nghĩa tượng Dịch mà
biến thông (Hoạt Bác Biến Thông).

7. Phép tỉnh trí tức phép trụ thần


Tức là phép dẫn dụ đưa Trí Tri, Ý về một ý. Tức là Trí Tri, Ý không được mênh mang tản
mác, mà chỉ phải tập trung về một Âm Dương lý mà thôi.

- 20 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
Ví dụ: đọc nhẩm Tiểu Quá: Bất Túc, rồi đưa Trí Tri, Ý về cho được cái lý lẽ Bất Túc ở Trời
Đời Người, sự, vật, việc, thậm chí cái lý Bất Túc ấy phải được thấy thật rõ ở vị trí và về tới
siêu hình, vô thanh, vô sắc,… đến khi mà thấy rõ được cái lý Tiểu Quá trực ngự trị, chi
phối mọi phạm vi Tình Lý, lúc ấy hiểu thấu rõ được Dịch là tất cả, đó là trong giai đoan tập
trung Thần trí.

8. Phép tịnh dưỡng Trí Tri, Ý


Lúc mờ trí là lúc mà trí mệt mỏi, lúc bối rối là lúc trí năng biến động lung tung rối loạn, tức
là hết khả năng thẩm định. Lúc ấy chỉ có 1 cách duy nhất là ta nên nghỉ ngơi tịnh dưỡng Trí
Tri, Ý, rồi chờ đến lúc mà nó vụt lóe sáng lên trở lại. Đó là lúc Trí Tri đã khôi phục lại
phong độ của nó, cũng là lúc mà Đức Thần Minh Thần Thức vô tư đã trở về. Nó chính là
đúng lúc mà ta dám phán đoán, thẩm định, mà ta không hề hoài nghi do dự gì nữa.

9. Kỹ thuật Biến Thông


Dồi mài Đạo Biến Thông thì phải: năng biến thông ra 1 câu sao cho có ý nghĩa, ý nghĩa của
nó thật rõ ràng, khó nhầm lẫn, và ít nữa là từ Biến tượng qua Chánh tượng, để mà nhận
thức được thật rõ giai đoạn sống động biến hóa trong Vũ Trụ Vô Hữu, trong từng phạm vi
và từng thời lúc (xin xem lại bài: Giá trị Siêu Tuyệt của phạm vi Tình Lý, trong quyển Văn
Minh Dịch Lý Việt Nam II).

10. Phải tập tìm biết xuất xứ, nguồn gốc của sự, vật, việc
Ví dụ: gặp Hỏa Trạch Khuể, ta biến thông hỗ trợ, trái lìa, tách ra,… Giờ khui hụi, thăm
khui từ dưới đáy lon, được và bị bàn tay chủ hụi hỗ trợ lực (Khuể) bốc trái lìa (Khuể) ra
khỏi lon một lá thăm, và đọc lên 3.200 đồng. Và ba ngàn hai được hốt (hóa thành) tức
được hỗ trợ (Khuể) tiền bạc. Thần cơ tiên thiên số của Hỏa là 3, của Trạch là 2 rất hợp ứng
với thăm kêu 32. Xuất xứ con 32 này chỉ biết được khi nó trái lìa (Khuể) khỏi lon thăm.
Vậy đài Thành Phố xổ số 32, chứ không phải ở đài Đồng Tháp được.

Biết đúng phương hướng chính xác cũng do biết được căn gốc xuất xứ Hóa Thành ra số lý
đó, và căn gốc xuất xứ là phải do ý tượng Dịch mà biết đó là phép Định Phương Vị.

11. Chánh tượng là Chánh Lý


Dịch sĩ khi mệt trí, rối trí, do dự, nguyên tắc là phải tịnh dưỡng trí. Tuy vậy, gặp lúc cấp
bách quá, thời có 1 phép là tập trung Thần trí vào một chính tượng mà thôi, cũng đủ sức trả
lời. Ví dụ: ta hoang mang giữa con số 01 hay 10 mà Chánh tượng là Trung Phu (Trung Phu
2 hào âm ở trong), mà Âm Dương lý được lý zero, nên 0 phải ở bên trong số 1, tức xác
định 01 chớ không phải 10. Hoặc gặp Chánh tượng là Tiết, là bờ mốc, vậy số 1 làm bờ
ngăn (Tiết) đứng trước, tức 10 chứ không phải 01.

12. Đừng trọn tin ở Chánh tượng, nếu quá hoang mang
Dùng Chánh tượng trả lời xong, tự nhiên vẫn còn hoang mang do dự, lúc ấy, đặc biệt hãy
khoan trọn tin ở Chánh tượng trả lời. Ta phải rà xét kỹ trở lại sự lý, lý giải đã có thỏa đáng
tột đỉnh điều thắc mắc chưa? Nếu chưa, ta vẫn dùng phép Vo Tròn Chánh Biến (xem lại
Văn Minh Dịch Lý Việt Nam II, bài “Phép tắc Vo Tròn Chánh Biến thành một ý nhiệm
nhặt”). Ví dụ: có người nói đúng 7 giờ (Ký Tế) mà còn kém 15 phút (Truân), tức 715 chứ
không phải 07.

- 21 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
13. Phép dụng Cơ động Tình Lý
Phép này đã nói rất đầy đủ trong quyển II. Ở đây chỉ nhắc lại: Cơ động Tình Lý giúp ta tiên
tri đúng 100%. Đơn tượng động tương quan, tương ứng, tương xứng và tương hợp lý xong
rồi thì việc tiên tri sẽ tuyệt vời hoàn hảo.

14. Càng thâm sâu, càng nhiệm nhặt, thời càng tiến nhanh về Chánh Lý
Dịch sĩ là người thường xuyên thấy được sự mầu nhiệm của Tạo Hóa, lắng nghe được
Thiên ý dễ dàng vì họ chuyên đi vào thâm sâu nhiệm nhặt vi ti (xem lại Phân khoa Chiết
Tính Tình Ý hay Truy Nguyên Lý Học).

15. Tính chất - bản chất của sự Động Tĩnh


Đó là điều kiện Tiên Quyết giúp cho ta phân biệt trắng đen, ranh giới, hỗn mang của mọi
sự việc, ta mới khám phá ra rằng: Trí Tri, Ý hoạt động khủng khiếp, được như thế nào là do
nó thuộc tính chất, bản chất siêu Linh Lực Đằng Xà. Ta khám phá ra: Trí Tri, Ý là Linh
Lực Đằng Xà. Với vật thể Đằng Xà được biểu trưng là lửa, là lằn chớp, là sấm sét, chớp xẹt,
là nhanh như Thần, là gấp rút chậm lẹ, mau lẹ. Vậy Đằng Xà động là báo hiệu chuyện sẽ
gấp rút Hóa Thành, vội vàng Hóa Thành nhanh chóng xuất hiện.

Ta khám phá được tính chất Đằng Xà, nó bao trùm mọi động tĩnh, vì Đằng Xà là căn gốc
cho động tĩnh chất sống. Đằng Xà bao trùm mọi độ Cực biến, tức Hóa Thành. Do đó, nó rõ
ràng bao trùm mọi tính chất khác, bản chất khác như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Gặp
Đằng Xà đúng lý mà chưa thấy xuất hiện gấp rút tại vì chưa chỉnh lý đó thôi.

Ngược lại, Câu Trần là bản chất của Nọa Tính, ù lì, sự quán tính, sự trì trệ. Nhưng, tới
chính lý thời cũng là tới lúc mà Thời của Câu Trần Hóa Thành, cho nên chẳng trễ lắm đó
vậy. Gặp Câu Trần mà lại lý giải lệch lạc thì trễ lắm mới xuất hiện được đó vậy.

16. Thần trí liền thấy biết


Là Trời muốn cho biết đúng lúc
Rất cần có xảy ra như vậy, để biết là đúng lúc tới rất gần rồi, không thể chần chờ được nữa,
phải lo chớp lấy thời cơ, nếu không thì thời cơ vuột khỏi tầm tay.

17. Tránh vọng động


Người học Dịch cố tránh vọng động bằng cách tự giảm chế Danh, Lợi, Tình, dằn nén dục
vọng nổi lên trong lòng. Tránh né ý tưởng ảo giác, vì kém vô tư thì lắm hối tiếc, ta khuyên
vậy thôi chớ không hề cấm đoán sống sung sướng trong ảo mộng (vì cấm không phải Đạo).

18. Thói quen tốt trong việc thẩm định


Phải biết án chừng khoảng biến chuyển trong không gian, thời gian bao nhiêu, bao lâu, độ
chừng theo dõi sát giai đoạn diễn biến.
Phải xét đã chỉnh lý chưa, đã chính xác chưa.
Phải có kỹ thuật kiểm soát lại mọi lý giải đã sai lầm
Động tĩnh này đi về đâu, từ đâu đến, để làm gì, đã đúng lý Độ số?
Nhiên sinh hóa thành chưa?

- 22 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
TÓM LẠI

Áp dụng được 18 Bí Pháp này sẽ trở thành nhà Tiên tri xứng danh. Một cớ sự hơi khác lạ,
mà làm mình vui lây là báo hiệu Tiên tri rất dễ đúng.

Dịch Lý Sĩ Biên soạn


XUÂN PHONG CAO THANH

WUX

- 23 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
KIỀN DĨ DỊ TRI
KHÔN DĨ GIẢN NĂNG

1. Tiền nhân có câu: Kiền dĩ dị tri, Khôn dĩ giản năng, nghĩa là: Đức của Kiền nó thể
hiện cái Tánh để thấy biết sáng tỏ, hiển hiện, công khai, cụ thể, trực tiếp, rõ ràng; còn
Đức của Khôn nó thể hiện cái Tánh giản đơn, ôn hòa, nhu thuận, mềm mỏng và cũng
dễ hiểu… Đó là Đức Tánh Tình Ý của Vũ Trụ Vô Hữu, của Thiên Địa Quỷ Thần

2. Hễ người nào không muốn an nhàn, tức muốn làm nên việc cả trong thiên hạ, thời hãy
noi gương, bắt chước cho được cái Đức Tánh Tình Ý của Thiên Địa Quỷ Thần.

• Giản dị - dễ biết
• Dễ hiểu – sáng tỏ
• Nhu thuận, dễ theo - hiển nhiên, tự nhiên

Nhưng tất cả đều phải thật đúng lúc, tức phải Ăn khớp, nếu không vẫn phải chờ thời.
Có như vậy thì mới có cơ hội để cho thiên hạ sẽ về với mình, cũng tựa như muôn loài
vạn hữu đều phải quy về Vũ Trụ luật, làm nô lệ như điên cho Biến Hóa Luật đó vậy.

3. Hễ càng sáng tỏ, tất nhiên, càng có nhiều người để đồng ý, hễ càng dễ hiểu biết thì
càng có nhiều người bắt chước theo được. Giản đơn, ngay thẳng, không ngoắt ngoéo
quanh co thì rất dễ dàng tìm được nhiều người đồng tâm hiệp lực. Đa số nhân loại
nặng về Uy danh, nghiêng về Quyền lợi, thích danh vọng tiền tài, tình nghĩa nói vắn
tắt là: DANH - LỢI – TÌNH.

4. Do vậy, hễ ta mở cửa ra được 1 con đường nào gồm có cả: Danh, Lợi, Tình có thể gọi
nó là: xa lộ hấp dẫn giản đơn, giản dị, dễ biết, dễ bắt chước theo mà làm. Lẽ tất nhiên,
thiên hạ sẽ nô nức đổ xô về con đường hấp dẫn đó, ngõ hầu hưởng thụ được trọn vẹn
cái tứ khoái, khoái lạc của Đạo Đời. Mà cũng cần có đa số người Đời Đạo chuyên lo
hưởng thụ tứ khoái thì kẻ sĩ mới có dịp hành hiệp giang hồ được. Bằng không như vậy
thì kẻ sĩ cũng thất nghiệp luôn… Không có đa số người ngu thì không có công việc
lớn, việc cả tất kẻ sĩ thất nghiệp, không có kẻ sĩ hành hiệp được. Không có đa số người
ngu ùn ùn say đắm đi trong đêm, thời kẻ sĩ không có dịp gì để thuận thiên hành đạo.
Do đó, Vũ Trụ Đạo Kỷ Nguyên Liên Hành Tinh nói:

ĐẠO KHÔNG ĐỜI thì ĐẤT TRỜI KHÔNG CÓ!


ĐỜI KHÔNG ĐẠO thì TRỜI ĐẤT ĐI VÊ ĐÂU?

Nghĩa là: không có Lý Biến Hóa (Đạo Vô Cực) không hóa thành ra Vô Hữu Vật (hóa
thành Đời), sống động linh động thì làm gì có Trời Đất. Đất Trời không thoát thai từ
Đạo Vô Cực (Đạo) thì Đất Trời từ đâu chui ra? Và đi về đâu?

Mãi về sau, Đạo Cực vô trổ sinh bông trái trên hiện thân loài người, cũng dùng một
Âm Dương lý lẽ như vậy mà thôi. Do đó, để làm được công việc lớn, cả, cho thiên hạ
thời phải nhớ:

- Kẻ sĩ là kẻ phải làm tôi mọi cho thiên hạ

- 24 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý
- Khiến xui được thiên hạ thời phải hợp tình, hợp lý và phải ở trong nguyên tắc giản
dị, cụ thể, rõ ràng, … Đa số thiên hạ không phải là người lo lý luận, nghiên cứu gì
cả. Thiên hạ chỉ ùn ùn chạy theo, chạy về với mọi cái lạ tai, lạ mắt, kích thích, hứa
hẹn, hấp dẫn tứ khoái.

Bởi lẽ đó, chúng ta buộc phải thật thấp khoa Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý Toán
Học Biến Thông (hay là khoa Tri Hóa Thần Toán Vô Cực Số Lý). Cái khó là hạ thấp,
đại chúng hóa cho đa số người đời để theo học được, để hiểu được mà vẫn không mất
lý, lạc lý, mờ lý.

Đó là lý do quyển Văn Minh Dịch Lý Việt Nam tập III này ra đời. Nó là Văn Minh
Dịch Lý Việt Nam được và bị đại chúng hóa Thiên cơ, Thời cơ, Nhân cơ, tĩnh động
vật cơ và Thần cơ số lý.

5. Xét thấy hiện nay, chúng nhân thiên hạ đang lặn hụp và ùn ùn chạy theo Văn Minh Số
Lý cân, đo, lường, đếm và Văn Minh cơ khí giết người cũng để mong cho nhanh đạt
được Danh, Lợi, Tình mà thôi. Tiếc thay! đường trường của Văn Minh cơ khí đã gặp
sự phản chủ, cân đo lường đếm thay cho nhân tình nghĩa, khiến cho Danh, Lợi, Tình,
tứ khoái chẳng đạt được bao nhiêu, mà cảnh tự sát tập thể cứ lãng vãng bao quanh!
Thiên hạ Đông, Tây, Nam, Bắc đều vỡ mộng, thất vọng, đã hiểu rõ cây gậy nguyên tử
khinh khí không thể là bảo kiếm hạnh phúc của loài người. Nói rõ hơn, một thiểu số
người đang nắm quyền lực của Văn Minh cơ khí giết người chẳng làm được trò trống
gì cho cuộc tiến hóa của loài người cả. Tại sao vậy? Tại vì công cuộc tiến thoái hóa
của loài người là do Trí Tri, Ý của họ, cũng như cơ khí là con đẻ của Trí Tri, Ý mà
thôi… Chính Trí Tri, Ý đòi Hòa Bình và chính Trí Tri, Ý dùng vũ lực. Vậy là bế tắc
hiển nhiên thôi. Mà hễ bế tắc, thời giả dối, giả nhân, giả nghĩa xuất hiện ngày lớn lên,
tức là Thời của bóng tối Trí Tri trưởng lên và ánh sáng Trí Tri ẩn tàng. Thời của thủ
tiêu hiền tài. Thời của con người sợ sự thật phủ phàng!

6. Kỷ Nguyên Trí Tri, Ý nói: Nay, là đến lúc thời đại Phục Pháp, mà loài người sẽ được
và bị hưởng nhiều lạ lùng mầu nhiệm của hai nền Văn Minh Á Âu hỗn hợp, của thời
Hòa Cựu Hợp Tân, Hòa mỹ giữa hai nền Văn Minh Vật Chất Tinh Thần và Tinh Thần
Vật Chất. Bởi vì Dịch Lý Tân Kỳ do dân tộc Việt Nam phát minh kỳ này là khoa học
tổng tập của nhân thế. Nhân loại sẽ được và bị hiểu rõ và sáng tỏ về Van Vật qui Nhất
Lý. Nhân loại dùng xài được nhịp cầu nối liền giữa Huyền vi và Hiển hiện đang nằm
gọn trong quyển sách này. Quyển sách này giúp cho mọi người khó tánh đa nghi, hoài
nghi chủ nghĩa tới đâu cũng mặc, họ sẽ thấy trực tiếp vấn đề Siêu Nhiên, Siêu Hiển
Hiển Siêu, vấn đề bắt gặp Thần Thông Tri, Thần Tri Hóa cùng Thần Hoạt Bác Biến
Thông, được bắt gặp thường xuyên trong nhiều bài mẫu thực chứng ở trong quyển này.

7. Kết luận
Thời Phục Pháp đã đến, thời Mạc Pháp của loài người đang trên đà cáo chung. Cần
câu Đạo lý khoa học và khoa học Đạo lý được và bị nền Văn Minh Dịch Lý Việt Nam
lấy lại cho sự quân bình, tạo sức sống mới.

Thế là người Việt Nam đã hết sức mình tạo nên, tạo thành ra ‘xa lộ An Hòa Duyệt
Lạc’ cho người Việt Nam trước tiên (hợp tình), kế đến cho toàn thể loài người và hậu
thế (hợp lý). Chúng ta chỉ còn một điều: ‘cẩn tắc vô ưu’ nghĩa là hễ hành đạo trường
tồn phải:

- 25 -
Âm Dương Lý Số - Dương Âm Số Lý

- Lúc nào cũng phải hết sức cẩn trọng, lắng nghe cho thấu triệt Thiên ý, Thời lệnh,
xét kỹ thầm kín của nhu cầu thiên hạ sự. Phải làm như vậy, thời thiên hạ mới được
hưởng sinh khí của Kỷ Nguyên mới Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý.

- Nói khác đi, lúc nào cũng phải là con người của Đức Thần Minh Vô Tư (chí công).

Quyển này cố gắng giúp bạn trở thành nhà Tiên Tri Vô Tư, giúp bạn biết đúng, biết rõ về
Thời cơ, Thiên cơ, Nhân vật, Tĩnh Động Vật cơ. Trải qua không biết bao nhiêu bài mẫu
Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý học tuyệt đối và mãi mãi (Biến hóa luật).

Dịch Lý Sĩ Biên soạn


XUÂN PHONG CAO THANH
Cẩn bút

WUX

- 26 -

You might also like